GVHD: Th.s TrưcmgHòa Bình Trang xii SVTH: Hồ Ngọc Quế TrâmPhân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Chính vì vai trò đặc biệt đó mà hoạt động của các
Trang 1Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng tất cả các Thầy
Cô thuộc Khoa Kinh Tế - QTKD đã quan tâm, giảng dạy và truyền đạt cho tôi
những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như trongthời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Và đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn Thầy Trương Hòa Bình đã tận tình giúp đỡ
và chỉ bảo ngay từ bước đầu làm luận văn, trang bị và truyền dạt cho tôi nhữngkinh nghiệm, kiến thức quý báu cũng như gợi mở những phương thức để thựchiện, hoàn thành tốt đề tài
Cảm ơn Các anh chị đang làm việc tại Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, đặcbiệt là các anh chị phòng Ke toán đã cung cấp tài liệu cũng như hỗ trợ, hướngdẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này
Cám ơn Cha, Mẹ, gia đình đã tạo điều kiện cho con học tập để có được ngày hôm nay Cám ơn những người bạn của tôi - những người đã nhiệt tình
giúp đỡ và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Luận văn tốt nghiệp là thước đo chất lượng học tập của sinh viên trong suốt
4 năm học căng thẳng, nó thật sự rất quan trong và cần nhiều sự đầu tư về côngsức cũng như tiền bạc Tuy rằng, luận văn này được thực hiện với sự cố gắng lớnlao nhưng với khả năng và khối lượng kiến thức còn hạn chế, lại thiếu kinhnghiệm thực tiễn nên chắc ràng sẽ có không ít sai sót Rất mong nhận được sựquan tâm, đóng góp ý kiến, cũng như chỉ bảo của quý Thầy Cô để luận văn đượchoàn thiện hơn
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thật sựcủa cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức được họctập trên giảng đường đại học, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn dưới sựhướng dẫn tận tình của thầy Trương Hòa Bình
Các số liệu, phương pháp phân tích và kết quả trong luận văn là hoàn toàntrung thực, đưa ra xuất phát từ thực tiễn và nghiên cứu, luận văn không trùngvớibất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào và chưa từng được công bố trong dưới mọihình thức trước khi được hoàn tất và đánh giá bởi các thầy cô
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của những cam kết trên
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
NGƯỜI NHẶN XÉT
Th.s Trương Hòa Bình
Trang 4NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIÊN
• •
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 5Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN cứu 3
1.3.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian 3
1.3.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu 3
1.4 LUỢC KHẢO TÀI LIỆU
3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 4
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ co BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
2.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4
2.1.2 Các quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp 4
2.2 KHÁI QUÁT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6
2.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 6
2.2.2 Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 6
2.2.3 Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 7
2.2.4 Nguồn tài liệu sử dụng cho việc phân tích 8
2.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH 11
2.3.1 Phâ n tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 11
2.3.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toánl 1 2.3.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14
2.3.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 14
2.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
2.3.6 Phâ n tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp 18
2.3.7 Phâ n tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất 19
2.3.8 Phân tích DuPont 20
2.4 PHƯONG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang vi SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 6Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ 25
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 25
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 26
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 28
3.1.4 Ngành nghề kinh doanh 32
3.2 NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 32
3.2.1 Thuận lọi 32
3.2.2 Khó khăn 33
3.3 ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỀN CỦA CÔNG TY
33 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ 35
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 35
4.1.1 Phân tích tình hình biến động quy mô tài sản của doanh nghiệp 35
4.1.2 Phân tích tình hình biến động quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp 40
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 44
4.2.1 Tình hình doanh thu 44
4.2.2 Tình hình chi phí 47
4.2.3 Tình hình lợi nhuận 49
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY QUA BẢNG LUU CHUYÊN TIỀN TỆ 52
4.3.1 Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 55
4.3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 56
4.3.3 Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 56
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang vii SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 7Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH
NGHIỆP 58
4.4.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời 58
4.4.2 Tỷ số thanh khoản nhanh 58
4.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 60
4.5.1 Tỷ số hoạt động tồn kho 60
4.5.1.1 Vòng quay hàng tồn kho 60
4.5.1.2 Số ngày tồn kho 60
4.5.2 Kỳ thu tiền bình quân 61
4.5.3 Vòng quay tài sản ngắn hạn 62
4.5.4 Vòng quay tài sản cố định 62
4.5.5 Vòng quay tổng tài sản 62
4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 65
4.6.1 Tỷ số nợ trên tài sản 65
4.6.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 65
4.6.3 Tỷ số khả năng trả lãi 66
4.7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỘI CỦA VỐN SẢN XUẤT 68
4.7.1 Tỷ suất lọi nhuận trên doanh thu 68
4.7.2 Tỷ suất lọi nhuận trên tài sản 70
4.7.3 Tỷ suất lọi nhuận trên vốn chủ sở hữu 70
4.8 PHÂN TÍCH DUPONT 71
4.8.1 Phân tíc Dupont giai đoạn 2009 -2011 71
4.8.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE 73
4.8.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 75
4.8.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ROS 77
4.8.2 Phân tích Dupont giai đoạng 6* đầu 2011-6* đầu 2012 79
4.9 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 81
4.9.1 Những mặt đạt được 81
4.9.2 Những mặt không đạt được 81
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang viii SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 8Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ 83
5.1 GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH 83
5.1.1 Phương thức bán hàng linh hoạt 83
5.1.2 Chính sách giá bán 84
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 84
5.3 GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH 85
5.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN NHÂN Lực 85 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
