1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn quản lý hành chính nhà nước

25 785 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 93,35 KB

Nội dung

* Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước: - Hệ thống thể chế hành chính nhà nước + Theo nghĩa rộng: Thể chế hành chính nhà nước là một cấu trúc tổng thể của các yếu tố tiến hành ho

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

BỘ MÔN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Câu 1: Khái niệm, các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

và các nguồn lực vật chất cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chínhnhà nướccủa các cơ quan nhà nước

* Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước:

- Hệ thống thể chế hành chính nhà nước

+ Theo nghĩa rộng: Thể chế hành chính nhà nước là một cấu trúc tổng thể của các yếu

tố tiến hành hoạt động của một tổ chức bao gồm cả tổ chức bộ máy với những quy định cụthể về nhiệm vụ, quyền hạn, quy tắc hoạt động buộc các thành viên trong tổ chức phải chấphành và thậm chí cả hoạt động của các thành viên của tổ chức Như vậy, thể chế hành chínhnhà nước bao gồm trong đó cả hệ thống cơ quan nhà nước và cơ chế hoạt động của các cơ quan này

+ Theo nghĩa hẹp: Thể chế hành chính nhà nước chỉ bao gồm các quy định, chế tài

(có thể được ban hành hoặc không ban hành) tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của 1

tổ chức nào đó Như vậy, thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các quy định, quy tắc donhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động Quản lý hành chính nhà nước, tạo nên hànhlang pháp lý cho tất cả các hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cán bộ,công chức nhà nước có thẩm quyền

- Hệ thống tổ chức hành chính nhà nước

+ Khái niệm tổ chức: Tổ chức là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp gồm hai người

trở lên cùng làm việc với nhau theo cách thức nhất định nhằm đạt tới những mục tiêu chungnào đó Như vậy, để hình thành 1 tổ chức cần:

+ Có nhiều người (từ hai trở lên) cùng làm việc với nhau (có sự phân công công việc)+ Có chung mục tiêu

+ Có sự phối hợp trong hoạt động của các thành viên với nhau vì mục tiêu chung+ Có cơ cấu tổ chức xác định

+ Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức được hình thành để thực hiện chức

năng duy trì, ổn định, trật tự trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, bảo vệ lợi ích cho giaicấp cầm quyền trong xã hội, do đó cần có bộ máy tổ chức để thực hiện chức năng này Đóchính là bộ máy nhà nước mà trong đó bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành

* Nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước:

Để vận hành, thực hiện các hoạt động công vụ, cần có những con người làm việc - đó

là đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy hành chí nh nhà nước

- Khái niệm: Đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước là tất cả

những người lao động làm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhànước Họ có thể là những quan hệ lao động khác nhau với cơ quan nhà nước Như vậy, ngườilàm việc chủ yếu trong bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta gồm cán bộ, công chức:

Trang 2

+ Cán bộ: Là công dân Việt Nam , được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, giữchức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của nhà nước ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

+ Công chức: Là công dân Việt Nam , được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,chức danh trong cơ quan nhà nước ở trung ương , cấp tỉnh, cấp huyện…

* Các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước:

- Khái niệm: Nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước

là tất cả những trang thiết bị vật chất bao gồm công sở, trang thiết bị làm việc và các nguồnlực tài chính công khác cần thiết để tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước

- Như vậy, các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước , giúp cho hoạt động quản

lý, điều hành bộ máy nhà nước một cách thông suốt, hiệu quả Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao thìcác bộ phận trên cần liên kết một cách khoa học, lôgíc

Câu 2: Những đặc điểm của nền hành chính nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

- Nền hành chính nhà nước là công cụ của công quyền, hoạt động dưới luật theo

những nguyên tắc quy phạm pháp luật

- Tính pháp quyền đòi hỏi cơ quan hành chính và cán bộ công chức phải nắm vững

quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền

* Tính liên tục tương đối ổn định và thích ứng:

- Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân Đây là công việcthường xuyên, hàng ngày, liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được phápluật điều chỉnh diễn ra thường xuyên liên tục

- Tính liên tục ổn định không loại trừ tính thích ứng, ổn định là tương đối, không phải

cố định Đời sống kinh tế và xã hội luôn biến động không ngừng, do đó nền hành chính nhànước cũng phải luôn thích ứng với hoàn cảnh thực tế đó

* Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao:

- Các hoạt động trong nền hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng, đòihỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng

- Cán bộ công chức là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc

- Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và công dân

- Xây dựng hành chính công, công tâm trong sạch không vì mục đích doanh lợi, khôngđòi hỏi ở người được phục vụ trả thù lao

* Tính nhân đạo:

- Đặc điểm này xuất phát từ bản chất nhà nước VN là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa

Trang 3

- Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thốngluật, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính

- Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu cửa quyền, háchdịch gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ

Câu 3: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nền hành chính Việt Nam?

