7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.1.1 Dân số trong độ tuổi lao động
4.1.1.1 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính
Bảng 4.1: Bảng lực lượng lao động phân theo giới tính
Đơn vị tính: Người Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Nam 384.765 387.389 374.494 2.624 (12.895) Nữ 231.837 235.436 289.183 3.599 53.747 Tổng số 616.602 622.825 663.677 6.223 40.852
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Dân số nam trong độ tuổi lao động cao hơn dân số nữ trong độ tuổi lao động giai đoạn 2010 – 2012, khi xét đến tình hình dân số thì dân số nữ luôn lớn hơn dân số nam trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ dân số nữ luôn chiếm trên 50% trong tổng dân số, đồng thời thì chênh lệch giữa dân số nam và dân số nữ là không nhiều, trong khi đó thì tỷ lệ dân số nữ trong độ tuổi lao động giai đoạn 2010 – 2012 lại thấp hơn so với dân số nam trong độ tuổi lao động rất nhiều.
Dân số nữ trong độ tuổi lao động tăng dần trong giai đoạn 2010 - 2012, số lao động nữ năm 2010 là 231.837 người, năm 2011 là 235.436 người, tăng 3.599 người tương đương với 1,55% so với năm 2010, năm 2012 dân số nữ trong độ tuổi lao động là 289.183 người, tăng 53.747 người, tương đương với tốc độ tăng liên hoàn so với năm 2011 là 22,83% và 57.346 người, tương đương với 24,73% so với năm 2010.
Dân số nam trong độ tuổi lao động giai đoạn 2010 – 2012 có chiều hướng giảm, khác hẳn so với chiều hướng của dân số nữ trong độ tuổi lao động. Dân số nam trong độ tuổi lao động năm 2010 là 384.765 người, năm 2011 là 387.389 người, tăng tuyệt đối là 2.624 người và tương đối là 0,68% so
39 56.43% 62.20% 62.40% 43.57% 37.80% 37.60% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2010 2011 2012 Nam Nữ
với năm 2010, năm 2012 dân số nam trong độ tuổi lao động là 374.494 người, giảm 12.895 người tương đương với 3,33% so với năm 2011.
Hình 4.1 Hình dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính Tỷ trọng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính của lao động nam và lao động nữ đang giảm dần khoảng cách chênh lệch trong giai đoạn 2010 – 2012.
Tỷ trọng dân số nam trong độ tuổi lao động giảm từ 62,40% năm 2010 xuống 62,20% năm 2011 và 56,43% năm 2012. Tuy tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động của nam giảm tương đối lớn trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng
về số lao động thì giảm tương đối nhỏ do số lao động nữ giai đoạn 2010 – 2012 tăng tương đối lớn, do đó làm cho tổng dân số trong độ tuổi lao
động tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 tăng, dẫn đến tỷ trọng dân số nam trong độ tuổi lao động giảm mạnh như vậy. Số lao động nam trong độ tuổi lao động giảm cũng được giải thích tương tự như số lao động nữ trong độ tuổi, điểm khác ở đây là số lao động nam năm 2012 giảm so với năm 2010 và 2011, nguyên nhân của lao động nam trong độ tuổi lao động giảm là do những lao động nam trong nền kinh tế vào những năm 2010 và 2011 thì họ là những người lao động với độ tuổi gần 60, họ sắp nghỉ hưu, do đó vào năm 2012 thì những lao động này họ vô tình bị xem như không thuộc vào lao động trong độ tuổi lao động nữa, hơn nữa do những tác hại của các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… làm cho phần nào những lao động nam đang làm việc trong nền kinh tế không thể tiếp tục làm việc khi chưa đến tuổi nghỉ hưu, hoặc một vài việc đáng tiếc do tai nạn đẫn đến việc họ không thể tiếp tục công việc, điều này gây ra hiệu ứng không tốt cho nền kinh tế, vì vô tình yếu tố khách quan này làm cho lực lượng lao động trong nền kinh tế bị giảm sút, dẫn đến những hệ lụy là giá trị sản xuất giảm, … tuy nhiên thì tỷ lệ lao động ngoài độ tuổi
40
hàng năm không cao, do đó nền kinh tế thành phố Cần Thơ vẫn có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao và ổn định.
Tỷ trọng dân số nữ trong độ tuổi lao động tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ trọng tại đây tăng từ 37,60% năm 2010 lên 37,80% năm 2011 và 43,57% năm 2012, xét về số lao động thì tại đây lao động nữ tăng tương đối lớn.
