Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở ĐBSCL và huyện

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 31)

nhỏ đan xen với nhau, đặc biệt là tuyến sông Bảy Háp nối với kênh xáng Hòa Trung và kênh xáng Đội Cường, được xem là hệ thống huyết mạch vận

chuyển hàng hóa bằng đường thủy.

Huyện có 6 bưu điện văn hoá xã; 8/11 xã, thị trấn được kết nối internet;

11/11 xã, thị trấn có thư báo về trong ngày. Nhìn chung mạng lưới bưu chính

viễn thông đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc; 11/11 xã, thị trấn đều có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện đạt trên 80%.

Các xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ phục vụ, trong đó có 7 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hiện huyện có 1 bệnh viện đang được đầu tư xây dựng mở rộng, nhằm phục vụ tốt hơn việc bệnh nhân quá tải.

3.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở ĐBSCL và huyện Cái Nước Nước

3.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở ĐBSCL và huyện Cái Nước Nước

Nam với nhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ ở khu

vực nông thôn. Với một mạng lưới rộng khắp cả nước với số lượng lớn các chi

nhánh nằm rải rác ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, ngân hàng đã trở thành một trong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất ở Việt Nam.

Ngân hàng nông nghiệp hiện có khoảng hơn 2300 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên cả nước (năm 2009).

Ở ĐBSCL, NHNo&PTNT cũng có một mạng lưới rộng ở khắp các huyện

của các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy NHNo&PTNT có một vai trò quan trọng trong

việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và gia đình nông thôn ở ĐBSCL để

cải thiện mức sống cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo.

Hiện nay, chi nhánh NHNo& PTNT tỉnh Cà Mau có 7 chi nhánh gồm: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Thới Bình, tỉnh Cà Mau và thành phố Cà Mau.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 31)