* Khái niệm nguyên tắc hành chính nhà nước:

Nguyên tắc được hiểu là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức phải dựa vào đó trongsuốt quá trình hoạt động hay nói cách khác nó là tiêu chuẩn định hướng hành vi của conngười, tổ chức Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước cần phải đặt ra những nguyên tắcđịnh hướng chi phối tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hành chính nhànước nói riêng Xét về bản chất, các nguyên tắc hành chính nhà nước phản ánh các quy luậtcủa quản lý nhà nước và hành chính nhà nước, và phù hợp với sự phát triển của xã hội

Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêuchuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạtđộng hành chính nhà nước

* Nền hành chính Việt Nam có 07 nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản:

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo:

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống chính trị nhất nguyên, trong

đó chỉ tồn tại một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước

và xã hội Đảng CSVN là Đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo toàn dân, toàn diện bao gồmchính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao

Sự lãnh đạo của Đảng đối với hành chính nhà nước được thể hiện trên các nội dung sau:

+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt độngcủa hành chính nhà nước;

+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và giớithiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ;

+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối,chủ trương của đảng;

+ Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng gương mẫu trong việc thực hiện đườnglối, chủ trương của đảng

Nguyên tắc này một mặt đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nóichung và hành chính nhà nước nói riêng phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng Đểđảm bảo sự lãnh đạo của đảng, hành chính nhà nước có trách nhiệm đưa đường lối, chủtrương của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội và đảm bảo sự kiểm tra của tổ chức đảng đốivới hành chính nhà nước

- Nguyên tắc nhân dân làm chủ:

Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc vềnhân dân Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Vì vậy, trong hoạtđộng hành chính nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạtđộng hành chính nhà nước

- Nguyên tắc tập trung dân chủ:

+ Tập trung trong hành chính nhà nước được thể hiện trên các nội dung:

(1) tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thốngthứ bậc;

(2) thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển; (3)thống nhất các quy chế quản lý;

Trang 4

(4) thực hiện chế độ một tổ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cảcác cấp, đơn vị.

+ Dân chủ trong hành chính nhà nước là sự phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, cơquan, đơn vị và các cá nhân tổ chức và hoạt động hành chính tính dân chủ được thể hiện cụ thể ở:

(1) cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vấn đề trong quản lý; (2)cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ

- Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ:

Trong xã hội xuất hiện hai xu hướng khách quan có quan hệ mật thiết với nhau và thúcđẩy sản xuất xã hội phát triển, đó là: chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theođịa phương, vùng lãnh thổ Vì vậy, trong quản lý nhà nước cần phải kết hợp giữa quản lýngành với quản lý theo lãnh thổ (địa phương, vùng lãnh thổ)

- Nguyên tắc phân định giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước:

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước được trao quyền

tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước.Nên vai trò chủ yếu của nhà nước là định hướng, dẫn dắt, hổ trợ và điều chỉnh hoạt động củacác doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nướctrước đây Vì vậy, cần phải phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tếvới chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

- Nguyên tắc pháp chế XHCN:

Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước phải dựa trên cơ sởpháp luật của nhà nước nguyên tắc này không cho phép các cơ quan nhà nước thực hiệnquản lý nhà nước một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng phápluật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế, cụ thể:

+ Hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát của các cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội;+ Tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước trong phạm vi do pháp luật quy định,không vượt quá thẩm quyền;

+ Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định;+ Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành đúng luật

- Nguyên tắc công khai, minh bạch:

Nguyên tắc này đòi hỏi, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các đơn vị khi xâydựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được tiến hành công khai,minh bạch, đảm bảo công bằng dân chủ theo quy định của pháp luật

Câu 4 : Vai trò của cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

* Khái niệm:

- Cán bộ là công dân Việt Nam , được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chứcdanh theo nhiệm kỳ cơ quan nhà nước ở trung ương, ở cấp huyện tỉnh trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chứcdanh trong cơ quan nhà nước ở trung ương cấp huyện tỉnh … lương được đảm bảo từ quỹcủa đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

