Tranh chấp hành chính là một loại tranh chấp pháp lý phổ biến và phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các tranh chấp hành chính có thể xảy ra gay gắt, phức tạp và gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội, dẫn đến các vụ án hình sự thậm chí mang tính chính trị. Do đó, giải quyết tranh chấp hành chính là một hoạt động cần thiết để tháo gỡ những mâu thuẫn phát sinh. Trên thực tế có hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính là giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng.
Trang 1Đề bài: Phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính? Liên hệ với thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai hành chính theo thủ tục hành chính.
MỤC LỤC
1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính
……… 2
1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính 2
1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính 2
2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính 4
2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính 4
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính 4
2.2.1 Thực trạng và những kết quả thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính 4
2.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính 5
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai 7
2.2.4 Một số biện pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đi theo thủ tục hành chính 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính
1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính
Trang 2Tranh chấp hành chính là một loại tranh chấp pháp lý phổ biến và phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Các tranh chấp hành chính có thể xảy ra gay gắt, phức tạp và gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội, dẫn đến các vụ án hình sự thậm chí mang tính chính trị Do đó, giải quyết tranh chấp hành chính là một hoạt động cần thiết để tháo gỡ những mâu thuẫn phát sinh Trên thực tế có hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính là giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục
tố tụng
Trong đó giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính chính là giải quyết khiếu nại hành chính, là việc các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, cá nhân được trao quyền quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ trong tranh chấp lắng nghe, áp dụng pháp luật để xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính theo thủ tục giải quyết khiếu nại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý
1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính
Giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính có có đặc điểm sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính được xác
lập trên cơ sở quyền hành pháp Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi các hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
từ trung ương và địa phương Đối với giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính, thẩm quyền của các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp hành chính được xác định dựa trên cơ sở pháp luật về quản lý hành chính nhà nước Các chủ thể thực hiện quyền hành pháp nói chung và giải quyết tranh chấp hành chính nói riêng không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở trung ương, mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực mà
đã được pháp luật quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ
Trang 3Thứ hai, chủ thể giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính thuộc về chính hệ thống cơ quan hành chính mà cụ thể là người bị khiếu nại hoặc cấp trên của người
bị khiếu nại Bằng việc đánh giá tính hợp pháp của QĐHC, HVHC bị khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tự mình kiểm soát việc sử dụng quyền lực của mình, hoặc kiểm soát việc sử dụng quyền lực của cấp dưới Có thể nói đây
là kiểm soát nội bộ, dùng chính quyền hành pháp để kiểm soát quyền hành pháp Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết rõ thẩm quyền của mình, thẩm quyền của cấp dưới như thế nào, biết rõ hình thức thực hiện, phương pháp thực hiện thẩm quyền là gì và việc thực hiện thẩm quyền đó phải được thực hiện theo thủ tục nào
Thứ ba, giải quyết tranh chính theo thủ tục hành chính được thực hiện theo thủ
