1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng

95 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Phần Mềm Waste Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị Đà Lạt
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Thể loại Đề Tài
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Luận văn về Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng

Trang 1

- 1 -

Chương1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được nâng cao đồng thời các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn Một trong các vấn đề môi trường đáng quan tâm đó là chất thải đô thị

Do tính chất phức tạp của việc quản lý chất thải rắn (CTR) nên hầu hết tại các đô thị của Việt Nam công tác quản lý CTR đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồng chéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi Đó chính là vấn đề đáng lo ngại cho các nhà quản lý CTR tại các đô thị, thành phố Đà Lạt cũng là một địa phương không ngoại lệ

Tuy hệ thống quản lý CTR của Tp Đà Lạt đã được xây dựng và hoạt động dưới sự quan tâm và chỉ đạo của sở Tài Nguyên và Môi Trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các ban nghành chức năng khác nhưng hiện nay vẫn chưa hiệu quả Rác thải sau khi thải bỏ vẫn chưa được thu gom triệt để, sau khi thu gom vẫn chưa xử lý đúng quy định gây nên mùi hôi, mất cảnh quan thành phố, gây bức xúc cho người dân địa phương và du khách đến tham quan

Dựa trên các điều kiện về nhân lực, kỹ thuật, các yếu tố kinh tế - xã hội của Đà Lạt thì nâng cao hệ thống quản lý chất thải rắn là việc cần thiết và để có thể thực hiện tốt công việc này thì công nghệ thông tin là công cụ đắc lực, giúp cho các nhà quản lý trong quá trình quản lý và ra quyết định Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là rất cần thiết Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải đô thị cho Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” nhằm tìm hiểu sâu hơn về công tác quản lý CTR của thành phố và có thể đơn giản hơn, hiệu quả hơn trong công tác quản lý CTR của thành phố

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu lâu dài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường cho

Thành phố Đà Lạt nhằm giảm bớt sự phức tạp, chồng chéo trong công tác quản lý CTR

Mục tiêu trước mắt:

Trang 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu và phân tích tài liệu

trong và ngoài nước liên quan tới công tác quản lý chất thải đô thị

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Phương pháp này kế thừa kết quả

nghiên cứu của các tác giả đi trước cũng như các số liệu thu thập được từ Sở Tài nguyên Môi trường, Công ty Quản lý Công trình Đô thị, Cục thống kê Lâm Đồng, các

số liệu thu thập được từ các đề tài, dự án, báo cáo về môi trường để làm cơ sở dữ liệu (CSDL) cho đề tài Các số liệu thu thập gồm:

§ Các số liệu về kinh tế - xã hội ( dân số) của thành phố qua các năm

§ Các thông tin, số liệu, hình ảnh về các đối tượng, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý CTR của thành phố như Sở tài nguyên và môi trường, Công ty quản lý công trình đô thị,…

§ Các thông tin, số liệu về công tác quản lý: bãi chôn lấp, lượng rác phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển CTR của đội môi trường, lộ trình thu gom, vận chuyển…

- Phương pháp số hóa bản đồ: Từ bản đồ gốc của thành phố Đà Lạt, dùng phần

mềm Mapinfo để số hóa lại các lớp bản đồ ( giao thông) cho phù hợp với mục tiêu của

đề tài

Trang 3

- 3 -

- Phương pháp nghiên cứu bản đồ: là bước đầu tiên tìm hiểu thông tin cho việc

quy hoạch tuyến vận chuyển CTR

- Phương pháp khảo sát thực địa: Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và các

số liệu hiện có, tiến hành khảo sát thực tế

§ Quan sát hiện trạng CTR hàng ngày trên địa bàn thành phố Đà Lạt

§ Khảo sát các tuyến đường thu gom, vận chuyển CTR trên đường phố và một số chợ trên địa bàn thành phố

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu:Trên cơ sở các số liệu thu thập được,

cùng với các số liệu khảo sát thực tế, tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu sau đó chọn lọc các số liệu cần thiết để làm CSDL của đề tài nhằm tránh tình trạng

thừa thông tin

- Phương pháp toán học:

§ Ứng dụng các mô hình toán để dự báo gia tăng dân số, dự báo lượng rác phát sinh, tính toán số lượng xe và thùng đẩy cần thiết cho công tác thu gom, vận chuyển rác của thành phố

§ Phương pháp thống kê trong nghiên cứu môi trường: thống kê các số liệu thu thập được (số liệu vận chuyển rác hàng tháng tại các bãi chôn lấp thành phố) Từ các số liệu

đã thống kê vẽ đồ thị và xuất bóa cáo

- Ứng dụng công nghệ thông tin : Ứng dụng GIS, phần mềm Mapinfo, hệ thống

thông tin môi trường để hỗ trợ cho việc thống kê, dự báo, tính toán lượng rác phát sinh

và hỗ trợ cho công tác ra quyết định quản lý

Trang 4

- 4 -

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (HTTTMT)

2.1.1 Tính cấp thiết phải xây dựng hệ thống thông tin môi trường

Ngày nay, khi mà các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp thì cần đòi hỏi phải ứng dụng các hệ thống thông tin để giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra như tra cứu thông tin môi trường, vấn đề thu thập tự động và biểu diễn thông tin, quản lý, thiết

kế, mô phỏng và dự báo các quá trình khác nhau Vì vậy, thúc đẩy công tác nghiên

cứu, nâng cao, mở rộng và ứng dụng các Hệ thống thông tin môi trường là cần thiết

2.1.2 Hệ thống thông tin môi trường

HTTTMT được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ, quản lý

và phân tích các thông tin môi trường và các dữ liệu liên quan HTTTMT chứa đựng các thông tin về mô tả trên mặt đất (ví dụ các dòng sông chảy, đường giao thông, đất đai, thông tin về sử dụng đất, lớp thực vật, v.v ) khu vực dưới đất (ví dụ nước ngầm, các mỏ khoáng sản v.v…), dữ liệu về các hoạt động môi trường (ví dụ : các hoạt động khoan đào hố, đào giếng, khai thác gỗ v.v ) thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường (ví dụ: dữ liệu về các mẫu môi trường, luồng khí ô nhiễm, ranh giới ô nhiễm v.v ), dữ liệu về điều kiện khí tượng thủy văn (ví dụ: lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ, bức

xạ, tốc độ gió), các hồ sơ và các mô tả về các dự án có liên quan (ví dụ: bản trình bày các tác động môi trường, bản đồ v.v )

