Cơ cấu dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ (Trang 26)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2.2 Cơ cấu dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

3.2.2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn

Bảng 3.2: Bảng dân số trung bình phân theo giới tính

Đơn vị tính: Người

Năm 2010 2011 2012

Nam 595.838 600.968 606.713

Nữ 603.979 608.224 613.447

Tổng số 1.199.817 1.209.192 1.220.160

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Cơ cấu dân số theo giới tính là việc phân chia dân số theo giới tính nam và giới tính nữ. Chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính.

Hình 3.2: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo giới tính

Dân số phân theo giới tính không đồng đều giữa nam và nữ, tỷ lệ dân số nam luôn thấp lơn tỷ lệ dân số nữ qua các năm từ 2010 – 2012, về tỷ trọng tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ rất nhỏ (dưới 1%) giảm dần qua các năm từ năm 2010 – 2012 lần lượt là 0,68%, 0,60% và 0,55%,cho thấy dân số trung bình nam đang tăng so với dân số trung bình nữ, tỷ lệ dân số trung bình nam tăng trung bình 0,86% năm 2011 và tăng lên 0,96% năm 2012, cũng tăng với tốc độ tương tự như tỷ lệ tăng của dân số trung bình nam, dân số trung bình nữ năm 2011 tăng 0,70% so với năm 2010 và tăng 0,86% năm 2012 so với năm 2011. Mặc dù tỷ lệ dân số nam và nữ có sự chênh lệch, tuy nhiên thì chênh lệch giữa dân số nam và nữ là không nhiều. Tỷ lệ dân số nữ qua các năm luôn lớn hơn 50% so với tổng cơ cấu dân số của thành phố, tỷ lệ dân số nữ giảm dần từ 50,34% năm 2010, năm 2011 giảm xuống còn 50,30% và năm 2012 tỷ lệ này

2012 2011

16

là 50,28% trong khi đó thì tỷ lệ dân số nam lại tăng từ 49,66% năm 2010 lên 49,70% năm 2011 và tăng lên 49,72% vào năm 2012. Dân số trung bình nam và nữ đang đi đến tình trạng cân bằng, đi đến bình đẳng giới giữa nam và nữ. Tỷ lệ dân số nam và nữ thành phố Cần Thơ có sự khác biệt so với tỷ lệ dân số các tỉnh thành khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ dân số tại các tỉnh thành khác là tỷ lệ dân số nam luôn cao hơn tỷ lệ dân số nữ thì tỷ lệ dân số tại thành phố Cần Thơ lại là ngược lại và dần dẫn đến tình trạng cân bằng. Tỷ lệ dân số cân bằng trong xã hội dẫn đến việc bình đẳng giới, bình đẳng trong công việc, trong học tập,…tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Bảng 3.3: Bảng dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: Người

Năm 2010 2011 2012

Thành thị 791.055 799.859 809.207

Nông thôn 408.762 409.333 410.953

Tổng số 1.199.817 1.209.192 1.220.160

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Hình 3.3: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn Tỷ lệ dân số trung bình sống tại thành thị cao hơn so với dân số trung bình sống tại nông thôn sấp sỉ 2 lần, dân số trung bình sống tại thành thị năm 2010 là 791.055 người chiếm 65,93%, trong khi đó thì dân số tại nông thôn là 408,762 người, chiếm 34,07% trong tổng dân số tại thành phố Cần Thơ, tuyệt đối giữa dân số thành thị và nông thôn năm 2010 là 382.293 người, mức chênh lệch này chiếm 31,86% trong tổng dân số tại thành phố Cần Thơ, bước sang năm 2011, dân số tại thành thị tăng lên 799.859 người chiếm 66,15%, trong khi dân số sống tại nông thôn là 409.333 người, chiếm 33,85% trong tổng dân 34.07% 65.93% 33.85% 66.15% Thành thị Nông thôn 66.32% 33.68% 2012 2011 2010

17

số sống tại thành phố, tỷ trọng chênh lệnh giữa dân số thành thị và nông thôn chiếm 32,29% trong tổng dân số, năm 2012 dân số sống tại thành thị tiếp tục tăng lên 809.207 người, trong khi dân số nông thôn là 410.953 người, thì tỷ lệ chênh lệch này tăng lên mức 32,64% trong tổng dân số tương ứng với 398.254 người. Tỷ lệ dân số sống tại thành thị tăng 1,11% và 1,16% lần lượt qua các năm 2011 và 2012 về tốc độ tăng liên hoàn, tỷ lệ tăng tại nông thôn qua 2 năm 2011 và 2012 lần lượt là 0,14% và 0,39% tốc độ tăng liên hoàn năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 65,93% năm 2010 lên 66,32% năm 2012 và đồng nghĩa với tỷ lệ dân số nông thôn giảm từ 34,07% năm 2010 xuống mức 33,68% năm 2012. Tỷ lệ dân số thành thị tăng lên tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tại các vùng trung tâm thành phố, tuy nhiên thì cũng mang theo những rủi ro về mức sống, dân cư, tình hình sức khỏe, tệ nạn xã hội,… Dân số nông thôn theo thời gian giảm dần tỷ trọng do trong sản xuất nông nghiệp vì việc máy móc thay thế sức lao động của con người, dẫn đến tình trạng nhàn rỗi trong công việc do đó làm cho tình trạng lao động di chuyển đến các trung tâm đô thị, trung tâm công nghiệp để tìm kiếm việc làm.

3.2.2.2 Dân số trung bình phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố

Bảng 3.4: Bảng dân số trung bình phân theo quận/huyện/thị xã/thành phố

Năm 2010 2011 2012 Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Quận Ninh Kiều 246.743 20,56 249.451 20,63 252.189 20,67 Quận Ô Môn 131.465 10,96 131.972 10,92 133.297 10,92 Quận Bình Thủy 113.289 9,44 116.349 9,62 117.809 9,66 Quận Cái Răng 87.423 7,29 88.432 7,31 89.453 7,33 Quận Thốt Nốt 160.558 13,38 161.563 13,36 163.259 13,38 Huyện Vĩnh Thạnh 113.470 9,46 114.358 9,46 115.330 9,45 Huyện Cờ Đỏ 124.818 10,40 124.789 10,32 125.367 10,28 Huyện Phong Điền 100.166 8,35 100.026 8,27 100.641 8,25 Huyện Thới Lai 121.885 10,16 122.252 10,11 122.815 10,06 Tổng số 1.199.817 100 1.209.192 100 1.220.160 100

18

Dân số trung bình các quận huyện tại thành phố Cần Thơ tăng dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012, tuy nhiên chỉ có huyện Cờ Đỏ và huyện Phong Điền lại có dân số trung bình giảm vào năm 2011 do một số nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân chính là do người dân di cư đi nơi khác sinh sống hoặc theo xu hướng dân cư di chuyển đến các thành phố để đi làm. Dân số trung bình tính cho cả thành phố tăng 0,78% năm 2011 so với năm 2010 và tăng 0,9% năm 2012 so với năm 2011. Dân số trung bình các quận huyện có tỷ lệ gia tăng trung bình trong khoảng từ 0,22% đến 1,99% qua các năm 2010, 2011 và 2012. Dân số tại quận Ninh Kiều và quận Thốt Nốt chiếm tỷ trọng lớn nhất tại thành phố, tổng dân số tại hai quận này chiếm trên 33% dân số của toàn thành phố trong khi đó dân số của quận Cái Răng, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh và quận Bình Thủy lại có tỷ lệ dân số thấp nhất, giao động dưới 10% dân số tại thành phố. Quận Ninh Kiều có dân số năm 2010 là 246.743 người, 252.189 người năm 2012, tỷ lệ dân số trong tổng số dân tăng từ 20,56% năm 2010 lên 20,63% năm 2011 và 20,67% năm 2012, dân số trung bình chiếm tỷ trọng tương đối lớn là quận Thốt Nốt với dân số là 160.558 người, chiếm 13,38% trong tổng dân số thành phố năm 2010. Năm 2011 thì con số này đã tăng lên mức 161.563 người chiếm 13,36% trong tổng dân số năm 2011, tuy có giảm về tỷ trọng trong tổng dân số, tuy nhiên thì dân số quận Thốt Nốt vẫn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể là năm 2012 thì tỷ lệ này đã trở lại con số là 13,38% với dân số là 163.259 người. Dân số tại quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ và Thới Lai giao động trong khoảng 10% trong giai đoạn 2010 – 2012, dân số tại quận Ô Môn năm 2010 là 131.465 người, năm 2012 dân số tăng lên là 133.297 người tuy nhiên tỷ lệ dân số tại quận Ô Môn lại giảm so với tổng dân số toàn thành phố. Dân số tại quận Bình Thủy, Cái Răng, hai huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phong Điền chiếm tỷ trọng dưới 10%, trong đó thì quận Cái Răng có dân số thấp nhất, dân số năm 2010 tại quận Cái Răng là 87.423 người, năm 2011 tăng lên mức là 88.432 người và năm 2012 là 89.453 người, dân số tại quận Cái Răng dao động trên 8% trong tổng dân số của thành phố.