6.1 KẾT LUẬN 86
6.2 KIẾN NGHỊ 88
6.2.1 Đối với Tập đoàn 88
6.2.2 Đối với Nhà nước 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 90
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang ỉx SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 9Phăn tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
DANH MUC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ Dupont 24
Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty xăng dầu Tây Nam Bộ 28
Hình 3: Biến động lưu chuyển tiền tệ 6 tháng 2011-6 tháng 2012 57
Hình 4: Sơ đồ Dupont giai đoạn 2009 - 2011 72
Hình 6: Sơ đồ Dupont giai đoạn 6th đầu 2011 - 6th đầu 2012 79
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang X SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 10DANH MUC TỪ VIẾT TẤT •
Tiếng Việt
BCTC
Báo cáo tài chính
CĐKTCân đối Kế toán
BCKQKDBáo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTTBáo cáo lưu chuyển tiền tệ
TSCĐTài sản cố định
VCSHVốn chủ sở hữu
CTY
XD-TNBXăng dầu Tây Nam Bộ
TNDNThu nhập doanh nghiệp
TNHHTrách nhiệm hữu hạn
Tiếng Anh
WTO
(Tổ chức thương mại thế giới)
EBIT
Eamings Beíore Interest & Tax (Thu nhập trước thuế và lãi vay)
ROA Retum On Assets
ROS
(Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân)
Retum On Sales (Lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần)
ROE Retum on Equity
(Lọi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)
Phăn tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
DANH MUC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình tài sản qua ba năm (2009 -2011) 37
Bảng 2: Tình hình tài sản 6 tháng đầu năm (2011 -2012) 38
Bảng 3: Tỷ suất đầu tư 39
Bảng 4: Tình hình nguồn vốn qua ba năm (2009 - 2011) 42
Bảng 5: Tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm (2011 - 2012) 43
Bảng 6: Tình hình doanh thu qua ba năm (2009 -2012) 45
Bảng 7: Tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm (2011 - 2012) 46
Bảng 8: Tình hình chi phí qua ba năm (2009 - 2012) 48
Bảng 9: Tình hình chi phí 6 tháng đầu năm (2011 - 2012) 49
Bảng 10: Tình hình lợi nhuận trong ba năm (2009 - 2011) và 6 tháng đầu năm (2011-2012) 50
Bảng 11: Biến động các chỉ tiêu trên bảng lưu chuyển tiền tệ 53
Bảng 12: Các tỷ số thanh toán của công ty 59
Bảng 13: Các tỷ số hiệu quả hoạt động kinh doanh 63
Bảng 14: Các tỷ số quản trị nợ 67
Bảng 15: Các tỷ số khả năng sinh lòi 69
Bảng 16: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE 73
Bảng 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 75
Bảng 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROS 77
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang xi SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Trang 11GVHD: Th.s TrưcmgHòa Bình Trang xii SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chính vì vai trò đặc biệt đó mà hoạt động của các doanh nghiệp có ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế Đặc biệt là hoạt động của cácdoanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng chủ lực của đất nước như: điện, xăngdầu, lúa gạo Vì đây là những sản phẩm dùng làm nguyên liệu đầu vào cho cácngành kinh tế khác nên giá cả của chúng có ảnh hưởng mạnh đến tình hình lạmphát, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân
Trong một doanh nghiệp, hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng, quyếtđịnh đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Bởi vì, thôngqua hoạt động tài chính, các doanh nghiệp sẽ có thể huy động được nguồn vốnphục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Nếu nguồn vốn đó được sử dụng mộtcách lãng phí, không hiệu quả thì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp, có nguy cơ làm doanh nghiệp bị sụp đổ Những nguy cơnày đều bắt nguồn từ những quyết định sai lầm ừong lĩnh vực tài chính nhưquyết định đầu tư, quyết định sử dụng vốn, mà những biểu hiện bất ổn đó đều thể
Trang 12Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
hiện trên tình hình tài chính của doanh nghiệp Do đó, việc thường xuyên tiếnhành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm rõ được thựctrạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình, xác định được các nguyênnhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính Từ đó, có thểđưa ra những giải pháp đứng đắn và kịp thời nhằm ổn định tài chính cho doanhnghiệp
Không nằm ngoài vai trò ổn định nền kinh tế và mục tiêu hoạt động củadoanh nghiệp, đặc biệt là một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, gópphần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ,chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiến hành hoạt độngkinh doanh cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình có lànhmạnh hay không để góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Chính vì tầm
quan trọng đó nên đề tài “Phân tích tình tình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ” được em chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tài chính của công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ từ năm
2009 đến năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 nhằm đánh giá những mặt tích cực,yếu kém về tài chính thông qua phân tích các báo cáo tài chính của công ty Từ
đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cho đơn vị
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá chung tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam
Bộ từ năm 2009 - 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả hoạtđộng của Công ty
Trang 13Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
1.3.3 Phạm vỉ về đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính của Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ qua các nămnghiên cứu bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn tốt nghiệp (2009), “Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty xăng
dầu Tây Nam Bộ ” của tác giả Dương Thị Nhạn, lớp Kế toán K31, trường Đại học
Cần Thơ, luận này tập chung phân tích mối quan hệ của các chỉ tiêu trong bảngcân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích các tỷ sốtài chính, các mặt mạnh yếu về tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam
Bộ qua 3 năm (2006 - 2008) Đồ ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tàichính, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp (2011), “Phân tích tình hình tài chính Công ty CP vật liệu xây dựng Motilen cần Thơ”, của tác giả Lê Thị Kiều Oanh, lớp tài chính
doanh nghiệp K34, Đại học Cần Thơ, trong luận văn này tác giả tập trung phântích biến động các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần vậtliệu xây dựng Motilen Cần Thơ, phân tích mối quan hệ, sự ảnh hưởng của cácnhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu sinh lời của công ty
Trang 14Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
CHƯƠNG 2
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ cơ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIẼP
2.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hìnhthành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tàisản của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.Qua định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rằng tài chính doanh nghiệp liênquan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, vàquyết định phân phối lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị chocác chủ sở hữu doanh nghiệp
2.1.2 Các quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp
a) Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: tổng giá trị tài sản vàgiá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) cần có cũng nhưmối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Trong kế toánchúng ta đã quen với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Quyết định đầu tưgắn liền vói phía bên trái của bảng cân đối kế toán Cụ thể có thể liệt kê một sốquyết định về đầu tư như sau:
- Quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn, bao gồm: Quyết định tồn quỹ, quyếtđịnh tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tàichính ngắn hạn
- Quyết định đầu tư tài sản dài hạn, bao gồm: Quyết định mua sắm tài sản
cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án,quyết định đầu tư tài chính dài hạn
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản ngắn hạn và đầu tư tài sảndài hạn, bao gồm: Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòavốn
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyếtđịnh tài chính công ty vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Một quyết định đầu
Trang 15Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó gia tăng tài sản chochủ sở hữu Ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị công ty,
do đó, làm thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu công ty
b) Quyết định nguồn vốn
Nếu quyết định đầu tư liên quan đến phần bên trái của bảng cân đối kế toánthì quyết định nguồn vốn lại liên quan đến phần bên phải của bảng Nó gắn liềnvới việc nên lựa chọn nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sửdụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay dài hạn Ngoài ra,quyết định nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để tái đầu tư vàlợi nhuận được phân chia cho cổ đông dưới hình thức cổ tức Một khi sự lựachọn giữa nguồn vốn vay hay nguồn vốn của doanh nghiệp, sử dụng vốn vayngắn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặc lựa chọn giữa lọi nhuận giữ lại hay lợi nhuậnphân chia đã được quyết định, thì bước tiếp theo nhà quản lý còn phải quyết địnhlàm thế nào để huy động được các nguồn vốn đó Cụ thể có thể liệt kê một sốquyết định về nguồn vốn như sau:
- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vay ngắnhạn hay là sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay
là phát hành tín phiếu công ty
- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn, bao gồm: Quyết định sử dụng nợdài hạn hay là vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay là phát hànhtrái phiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là sử dụng nợdài hạn, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay vốn cổ phần ưu đãi
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu: đòn bẩy tài chính
- Quyết định vay để mua hay thuê tài sản
c) Quyết định chia cổ tức
Loại quyết định thứ ba trong tài chính doanh nghiệp là quyết định về chia
cổ tức hay chính sách cổ tức của công ty Trong loại quyết định này, giám đốc tàichính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay làlợi nhuận giữ lại để tái đầu tư Ngoài ra, giám đốc tài chính còn phải quyết địnhxem công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách
cổ tức đó có tác động gì đến giá trị công ty hay giá cổ phiếu trên thị trường haykhông
Trang 16Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
d) Các quyết định khác
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp vừa nêu, còn
có rất nhiều loại quyết định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công
ty Có thể liệt kê một số quyết định như quyết định sáp nhập và thâu tóm công ty,quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, quyết định tiền lương hiệu quả, quyết định tiền thưởng bằng quyềnchọn
2.2 KHÁI QUÁT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Để phục vụ cho việc ra các quyết định nêu trên chúng ta cần phải thườngxuyên tiến hành một việc đó là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu và sự kiện tàichính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính cógiá trị nhằm rút ra các kết luận hoặc đưa ra các quyết định tài chính
Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lýcủa các cấp quản lý, cơ quan tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư như đánh giá tìnhhình thực hiện chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc vayvốn
Qua việc phân tích các số liệu trên các báo cáo tài chính chúng ta có thểbiết được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là mạnh hay yếu, tìm ra
ưu và nhược điểm của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thòi vàđúng đắn
2.2.2 Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượngvốn nhất định, bao gồm: vốn ngắn hạn, vốn dài hạn và các vốn chuyên dùngkhác
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng nguồnvốn sao cho đạt hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tíndụng và chấp hành luật pháp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽgiúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõthực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên
Trang 17Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanhnghiệp Từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tìnhhình tài chính
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đềubình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh Bởi vậy, có nhiều đối tượng quantâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay,nhà cung cấp, khách hàng mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Bởi vậy, phân tích tình hình tàichính của doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu chủ yếu sau đây:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được đầy đủ những thông tinhữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm như:các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác,giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, cho vay
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin quan trọngnhất cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sửdụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn củacác dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khảnăng thanh toán của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốnchủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, sự kiện, các tình huống làmbiến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp
2.2.3 Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Để đạt được những mục tiêu trên, nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hìnhtài chính của doanh nghiệp là:
- Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Phân tích khả năng sinh lọi của vốn
- Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn ngắn hạn
Trang 18Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