Thành phần cốt lõi của HTTTMT là một cơ sở dữ liệu không gian được cấu trúc chặt chẽ và dễ truy xuất, trong đó chứa đựng các thông tin phân bố không gian cùng với các thông tin thuộc tính liên quan của nó

2.2 HỆ THỒNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)

2.2.1 Khái niệm GIS

Hệ thống thông tin địa lý gọi tắt là GIS được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là Geographical Information System Tùy theo quan niệm và cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau

Lĩnh vực GIS được đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng và các khái niệm của GIS được phát triển trên nền của rất nhiều lĩnh vực như:

Trang 5

HTTTĐL là một hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, truy vấn, phân tích và hiển thị

dữ liệu không gian

GIS là tập hợp có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế để thu nhận, lưu trữ, cập nhật, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin địa lý

2.2.2 Sơ lược về lịch sử phát triển của HTTTĐL

GIS được hình thành từ các ngành khoa học: địa lý, bản đồ, tin học và toán học Nguồn gốc của GIS là việc tạo ra các bản đồ chuyên đề, các quy hoạch sử dụng phương pháp chồng lắp bản đồ Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information

Trang 6

- 6 -

System) là một hệ thống phần mềm máy tính được sử dụng trong việc vẽ bản đồ, phân tích các vật thể, các hiện tượng tồn tại trên trái đất

Hình 2.2: Hệ thống thông tin địa lý

2.2.3 Chức năng của Hệ thống thông tin địa lý GIS

HTTTĐL gồm 4 chức năng cơ bản sau: nhập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu (chức năng xử lý số liệu, chức năng suy giải và phân tích thông tin ), xuất dữ liệu ( chức năng trình bày dữ liệu)

Hình 2.3: Chức năng của hệ thống thông tin địa lý

Nhập dữ liệu: Đây là quá trình mã hóa dữ liệu và ghi chúng vào cơ sở dữ liệu,

đây là công việc quan trọng và phức tạp quyết định lợi ích của HTTTĐL Có 3 cách nhập dữ liệu cơ bản cho HTTTDL:

Nhập dữ liệu không gian

Trang 7

- 7 -

Nhập dữ liệu phi không gian

Liên kết giữa dữ liệu không gian và phi không gian

Quản lý dữ liệu: Chức năng này liên quan tới cơ sở dữ liệu, nó bao gồm những

chức năng lưu trữ, xóa và phục hồi

Phân tích dữ liệu: Nhằm trả lời những câu hỏi hoặc tìm những giải pháp cho

những vấn đề khác nhau

Hiển thị dữ liệu: Biểu diễn lại dữ liệu đã được xử lý ở dạng cho người sử dụng

(bản đồ, đồ thị, bảng, biểu) hoặc ở dạng để chuyển cho hệ thống máy tính khác (băng

từ, truyền đi qua mạng truyền số liệu)

2.2.4 Thành phần Hệ thống thông tin địa lý GIS

Thành phần hiển thị bản đồ: cho phép chọn lọc dữ liệu trong hệ thống để tạo bản

đồ mới, sau đó trình bày lên màn hình hoặc đưa ra máy in, máy vẽ…

Thành phần số hóa bản đồ: cho phép chuyển đổi các bản đồ trên giấy sang dạng

số

Thành phần quản lý dữ liệu: gồm các module cho phép người dùng nhập số liệu

dạng bảng tính, phân tích, xử lý số liệu và lập bảng báo cáo kết quả

Thành phần xử lý ảnh: chỉnh ảnh, xóa nhiễu, lọc ảnh, giải đoán ảnh vệ tinh, ảnh

Trang 8

- 8 -

- Thiết bị xuất dùng để hiển thị các kết quả xử lý dữ liệu

- Thiết bị hiển thị là thiết bị giao tiếp hiển thị như màn hình, thông qua đó người

sử dụng điều khiển máy tính

Bộ xử lý trung tâm CPU

Thiết bị hiển thị: Màn hình

Trang 9

Dữ liệu nền: bao gồm các dữ liệu dùng chung để định hướng: thông tin về toạ

độ, thông tin về thuỷ hệ, địa hình, địa giới, giao thông, dân cư…

Dữ liệu chuyên đề: dữ liệu về một lĩnh vực đặc biệt

Chất lượng của dữ liệu thể hiện ở tính chính xác, đầy đủ, cập nhật và tính mở (chuyển đổi được)

Hình 2.6: Mô hình thành phần dữ liệu

Nhập dữ liệu: Biến các dữ liệu thu thập được dưới hình thức bản đồ, các quan

trắc do ngoại nghiệp, các ảnh viễn thám (bao gồm ảnh máy bay và ảnh vệ tinh), các bảng dữ liệu có sẵn thành dạng số (digital data)

Hình 2.7: Nhập dữ liệu

Trang 10

- 10 -

Lưu trữ và quản lý dữ liệu: tổ chức liên kết dữ liệu vị trí với dữ liệu về thuộc

tính của các đối tượng địa lý tương ứng

Biến đổi dữ liệu: gồm tác vụ khử sai số của dữ liệu, cập nhật chúng ( thay đổi tỉ

lệ, đưa vào hệ quy chiếu mới…) và thực hiện các phân tích không gian cần thiết

Hình 2.8: Biến đổi dữ liệu

Xuất và trình bày dữ liệu: đưa ra kết quả phân tích tổng hợp số liệu dưới dạng

- Nhóm 1: Là nhóm kĩ thuật viên thao tác trực tiếp triên thiết bị phần mềm để

thu thập, nhập, tổ chức, lưu trữ và hiển thị theo yêu cầu của người quản trị hay sử dụng

hệ thống

- Nhóm 2: Là nhóm chuyên viên GIS sử dụng hệ thống để thực hiện các bài toán

phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề theo một mục đích xác định để làm chức năng trợ giúp và ra quyết định do người sử dụng yêu cầu

