Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tạ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ (Trang 77)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.4.2Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tạ

tạo tại thành phố Cần Thơ

4.4.2.1 Kết quả hồi quy

Chạy hồi quy ô hình với: biến phụ thuộc là biến thu nhập (triệu đồng/tháng) và các biến độc lập: giới tính; số năm kinh nghiệm; trình độ chuyên môn; vị trí công việc; thể lực; trình độ ngoại ngữ, đặc điểm công việc và môi trường làm việc thu được kết quả hồi quy như sau:

67 Giả thiết đặt ra trong mô hình là

H0: Không có một mối liên hệ tuyến tính nào giữa thu nhập của người lao động với ít nhật một trong các yếu tố: giới tính; số năm kinh nghiệm; trình độ chuyên môn; vị trí công việc; thể lực; trình độ ngoại ngữ; đặc điểm công việc và môi trường làm việc.

Phương trình hồi quy được ước lượng như sau

Y = -2,918 + 1.297Gioitinh*** + 0.095Sonamkn** + 0,705Trinhdocm* + 0,955Suphuhopnn** + 1,573Vitricv*** + 0,229ThelucNS

+ 0,634Khanangnn*** + 0,048ĐacđiemcvNS + 0,015MoitruonglvNS

(***: Biến có ý nghĩa thống kê kinh tế ở mức ý nghĩa 1%; **: Biến có ý nghĩa thống kê kinh tế ở mức ý nghĩa 5%; *: Biến có ý nghĩa thống kê kinh tế ở mức ý nghĩa 10%; NS: Biến không có ý nghĩa thống kê kinh tế)

Với P-value = 0,0000 nhỏ hơn mức 1% nên mô hình được xem như rất có ý nghĩa thống kê, do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng mô hình không tồn tại mối quan hệ tuyến tính nào. Do đó, ta có kết luận là mô hình này có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%.

Hơn nữa ta có thể thấy hệ số tương quan R-Square có giá trị 0,7122 = 71,22% điều này có nghĩa là sự biến động thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ được giải thích bởi 71,22% các biến độc lập trong mô hình.

4.4.2.2 Kiểm định giả thiết

+ Biến giới tính: biến giới tính thuộc về lao động đã qua đào tạo có kết quả P-value = 0,005 = 0,5% ≤ 1% , do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến giới tính có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến giới tính này rất có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 1% và biến giới tính có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy là 1,297, có nghĩa là giữa lao động nam và lao động nữ có sự chênh lệch về thu nhập, thu nhập của lao động nam cao hơn 1,297 triệu đồng so với thu nhập của lao động nữ. Thu nhập của lao động đã qua đào tạo nói chung cao hơn phần nào so với thu nhập bình quân của lao động chưa qua đào tạo. Trong khi đó lao động nam đã qua đào tạo có điều kiện học tập, tiếp xúc cũng như làm việc hơn so với lao động nữ đã qua đào tạo. Đối với lao động nữ đã qua đào tạo thì có một số hạn chế liên quan đến gia đình, hôn nhân nên điều kiện làm việc của họ bị giới hạn phần nào và thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng. Trên thực tế ta cũng có thể thấy điều này, do một vài yếu tố khách quan tác động cũng như những tính

68

chất công việc dẫn đến thu nhập của lao động nam đã qua đào tạo cao hơn thu nhập của lao động nữ đã qua đào tạo.

+ Biến số năm kinh nghiệm: biến số năm kinh nghiệm có kết quả P-value = 0,023 = 2,3% ≤ 5%, do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến số năm kinh nghiệm có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến số năm kinh nghiệm này rất có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%, biến số năm kinh nghiệm có hệ số đi theo là 0,095, do đó được giải thích như sau: thu nhập của lao động có số năm kinh nghiệm lớn hơn lao động khác 1 năm, thì thu nhập của họ lớn hơn 0,095 triệu đồng so với lao động có số năm kinh nghiệm thấp hơn. Điều này cho thấy, khi lao động đã qua đào tạo, họ làm việc và có số năm kinh nghiệm lớn, đồng nghĩa với việc họ đã học tập, tiếp xúc với nhiều vấn đề, họ có mối quan hệ tốt với các đối tác, các nhân viên, do đó với lượng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, họ được quản lý những phần hành quan trọng bởi người quản lý, nên họ nhận được thu nhập cao hơn so với lao động có số năm kinh nghiệm thấp hơn.

