Sự cần thiết của quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu 27 1.3 Hệ thống các văn bẳn và quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề rủi ro tài
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
NGUYỄN THANH TÂM
RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT - NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỔC TÉ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Chuyên ngành: Kinh tế thế giói và Quan hẪ kinh tế quốc tế
M ã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÉ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCi Ị>GS TS LÊ XUÂN ĐÌNH
Ị T H Ư V t ẹ N Ị NGSẠỈ- ĨSlŨoỉioỊ
r " " - *
HÀ NỘI - 2008
Trang 3Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo giảng dạy tại
trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Sau đại học những người đã dìu dắt và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường
Do những điều kiện khách quan cá nhân và thời gian hạn chế nên em đã gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu và viết Luận văn này Tuy nhiên, được sủ hướng dẫn nhiệt tình và tận tâm của thầy giáo hướng dẫn - PGS TS Lê Xuân Đình, em
đã hoàn tất Luận văn Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo Lê Xuân Đình Qua đây, em cũng xin chân thành cám ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp
đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành Luận văn này
Hà Nội, tháng 05/2008
Học viên
Nguyễn Thanh Tâm
Trang 4Em xin cam đoan quyển luận văn với đề tài: "Rủi ro tài chính đối với doanh
nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và các biện pháp phòng ngừa" này là công trình nghiên cứu của riêng em Két quả nghiên cứu em có
được ứên cơ sờ học hỏi, tiếp thu và tham khảo từ sách, báo, tạp chí, intemet và qua kinh
nghiệm thực tế công tác tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Do thời gian nghiên cứu và năng lực học viên có hạn nên bản Luận văn không
ý để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm em!
Trang 5Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT-NHẬP KHẨU 4
LI Khái quát chung về rủi ro 4
1.1.1 Khái niệm và tính chất rủi ro 4
1.1.2 Phân loại rủi ro 6
1.1.3 Xác định nguy cơ rủi ro và đo lường tổn thất 9
1.2 Rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khảu 13
1.2.1 Rủi ro ừong hoạt động kinh doanh xuất.-nhập khẩu 13
1.2.2 Rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 17
1.2.3 Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 24
1.2.4 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp kinh
doanh xuất - nhập khẩu 27
1.3 Hệ thống các văn bẳn và quy định pháp luật Việt Nam liên quan
đến vấn đề rủi ro tài chính trong kinh doanh xuất- nhập khảu 28
1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính trong kinh doanh xuất - nhập khảu của các nước trên thế giói 30
1.4.1 Quản trị rủi ro tài chính tại các Công ty xuất-nhập khẩu Nhật Bàn 30
Ì 4.2 Quản trị rủi ro giá cà phê xuất khẩu tại Tanzania 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÈ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI DOANH
NGHIỆP XUẤT - NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TÉ QUỐC TÉ 37
2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua 37
Trang 62. Ì 2 Khó khăn và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 38 2.2 Tình hình phát triển hoạt động xuất - nhập khấu của Việt Nam
trong thời gian qua 42
2.2.1 Đánh giá chung về các chính sách xuất - nhập khẩu của Việt Nam 42 2.2.2 Tình hình xuất - nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua 45
2.3 Đánh giá tình hình rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu tại Việt Nam 51
2.3.1 Các rủi ro phát sinh tò những tác động bên ngoài doanh nghiệp 51
2.3.2 Các rủi ro phát sinh từ hoạt động hay giao dịch với các đối tác trong kinh doanh xuất - nhập khẩu 65
2.3.3 Các rủi ro phát sinh từ chính nội bộ doanh nghiệp 74
2.4 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính và áp dụng các biện pháp phòng ngừa của các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thời gian qua 79
2.4.2 Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 81 2.4.3 Tình hình sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 83
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RẤI RO TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT - NHẬP KHẨU VIỆT NAM 87
3.1 Đánh giá chung về môi trường hoạt động xuất - nhập khẩu Việt Nam trong thời gian tới 87
3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất - nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay 87
3.1.2 Dự báo về mức độ rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam trong thời gian tới 90
Trang 7với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 93
3.2.1 Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn thống nhất đối với rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp 93
3.2.2 Cải thiện cơ chế xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và biến động thị trường 97
3.2.3 Phát huy hiệu quả công tác quàn lý vĩ mô hiện hành đối với hoạt động xuất - nhập khẩu và rủi ro tài chính trong kinh doanh xuất - nhập khẩu 99 3.2.4 Định hướng phát triển và đa dạng hoa các kênh huy động vốn cho
doanh nghiệp xuất - nhập khẩu loi
3.3 Các tở chức tài chính hỗ trợ phòng chống rủi ro tài chính cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 107
3.3.1 Mở rộng ứng dụng các dịch vụ phái sinh trong phòng chống rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 107
3.3.2 Hỗ ừợ tín dụng và tư vấn thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế của các
Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu no
3.3.3 Phát ừiển thị trường dịch vụ tài chính nhằm hỗ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu 112
3.4 Các giải pháp chủ động phòng ngừa rủi ro tài chính của doanh
nghiệp xuất - nhập khẩu 115
3.4.1 Xây dựng qui trình quản trị rủi ro tài chính phù hợp với qui mô hoạt động của doanh nghiệp 115
3.4.2 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu để tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh xuất - nhập khẩu 119
3.4.3 Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp tài chính mới 121
KẾT LUẬN !27
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO là một dấu
mốc quan ừọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Và thực tế trong
hơn Ì năm qua, nền kinh tế của chúng ta đã chuyển minh mạnh mẽ với những thành tun
đạt đưảc rất đáng khích lệ thể hiện qua các chỉ số kinh tế tăng trưởng và mức sống người dân cao hơn Thuận lải nhiều nhưng chúng ta cũng đang phải đương đầu với
không ít những thách thức, khó khăn của hội nhập Trong đó, hoạt động kinh doanh xuất
- nhập khẩu là nơi mà những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đưảc nhìn thấy rõ
và dễ dàng nhất
Hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến cho mối quan hệ giữa các chủ thể ngày càng
thoát khỏi sự ràng buộc về biên giới quốc gia Và hoạt động kinh doanh xuất - nhập
khẩu ngày nay cũng không nằm ngoài tác động trên Trên "sân chơi" quốc tế, rủi ro đến với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu là vô cùng đa dạng, trong đó, rủi ro tài chính
đưảc coi là "rủi ro lớn nhất" bởi những thiệt hại nó đem đến không chỉ cho một vài
doanh nghiệp mà có thể là một ngành, thậm chí cả nền kinh tế
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam đã phần tận
dụng khá tốt những cơ hội kinh doanh đến từ hội nhập, mà biểu hiện là kim ngạch xuất
- nhập khẩu năm 2007 đạt đến con số kỷ lục hơn 109 tỷ USD Tuy nhiên, thực trạng
hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu cùa Việt Nam cũng cho thấy những rủi ro tài
chính đến với các doanh nghiệp ngày càng lớn, rủi ro phát sinh từ giao dịch kinh doanh,
từ tác động của kinh tế - tài chính trong, ngoài nước và từ chính bản thân doanh nghiệp Nếu không có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính một cách hệ thống và phù hảp, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam sẽ không có chỗ đứng
trong cạnh tranh Vừa mờ rộng kinh doanh xuất - nhập khẩu, vừa bảo đảm cạnh tranh, ít
rủi ro là bài toán khó cần đưảc sự quan tâm sâu sắc của không chi Chính phủ, các bộ,
Trang 10ban ngành liên quan mà cả chính các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu
Vói đề tài: "Rãi ro tài chính đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và các biện pháp phòng ngừa" tác giả mong muốn có
những nghiên cứu sâu trên cơ sở khoa học và thực tiễn các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính trong kinh doanh xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất
các giải pháp phòng ngừa, hợn chế rủi ro
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, quản lý rủi ro nói chung và rủi
ro tài chính nói riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu
Xem xét thực trợng rủi ro tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và
việc quản lý rủi ro tài chính đang diễn ra như thế nào tợi các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phù hợp để phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi ro tài chính phát sinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các rủi ro tài chính và quản lý rủi ro tài
chính đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam
Phợm vi nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích rủi ro và quản lý rủi ro tài
chính trong hoợt động kinh doanh xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thời