* Vai trò của cán bộ, công chức bao gồm:

- Quan hệ với đường lối , chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước

- Quan hệ vơi tổ chức lãnh đạo quản lý

- Quan hệ trong công việc

Trang 5

- Quan hệ với quần chúng nhân dân

Từ 4 mối quan hệ trên có thể đưa ra các vai trò khác nhau Ví dụ như: Trong mốiquan hệ với quần chúng nhân dân: Cán bộ, công chức là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ vớinhân dân

Câu 5: Khái niệm thể chế hành chính nhà nước Phân biệt thể chế Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước?

* Khái niệm:

Thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các quy định, quy tắc do nhà nước ban hành

để điều chỉnh các hoạt động quản lý hành chính nhà nước tạo nên hành lang pháp lý cho tất

cả các hoạt động QLHCNN và các cán bộ, công chức có thẩm quyền

* Phân biệt:

- Thể chế bao hàm tổ chức với hệ thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điềuchỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Theo cách định nghĩanày, thể chế được hiểu theo nghĩa rộng cho mọi tổ chức, đó là cách định nghĩa rộng nhất của

từ “thể chế”

- Cũng có thể hiểu thể chế thiên về Nhà nước hơn là các tổ chức khác Thể chế đượchiểu như là hệ thống các quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật củaNhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệgiữa Nhà nước với công dân và các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội

- Để hạn chế sự nhầm lẫn của thể chế và hệ thống pháp luật, thể chế được hiểu nhưsau: “Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nướcxác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điềuchỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằmthiết lập kỷ cương xã hội”

- Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, luật, Bộ luật, vănbản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năngquản lý Nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật

- Thể chế hành chính Nhà nước là một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dướiluật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan HCNN, một mặt là thực hiện chức năng quản lý,điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống vàlàm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tếcũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quan HCNN Thể chếHCNN là toàn bộ các yếu tố cấu thành HCNN để HCNN hoạt động quản lý Nhà nước mộtcách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia

- Thể chế tư là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm của các thực thể ngoài Nhànước để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi các thực thể được duy trì tính kỷ luậttrong tổ chức và hoạt động

- Thể chế Nhà nước

Chủ thể ban hành: Do Nhà nước ban hành (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), mangtính pháp lý, mức độ cưỡng chế cao được đảm bảo bằng hệ thống cưỡng chế đặc biệt Khuônkhổ quản lý xã hội nói chung là phức tạp và đa dạng

- Thể chế tư :

Chủ thể ban hành: không phải do Nhà nước ban hành Mang tính quy phạm, tínhcưỡng chế thấp, chủ yếu bằng kỷ luật của tổ chức Khuôn khổ quản lý một tổ chức số lượng

và đơn giản hơn

Trang 6

- Thể chế HCNN và thể chế Nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Thể chếHCNN là một bộ phận của thể chế Nhà nước Thể chế Nhà nước bao trùm toàn bộ các loạithể chế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước Chính vì vậy thể chế HCNN phảimang cái đặc trưng cơ bản của thể chế Nhà nước được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơbản của thể chế Nhà nước Tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng thể chế HCNN có nhữngđiểm khác biệt với thể chế Nhà nước.

- Thể chế Nhà nước: giới hạn trong hoạt động chấp hành và điều hành liên quan đếncác cơ quan thực thi quyền hành pháp Số lượng ít hơn, nội dung, kém phức tạp hơn

- Thể chế HCNN: Bao trùm hoạt động quản lý Nhà nước liên quan đến tất cả các cơquan trong bộ Máy nhà nước Số lượng lớn, nội dung phức tạp

Câu 6: Phân tích các yếu tố tác động đến thể chế hành chính nhà nước?

