1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể” qua đó phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật trong xây dựng luật đất đai (sửa đổi

15 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Ở Nước Ta Hiện Nay, Cho Ví Dụ Cụ Thể
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 40,77 KB

Nội dung

Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Theo đó, sản phẩm của quá trình xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, tạo lập hệ thống văn bản quy phạm điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng pháp luật được vận hành nhờ các chất liệu đa dạng từ cuộc sống, chịu sự tác động nhiều chiều từ các khía cạnh, yếu tố khác nhau trong xã hội. Từ các yếu tố chung như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bối cảnh quốc tế, ý thức pháp luật, truyền thống lịch sử cho đến các yếu tố trực tiếp như: tổ chức, năng lực, kỹ năng, kỹ thuật soạn thảo, phạm vi, tính chất, đối tượng điều chỉnh...Trên cơ sở tìm hiểu các khía cạnh xã hội liên quan tới hoạt động xây dựng pháp luật, em xin triển khai đề tài : “Phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể”. Qua đó phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật trong xây dựng Luật đất đai (sửa đổi).

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật 1

1.1 Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật 1

1.2 Chủ thể của hoạt động xây dụng pháp luật 1

1.3 Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật 2

2 Các biện pháp tăng nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng pháp luật của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay 3

2.1 Đảm bảo tính nguyên tắc trong khi xây dựng và ban hành văn bản pháp luật .3 2.2 Dự án luật, pháp lệnh phải thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng.4 2.3 Tăng cường thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh bằng các công cụ của xã hội học pháp luật 6

2.4 Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật 8

2.5 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động xây dựng pháp luật trước yêu cần mở rộng nền dân chủ xã hội và phát triển bền vững 8

3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) 9

3.1 Tuân thủ các nguyên tắc xây dựng pháp luật trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) 9

3.2 Cụ thể hóa chủ trương mới của Đảng trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) 10

3.3 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và tăng cường sử dụng các công cụ xã hội học pháp luật trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

MỞ ĐẦU

Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định Theo đó, sản phẩm của quá trình xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, tạo lập hệ thống văn bản quy phạm điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Xây dựng pháp luật được vận hành nhờ các chất liệu đa dạng từ cuộc sống, chịu sự tác động nhiều chiều từ các khía cạnh, yếu tố khác nhau trong xã hội

Từ các yếu tố chung như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bối cảnh quốc tế, ý thức pháp luật, truyền thống lịch sử cho đến các yếu tố trực tiếp như: tổ chức, năng lực, kỹ năng, kỹ thuật soạn thảo, phạm vi, tính chất, đối tượng điều chỉnh Trên cơ sở tìm hiểu các khía cạnh xã hội liên quan tới hoạt động xây dựng pháp luật, em xin triển khai đề tài

: “Phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể” Qua đó phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả

xây dựng pháp luật trong xây dựng Luật đất đai (sửa đổi)

NỘI DUNG

1 Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật

1.1 Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước nhằm tạo ra công cụ, phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội Theo nghĩa rộng, hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm thu thập các luận cứ làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý liên quan đến văn bản cần xây dựng, ban hành; tổ chức họi thảo, hội nghị, lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn bản luật; theo dõi thực tế áp dụng văn bản pháp luật trong cuộc sống phục vụ việc sửa đỏi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật

về cả nội dung lẫn hình thức diễn đạt, trình bày

Hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt đọng mang tính sáng tạo, thể hiện quá trình nhận thức ngày cảng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các quy định pháp luật về lợi ích, đánh giá đúng đắn tàm quan trọng của các quan hệ xã họi cần pháp luật điều chỉnh Từ đó xác định phạm vi và phương pháp điều chỉnh phù hợp của từng loại quan hệ xã hội

1.2 Chủ thể của hoạt động xây dụng pháp luật

Ở Việt Nam, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân chủ rộng rãi, vừa là hoạt động có tính chất nghề nghiệp Hoạt động