Điều này có thể được lý giải như: số thiếu niên là nữ khi chưa đến độ tuổi lao động tại thành phố Cần Thơ thì chiếm một lực lượng đông đảo, hay nói cách khác thì số thiếu niên là nữ trong thời gian khảo sát thì số thiếu niên đó gần bước vào độ tuổi lao động, do đó theo thời gian thì những thiếu niên này đủ 15 tuổi do đó họ vô tình được xem là lao động trong độ tuổi, điều này mang lại sự khả quan cho nền kinh tế khi tổng số lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tại thành phố Cần Thơ ngày một tăng. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh thô hàng năm tại thành phố Cần Thơ ngày một giảm, đồng nghĩa với việc một phần nào đó lao động nữ có nhiều thời gian dành cho công việc hơn chăm sóc gia đình. Hơn nữa, do chi phí cơ hội của việc chọn việc ở nhà làm các công việc nội trợ mà không tham gia vào lao động kinh tế bên ngoài ngày một tăng, do mức lương tối thiểu ngày một tăng và các chính sách ưu đãi cho những lao động nữ ngày một hấp dẫn, do đó những lao động nữ này bắt buộc phải tham gia vào thi trường lao động khi có đủ điều kiện.
4.1.1.2 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn
Bảng 4.2: Bảng lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn
Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 Thành thị 367.561 320.312 432.212 (47.249) 111.900 Nông thôn 249.041 302.513 231.465 53.472 (71.048) Tổng số 616.602 622.825 663.677 6.223 40.852
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 4.2 Hình dân số trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn Dân số trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn cũng có những biến động bất thường. Dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn tăng trong năm 2011, tuy nhiên thì lại giảm ngay sau đó vào năm 2012, đi ngược với dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị lại giảm vào năm 2011, nhưng lại tăng vào năm 2012.
41 59.61% 40.39% 51.43% 48.57% Thành thị Nông thôn 65.12% 34.88%
Cụ thể thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị giảm từ 367.561 người năm 2010 xuống còn 320.312 người năm 2011, giảm 47.249 người và năm 2012 thì lại tăng lên là 432.212 người, tăng 111.900 người, dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn tăng từ 249.041 người, tăng 53.472 người so với năm 2010 lên tổng số 302.513 người năm 2011, năm 2012 tổng số lao động tại thành thị giảm xuống còn 231.465 người, giảm 71.048 người so với năm 2011.
Hình 4.2: Hình cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn có chiều hướng nghiêng về lao động tại thành thị hơn so với lao động tại nông thôn. Tỷ trọng lao động tại nông thôn năm 2010 là 40,39% còn tại thành thị trong năm lại là 59,61%, năm 2010 ta thấy tỷ lệ chênh lệch rất lớn tại đây. Năm 2011 tỷ trọng chênh lệch tại hai khu vực này có diễn biến tiến gần đến giá trị cân bằng, khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng 48,57% còn thành thị là 51,43%, tuy nhiên thì tỷ trọng cân bằng này duy trì không được lâu khi lao động tại nông thôn là 34,88% và lao động tại thành thị là 65,12% năm 2012.
Tổng dân số trong độ tuổi lao động phân theo thành thị nông thôn có chiều hướng tăng, tuy nhiên thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị và nông thôn biến động qua lại cũng không ảnh hưởng đến tình hình tăng của tổng dân số trong độ tuổi lao động, nguyên nhân dẫn đến tình hình biến động đó có thể là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi nền kinh tế thế giới có chút ổn định năm 2010 thì lại có những biến động mới của khu vực Châu Âu về vấn đề nợ công, giá xăng dầu và lạm phát ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh tế năm 2011 của nước ta nói chung và nền kinh tế thành phố Cần Thơ nói riêng, nền kinh tế năm 2011 tại thành phố Cần Thơ có sự suy giảm nhỏ, cụ thể thì tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 15,13% trong khi đó thì vào năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của thành phố giảm nhẹ xuống chỉ còn tăng trưởng 14,46%, kinh tế suy giảm nhẹ dẫn đến việc đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án hoặc mở rộng sản xuất có sự chần chừ
2011
42
dẫn đến số lượng công việc được tạo ra thấp, năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ là 11,50%, do đó nhu cầu về sản xuất, nhu cầu đầu tư mới và cả nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp không cao hoặc chỉ với những lao động có tay nghề và dày dặn trình độ chuyên môn, làm cho dân số trong độ tuổi lao động hay cụ thể hơn là người lao động trong độ tuổi lao động đang làm việc tại thành thị di chuyển về nông thôn khi nền kinh tế bất ổn và ngược lại khi nền kinh tế ổn định