tục giải quyết khiếu nại Thủ tục giải quyết khiếu nại là một loại thủ tục hành chính nên có đầy đủ các đặc điểm của thủ tục hành chính và có cũng có những đặc trưng riêng Trong đó, thủ tục hành chính nói chung được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên cụ thể hơn trong giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính là những người trực tiếp hoặc cấp trên của người có QĐHC, HVHC là đối tượng bị khiếu nại như đã đề cập trước đó Ngoài ra, thủ tục giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết khiếu nại và được quy định chặt chẽ, cụ thể trong pháp luật về khiếu nại, thủ tục này không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức bị tác động bởi QĐHC,HVHC mà còn gắn với việc bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, do đó sự đặc thù này luôn đòi hỏi sự chính xác, khách quan
để đảm bảo lợi ích của các bên
Thứ tư, hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính là
hoạt động quản lý hành chính Điều này có nghĩa hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính có đầy đủ các đặc trưng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Theo đó, hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính theo
Trang 4thủ tục hành chính là hoạt động mang tính quyền lực, được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp, có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ và có tính chấp hành, điều hành
2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính
Trên cơ sở khái niệm về giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính có thể hiểu giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính (QĐHC) hoặc hành vi hành chính (HVHC) trong quản lý đất đai bị khiếu nại QĐHC bị khiếu nại trong quản lý đất đai có thể là quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất HVHC trong quản lí đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán
bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính
2.2.1 Thực trạng và những kết quả thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính
Tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai là một trong những loại tranh chấp phát sinh vơi số lượng lớn hàng năm Trong năm 2022, Bộ TN&MT tiếp nhận 3.482 lượt đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó hơn 96% liên quan đến đất đai Trong số 3.482 lượt đơn khiếu nại, tố cáo mà Bộ TN&MT nhận được có 2.088 lượt đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý (chiếm 59,97%) Trong 1.394 vụ việc đủ điều kiện xử lý: Tranh chấp đất đai 96 vụ việc (chiếm 5,74%); đòi lại đất cũ 54 vụ việc
Trang 5(chiếm 3,87%); khiếu nại về đất đai 1.074 4 vụ việc (chiếm 77,04%); đề nghị xử lý hành vi vi phạm về đất đai 57 vụ việc (chiếm 5,24%)1 Nội dung khiếu nại công dân đến trình bày chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi và cấp/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai cá nhân Công tác tiếp công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Các trường hợp công dân đến Bộ đều được cán bộ tiếp công dân giải thích, hướng dẫn theo quy định của pháp luật Đối với các trường hợp khiếu nại đông người, mặc dù đã được Bộ xem xét, giải quyết
và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, Phòng vẫn tiếp, nghe công dân trình bày để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ tiếp tục xử lý, có văn bản đề nghị địa phương xem xét, giải quyết
Ở địa phương, đơn vị cơ sở, công tác giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính cũng ngày càng được chú trọng Đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được trang bị đầy đủ, tập huấn trao đổi, học tập nhằm củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, cách xử lý các tình huống thực tiễn mà để áp dụng vào giải quyết công việc Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại về đất đai tại địa phương
2.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
Trong những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại đặc biệt là khiếu nại trong lĩnh vực đất đai luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình khiếu nại về đất đai nói chung còn diễn biến phức tạp
và còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, số vụ việc khiếu nại về đất đai đông người, vượt cấp có xu hướng
gia tăng, gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế-xã hội Năm 2021, tình hình khiếu nại, tố cáo của công
1 https://monre.gov.vn
Trang 6dân vẫn diễn biến phức tạp; nhiều đoàn đông người và công dân của một số địa phương thường xuyên tập trung lên các cơ quan Trung ương khiếu nại, tố cáo dài ngày Trên một số lĩnh vực khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp như: Liên quan đến lĩnh vực môi trường (việc quy hoạch, xây dựng, vận hành nơi tập kết, nhà máy xử