2.2.4 Nguồn tài liệu sử dụng cho việc phân tích
Tài liệu dùng trong phân tích tài chính là hệ thống báo cáo tài chính Đây làcác biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành theo những tiêu chí nhất định được phâncấp theo định kỳ (tháng, quý, năm) Mục đích của BCTC là dùng để cung cấpthông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanhnghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị và các đối tượng khác như: nhàđầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, để đưa ra các quyết định kinh tế
Nhìn chung, hệ thống BCTC của doanh nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào trênthế giới cũng đều phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN
a) Bảng cân đoi kế toán
Khái niệm: Bảng CĐKT (hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản) là một
BCTC tổng hợp phản ánh khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thànhtài sản
Ỷ nghĩa: Bảng CĐKT là tài liệu quan trọng để phân tích và đánh giá một
cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và nhữngtriển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp
Nội dung và kết cẩu: Bảng CĐKT được chia làm hai phần:
• Phần Tài sản: Chỉ tiêu phần tài sản phản ánhtoàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểmbáo cáo theo cơ cấu tài sản theo hình thức tồn tại trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản được phânchia như sau:
A Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn;
B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
• Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tàisản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Các chỉtiêu nguồn vốn thể hiện tính lập pháp của tài sản đối vói tài sản
Trang 19Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
đang quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Nó được phân chianhư sau:
A Nợ phải trả;
B Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của bảng CĐKT được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầunăm, số cuối kỳ (quý, năm)
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niệm: BCKQKD là một BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình
hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước củadoanh nghiệp trong một kỳ hạch toán
Ỷ nghĩa: BCKQKD là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu cho người sử
dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh vói các kỳ trước và các doanh nghiệpkhác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản
lý và quyết định tài chính cho phù họp
Nội dung và kết cấu: BCKQKD gồm có 3 phần:
• Phần I: lãi (lỗ), phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt độngkinh doanh và các hoạt động khác
• Phần n: tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhànước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
• Phần III: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuếgiá trị gia tăng được hoàn, thuế giá trị gia tăng được giảm, thuếgiá trị gia tăng hàng bán nội địa
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khái niệm: BCLCTT là một BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Căn cứ vào báo cáonày, người ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sảnthuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiềncủa kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính củadoanh nghiệp
Trang 20Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Ỷ nghĩa: BCLCTT cung cấp các thông tin bổ sung về tình hình tài chính
của doanh nghiệp mà bảng CĐKT và BCKQKD chưa phản ánh được do kết quảtrong kỳ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ Cụthể là, BCLCTT cung cấp các thông tin về luồng vào và ra của tiền và xem nhưtiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính ngắn hạn cao, có thể nhanh chóng vàsẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị donhững sự thay đổi về lãi suất giúp cho người sử dụng phân tích đánh giá khảnăng tạo ra các luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khảnăng chi trả lãi cổ phần, đồng thời những thông tin này còn giúp người sửdụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu được và các khoản thu chi bằng tiền
Nội dung và kết cấu: BCLCTT gồm 3 phần:
• Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanhphản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ cáckhoản thu thương mại, các chi phí bằng tiền như tiền trả cho người cungcấp, tiền thanh toán cho công nhân viên về lương và bảo hiểm xã hội, cácchi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí, )
• Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn
bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp, bao gồm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanhnghiệp như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định (TSCĐ),đầu tư chứng khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dài hạn Dòng tiền lưuchuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán thanh lý TSCĐ, thuhồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chi mua sắm, chi để đầu tư vàocác đơn vị khác
• Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánhtoàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tàichính của doanh nghiệp Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làmtăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệpgóp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả
nợ vay, Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoảnthu, chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu do nhận vốn góp liên
Trang 21Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
doanh bằng tiền do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi ữả lãi cho cácbên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi
Trang 22Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
2.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH
2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp mộtcách tổng quát nhất về tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan haykhông khả quan Kết quả phân tích này sẽ cho phép các nhà quản lý, chủ doanhnghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động kinh doanh và dự đoán đượckhả năng phát triển hay có chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp Trên cơ sở
đó có những biện pháp hữu hiệu cho công tác tăng cường quản lý của doanhnghiệp
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp được tiến hànhnhư sau:
- So sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm của các khoản, các mục ở cả haibên tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
- So sánh số tổng cộng cuối kỳ với đầu năm trên bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp
2.3.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế
toán
a) Phân tích tình hình biển động tài sản
Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm hailoại cơ bản: tài sản ngắn hạn và tài sản cố định Nguồn hình thành nên hai loại tàisản này chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu, tức là:
B Nguồn vốn = A Tài sản (I +n +IV + V(2,3) + VII) + B Tài sản (I + II+III)Phân tích biến động tài sản là so sánh số tổng cộng về tài sản giữa cuối kỳvới đầu năm hoặc nhiều năm trước kể cả số tuyệt đối và số tương đối nhằm xácđịnh sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh
Trong đó cần xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu như: chỉ tiêuvốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tàisản cố định, đầu tư tài chính dài hạn,
Phân tích chung sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp là nhằmmục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp, cũng như sự
Trang 23Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
dự tính được những rủi ro và những tiềm năng về tài chính trong tương lai củadoanh nghiệp
Sau khi phân tích chung về tình hình tài sản chúng ta tiến hành đánh giá về
sự phân bổ của tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp trong tổng tàisản thông qua một chỉ tiêu kinh tế gọi là tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp là chỉ tiêu kinh tế cho chúng ta thấy tìnhhình đầu tư tài sản của doanh nghiệp trong một thòi kỳ nhất định
Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có 4 loại: tỷ suất đầu tư chung, tỷ suất đầu
tư tài chính dài hạn, tỷ suất đầu tư tài sản cố định và tỷ suất đầu tư dài hạn khác
♦♦♦ Tỷ suất đầu tư chung (tỷ suất đầu tư tổng quát): là tỷ số
giữa các khoản đầu tư với tổng tài sản của doanh nghiệp
_ „ „ Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác
Tỷ suất đầu tư chung = - ; -ị—TT~r -X100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng cao phản ánh quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật củadoanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp ngày càng nâng cao, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày mở rộng
❖ Tỷ suất đầu tư tài sản cố định: là tỷ số giữa giá trị tài
sản cố định với tổng tài sản của doanh nghiệp
sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng lớn
❖ Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn: là tỷ số giữa giá trị tài
sản tài chính dài hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn : Giá trị tài sản tài chính dài hạn
Tổng tài sản
❖ Tỷ suất đầu tư dài hạn khác: là tỷ số giữa giá trị của các
khoản đầu tư khác so vói tổng tài sản của doanh nghiệp
Tỷ suất đầu tư dài hạn khác = -7—; -X100%
Tong tài sán
Qua việc phân tích tình hình đầu tư trên đây sẽ giúp cho nhà quản trị doanhnghiệp lựa chọn và ra các quyết định nhằm nâng cao tình tình đầu tư cho doanhnghiệp như:
- Nên tiếp tục đầu tư hay ngừng lại không tiếp tục đầu tư
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 13 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 24Phăn tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
- Nên mở rộng hay thu hẹp đầu tư
- Có nên điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp với nhu cầu thị trường ?
b) Phăn tích tình hình biến động nguồn von
Phần này phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sửdụng vào thời điểm lập báo cáo Qua phân tích số liệu về nguồn vốn, có thể đưa
ra những kết luận cần thiết về tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp,cũng như đưa ra các quyết định cần thiết về huy động các nguồn vốn vào quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả công tácquản lý tài chính cho doanh nghiệp
Sau khi phân tích khái quát sự biến động tăng giảm về nguồn vốn củadoanh nghiệp trong từng thời kỳ, chúng ta tiến hành phân tích tỷ trọng của từngloại vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hai tỷ số tài chính đó
là tỷ số tự tài trợ và tỷ số nợ
❖ Tỷ số tự tài trọr hay còn gọi là tỷ suất vốn chủ sở hữu, nó
cho thấy mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp
„ „ , , Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất vốn chủ sờ hữu = -Ị ^—J-X 100%
Tong nguôn von
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính càng caohay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản của doanhnghiệp đều được đầu tư bằng chính số vốn của mình
❖ Tỷ số nợ: tỷ số này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải
trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng nguồn vốn
Nợ phải trả Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ càng ít, khả năngđộc lập về mặt tài chính cao, nhưng phải nhỏ vừa phải để tận dụng hết sức mạnhcủa lá chắn thuế
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 14 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 25Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
2.3.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh
a) Phân tích doanh thu
Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quantrọng trước hết không phải là sản xuất, mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Bởi vì
có tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa thì doanh nghiệp mói hồi được vốn, mới cóquá trình sản xuất tiếp theo, sản xuất mới có thể ổn định và phát triển được, sảnphẩm hàng hóa có tiêu thụ được mới xác định được kết quả tài chính cuối cùng làlãi hay lỗ và lãi lỗ ở mức độ nào, phân tích doanh thu sẽ xác định được đúng đắnnhững nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụsản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ sản phẩmhàng hóa vói khối lượng lớn, bán giá cao, thị trường ổn định và thu được lợinhuận cao trong kinh doanh
Nhiệm vụ của việc phân tích trong quá trình phân tích doanh thu là phântích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa củadoanh nghiệp
b) Phân tích len nhuận
Lọi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp Là chỉ tiêu chấtlượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Lọi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giáhiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả
sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của quá trình phân tích lợi nhuận là phân tích những nguyênnhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
2.3.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.3.4.I Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phátsinh các việc thu, chi và thanh toán
Tuy nhiên các khoản phải thu, phải trả cần phải có một khoảng thòi giannhất định mới thanh toán được Còn thòi gian thanh toán dài hay ngắn là hoàn
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 15 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 26Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
toàn phụ thuộc vào quy định của Nhà nước, phưomg thức thanh toán được ápdụng hiện hành và sự thỏa thuận giữa hai bên
Bởi vậy, việc phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, tìm ranguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, trì hoãn các khoản thanh toán nhằm tiến tớilàm chủ về mặt tài chính có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếpđến tình hình thanh toán
Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tươnglai, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thôngqua nhóm tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củacông ty Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoảnnhanh
*l* Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh khoản hiện thời được xác định bằng cách lấy giá trị tài sảnngắn hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả
Tỷ số thanh khoản hiện thời = — ' -1
—: -Giá trị nợ ngăn hạn
Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn , khoản phảithu và hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phi
phải trả ngắn hạn khác
về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả củadoanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán
❖ Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định bằng cách lấy giá trị tài sản ngắnhạn nhưng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanhkhoản khác chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả
Tỷ sổ thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản ngắn hạn — Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 16 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 27Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả củadoanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để thanhtoán
2.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
Số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bánchia cho bình quân giá trị hàng tồn kho
Bình quân giấ trị hàng tôn kho
về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết bình quân hàng tồn kho quay đượcbao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu theo giá vốn cho doanh nghiệp
Số ngày tồn kho được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho
số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày tồn kho = So vòng quay hàng tôn kho
^-về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết trong năm bình quân tồn kho củadoanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày
❖ Kỳ thu tiền bình quân
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu
Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày công ty có thể thu hồi được khoảnphải thu
Để tính kỳ thu tiền bình quân trước tiên chúng ta xác định vòng quay khoảnphải thu, sau đó lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu = -r~, -;———;——TT-,—
Bình quân khoán phái thu
Số vòng quay khoản phải thu
❖ Vòng quay tài sản ngắn hạn
GVHD: Th.s TrưcmgHòa Bình Trang 17 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 28Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Vòng quay tài sản ngắn hạn đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nóichung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quảhoạt động khoản phải thu
Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trịtài sản ngắn hạn
Vòng quay tài sản ngan hạn = ; ; -7—; 2—;—
Bình quân giá trị tài sán ngăn hạn
Vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp, về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu
Bình quân giá trị tài sản cố định ròng
về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanhnghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
Vòng quay tong tài sản = ;———— - - ,
Bình quân giá trị tông tài sán
Tỷ Số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản củadoanh nghiệp nói chung, về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản củadoanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
2.3.6 Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Trang 29Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt Một mặt nó giúp doanh nghiệp gia tănglợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro Do đó, quản lý nợ cũngquan trọng như quản lý tài sản Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:
❖ Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ
sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản
Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho giá trị tổng tài sản.Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả
Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ
Giá tri tồng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp.mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết:
- Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp
- Nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp(do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn)
-—— -Giá trị von chú sớ hữu
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanhnghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu về mặt ý nghĩa, tỷ số này chobiết:
- Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh
- Mối quan hệ tương ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
❖ Tỷ số khả năng trả lãi hay tỷ số trang trải lãi vay
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chỉ
có lọi nhuận khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ.Nếu không, công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi vay gây thiệt
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 19 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 30Phăn tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
hại cho cổ đông Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ sốkhả năng trả lãi
Tỷ số này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)chia cho chi phí lãi vay
Tỷ sổ khả năng trả lãi = EBIT Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanhnghiệp từ lọi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, về mặt ý nghĩa, nó cho biếtmối quan hệ giữa chi phi lãi vay và lọi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúpđánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không
2.3.7 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất
Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của doanh nghiệpsau một thòi gian hoạt động kinh doanh Tuy vậy, tổng số tiền lãi tính bằng sốtuyệt đối chưa thể đánh giá được tính đúng đắn chất lượng tổ chức quản lý sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì, đối với những doanh nghiệp có quy
mô lớn sẽ thu được tổng số tiền lãi lớn horn doanh nghiệp có quy mô sản xuấtkinh doanh nhỏ hơn
Bởi vậy, cần phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lọi của vốn sảnxuất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các tỷ số khả năng sinh lòi bao gồm: tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS),
tỷ số sức sinh lời căn bản, tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợinhuận ròng trên VCSH (ROE)
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 20 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 31Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
❖ Tỷ sổ lợi nhuận ròng trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng ROS = , ' X 100%
Doanh thu thuần
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu tạo ra trong kỳ
Tỷ số này cho chúng ta biết ữong mỗi đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêuđồng lợi nhuận ròng Các công ty luôn muốn nâng cao tỷ số ROS vì nó phản ánhhiệu quả quản lý chi phí của công ty để tăng lợi nhuận
❖ Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
-T-x 100%
Giá trị tổng tài sản bình quân
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời của tài sản Tỷ số này cho biết trong
kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lọi nhuận ròng Hệ số này càng cao thểhiện sự phân bổ, sắp xếp và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả
❖ Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng
— Xl00%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ Số này đo lường mức độ sinh lòi của VCSH Tỷ số này cho biết trong kỳ
một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Đây là tỷ số rất quantrọng đối với nhà đầu tư vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ
Doanh thu thuần long tài sán bình quân
hay ROA = ROS X Vòng quay tổng tài sảnPhương trình (1) được gọi là phương trình Dupont
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tống tài sản bình quân
RO E = — ° X 7—77 , 7, , — — X ' -7-7 r," ," , " (2)
Doanh thu thuần Tông tài sán bình quân Von chú sớ hữu bình quân
Hay phương trình trên có thể viết lại thành:
ROE = ROS X Vòng quay tổng tài sản X Đòn bẩy tài chính
hay ROE = ROA X Đòn bẩy tài chínhVới
„ Tổng tài sản bình quân Đàn bấy tài chính = v^ảà^ ãnh ^ăn
Phương trình (2) còn được gọi là phương trình Dupont mở rộng
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 21 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trăm
Trang 32Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu liên quan đến đề tài đuợc thu thập dựa trên những số liệu thống kêcủa Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, các báo cáo tài chính Bên cạnh đó một sốthông tin khác đuợc tham khảo trên internet và báo chí
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
2.4.2.I Phương pháp so sánh
Là phưomg pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kếtquả, xác đinh xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Trong phântích tình hình tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách sosánh ngang (hay còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (hay còn gọi là phântích dọc)
So sánh ngang BCTC là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về
số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng BCTC
So sánh dọc BCTC là việc sử dụng các tỷ số, các hệ số thể hiện mối tươngquan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các báo cáo để rút ra kết luận
❖ Lựa chọn gốc so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để sosánh, được gọi là gốc so sánh Tùy theo mục đích so sánh mà lựa chọn gốc sosánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển củacác chỉ tiêu
- Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự báo và định mức) nhằm đánh giátình hình thực hiện so với kế hoạch
- Các chỉ tiêu bình quân của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơnđặt hàng, nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhucầu,
❖ Điều kiện có thể so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu phải đồngnhất Trong thực tế điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu cần quan tâm cả về không
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 22 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 33Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
- về mặt thòi gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạchtoán, phải thống nhất trên cả 3 mặt:
+ Cùng phản ánh một nội dung kinh tế
+ Cùng một phương pháp tính toán
+ Cùng một đơn vị tính
- về mặt không gian: các chỉ tiêu này cần được qui đổi về cùng một qui
mô và điều kiện tương đương nhau
♦> Kỹ thuật so sánh
Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánhthường được sử dụng dưới dạng: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng sốtương đối
So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa các trị số của kỳphân tích so vói kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khốilượng qui mô của các hiện tượng kinh tế
AF = Fi- F 0
So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa các trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kếtcấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế
Fi
AF = —X100%
2.4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để tính mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến đối tượng phân tích
Đặc điểm:
- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố
đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại
- Các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, nhân tố số lượngsắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau
Giả sử nhân tố Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng a, b, c, d
Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng một phương trình kinh tế như sau:
Q = a x b x c x d
• Đối tượng phân tích: À <2 = Qi - Qo
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 23 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 34Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây
• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
- Anh hưởng bởi nhân tố a:
2A.2.3 Phương pháp Dupont
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương
hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm sốcủa một loạt các biến số để đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêuphân tích
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 24 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 35Phăn tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
(Nguồn:Trang 106, sách Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nguyễn Minh Kiều (2011) )
Hình 1 Sơ ĐỒ DU PONT
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 25 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 36Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ3.1 KHÁI QUÁT VÈ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.Tên tiếng Việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Can Tho Co.,Ltd
Trụ sở chính đặt tại: số 21, Đường Cách mạng tháng Tám, Phường ThóiBình, Quận Ninh Kiều, Thành phố cần Thơ
Số điện thoại: (0710) 3821656 - 3823655 - 3765767 - 3826906
Fax: (0710) 3822746
Văn phòng đại diện tại: 21 -23 Hồ Tùng Mậu -Quận I -Tp Hồ Chí Minh.Loại hình doanh nghiệp: Cty TNHH một thành viên
Hình thức vốn chủ sở hữu: Do Cty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ
Tài khoản mở tại các Ngân hàng:
- Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Petrolimex
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho tàng, bồn bể, đường ống, ) do các hãng của
tư bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là “Công ty xăng dầu cấp I Khu vực Tây Nam Bộ”.
Ngày 07/01/1976, Tổng Cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định
thành lập “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” trực thuộc Công ty xăng
dầu miền Nam (Công ty xăng dầu Khu vực II ngày nay)
Tháng 07/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD -QĐ đổi
tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu cần Thớ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu vực II.
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 26 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 37Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết
định số 134/TC-QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành
“Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang”.
Ngày 26/12/1988, Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ban
hành quyết định số 2209/XD-QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành
“Công ty xăng dầu Hậu Giang” và về trực thuộc Petrolimex Việt Nam.
