Địa hình – địa mạo.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng (Trang 27 - 30)

- 2 6•Thông tin lượng rác theo thời gian tạ i bãi rác.

2.5.1.3. Địa hình – địa mạo.

Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt biển là 1500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m). Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: • Địa hình đồi núi thấp

Là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25÷100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.

Địa hình núi cao

Là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.

2.5.1.4. Khí hậu.

Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý và địa hình cho thấy Đà Lạt có những đặc điểm chung về khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu vùng cao nguyên.

Đà Lạt có hai mùa rõ rệt:

- 28 -

§ Mùa nắng từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá

Nhiệt độ không khí

Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình năm: 18,3oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 24oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 15oC. Biên độ trung bình năm giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất 4÷5oC, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm tương đối rất lớn, mùa khô có biên độ từ 11÷13oC, các tháng mưa từ 6÷7oC, nhiệt độ mặt đất trung bình ngày từ 21÷22oC.

Bảng 2-1: Nhiệt độ trung bình hàng tháng của Đà Lạt trong 4 năm gần đây.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 o

C 15,7 16,8 17,9 19,1 19,2 19,1 18,7 18,4 18,6 18,1 17,8 16,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005) Lưu ý: Các giá trị trên tính theo giá trị trung bình 4 năm gần đây

Chế độ mưa

Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân thành hai mùa (mùa mưa và mùa khô).

- Mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Tháng ít mưa nhất là tháng 1 hoặc tháng 2. Lượng mưa trung bình tháng này vào khoảng 06÷14mm ở nơi mưa ít, từ 41÷52mm ở nơi mưa nhiều.

- Mùa mưa ởĐà Lạt thường bắt đầu vào giữa tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa hàng tháng trên 150mm, mưa tháng 4 và 5 thường là mưa rào và dông vào buổi trưa – chiều. Khi trường gió Tây Nam ổn định và mạnh dần lên từ tháng 6, bắt đầu có những đợt mưa kéo dài, càng về giữa mùa mưa lượng mưa càng lớn, lượng mưa vào các tháng này chiếm 80%.

Bảng 2-2: Lượng mưa trung bình của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

Năm 2002 2003 2004 2005

mm 1,803 1,619 1,654 1,817

- 29 -

Lưu ý: Các giá trị trên tính theo giá trị trung bình 4 năm gần đây

Độ ẩm không khí

Do mối tương quan chặt chẽ giữa độẩm không khí và lượng mưa nên Đà Lạt có độ ẩm tương đối của các tháng đạt 85%, độẩm tương đối của không khí trong mùa mưa khá cao từ 84÷91%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào các tháng 6,7,8,9 với độ ẩm trung bình 90÷92%. Vào mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%, độẩm tương đối thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 3 khoảng 75÷78%.

Bảng 2-3: Độ ẩm trung bình hàng tháng của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 % 81 77 82 83 88 90 90 92 91 89 88 87

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005) Lưu ý: Các giá trị trên tính theo giá trị trung bình 4 năm gần đây

Bức xạ nhiệt

§ Số giờ nắng trung bình: 1868 h/năm

§ Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất : 285h/tháng § Số giờ chiếu nắng trung bình tháng ít nhất : 97h/tháng

Bảng 2-4: Số giờ chiếu nắng trung bình của Đà Lạt trong 4 năm gần đây

Năm 2002 2003 2004 2005

Giờ 2.144 2.103 2.221 1.941

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005) Lưu ý: Các giá trị trên tính theo giá trị trung bình 4 năm gần đây

Chế độ gió

Hướng gió trong các mùa ởĐà Lạt tương đối ổn định.

Từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió chủ yếu là Đông-Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.

- 30 -

Từ tháng 5 đến tháng 9 là gió Tây - Tây Nam, gió Tây mạnh nhất vào tháng 7 và tháng 8. Hầu hết các tháng trong năm đều có những ngày có gió mạnh với tốc độ từ 11-12m/s.

Tốc độ gió trung bình hàng năm tại Đà Lạt là 2,1m/s, tốc độ gió cực đại là 23m/s (tháng 8). Tốc độ gió có thể chia thành 3 thời kỳ:

§ Thời kỳ gió mạnh: các tháng 6,7,8 tốc độ trung bình 2,6÷3,4m/s, các tháng 11,12 từ 2,1÷3,2m/s, tần suất lặng gió từ 15÷30%.

§ Thời ký gió nhẹ: Tháng 1,2,5,9 và 10, tốc độ gió trung bình từ 1,5÷1,7m/s, tần suất lặng gió từ 35÷45%.

§ Thời kỳ yếu và lặng gió: Tháng 3 và 4, tốc độ gió trung bình từ 1,1÷1,5m/s, tần suất lặng gió trên 50%.

2.5.1.5. Thủy văn.

Đà Lạt có mạng lưới sông suối phong phú và khá dày, Mật độ sông suối bình quân: 1,2 km/km2.

- Phía Đông Bắc thành phố là suối Cam Ly chảy qua hồ Than Thở, Mê Linh (cũ) đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly. Chiều dài suối Cam Ly khoảng 20 km trong địa bàn Đà Lạt, với diện tích lưu vực gần 50km2 Lượng nước bình quân năm tại thác này vào khoảng 1m3/s.

- Phía Đông có các con suối nhỏ chảy vào sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương.

- Phía Nam các con suối chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, đổ vào suối Đạ Tam như suối Datanla, Đạ Prenn.

- Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từĐa Phú.

Ngoài ra còn có suối Phan Đình Phùng bắt nguồn từ phía Tây Bắc thành phố, là con suối lớn thứ hai chảy qua trung tâm Thành phốĐà Lạt sau suối Cam Ly.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)