gian qua Đồng thời có nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tài chính của một số nước trên thế giới
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
các quan điểm về phát triển kinh tế, về hội nhập kinh tế quốc tế
Ngoài ra, luận văn còn áp dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp
khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra - thống kê - phân tích - tổng hợp
- so sánh trên cơ sở đó kết họp với đưa ra số liệu thực tế để luận giải các vấn đề
Trang 115 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mờ đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh xuất
-nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng về rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
nhập khẩu Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG ĩ: NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT - NHẬP KHẨU
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VẺ RỦI RO:
1.1.1 Khái niệm và tính chất rủi ro:
Rủi ro là sự kiện không mong đợi xảy ra gắn liền vói hoạt động và môi trường
sống của con người Rủi ro tuy có nguyên nhân khác nhau, chủ quan hay khách quan, đều tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người Nhiều nhà kinh tế, nhà kinh doanh trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm về rủi ro:
Allan Willett, một học giả người Mỹ cho rằng: "Rủi ro là sự bật trắc cụ thể liên
quan đến một biến cố không mong đợi" [27] Như vậy, cách tiếp cận của ông liên quan đến thái độ của con người Những biến cố ngoài sự mong đợi chính là rủi ro và khái niệm này đã giải thích cho rủi ro suy thoái liên quan tới sự thành bại của một sự kiện diễn ra Thành công của người này chính là thật bại hay rủi ro của người khác
Inrving Pferfer (Mỹ) lại cho rằng: "Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên
có thể đo lường bằng xác suật" [22] Theo ông, rủi ro gắn với sự hiện diện ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào ý chí con người của vạn vật, hiện tượng mà có thể đo lường được bằng xác suật Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp do con người gây ra, cũng như rủi ro xảy ra ngoài những
dự báo, tính toán của con người
Theo từ điển kinh tế học hiện đại: "Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy
ra với một xác suật nhật định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suật" [38]
Qua các khái niệm về rủi ro nêu trên có thể thậy rằng, tuy có những điểm khác
nhau nhưng đều thống nhật ở một sổ nội dung cơ bản, chẳng hạn coi rủi ro là những bật trắc, sự cố không mong đợi và rủi ro xảy ra dẫn đến những thiệt hại cho con người
Trang 13Rủi ro có ba tinh chất quan trọng:
Một là: Rủi ro là những sự kiện bất ngờ mà người ta không lường trước một cách
chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và bất kỳ ờ đâu Tính bất ngờ của rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người và qui luật của
rủi ro Ngày nay, khoa học đã giúp cho con người dự báo khá chính xác nhiều loại rủi ro, nhờ đó có thể đề ra những biện pháp thích hảp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro Trên thực
tế, một trong các mục tiêu của con người chống lại rủi ro là làm sao để giảm đi tính bất ngờ của rủi ro
Hai là: Rủi ro gây ra tổn thất Một khi rủi ro xảy ra là để lại hậu quả cho con
người, mức độ của hậu quả đó có thể là nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng Tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, có thể là những tồn thất
về vật chất hoặc tinh thần, sức khỏe hoặc trách nhiệm pháp lý Không phải mọi tổn thất
người ta đều có thể nhận thấy dễ dàng, ví dụ tổn thất là những cơ hội mất hưởng Nhìn chung, mọi tổn thất đều có một đặc tính là gây thiệt hại, giảm sút lải ích của con người
Ba là: Rủi ro là sự kiện ngoài mong đải Điều hiển nhiên rủi ro là sự kiện bất ngờ
và gây tốn thất, vì vậy nó là sự kiện ngoài mong đải của tất cà mọi người
Một sự kiện đưảc coi là rủi ro phải đồng thời thỏa mãn ba tính chất nêu trên
Theo đó nếu sự kiện xảy ra là do chủ định hoặc đã biết trước chắc chắn sẽ xảy ra hoặc xảy ra nhưng không để lại hậu quả thì sự kiện đó không đưảc coi là rủi ro Hoặc nếu
như sự kiện xảy ra gây tổn thất, nhưng hoàn toàn nằm trong dự liệu của chúng ta cũng
không đưảc coi là rủi ro Hoặc một sự kiện chúng ta mong đải bất ngờ xảy ra nhưng lại
không gây tổn thất, mà ngưảc lại, đem về lải ích thì không phải là rủi ro Chẳng hạn: khi chúng ta đầu tư vào thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của chúng ta tăng đột ngột với mức cao Sự kiện tăng giá này không phải là rủi ro mà là may mắn
Như vậy, khi nói đến rủi ro là chúng ta đã đề cập đến một biến cố ngẫu nhiên,
gây tổn thất cho con người Những biến cố đó rất khác nhau trong từng lĩnh vực, nó có
Trang 14thể xuất hiện từ những nguyên nhân bên ngoài một cách ngẫu nhiên, khách quan; nhưng
nó cũng có thể xuất hiện từ nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng, từ hành vỉ, thái độ của con người Vì rủi ro là biến cố bất lợi cho con người nên để khống chế rủi ro hoặc hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra con người không ngừng tìm cách khảc phục, rút
ra bài học kinh nghiệm và tìm cách thích họp quản trị rủi ro Tuy nhiên, tùy từng loại rủi
ro mà người ta sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau để quản lý rủi ro
1.1.2 Phân loại rủi ro:
Rủi ro tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có thể đo lường và dự đoán được,
nhưng cũng có thể không đo lường một cách chảc chản Mỗi loại rủi ro, tổn thất có thể xuất phát từ một hoặc một nhóm các nguyên nhân rất khác nhau, có những tính chất, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả, đối tượng tác động cũng khác nhau Đe nghiên cứu bản chất rủi ro một cách đầy đủ và nhận dạng, dự đoán, phát hiện các qui luật vận động của rủi ro nhất thiết phải phân loại rủi ro theo từng tiêu chí cụ thể Việc phân loại rủi ro cũng chi mang tính chất tương đối trong mối quan hệ tác động của nhiều yếu tố
Theo tính chất cửa rủi ro: rủi ro suy đoán và rủi ro thuần túy
Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro gản liền với khả năng thành bại trong hoạt động
đầu tư, kinh doanh và đầu cơ Việc đầu tư vào mua cổ phiếu là một ví dụ điển hình:
khoản đầu tư này có thể lãi, hòa vốn hoặc thua lỗ Khi mua cổ phiếu ai cũng kỳ vọng vào một khoản lợi nhuận lớn, tuy nhiên không phải bao giờ những tính toán, kinh nghiệm của một nhà đầu tư cũng đúng Những biến động không thể lường trước của thị trường, môi trường chính là rủi ro trong đầu tư chứng khoán Chúng ta thường tạo ra cuộc chơi trong đó mọi người cho rằng xác suất rủi ro lớn hơn xác suất thành công Và trong mỗi cuộc chơi, thành công của người này có thể là rủi ro của người khác Hay nói cách khác, trong kinh doanh nguy cơ rủi ro càng lớn thì khả năng lợi nhuận đạt được càng lớn và ngược lại
Trang 15Rủi ro thuần túy: là những rủi ro chì có thể dẫn đến những thiệt hại mất mát mà
không có cơ hội kiếm lời Rủi ro loại này có nguyên nhân tò những đe dọa nguy hiểm luôn rình rập như những hiện tượng tự nhiên bất lợi hoặc những hành động bất cẩn của con người hoặc những hành động xấu do người khác gây ra Hầu hết những rủi ro xuất hiện trong thực tế hiện nay đều thuộc loại rủi ro thuần túy Rủi ro thuần túy tản tại khách quan và người ta có thể phòng chống, hạn chế bằng nhiều phương pháp khác nhau như: tác động đến các nhân tố ảnh hường đến rủi ro, qua đó giảm nhẹ tổn thất, hoặc chia sẻ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm
Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt [12]
Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm
soát của mọi người Hậu quả của rủi ro cơ bản thường rất nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hường tới cộng đảng và toàn xã hội Hầu hết các rủi ro cơ bản đều xuất phát từ sự tác động tương hỗ về kinh tế, chính trị, xã hội như: nạn thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, lạm phát, chiến tranh, xung đột chính trị, thiên tai Vói những rủi ro cơ bản thì biện pháp phòng chống tốt nhất là dự báo và né tránh
Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan hoặc khách
quan và ảnh hường tới lợi ích trực tiếp của từng cá nhân, tổ chức Ví dụ: rủi ro do định hướng chiến lược kinh doanh sai lầm hoặc rủi ro do đầu tư sai vào một thị trường hoặc rủi ro phá sản của một doanh nghiệp chì ảnh hường đến riêng hoạt động của doanh nghiệp đó Vói rủi ro riêng biệt, biện pháp phòng chống tốt nhất là quản trị rủi ro hoặc
tự điều chỉnh hành vi để hạn chế rủi ro
Tuy nhiên, trong các tài liệu nghiên cứu, việc phân biệt rủi ro cơ bản và riêng biệt chưa thật rõ ràng, vì rủi ro có thể được chuyển từ loại này sang loại khác một khi điều kiện khoa học kỹ thuật, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi
Nhóm rủi ro từ tác đông của môi trường vĩ mô:
Sự thay đổi các yếu tố của môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị, luật pháp,
Trang 16cạnh tranh trên thị trường, thông tin theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp mà không
dự báo được chính là nhóm loại rủi ro từ tác động của môi trường vĩ mô
Rủi ro kinh tể: là rủi ro do các nhân tố kinh tế vĩ mô gây bất lợi cho các doanh
nghiệp và được thể hiện trên các yếu tố sau: suy thoái kinh tế, lạm phát, mức cung tiền