Từ ngày 01/01/2004, Công ty xăng dầu Hậu giang một lần nữa lại đổi tên
thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ”, trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt
Nam theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại
Đen ngày 01/07/2010, Cty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang CtyTNHH Một thành viên
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển, hiện nay công ty
có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh: Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệthống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000m3/tấn Với những đóng góp cho sựphát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, công ty đã được Nhà nướctặng thưởng rất nhiều huân chương lao động cũng như được trao tặng nhiều danhhiệu cho từng cá nhân có thành tích xuất sắc nhất, như: huân chương lao độnghạng Ba, huân chương lao động hạng Nhì,
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
3.I.2.I Chức năng
Hơn 36 năm hoạt động, Công ty không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng xã hội, anninh quốc phòng khu vực miền Tây Nam Bộ Hiện tại, ngoài trụ sở chính tại thànhphố Cần Thơ, Công ty còn có: 3 chi nhánh trực thuộc, 64 cửa hàng bán lẻ xăng dầuphân bổ ở hầu hết các khu vực trung tâm, thị xã, thị trấn trên địa bàn thành phốCần
Thơ và 3 tinh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu; Hệ thống kho bể với công nghệhiện đại có tổng sức chứa trên 120.000m3.tấn Trong đó nổi bật là Tổng kho Xăngdầu Miền Tây là kho đầu mối cung cấp hàng cho các Công ty thành viênPetrolimex khu vực Tây Nam Bộ có sức chứa 105.000 m3.tấn, có khả năng tiếpnhận tàu ngoại lên đến 15.000DWT
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 27 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 38Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Hàng năm Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ bán trực tiếp hơn 400.000m3.tấnxăng dầu qua các phương thức: bán buôn, bán đại lý, tổng đại lý, bán lẻ và bán táixuất; Xuất điều động hàng cho các Công ty thành viên Petrolimex tuyến sau hơn200.000 m3'tấn và thực hiện nhiệm vụ dự trữ xăng dầu đảm bảo an ninh quốcphòng trong khu vực
Tiến hành xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc, ổn định Vàngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằmgia tăng thị phần Bên cạnh đó phải sử dụng một cách có hiệu quả tài sản, nguồnvốn do ngân sách Nhà nước cấp, chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồnvốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và xã hội
Tổ chức kinh doanh có hiệu quả để nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phầnvào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông CửuLong nói riêng và đất nước nói chung
-Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh một cách có hiệu quả để hoànthành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tập đoàn đã giao
Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, các hệ thống đại lý, cũngnhư tổng đại lý
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 28 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trầm
Trang 39Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 2: sơ ĐỒ Bộ MÁY TỔ CHỨC
(Nguồn: Phòng tổ chức câng ty xăng dầu Tây Nam Bộ)
3.I.3.2 Chức năng của các phòng ban
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được quản lý theo dạng trực tuyến chứcnăng Điều này giúp Ban Giám đốc dễ dàng hom trong công tác điều hành quản lý
và các phòng ban cũng dễ dàng thu thập thông tin, kịp thời hỗ trợ nhau khi cần
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 29 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm
Trang 40Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
♦> Ban giám đốc
Gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, trong đó:
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt độngcủa công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về kết quả quản lý,cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trước Tập đoàn và tập thể cán bộ côngnhân viên của công ty
Phó Giám đốc kỹ thuật là người phụ trách về mặt kỹ thuật, các trangthiết bị, chất lượng xăng dầu, tiến hành công tác nghiên cứu, thiết kế phục vụ choviệc đầu tư các công trình Điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc
ủy quyền bằng văn bản
Phó Giám đốc tài chính trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác tài chính
kế toán, giúp Giám đốc chỉ đạo và triển khai các công việc cụ thể khi được Giámđốc phân công Điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc công ty đivắng
Phó Giám đốc nội chính trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác lao độngtiền lưorng, hành chính quản trị, thanh tra pháp chế Giúp Giám đốc chỉ đạo vàtriển khai một số công việc cụ thể trong công tác tổ chức cán bộ, tổ chức phốihọp hoạt động giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong công ty và một sốcông việc cụ thể khác khi được Giám đốc phân công Điều hành mọi hoạt độngcủa công ty khi Giám đốc ủy quyền bằng văn bản
♦> Phòng tổ chức hành chính:
Phòng Tổ chức Hành chính Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp Giámđốc Công ty về lĩnh vực công tác: tổ chức, cán bộ; lao động tiền lương và thựchiện chế độ chính sách đối với người lao động; công tác thi đua khen thưởng;công tác hành chính quản trị; công tác thanh tra pháp chế; công tác tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác bảo vệ an ninh ữật tự và công tác quân
sự trong toàn Công ty
Phòng quản lý kỹ thuật
❖
Phòng Quản lý Kỹ thuật Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốcCông ty về các lĩnh vực công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác kỹ thuật xăngdầu, sửa chữa thiết bị xăng dầu; công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ,
GVHD: Th.s Trương Hòa Bình Trang 30 SVTH: Hồ Ngọc Quế Trâm