1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk

90 871 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Bài nghiên cứu cũng chỉ ra được một số điểm hạn chế làm giảm đi kết quả kinh doanh của công ty trên thị trường xuất khẩu, từ đó có những kiến nghị vĩ mô đến nhà nước và đề xuất giải pháp

Trang 1

CƠ SỞ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Băng Tâm

Mã sinh viên: 1201017315 Lớp: A19

Khóa: K51 GVHD:ThS Nguyễn Thị Huyền Trân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015

Mã KLTN: 344

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 4

1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng 4

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 4

1.1.2 Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng 6

1.1.3 Quy trình chuỗi cung ứng vĩ mô trong một công ty 9

1.1.4 Công tác quản trị chuỗi cung ứng 11

1.2 Các mô hình chuỗi cung ứng 13

1.2.1 Integrated Make-to-Stock Model (mô hình tích hợp sản xuất để trữ) 13

1.2.2 Build-to-Order Model (mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng) 14

1.2.3 Continuous Replenishment Model (mô hình bổ sung liên tục) 15

1.2.4 Channel Assembly Model (mô hình kết hợp kênh phân phối) 15

1.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chuỗi cung ứng 15

1.3.1 Doanh thu 16

1.3.2 Khấu hao, chi phí lãi vay và thuế thu nhập 16

1.3.3 Tài sản cố định 18

1.3.4 Lợi nhuận 18

1.4 Tổng quan về xuất khẩu 19

1.4.1 Khái niệm xuất khẩu 19

1.4.2 Đặc điểm xuất khẩu 19

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 20

1.5 Sự cần thiết phải nghiên cứu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 25

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 25

Trang 4

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây 30

2.3.3 Phân tích sự biến động của doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu, khấu hao TSCĐ và TSCĐ dưới ảnh hưởng của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu 32

2.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Vinamilk 37

2.2.1 Trang trại bò sữa 37

2.2.2 Nguồn cung cấp các nguyên liệu sản xuất khác 39

2.2.3 Nhà máy sản xuất 39

2.2.4 Trung tâm phân phối nội địa 40

2.2.5 Xuất khẩu 41

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên 2014 của công ty Vinamilk 42

2.3 Đánh giá kết quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng xuất khẩu của Vinamilk 42

2.4 Thành tựu và hạn chế 45

2.4.1 Thành tựu 45

2.4.2 Hạn chế 48

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VINAMILK 53

3.1 Triển vọng và định hướng phát triển 53

3.1.1 Triển vọng phát triển 53

3.1.2 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty 59

3.2.1 Nghiên cứu và học hỏi bài học từ chuỗi cung ứng sữa xuất khẩu của New Zealand 61

3.2.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 66

3.3 Một số kiến nghị 71

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng 11

Sơ đồ 1.3 Mô hình chuỗi cung ứng Intergrated Make-to-Stock (mô hình tích hợp sản xuất để trữ) của công ty dƣợc phẩm McKesson Co 14

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý 29

Sơ đồ 2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk 37

Sơ đồ 2.3 Mô hình chuỗi cung ứng xuất khẩu của Vinamilk 42

Sơ đồ 3.1 Chuỗi cung ứng sữa của New Zealand 62

Trang 6

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vinamilk (hợp nhất) 30Bảng 2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Vinamilk (2008 – 2014) 31Bảng 2.3 Tỷ lệ thay đổi trung bình so với cùng kỳ năm ngoái của doanh thu, lợi nhuận, TSCĐ và Khấu hao TSCĐ trước và sau khi áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu 36Bảng 2.4 Tổng hợp và tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến 43

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện sự biến động về doanh thu, lợi nhuận, TSCĐ và khấu hao TSCĐ hàng xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2015 33Biểu đồ 2.2 Chi phí lãi vay hàng xuất khẩu của Vinamilk giai đoạn 2008 - 2015 34

Trang 7

Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khái niệm “Quản lý chuỗi cung ứng” đã xuất hiện từ cuối những năm 80 của thế kỉ trước và được sử dụng khá phổ biến vào những năm 1990 So với cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào thế kỉ 18 ở Anh thì sự ra đời của thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” là một điều vẫn còn mới mẻ Đối với Việt Nam, đất nước chỉ mới bắt đầu xây dựng được 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc thì việc nghiên cứu về

“Quản lý chuỗi cung ứng” cũng chỉ mới được thực hiện những năm gần đây Một chuỗi cung ứng hoàn thiện và hiệu quả sẽ đóng góp một phần to lớn vào thành công của công ty Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới cũng chính là những ví dụ điển hình của một chuỗi cung ứng hoạt động nhịp nhàng và mang lại lợi nhuận tối đa, cắt giảm tối thiểu chi phí không cần thiết

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cả nước đang cùng nhau góp sức để xây dựng một nền kinh tế phát triển một cách bền vững, việc xây dựng những công ty, tập đoàn mang thương hiệu của quốc gia thêm ổn định, phát triển là điều cần thiết Vinamilk là một trong những công ty của Việt Nam tồn tại từ lúc đất nước chuyển mình vực dậy đến nay, không những vẫn giữ vững thành công của mình trên thị trường trong nước, mà đang vươn ra thị trường thế giới Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau

38 năm không ngừng đổi mới và phát triển Chuỗi cung ứng của Vinamilk cũng là một nhân tố quan trọng đem đến sự thành công của công ty Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk” nhằm phân tích, đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cũng như đưa ra những giải pháp để hoàn thiện bộ máy hoạt động quản trị của Vinamilk

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Về tình hình nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, có một số bài luận văn, bài báo đề cập rõ và chi tiết về cả vi mô và vĩ mô Điển hình về vĩ mô là bài báo The dairy industry in Vietnam: a value chain approach của tác giả Nguyen Viet Khoi và Tran Van Dung trích từ International

Trang 10

Journal of Managing Value and Supply Chains (IJMVSC) Vol.5, No 3, September

2014 Bài báo viết về chuỗi giá trị, một khái niệm khá gần với chuỗi cung ứng, của ngành công nghiệp sữa ở Việt Nam.Về vi mô, có thể kể đến bài luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Đăng “Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Koda” Đây là bài luận đưa ra một khung lý thuyết rất cụ thể và chặt chẽ về đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng, áp dụng vào tình hình kinh doanh sản xuất của một công ty

cụ thể ở Việt Nam

Tuy nhiên, cho đến nay, cũng chưa có một bài nghiên cứu nào về lý thuyết chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, áp dụng cụ thể tại công ty cổ phần sữa Vinamilk.Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra những lý thuyết về chuỗi cung ứng

và phân tích thực tiễn áp dụng cho công ty Vinamilk

3 Tính mới của đề tài

Đối với khung lý thuyết đánh giá chuỗi cung ứng, tác giả sử dụng khung lý thuyết của Enrico Camerinelli (2009) đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng dựa trên các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, công ty Vinamilk là công ty sữa đầu ngành của Việt Nam và là một trong những thương hiệu Việt Nam vươn mình ra thị trường thế giới và đạt được nhiều thành công Thông qua đề tài nghiên cứu này, những thành tựu của Vinamilk về quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu sẽ là bài học để các doanh nghiệp cùng ngành phát triển và tìm được vị thế của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế

Bài nghiên cứu cũng chỉ ra được một số điểm hạn chế làm giảm đi kết quả kinh doanh của công ty trên thị trường xuất khẩu, từ đó có những kiến nghị vĩ mô đến nhà nước và đề xuất giải pháp để công ty xây dựng một hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu hoàn thiện hơn

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng một chuỗi cung ứng và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có hiệu quả

Trang 11

- Phân tích, đánh giá những thành công trong công tác quản trị chuỗi cung ứng xuất hàng khẩu và những điểm hạn chế của công tác này tại công ty Vinamilk dựa trên so sánh một số kết quả kinh doanh trước và sau khi áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của Vinamilk

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của bài nghiên cứu này là hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Vinamilk, bao gồm hoạt động tại các quy trình liên quan đến chuỗi cung ứng như: quản trị nguồn hàng, quản trị hệ thống thông tin, quy trình sản xuất, quản trị hhàng tồn kho,…

Đối với phạm vi nghiên cứu, về không gian, bài nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Vinamilk trên thị trường Việt Nam Về thời gian, bài nghiên cứu tập trung vào hoạt động của công ty khoảng thời gian từ năm 2010 – 2015

6 Phương pháp nghiên cứu

- Định tính: thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các thông tin từ số liệu từ các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty, các sách báo, tạp chí, các bài nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài đang thực hiện

- Định lượng: phân tích hồi quy để kiểm chứng mối quan hệ giữa hoạt động quản trị chuỗi cung ứng với các kết quả kinh doanh của công ty bằng phần mềm Eview 6.0, tìm kiếm các số liệu về các biến có thể chịu ảnh hưởng của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và sử dụng phần mềm Eview để kiểm định mối quan hệ giữa các biến đó với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

7 Bố cục bài nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu ở công ty

cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu ở công

ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI

CUNG ỨNG

1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các quá trình liên quan, trực tiếp hay gián tiếp để đáp ứng nhu cầu khách hàng Nó không chỉ bao gồm nhà máy và các nhà cung cấp mà còn cả các nhà vận chuyển, kho vận, các nhà bán hàng và khách hàng” (Chopra và Meindl, 2010)

“Chuỗi cung ứng là một hệ thống các dòng chảy và phân bố thể hiện các chức năng từ thu mua nguyên liệu, chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian đến sản phẩm cuối cùng sau đó là phân phối đến khách hàng” (Ganesan và Harrison, 1995)

“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối” (Lee & Billington, 1993)

“Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng” (Souviron, 2006)

“Một hệ thống chuỗi cung ứng tích hợp tất cả các hoạt động và các phòng ban xuyên suốt từ: Nhà cung cấp, vận hành nội bộ, sản xuất chính, vận hành bên ngoài, kinh doanh tiếp thị và khách hàng” – Felix et al (2003)

Trang 13

“Một chuỗi cung ứng đặc trưng là một chuỗi các hoạt động bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, chuyển vào hệ thống kho và cuối cùng chuyển đến các đại lý và khách hàng” – David et al (2000)

Tóm lại, tổng hợp từ những định nghĩa trên, chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm nhiều giai đoạn, quá trình từ khâu thu mua nguyên liệu, đến khâu sản xuất thành thành phẩm và cuối cùng là phân phối đến người tiêu dùng Nó đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều bộ phận, từ bộ phận thu mua nguyên liệu, đến nhà máy, đến các trang thiết bị nhà xưởng,… phục vụ việc cung cấp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng

Tương tự như chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng cũng được định dưới rất nhiều sách và bài viết

“Quản trị chuỗi cung ứng là quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng” (Jeffrey P Wincel, 2003)

“Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp hoạt động của việc sản xuất, tồn kho, địa điểm lưu trữ và vận chuyển giữa các bộ phận tham gia trong một chuỗi cung ứng nhằm đạt được sự kết hợp hài hòa giữa việc đáp ứng kịp thời và phát huy hết hiệu suất trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường” (Michael Hugo, 2003)

Quản trị chuỗi cung ứng là sự tích hợp giữa những quá trình cốt lõi của một hoạt động kinh doanh, đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua những nhà phân phối chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin, giúp tăng giá trị cho thành phẩm đến tay khách hàng (Lambert, Douglas M., Martha C Cooper and Janus D Pagh, 1998)

“Quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ

sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối” (H.L Lee and C.Billington, 1995)

“Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thưc sự của khách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho

Trang 14

việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công” (The Institute for supply chain management, 2000)

Vậy tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là sự việc kết hợp tất cả các khâu hoạt động, các bộ phận đảm nhiệm những hoạt động của một chuỗi cung ứng lại với nhau nhằm tạo ra sự phối hợp hoàn hảo, tạo ra sản phẩm và tăng giá trị cho thành phẩm khi đến tận tay người tiêu dùng

1.1.2 Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình SCM, Nguyễn Kim Anh, 2006 Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia

cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:

- Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng

- Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở

vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng ƒ

- Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng

Trang 15

thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết

1.1.2.1 Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất là một trong các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Họ thực hiện một phần hay toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của các nhà phân phối trong chuỗi Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác

Nhà sản xuất có thể tạo ra sản phẩm vô hình như âm nhạc, giải trí, phần mềm hoặc thiết kế Một sản phẩm cũng có thể là một dịch vụ Trong nhiều ví dụ về sản phẩm hữu hình, sản phẩm công nghệ có thể di chuyển đến những vùng có giá nhân công rẻ Những nhà sản xuất ở các vùng phát triển như Bắc Mỹ, Châu Âu và một phần châu Á đang dần dần chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa vô hình và dịch

vụ

1.1.2.2 Nhà phân phối

Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng Đối với khách hàng, những nhà phân phối đáp ứng được yêu cầu về “thời gian và địa điểm” là những người cung cấp sản phẩm đúng địa điểm, đúng thời gian khách hàng có nhu cầu

Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng

Trang 16

Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất

và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm

Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất ƒ

1.1.2.3 Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm Đối với một số hệ thống chuỗi cung ứng thì nhà bán lẻ là khách hàng của hệ thống.ƒ

1.1.2.4 Khách hàng

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng Nắm bắt nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm và mức độ phục vụ của hệ thống chuỗi cung ứng là nhiệm vụ quan trọng của những nhà điều hành hệ thống chuỗi cung ứng (tổ chức hội nghị khách hàng, khách hàng thân thiện, khuyến mãi, ) ƒ

