Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ (Trang 64)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3.1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo

tạo tại thành thị cao hơn tại nông thôn rất nhiều trong giai đoạn 2010 – 2012 và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại nông thôn giảm vào năm 2011. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại nông thôn năm 2010 là 3,50% tổng số lao động đã qua đào tạo đang làm việc trong nền kinh tế và tỷ lệ này năm 2011 thì cũng không mấy gì khả quan cho lắm khi tỷ lệ này giảm nhẹ từ 3,50% năm 2010 xuống còn 3,40% năm 2011, tuy nhiên thì tỷ lệ này giảm cũng không hẳn là không khả quan, vì dân số trong độ tuổi lao động ngày một tằng trong khi đó thì những lao động mới tham gia vào lực lượng lao động và có việc làm thì đa số chưa qua đào đạo một trường lớp nào, do đó dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại nông thôn năm 2011 giảm nhẹ như vậy, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tại nông thôn năm 2012 tăng đột ngột lên mức 4,60%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại thành thi năm 2010 là 16,20% lớn hơn tỷ lệ này tại nông thôn khoảng 4 lần, năm 2011 thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại thành thị là 18,40%, cho thấy tỷ lệ tăng tương đối lớn so với năm 2010, tỷ lệ lao động này đạt giá trị 19,80% năm 2012, tăng khá nhanh và mạnh. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rất lớn, do tại thành thị có các cơ sở kinh tế, các ngành kinh tế yêu cầu những lao động đã qua đào tạo nhiều, do đó thu hút một lượng lớn lao động đã qua đào tạo. Tại nông thôn thì lao động chủ yếu làm các công việc thủ công trong việc sản xuất nông nghiệp, những công việc này đòi hỏi ít lao động đã qua đào tạo hơn tại khu vực thành thị. Nhìn chung, cả hai tỷ lệ này đều thấp hơn so vơi trung bình cả nước, điều này nói lên rằng, thành phố Cần Thơ cần chú ý hơn tới việc đào tạo cho lao động cũng như tạo công ăn việc làm cho họ. Hơn nữa, lao động tại khu vực nông thôn về số lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn rất nhiều, cần được quan tâm hơn nữa bằng việc mở thêm các trung tâm, các lớp học để hướng dẫn, đào tạo những lao động này, ngoài ra có thể khuyến khích các làng nghề truyền thống, các nghề lao động thủ công, các ngành kinh tế gia đình nhằm giải quyết việc làm cho những lao động chưa có việc làm.

4.3 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

4.3.1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn phân theo thành thị, nông thôn

Nhìn chung, mức thu nhập của người lao động trên cả nước đều tăng, do đó mức sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn.

54

Bảng 4.7: Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Thành thị 1.636,74 2.024,38 2.606,33 387,64 581,95 Nông thôn 1.362,53 1.662,12 1.841,10 299,59 178,98

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Tình hình biến động về thu nhập bình quân đầu người một tháng nói chung tăng trong giai đoạn 2010 – 2012, cụ thể thì tại khu vực thành thị thì mức thu nhập này cao hơn so với khu vực nông thôn, và có tốc độ tăng nhanh hơn so với khu vực nông thôn, mức chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012.

Thu nhập bình quân đầu người tại thành thị năm 2010 là 1.637,74 ngàn đồng, năm 2011 mức thu nhập này tăng lên mức 2.024,38 ngàn đồng, tức tăng tuyệt đối 387,64 ngàn đồng tương đương với mức tăng tương đối 23,68% so với năm 2010, năm 2012 thì mức thu nhập bình quân này đã đạt mức 2.606,33 ngàn đồng tăng 581,95 ngàn đồng so với năm 2011, tốc độ tăng năm 2012 là 28,74% so với năm 2011.

Khu vực nông thôn có thu nhập tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Thu nhập bình quân của lao động tại nông thôn năm 2010 là 1.362,53 ngàn đồng, ta có thể thấy mức thu nhập này thấp hơn so với mức thu nhập của lao động tại khu vực thành thị là 274,21 ngàn đồng, trong khi đó thì năm 2011 thì mức chênh lệch về thu nhập này tăng lên mức là 362,26 ngàn đồng, cụ thể là năm 2011, thu nhập bình quân của lao động tại đây là 1.662.12 ngàn đồng, tăng 299,59 ngàn đồng, tương đương với 21,99% so với năm 2010, năm 2012 thì mức thu nhập bình quân tại khu vực nông thôn vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của khu vực nông thôn lại sụt giảm, điều này vô tình làm cho sự chệnh lệch về thu nhập bình quân giữa hai thu vực thành thi và nông thôn tăng lên giá trị 765,23 ngàn đồng, tăng giá trị gần gấp hai lần so với mức chênh lệch năm 2011, năm 2012 thì thu nhập trung bình của lao động khu vực nông thôn là 1.841,10 ngàn đồng, thu nhập tại đây tăng tuyệt đối là 178,98, tốc độ tăng chỉ là 10,77% so với năm 2010. Tóm lại thì khu vực nông thôn xét về giá trị thu nhập thì năm 2012 chỉ tăng 478,57 ngàn đồng so với năm 2010, tức là tốc đô tăng chỉ đạt 35,12% trong khi đó thì năm 2012, giá trị thu nhập của khu vực thành thị lại tăng gần 1.000 ngàn đồng so với năm 2010 tức là tốc độ tăng