Trang 11

- 11 -

- Nhóm 3: Là nhóm người khai thác sử dụng, họ sử dụng các kết quả, các báo

cáo của HTTTĐL để ra quyết định

2.2.4.5 Quy trình

Tập trung xây dựng một số qui trình dựa trên khả năng phân tích không gian của GIS nhằm phục vụ cho người ra quyết định Các qui trình có liên quan tới GIS như: Nhập dữ liệu, cập nhập dữ liệu, chia xẽ dữ liệu

2.2.5 Cấu trúc dữ liệu và bản chất của Hệ thống thông tin địa lý(GIS)

- Dữ liệu không gian: là sự mô tả bằng kỹ thuật số các phần tử bản đồ được thể hiện ở 3 dạng như điểm, đường gấp khúc hay đoạn cong và vùng hay đa giác, vị trí của chúng được xác định bởi các tọa độ Các thành phần đồ họa trong CSDL GIS thường

mô tả bằng nhiều lớp, mỗi lớp chứa một nhóm đối tượng thuần nhất với vị trí của chúng theo tọa độ chung của tất cả các lớp

- Dữ liệu phi không gian hay số liệu thuộc tính thể hiện các tính chất, số lượng, chất lượng hay mối quan hệ của các phần tử bản đồ và các vị trí địa lý Chúng được lưu trữ dưới dạng số, ký tự hoặc được quản lý dưới dạng bảng (theo cột hoặc theo hàng)

- Dữ liệu và CSDL: dữ liệu trong GIS luôn thay đổi và phức hệ Chúng mô tả hình ảnh của bản đồ, mối quan hệ logic giữa các hình ảnh đó, những dữ liệu thể hiện đặc tính của hình ảnh và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định CSDL là

sự lựa chọn dữ liệu cần thiết nhất (không có số liệu thừa) và các dữ liệu này có thể chia sẻ giữa nhiều hệ thống ứng dụng khác nhau

2.2.6 Thế mạnh và khả năng ứng dụng của GIS

Trang 12

- 12 -

§ Có khả năng chồng ghép thông tin, mô phỏng các mối quan hệ của các lớp dữ liệu

§ HTTTĐL không phụ thuộc vào tỉ lệ hay chuyên đề ứng dụng

§ HTTTĐL là một công cụ quản lý lãnh thổ và hỗ trợ quyết định trong thiết kế qui hoạch

§ HTTTĐL chỉ có thể hoạt động được với điều kiện có thông tin chứa đựng trong cơ

sở dữ liệu một cách có tổ chức, cấu trúc dữ liệu phù hợp với đặc thù thông tin và phù hợp với khả năng quản lý phân tích của hệ thống

§ Chúng có khả năng chế biến một khối lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, cho phép đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để nhận được những phương án khác nhau trong thiết kế qui hoạch

Ứng dụng HTTTĐL chúng ta được các thuận lợi sau:

§ Làm giảm hay loại bỏ các hoạt động thừa, tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức

§ Kết quả số liệu tốt hơn với giá thành thấp hơn và trợ giúp quyết định, lập kế hoạch

§ Nhanh chóng thu nhận được nhiều thông tin và phân tích chúng, lập báo cáo mọi nhu cầu của công tác quản lý

§ Các hoạt động mới của cơ quan có thể tự động hóa bằng một ô chứa đầy đủ các số liệu của HTTTĐL

§ Cầu nối giữa các công cụ và công nghệ nhằm cải tiến sản xuất

§ Tăng khả năng lưu trữ và sử lý số liệu, cải tiến truyền thông thông tin

§ Trả lời các vấn đề quan tâm nhanh, chính xác và tin cậy cao

§ Luôn có sẵn các sản phẩm phục vụ cho các mục đích mới như bản đồ, báo cáo thông tin, số liệu…

2.2.6.2 Các lĩnh vực ứng dụng GIS

Hiện nay, GIS được ứng dụng trong các lĩnh vực như: quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai, quy hoạch quản lý đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế,…

Lập chính sách, quy hoạch, quản lý thành phố

§ Quy hoạch vùng, quy hoạch đất đai

§ Giải quyết vấn đề trong trường hợp khẩn cấp

Trang 13

- 13 -

§ Quản lý thuế

§ Khoa học môi trường

§ Giám sát hiểm họa môi trường

§ Quản lý lưu vực, vùng ngập, vùng đất ướt, rừng tầng ngập nước

§ Đánh giá tác động môi trường

§ Thông tin về các nhà máy, thiết bị độc hại

§ Dự báo lan truyền bệnh

§ Phân tích nhu cầu y tế

§ Thống kê tài sản y tế

2.3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ CTR

2.3.1 Quá trình ứng dụng của GIS trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam

Những công trình ứng dụng GIS trong những năm gần đây đã mang lại thành công đáng kể:

Năm 2004, xây dựng thành công mô hình ENVIMAP 2.0, ECOMAP 2.0 là mô hình quản lý, đánh giá ô nhiễm không khí tại ống khói các nhà máy, cơ sở sản xuất và theo dõi sự phát tán, lan truyền của chúng trong không khí

Năm 2005, ứng dụng GIS trong việc quản lý rác thải ở các tỉnh thành, điển hình là quận 4 và quận 10 thành phố Hồ Chí Minh bằng phần mềm TISWAM 1.0 Với GIS, ta

Trang 14

- 14 -

có thể dễ dàng nhập và tìm kiếm dữ liệu vị trí các điểm tập kết, các điểm trung chuyển

và quan sát sự vận chuyển các chất thải trên bản đồ

Năm 2006, thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để xác định bãi chôn lấp rác tại thành phố Đà Nẵng Phần mềm LANDFILL ra đời nhằm hỗ trợ các nhà qui hoạch xác định vị trí bãi chôn lấp phù hợp nhất với địa phương khảo sát

