4 1§ Từ bệnh viện

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng (Trang 41 - 45)

§ Từ bệnh viện

§ Từ chợ, cửa hàng bách hóa

§ Từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan § Từ công trình xây dựng

§ Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp…

2.6.1.2. Hiện trạng quản lý CTR tại Thành phố Đà Lạt.

Thành phần, khối lượng và tỷ lệ thu gom

Bảng 2-16: Thống kê thành phần rác thải sinh hoạt (Đơn vị :%)

STT Thành phần Hộ gia đình Cơ quan, xí nghiệp Chợ Bãi rác 1 Giấy vụn 15 3 1 5

2 Bao Nilong, chai nhựa các loại 10 1 18 3

3 Kim loại 0.5 0 0 0.5

4 Thủy tinh 0.1 0 1 0.5

5 Thành phần hữu cơ, thức ăn thừa 73.4 94.4 70 76

6 Các chất khác 1 1.5 10 15

Tổng cộng 100 100 100 100

(Nguồn:số liệu thực tế tại bãi rác trung tâm và viện nghiên kĩ thuật nhiệt đới phối hợp với công ty quản lí công trinh đô thị).

Nhận xét

Dựa vào bảng thành phần rác trên cho thấy lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Đà Lạt chủ yếu là chất hữu cơ ( rau quả, thức ăn thừa…) chiếm từ 70÷94,4%. Thành phần có thể tái sử dụng như giấy, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 6÷7,5%. Các thành phần khác như kim loại, thủy tinh và chất độc hại khác có tỷ lệ không đáng kể. Ngoài ra thành phần rác thải đối với từng đối tượng xả thải cũng khác nhau. Đối với rác thải ở chợ thì lượng bao nilông là lớn nhất, Đối với đối tượng xả thải là các xí nghiệp, cơ quan thì lượng rác hữu cơ lớn nhất

- 42 -

Bảng 2-17: Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh qua các năm tại Đà Lạt (Đv:Tấn).

Tháng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 3065.76 3058.39 3253.21 3301.25 3379.64 3460.56 2 2924.61 2815.64 2904.56 2987.56 3025.61 3156.78 3 2705.64 2726.35 2869.21 2735.61 2603.45 2924.6 4 2758.34 2689.24 2732.04 2725.64 2705.68 2845.73 5 2803.62 2703.69 2786.52 2532.45 2826.43 2921.95 6 2628.42 2823.61 2857.32 2682.37 2879.43 2989.77 7 2563.64 2689.24 2945.02 2723.01 2692.64 2785.5 8 2925.76 2956.34 3027.45 2978.31 3502.53 3483.86 9 2625.64 2789.31 2689.31 2625.89 2836.42 2947.73 10 2598.42 2702.65 3097.64 2723.46 3025.41 3035.12 11 2509.84 3024.58 3512.64 2802.56 3746.72 2854.15 12 2804.35 3312.01 3823.1 2796.66 4062.31 2950.6 Tổng cộng 32914.04 34291.05 36498.02 33614.77 37286.27 36356.35

(Nguồn: Đội môi trường-Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt)

Nhận xét

Qua bảng khối lượng rác phát sinh qua các năm của Thành phố Đà Lạt cho thấy khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố tăng đều qua các năm. Năm 2001 tăng 6,35%, năm 2002 tăng 9,8%, năm 2003 tăng 10%, năm 2004 tăng 14,6% so với năm 2000. Riêng năm 2005 và năm 2007 tỷ lệ tăng cao( năm 2005 tăng 21,96%, năm 2007 tăng 24,6% so với năm 2000).

Hiện trạng quản lý CTR tại Đà Lạt

Theo thống kê hiện nay thành phố Đà Lạt có tổng cộng khoảng 120 tuyến đường chính và mạng lưới giao thông nội bộ thuộc 12 phường 3 xã với tổng dân số là 196.390 người (năm 2007) ngoài ra còn có 25.000 dân tạm trú và khách du lịch. Trung bình mỗi ngày lượng rác thải tính bình quân trên mỗi người là 0,5 kg. Như vậy lượng rác thải sinh hoạt trong một ngày tương đương 110 tấn (tương đương 220 m3), cùng với lượng rác thải ở các điểm chợ, trường lớp, cơ quan, nhà hàng cũng tương đương 40% lượng rác trên. Tổng lượng rác thải hàng ngày: 308 m3 (chưa tính lượng chế phẩm trong nông nghiệp: trung bình 80 m3/ngày).

