KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng (Trang 89 - 94)

- 6 76 Thời điểm kết thúc nvarchar

c. Thông tin về bãi chôn lấp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN.

4.1. KẾT LUẬN.

Hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phốĐà Lạt đã thực hiện khá tốt công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn toàn thành phố. Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân trên thành phố hầu hết đã được thu gom và vận chuyển hết trong ngày. Lượng rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp của thành phố trong ngày. Đồng thời với sự quan tâm của chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn của thành phố cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực. Trước tiên là người dân: ý thức của người dân chưa cao, chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân về công tác xử lý chất thải rắn mà xem đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, điều đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không nộp lệ phí, dẫn đến hiệu suất thu lệ phí thấp.

Ngoài ra, do những hạn chế về tổ chức và nhân lực của cơ quan quản lý nên hiệu quả quản lý chưa cao. Như Công ty QLCTĐT Đà Lạt là đơn vị chịu trách nhiệm rất nhiều lĩnh vực như chiếu sáng, chăm sóc hoa và cây xanh,…và quản lý chất thải rắn. Với một khối lượng công việc quản lý chất thải rắn khổng lồ nhưng chỉđược thực hiện bởi một đội của công ty. Với nguồn nhân lực hạn hẹp (213 cán bộ - công nhân viên) nên chưa thu gom triệt để lượng rác phát sinh. Lượng rác không được thu gom thì phần lớn là các phế phẩm nông nghiệp, rác từ các hộ gia đình nắm sâu dưới thung lũng, gần các kênh rạch. Nên phần lớn lượng rác này được người dân đổ xuống kênh, khu vực đất trống quanh nhà điều này gây ô nhiễm nguồn nước, mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, do điều kiện địa hình và thời tiết của Đà Lạt nên công tác thu gom càng khó khăn hơn. Đường xá đồi dốc, đường trơn, phần lớn công nhân là nữ nên việc đẩy xe đi thu gom rất khó nhọc cho chị em. Hơn nữa vào mùa mưa, khối lượng rác càng nặng hơn do độẩm nâng cao.

Đồng thời hầu hết các phương tiện thu gom, vận chuyển đã cũ, tình trạng sử dụng kém gây nên hiện tượng nước rỉ rác rải khắp trên đường phố gây mất mỹ quan. Ngoài

- 90 -

ra, rác sau khi được bốc lên xe ép thì công tác vệ sinh chưa được thực hiện, nước rác gây mùi hôi, bức xúc cho người dân xung quanh và ngườđi đường.

Hơn nữa, tuyến đường vận chuyển rác vào bãi chôn lấp là đường đèo dốc, hẹp và khi trời mưa trơn, phần lớn các xe vận chuyển vào trời tối nên rất nguy hiểm, dễ gây tại nạn.

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhận thấy tình hình quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Lạt còn nhiều thiếu sót. Đặc biệt công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn đô thị chưa có một hệ thống hoàn chỉnh khoa học. Hơn nữa,việc quản lý chủ yếu trên giấy tờ như hiện nay vừa tốn kém chi phí vừa không hiệu quả trong công tác thống kê báo cáo và dự báo nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm trong công tác quản lý chất thải rắn mà luận văn đã thực hiện đã làm rõ một số vấn đề và giải quyết một số bài toán như sau:

Phân tích một số cơ sở lý luận gồm : Hệ thống thông tin điạ lý (GIS), tích hợp thông tin, mô hình toán. Phân tích cơ sở thực tiễn của đề tài. Dựa vào các công trình được thực hiện trong và ngoài nước trong thời gian qua để từđó vận dụng giải quyết mục tiêu của Luận văn.

Nhập số liệu và xử lý số liệu thu thập từ thực tế vào phần mềm WASTE 3.0. Dưạ trên số liệu thu thập tiến hành vận hành phần mềm WASTE 3.0 cho Thành phố Đà Lạt. Thực hiện các báo cáo dựa trên số liệu đã nhập vào cho WASTE 3.0.

Giải quyết được bài toán bằng các mô hình toán nhằm phục vụ cho việc dự báo hỗ trợ cho việc ra quyết định, đưa ra đánh giá, phân tích độ hiệu quả công tác quản lý, thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn Thành phốĐà Lạt.

• Mô hình dự báo dân số và khối lượng rác phát sinh từ nay đến năm 2020

• Mô hình tính toán số lượng phương tiện cần thiết nhằm phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển từ nay đến năm 2020.

Để có cơ sở cho việc xây dựng CSDL, luận văn đã nghiên cứu và đạt được các kết quả như sau:

Nghiên cứu các hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn Thành phố, các đối tượng, các thành phần trong hệ thống.

- 91 -

Từđó xác định mục đích của cơ sở dữ liệu , xác định các bảng dữ liệu cần có trong cơ sở dữ liệu , xác định các trường dữ liệu cần có trong mỗi bảng dữ liệu, xác định các trường chứa giá trị duy nhất ở mỗi bảng ghi, xác định các mối quan hệ giữa các bảng, tinh chỉnh thiết kế, nhập dữ liệu và tạo các đối tượng cơ sở dữ liệu.

Để có cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện các mô hình toán như trên, luận văn đã nghiên cứu và đạt được các kết quả như sau:

- Xác định dân số và khối lượng rác thải qua các năm từđó dùng phương pháp bình phương cực tiểu để tính toán dự báo dân số và lượng rác phát sinh đến năm 2020. - Nghiên cứu thông số của các phương tiện như : dung tích của thùng xe, hệ số đầm nén, dung tích trung bình của thùng đẩy tay, số lần và thời gian vận chuyển giữa 2 vị trí lấy rác, vận tốc xe, khoảng cách trung bình của lộ trình….từ đó sử dụng những công thức toán học kết hợp với kết quả dự báo khối lượng rác phát sinh được tính toán từ mô hình trên để tính toán dự báo số lượng phương tiện cần thiết nhằm phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển có hiệu quả.