1.1.2.5 Nhà cung cấp dịch vụ

Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này

Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần

Trang 17

Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý Những nhà cung cấp dịch vụ khác có thể cung cấp thông tin về công nghệ hoặc dịch

vụ thu thập dữ liệu Tất cả những nhà cung cấp dịch vụ được nhóm lại từ mức độ cao đến thấp để áp dụng từng hoạt động của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ

và khách hàng trong một chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ Trong một vài chuỗi cung ứng, có ít nhà cung cấp dịch vụ bởi vì những đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng có thể tự hoạt động Trong một số chuỗi cung ứng khác, cần có sự hiện diện của nững nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt

1.1.3 Quy trình chuỗi cung ứng vĩ mô trong một công ty

Sunil Chopra và Peter Meindl (2010) đã phân loại quy trình chuỗi cung ứng làm 3 giai đoạn như hình 1.2:

- Quản trị quan hệ khách hàng: Là toàn bộ những quy trình tập trung vào việc tạo lập và thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với khách hàng Quy trình quản trị quan hệ khách hàng hướng đến việc tăng nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận và đáp ứng đơn hàng Nó bao gồm có công tác như xây dựng chiến lược marketing, chiến lược giá, bán hàng và quản lý đặt hàng, quản lý các dịch vụ chăm sóc khách hàng

- Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ: Là toàn bộ quy trình nằm trong phạm vi nội bộ công ty Quy trình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ giúp thỏa mãn các đơn hàng được tiếp nhận từ quy trình đầu tiên với tiêu chí trong thời gian nhanh nhất và tốn ít chi phí nhất Quy trình này bao gồm việc lên kế hoạch sắp xếp kho bãi để chứa hàng; quản trị hàng tồn kho; đóng gói và vận chuyển hàng hóa đúng thời gian

và địa điểm

Trang 18

- Quản trị quan hệ với nhà cung cấp: Là toàn bộ những quy trình tập trung vào việc tạo lập và thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với các nhà cung cấp Quy trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp hướng đến việc sắp xếp và quản lý nguồn cung ứng cho tất cả hàng hóa và dịch vụ của công ty Quy trình này bao gồm việc ước lượng và lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp, thương lượng những điều khoản trong hợp đồng cung ứng và thảo luận với nhà cung cấp về chiến lược sản phẩm mới hoặc những đơn hàng sắp tới

Ba quy trình quản trị trên quản lý dòng thông tin, sản phẩm và nguồn tài chính để tìm kiếm và đáp ứng các đơn hàng của khách hàng Cả ba quy trình trên đều phục vụ cho cùng một khách hàng Để có một chuỗi cung ứng hiệu quả, cả ba quy trình phải tích hợp với nhau một cách nhịp nhàng Cách tổ chức hoạt động của công ty có ảnh hưởng mạnh đến sự thành bại của công tác kết hợp này Trong nhiều công ty, marketing là mảng đại diện cho quy trình quản trị quan hệ khách hàng, sản xuất đại diện cho quy trình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ và thu mua tương ứng với quy trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp Những kiểu tổ chức như vậy làm cho ba quy trình trở nên rời rạc Việc lập chiến lược marketing và lập kế hoạch sản xuất có thể xảy ra tình trạng dự báo trái ngược nhau Lỗi tích hợp này ảnh hưởng đến năng lực chuỗi cung ứng trong việc cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường, dẫn đến không làm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng đồng thời chi phí sản xuất bị đội lên cao Chính vì thế, các công ty cần xây dựng một chuỗi cung ứng có

tổ chức tốt, phản ánh quy trình vĩ mô và đảm bảo sự kết hợp, tương tác giữa những quy trình quản trị từng bộ phận được diễn ra thông suốt

Tất cả các quy trình quản trị chuỗi cung ứng đều có thể được chia làm 3 quy trình phụ thuộc vào vị trí mà quy trình đó hoạt động là ở bộ phận cung ứng, quan hệ với khách hàng hay bộ phận sản xuất Quy trình quản trị quan hệ khách hàng bao hàm tất cả những công tác giao thiệp với công ty hoặc khách hàng đang có giao dịch kinh doanh với công ty Quy trình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ thì bao gồm những hoạt động liên quan đến nội bộ của công ty và hoạt động để lập kế hoạch và đáp ứng những đơn hàng từ khách hàng Và quản trị quan hệ với nhà cung ứng là tất

Trang 19

cả những quy trình giữa công ty và nhà cung cấp nhằm lựa chọn và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng, sau đó là những nguồn hàng và dịch vụ từ họ

1.1.4 Công tác quản trị chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý những thành viên độc lập riêng lẻ với nhau Nó không đơn thuần là việc tổ chức các hoạt động thương mại giữa các thành viên mà phải bắt đầu từ việc xây dựng các mối quan hệ bên trong (khách hàng bên trong) và các đối tác bên ngoài phạm vi công ty

Muốn thiết lập cơ chế vận hành chuỗi phù hợp năng lực của các thành viên, cần phải đảm bảo một số nguyên tác:

- Tạo được sự hợp tác đồng bộ, chủ động và tích cực của mọi thành viên

- Phân chia rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên Huy động sức mạnh tập thể bằng những kế hoạch phối hợp hoạt động giữa họ

- Duy trì những yếu tố là nguồn gốc liên kết của các thành viên trong chuỗi Một số hoạt động chủ yếu trong chuỗi cung ứng:

- Xác định nhu cầu của khách hàng của hệ thống chuỗi cung ứng, phương thức nắm bắt thông tin toàn hệ thống;

- Xác định nguồn cung (vị trí của các nhà phân phối và các nhà bán lẻ - đại lý)

- Xác định phương thức vận chuyển, vận tải;

- Xác định mức độ, phương thức tồn kho;

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng

Trang 20

- Xác định phương thức sản xuất

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra của toàn hệ thống Để tối đa hóa giá trị tạo ra trên toàn hệ thống này, đòi hỏi các nhà quản trị phải tối thiểu hóa tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa

số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khahcs phải trả cho công ty đối với việc

sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẽ xuyên suốt chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty liên kết lại với nhau nhằm đưa sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Do đó thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lường lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà còn hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng

Quản trị tốt chuỗi cung ứng là một hành trình phối hợp từ nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà máy sản xuất, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, cửa hàng đến người tiêu dùng trong sự vận hành nhịp nhàng và liên tục của cả dòng vật chất và dòng thông tin, để có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất Một chuỗi cung ứng tối ưu cố gắng kết hợp chặt chẽ với các thành phần liên quan sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được một số lợi ích như sau:

- Hiệu quả hoạt động được cải thiện;

- Các quy trình hoạt động và quy trình của chuỗi cung ứng linh hoạt hơn;

- Cán cân cung và cầu được đơn giản hóa, tăng tính minh bạch và giảm tính phức tạp, do đó giúp cho việc ra quyết định hiệu quả hơn;