3.2.3 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giai đoạn 2010 – 2012

Theo dự báo mang tính xu hướng của tốc độ tăng dân số Việt Nam thì giai đoạn 2010 – 2030 dân số Việt Nam đạt tỷ lệ dân số vàng, khi đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số, trên 20% dân số dưới độ tuổi lao động và trên 10% dân số ngoài độ tuổi lao động. Vì vậy theo xu hướng chung của cả nước và xu hướng hội nhập và phát triển thì thành phố Cần Thơ cũng không ngoại lệ.

19

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Hình 3.4: Hình tỷ suất sinh thô, chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên

Dựa trên bảng số liệu ta thấy, tỷ suất sinh thô năm 2010 là 15,25% nhưng tỷ suất chết thô lại là 4,47% nên dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 10,78%. Tuy nhiên tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô lại có xu hướng giảm kéo theo tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tỷ suất sinh thô năm 2011 là 14,72% trong khi tỷ suất chết thô là 4,44% làm cho tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2011 là 10,28%, tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2012 lại là 10,18% giảm so với năm 2010 và 2011, cụ thể tỷ lệ sinh thô là 14,41% và tỷ lệ chết thô là 4,23%. Tỷ suất sinh thô giảm nguyên nhân là do các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng được tiến bộ, ý thức về chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua các chương trình tuyên truyền ngày càng được nâng cao, các dịch bệnh cũng như thiên tai được nhà nước trú trọng đề phòng cũng như khắc phục. Ngoài ra thì các cơ quan chức năng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát động nhiều chương trình như: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV, nghiêm cấm hút thuốc lá những nơi như bệnh viện, trường học, nơi công cộng,…để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

3.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ 3.3.1 Giá trị sản xuất 3.3.1 Giá trị sản xuất

Bảng 3.5: Bảng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

Năm 2010 2011 2012 Khu vực I Triệu đồng 10.212.076 14.499.532 15.169.548 % 8,74 10,06 9,37 Khu vực II Triệu đồng 73.801.054 86.262.881 93.932.649 % 63,15 59,86 58,03 14.41% 14.72% 15.25% 4.23% 4.44% 4.47% 10.18% 10.28% 10.78% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 2010 2011 2012

20 9.37% 10.06% 8.74% 58.03% 63.15% 59.86% 32.60% 30.08% 28.11% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2010 2011 2012

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Năm 2010 2011 2012

Khu vực III Triệu đồng 32.859.423 43.353.645 52.770.619

% 28,11 30,08 32,60

Tổng số Triệu đồng 116.872.553 144.166.058 161.872.816

% 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Hinh 3.5: Hình giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nửa cuối năm 2008 kéo theo hậu quả là nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá trị sản xuất suy giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức thấp, thậm chí ở mức âm,… khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam nói chung và cả nền kinh tế thành phố Cần Thơ nói riêng. Tưởng rằng khủng hoảng kinh tế kéo dài sẽ gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, tuy nhiên thì điều đó đã không xảy ra, các chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ của chính phủ đã vực dậy được nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Đến năm 2009 -2010 thì nền kinh tế cả nước có những chuyển biến tích cực trong đó có nền kinh tế thành phố Cần Thơ.

Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của khu vực I các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế phân theo khu vực kinh tế, giá trị sản xuất tại khu vực này tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, năm 2010 giá trị sản xuất tại khu vực I là 10.212.076 triệu đồng chiếm 8,74% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế, năm 2011 sản xuất ổn định, giá trị sản xuất

21

tăng thêm 4.287.456 triệu đồng, tăng 41,98% so với năm 2010, vươn lên mức 14.499.532 triệu đồng, chiếm 10,06% so với tổng cơ cấu sản xuất năm 2011, năm 2012 thì tại khu vực này, giá trị sản xuất đạt ngưỡng 15.169.548 triệu đồng, tăng tuyệt đối 670.016 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 4,62% so với năm 2011, và giá trị sản xuất khu vực I năm 2012 chiếm 9,37% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế. Giá trị sản xuất toàn khu vực giai đoạn 2005 – 2012 tăng bình quân 5,3%/năm, trong đó thì nông nghiệp giảm bình quân 1,6%/năm và thủy sản tăng bình quân 14,1%/năm

Giá trị sản xuất tại khu vực II các ngành công ngiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các khối ngành, chỉ tính riêng tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm trên 58% qua các năm từ năm 2010 đến 2012, với giá trị sản xuất của khu vực II tăng nhanh về giá trị qua các năm, năm 2010 là 73.801.054 triệu đồng chiếm 63,15% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2010, năm 2011 giá trị sản xuất tại khu vực này tăng lên 86.262.881 triệu đồng chiếm 59,86% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2010 và tiếp tục tăng lên 93.932.649 triệu đồng chiếm 58,03% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012, giá trị sản xuất khu vực II năm 2011 tăng 16,89% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 8,89% so với năm 2011, tuy tỷ lệ tăng giá trị sản xuất có giảm nhưng về giá trị thì khu vực II vẫn có tỷ số tăng tuyệt đối ở mức cao, năm 2011 mức tăng tuyệt đối là 12.461.827 triệu đồng so với năm 2010, và năm 2012 so với năm 2011 là 7.669.768 triệu đồng.

Giá trị sản xuất của khu vực III cũng tăng nhanh theo thời gian, giá trị sản xuất khu vực III tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, tốc độ tăng của khu vực III năm 2011 là 31,93% so với năm 2010 và năm 2012 là 21,72% so với năm 2011. Tỷ trọng của khu vực III trong giai đoạn 2010 – 2012 tăng từ 28,12% năm 2010 lên 30,08% năm 2011 và 32,60% năm 2012, tương ứng với giá trị sản xuất tăng từ 32.859.423 triệu đồng năm 2010 lên 43.353.645 triệu đồng năm 2011 và năm 2012 thì giá trị này là 52.770.619 triệu đồng. Tốc độ tăng liên hoàn tương đối lớn của khu vực này năm 2011 là 31,93% và năm 2012 là 21,72%. Tại hu vực III năm 2012 thì giá trị tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 19.911.196 triệu đồng và giá trị tăng tương đối so với năm 2010 là 60,59%.

3.3.2 Giá trị xuất nhập khẩu

3.3.2.1 Giá trị xuất khẩu

Tình hình kinh tế nước ta ngày càng phát triển, một phần là do nước ta ngày càng hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, thông qua mối quan hệ ngoại giao, hợp tác tăng cường xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới.

22

Bảng 3.6: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn phân theo hình thức xuất khẩu

Đơn vị tính: Ngàn USD

Năm 2010 2011 2012

Trực tiếp 1.033.819 1.319.501 1.322.945

Ủy thác 60.003 150.053 145.767

Tổng số 1.093.822 1.469.554 1.468.712

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)