BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên người nhận xét: BÙI THỊ KIM THANH Học vị: Thạc Sĩ Chuyên ngành: Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn Cơ quan công tác: Bộ mô
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tháng 8 – 2013
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BÙI THỊ KIM THANH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THANH BÌNH MSSV: 4104015
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tháng 8 – 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức vô cùng quý giá cho em trong suốt thời gian qua để giúp em có
đủ hành trang để vững bước trong con đường học tập và làm việc sau này
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Kim Thanh đã
tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp
Em cũng xin cảm ơn đến ban lãnh đạo, anh, chị trong Cục Thống Kê, Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thành phố Cần Thơ nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho luận văn này
Em xin kính chúc quý thầy, cô luôn có sức khỏe dồi dào, gặt hái nhiều thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cũng như anh, chị trong Cục Thống Kê, Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thành phố Cần Thơ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp thành phố ngày một phát triển đi lên
về mọi mặt
Và em cũng xin chúc tất cả bạn bè, người thân có nhiều sức khỏe, có kết quả tốt trong quá trình học tập và làm việc của mình
Cần Thơ, Ngày 6 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Thanh Bình
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Các số liệu thứ cấp thu thập tại Cục Thống Kê, Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội thành phố Cần Thơ là trung thực và trình bày theo những gì
đã nêu trong “Niên giám thống kê năm 2012” Tuy nhiên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 không thể tiếp cận do đó không thể đảm bảo tính đầy đủ về mặt số liệu 6 tháng đầu năm 2013 của đề tài
Ngày 6 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Thanh Bình
Trang 5BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: BÙI THỊ KIM THANH
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
Tên sinh viên: NGUYỄN THANH BÌNH MSSV: 4104015
Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ
Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Hình thức trình bày
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
Trang 6
5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên
Bùi Thị Kim Thanh
Trang 7BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên
Trang 8MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi về thời gian 2
1.4.2 Phạm vi về không gian 3
1.4.3 Phạm vi về nội dung 3
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Một số khái niệm về lao động 4
2.1.2 Phương pháp tính 6
2.1.3 Một số khái niệm liên quan 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 12
3.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ 12
3.1.1 Vị trí địa lý 12
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 12
3.1.3 Lịch sử 13
3.1.4 Đơn vị hành chính 13
3.2 Tình hình dân số 13
3.2.1 Mật độ dân số 13
3.2.2 Cơ cấu dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 15
3.2.3 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 18
3.3 Tình hình kinh tế 19
3.3.1 Giá trị sản xuất 19
3.3.2 Giá trị xuất nhập khẩu 21
3.3.3 Tổng sản phẩm trên địa bàn 26
3.3.4 Đầu tư 29
3.3.5 Cơ sở hạ tầng 33
3.4 Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội 33
3.4.1 Giáo dục 33
3.4.2 Y tế 36
3.4.3 Văn hóa – xã hội 37
Trang 9Chương 4: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO TẠI THÀNH
PHỐ CẦN THƠ 38
4.1 Quy mô nguồn lao động 38
4.1.1 Dân số trong độ tuổi lao động 38
4.1.2 Cơ cấu lao động có việc làm 42
4.1.3 Tình hình thất nghiệp 49
4.2 Lao động đã qua đào tạo 51
4.2.1 Dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động kinh tế đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ phân theo giới tính 51
4.2.2 Dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động kinh tế đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ phân theo thành thị, nông thôn 52
4.3 Thu nhập bình quân đầu người 53
4.3.1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn 53
4.3.2 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu 55
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ 56
4.4.1 Mô tả mẫu 56
4.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ 66
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 72
5.1 Giải pháp cho việc đào tạo nguồn lao động 72
5.2 Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động 73
5.3 Giải pháp sử dụng nguồn lao động có hiệu quả nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế 74
5.3.1 Giải pháp về cầu lao động 74
5.3.2 Giải pháp về cung lao động 75
5.4 Giải pháp cho việc nâng cao thu nhập của lao động đã qua đào tạo 76
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
6.1 Kết luận 77
6.2 Kiến nghị 78
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Bảng phân loại chiều cao, cân nặng và vòng ngực của người
lao động 7
Bảng 2.2: Bảng phân loại thể lực 7
Bảng 2.3: Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình 10
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại thành phố Cần Thơ 13
Bảng 3.2: Bảng dân số trung bình phân theo giới tính 15
Bảng 3.3: Bảng dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn 16
Bảng 3.4: Bảng dân số trung bình phân theo quận/huyện/thị xã/thành phố 17
Bảng 3.5: Bảng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 19 Bảng 3.6: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn theo hình thức xuất khẩu 22
Bảng 3.7: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng 23
Bảng 3.8: Bảng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn phân theo hình thức nhập khẩu 25
Bảng 3.9: Bảng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng 25
Bảng 3.10: Bảng tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế 26
Bảng 3.11: Bảng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 28
Bảng 3.12: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo cấp quản lý 29
Bảng 3.13: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo khoản mục đầu tư 30
Bảng 3.14: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn 31
Bảng 3.15: Bảng cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 32
Bảng 3.16: Bảng số trường học, số lớp học, số giáo viên và số học sinh trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 34
Bảng 3.17: Bảng số trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp 35
Bảng 3.18: Bảng số cơ sở y tế và cán bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 36
Bảng 4.1: Bảng lực lượng lao động phân theo giới tính 38
Bảng 4.2: Bảng lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn 40
Bảng 4.3: Bảng cơ cấu lao động phân theo loại hình kinh tế 42
Bảng 4.4: Bảng cơ cấu lao động phân theo thành thị nông thôn 44
Bảng 4.5: Bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính 46
Bảng 4.6: Bảng cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế 47
Bảng 4.7: Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn 54
Bảng 4.8: Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu 55
Bảng 4.9: Bảng thu nhập phân theo giới tính 57
Bảng 4.10: Bảng thu nhập phân theo số năm kinh nghiệm 58
Bảng 4.11: Bảng thu nhập phân theo trình độ chuyên môn 59
Bảng 4.12: Bảng thu nhập phân theo sự phù hợp của ngành nghề 60
Bảng 4.13: Bảng thu nhập phân theo vị trí công việc 61
Bảng 4.14: Bảng thu nhập phân theo thể lực 62
Bảng 4.15: Bảng thu nhập phân theo khả năng ngoại ngữ 63
Bảng 4.16: Bảng thu nhập phân theo đặc điểm công việc 64
Bảng 4.17: Bảng thu nhập phân theo môi trương làm việc 65
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Hình mật độ dân số thành phố Cần Thơ năm 2012 14
Hình 3.2: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo giới tính 15
Hình 3.3: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn 16
Hình 3.4: Hình tỷ suất sinh thô, chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên 19
Hình 3.5: Hình giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế 20
Hình 3.6: Hình cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế 28
Hình 4.1: Hình dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính 39
Hình 4.2: Hình cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn 41
Hình 4.3: Hình tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính 49
Hình 4.4: Hình tỷ lệ thất nghiệp phân theo thành thị nông thôn 50
Hình 4.5: Hình tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính 51
Hình 4.6: Hình tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo thành thị nông thôn 52
Hình 4.7: Hình cơ cấu mức thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ 57
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu của nền kinh tế cả thế giới, cần phải có những nguồn lực cần thiết mới có thể tạo đòn bẩy để cả nền kinh
tế phát triển Nền kinh tế phát triển được xem như là mục tiêu cuối cùng của nhà lãnh đạo các quốc gia
Các nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ, con người,… là những nguồn lực rất cần thiết để đạt được mục tiêu mà cả thế giới vẫn quan tâm Trong đó nguồn lực lao động của con người được coi là quan trọng nhất, là chủ thể quyết định tất cả của một nền kinh tế, lao động vừa là lực lượng khởi đầu của quy trình sản xuất thiết bị, máy móc,…vừa là chủ thể tham gia vào các quá trình sản xuất đó và còn tiếp tục tham gia khâu cuối cùng của quy trình sản xuất sản phẩm là tiêu thụ những gì mà lao động đã tạo ra Lao động để phục vu cho cuộc sống của bản thân họ, cùng với sức lao động trong tay, kinh nghiệm vốn có của bản thân, trình độ họ được học tập, họ tác động vào tự nhiên và tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế
Ở Việt Nam nói chung cũng như tại thành phố Cần Thơ nói riêng, lao động có một số đặc điểm chính như: số lượng lao động tăng nhanh, lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thị trường lao động chưa hoàn hảo, tỷ lệ lao động không có việc làm cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu lao động,…
Trong các tỉnh thành thuộc địa bàn các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì thành phố Cần Thơ được xem là có quy mô phát triển kinh tế hàng đầu trong khu vực và là trung tâm kinh tế của vùng Giá trị sản xuất công nghiệp cũng như tổng sản phẩm trên địa bàn tăng theo thời gian, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 15,13%, năm 2011 thì tốc
độ tặng trưởng kinh tế là 14,64%, năm 2012 thì tốc độ này đạt 11,50%, đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Hơn nữa, thành phố Cần Thơ lại có tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo hàng năm
ở mức cao so với toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với tỷ lệ hàng năm trong khoảng 13% - 14%, trong khi đó thì tỷ lệ này của toàn vùng vào khoảng dưới 10%
Trang 13Do đó, việc nghiên cứu nguồn lao động ở một tỉnh với số lượng nguồn nhân lực dồi dào và thu nhập ngày càng cao cộng với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn trong khu vực là điều cần thiết, do đó em quyết định chọn đề tài
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Dựa trên những kiến thức đã được trau dồi thông qua quá trình học tập, tiến hành phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình biến động của lao động cũng như thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ, nhằm nắm bắt được thực trạng nguồn lao động, tìm hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ
Đề ra một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao thu nhập của lao động
đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ trong thời gian tới
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nguồn lao động ở thành phố Cần Thơ những năm 2010, 2011, 2012 như thế nào?
Thu nhập của lao động tại thành phố Cần Thơ như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến nay?
Cần có những biện pháp nào nhằm nâng cao thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ 26/09 đến 08/10 năm 2013
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp theo các năm 2010, 2011, 2012
Trang 14Đề tài cũng thu thập thêm số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi những đáp viên là người lao động sống hoặc làm việc trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian thực hiện luận văn
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung thu thập số liệu trên địa bàn thành phố Cần Thơ
1.4.3 Phạm vi về nội dung
Đề tài đi sâu phân tích nội dung về nguồn lao động cũng như những yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những người lao động tại thành phố Cần Thơ Cụ thể hơn là những lao động đã qua đào tạo
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) “ Phân tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2009” và Trần Hải Hùng (2012) “ Phân tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố CầnThơ” cả hai tác giả đều tập trung vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ Mục tiêu của hai
đề tài là đi sâu tìm hiểu về các nhân tố làm ảnh hưởng đến thu nhập của nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ, hai đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ việc thu thập
số liệu tại các sở ban ngành tại thành phố Cần Thơ, từ đó phân tích nguồn nhân lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chỉ số về tình hình dân số, tình hình lao động hay thất nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Cần Thơ, … cả hai đề tài còn thu thập thêm số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn thêm những người lao động trên địa bàn Quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, các tác giả sử dụng mức lương làm biến phụ thuộc cho các biến độc lập như: độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm hay thể lực,… nhằm phần nào đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực thông qua mức lương Dựa trên kết quả chạy hồi quy các tác giả thu được, các tác giả tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức lương hay chất lượng nhân lực, từ đó các tác giả đưa ra những kết luận riêng và một số giải pháp đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ
Trang 15CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về lao động
2.1.1.1 Khái niệm về lao động
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát)