Trang 3

này được tiến hành trên cơ sở kết hoặc ngắn hạn và dài hạn, do các cơ quan có thẩm quyền đặt ra Đó cũng là hoạt động được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật

Chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật không chỉ có các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền mà còn các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể xã hội được giao nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước Trong đó, nhân dân

là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật Tại Việt Nam, hoạt động xây dựng pháp luật có nhiệm vụ thể chế hóa đầy đủ, nhất quán và kịp thời các chủ trương, đường lói của Đảng Các cơ quan của Đảng cũng tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật

1.3 Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật là một quá trình bao gồm nhiều gia đoạn với các quy trình và hàng loạt các thao tá, thủ tục cần thiết diễn ra trong một khoản thời gian nhất định do pháp luật quy định chặt chẽ, nhằm biến ý chí của nhà nước thành các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung Cụ thể, hoạt động xây dựng pháp luật chia thành 04 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn thứ nhất, nêu sáng kiến pháp luật, đề xuất yêu cầu về sự cần thiết phải

ban hành một bộ luật, đạo luật hoặc sửa đổi một văn bản pháp luật hiện hành Trước khi nêu sáng kiến, đề xuất xây dựng pháp luật, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các minh chứng, luận chứng có tính thuyết phục cao về sự cần thiết và tính thực tiễn của chủ đề Trên cơ sở các sáng kiến, đề xuất, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác xem xét, lập danh sách và trình để Quốc hội (hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác) thông qua nghị quyết về kế hoạch xây dựng pháp luật, trong đó có quyết định về soạn thảo dự án luật liên quan đến yêu cầu đã đề xuất

- Giai đoạn thứ hai, soạn thảo dự án, văn bản pháp luật theo sáng kiến đã được

thông qua Đây là giai đoạn gồm có nhiều bước, nhiều quy trình nhỏ Theo nhiệm vụ được giao, các cá nhân, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo văn bản luật sẽ triển khai xây dựng đề cương dự thảo, soạn thảo văn bản theo đề cương đã thống nhất, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, tọa đàm, thảo luận, lấy ý kiến các cơ quan chuyên gia và các tầng lớp nhân dân về văn bản dự thảo đó Sau đó, toàn văn dự án luật đã được soạn thảo cùng với các tài liệu, luận chứng cần thiết sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định

- Giai đoạn thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thảo luận thông qua dự án

luật Có thể nói các dự án Luật càng được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, nghiêm túc, khoa học và có chất lượng cao bao nhiêu thì việc thảo luận, đánh giá, phê chuẩn từ phía

Trang 4

cơ quan nhà nước có thẩm quyền càng thuận lợi và nhanh chóng bấy nhiêu Đây là giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định quá trình xây dựng pháp luật Kết quả của giai đoạn này là sự klhai sinh các bộ luật, đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật dưới luật mới hoặc luật sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành

- Giai đoạn thứ tư cũng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động xây dựng pháp luật ,

là công bố văn bản pháp luật mới được ban hành Giai đoạn này cũng đòi hỏi phải tuân theo những trình tự, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ Đối với văn bản luật, thủ tục công bố văn bản được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước Đối với các văn bản dưới luật, thủ tục đơn giản hơn, nhưng việc công bố cũng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tính giáo dục của pháp luật và nhanh chống phát huy hiệu lực của pháp luật trong thực tế đời sống xã hội

2 Các biện pháp tăng nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng pháp luật của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

2.1 Đảm bảo tính nguyên tắc trong khi xây dựng và ban hành văn bản pháp luật

Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo Về nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật nói riêng và nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật nói chung đã được quy định tại Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm

2015 Theo đó, một số nguyên tắc phải đáp ứng trong quá trình xây dựng bao gồm:

Thứ nhất, Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản

quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Tính hợp Hiến đòi hỏi văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất theo trật tự, thứ bậc

và hiệu lực pháp lý của văn bản Tính hợp pháp được hiểu là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật Theo nghĩa này, văn bản pháp luật được ban hành phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có nội dung phù hợp với quy định của Nhà nước; đúng thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản Tính hợp pháp được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản pháp luật được ban hành và quyết định sự tồn tại, hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật

Thứ hai, Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng văn bản

quy phạm pháp luật Thẩm quyền xây dựng văn bản pháp luật được quy định cụ thể tương ứng với quy trình và các giai đoạn khác nhau.Trên thực tế, việc vi phạm phạm

Trang 5

thẩm quyền trong ban hành văn bản pháp luật diễn ra phổ biến1 Rõ ràng thẩm quyền ban hành văn bản cần được xem xét chặt chẽ từ giai đoạn soạn thảo, xây dựng dự thảo

để tránh những vi phạm không đáng có

Thứ ba, Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực

hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính Để đánh giá tính khả thi của một văn bản pháp luật cần phải dựa trên nhiều tiêu chí để xem xét, đánh giá

Thứ tư, bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến

nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Có thể hiểu, bảo đảm công khai, dân chủ trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chính là việc cơ quan, người có thẩm quyền trong khuôn khổ quy định của pháp luật có trách nhiệm tạo cơ hội, điều kiện cho các cá nhân, tổ chức được biết, được hiểu, được tiếp cận, được tham gia ý kiến, trao đổi thông tin về các nội dung có liên quan trong suốt quá trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật

2.2 Dự án luật, pháp lệnh phải thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng

Trong xã hội có giai cấp, các đảng phái chính trị luôn muốn khẳng định và thể hiện, mở rông vai trò và sự ảnh hưởng của mình đối với các giai cấp xã hội khác Vì vậy văn bản pháp luật luôn mang tính chính trị và phản ánh sâu sắc ý chí của giai cấp cầm quyền Việc xây dựng văn bản pháp luật nói chung hay nội dung của văn bản pháp luật nói riêng phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, đây là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát từ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Tại Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, theo đó Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua nhiều hình thức, trong đó lãnh đạo Nhà nước thông qua chủ trương, đường lối là chủ yếu, trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật Như vậy, pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu chuyển tải toàn

bộ chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống

Để cụ thể hóa những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Quốc hội ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 Theo

đó, các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thể chế hóa, từ khâu hình thành chính sách, phân tích chính sách đến xác định nhu cầu lập pháp, lập quy, cho ý kiến đối với các dự

1

Nghiên cứu lập pháp số 19(251), Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp

luật, tháng 10/2013

Trang 6

án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trên tinh thần lắng nghe nguyện vọng và ý kiến đóng góp, phản biện xã hội của các tầng lớp nhân dân Là người đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động, đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, chính vì thế, Đảng không những lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các văn bản về chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước lập ra, mà còn lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá và cho ý kiến về các văn bản đó

Những chủ trương, định hướng lớn của Đảng về vấn đề trên đã và đang được triển khai thực hiện hiệu quả từ giai đoạn trước đến nay, như Nghị quyết số 48-NQ/TW,

ngày 24-5-2005, của Bộ Chính trị, “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2-6-2005, của Bộ Chính trị, “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Nhìn lại thành tựu hơn 15 năm sau sự ra đời của của 02 Nghị quyết của Đảng

này, hệ thống pháp luật Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện, đầy đủ hơn để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới Cụ thể như trong việc thể chế hóa nội dung thứ nhất và nội dung

thứ hai trong phần Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24-5-2005, của Bộ Chính trị, “Về chiến lược xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”:

- Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, quán triệt, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ công lý, quyền con người

- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng các đạo luật về tố tụng đã kịp thời thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm

2013 về tòa án, viện kiểm sát nhân dân và các quan điểm về cải cách tư pháp

- Pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp đã được hoàn thiện theo các mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra, như tăng tính hướng thiện, nhân đạo trong chính sách hình sự Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và 2015 được xây dựng theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính, bảo đảm sự bình đẳng giữa người dân và cơ quan công quyền trước tòa án