tệ cao, mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nợ ngẩn hạn quá lớn so với dự trữ ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ quá nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nợ nước ngoài quá lớn so với GDP, tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai quá lớn
Rủi ro chính trị: là sự thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, quốc hữu hóa,
sự phân biệt đối xử đối với các đối tượng kinh doanh cùa chính quyền Rủi ro chính ừị khó có thể vượt qua mà biện pháp hạn chế tốt nhất là né ừánh hoặc thích nghi
Rủi ro pháp lý: có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh
doanh; sự mập mờ, chồng chéo, không thống nhất của các văn bản pháp qui, sự thiếu thông tin trong việc phổ biến pháp luật Hậu quà của rủi ro pháp lý là những tranh
chấp kiện tụng giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và chính quyền Biện pháp tốt nhất nhằm hạn chế rủi ro pháp lý là chính phủ không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật và xây dựng cơ quan hành pháp đủ năng lực
Rủi ro cạnh tranh: là những áp lực bất ngờ đến với doanh nghiệp trước sự thay
đổi thị hiếu của người tiêu dùng, sự gia tăng bất thường về số lượng cũng như qui mô của các doanh nghiệp cùng ngành, sự xâm nhập mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài khi mờ cửa kinh tế Rủi ro cạnh tranh có thể dẫn đến sự thu hẹp thị trường của doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp có thể bị thôn tính hay loại ra khỏi thị trường Biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cạnh tranh là tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo khả năng thích nghi cao của các doanh nghiệp
Rủi ro thông tin: đến do những sai lệch thông tin, chậm tiếp cận nguồn thông tin,
phân tích xử lý thông tin thiếu chính xác của doanh nghiệp Hậu quả của rủi ro thiếu thông tin là doanh nghiệp bỏ lỡ thời cơ hoặc thất bại trong kinh doanh Biện pháp hạn
Trang 17chế rủi ro thông tin là cải tiến phương pháp tiếp cận phân tích và xử lý nguồn thông tin,
áp dụng công nghệ thông tin hiện đại
Rủi ro dưới góc độ môi trường vi mô của doanh nghiệp:
Bao gồm những rủi ro xảy ra do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và của
đối tác kinh doanh hoặc người thứ ba gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp Chẳng hạn như: rủi ro trong giao dịch, ký kết hầp đồng, thực hiện hầp đồng, do dự đoán sai về thị
trường Ví dụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh các rủi ro, như:
Rủi ro quản lý: đây là những rủi ro gan liền với những sai lầm về chiến lưầc,
sách lưầc, chính sách kinh doanh và những quyết định thiếu sáng suốt của nhà quản trị
và thường có ảnh hường nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Rủi ro chuyên môn nghiệp vụ: trong quá trình tác nghiệp, trên cơ sở nhiệm vụ
chuyên môn cùa mình các cá nhân trong doanh nghiệp có thể gây ra những sai lầm, sơ suất do chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm dẫn đến thiệt hại về tài sản, lầi ích hoặc cơ hội kinh doanh
1.1.3 Xác định nguy cơ rủi ro và đo lường tổn thất:
a Phương pháp xác định nguy cơ rủi ro:
Xác định nguy cơ rủi ro là xác định xác suất hay khả năng xảy ra rủi ro bằng
nhiều phương pháp khác nhau Xác suất rủi ro thể hiện khả năng xuất hiện của rủi ro trong mỗi phép thử hay một lần quan sát Kết quả tính toán xác suất rủi ro có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp cho doanh nghiệp nhận định môi trường hoạt động, phạm vi, lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro hay không
Xác định rủi ro phải đưầc sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau, kết hầp
hỗ trầ lẫn nhau Song việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào từng loại rủi ro Người ta có thể sử dụng một số phương pháp sau đây để đo lường tần số rủi ro hay xác suất rủi ro [22]:
Trang 18Các phương pháp đinh lương:
Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Là phương pháp dựa vào những số liệu
thống kê về sự cố đã xảy ra trong một khoảng thời gian quan sát hoặc dựa theo số lần
các sự kiện xảy ra Trên cơ sở tần số của rủi ro được xác định người ta có thể tính được xác suất rủi ro với mạc độ tin cậy nhất định Quan sát sự cố trong khoảng thời gian dài
hoặc mẫu quan sát lớn thì việc xác định xác suất rủi ro đạt được độ túi cậy cao
Phương pháp xác suất thống kê: Là phương pháp ước lượng xác suất rủi ro dựa
trên cơ sở các định nghĩa và thuật toán của xác suất cổ điển Với những thông tin tìm được khi nghiên cạu về rủi ro, dựa trên cơ sở các mẫu ngẫu nhiên người ta có thể tính toán khá chính xác xác suất rủi ro mà không cần phải thực hiện đầy đủ các quan sát như các phương pháp thống kê kinh nghiệm Thông qua các phương pháp lấy mẫu ngẫu
nhiên, người ta xác định được xác suất rủi ro
Phương pháp ứng dụng phân phổi xác suất của đại lượng ngầu nhiên: Đại lượng
ngẫu nhiên là đại lượng mà trong kết quả của phép thử sẽ nhận một trong các giá trị có thể có với một xác suất tương ạng xác định Rủi ro nói chung là đại lượng ngẫu nhiên và
có thể tồn tại dưới hai dạng: đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và liên tục
Các phương pháp đinh tính:
Áp dụng các phương pháp định lượng vào điều kiện thực tiễn thường gặp nhiều
khó khăn vì hạn chế của các phương pháp định lượng là thường dựa vào những số liệu của quá khạ Và do đó, các phương pháp này mặc định là trong tương lai cũng sẽ có môi trường như trong quá khạ Vì vậy, cần bổ sung các biện pháp định tính để tăng tính khả thi và hiệu quả của đo lường rủi ro
Phương pháp phân tích, cảm quan: Là phương pháp dự đoán rủi ro dựa ạên cơ
sờ tổng hợp một cái ngẫu nhiên từ đó suy ra cái tất nhiên, từ một loạt vấn đề về hình thạc suy ra nội dung và bản chất Phương pháp phàn tích, cảm quan dự đoán có thể
được thực hiện theo hai hướng: Thứ nhất, trên cơ sở phân tích một cách khoa học các
Trang 19điều kiện môi trường, nhân tố ảnh hưởng để dự báo về những rủi ro có thể gặp phải
Thú hai, trên cơ sờ phân tích tổng hợp, dựa vào một số kinh nghiệm và những cảm quan
đặc biệt của người nghiên cứu để dự báo rủi ro có thể xảy ra trong tương lai Tuy nhiên, phương pháp này không có đủ luận cứ khoa học nên tính thuyết phạc không cao
Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dựa trên nghiên cứu của chuyên gia
trong các lĩnh vực quản trị rủi ro, quản trị kinh doanh đánh giá nguy cơ rủi ro bằng cách cho điểm trên cơ sở nghiên cứu tài liệu về thị trường, nhân tố tác động, nguyên nhân rủi ro trong quá khứ và hiện tại để đánh giá về nguy cơ rủi ro, tần suất và mức độ rủi ro trong tương lai Tổng hợp số điểm đánh giá của các chuyên gia là càn cứ tham khảo tốt để dự đoán nguy cơ rủi ro trong kinh doanh
Tóm lại, các phương pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm Do vậy, để
đảm bảo kết luận chính xác về những rủi ro, chúng ta cần lựa chọn phương pháp xác định phù hợp với từng loại rủi ro, đồng thời cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
để việc đánh giá rủi ro đạt hiệu quả cao nhất
b Các phương pháp đo lường ton thất:
Đo lường tổn thất là nhằm xác định mức độ nghiêm trọng, những ảnh hưởng về
thiệt hại gây khi rủi ro xảy ra; đồng thời, còn nhằm xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở cho việc khiếu nại, bồi thường, tính toán chi phí trong kinh doanh Tùy theo từng loại tổn thất người ta có thể sử dạng những phương pháp xác định khác nhau:
Các phương pháp đinh lương:
Phương pháp trực tiếp: xác định tổn thất hàng hóa bằng cách cân, đo, đếm thông
thường thích hợp áp dạng cho tổn thất bộ phận và tồn thất toàn bộ
Phương pháp gián tiếp: sử dạng cách đánh giá tổn thất thông qua việc suy diễn
tổn thất và thường áp dạng đánh giá thiệt hại vô hình như cơ hội, lợi ích
Phương pháp xác suất thống kê: xác định tổn thất bằng cách lựa chọn các mẫu
đại diện, trên cơ sở tính được tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định tổng số tổn thất
Trang 20Các phương pháp đinh tính:
Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên
gia xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất về hàng hóa
Phương pháp phân tích tồng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ
kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức đầ tổn thất
Dự báo tổn thất lớn nhất có thể có khi rủi ro xảy ra là sự cần thiết cho việc lựa
chọn các biện pháp phòng ngừa, nhưng thực tế chúng ta thường quan tâm đến dự báo tổn thất trung bình Trên cơ sở xác suất rủi ro và mức tồn thất trung bình của mỗi sự cố, người ta có thể dự báo được mức tổn thất trung bình xảy ra trong kỳ kế hoạch
Có thể sử dụng công thức sau đây để dự bán tổn thất trung bình:
T=nxPxt
Trong đó:
+ T: Tổn thất trung bình có thể có
+ n: Số lần quan sát hoặc sự kiện có thể xảy ra trong tương lai
+ P: Xác suất rủi ro
+1: Mức tổn thất bình quân của mỗi sự cố
Thông qua dự báo tổn thất trung bình doanh nghiệp có thể dự tính được chi phí
rủi ro và phân bổ nguồn lực mầt cách hợp lý, đồng thời làm cơ sở cho dự toán ngân sách
của doanh nghiệp, số liệu về tổn thất trung bình có thể có là cơ sờ cho việc so sánh giữa
phương án chấp nhận hay phòng ngừa rủi ro; nếu chi phí cho phòng ngừa rủi ro lớn hơn giá trị tổn thất trung bình có thể có thì người ta có xu hướng lựa chọn các phương án phòng ngừa khác, thậm chí chấp nhận rủi ro
Như vậy, để xác định rủi ro, đo lường tổn thất mầt cách chính xác đòi hỏi phải sử
dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau, kết họp hỗ trợ cho nhau cần nghiên cứu để không ngừng tìm ra những công cụ, phương pháp mới xác định rủi ro, tổn thất chính xác