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) là số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia vào lao động chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy Định về “tuổi lao động” bao gồm độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm tuổi tròn) Còn lại là dân số ngoài độ tuổi lao động
2.1.1.2 Khái niệm về lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế hay còn gọi là dân số có việc làm bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong hai loại sau đây:
Làm việc được trả lương/trả công:
Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;
Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ như: vẫn được trả lương/trả công, được đảm bảo sẽ trở lại làm việc,
có thỏa thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời,v.v…
Tự làm hoặc làm chủ:
Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;
Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản suất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một lý do cụ thể
Trang 16Người có việc làm: là người thuộc một trong các trường hợp sau:
Đang làm việc trong tuần trước thời điểm quan sát;
Nghỉ việc nhưng vẫn đang hưởng tiền lương, tiền công, bảo hiểm (trừ trường hợp người đang hưởng lương hưu nhưng không làm việc trong tuần trước thời điểm kiểm tra);
Trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ không hưởng lương, không được nhận tiền công vì các lý do khác nhau nhưng chắc chắn
sẽ quay trở lại làm việc trong một khoảng thời gian tối đa là 1 tháng
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giời làm việc để tạo thu nhập chính đáng
2.1.1.3 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
Lao động đã qua đào tạo là số người trong độ tuổi lao động trong nền kinh tế, tham gia vào lao động kinh tế nhưng đã được đào tạo trước đó Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện: Là người đang làm việc trong nền kinh tế, đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ
và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ, chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học)
Số lao động được tính vào lao động đã qua đào tạo nghề tại thời điểm tổng hợp báo cáo (t) được tính từ các nguồn sau:
Số lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các
cơ sở công lập và ngoài công lập) dưới 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận;
Số lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các
cơ sở công lập và ngoài công lập) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và được cấp chứng chỉ cơ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ nghề của cơ quan
có thẩm quyền;
Số lao động đã qua đào tạo tại các Trường dạy nghề, Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) được đào tạo nghề từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và được cấp bằng nghề (đối với các trường hợp được đào tạo nghề trước năm 2008);
Trang 17 Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Trung cấp nghề;
Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường cao đẳng nghề (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng cao đẳng nghề;
Số lao động tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ có được kỹ năng, tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng cùng nghề và thực tế đã làm công việc này từ 3 năm trở lên thì được tính là “công nhân kỹ thuật không bằng”
Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số là tỷ lệ phần trăm tổng
số người đang làm việc chiếm trong tổng dân số
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là tỷ lệ số lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động đang làm
Trang 182.1.2.2 Chỉ tiêu xác định sức khỏe người lao động
Phân loại thể lực lao động ở các ngành nghề, công việc dựa trên phân
loại ba yếu tố: chiều cao, cân nặng và vòng ngực
Bảng 2.1: Bảng phân loại chiều cao, cân nặng và vòng ngực của
Vòng ngực (cm)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Vòng ngực (cm) Loại 1 163 trở lên 50 trở lên 82 trở lên 155 trở lên 45 trở lên 76 trở lên
Loại 2 158-162 47-49 79-81 151-154 43-44 74-75
Loại 3 154-157 45-46 76-78 147-150 40-42 72-73
Loại 4 150-153 41-44 74-75 143-146 38-39 70-71
Loại 5 Dưới 150 Dưới 41 Dưới 74 Dưới 143 Dưới 38 Dưới 70
Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ
và 2 hoặc chỉ
có vòng ngực lọai 3
Cả 3 chỉ tiêu đều đạt lọai 3 trở lên
Có 1 chỉ tiêu ở lọai 4
Có 1 chỉ tiêu ở lọai 5
Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ
2.1.3 Một số khái niệm liên quan
2.1.3.1 Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
Số người thất nghiệp: là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần
tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:
(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm;
X 100
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong
nền kinh tế đã qua đào tạo Tổng số lao động
đang làm việc tại thời điểm (t)
Số lao động đang làm việc tại thời điểm (t) đã qua đào tạo
=
Trang 19(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc
Số người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp sau:
(i) Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo
đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;
(ii) Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm
kiếm việc làm vì họ đã được bố trí việc làm mới sau thời kỳ tạm nghỉ việc;
(iii) Những người đã thôi việc nhưng không được hưởng tiền
lương/tiền công;
(iv) Những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ tin rằng
không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khỏe, trình độ chuyên môn không phù hợp,…)
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ giữa số người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong
kỳ, được biểu thị bằng phần trăm
2.1.3.2 Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm
Người thiếu việc làm: bao gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ, hay muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ hoặc muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên;
Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới, nếu có
cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay;
Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới 1 ngưỡng thời gian cụ thể đối với các công việc đã làm trong tuần tham chiếu Giống như các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là “đã làm việc 35 giờ trong tuần tham chiếu”
Tỷ lệ thiếu việc làm: tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm giữa người thiếu việc làm và lực lượng lao động trong nền kinh tế
Trang 202.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động
đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ” nên vùng nghiên cứu được chọn là thành phố Cần Thơ
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập từ Niên giám thống kê, Sở lao động - thương binh và xã hội, Sở
y tế,…các website, các ấn phẩm sách báo, tạp chí,…
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân là những người lao động, công nhân viên, những người dân và người buôn bán tại các quán caffe, các siêu thị, nhà trọ trên địa bàn thành phố Cần Thơ Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện người lao động sống hoặc làm việc tại thành phố Cần Thơ Số mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp người lao động được chọn theo tỉ lệ trong số lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối các