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Luật Thi hành

án hình sự năm 2010 đều hướng tới bảo đảm các bản án, quyết định của tòa án được thi hành nghiêm minh theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục minh bạch, dân chủ, công khai, phù hợp với tính chất của từng loại án, quy định rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án, thể chế hóa những chủ trương mới

Trang 7

trong thi hành án, như thay đổi hình thức thi hành án tử hình, xã hội hóa một số khâu thi hành án dân sự2

Tuy vậy, hiện nay thực tiễn trong quá trình xây dựng, ban hành , các cơ quan liên quan chưa chú trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng mà tập trung vào sự phù hợp của chính sách trong dự án, dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng đó; đối với những chính sách lớn hoặc đối với những dự án, dự thảo văn bản pháp luật có tác động lớn, phức tạp, nhạy cảm chưa kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Cán sự Đảng và các cấp uỷ Đảng

2.3 Tăng cường thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh bằng các công cụ của xã hội học pháp luật

Công cụ xã hội học phục vụ hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm điều tra xã hội học và thăm dò dư luận xã hội Biện pháp này một mặt vừa phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; mặt khác huy động được các tầng lớp xã hội tích cực tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến phản biện xã hội cho các dự án luật

Việc tổ chức điều tra xã hội học, thăm dò dư luận xã hội phục vụ công tác thẩm định các dự án luật cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền tổ chức và công bố kết quả điều tra xã hội học

pháp luật, thăm dò dư luận xã hội? Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được pháp luật quy định cụ thể vì nó có liên quan đến việc thừa nhận kết quả pháp lý thu được từ cuộc điều tra , thăm dò dư luận xã hội; đồng thời liên quan đến trách nhiệm pháp lý của cơ quan tiến hành điều tra đối với giá trị, độ tin cậy của kết quả thu được

Thứ hai, vấn đề sử dụng kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội Việc điều tra,

thăm dò dư dư luận xã hội phải phục vụ thiết thực cho công tác xây dựng pháp luật, công tác lãnh, quản lý xã hội Kết quả điều tra phải được sử dụng có hiệu quả, tác động tích cực đến quá trình xây dựng và ban hành luật, thực hành dân chủ Kết quả điều tra

xã hội học , thăm dò dư luận xã hội phục vụ quá trình hoạt động động xây dựng pháp luật thường thể hiện trên ba phương diện:

Một là, sử dụng kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội để đánh giá lĩnh vực

quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh Kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã

2 Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng, ban hành

văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam,

https://stp.binhduong.gov.vn/xaydungkiemtravbqppl/Lists/CongTacXayDungVBQPPL/DispForm.aspx?

ID=132&ContentTypeId=0x01006B434E144EA34B09B66CBCE45AAE3E9100F39E7D4F120745419A785CDD336F07 C0

Trang 8

hội phải thể hiện được : sự cần thiết phải ban hành luật; mục đích, quan điểm xây dựng luật, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn;

dự kiến nguồn lực, đảm bảo điều kiện cho việc thi hành chính sách pháp luật sau khi được Quốc hội thông qua, đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật,…

Hai là, sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội vào việc chuẩn bị nội dung,

thảo luận nội dung và xây dựng nội dung dự án luật Trong quá trình soạn văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì soạn thảo tiếp tục tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với đối từng đối tượng lấy ý kiến và xác nhận cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin của Quốc hội, Chính phủ

Ba là, sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội phục vụ quá trình tổ chức thực

hiện các văn bản pháp luật đã ban hành

Việc tăng cường sử dụng các công cụ xã hội trong xây dựng văn bản pháp luật cũng là một trong những biện pháp phát huy tính công khai, minh bạch trong nội dung văn bản pháp luật và quy trình xây dựng pháp luật Trong thời gian qua, về cơ bản, các

cơ quan chủ trì soạn thảo đã bảo đảm sự công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như việc thực hiện nghiêm túc thủ tục đăng tải dự án, dự thảo để lấy lý kiến; bảo đảm sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo; công bố, đăng công báo văn bản quy phạm pháp luật…