Tính thực tiễn của công tác báo cáo thống kê :

- Với tình hình quản lý như hiện nay thì việc thống kê các số liệu là một vấn đề rất khó khăn tốn nhiều thời gian công sức cho nên việc đánh giá các số liệu đó lại càng phức tạp hơn nhiều. Chính vì vậy mà các nhà quản lý chưa có được cơ sở và cái nhìn tổng quát để có thểđưa ra quyết định quản lý sao cho hiệu quả nhất.

- Kết quả luận văn đã thực hiện được việc thống kê các số liệu theo các giá trị cũng như thời gian khác nhau. Việc thống kê các số liệu còn được minh họa bằng những biểu đồ khác nhau giúp cho các nhà quản lý có sự so sánh và dự báo được sự tăng giảm của lượng rác để có kế hoạch quản lý cho phù hợp.

Tuy nhiên luận văn còn có những hạn chế như sau:

§ Do thời gian hạn chế mà khối lượng công việc lại quá lớn nên luận văn chỉ xây dựng lộ trình thu thu gom, vận chuyển theo văn bản đã có sẵn mà chưa đề xuất quy hoạch lộ trình thu gom , vận chuyển hiệu quả về chi phí, thời gian.

§ Chưa thực hiện được bài toán tối thiểu hóa chi phí vận chuyển. § Chưa thực hiện được bài toán tính toán hiệu quả quản lý.

- 92 -

4.2. KIẾN NGHỊ.

Qua nghiên cứu cho thấy Waste rất hiệu quả cao trong công tác quản lý CTR thành phốĐà Lạt. Việc áp dụng công cụ quản lý này giúp hiệu quả quản lý cao hơn rất nhiếu so với trước đây. Tuy nhiên, do giới hạn về trình độ cũng như thời gian nên luận văn chưa ứng dụng hết hiệu quả của Waste 3.0. Để có thể thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý chất thải rắn em xin đưa ra một số ý kiến sau:

§ Thành phố nên thực hiện công tác phân loại rác tại nguồn để nâng cao hiệu quả quản lý. Đồng thời phần mềm này còn áp dụng cho việc quản lý số liệu đối với công tác phân loại rác tại nguồn.

§ Muốn thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn, thành phố nên thành lập ban điều hành “ phân loại rác tại nguồn” với sự tham gia của UBND thành phố, Công ty quản lý công trình đô thị, các phường, các ban ngành đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,…để thực hiện tốt các chính sách và quy định của nhà nước.

§ Thành phố nên thống nhất trong phương thức phân loại đối với nguồn thải và màu sắc của các thùng lưu trữđối với tùng loại CTR cụ thể.

§ Hỗ trợ ngân sách cho dự án phân loại rác tại nguồn và dự án xã hội hóa hệ thống quản lý CTR.

§ Để có thể tiết kiệm được thời gian thu gom, vận chuyển thành phố nên thành lập hệ thống các điểm tập kết rác, rác từ nguồn thải sẽđược công nhân thu gom đến điểm tập kết.

§ Thành phố nên thay đổi cách thức thu gom vận chuyển hiện nay để có thể tiết kiệm lượng thùng và xe đẩy theo dự báo đã tính.

§ Thực hiện cơ giới hóa công đoạn gom rác tại điểm hẹn lên xe vận chuyển, tránh lãng phí thời gian và nhân lực.

§ Tổ chức các cuộc tuyên truyền nâng cao ý thức cử người dân trong công tác quản lý CTR, để họ nhận thức được vai trò, trác nhiệm cũng như quyền lợi trong quản lý CTR.

§ Vận động người dân sống gần kênh rạch, sông suối đăng ký thu gom rác, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vứt rác xuống sông. Đầu tư kinh phí, vận động người dân sống dọc theo kênh rạch, sông suối xây dựng nhà vệ sinh tự hoại.

- 93 -

§ Tiến hành giáo dục nâng cao dần trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về môi trường cho nguồn nhân lực, đồng thời tiếp nhận những sáng kiến hay để góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh và năng suất lao động của công nhân. Tổ chức lớp học xóa mù chữ, bổ túc văn hóa ban đêm lồng ghép giáo dục môi trường.

§ Tiến hành đấu thầu và cải tiến lại hệ thống quản lý CTR cũ nhằm quản lý một cách hiệu quả.

§ Xây dựng hệ thống thông tin và dữ liệu về CTR đô thị từ phường, lên Thành phố để dễ hơn trong việc thu gom, vận chuyển và quản lý rác sinh hoạt. Bước đầu áp dụng WASTE 3.0 trong công tác quản lý.

§ Tiến hành thay thế casctrang thiết bị đã cũ, hết hạn sử dụng để tránh tình trạng rò rỉ, gây mùi hôi.

§ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật khắc phục nước rò rỉ và mùi tại các điểm hẹn và nước rò rỉ từ các xe ép không để lượng nước này vương vãi ra đường trong quá trình vận chuyển làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng môi trường sống của người dân sống hai bên đường.

§ Xây dựng công trình phụ trợ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho công nhân nghỉ ngơi và sinh hoạt trong quá trình làm việc.

§ Tài xế cần được huấn luyện các kiến thức căn bản về môi trường để giải quyết các tình huống liên quan trong quá trình vận chuyển.

§ Tăng lượng công nhân quét đường trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu chất lượng vệ sinh mặt đường trên toàn địa bàn thành phố.

- 94 -

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm waste trong quản lý chất thải rắn đô thị Đà Nẵng (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)