số liệu thứ cấp đã thu thập được, tiến hành so sánh và đưa ra nhận xét về thực trạng tình hình lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ
Công thức so sánh số tuyệt đối:
Y* : Là phần chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế
Y** : Là phân trăm tương đối tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
Y1: Là chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích
Y0: Là chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc
Trang 21Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng phần mềm chạy hồi quy Stata, phân tích sự tác động của các nhân tố lên thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ
Mô hình hồi quy:
Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 + 8X8 + 9X9
Bảng 2.3: Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình
Tên biến Biến Diễn giải
Giới tính Gioitinh Giới tính của lao động ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động đã qua đào tạo Với giá trị 0: Nữ; 1: Nam
Số năm
kinh
nghiệm
Sonamkn Số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng đến thu
nhập của người lao động đã qua đào tạo Số năm kinh nghiệm trong mô hình hồi quy nhận các giá trị thực, đơn vị tính là số năm
Trình độ
chuyên
môn
Trinhdocm Trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động đã qua đào tạo Với giá trị 1: Trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật; 2: Trình độ trung cấp; 3: Trình độ cao đẳng và đại học; 4: Trình độ trên đại học
Sự phù
hợp của
ngành
nghề
Suphuhopnn Sự phù hợp của ngành nghề ảnh hưởng đến
thu nhập của người lao động Với giá trị 0: Không phù hợp; 1: Phù hợp
Vị trí công
việc
Vitricv Vị trí công việc ảnh hưởng đến thu nhập của
lao động đã qua đào tạo Với giá trị 1: Lao động giản đơn; 2: Lao động có kỹ thuật ; 3: Chuyên môn; 4: Lãnh đạo
Trang 22Tên biến Biến Diễn giải
Thể lực Theluc Thể lực ảnh hưởng đến thu nhập của lao động
đã qua đào tạo Với giá trị 1: Thể lực loại 1; 2: Thể lực loại 2; 3: Thể lực loại 3; 4: Thể lực loại 4; 5: Thể lực loại 5
Khả năng
ngoại ngữ
Khanangnn Khả năng ngoại ngữ ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động đã qua đào tạo Với giá trị 0: Chưa có chứng chỉ anh văn; 1: Đạt chứng chỉ A; 2: Đạt chứng chỉ B; 3: Đạt chứng chỉ C; 4: Đạt chứng chỉ khác
Đặc điểm
công việc
Đacđiemcv Đặc điểm công việc ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động đã qua đào tạo Với giá trị 1: Công việc an toàn, nhẹ nhàng; 2: Công việc nặng nhọc, vất vả; 3: Công việc ồn ào, khói bụi; 4: Công việc ô nhiễm
Môi
trường
làm việc
Moitruonglv Môi trường làm việc ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động đã qua đào tạo Với giá trị 1: Môi trường sạch sẽ, thoáng mát; 2: Môi trường yên tĩnh; 3: Môi trường ồn ào; 4: Môi trường khói bụi, ô nhiễm; 5: Môi trường nắng, nóng
Kiểm định phương trình hồi quy với giả thuyết:
H0: Các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định: Kiểm định với độ tin cậy 90%, 95% và 99%, tương ứng với mức ý nghĩa = 10%, = 5% và = 1%
Bác bỏ giả thiết H0 khi: P – value <
Bác bỏ giả thiết H0 có nghĩa là các biến độc lập (giới tính, số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, sự phù hợp của ngành nghề, vị trí công việc, thể lực, khả năng ngoại ngữ, đặc điểm công việc và môi trường làm việc) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (thu nhập của lao động đã qua đào tạo)
Chấp nhận giả thiết H0 khi: P – value
Chấp nhận giả thiết H0, có nghĩa là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Mục tiêu 3: Dựa trên những phân tích, gợi ý những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ
Trang 23CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm
châu thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh
169km, cách thành phố Cà Mau 178km, cách thành phố Rạch Giá 128km,
cách biển khoảng 100km theo đường sông Hậu
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55km trên dọc bờ Tây sông Hậu
Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tinh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh
Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang Diện tích
nội thành là 53km2 Toàn thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 1.408,95km2,
chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.220.160người, mật
độ dân số tính đến 2012 là 866người/km2 Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại
và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông
3.1.2 Điều kiên tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông
Mê Kông bồi đáp và được bồi lắng thường xuyên qua các nguồn nước có phù
sa của dòng sông Hậu Địa chất được hình thành và bồi lắng trầm tích biển và
phù sa, trên bề mặt ở độ sâu 50m Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng,
phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1- 2m
dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng
tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ
còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh,
rạch khá chằng chịt Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ
trực tiếp hàng năm Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm
nóng ẩm, không có mùa lạnh Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
28oC, lượng mưa trung bình năm đạt 1600mm Độ ẩm trung bình năm giao
động từ 82% - 87%
Trang 243.1.3 Lịch sử
Năm 1739, vùng Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư
đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP thành lập các quận, huyện, và xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương Ngày 24 tháng 6 năm 2009, chính phủ ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị là đô thị loại I trực thuộc trung ương
3.1.4 Đơn vị hành chính
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại thành phố Cần Thơ
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Thành phố Cần Thơ tính đến năm 2012 được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có
5 thị trấn, 44 phường, 36 xã và 644 ấp, khu vực
3.2 TÌNH HÌNH DÂN SỐ
3.2.1 Mật độ dân số
Tổng diện tích đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 1.408,95km2, trong
đó thì diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2012 là
Đơn vị hành chính cấp quận, huyện Số đơn vị hành chính
Quận Bình Thủy 8 phường và 45 khu vực
Huyện Phong Điền 1 thị trấn,6 xã và 79 ấp
Huyện Thới Lai 1 thị trấn, 2 xã và 109 ấp
Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn, 9 xã và 70 ấp
Trang 25125.367 70.68
298.23
255.81
132.22
100.641 163.259
252.189
122.815 115.330
133.279
8.617 0.403 0.803 0.480
0.387 1.383
1.309 1.667
Quận Thốt Nốt Huyện Vĩnh Thạnh Huyện Cờ Đỏ Huyện Phong
Điền
Huyện Thới Lai Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Ngàn người) Mật độ dân số (Ngàn người/Km2)
1.150,92km2, đất phi nông nghiệp là 256,08km2, và đất chưa sử dụng là 1,95km2
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 3.1: Hình mật độ dân số thành phố Cần thơ năm 2012
Mật độ dân số tại thành phố Cần Thơ không đồng đều, mật độ thấp nhất
là 387người/km2 và mật độ cao nhất là 8.617người/km2, quận Ninh Kiều có mật độ dân số lớn nhất trong toàn thành phố 8.617người/km2 cao hơn rất nhiều