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi năm 2020, bảo đảm tính công khai được coi là một trong những yêu cầu xuyên suốt trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Trong đó, có các yêu cầu bắt nuộc như bảo đảm sự tham gia các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình lập

đề nghị, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm

2015 thì trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức lập đề nghị có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động như: Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan

hệ xã hội có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; …

Trang 9

2.4 Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật

Để đảm bảo tăng cường vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, đối với các cơ quan, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, soạn

thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ quy trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, người do mình trình Qúa trình soạn thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có sự tham gia của nhiều chủ thể ở từng khâu, từng giai đoạn của quy trình, mỗi chủ thể sẽ có nhiệm vụ và vai trò khác nhau, vừa riêng biệt, vừa phối hợp Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng thống kê chỉ tiêu,

số liệu mà không quan tâm đến chất lượng khảo sát, thậm chí là tính khách quan của các báo cáo thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng nội dung pháp luật, thậm chí

là tính khả thi sau khi ban hành

Thứ hai, đối với các cơ quan thẩm định, thẩm tra; cơ quan tổ chức tham gia góp ý

kiến: Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định

đề nghị xây dựng văn bản quy - án dự thảo pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến

Thứ ba, đối với các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Quốc hội, Hội

đồng nhân dân và các cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng về văn bản do mình ban hành Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội,nghị quyết của UBTV Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

2.5 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động xây dựng pháp luật trước yêu cần mở rộng nền dân chủ xã hội và phát triển bền vững

Hiến pháp hiện hành của nước ta trao cho công dân quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội , tham gia thảo luận các vấn đề trong đại chung của đất nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu

ý dân Tuy nhiên,cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào

Trang 10

quy định rõ vấn đề nào là vấn đề chung của cả đất nước, của địa phương cần được lấy ý kiến của nhân dân , thủ tục tiến hành lấy ý kiến như thế nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm lấy ý kiến và giá trị pháp lý của các kết quả thu được ra sao, Do đó, nhà cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này , nhằm mở rộng hơn phạm vi những vấn đề nhân dân được quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến theo tinh thần “ Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”

Đối với Việt Nam hiện nay, trưng cầu ý dân là một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp , một trong những hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản

lý nhà nước, quản lý xã hội Thông qua quá trình này, người dân có điều kiện thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với các vấn đề chính trị- xã hội quan trọng, được quyền bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với những vấn đề mà họ đượ hỏi Sau đó,

cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải căn cứ vào ý kiến của người dân mà xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật tương ứng Nhà nước cần sớm ban hành Luật trưng cầu

ý dân nhằm đảm bảo dân quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân Đây phải là đạo luật mang tính toàn diện, bao hàm các quy định về mọi vấn đề liên quan đến quá trình đề xướng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành, xá định kết quả cũng như đánh giá và

sử dụng kết quả trong trưng cầu ý dân Đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích , sự phát triển của từng địa phương, nhà nước có thể trao cho Hội đồng nhân dân địa phương quyền đưa ra quyết định những vấn đề của địa phương cần lấy ý kiến nhân dân hoặc tổ chức thăm dò dư luận xã hội trong phạm vi của địa phương đó

Việc tiếp cận thông tin xây dựng pháp luật được thực hiện một cách chủ động công khai, minh bạch các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật trong thời gian qua đã được thực thi khá tốt trên thực tế Các văn bản đã được cơ quan soạn thảo chủ động trong việc công khai dự thảo văn bản để người dân tham gia đóng góp ý kiến qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, phiếu lấy ý kiến, đăng dự thảo trên Trang thông tin điện tử Bên cạnh đó, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi xây dựng được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng để công dân tham gia đóng góp ý kiến

3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi)

3.1 Tuân thủ các nguyên tắc xây dựng pháp luật trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi)

Khác với việc xây dựng một văn bản pháp luật mới,sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật là thay đổi một phần nội dung của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm làm cho nội dung của văn bản quy phạm pháp luật đó phù hợp với hệ thống

Ngày đăng: 25/01/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w