2.3.2 Khả năng ứng dụng GIS trong quản lý CTR

Hình 2.10: Một vài khả năng ứng dụng của GIS

Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng các nhà máy xí nghiệp, các vùng phụ cận và các đối tượng phục vụ:

- Các hệ thống quản lý tập trung ngân hàng dữ liệu và các bảng mục lục đã được phân loại

- Nhập thông tin và tiến hành thống kê

- Kiểm kê các đường giao thông: Ống dẫn nước, hệ thống cống rãnh, các mạng lưới nhiệt, mạng điện

- Tích hợp các hệ GIS với cơ sở dữ liệu đang có, các hệ thống điều phối an toàn

- Gắn kết thông tin với vị trí địa lý

Hệ thống quản lý bến bãi các phương tiện vận chuyển và giải quyết bài toán vận chuyển:

- Bài toán quản lý thu gom rác có lưu ý tới các lớp dân cư và môi trường cảnh quan

- Bài toán tương tác giữa các loại xe vận chuyển rác khác nhau

- Quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông và sự phát triển của nó

- Tìm kiếm và phân tích tuyến đường tối ưu về mặt dịch vụ và công nghệ

Trang 15

- 15 -

- Quản lý chuyển động các phương tiện giao thông trong thành phố

- Quản lý nhanh chóng (trong chế độ thời gian thực) các tuyến vận chuyển rác có lưu ý tới các yếu tố không gian và thời gian

Bài toán phân tích sự phân bố theo không gian các bãi rác:

- Cho phép tạo ra bãi rác thải trên bản đồ điện tử

- Xác định vùng ảnh hưởng của các tổ chức có trách nhiệm quản lý các bãi rác

- Phân tích và lựa chon các vị trí tối ưu để chôn chất thải có lưu ý tới các đặc trưng về sinh thái, địa chất, thủy văn, sinh học và các đặc trưng khác

- Phân tích sự thay đổi theo thời gian của lượng rác thải có lưu ý tới sự phân bố không gian

2.3.3 Các mô hình toán ứng dụng trong quản lý CTR đô thị

2.3.3.1 Mô hình dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn đô thị tới năm 2020

a, Dự đoán sự gia tăng dân số

Phương pháp ước tính dân số

Giả sử tốc độ gia tăng dân số theo thời gian tỉ lệ thuận với dân số hiện tại

0

dP kP

dy =

Lấy tích phân 2 vế theo cận tương đương

0 0

P: dân số của năm tính toán (người)

P0: dân số của năm lấy làm gốc (người)

k: tốc độ gia tăng dân số

t: hiệu số năm tính toán và năm lấy làm gốc

Đặt x = t a = k

y = P b = P0

Phương trình tương đương: y = ax + b

Trang 16

- 16 -

b, Dự đoán khối lượng rác phát sinh tại Thành phố Đà Lạt

Phương pháp ước tính khối lượng CTRSH

Giả sử tốc độ phát sinh CTR của một người trong một ngày là một hằng số

t

t W

Wt: tốc độ phát sinh rác của năm tính toán (tấn/người/ngày)

W0: tốc độ phát sinh rác của năm lấy làm gốc (tấn/người/ngày)

k: tốc độ phát sinh rác

t: hiệu số năm tính toán và năm lấy làm gốc

Đặt: x = t a = k

y = Wt b = W0

Phương trình tương đương: y = ax + b

2.3.3.2 Mô hình tính toán số lượng phương tiện cần đầu tư đến năm 2020

Hiện nay, phương thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị tại Đà Lạt là hệ thống thu gom kiểu thùng chứa cố định và hệ thống rung chuông

Hình 2.11: Sơ đồ hệ thống thu gom container cố định

Trang 17

c: dung tích trung bình của thùng đẩy tay (m3/chuyến); c= 0.66 m3

f: hệ số sử dụng dung tích thùng xe tính theo trọng lượng; f = 0.8

Thời gian đổ rác lên đầy chuyến xe ép rác:

T =C uc + ndbc (h/chuyến)

Trong đó:

Ct: số thùng đổ trong 1 chuyến (thùng/chuyến)

uc: thời gian cần thiết để đổ rác và trả thùng rác rỗng vào vị trí cũ (phút/thùng)

np – 1: số lần vận chuyển giữa 2 vị trí lấy rác = số thùng rác – 1

dbc: thời gian vận chuyển giữa 2 vị trí lấy rác (phút/vị trí)

Thời gian cần cho một chuyến xe:

T p = T + h + s Trong đó:

h: thời gian vận chuyển trên đường = thời gian xe đi từ điểm hẹn đến bãi chôn lấp (BCL) và từ BCL đến điểm hẹn tiếp theo

v

L

h= 2 (h/chuyến) L: khoảng cách trung bình của lộ trình (km)

v: vận tốc trung bình của xe ép rác trên toàn bộ lộ trình (km/h)

s: thời gian đổ rác tại BCL (kể cả thời gian chờ đợi) (phút/chuyến)

Trang 18

- 18 -

Số chuyến vận chuyển của mỗi xe cơ giới trong ngày:

p T

W H

N = (1− )

Trong đó:

H: thời gian làm việc trong ngày (h/ngày)

W: hệ số tính đến thời gian không vận chuyển; W = 0.15%

Tổng số chuyến xe cần thiết để thu gom và vận chuyển toàn bộ hết lượng rác sinh hoạt trong ngày:

1000 1

×

×

=

ρ V

W

TC t (chuyến/ngày)

Trong đó:

Wt: lượng rác thải phát sinh trong ngày (tấn/ngày)

V: thể tích trung bình của xe cơ giới (m3)

ρ1: khối lượng riêng của chất thải rắn ở các khu đô thị; ρ1 = 450 kg/m3

Số xe tải cần thiết để thu gom hết lượng rác:

N

TC

X = (xe)

b, Mô hình tính toán cho lượng thùng xe đẩy tay 660L:

Giả định mỗi ngày mỗi người lấy rác là m = 5 chuyến/thùng/ngày

Số thùng thu gom chất thải rắn trên toàn địa bàn:

m KL

Wt: khối lượng rác phát sinh trong ngày (tấn/ngày)

KL: khối lượng rác chứa trong mỗi thùng (kg) KL = c* ρ 2

c: dung tích trung bình của thùng đẩy tay (m3/chuyến); c= 0.66 m3

ρ2: khối lượng riêng của chất thải rắn ở các khu đô thị; ρ = 380 kg/m3

Trang 19

- 19 -

2.4 PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ WASTE

2.4.1 Sự cần thiết phải sử dụng mô hình

2.4.1.1 Vai trò của mô hình như một công cụ kết nối thế giới tự nhiên và xã hội loài người

Ngày nay hầu hết các ngành khoa học đều sử dụng “mô hình” Tuy nhiên có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau cùng sử dụng thuật ngữ “mô hình” Với nhiều nhà nghiên cứu mô hình được hiểu là các mô hình số phức tạp chạy trên máy tính, trong một số ngành khoa học khác mô hình được hiểu như một dạng mẫu tương tự

“model” cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau (The American Heritage Dictionary of the English Language, New York: Houghton Mifflin 1969):

§ Mô hình là một đối tượng nhỏ, thường được xây dựng theo tỷ lệ, nó mô tả một vài đối tượng thực tế trong tự nhiên

§ Mô hình là một mẫu thể hiện một sự vật còn chưa được xây dựng trên thực tế, được xem như là kế hoạch (trên thực tế sẽ lớn hơn mẫu) và sẽ được xây dựng

§ Thuật ngữ “model” có thể là một mẫu được sử dụng để trắc nghiệm về ngữ pháp “ hai mẫu câu có cấu trúc văn phạm tương phản nhau” (Noam Chomsky)

§ Thuật ngữ “model”có thể được dùng như một kiểu mẫu thiết kế của một đối tượng

cụ thể Ví dụ có thể nói chiếc xe của anh ta là mẫu xe của năm ngoái

§ Thuật ngữ “model” có thể được dùng cho đối tượng là người tiêu biểu cho một hay nhiều tiêu chí khác nhau

§ Thuật ngữ “model” có thể là người hay vật thể phục vụ cho họa sĩ hay người chụp hình nghệ thuật

§ Thuật ngữ “model” có thể dùng chỉ người có nghề nghiệp là trình diễn thời trang Tóm lại, mô hình hóa các quá trình và hiện tượng xảy ra trong xã hội và thiên nhiên được thừa nhận như một công cụ mạnh giúp hiểu biết sâu hơn bản chất của tự nhiên và giúp loài người nhận được thông tin quý giá về thế giới thực Thông tin này tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các phương pháp mới giải quyết các bài toán khoa học cũng như làm cơ sở thông qua các quyết định quản lý cụ thể

Trang 20

- 20 -

2.4.1.2 Mô hình như là một công cụ quản lý và nghiên cứu môi trường

Ngày nay khi quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo

đó là các tác động mạnh mẽ, phá hoại hệ sinh thái, môi trường tự nhiên Gây nên các dịch bệnh, thiên tai,…Vì vậy việc dự báo các tác động môi trường do hoạt động của con người gây ra là hết sức cần thiết Đó cũng là lý do biến mô hình trở thành một công cụ có ích bởi vì mô hình là bức tranh phản ánh thực tế

Mô hình môi trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường trước đây:

Hình 2.12: Mối liên hệ giữa khoa học môi trường,sinh thái, mô hình hóa môi

trường sinh thái, quản lý môi trường và công nghệ môi trường

Ngày nay, khi công nghệ phát triển thì mô hình quản lý môi trường phức tạp hơn

và được trình bày:

Hình 2.13: Vai trò các mô hình môi trường trong quản lý môi trường

Trang 21

- 21 -

- Mô hình là những công cụ hữu ích trong khảo sát các hệ thống phức tạp

- Mô hình có thể được dùng để phản ánh các đặc tính của hệ sinh thái

- Mô hình phản ánh các lỗ hổng về kiến thức và do đó có thể được dùng để thiết lập nghiên cứu ưu tiên

- Mô hình là hữu ích trong việc kiểm tra các giả thiết khoa học, vì mô hình có thể

mô phỏng các tác động bên trong của hệ sinh thái, dùng nó để so sánh với các quan sát

2.4.2 Waste 2.0

Trong nhiều năm qua, nghiên cứu để đưa một phần mềm quản lý CTR đã được nhóm ENVIM thực hiện trong nhiều đề tài khoa học các cấp WASTE phiên bản 2.0 ra đời tháng 12/2006 là sản phẩm đề tài nghiên cứu cấp Bộ 2006 – 2007 do TSKH Bùi

Tá Long làm chủ trì Đây là một công nghệ thực hiện tích hợp giữa cơ sở dữ liệu môi trường liên quan tới CTR, GIS và các mô hình đánh giá chất lượng công tác quản lý CTR WASTE cung cấp công cụ trong việc phân tích, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn theo kịch bản khác nhau Ngoài ra, phần mềm này còn có nhiều thành phần khác nhau để trợ giúp cho việc phân tích các số liệu môi trường Các thành phần đó bao gồm:

• Các công cụ lưu trữ, đánh giá và khai thác dữ liệu

• Các tiện ích giúp tra cứu các tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác môi trường

• Công cụ trợ giúp làm báo cáo tự động, hỗ trợ cho người sử dụng một công cụ thuận tiện để làm báo cáo dựa trên các số liệu quan trắc từ các cơ sở dữ liệu được lưu trữ

WASTE 2.0 gồm các khối chính liên kết với nhau:

§ Khối GIS, quản lý các đối tượng một cách trực diện trên bản đồ

§ Khối thống kê, báo cáo, nhập xuất dữ liệu

§ Khối mô hình tính toán dự báo

§ Khối quản lý dữ liệu, quản lý các đối tượng liên quan đến chất thải rắn

§ Khối tài liệu hỗ trợ, hỗ trợ các văn bản pháp quy

Trang 22

- 22 -

2.4.3 Mô hình WASTE 3.0

WASTE 3.0 ra đời vào tháng 12/2007 dựa trên nền tảng WASTE 2.0 nhưng có sự điều chỉnh đáng kể về công nghệ, cũng như CSDL và đặc biệt có tích hợp bài toán quy hoạch tuyến tính tối ưu hóa trong việc vận chuyển chất thải rắn nhằm giảm tối thiểu chi phí vận chuyển

Cấu trúc của WASTE 3.0

WASTE 3.0 gồm các khối chính liên kết với nhau:

§ Khối GIS, quản lý các đối tượng một cách trực diện trên bản đồ

§ Khối thống kê báo cáo, nhập xuất dữ liệu

§ Khối mô hình tính toán

§ Khối quản lý dữ liệu, quản lý các đối tượng liên quan đến chất thải rắn

§ Khối tài liệu hỗ trợ, hỗ trợ các văn bản pháp quy

Hình 2.14: Sơ đồ cấu trúc của phần mềm

Trang 23

Các chức năng này của WASTE cho phép thực hiện các thao tác cơ bản đặc trưng của một hệ GIS như: phóng to thu nhỏ; kích hoạt các đối tượng không gian theo điểm hay theo vùng; thêm, xóa, sửa các đối tượng không gian; thực hiện các phép chồng lớp thông tin giữa các đối tượng hay giữa các lớp thông tin…Các chức năng chính trong module bản đồ:

Trang 24

2.4.3.2 Module quản lý dữ liệu môi trường

Phần mềm WASTE 3.0 là sự kết hợp giữa GIS và hệ quản trị dữ liệu chuẩn MS Access (là phần mềm quản lý CSDL chuyên nghiệp).Trong WASTE 3.0 việc quản lý thông tin thu gom, vận chuyển CTRSH được nhập vào phần cơ sở dữ liệu của phần mềm một cách có hệ thống Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong Waste 3.0 được mô tả trong hình 3.5

Hình 2.16: Sơ đồ cấu trúc của khối quản lý dữ liệu môi trường trong WASTE 3.0

Trang 25

- 25 -

Hình 2.17: Module quản lý CSDL

2.4.3.3 Module thống kê, báo cáo, nhập xuất dữ liệu

Nó có nhiệm vụ rất quan trọng là lấy ra những thông tin cần thiết thích hợp với mục đích nào đó WASTE 3.0 không những cho phép phân tích dữ liệu được lưu trữ

để từ đó đem ra báo cáo, đánh giá; mà còn có khả năng truy vấn số liệu gồm nhiều module con khác nhau

Hình 2.18: Sơ đồ chức năng truy vấn trong WASTE 3.0

Trang 26

- 26 -

• Thông tin lượng rác theo thời gian tại bãi rác

• Thông tin về các tổ quét dọn và thu gom, tổ vận chuyển, tổ tài xế…

• Thông tin về dân số thành phố Đà Lạt qua các năm

• Thông tin về lộ trình thu gom, về khoảng vận chuyển rác đến bãi chôn lấp của thành phố

Hình 2.19: Các mô hình toán

2.5 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

2.5.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Lạt

2.5.1.1 Khái quát quá trình lịch sử hình thành

Hình 2.20: Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt

Trang 27

- 27 -

2.5.1.2 Vị trí địa lý

Đà Lạt là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng với diện tích 39.329 km2

gồm 12 phường và 3 xã và mật độ dân số 502 người/km2 Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng Về ranh giới hành chính được xác định như sau:

§ Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương

§ Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương

§ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà

§ Phía Nam giáp huyện Đức Trọng

Trải qua nhiều thời kì thay đổi, hiện nay tọa độ thành phố Đà lạt được xác định:

2.5.1.3 Địa hình – địa mạo

Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt biển là 1500 m Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m) Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:

Địa hình đồi núi thấp

Là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25÷100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m

Địa hình núi cao

Là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m

Trang 28

Bảng 2-1: Nhiệt độ trung bình hàng tháng của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

- Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào giữa tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa hàng tháng trên 150mm, mưa tháng 4 và 5 thường là mưa rào và dông vào buổi trưa – chiều Khi trường gió Tây Nam ổn định và mạnh dần lên từ tháng 6, bắt đầu có những đợt mưa kéo dài, càng về giữa mùa mưa lượng mưa càng lớn, lượng mưa vào các tháng này chiếm 80%

Bảng 2-2: Lượng mưa trung bình của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005)

Trang 29

- 29 -

Lưu ý: Các giá trị trên tính theo giá trị trung bình 4 năm gần đây

Độ ẩm không khí

Do mối tương quan chặt chẽ giữa độ ẩm không khí và lượng mưa nên Đà Lạt có độ

ẩm tương đối của các tháng đạt 85%, độ ẩm tương đối của không khí trong mùa mưa khá cao từ 84÷91% Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào các tháng 6,7,8,9 với độ ẩm trung bình 90÷92% Vào mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%, độ ẩm tương đối thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 3 khoảng 75÷78%

Bảng 2-3: Độ ẩm trung bình hàng tháng của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

§ Số giờ nắng trung bình: 1868 h/năm

§ Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất : 285h/tháng

§ Số giờ chiếu nắng trung bình tháng ít nhất : 97h/tháng

Bảng 2-4: Số giờ chiếu nắng trung bình của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

Hướng gió trong các mùa ở Đà Lạt tương đối ổn định

Từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió chủ yếu là Đông-Đông Bắc Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau

Trang 30

- 30 -

Từ tháng 5 đến tháng 9 là gió Tây - Tây Nam, gió Tây mạnh nhất vào tháng 7 và tháng 8 Hầu hết các tháng trong năm đều có những ngày có gió mạnh với tốc độ từ 11-12m/s

Tốc độ gió trung bình hàng năm tại Đà Lạt là 2,1m/s, tốc độ gió cực đại là 23m/s (tháng 8) Tốc độ gió có thể chia thành 3 thời kỳ:

§ Thời kỳ gió mạnh: các tháng 6,7,8 tốc độ trung bình 2,6÷3,4m/s, các tháng 11,12 từ 2,1÷3,2m/s, tần suất lặng gió từ 15÷30%

§ Thời ký gió nhẹ: Tháng 1,2,5,9 và 10, tốc độ gió trung bình từ 1,5÷1,7m/s, tần suất lặng gió từ 35÷45%

§ Thời kỳ yếu và lặng gió: Tháng 3 và 4, tốc độ gió trung bình từ 1,1÷1,5m/s, tần suất lặng gió trên 50%

- Phía Đông có các con suối nhỏ chảy vào sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương

- Phía Nam các con suối chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, đổ vào suối Đạ Tam như suối Datanla, Đạ Prenn

- Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từ Đa Phú

Ngoài ra còn có suối Phan Đình Phùng bắt nguồn từ phía Tây Bắc thành phố, là con suối lớn thứ hai chảy qua trung tâm Thành phố Đà Lạt sau suối Cam Ly

2.5.1.6 Thổ nhưỡng

Trải qua các hoạt động địa chất lâu dài, chủ yếu là quá trình phong hóa và chịu ảnh hưởng sâu đậm của khí hậu, địa hình, hệ thực vật khu vực, trên bề mặt địa hình Đà Lạt

Trang 31

2.5.1.7 Địa chất_ tài nguyên khoáng sản

Bề mặt địa hình và địa khối Đà Lạt đã có từ lâu đời, cách đây cả trăm triệu năm, nhưng so với niên đại địa chất thì nó tương đối trẻ

Các nhà địa chất Việt Nam cùng các chuyên gia địa chất Nga đã xác định các trầm tích cổ nhất của thành phố có tuổi Jura (cách đây 137-195 triệu năm)

Cao lanh trên địa bàn Đà Lạt có hai nguồn gốc chính : phong hóa tại chỗ từ các đá phun trào riolit, hình thành các ổ, chùm ổ có hàm lượng oxyt nhôm, silic đủ tiêu chuẩn

và oxyt sắt ở mức cho phép, sử dụng tốt cho dân dụng như cát xây dựng Ngoài cát xây dựng Cao lanh có nguồn gốc phong hoá, tái trầm tích, các bồn trũng giữa các đồi núi còn chứa than bùn là một nguồn humic đáng kể

Quặng thiếc Đà Lạt, tỷ lệ thu hồi quặng cao, có chỗ lên tới 25%, hàm lượng thiếc trong quặng từ 55÷70%.Ngoài ra, cách thành phố Đà Lạt 50km về phía bắc, vượt qua dãy Đa Treu là các suối nước nóng Đơng K’Nơ, Đạ Tông…Đây là một lợi thế để phát triển khu nghỉ dưỡng

2.5.1.8 Hiện trạng sử dụng đất

Đến cuối năm 2005, Thành phố Đà Lạt có tổng diện tích đất tự nhiên là 39.329 ha Trong đó, đất nông nghiệp 33.646 ha chiếm 85,53%, đất phi nông nghiệp 3.795 ha chiếm 9,6%, đất chưa sử dụng 1.888 ha chiếm 4,9%

Bảng 2-5: Phân bố sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Đà Lạt (Đơn vị tính: ha)

Chỉ tiêu

Diện tích năm

2005

Chiếm (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 39.329 100

Đất sản xuất nông nghiệp 10.667 27,1

Trang 32

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 273 1,79

Đất đồi núi chưa sử dụng 1.866 4,74

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Lạt)

Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Lạt đã có quyết định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 phê duyệt tại quyết định số 204/2004/QĐ-UB ngày 29/10/2004 nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất

Bảng 2-6: Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Đà Lạt đến 2010 (Đơn vị tính: ha)

Diện tích năm

2005

Quy hoạch

Quy hoạch điều chỉnh

So Sánh Đ.chỉnh/QH

cũ Tổng diện tích đất tự nhiên 39.329 39.106 39.329 223

Trang 33

- 33 -

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Lạt)

Bảng 2-7: Kế hoạch khai thác đất chưa sử dụng hàng năm từ 2005-2010

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Lạt)

2.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.5.2.1 Kinh tế

Nhờ có chính sách đúng đắn trong phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Lạt cao hơn trung bình toàn quốc và của tỉnh Lâm Đồng (10,7%)

Trang 34

- 34 -

Tổng sản lượng bình quân đầu người có mức tăng rõ rệt, từ 4,75 triệu đồng (năm 2000) lên 6,5 triệu đồng (2003) lên 8,8 triệu đồng (2005), gấp 1,42 lần so với bình quân toàn Tỉnh và gấp 1,85 lần so với năm 2000

Bảng 2-8: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1991-2005, thành phố Đà Lạt

1995

Thời

kỳ 1996-

2000

Thời

kỳ 2001-

2005

1 Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm % 13,3 7,2 12,0

2 GDP bình quân đầu người

1000 đồng 3084 4750 8800

3 Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm %

4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản % 18,97 20,00 12,60

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây

Tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ % 57,58 61,00 69,60

(Nguồn: “Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Lạt khóa VIII, IX”)

Nông lâm nghiệp

Ngành nông lâm nghiệp của Đà Lạt có mức tăng trưởng bình quân từ 2,5÷3%,

đóng góp 50% tổng thu nhập của thành phố Nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng hoa, các loại rau và nhiều loại dược liệu

Trang 35

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007)

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố đã tạo ra hướng sản xuất đa ngành thu hút nhiều thành phần kinh tế với khoảng 780 cơ sở, với hơn 8200 lao động Mức tăng bình quân 9÷10%

Hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu hướng vào khai thác các thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến rau, hoa quả, dược liệu, tơ tằm phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành may mặc, đan thêu…

Bảng 2-10: Kết quả hoạt động sản xuất CN-TTCN

Trang 36

Dân số ở Đà Lạt tính đến năm 2007 là 196.390 người, trong đó người Kinh chiếm

đa số và sống chủ yếu trong đô thị và vùng thấp Dân số thành thị là 177.707 người (chiếm 90,5%),nông thôn là 18.683 người (chiếm 9,5%) Mật độ dân số trung bình là

Trang 37

Nông thôn

Trang 38

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007)

Giáo dục – Đào tạo

Ở Đà Lạt công tác xã hội hóa và đa dạng hóa giáo dục đã và đang được đẩy mạnh, công tác giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng Hệ thống các cấp học và ngành học được quan tâm đầu tư, chương trình giáo dục được phát triển rộng khắp, đồng bộ Số lượng học sinh đến lớp ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh bỏ lớp giảm, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Hiện tại, Đà Lạt đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đang được triển khai thực hiện Hoạt động giáo dục đào tạo của thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả như sau:

Năm học 2004 – 2005: với 47.423 học sinh, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước Trong đó khối mầm non tăng 32,35%, bậc phổ thông trung học tăng 1,02% so với cùng kỳ năm trước, trung học phổ thông tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước

Trang 39

Mầm non 6680 6636 8783 9088 9475 Tiểu học 17732 17470 16290 16029 15769 Trung học cơ sở 13721 13792 13933 13806 13773 Trung học phổ thông 7600 7887 8417 8718 8894

(Nguồn: Phòng kinh tế)

Đà Lạt có nhiều thành phần dân tộc, những cư dân bản địa sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp ở vùng núi cao Đây là nơi hội tụ cư dân của nhiều miền quê, nhiều dân tộc khác nhau và là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa Do môi trường cũng như tác động của xã hội, trình độ sản xuất ở mỗi nhóm người trong từng dân tộc thiểu số đều

việc lưu thông cũng như vận chuyển rác thải

- Giao thông ngoại thị:

Trang 40

- 40 -

Quốc lộ 20 là trục giao thông trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng, nối Đà Lạt với các tỉnh Đông nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam và Phan Rang, Nha Trang ở phía Đông Hầu hết khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách đều thông qua quốc lộ 1A nối với quốc lộ 20 để về Đà Lạt Khoảng cách đường bộ đến các đô thị chủ yếu như sau:

Tuyến Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh: dài 310 km (có 170 km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng), mặt đường đá thâm nhập nhựa hẹp (5,6÷6 m), chất lượng kém, có nhiều dốc cao và quanh co

Tuyến Đà Lạt – Phan Rang : 120 km

Tuyến Đà Lạt _ Nha Trang: khoảng 250 km, hiện nay đã hoàn thành xong con đường nối Đà lạt với Nha Trang chỉ còn hơn 100 km

2.6 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

2.6.1 Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR tại thành phố Đà Lạt

2.6.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTR

Khái niệm: Chất thải rắn (CTR) hay rác thải là toàn bộ các loại vật chất được con

người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế-xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, các hoạt động du hành vũ trụ…) Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất

và hoạt động sống

Rác sinh hoạt được thải ra từ các nguồn sau :

§ Từ các hộ gia đình

§ Từ các công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học

§ Từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê

Ngày đăng: 26/04/2013, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bùi Tá Long, 2006. Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 334 trang Khác
[2]. Bùi Tá Long, 2005. Các phần mềm quản lý môi trường. Bài thực tập cho sinh viên ngành môi trường, 163 trang Khác
[3]. Lê Thùy Vân. Ứng dụng GIS và tin học môi trường nâng cao hiệu quả công tác quản lí CTR đô thị tại quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học dân lập kỹ thuật công nghệ Tp. HCM, 74 trang.2005 Khác
[4]. Trịnh Thụy Ý Nhi. Ứng dụng Tin học môi trường quản lý CTR đô thị trên địa bàn quận Thủ Đức, Tp.HCM. Đại học Bách khoa Tp. HCM, 2007 Khác
[5]. Võ Thị Bích Vân. Bước đầu ứng dụng GIS vào công tác quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận 10. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư môi trường, Đại học dân lập kỹ thuật công nghệ Tp. HCM. 2005 Khác
[6]. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái. Quản lý chất thải rắn – Tập 1_Chất thải rắn đô thị. Nhà xuất bản xây dựng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: Chức năng của hệ thống thông tin địa lý - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.3 Chức năng của hệ thống thông tin địa lý (Trang 6)
Hình 2.4: Thành phần GIS - Phần cứng - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.4 Thành phần GIS - Phần cứng (Trang 8)
Hình 2.5: Thành phần GIS – Phần mềm - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.5 Thành phần GIS – Phần mềm (Trang 8)
Hình 2.7: Nhập dữ liệu - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.7 Nhập dữ liệu (Trang 9)
Hình 2.6: Mô hình thành phần dữ liệu - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.6 Mô hình thành phần dữ liệu (Trang 9)
Hình 2.11: Sơ đồ hệ thống thu gom container cố định - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống thu gom container cố định (Trang 16)
Hình 2.13: Vai trò các mô hình môi trường trong quản lý môi trường - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.13 Vai trò các mô hình môi trường trong quản lý môi trường (Trang 20)
Hình 2.14: Sơ đồ cấu trúc của phần mềm - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.14 Sơ đồ cấu trúc của phần mềm (Trang 22)
Hình 2.15: Các Module chính trong Waste 3.0 Đà Lạt - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.15 Các Module chính trong Waste 3.0 Đà Lạt (Trang 23)
Hình 2.16: Sơ đồ cấu trúc của khối quản lý dữ liệu môi trường trong WASTE 3.0 - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.16 Sơ đồ cấu trúc của khối quản lý dữ liệu môi trường trong WASTE 3.0 (Trang 24)
Hình 2.18: Sơ đồ chức năng truy vấn trong WASTE 3.0 - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.18 Sơ đồ chức năng truy vấn trong WASTE 3.0 (Trang 25)
Hình 2.17: Module quản lý CSDL - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.17 Module quản lý CSDL (Trang 25)
Hình 2.20: Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Hình 2.20 Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt (Trang 26)
Sơ đồ hệ thống quản lý: - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Sơ đồ h ệ thống quản lý: (Trang 46)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức: (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w