Điều kiện tự nhiên tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Cá

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 29 - 31)

3.1 Điều kiện tự nhiên - tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Cái Nước Nước

3.1.1 Vị trí địa lý

Nếu nhìn vào bản đồ hành chính thì huyện Cái Nước nằm ở vùng nội địa

trung tâm phía Nam của tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 30 km. Vị trí địa lý của huyện từ 8,50 - 9,10 độ vĩ Bắc và từ 104,56 - 105,10 độ kinh Đông;

phía Bắc giáp thành phố Cà Mau; phía Nam giáp huyện Năm Căn; phía Tây

giáp huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời; phía Đông giáp huyện Đầm Dơi.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

Với diện tích 396,17 km². Dân số 149.928 người (2008). Cái Nước là một huyện của tỉnh Cà Mau: có vườn chim Chà Là, đầm Thị Tường nổi tiếng.

Cũng giống như các địa phương khác trên bán đảo Cà Mau, địa hình của

huyện là vùng đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằn chịt, có lợi thế về tiềm năng đất đai, nguồn lao động dồi dào, do đó huyện chủ yếu phát triển cơ cấu

kinh tế là nông - ngư nghiệp, dịch vụ - thương mại, tiểu thủ công nghiệp gắn

với phát triển sản xuất đa canh và du lịch sinh thái.

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

- Kinh tế huyện Cái Nước

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, GDP đầu người đạt

18 triệu đồng. Cái Nước là địa bàn trọng điểm nằm ở khu vực trung tâm của

tỉnh Cà Mau, là vùng kinh tế nội địa trọng điểm ở cửa ngõ Nam Cà Mau, phần

lớn người dân trong huyện sống bằng nghề trồng lúa nước. Từ năm 2000 trở đi

do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản như:

42.626 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng thu hoạch đạt 21.500

tấn. Do nằm sâu trong nội đồng nên nông dân còn kết hợp trồng lúa trên đất nuôi tôm (mùa mưa nước lợ thì trồng lúa) với diện tích 3.000 ha, năng suất lúa

bình quân 3 tấn/ha, huyện còn nuôi tôm công nghiệp kết hợp nuôi tôm quảng

canh cải tiến, nuôi sò huyết, nuôi ếch, trồng bồn bồn, hoa màu…

Những năm qua mô hình sản xuất theo hướng đa cây đa con bền vững đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho huyện Cái Nước, đặc biệt là mô hình nuôi cá chình kết hợp với cá bống tượng, các loại cá có giá trị kinh tế khác

cũng đang được nhân rộng ra trên địa bàn huyện, trong tổng số gần 150 ha mặt nước nuôi cá ao hồ thì trong đó 2/3 diện tích là nuôi cá chình kết hợp với cá

bống tượng. Từ khi áp dụng mô hình này, đời sống của bà con ở một số xã phát triển rất nhanh, cải thiện đáng kể mức sống của từng hộ gia đình, diện

mạo nông thôn đã thay đổi nhanh chóng.

Những tháng đầu năm nay do thời tiết thay đổi thất thường, đã làm cho tôm chết hàng loạt gây khó khăn cho người dân và ảnh hưởng lớn đến kinh tế

huyện.

- Xã hội huyện Cái Nước

Cái Nước là một trong những huyện nằm trên trục quốc lộ 1A đoạn Cà Mau - Ngọc Hiển, huyện Cái Nước có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm

thị trấn Cái Nước và các xã: Lương Thế Trân, Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng

Mỹ, Tân Hưng, Hòa Mỹ, Tân Hưng Đông, Đông Thới, Đông Hưng và Trần

Thới, có các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống; mật độ dân số trung

bình 360 người/km2 .

Hiện nay toàn huyện đã triển khai thực hiện được 70.785m lộ đất đen, đưa vào sử dụng 45 công trình, trên 536 km lộ bê tông và 737 cầu giao thông nông thôn. Đường ô tô đã về đến trung tâm 11/11 xã, thị trấn. Len lõi vào tận

những ngõ đường xóm, ấp là những con đường giao thông nông thôn thẳng

tắp, nhiều nơi nhân dân có điều kiện họ tự bỏ tiền ra làm lộ, điều này khẳng định kinh tế người dân tại những nơi này đã thật sự phát triển, họ tự làm chủ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 29 - 31)