so với các quận huyện khác, vì nơi đây là trung tâm thành phố nên có dân số đông đúc, nếu xét về tổng số dân thì quận Ninh Kiều có số dân tương đối lớn hơn các quận huyện khác sấp sỉ 2 lần về tổng số dân, tuy nhiên về diện tích quận Ninh Kiều lại là nhỏ nhất Bên cạnh đó, các quận như: Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt lại có mật độ dân số sấp sỉ trên 1000người/km2 Mật độ dân số khá đồng đều giữa các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền
và huyện Thới Lai có mật độ dân số thấp sấp sỉ 400người/km2, mặt khác do nơi đây có diện tích lớn Tóm lại, mật độ dân số trung bình của toàn thành phố
là khoảng 866người/km2, tuy nhiên dựa trên hình vẽ ta có thể thấy mật độ dân
số tại thành phố Cần Thơ không đồng đều giữa các quận và huyện Mật độ dân
số tại các quận thuộc thành phố đông do nơi đây tập trung các khu công nghiệp lớn, yêu cầu tay nghề thấp, do đó người dân tại các huyện di cư đến để
đi làm, mặt khác các khu trung tâm thuộc thành phố là nơi tập trung các trường học, khu vui chơi giải trí, siêu thị,… tạo điều kiện cho việc kinh doanh, mua bán, nên nơi đây tận dụng hết mọi diện tích mặt bằng để hoạt động kinh doanh, dẫn đến tình trạng người dân đông đúc
Trang 263.2.2 Cơ cấu dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
3.2.2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn
Bảng 3.2: Bảng dân số trung bình phân theo giới tính
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Cơ cấu dân số theo giới tính là việc phân chia dân số theo giới tính nam
và giới tính nữ Chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính
Hình 3.2: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo giới tính
Dân số phân theo giới tính không đồng đều giữa nam và nữ, tỷ lệ dân số nam luôn thấp lơn tỷ lệ dân số nữ qua các năm từ 2010 – 2012, về tỷ trọng tỷ
lệ chênh lệch giữa nam và nữ rất nhỏ (dưới 1%) giảm dần qua các năm từ năm
2010 – 2012 lần lượt là 0,68%, 0,60% và 0,55%,cho thấy dân số trung bình nam đang tăng so với dân số trung bình nữ, tỷ lệ dân số trung bình nam tăng trung bình 0,86% năm 2011 và tăng lên 0,96% năm 2012, cũng tăng với tốc độ tương tự như tỷ lệ tăng của dân số trung bình nam, dân số trung bình nữ năm
2011 tăng 0,70% so với năm 2010 và tăng 0,86% năm 2012 so với năm 2011 Mặc dù tỷ lệ dân số nam và nữ có sự chênh lệch, tuy nhiên thì chênh lệch giữa dân số nam và nữ là không nhiều Tỷ lệ dân số nữ qua các năm luôn lớn hơn 50% so với tổng cơ cấu dân số của thành phố, tỷ lệ dân số nữ giảm dần từ 50,34% năm 2010, năm 2011 giảm xuống còn 50,30% và năm 2012 tỷ lệ này
2012
2011
2010
Trang 27là 50,28% trong khi đó thì tỷ lệ dân số nam lại tăng từ 49,66% năm 2010 lên 49,70% năm 2011 và tăng lên 49,72% vào năm 2012 Dân số trung bình nam
và nữ đang đi đến tình trạng cân bằng, đi đến bình đẳng giới giữa nam và nữ
Tỷ lệ dân số nam và nữ thành phố Cần Thơ có sự khác biệt so với tỷ lệ dân số các tỉnh thành khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ dân số tại các tỉnh thành khác là tỷ lệ dân số nam luôn cao hơn tỷ lệ dân số nữ thì tỷ lệ dân số tại thành phố Cần Thơ lại là ngược lại và dần dẫn đến tình trạng cân bằng Tỷ lệ dân số cân bằng trong xã hội dẫn đến việc bình đẳng giới, bình đẳng trong công việc, trong học tập,…tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
Bảng 3.3: Bảng dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 3.3: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn
Tỷ lệ dân số trung bình sống tại thành thị cao hơn so với dân số trung bình sống tại nông thôn sấp sỉ 2 lần, dân số trung bình sống tại thành thị năm
2010 là 791.055 người chiếm 65,93%, trong khi đó thì dân số tại nông thôn là 408,762 người, chiếm 34,07% trong tổng dân số tại thành phố Cần Thơ, tuyệt đối giữa dân số thành thị và nông thôn năm 2010 là 382.293 người, mức chênh lệch này chiếm 31,86% trong tổng dân số tại thành phố Cần Thơ, bước sang năm 2011, dân số tại thành thị tăng lên 799.859 người chiếm 66,15%, trong khi dân số sống tại nông thôn là 409.333 người, chiếm 33,85% trong tổng dân
34.07% 65.93% 33.85% 66.15%
Thành thị Nông thôn
66.32% 33.68%
2012
2011
2010
Trang 28số sống tại thành phố, tỷ trọng chênh lệnh giữa dân số thành thị và nông thôn chiếm 32,29% trong tổng dân số, năm 2012 dân số sống tại thành thị tiếp tục tăng lên 809.207 người, trong khi dân số nông thôn là 410.953 người, thì tỷ lệ chênh lệch này tăng lên mức 32,64% trong tổng dân số tương ứng với 398.254 người Tỷ lệ dân số sống tại thành thị tăng 1,11% và 1,16% lần lượt qua các năm 2011 và 2012 về tốc độ tăng liên hoàn, tỷ lệ tăng tại nông thôn qua 2 năm
2011 và 2012 lần lượt là 0,14% và 0,39% tốc độ tăng liên hoàn năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011 Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 65,93% năm 2010 lên 66,32% năm 2012 và đồng nghĩa với tỷ lệ dân số nông thôn giảm từ 34,07% năm 2010 xuống mức 33,68% năm 2012 Tỷ lệ dân số thành thị tăng lên tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tại các vùng trung tâm thành phố, tuy nhiên thì cũng mang theo những rủi ro về mức sống, dân
cư, tình hình sức khỏe, tệ nạn xã hội,… Dân số nông thôn theo thời gian giảm dần tỷ trọng do trong sản xuất nông nghiệp vì việc máy móc thay thế sức lao động của con người, dẫn đến tình trạng nhàn rỗi trong công việc do đó làm cho tình trạng lao động di chuyển đến các trung tâm đô thị, trung tâm công nghiệp để tìm kiếm việc làm
3.2.2.2 Dân số trung bình phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố
Bảng 3.4: Bảng dân số trung bình phân theo quận/huyện/thị xã/thành phố
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Trang 29Dân số trung bình các quận huyện tại thành phố Cần Thơ tăng dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012, tuy nhiên chỉ có huyện Cờ Đỏ và huyện Phong Điền lại có dân số trung bình giảm vào năm 2011 do một số nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân chính là do người dân di cư đi nơi khác sinh sống hoặc theo xu hướng dân cư di chuyển đến các thành phố để đi làm Dân
số trung bình tính cho cả thành phố tăng 0,78% năm 2011 so với năm 2010 và tăng 0,9% năm 2012 so với năm 2011 Dân số trung bình các quận huyện có tỷ
lệ gia tăng trung bình trong khoảng từ 0,22% đến 1,99% qua các năm 2010,
2011 và 2012 Dân số tại quận Ninh Kiều và quận Thốt Nốt chiếm tỷ trọng lớn nhất tại thành phố, tổng dân số tại hai quận này chiếm trên 33% dân số của toàn thành phố trong khi đó dân số của quận Cái Răng, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh và quận Bình Thủy lại có tỷ lệ dân số thấp nhất, giao động dưới 10% dân số tại thành phố Quận Ninh Kiều có dân số năm 2010 là 246.743 người, 252.189 người năm 2012, tỷ lệ dân số trong tổng số dân tăng
từ 20,56% năm 2010 lên 20,63% năm 2011 và 20,67% năm 2012, dân số trung bình chiếm tỷ trọng tương đối lớn là quận Thốt Nốt với dân số là 160.558 người, chiếm 13,38% trong tổng dân số thành phố năm 2010 Năm 2011 thì con số này đã tăng lên mức 161.563 người chiếm 13,36% trong tổng dân số năm 2011, tuy có giảm về tỷ trọng trong tổng dân số, tuy nhiên thì dân số quận Thốt Nốt vẫn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể là năm 2012 thì tỷ lệ này đã trở lại con số là 13,38% với dân số là 163.259 người Dân số tại quận Ô Môn, huyện
Cờ Đỏ và Thới Lai giao động trong khoảng 10% trong giai đoạn 2010 – 2012, dân số tại quận Ô Môn năm 2010 là 131.465 người, năm 2012 dân số tăng lên
là 133.297 người tuy nhiên tỷ lệ dân số tại quận Ô Môn lại giảm so với tổng dân số toàn thành phố Dân số tại quận Bình Thủy, Cái Răng, hai huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phong Điền chiếm tỷ trọng dưới 10%, trong đó thì quận Cái Răng có dân số thấp nhất, dân số năm 2010 tại quận Cái Răng là 87.423 người, năm 2011 tăng lên mức là 88.432 người và năm 2012 là 89.453 người, dân số tại quận Cái Răng dao động trên 8% trong tổng dân số của thành phố 3.2.3 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân
số giai đoạn 2010 – 2012
Theo dự báo mang tính xu hướng của tốc độ tăng dân số Việt Nam thì giai đoạn 2010 – 2030 dân số Việt Nam đạt tỷ lệ dân số vàng, khi đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số, trên 20% dân số dưới độ tuổi lao động và trên 10% dân số ngoài độ tuổi lao động Vì vậy theo
xu hướng chung của cả nước và xu hướng hội nhập và phát triển thì thành phố Cần Thơ cũng không ngoại lệ
Trang 30Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 3.4: Hình tỷ suất sinh thô, chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên
Dựa trên bảng số liệu ta thấy, tỷ suất sinh thô năm 2010 là 15,25% nhưng
tỷ suất chết thô lại là 4,47% nên dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 10,78% Tuy nhiên tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô lại có xu hướng giảm kéo theo tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tỷ suất sinh thô năm 2011 là 14,72% trong khi tỷ suất chết thô là 4,44% làm cho tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2011 là 10,28%, tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2012 lại là 10,18% giảm so với năm 2010 và 2011, cụ thể tỷ lệ sinh thô là 14,41% và tỷ lệ chết thô là 4,23% Tỷ suất sinh thô giảm nguyên nhân là do các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng được tiến
bộ, ý thức về chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua các chương trình tuyên truyền ngày càng được nâng cao, các dịch bệnh cũng như thiên tai được nhà nước trú trọng đề phòng cũng như khắc phục Ngoài ra thì các cơ quan chức năng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát động nhiều chương trình như: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV, nghiêm cấm hút thuốc lá những nơi như bệnh viện, trường học, nơi công cộng,…để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ
15.25%
4.23% 4.44%
4.47%
10.18% 10.28%
Trang 31Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hinh 3.5: Hình giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nửa cuối năm 2008 kéo theo hậu quả
là nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá trị sản xuất suy giảm,
tỷ lệ lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức thấp, thậm chí ở mức âm,… khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam nói chung và cả nền kinh tế thành phố Cần Thơ nói riêng Tưởng rằng khủng hoảng kinh tế kéo dài sẽ gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, tuy nhiên thì điều đó đã không xảy ra, các chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ của chính phủ đã vực dậy được nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Đến năm 2009 -2010 thì nền kinh tế cả nước có những chuyển biến tích cực trong
đó có nền kinh tế thành phố Cần Thơ
Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của khu vực I các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế phân theo khu vực kinh tế, giá trị sản xuất tại khu vực này tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, năm 2010 giá trị sản xuất tại khu vực I là 10.212.076 triệu đồng chiếm 8,74% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế, năm 2011 sản xuất ổn định, giá trị sản xuất
Trang 32tăng thêm 4.287.456 triệu đồng, tăng 41,98% so với năm 2010, vươn lên mức 14.499.532 triệu đồng, chiếm 10,06% so với tổng cơ cấu sản xuất năm 2011, năm 2012 thì tại khu vực này, giá trị sản xuất đạt ngưỡng 15.169.548 triệu đồng, tăng tuyệt đối 670.016 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 4,62%
so với năm 2011, và giá trị sản xuất khu vực I năm 2012 chiếm 9,37% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế Giá trị sản xuất toàn khu vực giai đoạn 2005 – 2012 tăng bình quân 5,3%/năm, trong đó thì nông nghiệp giảm bình quân 1,6%/năm và thủy sản tăng bình quân 14,1%/năm
Giá trị sản xuất tại khu vực II các ngành công ngiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các khối ngành, chỉ tính riêng tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm trên 58% qua các năm từ năm 2010 đến 2012, với giá trị sản xuất của khu vực II tăng nhanh về giá trị qua các năm, năm 2010 là 73.801.054 triệu đồng chiếm 63,15% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm
2010, năm 2011 giá trị sản xuất tại khu vực này tăng lên 86.262.881 triệu đồng chiếm 59,86% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2010 và tiếp tục tăng lên 93.932.649 triệu đồng chiếm 58,03% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm
2012, giá trị sản xuất khu vực II năm 2011 tăng 16,89% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 8,89% so với năm 2011, tuy tỷ lệ tăng giá trị sản xuất có giảm nhưng về giá trị thì khu vực II vẫn có tỷ số tăng tuyệt đối ở mức cao, năm
2011 mức tăng tuyệt đối là 12.461.827 triệu đồng so với năm 2010, và năm
2012 so với năm 2011 là 7.669.768 triệu đồng
Giá trị sản xuất của khu vực III cũng tăng nhanh theo thời gian, giá trị sản xuất khu vực III tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, tốc độ tăng của khu vực III năm 2011 là 31,93% so với năm 2010 và năm 2012 là 21,72% so với năm 2011 Tỷ trọng của khu vực III trong giai đoạn 2010 – 2012 tăng từ 28,12% năm 2010 lên 30,08% năm 2011 và 32,60% năm 2012, tương ứng với giá trị sản xuất tăng từ 32.859.423 triệu đồng năm 2010 lên 43.353.645 triệu đồng năm 2011 và năm 2012 thì giá trị này là 52.770.619 triệu đồng Tốc độ tăng liên hoàn tương đối lớn của khu vực này năm 2011 là 31,93% và năm
2012 là 21,72% Tại hu vực III năm 2012 thì giá trị tăng tuyệt đối so với năm
2010 là 19.911.196 triệu đồng và giá trị tăng tương đối so với năm 2010 là 60,59%
3.3.2 Giá trị xuất nhập khẩu
3.3.2.1 Giá trị xuất khẩu
Tình hình kinh tế nước ta ngày càng phát triển, một phần là do nước ta ngày càng hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, thông qua mối quan hệ ngoại giao, hợp tác tăng cường xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới
Trang 33Bảng 3.6: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn phân theo hình thức xuất khẩu
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Giá trị xuất khẩu của thành phố Cần Thơ có những biến động bất thường, tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu của năm
2010 là 1.093.822 ngàn USD, tăng 34,35% lên mức 1.469.554 ngàn USD năm
2011, tuy nhiên thì tổng giá trị xuất khẩu lại giảm xuống còn 1.468.712 ngàn USD năm 2012, giảm 842 ngàn USD tương đương với 0,05% so với năm
2011 Ta có hai cách thức phân chia xuất khẩu: một là phân chia xuất khẩu theo hình thức, hai là xuất khẩu phân chia theo nhóm hàng
Xuất khẩu phân theo hình thức thì ta có xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu
ủy thác Dựa vào bảng số liệu bên trên ta có thể thấy, giá trị xuất khẩu trực tiếp năm 2010 là 1.033.819 ngàn USD, chiếm 94,51% so với tổng cơ cấu giá trị xuất khẩu chung trong năm Năm 2011 thì giá trị xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng lên mức 1.319.501 ngàn USD, tăng 285.682 ngàn USD so với năm 2010, và tương đương với mức tăng là 27,63% so với năm 2010 và chiếm 89,78% so với tổng cơ cấu xuất khẩu trên địa bàn Năm
2012 thì giá trị xuất khẩu trực tiếp tăng tương đối thấp hơn so với năm 2011,
cụ thể thì giá trị xuất khẩu trực tiếp năm 2012 là 1.322.945 ngàn USD tăng 3.444 ngàn USD so với năm 2011, tương đương với mức tăng là 0,26% Theo hình thức xuất khẩu ủy thác thì chiếm tỷ lệ thấp hơn so với xuất khẩu trực tiếp, điều này cho thấy trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu hơn những doanh nghiệp không có khả năng xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn Giá trị xuất khẩu ủy thác trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2010 là 60.003 ngàn USD chỉ chiếm 5,49% so với tổng cơ cấu xuất khẩu trên địa bàn Năm
2011 thì giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng lên mức 150.053 ngàn USD tăng 90.050 ngàn USD tương đương với tốc độ tăng là 150,07% so với năm 2010, năm 2011 thì giá trị xuất khẩu ủy thác chiếm 10,21% so với tổng cơ cấu xuất khẩu trong năm Năm 2012 thì giá trị xuất khẩu ủy thác giảm 4.286 ngàn USD
so với năm 2011, giá trị xuất khẩu ủy thác năm 2012 là 145.767 ngàn USD, chiếm 9,92% so với tổng cơ cấu giá trị xuất khẩu chung trong năm 2012
Trang 34Bảng 3.7: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Xuất khẩu phân theo nhóm hàng thì ta có 5 nhóm xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông sản; hàng lâm sản và hàng thủy sản: dựa vào bảng số liệu bên trên
ta có thể thấy, nhóm hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm, bên cạnh đó thì nhóm hàng nông sản cũng có giá trị tương đối cao, nhóm hàng lâm sản có giá trị thấp nhất trên địa bàn thành phố Cần Thơ Cụ thể năm 2010 thì nhóm hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu là 464.138 ngàn USD, chiếm đến 42,43% so với tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn, bên cạnh đó thì nhóm hàng nông sản có trị giá là 334.180 ngàn USD, chiếm tỷ trọng tương đối cao chỉ sau nhóm hàng thủy sản và ở mức là 30,55% so với tổng trị giá xuất khẩu trong năm, tiếp đến là các nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp và nhóm hàng lâm sản có
tỷ trọng năm 2010 lần lượt là 14,42%, 11,51% và 1,08% so với tổng trị giá cơ cấu phân theo nhóm hàng xuất khẩu năm 2010 Năm 2011, nhìn chung thì tất
cả các nhóm hàng đều có giá trị tăng so với năm 2010, tuy nhiên thì chỉ có nhóm hàng lâm sản là không tăng mà còn không có giá trị xuất khẩu trong năm, trong đó nhóm hàng thủy sản vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu xuất khẩu của toàn nhóm là 44,86% so với tổng cơ cấu trị giá của nhóm hàng, năm 2011 thì nhóm hàng thủy sản có trị giá xuất khẩu là 659.280 ngàn USD tăng trị giá tuyệt đối là 195.142 ngàn USD với mức tăng tương đối là 42,04%
so với năm 2010, nhóm hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu và đạt giá trị là 434.937 ngàn USD, tăng tuyệt đối về giá trị là 100.757 ngàn USD và tương đối là 30,15% so với năm
Trang 352010, hai nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản và công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có trị giá xuất khẩu tăng trong năm 2011, trị giá tăng tuyệt đối của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản năm 2011 là 33.222 ngàn USD, đạt giá trị là 190.951 ngàn USD, tốc độ tăng tương đối năm 2011 đạt 21,06% so với năm 2010 và nhóm hàng xuất khẩu công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp năm 2011 có trị giá là 184.386 ngàn USD, tăng tuyệt đối liên hoàn là 31.425 ngàn USD và tương đối là 20,54% so với năm 2010 Năm 2012 thì tổng trị giá xuất khẩu trên địa bàn phân theo nhóm giảm nhẹ so với năm
2011, trong đó có nhóm hàng thủy sản chiếm tỷ trọng cao cũng giảm trong năm 2012, tốc độ giảm ở nhóm hàng thủy sản tương đối nhanh, làm cho tổng giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng giảm nhẹ Trị giá xuất khẩu của nhóm hàng thủy sản trong năm giảm tuyệt đối 71.194 ngàn USD tương đương với mức giảm là 10,79% so với năm 2011, làm cho tỷ trọng của nhóm hàng này giảm xuống còn 40,04% so với tổng trị giá xuất khẩu trong toàn nhóm, song song với nhóm hàng thủy sản thì nhóm hàng xuất khẩu công nghiệp nặng và khoáng sản cũng giảm trị giá xuất khẩu năm 2012, trị giá hàng xuất khẩu nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản năm 2012 là 179.329 ngàn USD giảm 11.622 ngàn USD tương đương giá trị tương đối là 6,08% so với năm 2011 Ngược lại với hai nhóm xuất khẩu hàng thủy sản và nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản thì giá trị xuất khẩu nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nhóm hàng nông sản và nhóm hàng lâm sản tăng trong năm
2012, cụ thể trị giá hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 226.149 ngàn USD tăng 100.188 ngàn USD so với năm 2011, tương đương với mức tăng là 79,53%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 15,39% trong tổng cơ cấu phân theo nhóm hàng xuất khẩu Nhóm hàng nông sản có giá trị là 464.443 ngàn USD năm 2012, tăng tuyệt đối 29.506 ngàn USD tăng tương đương 6,78% so với năm 2011, giá trị nhóm hàng xuất khẩu nông sản chiếm 31,62% trong tổng cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu trong năm 2012 Nhóm hàng lâm sản năm 2011 thì hoàn toàn không xuất khẩu, 2012 giá trị nhóm hàng lâm sản tăng từ 0 lên 10.705 ngàn USD giá trị tăng tuyệt đối
so với năm 2011, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm 0,73% so với tổng cơ cấu giá trị nhóm hàng xuất khẩu năm 2012 Nhà nước trong thời buổi kinh tế khó khăn đòi hỏi việc tìm cách vực dậy nền kinh tế, và đẩy mạnh phát triển là việc làm thiết thực và cần tiến hành sớm, do đó nhà nước áp dụng chính sách
hạ giá đồng tiền nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu, tăng cường phát triển kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát
3.3.2.2 Giá trị nhập khẩu
Bên cạnh việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, chúng ta còn nhập khẩu thêm máy móc, thiết bị tiên tiến của thế giới để đưa vào sản xuất
Trang 36Bảng 3.8: Bảng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn phân theo hình thức nhập
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Tương tự giá trị xuất khẩu, ta cũng có hai cách để phân chia giá trị nhập khẩu: phân chia theo hình thức nhập khẩu và phân chia theo nhóm hàng
Dựa trên bảng số liệu ta có thể thấy tình hình nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhìn chung thì tăng trong giai đoạn năm 2010 – 2011 và giảm ngay sau đó vào năm 2012 Tổng giá trị nhập khẩu đi từ năm 2010 với giá trị là 472.938 ngàn USD lên 513.863 ngàn USD và năm 2012 giảm xuống còn 421.753 ngàn USD
Theo hình thức nhập khẩu thì ta có nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác, dựa trên bảng số liệu bên trên ta có thể thấy rõ, giá trị nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 chỉ thể hiện giá trị nhập khẩu trực tiếp, hoàn toàn không có giá trị nhập khẩu gián tiếp, do đó giá trị nhập khẩu trực tiếp cũng chính là tổng giá trị nhập khẩu phân theo hình thức nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 3.9: Bảng trị giá nhập khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng
Trang 37Bên cạnh đó thì ta có nhập khẩu được phân theo nhóm hàng, trong đó nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn hầu như là toàn bộ so với tổng giá trị nhập khẩu, giá trị nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu năm 2010
là 446.648 ngàn USD lên mức 495.207 ngàn USD năm 2011 và năm 2012 giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 401.960 ngàn USD Tỷ trọng tại nhóm hàng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu năm 2010 là 94,44%, năm 2011 là 96,36%
và năm 2012 là 95,31% Ngoài ra thì trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn nhập khẩu máy moc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và hàng tiêu dùng, tuy nhiên thì giá trị các nhóm hàng này là không lớn và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng giá trị nhập khẩu
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Nhìn chung thì tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy nhiên thì chỉ có khu vực II
trong năm 2011 lại giảm
Khu vực I – khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản có sản phẩm tăng trong giai đoạn 2010 – 2012, năm 2010 tổng sản phẩm tại khu vực này đạt mức 4.918.329 triệu đồng, năm 2011 thì tổng sản phẩm khu vực này tăng thêm được 1.207.812 triệu đồng và đạt mức là 6.126.141 triệu đồng tăng 24,56% so với năm 2010, năm 2012 giá trị tổng sản phẩm tăng thêm được 923.928 triệu đồng đạt 7.050.069 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 15,08% so với năm 2011, tổng sản phẩm tại khu vực I đạt được giá trị cao, tăng trưởng ổn định như vậy là do ngành sản xuất của khu vực I (ngành sản xuất nông, lâm , nghư nghiệp) chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, chất
Trang 38lượng, cũng như áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất
Khu vực II – khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng có giá trị tổng sản phẩm đứng thứ hai trong tổng giá trị sản phẩm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm
2010 là 20.700.826 triệu đồng, năm 2011 thì giá trị tổng sản phẩm của khu vực giảm 1.980.160 triệu đồng còn lại 18.720.666 triệu đồng, giảm 9,56% so với năm 2010, năm 2012 thì tổng sản phẩm của khu vực có chuyển biến tăng đột ngột với giá trị lớn, tăng thêm lên đến 7.346.484 triệu đồng, đạt 26.067.150 triệu đồng, tăng 39,24% so với năm 2011 Do thành phố Cần Thơ
có tiềm năng phát triển cao, là một trung tâm lớn thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó thành phố Cần Thơ có thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, với nguồn kinh phí cao, tạo động lực cho phát triển kinh
tế có mức độ cơ giới hóa cao
Khu vực III các ngành thương mại – dịch vụ có tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu phân theo khu vực kinh tế và có tổng giá trị tăng liên tục trong giai đoạn
2010 – 2012, năm 2010 giá trị sản xuất khu vực này là 21.015.958 triệu đồng, năm 2011 thì giá trị sản xuất tại khu vực này tăng thêm 10.043.005 triệu đồng đạt 31.058.963 triệu đồng, tương đương với giá trị tăng là 47,78% so vơi năm
2010, năm 2012 thì giá trị xuất khẩu này tăng nhẹ tuyệt đối thêm 1.801.616 triệu đồng tương đương với mức tăng là 5,80% so với năm 2011 Các ngành thuộc khu vực III tại thành phố Cần Thơ có sự phát triển nhanh và liên tục, đa dạng hóa các loại hình thương mại – dịch vụ, hơn nữa chất lượng dịch vụ được chú ý hơn Hơn nữa, thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông quạn trọng với các tỉnh khác và giữa các tỉnh thành khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Ngoài ra, thành phố Cần Thơ còn là một trong những nơi có địa điểm tham quan, giải trí lý tưởng, là điểm đến thú vị cho khách du lịch trong và ngoài nước, hệ thống khách sạn, nhà hàng ngày càng được khang trang và hiện đại hơn
Trang 39và tăng lên 39,51% năm 2012 so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế Khu vực III cũng có chuyển biến tương tự như tại khu vực I, năm 2010 thì tỷ trọng tại khu vực này là 45,06%, năm 2011 thì tỷ trọng này tăng lên là 55,56% sau đó năm 2012 thì tỷ trọng này giảm xuống còn 49,81% so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế
3.3.1.4 Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người
Bảng 3.11: Bảng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người
vị tính
2010 2011 2012
Chênh lệch 2011/
2010
2012/
2011 Tiền Việt Nam
theo giá hiện hành
Ngàn đồng
38.869 48.924 53.597 10.055 4.673
Ngoại tệ, theo tỷ
giá bình quân
USD 2.018 2.340 2.563 322 223
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người có sự chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm trên đầu người năm 2010 là 38.869 nghìn đồng tăng lên 48.924 nghìn đồng năm 2011 và năm 2012 giá trị tổng sản phẩm bình quân
Trang 40đầu người là 53.597 nghìn đồng, theo đó thì giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người được quy đổi ra từ USD thành tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái bình quận cũng tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012 Với tốc độ tăng liên hoàn tương ứng hai năm 2011 và 2012 lần lượt là 25,87% và 9,55% Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tăng liên hoàn 2010 – 2011 là 10.055 ngàn đồng, tăng 25,87% so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm bình quân đầu người tuy có tăng nhưng với tốc độ tương đối thấp chỉ là 9,55% tương đương với 4.673 ngàn đồng so với năm 2011 Tổng sản phẩm bình quân đầu người theo ngoại tệ cũng có chuyển biến tăng tương tự, năm
2011 giá trị tăng tuyệt đối tại đây là 322 USD, tương đương với 15,95%, năm
2012 giá trị tăng tuyệt đối là 223 USD, tương đương với 9,53%
3.3.4 Đầu tư
3.3.4.1 Vốn đầu tư theo giá hiện hành
Bảng 3.12: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo cấp quản lý
Đơn vị tính: Triệu đồng
Trung ương 10.394.542 10.519.322 10.889.040 Địa phương 16.066.755 21.275.570 23.609.012
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Nhìn chung thì giá trị vốn đầu tư tăng dần theo thời gian, xét về tổng giá trị vốn đầu tư thì năm 2011 tăng 5.333.595 triêu đồng tương đương với mức tăng 20,15% so với năm 2010, năm 2012 tuy có giảm về tổng giá trị vốn đầu
tư, tuy nhiên thì tổng giá trị vốn đầu tư vẫn còn ở mức cao, tốc độ tăng tổng vốn đầu tư so với năm 2011 là 8,5% Tổng giá trị vốn đầu tư các năm cụ thể là 26.461.297 triệu đồng năm 2010, năm 2011 tổng giá trị vốn đầu tư là 31.794.892 triệu đồng và năm 2012 là 34.498.052 triệu đồng
Xét về vốn đầu tư phân theo cấp quản lý thì cấp quản lý trung ương chiếm tỷ trọng thấp hơn và có tỷ lệ tăng nhỏ hơn so với cấp địa phương, xét riêng về cấp quản lý trung ương thì có tốc độ tăng trung bình khoảng 2,38% trên năm, trong khi đó thì cấp quản lý địa phương lại có tốc độ tăng trung bình cao hơn ở mức là 23,47% trên năm, theo đó thì mức tăng về giá trị vốn đầu tư của cấp trung ương từ năm 2010 đến 2012 là khoảng 494.498 triệu đồng tăng
từ 10.394.542 triệu đồng năm 2010 lên 10.889.040 triệu đồng năm 2012, cấp