- Dự báo về cầu chính xác hơn, giúp cải thiện các mức dịch vụ khách hàng

Trang 21

trong khi vẫn duy trì được mức tồn kho chung thấp;

- Giảm đáng kể mức tồn kho và chi phí hậu cần;

- Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác động đến khách hàng;

- Nâng cao sức cạnh tranh cho công ty

1.2 Các mô hình chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng trong sơ đồ 1.3 là chuỗi cung ứng thông thường của một công ty sản xuất Thông thường, kiểu công ty này sẽ sản xuất hàng hóa, sau đó dự trữ trong kho bãi, làm cho chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp Nếu công ty sử dụng mô hình make-to-order (sản xuất theo đơn hàng) thì sẽ không cần thiết phải dự trữ hàng hóa thành phẩm nữa, tuy nhiên nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất

sẽ tăng lên Chính vì vậy, chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào bản chất của công ty Tùy vào từng loại hàng hóa mà chuỗi cung ứng của công ty sẽ được thiết kế để công

ty có thể tổ chức thu mua, sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng một cách hợp

lý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng Có 4 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến sau:

1.2.1 Integrated Make-to-Stock Model (mô hình tích hợp sản xuất để trữ)

Mô hình chuỗi cung ứng Integrated make-to-stock tập trung vào đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian thực để quá trình sản xuất có thể lưu trữ thành phẩm tồn kho một cách hiệu quả Ta có thể đạt được sự phối hợp nhất quán này thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin được kết nối chặt chẽ với nhau (một hệ thống hoạt động kinh doanh) Thông qua việc áp dụng một hệ thống như vậy, một tổ chức có thể nhận được thông tin về nhu cầu của khách hàng để phát triển và hình thành kế hoạch và thời gian sản xuất Thông tin này cũng có thể được hợp nhất lại từ chuỗi cung ứng đến bộ phận thu mua để sử dụng nguyên vật liệu đầu vào hợp lý nhằm lập

kế hoạch và thời gian cho khâu sản xuất

Trang 22

Nguồn: R Kalakota và M Robinson, E-Business 2.0, Reading, MA, Addison

Wesley, 2000

1.2.2 Build-to-Order Model (mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng)

Trong mô hình này, một công ty bắt đầu tập hợp những đơn đặt hàng hầu như ngay lập tức dựa trên việc tiếp nhận đơn đặt hàng Việc này đòi hỏi một sự cẩn thận trong việc quản lý thành phần tồn kho và giao nhận hàng cung cấp cần thiết dọc theo chuỗi cung ứng Một giải pháp cho vấn đề tồn kho này là tận dụng những thành phần phổ biến của một số chuỗi sản xuất và trong một vài địa điểm

Một trong những lợi ích cơ bản của loại hình chuỗi cung ứng này là sự ý thức được rằng mỗi khách hàng sẽ nhận được một loại sản phẩm riêng biệt như ý Ngoài

ra, khách hàng sẽ nhận được nó ngay tức thì Mô hình này thích hợp để đáp ứng phương thức sản xuất đại trà theo nhu cầu khách hàng Mô hình bên dưới minh họa một chuỗi cung ứng với nhà phân phối lớn, Ingram Micro, tại trung tâm của mô hình chuỗi cung ứng

Sơ đồ 1.3 Mô hình chuỗi cung ứng Intergrated Make-to-Stock (mô hình tích hợp

sản xuất để trữ) của công ty dược phẩm McKesson Co

Trang 23

1.2.3 Continuous Replenishment Model (mô hình bổ sung liên tục)

Ý tưởng của mô hình bổ sung liên tục là cung cấp hàng tồn kho một cách liên tục thông qua làm việc trực tiếp với nhà cung cấp và/hoặc người trung gian Tuy nhiên, nếu quá trình bổ sung bao gồm nhiều khâu vận chuyển, chi phí có thể sẽ tăng lên quá cao, làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn Chính vì thế sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình đáp ứng đơn hàng và quá trình sản xuất là một điều cần thiết Thông tin thời gian thực về sự thay đổi của cầu cần đảm bảo để quá trình sản xuất

có thể lên kế hoạch bổ sung và đạt được cấp độ như ý Mô hình này được áp dụng hiệu quả trong môi trường có dạng cầu ổn định Mô hình có yêu cầu cần có người trung gian phân phối khi quy mô hệ thống lớn

1.2.4 Channel Assembly Model (mô hình kết hợp kênh phân phối)

Mô hình kết hợp kênh phân phối là mô hình cách điệu nhẹ từ mô hình to-order (mô hình sản xuất theo đơn hàng) Trong mô hình này, những bộ phận của sản phẩm sẽ được tập hợp và lắp ráp thành sản phẩm sau đó chuyển đến các kênh phân phối đến khách hàng Quy trình này được hoàn thành thông qua sự kết hợp giữa các bên thứ ba làm nhiệm vụ vận chuyển (third-party logistics, 3PL) Những dịch vụ như vậy thường bao gồm cả sự lắp ráp sản phẩm tại cơ sở của 3PL hoặc tập hợp những thành phẩm để giao cho khách hàng Ví dụ, một công ty máy tính có thể

build-có những linh kiện như màn hình sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến

cơ sở của 3PL Đơn hàng máy tính sẽ được hoàn thành khi tất cả các linh kiện được đặt trên một phương tiện vận chuyển sẵn sàng để giao Một kênh phân phối lắp ráp

sẽ có ít hoặc gần như không có hàng tồn kho, và mô hình này thường được áp dụng cho các công ty về công nghệ kỹ thuật

1.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chuỗi cung ứng

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến những số liệu chủ chốt trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của một công ty (Enrico Camerinelli, 2009) Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện khả năng sinh lợi của một công ty trong một giai đoạn nào đó, ghi lại tổng doanh thu và các chi phí để tính toán lợi nhuận mà công ty thu được trong khoảng thời gian đó Tác động của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có thể được có thể thể hiện trong giai

Trang 24

đoạn đó thông qua chi phí hoặc là doanh thu Bảng cân đối kế toán ghi nhận lại những thay đổi về tài sản cũng như nguồn vốn Vì những hạn chế về thời gian cũng như khả năng về quy mô nghiên cứu, tác giả xin đề xuất 5 tiêu chí là 5 mục của bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thể hiện được mức độ hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

1.3.1 Doanh thu

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn hoặc trì trệ có thể gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu Đó là khi một công ty không vận chuyển kịp thời hàng hóa đến những thị trường mà hàng hóa được sản xuất có giá bán lẻ cao Nếu một công ty muốn cung cấp một khối lượng lớn hàng hóa đến với những khách hàng có nhu cầu cao thì công ty đó phải thể hiện được tính linh hoạt, năng động, đáng tin cậy trong công tác giao nhận những hàng hóa đó Thành công đó phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động chuỗi cung ứng