+ Biến trình độ chuyên môn: biến trình độ chuyên môn có kết quả P-value = 0,078 = 7,8% ≤ 10%, do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến trình độ chuyên môn có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến trình độ chuyên môn này rất có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 10%. Hệ số đi theo biến trình độ chuyên môn là 0,705, thu nhập của lao động có trình độ chuyên môn cao hơn lao động khác 1 mức thì thu nhập của họ cao hơn 0,705 triệu đồng so với lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn. Dựa trên phần mô tả mẫu đã giải thích sơ lược thì thu nhập của lao động đã qua đào tạo tỷ lệ thuận với trình độ họ được đào tạo, những lao động được đào tạo với trình độ trình độ cao hơn thì họ có nhận được mức thu nhập cao hơn những người có trình độ thấp hơn. Khi lao động được đào tạo ở trình độ cao thì việc nhận biết ảnh hưởng của các biến động của nền kinh tế, các vấn đề về quản trị, các vấn đề xã hội,…nhạy bén hơn những lao động được đào tạo thấp hơn. Mặt khác, đối với những lao động đã qua đào tạo có trình độ cao thì việc vận hành máy móc, thiết kế, nghiên cứu, đề ra chiến lược,…gọi chung là những công việc quan trọng mà không ai có thể thay thế được nên mức thu nhập của những lao động đã qua đào tạo này luôn cao hơn ở những lao động có trình độ thấp hơn khác.

+ Biến sự phù hợp của ngành nghề: biến sự phù hợp của ngành nghề có kết quả P-value = 0,028 = 2,8% ≤ 5% , do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến sự phù hợp của ngành nghề có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến sự phù hợp của ngành nghề này rất có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%. Hệ số đi theo biến sự phù hợp của

69

ngành nghề là 0,955, thu nhập của lao động phù hợp với ngành họ học cao hơn 0,955 triệu đồng so với thu nhập của lao động không phù hợp với ngành họ học. Khi công việc của người lao động đã qua đào tạo phù hợp, đúng với chuyên môn, chuyên ngành họ được học tập, thì thu nhập của họ hoàn toàn cao hơn thu nhập của lao động không đúng chuyên ngành. Như khi một người lao động đã qua đào tạo đã được đào tạo về chuyên ngành nghiêng về công nghệ thông tin thì việc họ được nhận vào làm việc tại vị trí nghiêng về kinh tế thì hẳn họ sẽ không thể nào đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của công việc dù trong lĩnh vực công nghệ thông tin với họ không có gì là khó cả. Do đó việc lao động đã qua đào tạo làm việc đúng chuyên môn họ được đào tạo thì hẳn thu nhập của họ sẽ cao hơn khi họ làm công việc trái ngành.

+ Biến vị trí công việc: biến vị trí công việc có kết quả P-value = 0,000 = 0,0% ≤ 1% , do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến vị trí công việc có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến vị trí công việc rất có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số đi theo biến vị trí công việc có giá trị là 1,573, thu nhập của lao động có vị trí công việc cao thì có thu nhập cao hơn 1,573 triệu đồng so với thu nhập của lao động có vị trí công việc thấp hơn. Khi lao động đã qua đào tạo đạt vị trí công việc cao hơn lao động đã qua đào tạo khác trong cùng một đơn vị thì đương nhiên thu nhập của họ cao hơn của người đạt vị trí thấp hơn. Còn khi xét các vị trí công việc khác nhau tại các đơn vị khác nhau thì không hẳn là mức lương của họ có sự chênh lệch lớn do đặc điểm riêng của các đơn vị như đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hay tại ngân hàng, trường học, xí nghiệp,… Tóm lại thì phần lớn lao động đã qua đào tạo đạt vị trí công việc cao hơn so với lao động đã qua đào tạo đạt vị trí công việc thấp hơn thì lao động đã qua đào tạo đạt vị trí công việc cao hơn sẽ có thu nhập cao hơn.

+ Biến thể lực: biến thể lực có kết quả P-value = 0,445 = 44,5% > 10% , do đó ta chấp nhận giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến thể lực có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến thể lực này không có ý nghĩa và bằng 0 trong mô hình ở mức ý nghĩa 10%. Trên thực tế thì ta không thể thấy có sự tương quan nào giữa thể lực và việc lao động được đào tạo, do thể lực tốt hay không tốt (thể lực loại 1, loại 2, loại 3 hay loại 4, 5) thì không thể hiện được rằng những người này không thể hay có thể được được đào tạo một công việc nào đó, vì việc đào tạo là bình đẳng giữa mọi người, do đó cũng giống như trong công việc thì những lao động đã qua đào tạo với các loại thể lực khác nhau khi họ đảm nhận một công việc nhất định thì họ sẽ được nhận một mức lương nhất định.