55

tương đương ở mức gần 60% so với năm 2010. Thu nhập tăng giúp cho cuộc sống của người lao động nói chung được đảm bảo hơn về mặt vật chất, hơn nữa thu nhập tăng tạo ra động lực giúp người lao động cống hiến sức lao động của mình vào sản xuất một cách hăng say hơn, giúp tạo ra năng suất lao động cao hơn, dẫn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

4.3.2 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu phân theo nguồn thu

Bảng 4.8: Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Thu nhập 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Tiền lương, tiền công 642,32 801,72 958,77 159,40 157,05 Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

282,22 342,75 400,67 60,53 57,92

Phi nông, lâm nghiệp và thủy sản

436,23 518,87 628,45 82,64 109,58

Thu từ nguồn khác 179,68 238,29 370,40 58,61 132,11

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Thu nhập bình quân các nguồn thu tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012. Nguồn thu chủ yếu của lao động là thu từ tiền lương, tiền công, mặt khác thì thu từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng không kém phần quan trọng, khoản thu của lao động thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở mức tương đối thấp so với hai khoản thu chính là thu từ tiền lương, tiền công và thu từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, hơn nữa người lao động còn có thêm các khoản thu khác.

Xét riêng về tình hình thu nhập phân theo nguồn thu thì thu từ tiền lương, tiền công tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012, thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2010 của nguồn thu này là 642,32 ngàn đồng, bước sang năm 2011 thì giá trị của nguồn thu này tăng thêm 159,40 ngàn đồng, tương đương với mức tăng 24,81% so với năm 2010, nguồn thu từ tiền lương, tiền công bình quân đầu người một tháng năm 2012 là 958,77 ngàn đồng, tăng 157,05 ngàn đồng so với năm 2011 và tăng 316,45 ngàn đồng so với năm 2010, tăng 19,59% so với năm 2011 và 49,27% so với năm 2010. Thu nhập từ

56

tiền lương, tiền công là khoản chi tiêu chính của lao động cho bản thân, gia đình và những người phụ thuộc.

Khoản thu từ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có nguồn thu bình quân đầu người một tháng tương đối cao, năm 2010 thì nguồn thu này của người lao động là 436,23 ngàn đồng, năm 2011 thì khoản thu này tăng thêm 82,64 ngàn đồng lên mức 518,87 ngàn đồng, tương đương với mức tăng là 18,94% so với năm 2010, bước sang năm 2012 thì khoản thu này tăng thêm được 109,58 ngàn đồng tương đương với tốc độ tăng là 21,12% so với năm 2011, đạt mức là 628,45 ngàn đồng, tăng 192,22 ngàn đồng tương đương với 44,065 so với năm 2010.

Bên cạnh khoản thu từ phi nông nghiệp ở mức tương đối cao thì các khoản thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản nằm ở mức trung bình và cũng có chiều hướng tích cực. Khoản thu này tăng từ 282,22 ngàn đồng năm 2010 lên 400,67 ngàn đồng năm 2012, khoản thu từ nguồn này tăng với tốc độ tương đối ổn định, năm 2011 thì khoản thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức 342,75 ngàn đồng, tăng 60,53 ngàn đồng, tương đương với tốc độ tăng là 21,45% so với năm 2010, năm 2012 thì khoản thu này có tốc độ tăng là 16,90% so với năm 2011 và 41,97% so với năm 2010. Nguồn thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cho thấy khả năng trồng trọt và chăn nuôi của người dân thành phố Cần Thơ ngày càng được nâng cao, dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng, tạo nguồn thu cho người dân nơi đây.

Ngoài các khoản thu từ tiền lương, nông nghiệp và phi nông nghiệp thì người dân còn có thêm khoản thu từ nguồn khác. Nguồn thu từ nguồn khác này tăng rất nhanh từ năm 2010 đến năm 2012, tốc độ tăng của nguồn này là 106,14% năm 2012 so với năm 2010, cụ thể thì nguồn thu khác tăng từ 179,68 ngàn đồng năm 2010 lên 238,29 ngàn đồng năm 2011 tương đương với tốc độ tăng là 32,61%, năm 2012 thì tốc độ tăng của các khoản thu từ nguồn khác tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng năm 2011, tốc độ tăng năm 2012 đạt mức là 55,44% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)