Nếu công ty có một chuỗi cung ứng thiếu linh hoạt thì sẽ không thể đáp ứng nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường hay giành được bất cứ lợi thế cạnh tranh nào Nếu công ty không có có sự nhiệt tình cần thiết thì tốc độ giao hàng đến khách hàng thông qua chuỗi cung ứng cũng sẽ giảm Nếu công ty không có uy tín, công ty sẽ trì trệ trong việc giao đúng hàng, tại đúng địa điểm, vào đúng thời gian, trong đúng trạng thái, tính chất, khối lượng hàng hóa như yêu cầu, với những giấy

tờ cần thiết và đúng đối tượng khách hàng

1.3.2 Khấu hao, chi phí lãi vay và thuế thu nhập

Khi điều tra ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến kết quả tài chính của một công ty, một trong những yếu tố tạo nên doanh thu thuần được cân nhắc đến là khấu hao, chi phí lãi và thuế thu nhập

Đầu tiên, về khấu hao, một tài sản sẽ mất đi giá trị dần dần trong suốt quãng thời gian sử dụng Khấu hao tài sản cố định và tài sản vô hình được xem như chi phí tiêu hao đối với một tài sản trong suốt vòng đời sử dụng của nó Tài sản là một nguồn lực mà mỗi công ty sử dụng để tạo ra lợi ích kinh tế về sau Cả tài sản ngắn hạn và tài sản cố định đều là những mục đầu của bảng cân đối kế toán Theo Enrico Camerinelli (2009), nếu dự báo cầu không chính xác (một lỗi thường thấy ở hoạt

Trang 25

động quản trị chuỗi cung ứng kém hiệu quả) thì sản xuất khối lượng hàng hóa không chính xác và dẫn đến thời gian biểu cung cấp hàng hóa bị sai lệch Lúc đó, mỗi thiết bị, máy móc, hàng tồn kho, cơ sở hạ tầng phân phối của công ty được sử dụng sẽ có định mức khấu hao khác xa với những dự tính của công ty trước đó

Chi phí lãi vay là một trong những nhân tố bị ảnh hưởng bởi hoạt động tài chính (gọi chung là hoạt động phi sản xuất) Chi phí lãi vay là một dạng chi phí tài chính được trả cho người chủ nợ (B.M Cunningham et al, 2015) Một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả ảnh hưởng theo tỷ lệ nghịch đến chi phí lãi vay thông qua nhiều cách Ví dụ nếu giá trị tồn kho được cắt giảm thì chi phí quản lý hàng tồn kho cũng được hạ xuống Từ đó, lượng vốn gắn liền với cổ phiếu được giảm đi có nghĩa

là chi phí lãi vay sẽ được hạn chế Hoặc nếu không sản xuất đúng thời gian thì “chi phí ngầm” (trong đó có chi phí lãi vay) có thể bị phát hiện quá muộn và đội lên cao, dẫn đến ảnh hướng xấu tới kết quả hoạt động toàn bộ công ty Tương tự, bằng cách cải thiện việc lập kế hoạch về nhu cầu và gia tăng uy tín trong công tác dự báo cầu, công ty sẽ cải thiện được dự báo tài chính của toàn thể công ty Việc này sẽ làm giảm rủi ro cho các cổ đông, vì thế dẫn đến lợi ích thu được từ việc giảm đáng kể chi phí của vốn

Trong một mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, những hoạt động phi sản xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động chuỗi cung ứng Có những cách mở rộng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sử dụng những mô hình quản trị và phân tích tài chính Một trong những mô hình nên được nói đến ở đây liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng và quản trị tài chính là tận dụng cơ hội để đáp ứng kịp thời thay đổi về giá thị trường, nhu cầu và tỷ giá hối đoái Rủi ro về tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng một cách đáng kể đến chi phí lãi và thuế thu nhập Thực tế, không có một mô hình nào cố định có thể tích hợp hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng và quản trị tài chính, bởi vì không có mô hình nào từ trước đến nay có thể kết hợp hiệu quả hoàn toàn có quyết định về sản xuất với dòng lưu chuyển tiền tệ, chi phí nhượng quyền

và hồi hương cổ tức

Quyết định về chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút tài chính, đặc biệt phát triển ở những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao

Trang 26

Những tác động khác ảnh hưởng đến chi phí lãi vay có thể đến từ những khoản trợ cấp cho vay của chính phủ để xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc mua thiết bị sản xuất cho doanh nghiệp Hơn nữa, một vài quốc gia còn đưa ra các gói cứu trợ tài chính nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm ở những khi vực có tỉ lệ thất nghiệp cao

Tất cả những công cụ tài chính trên đều nhằm khuyết khích đầu tư dựa trên quyết định và chiến lược chuỗi cung ứng

1.3.3 Tài sản cố định

Tài sản cố định là những nguồn nhân lực hay vật lực, hữu hình hay vô hình thể hiện mức độ trù phú của công ty, đặc biệt là khi chúng được sử dụng để tham gia vào quy trình sản xuất kinh doanh Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tối ưu hóa sử dụng tài sản cố định Bản chất của hậu cần (logistics) đòi hỏi một khối lượng lớn tài sản cố định Xe vận tải, các trung tâm phân phối, hệ thống bốc dỡ tự động đều cần một nguồn vốn đầu tư Tài sản và thiết bị bao gồm đất đai, công trình xây dựng, nội thất, công cụ và nguồn nguyên vật liệu như gỗ hay khoáng sản, những mục làm giảm đi lợi nhuận từ sự gia tăng chi phí khấu hao

Một lần nữa, ta sẽ xem xét xem chuỗi cung ứng bị gián đoạn có mức độ ảnh hưởng như thế nào lên tài sản cố định công ty đó Những vấn đề cần được nhìn nhận đó là:

- Tuổi thọ và sự thiếu hiệu quả của hệ thống quản lý kho hàng mới

- Sự thiếu liên kết giữa các trung tâm phân phối

- Sự thiếu hiệu quả trong việc đánh giá lại mạng lưới trung tâm phân phối nhằm mở rộng số lượng các cơ sở

- Tạo cơ sở hạ tầng quá khổ để hỗ trợ việc mở rộng dài hạn ở thị trường trong nước

Trang 27

Thu nhập ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường - Các khoản chi phí bất thường - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Lợi nhuần ròng hoặc lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế đều là những chỉ số quan trọng khi nhìn vào một bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty Con số này là kết quả của việc tính toán từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động chuỗi cung ứng Các số liệu đó bao gồm (Enrico Camerinelli, 2009) Những số liệu đó bao gồm: doanh thu, hàng bán trả lại, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, khấu hao, chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp Như vậy, một cách gián tiếp, lợi nhuận ròng thể hiện hiệu quả của hoạt động chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận ngày càng tăng

1.4 Tổng quan về xuất khẩu

1.4.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế (Bùi Xuân Lưu, 2006) là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài

Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

1.4.2 Đặc điểm xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó cũng có những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế… Hoạt động xuất khẩu không giống như hoạt động buôn bán trong nước

ở đặc điểm là nó có sự tham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nước ngoài

Trang 28

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia Nó không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nước tích lũy từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn

vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác Ngoài ra hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, các quốc gia sẽ vấp phải khó khăn trong việc hoạt động trong một môi trường kinh doanh xa lạ đầy rủi ro, cạnh tranh khốc liệt, và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể như:

- Chính trị: Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển Yếu tố này là nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Môi trường chính trị ổn định tạo tâm lí yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh, từ

đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển Ngược lại, những khu vực có bất ổn về chính trị sẽ làm cho nhập khẩu của nước đó bị hạn chế nhiều mặt

- Văn hóa: Quốc gia xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, thị hiếu thói quen mà điều này lại có sự khác biệt ở mỗi quốc gia Do vậy, hiểu biết về môi trường văn hóa sẽ giúp ích trong việc quốc gia thích ứng được với thị trường để từ đó có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình

- Luật pháp: Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước mình, do vậy phải có sự hiểu biết nhất

Trang 29

định về những yếu tố này để tạo hành lang pháp lí an toàn cho hoạt động xuất khẩu của mình

- Kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động tới hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mô và

vĩ mô Ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bố các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng như quy mô thị trường Ở tầm vi mô, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp Các yếu tố giá cả và sự phân bố tài nguyên ở các thị trường khác nhau cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, phân bổ nguyên vật liệu, vốn, lao động và do đó ảnh hưởng tới giá cả, chất lượng hàng hóa xuất khẩu Bên cạnh đó, còn có công cụ thuế quan và phi thuế quan

mà mỗi quốc gia sử dụng để quản lí hoạt động xuất nhập khẩu Trên thế giới hiện nay, với xu hướng tự do hóa thương mại, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan từng bước được loại bỏ Thay vào đó, nhiều liên minh thuế quan được hình thành trên cơ sở loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên trong liên minh thuế quan

- Cạnh tranh: Các yếu tố cạnh tranh bao gồm

+ Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm năg

+ Sức ép người cung cấp

+ Sức ép người tiêu dùng

+ Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế

+ Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành

- Các yếu tố tỷ giá hối đoái: Trong buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên Do vậy, khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường thế giới bị giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ thì sẽ tăng hoạt động xuất khẩu

- Công nghệ: Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng Khoa học công nghệ tác động làm tăng hiệu quả của công

Trang 30

tác xuất khẩu doanh nghiệp, thông qua tác động vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, vận tải hàng hóa, công nghệ ngân hàng… Ví dụ: nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông mà các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với khách hàng qua điện thoại, telex, fax… giảm bớt chi phí đi lại Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin mới nhất về thị trường Ngược lại nếu quốc gia không nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên tiến hiện đại

áp dụng vào sản xuất thì sẽ có nguy cơ tụt hậu Những công nghệ tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng cách giữa các quốc gia đi xa hơn

1.5 Sự cần thiết phải nghiên cứu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Quản trị chuỗi cung ứng giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ vào việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có không ít công ty đã gặt hái được nhiều thành công từ việc áp dụng quản trị chuỗi cung ứng một cách thích hợp vào mô hình sản xuất của công ty, nhưng lại

có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại, hoặc không thể phát triển quy mô lớn vì một chuỗi cung ứng nghèo nàn, những quyết định sai lầm về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tính toán lượng dữ trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời gian và đúng địa điểm Mục tiêu lớn nhất của quản trị chuỗi cung ứng là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng mà tiêu tốn ít chi phí nhất

Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, quản trị chuỗi cung ứng sẽ điều

Trang 31

phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất, công việc đòi hỏi tính toán dữ liệu một cách chính xác về hoạt động tại các nhà máy, làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất Quản trị chuỗi cung ứng cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty

Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng cũng góp phần vào việc phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạt động này phục vụ các mục đích liên quan đến sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Có thể nói quản trị chuỗi cung ứng là nền tảng của để quản lý và cải tiến chất lượng

Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

so với đối thủ cùng ngành

Vinamilk là một công ty trong số ít công ty giữ vị trí độc tôn về sản phẩm thuần Việt Thành công có được ngày hôm nay không chỉ nhờ một nguồn lực vững mạnh, hỗ trợ từ nhiều phía mà chủ yếu là sự thích nghi kịp thời với thị trường, chiến lược thay đổi, cải tiến không ngừng từ hàng hóa đến dịch vụ công ty mang đến cho người tiêu dùng Một trong những đóng góp quan trọng làm nên thành công đó là chuỗi cung ứng tiên tiến, không những cải tiến về mô hình tổng thể, mà còn về ứng dụng IT và những công nghệ hiện đại, tạo nên một thương hiệu Việt rạng danh trên

cả thị trường nội địa và nước ngoài

Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu về mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một điều cần thiết để: thứ nhất, đánh giá lại hệ thống chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của một trong những thương hiệu Việt nổi tiếng, tìm ra ưu điểm để công ty tiếp tục phát huy

Trang 32

và nhược điểm để công ty khắc phục; thứ hai, giúp những doanh nghiệp khác cùng học hỏi và phát triển quy mô, mở rộng sản xuất để xuất khẩu, đặc biệt là trong thời đại nền kinh tế toàn cầu

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã tổng hợp và trình bày khái niệm chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung ứng So với những khái niệm kinh tế khác thì đây vẫn là những thuật ngữ mới mẻ, đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam mới phát triển tầm 40 năm trở lại đây Trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn lớn với chuỗi cung ứng và hoạt đông quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, kết hợp nhịp nhàng các bộ phận với nhau để tạo

ra thành phẩm có chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng Ngày nay, việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng đang trở nên ngày càng bức thiết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp, đứng vững trên thị trường Muốn vậy, công tác đánh giá chuỗi cung ứng của một công ty

là công tác cần được triển khai thực hiện thường xuyên Có một số tác giả đã đưa ra

lý thuyết về việc đánh giá hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cũng như chuỗi cung ứng thông qua những kết quả, báo cao tài chính của công ty, một trong

số đó là Enrico Camerinelli Ông đã xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố có thể chịu ảnh hưởng từ hoạt động chuỗi cung ứng và những nhân tố đó là số liệu cốt lõi được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty Ngoài ra, chương 1 cũng có bổ sung thêm những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu, các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu và sự cần thiết của việc đánh giá quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

2.1.1 Tổng quát

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1976, tiền thân của Vinamilk là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ

Năm 1978, công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên Hòa Công ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I

Năm 1989, nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam

Năm 1991, cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chương trình xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi Lần đầu tiên sản phẩm sữa UHT và sữa chua được giới thiệu tại thị trường Việt Nam

Năm 1992, xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ

Năm 1994, trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam, công ty xây dựng Nhà máy sữa Hà Nội Ngày 7/10/1994, công ty thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc

Năm 1996, công ty liên doanh với công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định Cũng trong năm, công ty đã đưa nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động Tháng 5/1996, công ty thành lập Chi nhánh bán hàng Đà Nẵng, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Trung

Năm 1998, để mở rộng và phát triển việc kinh doanh các sản phẩm Vinamilk tại thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ, công ty thành lập chi nhánh bán hàng Cần Thơ

Trang 34

Năm 2001, công ty khánh thành và đưa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây

đi vào hoạt động

Năm 2003, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng

11 năm 2003 và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty

Năm 2004, công ty mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng

Năm 2005, Vinamilk mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty liên doanh sữa Bình Định, đổi tên Công ty Liên doanh Sữa Bình Định thành Nhà máy sữa Bình Định; đồng thời, khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005

Năm 2006, Vinamilk chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006 Tháng 6, khánh thành Phòng khám An Khang tại TP.Hồ Chí Minh chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe tổng quát tất cả các chuyên khoa Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam được quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử Tháng 11, khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua trang trại bò sữa Tuyên Quang với khoảng 1.400 con bò sữa Trang trại này đi vào hoạt động ngay sau đó

Năm 2007, công ty mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào háng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Lam Sơn

Năm 2008, khánh thành và đưa nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động

Tháng 9, năm 2009, công ty khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An Đây là trang trại bò sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa

Năm 2010, công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 10 triệu USD, bằng 19,3% vốn điều lệ Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và

Trang 35

đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam Đây là dự án xây mới 100% nhà máy sữa bột thứ hai của Công ty Ngoài ra, công ty còn mua 100% cổ phần còn lại tại Công

ty cổ phần sữa Lam Sơn để trở thành Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn; khánh thành và đưa Nhà máy nước giải khát tại Bình Dương đi vào hoạt động

Tháng 6 năm 2012, Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất thương mại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk đã được Forbes Asia vinh danh và trao giải thưởng Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2012 Đây là lần đầu tiên và duy nhất một công ty Việt Nam được Forbes Asia ghi nhận trong danh sách này

Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành công ty mẹ nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này Ngày 06/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công ty mua

cổ phần chi phối (70%) tại Driftwood Dairy Holding Corporation, tại bang California, Mỹ

Ngày 06/01/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư số 667/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc góp vốn 51% với một đối tác nước ngoài để thành lập Công ty Angkor Dairy Products Co., Ltd tại Campuchia Mục tiêu hoạt động là xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm sữa cho thị trường Campuchia Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.Ngày 27/05/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư số 709/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spóstka Z Organiczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan Mục tiêu hoạt động là buôn bán động vật sống, nguyên liệu sản xuất sữa, sữa, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm

và đồ uống

Hiện nay, tập đoàn Vinamilk là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu top 50 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam với doanh thu trên 1,6 tỷ USD Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lọt vào top 100 doanh nghiệp lớn nhất

Trang 36

ASEAN về vốn hóa do tổ chức tín nhiệm quốc tế Standard and Poor’s (S&P’S) bình chọn

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính

Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm

2014 như sau:

- Chế biến, sản xuất và kinh doanh sữa tươi và các sản phẩm từ sữa khác

- Chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi; các hoạt động trồng trọt Trong đó, hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp sữa tươi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa của Công ty

Những sản phẩm của Vinamilk hiện nay gồm có: sữa nước, sữa chua uống tiệt trùng, thức uống cacao lúa mạch, sữa chua uống men sống, sữa chua ăn, sữa bột

và bột dinh dưỡng, sữa đặc, nước giải khát, kem ăn, phô mai, sữa đậu nành

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Vinamilk, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm một Chủ tịch Hội đồng quản trị và bốn thành viên với nhiệm kỳ là năm năm Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Tổng số thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và các cán bộ quản

lý khác trong Công ty Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều

lệ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định

Trang 37

Ban kiểm soát của Vinamilk bao gồm bốn thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của công ty Vinamilk

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý

GĐ điều hành và phát triển vùng nguyên liệu

GĐ điều hành sản xuất và phát triển phần mềm

GĐ điều hành chuỗi cung ứng

GĐ điều hành tài chính

dự

án

GĐ điều hành

Marketing

GĐ điều hành kinh doanh

GĐ điều hành hành chính nhân

sự

GĐ kiểm toán nội bộ

GĐ kiểm soát nội bộ

Trang 38

Ban giám đốc thực hiện tổ chức quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Đứng đầu là Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung, được cố vấn bởi Hội Đồng Quản Trị

Ưu điểm của mô hình này là tạo ra sự năng động, tự chủ trong quá trình kinh doanh, hình thức kinh doanh đa dạng, luôn bám sát và xử lý nhanh chóng, kịp thời những biến động của thị trường Các mệnh lệnh, chỉ thị của Ban Giám Đốc được truyển đạt nhanh đến các đơn vị

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Dựa vào bảng 2.1, ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, doanh thu, lợi nhuận trước thuế của công ty Vinamilk đều có sự tăng trưởng gần như liên tục Chỉ có lợi nhuận có một sự phát triển chậm lại vào năm 2011 và sụt giảm vào năm 2014 trong khi tổng doanh thu tăng liên tục, còn có bước tăng vọt ở năm 2009

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vinamilk (hợp nhất)

giai đoạn 2008 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên Vinamilk qua các năm

Về lợi nhuận, có một tăng trưởng khá đều qua các năm với mức tăng trưởng bình quân của lợi nhuận trước thuế là 37% và lợi nhuận sau thuế là 34% Năm

2009, lợi nhuận tăng đạt tỷ lệ 99% đối với lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng lên 90% so với năm 2008 Trong khi năm 2009 là một năm mà cả nền

Trang 39

kinh tế Việt nam và cả thế giới gặp nhiều biến động thì tình hình kinh doanh của Vinamilk lại càng khởi sắc hơn Tuy nhiên, càng về sau, lợi nhuận không có được mức tăng duy trì ổn định như doanh thu, đặc biệt là từ năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận giảm dần, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt có mức tăng là 16% và 12% Đến năm 2014 thì mức tăng lợi nhuận đã giảm xuống dưới 0 Cụ thể, lợi nhuận trước thuế có tỷ lệ tăng trưởng bằng -5% và lợi nhuận sau thuế là -7% Nguyên nhân chủ yếu được đánhh giá là do tình hình sức mua của nền kinh tế chưa phục hồi cùng với một số biến động về chính sách quản lý trong nước và biến động chính trị thế giới Tuy nhiên, Vinamilk vẫn vượt mức lợi nhuận trước thuế đã được ĐHĐCĐ giao, điều này càng khẳng định Vinamilk có một nội lực phát triển vượt bậc trong ngành sữa nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Ban lãnh đạo của Vinamilk có những đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình biến động kinh tế

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Vinamilk (2008 – 2014)

2008 – 2009 đều là 2 năm khó khăn cho thị trường thế giới nói chung do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do đó, cả lợi nhuận và doanh thu xuất khẩu

Trang 40

đều ở mức thấp, thậm chí là tụt xuống dưới 0 (lợi nhuận tăng nhẹ 6% và doanh thu giảm 1% vào năm 2009 so với cùng kỳ) Tình hình kinh doanh xuất khẩu phụ thuộc lớn vào tình hình kinh tế chính trị của quốc gia nhập khẩu nên việc sụt giảm này cũng là điều dễ hiểu Hệ lụy khủng hoảng kéo dài đến năm 2010 làm lợi nhuận gộp sụt giảm xuống 7% nhưng doanh thu xuất khẩu đã có dấu hiệu khôi phục với mức tăng trưởng đạt 38% Kể từ đây, cả doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu tăng trưởng một cách liên tục và đều đặn Tiêu biểu là năm 2011 có mức tăng trưởng vượt bậc ở

cả doanh thu và lợi nhuận gộp, lần lượt là 67% và 68% so với cùng kỳ 2010 Từ

2012 đến 2014 thì thị trường xuất khẩu giữ mức tăng đều đặn từ 20% đến 40% ở cả doanh thu và lợi nhuận Như vậy, kể từ năm 2011, thời điểm nhà máy Miraka Limited được hoàn thành và đưa vào hoạt động, cũng chính là thời điểm Vinamilk xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu, mặc dù tổng doanh thu

và lợi nhuận của tổng công ty có sự sụt giảm trong tỷ lệ tăng trưởng trong giai đoạn

2013 – 2014 như đã trình bày ở trên, nhưng thị trường xuất khẩu vẫn giữ vững mức tăng trưởng của mình, chứng tỏ thành công được xây dựng một phần dựa vào hiệu quả hoạt động của mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của Vinamilk

2.3.3 Phân tích sự biến động của doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu, khấu hao TSCĐ và TSCĐ dưới ảnh hưởng của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu

Biểu đồ 2.1 tổng hợp kết quả về doanh thu, lợi nhuận, khấu hao TSCĐ và TSCĐ của hàng xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 Trong đó, năm 2012 được lấy mốc là năm hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu bắt đầu đi vào hoạt động Dựa vào biểu đồ 2.1, ta thấy cả 4 số liệu về doanh thu, lợi nhuận, TSCĐ, khấu hao TSCĐ đều biến động khá đồng điệu với nhau Ở hai giai đoạn (từ 2008 đến 2011 và từ 2012 đến 2015) nhìn chung đều có sự tăng trưởng Tuy nhiên, sau khi áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu, tức là quý I từ năm 2012, các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, TSCĐ và khấu hao TSCĐ sự tăng trưởng vượt bậc hơn Song song với đó khi chưa có sự can thiệp chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu (tức là giai đoạn 2008 – 2011), doanh thu, lợi nhuận, TSCĐ và khấu hao TSCĐ có ít biến động và biến động không sâu sắc bằng giai đoạn sau khi

Ngày đăng: 16/12/2015, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh, 2006, Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở Bán công, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng
2. Bộ Công thương, 2015, Định hướng chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công thương, 2015
3. Enrico Camerinelli, 2009, Measuring the Value of the Supply Chain, Gower Publishing, United Kingdom Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring the Value of the Supply Chain
4. Felix T.S. Chan, H.J. Qi, 2003, Feasibility of performance measurement system for supply chain: a process based approach and measures, Integrated Manufacturing Systems, Vol. 14 Iss: 3, pp.179 – 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feasibility of performance measurement system for supply chain: a process based approach and measures
5. Sunil Chopra & Peter Meindl, 2010, Supply chain Management: Strategy, Planning and Operations, Prentice Hall, New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain Management: Strategy, Planning and Operations
6. Công ty chứng khoán Vietcombank, 2015, Báo cáo phân tích Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), ngày 20/11/2015, tr. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)
8. L. David, K. Philip, & L. Edith, 2001, Designing and Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies and Case study, McGraw-Hill Publisher, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Designing and Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies and Case study
9. Nguyễn Thị Đông, 2015, Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp của quốc tế và bài học cho Việt Nam, Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, tháng 4/2015, tr. 34-35-36-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp của quốc tế và bài học cho Việt Nam
10. Ganesan & Harrison, 1995, An Introduction to Supply Chain Management, Department of Management Sciences and Information Systems, 303 Beam Business Building, Penn State University, University Park, PA Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Introduction to Supply Chain Management
12. Michael Hugo, 2003, Essentials of supply chain management, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essentials of supply chain management
13. R. Kalakota & M. Robinson, 2000, E-Business 2.0, Reading, Addison- Wesley Professional, Boston Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-Business 2.0, Reading
14. Nguyen Viet Khoi & Tran Van Dung, 2014, The dairy industry in Vietnam: a value chain approach , International Journal of Managing Value and Supply Chains (IJMVSC) Vol.5, No. 3, September 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The dairy industry in Vietnam: "a value chain approach
15. Douglas M. Lambert, James R. Stock, & Lisa M. Ellram, 1998, Fundamentals of Logistic Management, McGraw-Hill Publishing Co, International edition edition, Boston Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Logistic Management
16. Douglas M. Lambert, Martha C. Cooper, Janus D. Pagh, 1998, Supply Chain Management: Implementation Issues and Research Opportunities, The International Journal of Logistics Management, Vol. 9 Iss: 2, P.1 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply Chain Management: Implementation Issues and Research Opportunities
17. H.L Lee & C.Billington, 1993, The evolution of Supply Chain Management Model and Practice at Hewlett-Packard, Interfaces, 25, P. 25 – 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The evolution of Supply Chain Management Model and Practice
19. GS. TS Bùi Xuân Lưu và PGS. TS Nguyễn Hữu Khải, 2006, Giáo trình kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, tr.9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế Ngoại thương
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
20. Phòng phân tích ngành hàng tiêu dùng Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, 2009, Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, tháng 2/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
23. Jeffrey P. Wincel, 2003, Lean Supply Chain Management – A Handbook for Strategic Procurement, Productivity Press, New YorkTài liệu từ trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lean Supply Chain Management – A Handbook for Strategic Procurement
1. Hà Anh, 3/2/2014, Vinamilk báo lãi 6.472 tỷ đồng, truy cập ngày 17/11/205, <http://vneconomy.vn/chung-khoan/vinamilk-bao-lai-6472-ty-dong-20140203025956285.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vinamilk báo lãi 6.472 tỷ đồng
2. Nguyễn Thế Anh, 19/12/2012, Lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư, Viet Capital Securities, truy cập ngày 20/11/2015,<http://cms.vcsc.com.vn/FileReport/20121225/VNM-20121219-MUA.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w