70

+ Biến khả năng ngoai ngữ: biến khả năng ngoai ngữ có kết quả P-value = 0,003 = 0,3% ≤ 1% , do đó ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến khả năng ngoai ngữ có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến khả năng ngoai ngữ này rất có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số đi theo biến khả năng ngoại ngữ có giá trị là 0,634, thu nhập của lao động có khả năng ngoại nữ cao hơn 0,634 triệu đồng so với thu nhập của lao động có khả năng ngoại ngữ thấp hơn. Với những công ty con, công ty liên kết có vốn đầu tư nước ngoài thì thu nhập của họ phần lớn cao hơn thu nhập của các công ty khác, tuy nhiên tại các công ty này thì họ lại yêu cầu vốn ngoại ngữ của lao động đã qua đào tạo rất cao, được thể hiện bằng việc thi tuyển đầu vào, điều này có nghĩa là khi lao động đã qua đào tạo có vốn ngoại ngữ tốt thì họ có thu nhập cao hơn so với thu nhập của lao động có trình độ ngoại ngữ thấp hơn. Hay với những công ty liên kết nước ngoài thì việc giao tiếp của các nhân viên bằng ngoại ngữ là điều đương nhiên, do đó với những lao động đã qua đào tạo có vốn ngoại ngữ tốt thì đơn vị thường bổ nhiệm họ vào những vị trí công viên có tầm quan trọng cao hay ưu tiên, sử dụng họ vào các cuội họp, các chuyên công tác nước ngoài, do đó thu nhập của họ vô tình cao hơn thu nhập của những lao động có vốn ngoại ngữ thấp hơn.

+ Biến đặc điểm công việc: biến đặc điểm công việc có kết quả P-value = 0,897 = 89,7% > 10%, do đó ta chấp nhận giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến đặc điểm công việc có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến đặc điểm công việc này không có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 10%. Do đó, hệ số đi theo biến đặc điểm công việc này không có ý nghĩa và bằng 0 trong mô hình ở mức ý nghĩa 10%. Trên thực tế ta thấy, lao động làm việc tại những nơi có đặc điểm công việc vất vả, nặng nhọc hay nắng nóng thì nhìn chung là thu nhập tại nơi đây tương đối ngang bằng so với những lao động đã qua đào tạo có đặc điểm công việc nhẹ nhàng, phần nhỏ những lao động làm việc tại những nơi có đặc điểm nắng nóng, vất vả thì đa số họ là những lao động có kỹ thuật, những lao động này đã qua đào tạo, do đó họ có thu nhập tương đối lớn, ngoài ra thì phần lớn lao động làm việc trong điều kiện nắng nóng, vất vả thì đa số họ là những lao động chưa qua đào tạo, thu nhập của họ chắc chắn thấp hơn thu nhập của lao động đã qua đào tạo.

+ Biến môi trường làm việc: biến môi trường làm việc có kết quả P-value = 0,914 = 91,4% > 10% , do đó ta chấp nhận giả thiết H0 cho rằng hệ số đi theo biến môi trường làm việc có giá trị bằng 0 và không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, hệ số đi theo biến môi trường làm việc này không có ý nghĩa và bằng 0 trong mô hình ở mức ý nghĩa 10%. Môi trường làm việc không quyết định thu nhập của lao động đã qua đào tạo, do mỗi môi trường làm việc tại thành phố

71

Cần Thơ không có sự khác biệt nhau nhiều, hơn nữa tại thành phố Cần Thơ không tập trung các ngành sản xuất công nghệ cao nên không tạo ra sự khác biệt nhau nhiều về mức lương, mặt khác thì lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ làm việc phân bổ đều theo môi trường làm việc tuy nhiên thì thu nhập của họ cũng không có sự chênh lệch lớn.

Trong các hệ số đi theo biến thì có hệ số đi theo biến vị trí công việc có hệ số cao nhất so với các hệ số đi theo biến còn lại, do đó cho ta thấy rằng biến vị trí công việc ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động nhiều nhất. Có nghĩa là lao động trong nền kinh tế đạt vị trí công việc cao thì khi đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có thu nhập cao. Khi lao động đạt vị trí công việc cao, thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm cũng như khối lượng công việc nhiều hơn so với lao động ở vị trí thấp hơn, cũng tương tự với việc công sức về trí óc cũng như thể lực phải bỏ ra để có thể lao động nhiều hơn người khác.

72

CHƯƠNG 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ (Trang 77)