Trang 21hơn, chi phí thấp hơn, giúp ích cho việc ra những quyết định đúng đắn của các nhà quản trị trong kinh doanh
1.2 RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT
-NHẬP KHẨU
1.2.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu:
Kinh doanh xuất - nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của nền
kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng vì nó trực tiếp góp phần vào tăng trưởng kinh tế, mờ rộng quan hệ hồp tác với nước ngoài Thúc đẩy kinh doanh ngoại
thương là chính sách đưồc chính phủ của các nước có nền kinh tế mở quan tâm và đặt lên hàng đầu Tuy nhiên, thúc đẩy kinh doanh ngoại thương luôn đồng nghĩa với tăng rủi
ro trên thương trường, điều này không một tổ chức, cá nhân nào mong muốn Ngoài những điểm chung về rủi ro như đã nêu, rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu cũng có những đặc điểm riêng, về cơ bản rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu
là sự bất trắc có thể đo lường đưồc, nó có thể tạo ra những tổn thất, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lồi ích, cơ hội thuận lồi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho thấy các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu xét dưới góc độ vĩ mô chia thành các nhóm gồm:
Sủi ro do điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có nhiều khả năng tác động đến
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính là thiên tai, lũ lụt, bệnh dịch Đặc biệt đối với những doanh nghiệp mà hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu mang tính thòi vụ và
chịu ảnh hường nhiều của điều kiện tự nhiên như nông sản, hải sản thì khi xảy ra
những biến cố thiên tai, giá trị sử dụng và giá trị thương mại của hàng hóa sẽ giảm nhanh chóng
Rủi ro do môi trường văn hóa: là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục
tập quán, tín ngưỡng, lối sống, đạo đức của quốc gia khác dẫn đến cách hành xử
Trang 22không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất đi cơ hội kinh doanh
Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến
kinh doanh Rủi ro chính trị làm xấu đi quan hệ giữa hai hay một số nước, làm gián đoạn các quan hệ đối ngoại và từ đó có thể làm đảo lộn mọi dặ đoán của doanh nghiệp và
thường doanh nghiệp khó có thể chủ động vói loại rủi ro này
Rủi ro do môi trường kinh tế: trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh
tế thế giới, ảnh hưởng của môi trường kinh tế nói chung của thế giói đến từng nước là rất lớn Mặc dù hoạt động của một chính phủ, nhất là chính phủ của các siêu cường quốc,
có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ cũng không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới
Mót số rủi ro kinh tế thường gặp:
Rủi ro do nền kinh tế phát triển không ổn định: Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế,
rủi ro quốc gia là không thể tránh khỏi và do đó, độ an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng bị tác động mạnh Chẳng hạn cuộc
khủng hoàng tài chính ở Châu Á giai đoạn 1997-1998 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, đổi tác kinh doanh mới cũng như xây dặng lại chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn
Rủi ro hối đoái: Trong hoạt động xắt nhập khẩu, rủi ro hối đoái sẽ xảy ra khi tỷ
giá hối đoái vào thời điểm thanh toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng
Rủi ro do lạm phát: Khi lạm phát nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ sẽ ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế và hiệu quà hoạt động của các doanh nghiệp suy giảm
Rủi ro biến động giả cả: Giá cà hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào biến
động nhiều khi khó dặ đoán Có trường hợp doanh nghiệp vừa ký kết xong hợp đồng thì giá cả biến động mạnh và doanh nghiệp buộc phải lặa chọn hoặc phá hợp đồng và chịu phạt, hoặc tiếp tục thặc hiện hợp đồng và chịu lỗ
Trang 23Rủi ro do môi trường pháp luật: Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp
luật Trong kinh doanh quốc tế môi trường pháp luật khá phức tạp bời chuẩn mực luật
pháp của các quốc gia là khác nhau Nếu không am hiểu luật pháp của nước đối tác thì doanh nghiệp có thể đứng trước nhiều rủi ro khi xảy ra tranh chấp Ví dụ: bất kỳ doanh nghiệp nào khi xuất hàng sang thữ trường Hoa Kỳ nếu không am hiểu hệ thống pháp luật
chia tách thành luật liên bang và luật của các tiểu bang sẽ có thể gặp phải rủi ro bữ kiện
vì vi phạm luật sở hữu trí tuệ, luật chống bán phá giá, luật bào vệ người tiêu dùng
Rủi ro do môi trường hoạt động của doanh nghiệp: Loại hình rủi ro này có thể
xuất hiện dưới nhiều dạng, có thể là rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin tìm được
không chính xác dẫn đến bữ lừa đảo, bữ "hố" trong các đàm phán thương mại
Rủi ro xảy ra làm tăng chi phí kinh doanh, bỏ lỡ cơ hội, bạn hàng, thữ trường gây
ảnh hường tới hiệu quả trong kinh doanh Một khi doanh nghiệp bất lực trước những rủi
ro hoặc nguy cơ rủi ro và tổn thất quá lớn, họ sẽ phải điều chỉnh hành vi hoặc có thể
phải từ bỏ một hoặc một số lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh
Trong thực tế kinh doanh ngoại thương, tăng rủi ro sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu ở một số khía cạnh sau [26]:
Giảm hiệu quả trong kinh doanh: Theo quan niệm của các nhà kinh tế, những rủi
ro xảy ra được coi như là một khoản chi phí trong kinh doanh gọi là chi phí rủi ro Chi
phí rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng giám Tăng rủi ro, tổn thất đồng nghĩa với việc
tăng các khoản chi phí trong kinh doanh, qua đó làm giảm hiệu quả kinh doanh Đó là
nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn cùa thữ trường quốc tế và là nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh doanh ngoại thương
Thay đổi thái độ của doanh nghiệp đối với kình doanh xuất nhập khấu: Chúng ta
vẫn biết ràng điều hấp dẫn các doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh
chính là lợi nhuận Nhưng những yếu tố rủi ro trong kinh doanh lại là điều nhắc nhở các
nhà quản trữ phải cân nhắc lựa chọn giữa kinh doanh hoặc không Việc lựa chọn kinh
Trang 24doanh và chấp nhận mạo hiểm được dựa trên cơ sở so sánh giữa cái được và cái mất
Cái được chính là lợi nhuận đạt được, cơ hội mở rộng thị trường quốc tế, tăng mối quan
hệ kinh doanh Nếu như chi phí và nguy cơ rủi ro không lớn tới mức ắnh hưởng
nghiêm trọng đến lợi nhuận hoặc rủi ro không thật chắc chắn xắy ra thì các doanh
nghiệp có xu hướng chấp nhận mạo hiểm Chi phí và nguy cơ rủi ro quá lớn hoặc rủi ro
chắc chắn xắy ra sẽ làm nắn lòng các doanh nghiệp, đẩy họ từ người chấp nhận rủi ro,
mạo hiểm thành người né tránh rủi ro và tít bỏ ý định đầu tư, kinh doanh Nếu xét về
tổng thể sẽ làm giắm tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu và thu hẹp thị trường
Giảm tinh hấp dẫn trong các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp:
Tăng rủi ro làm cho nền kinh tế tăng tính bất định và môi trường kinh doanh tăng nguy
cơ rủi ro Mỗi khi tính bất định và nguy cơ rủi ro tăng cao buộc các nhà đầu tư phắi tăng các biện pháp và chi phí cho phòng ngừa, hạn chế rủi ro Như vậy sẽ tăng chi phí kinh doanh và giắm lợi nhuận có thể đạt được Qua đó giắm tính hấp dẫn của thị trường dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài Tính hấp dẫn đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng rõ ràng rủi ro là một nhân tố quan trọng ắnh hường đến thái độ của các nhà đầu tư trong kinh doanh Đầu tư giắm cũng làm cho các hoạt động kinh doanh
xuất - nhập khẩu giắm, dẫn đến làm giắm tốc độ tăng trưởng kinh doanh ngoại thương
Tăng rủi ro làm gia tăng những trở ngại không thể vượt qua: Muốn tăng trường
kinh doanh xuất - nhập khẩu đòi hòi phắi có môi trường và điều kiện thuận lợi làm tiền
đề cho sự phát triển Rủi ro sẽ tạo ra những lực cắn không thể vượt qua trong kinh doanh
làm kìm hãm sự phát triển cùa doanh nghiệp Lực cắn có nguyên nhân từ rủi ro hết sức
đa dạng từ lĩnh vực: hành chính, chính trị, pháp luật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại thương sẽ làm tăng những nguy cơ rủi ro,
đồng thòi, khi rủi ro tăng lên sẽ tác động trờ lại, làm giắm khá năng tăng trường cùa kinh doanh ngoại thương Mối quan hệ giữa tăng quy mô kinh doanh và rủi ro có quan
hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Nhận thức đầy đủ vấn đề này giúp cho chính
Trang 25phủ cũng như các doanh nghiệp có thái độ đúng mức với những nguy cơ rủi ro cao trong
kinh doanh xuất nhập - khẩu, qua đó có những biện pháp thích hợp ngăn chặn, khắc
phục rủi ro
1.2.2 Rủi ro tài chính đối vói doanh nghiệp xuất - nhập khẩu:
Thị trường tài chính vói quy luật chung và riêng của nó luôn phát triần nhanh hơn
mọi dự đoán và phát sinh những tình huống hoàn toàn chưa được đề cập một cách đầy đù trong các lý thuyết kinh tế Tồn tại như một cơ chế đáp ứng những nhu cầu đa dạng về
cung cấp và sử dụng vốn cho các loại hình doanh nghiệp, thị trường tài chính luôn ẩn chứa
nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường
này Với xu hướng toàn cầu hoa tài chính, rủi ro có thầ đang tiềm ẩn tại những thị trường, tuy xa về khoảng cách địa lý, nhưng có khả năng gây ra những biến động nghiêm trọng
đối với thị trường tài chính trong nước, gây nên thiệt hại khôn lường đối với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp xuất - nhập khẩu khi tham
gia vào thương mại quốc tế
Rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu phát sinh nhưthếnào?