- 43 -

Chất thải rắn của Đà Lạt mang đặc trưng của rác thải sinh hoạt, rác nông nghiệp và điển hình là rác thải du lịch, dịch vụ. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt Đà Lạt là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ là 78,45% và độ ẩm giao động khoảng 20%. Tỷ trọng trung bình của rác thải giao động trong khoảng 300÷450kg/m3. Đây cũng chính là đặc tính chung của vùng rau xanh.

Thời tiết ởĐà Lạt có 2 mùa là mưa và nắng. Đặc biệt là vào mùa mưa, khối lượng rác rất lớn ( do khả năng tích ẩm, tích nước của rác). Thêm vào đó là do địa hình dốc, đồi núi ..do đó bên cạnh những khó khăn do công tác vận chuyển, thu gom ( đường trơn trợt) thì vấn đề xói lởđất đá rơi vãi xuống đường phố từ các sườn đồi, trên triền dốc cũng là vấn đềđáng lo ngại.

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và xử lý rác thải tại Đà Lạt là Công ty QLCTĐT Đà Lạt. Chính do các đặc trưng trên của rác thải, điều kiện thời tiết, sự phân bố dân cư theo địa hình đồi núi cao, thung lũng của thành phố và do thiếu nguồn nhân lực, phương tiện mà Công ty chỉ thu gom, vận chuyển và xử lý được rác thải sinh hoạt và một phần rác thải nông nghiệp..

Hiện nay, Thành phốđã có bãi chôn lấp Cam Ly cách thành phố 7km về phía Tây, có diện tích 10ha. Nhưng hiện tại bãi rác vẫn chưa có biện pháp xử lý, hình thức chỉ là chôn lấp, không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm ở các con suối nhỏ dưới thung lũng.

- Chất thải rắn hộ gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại, các gia đình thường sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa như thùng nhựa có nắp đậy, thùng sơn không có nắp đậy, sọt do đó thường gây mùi hôi.

Loại thùng chứa cũng thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 ÷ 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (nhà hàng, khách sạn,quán ăn) thì dung tích thùng lớn hơn gấp đôi, gấp ba lần (50÷70 lít). Thường thì các thùng chứa hay được đặt trong nhà.

Ngoài ra, việc sử dụng bao nylong để đựng rác cũng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để rác trong nhà nên rác thường được cho vào bịch nylon, đem ra để

- 44 -

trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh.

Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không được thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài do đó làm giảm nhanh diện tích chôn lấp và thời gian tồn tại của bãi chôn lấp.

Tình trạng vệ sinh chung tại các nơi lưu chứa rác tại hộ gia đình cũng chưa tốt. Hầu hết các hộ dân bỏ rác ra trước cửa bằng bịch nylon hay đặt các thùng rác, sọt rác trước nhà gây nên tình trạng nước rỉ rác chảy ra gây mùi hôi và thu hút ruồi muỗi. Nguyên nhân là do các thiết bị lưu chứa này không đảm bảo yêu cầu vệ sinh: bị hư hỏng, không giữđược nước rác bên trong, bịch nylon dễ bị thủng, thùng sắt hay bịăn mòn… Ngoài ra đối với phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch, vùng trũng thấp thường đổ rác xuống kênh hoặc các khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống gây tắc nghẽn, ô nhiễm dòng chảy và mùi hôi.

- Chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học

Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10÷15 lít. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽđược nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 ÷660 lít) để cho đơn vị thu gom đến nhận. Số lượng và kích cỡ thùng lớn tuỳ thuộc vào lượng rác thải ra mỗi ngày của từng nơi. Các thùng lớn này thường không có bịch nylon đặt bên trong.

Nơi lưu chứa rác trong các phòng ban, phòng học thường rất sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi. Tuy nhiên đối với nơi đặt các thùng rác lớn thường không sạch sẽ, có mùi hôi, ruồi muỗi và có thể có cả nước rỉ rác.

- Chất thải rắn tại chợ

Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong bao nylon hoặc đổ thành đống trước sạp.

- 45 -

Rác sau khi được lưu chứa vào các bao nylon tại các quầy hàng được tập trung vào các thùng rác 660 lít tại điểm tập trung rác của chợ. Do phần lớn là rác thực phẩm dễ phân hủy, thiết bị tồn trữ không đảm bảo khống chế ô nhiễm (rác tràn ra khỏi thùng chứa, nước rỉ rác) nên mùi phát sinh từ nơi tập trung rác là rất nặng.

Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung rác, nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung rác lộ thiên, không được che chắn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng (Trang 41 - 45)