lý rác thải; việc xả thải của doanh nghiệp tại một số khu công nghiệp; việc quy hoạch, xây dựng nghĩa trang; khai thác tài nguyên, khoáng sản, dự án điện năng lượng gió, mặt trời); liên quan đến đất nông - lâm trường; liên quan đến quyền của người mua nhà ở một số dự án sai phép, nhà ở trong các khu nghỉ dưỡng ,… Đáng chú ý là một số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp có quy mô lớn nhưng việc xem xét, giải quyết quyền lợi của người bị thu hồi đất chưa thấu đáo, kịp thời nên tiếp tục diễn ra rất gay gắt
Thứ hai, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, không triệt để, tình trạng
đơn thư chuyển lòng vòng giữa các cơ quan (cấp tỉnh chuyển về huyện, huyện chuyển về các phòng chuyên môn hoặc chính quyền cấp xã) Điều này làm cho tiến
độ giải quyết một số vụ việc còn chậm; nhiều việc chuyển từ năm cũ sang năm mới chưa được giải quyết dứt điểm hoặc kết quả giải quyết không có nhiều tiến triển;
số vụ việc mới tiếp tục phát sinh, chiều hướng phức tạp ngày càng tăng, đặc biệt là các việc có liên quan đến bồi thường nhà nước Tình trạng tồn đọng, trì trệ không giải quyết tranh chấp, khiếu nại phát sinh diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự Một số vụ việc
đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật, nhưng không được chấp hành nghiêm túcThứ ba, giải quyết khiếu nại đất đai không khách quan, chưa đúng quy định pháp luật hoặc chưa thực hiện đúng quy định về giải quyết bồi thường dẫn đến khiếu nại, yêu cầu bồi thường kéo dài Dù vụ việc khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng nó không được chấm dứt
mà người khiếu nại tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn Điều này cho thấy chất lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn chưa “bền vững” hay nói cách khác chất lượng giải quyết không cao
Trang 7Thứ tư, số lượng các khiếu nại liên quan đến đất đai hàng năm rất lớn như cơ
sở vật chất, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đảm bảo tối thiểu cho bộ máy hoạt động tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nhưng trong thực tế vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, vì cơ sở vật chất đầu tư cho công tác này
chưa đúng mức Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
nói chung và khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng của các cơ quan chức năng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân còn nhiều hạn chế
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hành hình trong lĩnh vực đất đai có thể đề cập là:
- Một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập, chưa đồng
bộ, cá biệt có quy định còn chưa phù hợp thực tiễn đời sống xã hội, trong đó chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở,… dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của các chủ thể ban hành QĐHC và thực hiện HVHC Các quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại nói chúng và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng còn nhiều hạn chế, chồng chéo, mâu thuẫn khiến cho thời gian giải quyết khiếu nại kéo dài, kết quả giải quyết không triệt để, tăng tỷ lệ khiếu nại lần hai Các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhiều năm, trong khi điều kiện kinh tế, xã hội và các quy định pháp luật liên quan có nhiều thay đổi dẫn đến khó khăn cho việc giải quyết
- Một số địa phương, một số ngành, lĩnh vực có số lượng tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai lớn, đặc biệt là những địa phương đang trong quá trình quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng hay những địa phương phát triển về kinh tế, có nhiều dự án đầu tư,….làm cho công việc quá tải nên việc xác minh khiếu nại và nghiên cứu hồ sơ giải quyết khiếu
Trang 8nại, tố cáo chưa đảm bảo chất lượng, dẫn đến hạn chế trong tham mưu giải quyết các tranh chấp chưa thật sự chính xác, hiệu quả
- Trình độ năng lực của một số cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ở các cơ quan không đồng đều, chất lượng tham mưu chưa cao Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai còn yếu, kỷ luật hành chính thực thi chưa nghiêm, còn hiện tượng nể nang, né tránh hoặc đùn đẩy; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ công chức còn hạn chế, cá biệt còn có hiện tượng công chức gây sách nhiễu, phiền hà, có hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện công vụ còn chưa nghiêm túc; thái độ ứng xử đối với người dân chưa phù hợp2 Người có thẩm quyền, do sức ép về trách nhiệm giải quyết, đã chỉ quan tâm đến ban hành quyết định giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn luật định mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả của việc giải quyết, chưa quan tâm đến phương án giải quyết của mình có khả thi hay không? Có được người khiếu nại chấp nhận hay không? Chưa quan tâm đến việc tìm ra sự đồng thuận giữa các bên trong tranh chấp Đặc biệt là chưa cố gắng thuyết phục người khiếu nại chấp nhận phương án giải quyết của chính mình Nói một cách tiêu cực là giải quyết cho “xong chuyện”, cho hết trách nhiệm