Thể chế hành chính nhà nước là một bộ phận của thể chế xã hội, do nhà nước xâydựng để điều tiết các hoạt động tổ chức và điều hành bộ máy nhà nước và quản lý của bộmáy nhà nước đối với xã hội Do đó, hệ thống thể chế hành chính nhà nước chịu ảnh hưởngchủ yếu của các yếu tố sau:

* Thứ nhất: Môi trường chính trị

Nhà nước trước hết là công cụ trong tay giai cấp thống trị để giúp giai cấp đó thựchiện các mục tiêu chính trị của mình Do đó, mọi hoạt động của nhà nước đều không thể đingược lại các mục tiêu chính trị Các quy định về sự điều tiết của nhà nước đối với xã hộicũng phải phù hợp với những định hướng chính trị trong xã hội Chính vì vậy, những địnhhướng chính trị có ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước nói chung và thểchế nhà nước hành chính nói riêng

* Thứ hai: Môi trường kinh tế - xã hội

Các quy định điều tiết hoạt động của các đối tượng trong xã hội phải phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế - xã hội Vai trò và mức độ điều tiết của Nhà nước đối với các quá trìnhkinh tế - xã hội diễn ra ở các nước khác nhau không giống nhau Sự thay đổi trong môitrường kinh tế - xã hội buộc hệ thống thể chế hành chính nhà nước phải thay đổi theo, thíchứng với những thay đổi trong xã hội để có thể quản lý xã hội một cách hiệu quả nhất

* Thứ ba: Lịch sự phát triển của quốc gia và truyền thống, văn hóa dân tộc

Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểmtruyền thống, văn hóa riêng, không giống với các dân tộc khác Do đặc tính này mà mọi quyđịnh để điều tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với cácchuẩn mực chung được thừa nhận trong truyền thống , văn hóa Một hệ thống thể chế chỉ tốt

và được tự nguyện áp dụng khi nó phát huy được những ưu điểm của các giá trị truyềnthống, nhưng đồng thời cũng phải loại bỏ đi những nhược điểm của truyền thống như những

hủ tục lạc hậu, tư duy bảo thủ

* Thứ tư: Các yếu tố quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thểnằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác Sự giao thoa văn hóa, tri thức và các giá trịchung của văn minh nhân loại cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của

hệ thống thể chế hành chính nhà nước Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhậnkhi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó

Ví dụ, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có ảnh hưởng lớn tới hệthống các quy định về thuế nhập khẩu: chúng ta không thể tự mình quyết định tỷ lệ đánhthuế như trước đây mà phải căn cứ vào các hiệp định đa phương được thừa nhận chungtrongWTO và những thỏa thuận chúng ta ký kết khi tham gia tổ chức này

Trang 7

* Thứ năm: Trình độ phát triển của xã hội

Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý của hoạt động QLNN Thể chế hànhchính nhà nước hoàn thiệncó vai trò quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.Nhưng muốn có thể chế hành chính nhà nước hoàn thiện thì trong quá trình xây dựng thể chếhành chính nhà nước phải lượng hoá được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, dự báo địnhhướng các quan hệ xã hội trong tương lai Thể chế hành chính nhà nước phải phù hợp với xuthế vận động và phát triển của xã hội Chỉ có như vậy thể chế hành chính nhà nước mới thực

sự có ý nghĩa cho đời sống QLNN đốivới xã hội

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng trên được coi là cơ bản thì cũng tồn tại một số nhân tốkhác cũng ảnh hưởng đến thể chế hành chính nhà nước như những biến đổi về kinh tế, chínhtrị diễn ra trênthế giới,hoàn cảnh địa lý của mỗi quốc gia

Câu 7: Phân tích vai trò của thể chế hành chính nhà nước?

Thể chế hành chính nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự hình thành vàphát triển hệ thống hành chính nhà nước, vì hệ thống thể chế hành chính thiết lập nên hànhlang pháp lý cho mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Vai trò quan trọng này thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

* Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước

- Hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước là sự tác động của quyềnlực Nhà nước đến các chủ thể trong xã hội

- Thể chế hành chính nhà nước (HCNN) với một hệ thống pháp luật (bao gồm Luật,các văn bản pháp quy dưới Luật) do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính là

cơ sở pháp lý cho các cơ quan HCNN, các cấp thực hiện quản lý, bảo đảm thống nhất quản

lý Nhà nước trên phạm vi quốc gia

- Hệ thống văn bản luật ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, hoàn thiện Nhà nướcngày càng hướng đến một Nhà nước dân chủ hiện đại, pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ của nóthì tính hiệu lực của các thể chế Nhà nước và các thể chế HCNN ngày càng được nâng cao

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực của pháp luật là một yếu tố đảmbảo cho hệ thống HCNN quản lý tốt đất nước theo hướng Nhà nước quản lý Nhà nước bằngpháp luật và mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội bình đẳng trước pháp luật

* Thể chế HCNN là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

- Một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động quản lý HCNN ở mọi quốc gia làvấn đề quyền lực và sự phân chia, phân công thực thi quyền lực đó giữa các cơ quan nhànước cũng như giữa các cấp chính quyền nhà nước

- Nó quy định về thể chế chính trị, tức là tổng thể các vấn đề nguồn gốc, chủ thể và cơchế phân bố quyền lực giữa các cơ quan và quyết định những thể thức liên hệ với nhau trongcác mối quan hệ ngang dọc, trên dưới

- Thể chế HCNN về tổ chức xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩmquyền, trách nhiệm cũng như các phương tiện kỹ thuật vật chất, nhân sự cho các cấp đó hoạt động

- Thể chế HCNN quy định sự phân chia chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan hànhchính của Chính phủ trung ương và giữa các cấp một cách cụ thể: Chính phủ trung ương, các

Bộ có quyền trên những vấn đề gì; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở địa phương cónhững quyền gì; mối quan hệ giữa các cơ quan của bộ máy hành chính trung ương và giữatrung ương với các cấp chính quyền địa phương như thế nào; thẩm quyền về việc ban hànhcác văn bản pháp luật như thế nào; nhiều vấn đề chi tiết khác về tổ chức các cơ quan HCNNphải được quy định

Trang 8

- Thể chế HCNN càng rành mạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy các cơ quan HCNNcác cấp càng rõ ràng và gọn nhẹ Thiếu các quy định cụ thể, khoa học trong việc phân chiaquyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan HCNN

sẽ làm cho bộ máy HCNN cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo và sẽ dẫn đến một

bộ máy hoạt động kém năng lực, kém hiệu lực và hiệu quả

- Nghiên cứu phân chia một cách khoa học chức năng, quyền hạn của bộ máy HCNN

để huy động cao nhất mọi khả năng của các chủ thể trong hoạt động quản lý là một trongnhững vấn đề và là nội dung quan trọng của thể chế HCNN

* Thể chế HCNN là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan HCNN

- Yếu tố con người trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan HCNN nói riêng

có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Về cơ bản có 3 loại:

+ Những người có quyền ban hành các quyết định quản lý (các văn bản pháp luật) bắtbuộc xã hội, cộng đồng phải chấp nhận và thực hiện (công quyền)

+ Những người trong bộ máy thực hiện chức năng tư vấn giúp cho những nhà lãnh đạoban hành quyết định (tham mưu, giúp việc)

+ Những người thực thi các văn bản pháp luật, các thể chế, các thủ tục của nền hànhchính (công lực)

- Nếu như chức năng, nhiệm vụ không được xác định một cách rõ ràng, khoa học thìkhó có thể bố trí hợp lý được từng người vào các chức vụ cụ thể Thể chế hành chính không

cụ thể, khoa học sẽ không thể bố trí được cán bộ, công chức hành chính vào đúng vị trí, quánhiều đơn vị với chức năng, nhiệm vụ chồng chéo hoặc quá vụn vặt để lãng phí nhân lực

- Thể chế HCNN phải quy định rõ: Ai phải làm cái gì, được trao quyền gì và phải làmnhư thế nào, do đó có thể bố trí được đội ngũ nhân sự hợp lý

* Thể chế HCNN là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và

tổ chức trong xã hội

Sự quyết định mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân các tổ chức xã hội thể hiện ở 2 mặt:+ Nhà nước tác động tới người dân ở hai khía cạnh: Quản lý người dân, phục vụ chonhu cầu hợp pháp của công dân

+ Người dân tác động tới nhà nước: Tuân thủ theo sự quản lý của nhà nước trên cơ sởpháp luật, thực hiện quyền làm chủ của mình với nhà nước

- Ngoài ra, Thể chế HCNN là căn cứ để xác lập mức độ và phạm vi can thiệp của nhànước đối với hoạt động của các đối tượng trong xã hội;

Thể chế HCNN là căn cứ để quản lý, điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực của xã hộimột cách có hiệu quả và hiệu lực

Câu 8: Khái niệm, đặc điểm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước Vẽ sơ đồ

hệ thống cơ quan hành chính ở Việt Nam?

* Khái niệm:

Cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) là một tổ chức tương đối đọc lập, do cơquan nhà nước có thẩm quyền thành lập ra theo quy định của pháp luật để thực hiện nhữngchức năng, nhiệm vụ nhất định của quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN)

* Đặc điểm:

- Là tổ chức tương đối độc lập trong bộ máy hành chính nhà nước;

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xác định;

- Liên kết với nhau thành hệ thống thứ bậc để thực hiện quyền chấp hành và điều hành;

- Được sử dụng quyền lực nhà nước mang tính cưỡng chế đối với xã hội;

Trang 9

- Hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật;

- Hoạt động được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước

* Phân loại:

1 Theo lãnh thổ hành chính:

a Tổ chức hành chính cấp trung ương:

- Có nhiệm vụ QLHCNN trên phạm vi toàn quốc

- Bộ máy hành chính trung ương ở nước ta hiện nay gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quanngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ Trong đó:

+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, CQHCNN cao nhất của nước Cộnghòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng QLNN đốivới ngành hoặc lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước

+ Các cơ quan thuộc chính phủ là những tổ chức do chính phủ thành lập nhằm thựchiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do chính phủ quy định

b Tổ chức chính quyền địa phương

- Là bộ máy thực hiện chức năng QLHC trên phạm vi một địa bàn hành chính nhất định

- Chính quyền địa phương các cấp ở nước ta gồm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

2 Theo tính chất thẩm quyền:

- Cơ quan HCNN thẩm quyền chung: Là những cơ quan hành chính nhà nước quản lý

tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc hay một địa bànhành chính nhất định

- Cơ quan HCNN thẩm quyền riêng: Là những cơ quan HCNN thực hiện quyền quản lý

trong từng lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc hay từng địa bàn hành chính

+ Hệ thống cơ quan thẩm quyền riêng gồm: Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân,…

+ Hệ thống cơ quan hành chính ở Việt Nam (theo lãnh thổ hành chính): Ngoài Chính

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ Công an Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch Thanh tra Chính phủ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Ngoại giao Bộ Giáo dụcvà Đào tạo Ngân hàng Nhà nước Thông tấn xã Việt Nam

Bộ xây dựng Phát triển nông thônBộ Nông nghiệp và Văn phòng chính phủ Đài Tiếng nói Việt Nam

Bộ Tư pháp Bộ Kế hoạchvà Đầu tư Kiểm toán nhà nước Đài Truyền hình Việt Nam

Quản lý Hành chính nhà nước Cơ quan hành chính Page 9

Trang 10

Cấp trung ương Cấp địa phương

Câu 9: Khái niệm, ý nghĩa của chức năng, hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước

* Hình thức quản lý hành chính nhà nước:

1 Khái niệm hình thức quản lý hành chính nhà nước:

- Hình thức quản lý hành chính Nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của hoạt độngquản lý, cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể lên khách thể,đối tượng quản lý

- Hình thức quản lý hành chính nhà nước do chủ thể QLHCNN mà chủ yếu là do các

cơ quan QLHCNN và những người có thẩm quyền trong các cơ quan này sử dụng để tácđộng đến đối tượng quản lý là các cá nhân và tổ chức nhằm đạt được những hành vi xử sựcần thiết

- QLHCNN được thể hiện ra bên ngoài dưới nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, tuynhiên hình thức quản lý hành chính chỉ là những nhóm hoạt động có cùng nội dung, tính chất

và phương thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, chẳng hạn như ban hànhVBQPPL, ban hành VBADQPPL, tiến hành những hoạt động tổ chức trực tiếp…

- Hình thức quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định về thẩm quyền, trình

tự thủ tục Chính vì thế mà việc quyết định sử dụng hình thức QLHCNN nào, các chủ thểquản lý phải căn cứ vào pháp luật

- Ví dụ:

Trong thời gian qua, tình hình TTATGT ở nước ta diễn biến phức tạp TNGT gia tăngtrên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương Đứng trước tình hình đó, ChínhPhủ đã có nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu TNGT và UTGT Các biện pháp đó đượcthể hiện ra bên ngoài dưới các hoạt động cụ thể sau:

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Cụ thể là Chính phủ đã ban hành:

- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằmkiềm chế TNGT và UTGT

Các cơ quan ngang bộ

18 Bộ

Chính

phủ

Cơ quan thuộc chính phủ

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Trang 11

- Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trên lĩnh vực GTĐB ngày14/9/2007 để thay thế cho Nghị định số 152/2005/NĐ-CP.

2 Tổ chức tuyên truyền các VBPL trên đến mọi người dân thông qua nhiều hình thứckhác nhau…

3 Tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, đăng ký, quản lý phương tiện giaothông, sát hạch cấp GPLX

4 Kiểm tra việc chấp hành các quy định của luật GTĐB

5 Ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những người vi phạm luậtgiao thông đường bộ

2 Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện ra bên ngoài bằng nhiều hoạt động cụ thểkhác nhau, tuy nhiên căn cứ vào nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thểquản lý lên khách thể, đối tượng quản lý, chúng ta có thể phân loại các hình thức quản lý hànhchính nhà nước thành 5 hình thức sau đây:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

- Thực hiện các hoạt động khác mang tính pháp lý

- Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp

- Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật

a Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản QPPL là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theotrình tự, thủ tục luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảođảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong quản lý hành chính nhà nước, hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

là hình thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng của các chủ thể quản lý hành chính nhànước nhằm thực hiện chức năng chấp hành và điều hành

Thông qua hoạt động ban hành văn bản QPPL hành chính các chủ thể quản lý hànhchính nhà nước:

- Ấn định các quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lýhành chính nhà nước;

- Quy định những hạn chế và điều ngăn cấm;

- Quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động của chủ thể quản lý

Ví dụ: Quy định về mức xử phạt đối với tài xế xe khách có hành vi chở người vượtquá số ghế quy định của NĐ 152

b Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

Văn bản áp dụng QPPL là văn bản thi hành của văn bản QPPL, văn bản này được banhành trên cơ sở văn bản QPPL nhằm giải quyết các công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức

Hình thức ban hành văn bản ADQPPL là hình thức chủ yếu của cơ quan QLHCNN sửdụng để giải quyết các công việc, cụ thể hàng ngày Do đó, văn bản ADQPPL có số lượngrất lớn, có nội dụng, tính chất, mục đích sử dụng rất khác nhau Tuy nhiên, căn cứ vào mụcđích áp dụng, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm lớn là:

- Những văn bản chấp hành pháp luật;

- Những văn bản bảo vệ pháp luật

c Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý

Trang 12

Những hoạt động mang tính chất pháp lý là những hoạt động do các chủ thể quản lýHCNN tiến hành khi pháp sinh những điều kiện tương ứng được quy định trước trong cácvăn bản QPPL nhưng không cần ban hành văn bản ADQPPL.

Những hoạt động mang tính pháp lý bao gồm rất nhiều các hoạt động cụ thể khác nhau như:

- Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa VPPL như kiểm tra giấyphép lái xe, kiểm tra tạm vắng, tạm trú…

- Đăng kí những sự kiện nhất định như đăng kí hộ tịch

- Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như giấy phép lái xe

Tiến hành các hoạt động tổ chức thực hiện gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết vàphổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng nhữngthành tựu khoa học kĩ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạt động, tổ chức hội thảo…

- Ví dụ: Tổ chức hội nghị tổng kết năm, tổ chức míttinh tuyên truyền luật giao thông…

e Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật

Là hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vàoquá trình quản lý hành chính nhà nước

Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật có ý nghĩa lớn trong việc nâng caohiệu suất công tác của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo công tác quản lý hành chínhnhà nước dược tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác

Ví dụ: Việc sử dụng máy vi tính phục vụ cho công tác tác quản lý phương tiện giaothông Sử dụng máy đo tốc độ có camera ghi hình, máy đo nồng độ cồn để làm căn cứ raquyết định xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB, sử dụng CNTT để quản lý dữ liệu cư trú…

* Phương pháp quản lý hành chính nhà nước:

1 Khái niệm phương pháp QLHCNN

- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng,nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hànhchính lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết

- Từ khái niệm này, chúng ta thấy phương pháp QLHCNN có những đặc điểm sau đây:

+ Phương pháp QLHCNN do các chủ thể QLHCNN (các cơ quan hành chính nhànước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước…) tiếnhành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

+ Phương pháp QLHCNN là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý.+ Những phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được thể hiệndưới những hình thức QLHCNN nhất định (ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hànhvăn bản áp dụng quy phạm pháp luật…) và được tiến hành trong giới hạn do pháp luật quy định

2 Những yêu cầu đối với phương pháp QLHCNN

- Các phương pháp quản lý phải có khả năng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu củaquản lý hành chính nhà nước

- Phương pháp quản lý phải đa dạng, thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau

- Phương pháp quản lý phải có tính hiện thực

Ngày đăng: 20/12/2015, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w