Bên cạnh không ít cơ hội dành cho những ai biết tính toán và tận dụng những ưu
điầm riêng của nó, thị toàng tài chính vẫn là nơi rủi ro luôn rình rập Chính vì thế, việc nhận diện những nguy cơ này đầ có biện pháp khắc phục và hạn chế thích hợp luôn là nỗi
lo của các nhà quản trị tài chính
Rủi ro tài chính bắt nguồn từ rất nhiều các hoạt động, giao dịch liên quan trực tiếp
đến tài chính, như: xuất nhập khẩu, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động khác hoặc là hệ quả gián tiếp của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan
hệ quốc tế và thậm chí có thầ chỉ do sự thay đổi của thòi tiết hay khí hậu
Quan sát các biến động về tài chính trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, có thầ
nhận ra được 3 nguồn chính gây ra rối % ỷêlài chính bao gồm:
MOM imm\
[ ' • - • - i
Trang 26a Rủi ro phát sinh bên ngoài doanh nghiệp:
Thị trường tài chính luôn biến động và chứa đựng các nhiều rủi ro, có thể là rủi
ro nội tại trong quá trình vận động của thị trường hay rủi ro đến do tác động từ các chính sách tài chính của Chính phủ và của thị trường hàng hóa, cụ thể như: lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá cả của các loại hàng hóa khác
- Rủi ro do giá cá biển động: Đối với hoạt động xuất nhập khệu, rủi ro giá cả có
thể được tính bằng độ lệch chuện của giá cả trong một thời kỳ nào đấy Nếu độ lệch
chuện càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao và ngược lại, nếu độ lệch chuện càng nhỏ thì mức độ rủi ro càng thấp, bởi lúc này giá cả biến động với biên độ thấp hơn Rủi ro giá cả thường gắn liền với rủi ro trong nông nghiệp, rủi ro của hàng nông lâm thủy sản xuất
khệu và những sản phệm có hàm lượng công nghệ thấp
Rủi ro hối đoái: Trong hoạt động xuất nhập khệu luôn có một đồng tiền được coi
là ngoại tệ đối với ít nhất một trong hai bên đối tác, do đó, rủi ro hối đoái là rủi ro tiềm
ện và ảnh hường trực tiếp đến hoạt động kinh doanh Rủi ro hối đoái xảy ra khi tỳ giá
hối đoái vào kỳ đáo hạn tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng ngoại thương
Rủi ro lãi suất: Biến động tăng giảm lãi suất ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp,
nếu bất thường sẽ dẫn tới giảm lợi nhuận kinh doanh Ví dụ: do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ các Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất khệu khi giá hàng hóa tại thời điểm ký hợp đồng
thấp hơn so với giá thành tại thời điểm thanh toán do phần lãi vay đệy chi phí lên cao
hơn phương án kinh doanh ban đầu
Những biến động thường xuyên cùa thị trường tài chính quốc tế ảnh hường đến
kinh doanh ngoại thương là không thể tránh khỏi Một số nguyên nhân cơ bản của
những biển động trên thị trưởng tài chính quốc tế như sau [34], [33]:
Mất cân đối giữa cung - cầu cùa nguồn tài chính quốc tế, do những áp lực gia
tăng đầu tư và giảm sút nguồn vốn dài hạn và trung hạn
Trang 27Mục tiêu tìm kiếm thị trường đầu tư có lợi đã khiến luồng vốn thường xuyên có
sự di chuyển từ những vùng này, quốc gia này sang vùng khác, quốc gia khác thông qua thị trường vốn và các định chế tài chính quốc tế
Việc không thống nhất trong điều hành các tổ chức tài chính quốc tế, không
kiểm soát được hệ thống tài chính, bị chi phối bởi các ý đồ hay thế lực chính trị, gia tăng lạm phát, biện động của tiền tệ, quản lý dự trữ, di chuyển nhanh chóng ra vào của các
luồng vốn và mừt cân đối cung cầu trên thị trường vốn là những nguy cơ đe dọa sự
mừt ổn định nền tài chính quốc tế, từ đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Với xu hướng hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, thị trường
tài chính Việt Nam trong những năm gần đây không tránh khỏi sự tác động của tài chính quốc tế Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay thì những ảnh hưởng của tác động đó
không lớn, là do (i) các định chế tài chính quốc tế chưa được áp dụng mạnh mẽ ờ Việt Nam, nguồn vốn ngoài nước chủ yếu thông qua các khoản tín dụng dạng ODA và đầu tư
trực tiếp FDI; (ri) đồng tiền Việt Nam không phải là tiền tệ tự do chuyển đổi
b Rủi ro phát sinh từ các hoạt động hay giao dịch với các đối tác trong kinh
Trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối liên
hệ và giao dịch với nhà cung cừp, khách hàng, các đối tác trung gian như: đơn vị giao
nhận, bảo hiểm, cơ quan kiểm định, cơ quan hải quan, thuế Các hoạt động và giao dịch
trong kinh doanh xuừt - nhập khẩu nói chung chứa đựng nhiều rủi ro như:
Rủi ro trong đàm phán: Đàm phán là quá trình mà trong đó hai hay nhiều bên
tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bừt
đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhừt Đàm phán có nhiều hình thức như: thư tín
điện thoại hay trực tiếp và tày từng hình thức đàm phán khác nhau mà rủi ro đối với các
doanh nghiệp xuừt - nhập khẩu cũng khác nhau
Trang 28Đối với hình thức đàm phán qua thư tín (gián tiếp), rủi ro sẽ xảy ra nếu hai bên
đối tác chuẩn bị không tốt về hình thức và nội dung thư từ, văn bản trao đổi, ngôn ngữ
và cách thức diễn đạt không rõ ràng, không đúng nội dung cần trao đổi hoặc thậm chí sai lấch ý muốn của một trong hai bên đối tác
Đối với hình thức đàm phán qua điấn thoại, doanh nghiấp có thể gặp rủi ro nếu
không thông thạo ngôn ngữ đàm phán và diễn đạt sai dẫn đến đối tác hiểu lẩm và từ chối giao dịch làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiấp
Đối với hình thức đàm phán trực tiếp, rủi ro rất dễ xảy ra nếu trước khi gặp gỡ
đối tác doanh nghiấp không chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung đàm phán, tìm hiểu đối tác
và có tình huống dự phòng Rủi ro càng nhiều nếu cán bộ thực hiấn đàm phán không có
đủ năng lực và không tạo được thế chủ động trong đàm phán
Đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm các giai đoạn: chuẩn bị, tiếp xúc, đàm
phán, kết thúc - ký kết hợp đồng, rút kinh nghiấm Rủi ro có thể xuất hiấn trong tất cả các giai đoạn của quá trình đàm phán, hơn nữa, rủi ro trong giai đoạn trước sẽ kéo theo những thất bại, thua thiất trong các giai đoạn sau Chẳng hạn, tại giai đoạn chuẩn bị, nếu doanh nghiấp tập hợp thông tin sai lấch về đối tác, khi tiếp xúc đàm phán không xây
dựng chiến lược đàm phán phù hợp thì tất yếu hợp đồng sẽ không thể được ký kết theo hướng có lợi cho doanh nghiấp
Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương về bản chất là
một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sờ hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng Trong khâu soạn thảo hợp đồng, có thể xuất hiấn nhiều rủi ro, do hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở trong nội dung và câu chữ dẫn đến những thiất hại khôn lường
Rủi ro trong việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng ngoại thương xuất hiấn ở tất
cả các khâu: giao hàng, mua bảo hiểm, thanh toán, thông quan cụ thể:
Trang 29Rủi ro trong thanh toán quốc tế: Rủi ro này xảy ra khi quyền lợi của một bên
tham gia bị vi phạm, thực tế rủi ro ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc bộ chứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chớm ừễ
nào trong các khâu của quá trình thanh toán quốc tế Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Vói người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chớm
thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhớn hàng, rủi ro không thanh toán
Với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại ), nải ro không giao hàng, rủi ro toong quá trình vớn chuyển hàng hoa ; với Ngân hàng có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng,
do tỷ giá biến động
Rủi ro trong khâu làm thủ tục xuất - nhập khấu như: xin giấy phép, làm thủ tục
hài quan Doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro trong trường hợp xin giấy phép nhớp khẩu
thời gian kéo dài hoặc bị chớm trễ, gián đoạn khi làm thủ tục hải quan dẫn đến không
kịp thời gian giao hàng hoặc mất tính mùa vụ của hàng hóa
Rủi ro trong khâu vận chuyển và giao nhận hàng hóa: Đối với việc thuê phương
tiện vớn tải, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro đắm chìm tàu, tàu không đù khả năng đi biển, hãng vớn chuyển không có uy tín, hoặc cước phí thấp dẫn đến việc xếp hàng không an toàn, xếp trên boong Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình vớn chuyển hàng hóa và thường xuyên gây ra rủi ro Trong quá trình vớn chuyển hàng hóa, nếu trọng tải tàu lớn hơn mức cho phép tại cảng dỡ hàng hoặc xếp hàng, sẽ dẫn đến kéo dài thời gian xếp dỡ và tăng chi phí cho doanh nghiệp Ngoài ra, nếu doanh nghiệp
không nắm vững thông tin về giao hàng có thể chịu các chi phí khác như phí lưu kho bãi ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh
Rủi ro trong khâu mua bào hiểm cho hàng hóa: Doanh nghiệp có thể sẽ không
được hường lợi từ hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo hiểm không đủ giá trị Nguyên nhân có
Trang 30thể do tổn thất nằm ngoài phạm vi bảo hiểm doanh nghiệp mua, chứng từ xuất trình đòi
bảo hiểm không hợp lệ hay tồn thất xảy ra không nằm trong thòi hạn được bảo hiêm
Rủi ro trong khâu lập chứng từ: Đây là rủi ro khá phổ biến đối vói các doanh
nghiệp xuất khẩu khi lập bộ chứng từ đòi tiền trong phương thức thanh toán thư tín dẫng
Việc bộ chứng từ có sai sót trên bề mặt và không phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C có thể dẫn tới việc đối tác nhập khẩu từ chối thanh toán Đôi khi giá cả trên thị
trường biến động, người mua hàng có thể căn cứ vào sai biệt chứng tò để tò chối thanh
toán cả lô hàng
Rủi ro trong khâu kiếm tra, giám định hàng hóa: Trong trường họp đối tác cấu
kết với cơ quan giám định hàng hóa để cung cấp kết quả giám định sai khác so với thực
tế Nếu doanh nghiệp nhập khẩu chấp nhận kết quả giám định tại cảng đi có giá trị quyết định cuối cùng, thì rủi ro sẽ xảy ra khi hàng hóa tại cảng đến có trọng lượng, chất lượng hao hẫt, sai biệt với kết quả giám định, nhưng doanh nghiệp không thể kiện đối tác Rủi
ro xảy ra tương tự đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi chấp nhận kết quả giám định tại
cảng đến có giá trị cuối cùng
Rủi ro pháp lý: Các rủi ro pháp lý trong quá trình kinh doanh xuất - nhập khẩu
thường phát sinh do doanh nghiệp không có những hiểu biết về pháp luật, tập quán kinh
doanh của đối tác nói riêng và quốc tế nói chung Một số rủi ro có thể phát sinh như:
Rủi ro kiện bán phá giá: Theo nghĩa chung, bán phá giá là hành vi một mặt hàng
được bán với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường làm ảnh hường đến các mặt hàng tương tự trên chính thị trường đó Các quốc gia có giá thành sản phẩm thấp như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với rủi ro này
khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ, EU Thực chất của các vẫ kiện bán phá giá
là hành động bào hộ bằng hàng rào phi thuế quan của chính phủ các nước nhập khẩu đối vói các doanh nghiệp trong nước nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước Các nước
xuất khẩu thường là các nước đang phát triển, còn thiếu kinh nghiệm trong xử lý các vấn
Trang 31đề liên quan đến kiện tụng quốc tế, nên gánh chịu tổn thất nặng nề khi hàng bị trả lại, chi phí phát sinh cao, thua lỗ và thậm chí phải đóng cửa một số thị trường xuất khẩu lớn Ngoài ra, một vài nước như Việt Nam, Trung Quốc còn chưa đưức thừa nhận là có nền kinh tế thị trường, nên mỗi lần bị kiện thường bị áp giá cùa một nước thứ ba làm cho việc tranh chấp thương mại trờ nên phức tạp và thường chịu thua thiệt
Rủi ro về thương hiệu: Việc đánh mất thương hiệu ờ một thị trường không chi
đem thuần là doanh nghiệp mất đi tài sản vô hình, mà cà nền kinh tế quốc gia cũng bị mất đi giá trị thương mại, giá trị xuất khẩu Các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu tại các nước đang phát triển, khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển, thường gặp phải rủi ro mất thương hiệu do thiếu kinh nghiệm và không nghiên cứu kỹ trước khi thâm nhập thị trường nước ngoài
c Sủi ro phát sinh từ ngay chính nội bộ doanh nghiệp
Những thay đổi từ bên trong doanh nghiệp liên quan đến vấn đề nhân sự, cơ cấu tổ
chức hay quy trình sản xuất kinh doanh cũng làm phát sinh các rủi ro tài chính
Rủi ro về nhân sự: Những thay đồi về chính sách và cơ cấu nhân sự trong các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tạo nên rủi ro tài chính Chẳng hạn: khi doanh nghiệp có chính sách nhân sự lỏng lẻo để những cán bộ xuất nhập khẩu lâu năm rời bỏ công việc để chuyển sang các doanh nghiệp khác họ có thể mang theo các thông tin về đối tác, về giá cà, hay các thương vụ đang thực hiện dẫn đến những hậu quả khôn lường
Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất: Khi xảy ra những thay đổi hay trục trặc
của quy trình sản xuất kinh doanh nằm ngoài dự tính của doanh nghiệp có thể ảnh hường đến năng suất, chất lưứng hàng hóa và từ đó dẫn tói những rủi ro tài chính Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, những sai sót trong quy trình sơ chế dẫn tới giảm chất lưứng hạt cà phê và giá trị xuất khẩu giảm hoặc thậm chí có thể bị hủy hứp đồng
Trang 32Thông thường, các rủi ro tài chính không đứng riêng lè một mình, mà chúng tiềm tàng trong mối quan hệ có tính tương tác lẫn nhau khiến cho việc dự báo rủi ro càng trở nên khó khăn hơn Tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu, việc đương đầu vói nhiều loại rủi ro tài chính là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nhớng rủi ro này vẫn có thể được quản lý một cách hiệu quả khi doanh nghiệp đánh giá chính xác năng lực vốn có của mình
để đương đầu với rủi ro tài chính và thực hiện tốt công tác chuẩn bị đối phó với nhớng thách thức trong trường hợp kết quà không như mong đợi Trong nhiều trường hợp, các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để đương đầu với rủi ro có thể được phát triển để trở thành một lợi thế cạnh tranh
1.2.3 Quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu
Rủi ra tài chính thường có tác động dây chuyền và cộng hường Do đó, doanh
nghiệp phải chủ động xây dựng cho mình quy trình đánh giá và quản trị rủi ro tài chính phù hợp, nhằm tự vệ trước biến động khôn lường của thị trường tài chính và hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu
Do nhớng đổi thay không ngừng trên thị trường mà việc quản trị rủi ro cũng trờ
thành một quá trình biến hoa liên tục các phương pháp phòng chống rủi ro, dựa trên dự báo về mức độ biến động của giá cả, môi trường kinh doanh, điều kiện chính trị, kinh tế,
xã hội trong nước và quốc tế
Quy trình quản trị rủi ro nói chung bắt đầu bằng việc nhìn thẳng vào các rủi ro hiện
vẫn tái xuất hiện, sau đó chúng ta cần xác đinh nhớng rủi ro nào có thể xử lý một cách nhanh nhất và bạn sẽ thu thập bao nhiêu thông tin cho vấn đề này để giải quyết rủi ro đó trước hết Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu cách thức giải quyết rủi ro của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá để đưa ra quyết định tiếp tục duy trì hoặc thay đổi
phương án hành động như thế nào cho có lợi, ngay cả trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đang tỏ ra có ưu thế hơn Trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ thiết lập "đường dẫn của các rủi ro", nghĩa là một danh sách các nhiệm vụ kế tiếp nhau cần thực hiện [30]
Trang 33Quy trình quản trị rủi ro tài chính bao gồm những bước căn bàn sau đây [29]:
Nhận diện và phân loại rủi ro: Mọi rủi ro tài chính đều xuất phát từ những thay
đổi về giá cả thị trường, lãi suất, tỷ giá cũng như giá của các loại hàng hoa khác Ngoài
ra, còn có một số rủi ro khác ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiựp như rủi ro về tín dụng, rủi ro trong hoạt động sản xuất, rủi ro trong thanh khoản và rủi ro mang tính hự
thống tác động chung lên toàn thị trường Những rủi ro nêu trên đều có tính liên kết và tác động qua lại lẫn nhau, nên khi thị trường đi xuống, sự cộng hường của chúng sẽ gây nên tổn thất lớn cho doanh nghiựp Nhận diựn và phân loại rủi ro là bước quan trọng đầu
tiên của quy trình quản trị rủi ro tài chính Tùy theo quy mô doanh nghiựp có thể xây dựng mô hình quản lý phù hợp và hự thống tất cả nhũng rủi ro tài chính
Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro tài chính và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra: Đo lường rủi ro tài chính là một quá trinh gồm 2 bước:
Bước đầu tiên là tính toán mức thu lợi có thể đạt được hoặc quan trọng hơn cả
trong quản trị rủi ro là tính toán mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường họp xảy
ra biến động xấu về giá cà trên thị trường Nói cách khác, đo lường rủi ro chính là viực trả lời cho câu hỏi: "Doanh nghiựp có thể chấp nhận tổn thất đến mức độ nào?" Để có được
câu trả lời thì viực tính toán khả năng và mức độ tổn thất phải được định lượng bằng
những số liựu tính toán thật cụ thể và chuẩn xác Tuy theo độ nhạy cảm của từng loại công
cụ đo lường, kết quả có được có thể tính bằng thời gian mất đi hoặc số tiền thiựt hại trên vốn hoặc lợi nhuận Chẳng hạn, viực sử dụng các công cụ phát sinh như hợp đồng kỳ hạn (forwards), họp đồng tương lai (options) và hợp đồng hoán đỗi (svvaps) sẽ giúp doanh
nghiựp tính toán được mức độ tổn thất này bằng các con số chính xác khi thị trường biến động theo hướng ngược chiều với dự đoán Chi phí bỏ ra khi sử dụng các công cụ này
chính là cái giá mà doanh nghiựp phải trả nếu rủi ro xảy ra
Bước thứ hai của quá trình này là xác định các khả năng xảy ra tương ứng với từng
mức độ biến động trên thị truồng Dựa trên những khả năng biến động về giá cũng như
Trang 34biên độ dao động giá, mức độ tổn thất cũng như mức thu lợi có thể được tính toán chi tiết
và cụ thể cho từng trường họp
Ấp dụng các chính sách, công cụ phòng chong thích hợp đối với từng loại rủi ro tài chính: Tuy thuộc vào mức độ và khả năng chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp sẽ áp dụng
những biện pháp phòng chống khác nhau nhặm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro
xảy ra Trên thực tế, doanh nghiệp có thể có một số chọn lựa Một trong những chọn lựa
đơn giản nhất là không làm gi cả bặng cách chủ động hoặc thụ động chấp nhận mọi rủi
ro có thể xảy ra Điều này hoàn toàn đúng với những khoản vay nhỏ vì chi phí để phòng chống rủi ro có khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại nếu thị trường có biến
động Tuy nhiên, phương pháp này lại tỏ ra rất nguy hiểm đối với những khoản thanh toán bặng ngoại tệ hoặc khoản vay lớn, vì chỉ một biến động nhỏ về lãi suất hoặc tỷ giá thì thiệt hại sẽ là một con số không thể thờ ơ Khi đó, các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt tỏ ra hữu hiệu nhặm ngăn chặn một phần tổn thất có khả năng xảy ra hoặc ngăn
chặn khả năng xảy ra rủi ro đã được lường trước
Theo dõi, đánh giá và điều chinh phương pháp phòng chống khi cần thiết: Sự
vận động của thị trường sẽ khiến cho mọi phương pháp phòng chống dù là tối ưu nhất cũng trở nên mất tác dụng nếu không được điều chinh cho phù hợp Do vậy, kết quả của việc sử dụng các phương pháp phòng chống rủi ro cần được ghi nhận và xử lý kịp thời
để việc ứng dụng phương pháp trên được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của doanh
nghiệp trong những tình huống mới
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần nhận thức và chủ động ứng
dụng quy trình này trong thực tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang hội nhập mạnh
mẽ vào kinh tế thế giới như Việt Nam và đang dần tách khỏi sự bảo hộ của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá và các chính sách mở cửa khác cho thị trường tài chính trong nước Nguy
cơ về những biến động lớn trên thị trường tiền tệ và khủng hoảng tài chính buộc các doanh
Trang 35nghiệp phải ý thức hơn trong xây dựng quy trình quản trị rủi ro thích hợp nhằm bảo vệ
chính bản thân doanh nghiệp
1.2.4 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tài chính đối vói doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu
Trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quản trị rủi ro tài chính trong kinh doanh
xuất - nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp
Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô [27]:
Thứ nhất, công tác quản lý rủi ro tài chính trong hoớt đông kinh doanh xuất - nhập
khẩu tới từng doanh nghiệp nói riêng và hệ thống tất cả các doanh nghiệp nói chung, nếu được đánh giá đúng và thực hiện triệt để, sẽ gián tiếp giúp làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Do khi doanh nghiệp quản trị được rủi ro
tài chính đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận từ các giao dịch đó, và như vậy ngân sách Nhà nước cũng sẽ tăng thêm nhờ những khoản thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp Thậm chí, khi doanh nghiệp chủ động quản lý và phòng tránh được rủi ro, cũng có nghĩa là Nhà nước sẽ tiết kiệm được chi phí hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp
có tổn thất xảy ra
Thứ hai, quản trị rủi ro tài chính trong kinh doanh xuất - nhập khẩu gián tiếp tác
động đến cán cân thanh toán quốc tế và cân đối ngoới tệ Khi doanh nghiệp tiến hành hoớt động xuất nhập khẩu thành công, không có tổn thất thì dòng ngoới tệ thu được từ giao dịch
đó sẽ vận hành đúng theo chu trình và nguồn thu chi ngoới tệ sẽ có đóng góp tích cực vào cán cân thanh toán quốc tế Một doanh nghiệp xuất khẩu gặp rủi ro đồng nghĩa với việc
nguồn thu ngoới tệ của quốc gia bị ảnh hưởng
Ngoài ra, nếu tất cả các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu đều thực hiện quản trị rủi ro
tài chính tốt thì uy tín quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế sẽ được khẳng định và năng lực cớnh tranh cũng tăng lên tương ứng
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu: Quản trị rủi ro tài chính tốt
Trang 36tóc là doanh nghiệp đã kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế được các nguyên nhân gây nên rủi ro tài chính, từ đó tạo được một môi trường kinh doanh an toàn và hiệu quả Thực tế, quản trị rủi ro thành công sẽ cắt giảm được các chi phí dự phòng tổn thất và kết quả là làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên Khi rủi ro xảy ra, nếu doanh nghiệp
đã có kế hoạch tài trợ rủi ro và phương án dự phòng thì việc chủ động khắc phục, di
chuyển rủi ro dớ dàng được thực hiện theo phương án hợp lý nhất; mặt khác doanh
nghiệp có thể nhanh chóng ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển Một chiến lược
quản trị rủi ro tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quan trọng hơn là trên thương trường quốc tế khi mà hội nhập kinh tế đang diớn ra mạnh mẽ như hiện nay
1.3 HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LIÊN QUAN ĐÈN VẤN ĐÈ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH
XUẤT-NHẬP KHẨU
Hệ thống văn bản, quy định liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt
Nam đang dần hướng tới phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế khi chúng
ta đã là thành viên của WTO Các văn bàn cụ thể về rủi ro tài chính trong hoạt động xuất
- nhập khẩu chưa thật hệ thống, nhưng bước đầu đã được các doanh nghiệp quan tâm Các văn bản của Chính phủ, bao gồm các nghị định, quyết định, quy định áp
dụng chung cho hoạt động xuất nhập khẩu hoặc chi tiết cho một số mặt hàng, ngành
hàng trong từng thời kỳ như: Nghị định 06/2003/NĐCP về phân loại hàng hóa xuất
nhập khẩu, Nghị định 40/2007/NĐCP về xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu, Nghị định 102/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối
-với hàng hóa xuất - nhập khẩu Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, pháp lệnh liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu như: Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất - nhập khẩu, Nghị định 12/2006/NĐ-CP về chi tiết thi hành Luật
thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán
Trang 37gia công, quá cảnh hàng hóa đối với nước ngoài, Nghị định 89 và 90/2005/NĐ-CP về chi tiết thi hành Pháp lệnh chống trợ giá và chống bán phá giá đối vói hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và gần đây nhất là công văn 481/TTg-KTTH của Thủ tướng Chinh phủ chi đạo về tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu Các văn bản về quản lý tài chính - tiền tệ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu do Chính phủ ban hành như: Nghị định 63/1998/NĐ-CP và 160/2006/NĐ-CP về Quản lý ngoại hối và thỉ hành pháp lệnh ngoại hối, Nghị định 64/2001/NĐ-CP quy định về hoạt động thanh toán qua các tổ chồc cung ồng dịch vụ thanh toán, Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính [37]
Các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm: quyết định, thông tư hướng dẫn
như: hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ về vấn đề đăng ký kinh doanh; hướng dẫn lập và thực
hiện các báo cáo thống kê hoạt động xuất - nhập khẩu quy định tại Quyết định số
63/2003/QĐ-BKH về chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoạt động xuất - nhập khẩu áp
dụng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp doanh [37]
Các văn bản của Bộ Công thương bao gồm các quyết định, thông tư về định
hướng hoạt động xuất - nhập khẩu như: Công văn 2358/BCT-XNK về triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, Quyết định 14/2007/QĐ-BCTZ về
lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2008; hướng dẫn chi tiết
hoạt động xuất nhập khẩu đối với từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh như: Công văn 1746/BCT-XNK về điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, Quyết định 01/2008/QĐ-BCT
về quy chế xuất khẩu xăng dầu, Thông tư 05/2007/TT-BCT hướng dẫn xuất khẩu than
Các văn bản của Bộ Tài chính gồm các quyết định, thông tư, hướng dẫn về tài
chính, thuế, lệ phí, chuẩn mực kế toán và quản lý tài chính trong hoạt động xuất - nhập khẩu nói chung hoặc chi tiết cho từng ngành hàng, mặt hàng như: Thông tư
121/2007/TT-BTC và thông tư 32/2006/TT-BTC về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế
Trang 38và thu khác đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu
Các văn bàn của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện thông quan xuất - nhập
khẩu cho hàng hóa, dịch vụ
Pháp luật và các tập quán thương mại quốc tế gồm: các công ước quốc tế, tập
quán thương mại quốc tế như: Incoterms 2000, UCP 600 (ICC 2007), URC 522, URR
525, URDG 458 và các hiệp định song phương, đa phương
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH
XUẤT - NHẬP KHÂU CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1 Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty xuất - nhập khẩu Nhật Bân
Nhật Bản là quốc gia có hoạt động ngoại thương phát triữn nhất tại Châu Á Thực
tế Nhật Bản đang cố gắng duy trì và phát triữn chế độ mậu dịch tự do Từ những năm 80, Nhật đã tiến hành các biện pháp kinh tế đối ngoại như: xúc tiến mở cửa thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, chấm dứt và nói lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận Các nỗ lực này của Nhật Bản đã làm
giảm bớt việc hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng chịu thuế trung bình từ 1.9%, mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triữn Bên cạnh đó, đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản đã cắt bỏ tất
cả các "hạn chế nhập khẩu còn lại" Đối với hàng nông sản nhập khẩu, cho đến nay Nhật Bản vẫn đang cố gắng đề tự do hóa hàng nhập khẩu và mở rộng cửa thị trường cho các nông sàn chính Điều này làm tăng kim ngạch nhập khẩu Nhật Bản một cách đều đặn
Có được những thành tựu trong ngoại thương bên cạnh việc thực hiện tốt chính
sách điều hành vĩ mô của Chính phủ Nhật không thữ không kữ đến sự phát triữn trong ý thức và thực tiễn về quàn trị rủi ro trong kinh doanh xuất - nhập khẩu cùa chính các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản Mô hình của các tập đoàn lớn như Mitsubishi,
Sumitomo, Itochu là thành lập các công ty con chuyên về hoạt động xuất - nhập khẩu
và việc quàn lý rủi ro được thực hiện theo một hệ thống thống nhất Dưới đây là một vài
Trang 39nét về mô hình quản trị rủi ro tại các công ty xuất - nhập khẩu điển hình của Nhật Bản:
Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 cho thấy các yếu tố
rủi ro đã vượt qua tầm kiểm soát quốc gia và có tác động mang tính toàn cầu Đứng trước nhựng tác động và tổn thất do rủi ro tài chính gây nên các công ty xuất - nhập
khẩu đã thay đổi cái nhìn và cách thức quản lý rủi ro
Hiện tại, việc thẩm định rủi ro tại Công ty xuất - nhập khẩu thuộc tập đoàn
Mitsui không tách biệt theo từng thương vụ như trước đây do không bảo đảm kiểm soát
tập trung các rủi ro phát sinh Từ đó, để quản trị rủi ro Công ty đã đưa ra danh mục rủi
ro và trên cơ sơ này hướng tới thực hiện thẩm định rủi ro dựa trên danh mục các yếu tố tạo nên rủi ro một cách toàn diện; đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
công tác quản trị rủi ro đến toàn bộ các thành viên của công ty Bộ phận quản trị rủi ro hình thành để quản lý tập trung, thống nhất toàn bộ các rủi ro liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu trên cơ sở phân loại rủi ro từ đó xây dựng phương pháp quản lý phù hợp
với từng loại rủi ro, phân tích thông tin để xây dựng quy trình và phạm vi quản lý rủi ro
Công ty đặt ra giới hạn rủi ro và giới hạn cắt bỏ tổn thất, việc phân quyền và giới hạn rủi
ro sẽ khác nhau đối với từng thương vụ, ngành hàng và thị trường và được thay đổi
thông qua thường niên khi kết thúc năm tài khóa [34]
Đối với nhựng rủi ro đến từ tác động của thị trường bên ngoài, xảy ra khá thường
xuyên đối với các công ty hoạt động xuất - nhập khẩu nếu nằm trong giới hạn rủi ro cho
phép, bộ phận trực tiếp kinh doanh được chủ động xử lý Cách phân quyền này là hợp lý bời bộ phận trực tiếp thực tế tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có thể hơn ai hết đưa ra
cách ứng phó rủi ro tốt nhất Nhựng rủi ro vượt giới hạn sẽ được giao cho bộ phận quản
trị rủi ro của Công ty xử lý Khi mức độ rủi ro vượt quá 50% của giới hạn cho phép các
đơn vị kinh doanh trực tiếp thực hiện cảnh báo, sau đó tiến hành công tác quản trị Nếu
trường hợp vượt quá 80%, người phụ trách bộ phận quàn trị rủi ro sẽ thực hiện quyền
"cắt bỏ tổn thất"; quyền này được nêu trong quy ừình quản trị rủi ro của công ty
Trang 40Tại Công ty xuất - nhập khẩu của Tập đoàn Sumitomo rủi ro tài chính được phân
thành hai loại: rủi ro có thể đo lường và rủi ro không thể đo lường Và việc quản trị rủi
ro được thực hiện trên phương hướng cơ bản là nguyên tắc ứng phó thống nhất Đối với
rủi ro có thể đo lường công ty thực hiện tính toán tụng số tiền thiệt hại lớn nhất Đối với
rủi ro không thể đo lường do không thể quản lý tập trung nên Công ty thực hiện quản lý
phân tán về cơ cấu tụ chức bộ phận quàn lý rủi ro của công ty được xây dựng gồm: nhóm phụ trách quản lý rủi ro và nhóm phụ tránh đánh giá rủi ro Nhóm quản lý rủi ro
có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng chế độ, quy phạm, phương hướng trong quản lý
rủi ro ờ tầm vĩ mô Trên cơ sờ định hướng đã xác định, nhóm đánh giá rủi ro thực hiện các phương pháp tính toán một cách chính xác với độ tin cậy cao các rủi ro xảy ra đối với tùng thương vụ cụ thể và từ đó thực hiện công tác đánh giá rủi ro hoạt động một
cách tụng thể Khó khăn lớn nhất của nhóm đánh giá rủi ro là việc xem xét, đánh giá đối với rủi ro không thể đo lường được Loại rủi ro này bao gồm nhiều rủi ro liên quan đến
hệ thống, hoạt động của chính công ty nên Sumitomo thực hiện xây dựng các quy chuẩn
riêng để quản lý tại từng phòng ban [29]
Phương pháp xác định rủi ro đối với rủi ro có thể đo lường được bắt đầu bằng
việc xác định hệ số rủi ro đối với tất cả các loại tài sản của công ty, sau đó từ số tư bàn tụn thất có thể phát sinh với mỗi loại tài sàn để tính toán mức độ rủi ro với từng loại tài sản Đối với rủi ro không thể đo lường - những rủi ro phụ biến với các công ty hoạt
động xuất - nhập khẩu được xác định trên cơ sở liệt kê các loại rủi ro có thể phát sinh,
sau đó tiến hành phân loại rồi kiểm tra, tụng kết đánh giá định kì
Do hoạt động xuất - nhập khẩu có đặc thù kinh doanh là tiếp xúc với đa dạng các
nền kinh tế, nền văn hóa nên việc phát sinh các rủi ro có tính chất quốc gia cũng rất
nhiều loại Các "rủi ro quốc gia" khi xảy ra cũng có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động
và tài chính doanh nghiệp, vấn đề quản trị rủi ro quốc gia không chỉ được các công ty
con chuyên xuất - nhập khẩu quan tâm mà là mối quan tâm của Ban lãnh đạo các tập