- Chưa chủ động, kịp thời khắc phục những sai phạm, thiếu sót đã được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, dẫn đến tình trạng rất khó giải quyết triệt để vụ việc theo quy định của pháp luật, công dân bức xúc, khiếu nại kéo dài
2 Trần Qúy, Nhiều tồn tại dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Thanh tra, 2/2022, https://thanhtra.com.vn/khieu-nai-to-cao/nhieu-ton-tai-dan-den-phat-sinh-don-thu-khieu-nai-to-cao-194142.html
Trang 92.2.4 Một số biện pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đi theo thủ tục hành chính
Để đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai hành chính theo thủ tục hành chính cần chú trọng các biện pháp:
Một là, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp của Luật
Khiếu nại, Tố cáo, tiếp công dân và đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch trong quản lý đất đai Hiện nay các vấn đề liên quan như chủ thể có thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thi hành quyết định, thời hạn giải quyết… nằm trong quy định của pháp luật hiện đã được quy định khá chi tiết, đầy đủ và tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cao Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế phát sinh trong quá trình thực tiễn giải quyết tranh chấp Ngoài ra cần đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch trong việc thực hiện dự án, chế độ chính sách, trình tự, thủ tục liên quan đến thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường, tái định cư, giải quyết việc làm cho người lao động; kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê không đúng đối tượng, không sử dụng đúng thời gian quy định hoặc sử dụng không có hiệu quả, sử dụng sai mục đích; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong quản lý sử dụng đất đai ở thôn, xã , nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại ngay từ cơ sở3
Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn người tham mưu, người trực tiếp giải
quyết khiếu nại, tố cáo , cán bộ địa chính phải nắm vững các quy định pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Đồng thời, phải nghiên cứu thêm các quy định của ngành, lĩnh vực liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất đai
để tham mưu cho cấp thẩm quyền xử lý đúng pháp luật Bên cạnh đó phải Tăng cường phối hợp với các cơ quan nội chính, các ngành liên quan các cấp và các
trong lĩnh vực đất đai, Tạp chí Thanh tra, 7/2020
Trang 10đoàn thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Chú trọng làm tốt công tác xác minh kịp thời; dựa vào Nhân dân để thu thập thông tin, chứng cứ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Ba là, tăng cường đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại về thu hồi đất The đó, trong giải quyết khiếu nại chú trọng đúng mức
đến công tác đối thoại, giải thích pháp luật trong giải quyết khiếu nại Phải đảm bảo thành phần tham gia đối thoại Người được phân công thụ lý giải quyết đơn cần nắm chắc các quy định pháp luật có liên quan và nội dung khiếu nại để giải thích cho người khiếu nại hiểu rõ được các quy định của pháp luật; đồng thời có phương pháp đối thoại mềm dẻo, nhẹ nhàng, cương quyết nhưng phải đúng quy định Đối thoại là khâu vô cùng quan trọng trong giải quyết khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại về thu hồi đất đai Khi xảy ra khiếu nại tức là đã hiện hữu một mâu thuẫn cần giải quyết Trong việc giải quyết tất cả các mâu thuẫn thì đối thoại luôn là điều quan trọng Đối thoại trước hết mang lại cho những người liên quan có được đầy
đủ thông tin từ nhiều phía về vụ việc có tranh chấp Đối thoại còn là cơ hội để các bên trong tranh chấp “thuyết phục” lẫn nhau bằng lý lẽ của mình và cuối cùng đối thoại giúp tìm ra một giải pháp có tính đồng thuận, một kết cục ít tốn kém nhất và bảo đảm hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết Chính vì nhận thức ngày càng tốt hơn về ý nghĩa của sự đối thoại mà pháp luật đã ghi nhận và coi đó như là một khâu bắt buộc trong quá trình giải quyết khiếu nại
Bốn là, tăng cường biên chế, bồi dưỡng cho đội ngũ tham mưu công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai Các chủ thể có thẩm quyền cần thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đúng thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyết định xử lý tố cáo
đã có hiệu lực pháp luật, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo