nhỏ đan xen với nhau, đặc biệt là tuyến sông Bảy Háp nối với kênh xáng Hòa Trung và kênh xáng Đội Cường, được xem là hệ thống huyết mạch vận
chuyển hàng hóa bằng đường thủy.
Huyện có 6 bưu điện văn hoá xã; 8/11 xã, thị trấn được kết nối internet;
11/11 xã, thị trấn có thư báo về trong ngày. Nhìn chung mạng lưới bưu chính
viễn thông đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc; 11/11 xã, thị trấn đều có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện đạt trên 80%.
Các xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ phục vụ, trong đó có 7 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hiện huyện có 1 bệnh viện đang được đầu tư xây dựng mở rộng, nhằm phục vụ tốt hơn việc bệnh nhân quá tải.
3.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở ĐBSCL và huyện Cái Nước Nước
3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Được thành lập vào năm 1988 từ ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hiện
nay NHNo&PTNT được xem như một bộ phận của ngân hàng nhà nước Việt
Nam với nhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ ở khu
vực nông thôn. Với một mạng lưới rộng khắp cả nước với số lượng lớn các chi
nhánh nằm rải rác ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, ngân hàng đã trở thành một trong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất ở Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp hiện có khoảng hơn 2300 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên cả nước (năm 2009).
Ở ĐBSCL, NHNo&PTNT cũng có một mạng lưới rộng ở khắp các huyện
của các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy NHNo&PTNT có một vai trò quan trọng trong
việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và gia đình nông thôn ở ĐBSCL để
cải thiện mức sống cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo.
Hiện nay, chi nhánh NHNo& PTNT tỉnh Cà Mau có 7 chi nhánh gồm: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Thới Bình, tỉnh Cà Mau và thành phố Cà Mau.
Ở huyện Cái Nước có một chi nhánh NHNo&PTNT. Hoạt động chính là
huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung mở rộng
cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn địa bàn trong huyện. Khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, đây là đối tượng có nhu cầu vốn không
lớn nhưng thường xuyên và vô hạn. Thị phần của NHNo&PTNT huyện Cái Nước chiếm 44,57% theo kết quả điều tra.
3.2.2 Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thiết lập vào 1995 như một
cộng sự của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tên
ban đầu của nó là Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo. Mục tiêu chính của
ngân hàng này là góp phần vào công tác xóa đói nghèo nàn ở Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, ngân hàng chủ yếu cung cấp tín dụng và những khoản tiền
vay với lãi suất thấp cho nông dân nghèo, những người không đủ điều kiện
cho những khoản vay thương mại vì thiếu tài sản thế chấp.
Việc xác định những hộ gia đình nghèo thì vô cùng khó cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy, việc tiếp xúc với những chính quyền địa phương đặc biệt
cần thiết để ngân hàng có thể biết chính xác những hộ thực sự nghèo để cho
vay. Các ủy ban nhân dân địa phương thường giúp đỡ Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo trong việc xác định những hộ nghèo. Ngoài ra, ngân hàng còn được giúp đỡ bởi những tổ chức như hội Phụ nữ và Hiệp hội nông dân để
quản lý tiền vay. Để được vay vốn từ Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo, những người đi vay được yêu cầu gom lại thành những nhóm vay nợ. Những
tổ chức nêu trên bảo đảm thế chấp và giúp bảo đảm trả lại tiền thay mặt cho
những hộ gia đình nghèo (theo Putzeys, 2002). Vào năm 2003, Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo đã được đổi tên thành ngân hàng chính sách xã hội
Việt Nam và còn được quản lý bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam. Hầu hết khách hàng của ngân hàng chính sách xã hội Việt
Nam là những hộ gia đình nghèo mà có hay không có bằng khoán đỏ quyền sử
Ở huyện Cái Nước hiện nay có một phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập theo QĐ 566/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003. Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam là cho vay theo diện ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thị phần của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chiếm 55,43% theo kết
quả điều tra.
3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
Hầu hết các Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn hiện tại hoạt động như là một dạng của Hợp tác xã tín dụng nông thôn ở vùng nông thôn. Năm
2007, chỉ còn có một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn gồm khoảng 50 đến 60 cổ đông, trongđó
một vài người là cổ đông lớn, tất cả các cổ đông đều là người dân địa phương
có quen biết với nhau và thường họ là những người giàu có, sung túc.
Phần lớn quỹ hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn là lấy trực tiếp tư Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 50 –
80%. Lượng cho vay của ngân hàng cũng có nhiều hạn chế với những người
nghèo, chỉ một phần nhỏ những hộ nông nghèo được vay ở Ngân hàng thương
mại Cổ phần nông thôn. Phát vay của Ngân hàng chủ yếu thông qua Hội phụ
nữ, Hội tổ chức vay theo nhóm và đi vay ở ngân hàng. Ngân hàng thương mại
Cổ phần nông thôn rất thận trọng trong cho vay những người nghèo, vì thế mà khả năng mở rộng cho vay đến những hộ nông dân ở ngân hàng này là rất
thấp.
3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân là một phần của thị trường tín dụng nông thôn.
Sau sự sụp đổ của những hợp tác xã tín dụng nông thôn trong cuối những năm
1980, hệ thống này được tổ chức lại bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau này, nó được phát triển vào trong một mạng lưới của Quỹ tín dụng nhân dân
(Trần Thơ Đạt, 1998). Sự hoạt động của thể chế này được tổ chức hợp lý và được đơn giản hóa để đáp ứng nhu cầu của những hộ gia đình nông thôn. Quỹ
có thủ tục tiền vay một cách tương đối nhanh. Bởi vậy, nó có thể được xem như là một đối thủ cạnh tranh của những tổ chức tài chính khác trong thị trường nông thôn. Sự phát triển của loại tín dụng này ở ĐBSCL của Việt Nam được dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa những thành viên trong quỹ.
3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc
biệt
Những ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam gồm có Ngân hàng Công
thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Xuất
Nhập Khẩu,Ngân hàng thương mại Á Châu, Ngân hàng phát triển Nhà, Ngân
hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông,... Mặc dù những ngân hàng này thường được đặt ở những khu đô thị nhưng do mạng lưới hoạt động đa dạng nên vùng nông thôn vẫn được coi là một thị trường
tiềm năng để cung cấp tín dụng. Chính vì vậy, những ngân hàng này có một
vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng để bù đắp lại sự thiếu hụt vốn
của những hộ gia đình ở nông thôn. Ở ĐBSCL, những ngân hàng thương mại
hầu như có mặt ở khắp các tỉnh và vì vậy những hộ gia đình có một cơ hội tốt để nhận được trợ giúp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo. Những ngân hàng này đã cung cấp một phần nhỏ lượng tín dụng nông thôn cho những hộ gia đình.
Những chương trình tín dụng được hỗ trợ bởi chính phủ và các tổ chức
phi chính phủ đã được coi là yếu tố cần thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tất cả các chương trình tín dụng được xem như những phương
tiện để đẩy mạnh những hoạt động như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và y tế. Trong đa số các chương trình, tín dụng được cung
cấp với lãi suất ưu đãi tới những nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, những chương trình chính phủ và phi chính phủ gồm có “Chương trình tạo công ăn
việc làm”, “Chương trình trồng rừng năm triệu hecta”, “Chương trình xóa đói
giảm nghèo số 135”. Mục đích tất cả các chương trình này cung cấp khoản tín
dụng để cải tạo môi trường, cải thiện mức sống của hộ gia đình cũng như
thôn được coi là như một phần trong những mục tiêu của các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hay những
khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn.