Tổng quan về xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 27)

1.4.1. Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu, trong lý luận thƣơng mại quốc tế (Bùi Xuân Lƣu, 2006) là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nƣớc ngoài.

Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nƣớc ngoài.

Theo điều 28, mục 1, chƣơng 2 luật thƣơng mại Việt Nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

1.4.2. Đặc điểm xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thƣơng mại quốc tế nên nó cũng có những đặc trƣng của hoạt động thƣơng mại quốc tế và liên quan đến các hoạt động thƣơng mại quốc tế khác nhƣ bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế… Hoạt động xuất khẩu không giống nhƣ hoạt động buôn bán trong nƣớc ở đặc điểm là nó có sự tham gia buôn bán của đối tác nƣớc ngoài, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nƣớc ngoài.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tƣ liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đƣợc diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nƣớc tích lũy từ khoản thu ngoại tệ cho đất nƣớc, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phƣơng tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nƣớc và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu

Trên thị trƣờng thế giới, các quốc gia sẽ vấp phải khó khăn trong việc hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh xa lạ đầy rủi ro, cạnh tranh khốc liệt, và chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, cụ thể nhƣ:

- Chính trị: Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển. Yếu tố này là nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Môi trƣờng chính trị ổn định tạo tâm lí yên tâm, tin tƣởng sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Ngƣợc lại, những khu vực có bất ổn về chính trị sẽ làm cho nhập khẩu của nƣớc đó bị hạn chế nhiều mặt

- Văn hóa: Quốc gia xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trƣờng quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, thị hiếu thói quen mà điều này lại có sự khác biệt ở mỗi quốc gia. Do vậy, hiểu biết về môi trƣờng văn hóa sẽ giúp ích trong việc quốc gia thích ứng đƣợc với thị trƣờng để từ đó có chiến lƣợc đúng đắn trong việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu của mình.

- Luật pháp: Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nƣớc mình, do vậy phải có sự hiểu biết nhất

định về những yếu tố này để tạo hành lang pháp lí an toàn cho hoạt động xuất khẩu của mình

- Kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động tới hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô. Ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bố các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng nhƣ quy mô thị trƣờng. Ở tầm vi mô, các yếu tố kinh tế ảnh hƣởng tới cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp. Các yếu tố giá cả và sự phân bố tài nguyên ở các thị trƣờng khác nhau cũng ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất, phân bổ nguyên vật liệu, vốn, lao động và do đó ảnh hƣởng tới giá cả, chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn có công cụ thuế quan và phi thuế quan mà mỗi quốc gia sử dụng để quản lí hoạt động xuất nhập khẩu. Trên thế giới hiện nay, với xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan từng bƣớc đƣợc loại bỏ. Thay vào đó, nhiều liên minh thuế quan đƣợc hình thành trên cơ sở loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên trong liên minh thuế quan

- Cạnh tranh: Các yếu tố cạnh tranh bao gồm + Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm năg + Sức ép ngƣời cung cấp

+ Sức ép ngƣời tiêu dùng

+ Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế + Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành

- Các yếu tố tỷ giá hối đoái: Trong buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thƣờng là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do vậy, khi đồng tiền làm phƣơng tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại. Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trƣờng thế giới bị giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp. Ngƣợc lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ thì sẽ tăng hoạt động xuất khẩu

- Công nghệ: Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng nhƣ nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Khoa học công nghệ tác động làm tăng hiệu quả của công

tác xuất khẩu doanh nghiệp, thông qua tác động vào các lĩnh vực bƣu chính viễn thông, vận tải hàng hóa, công nghệ ngân hàng… Ví dụ: nhờ sự phát triển của hệ thống bƣu chính viễn thông mà các doanh nghiệp ngoại thƣơng có thể đàm phán với khách hàng qua điện thoại, telex, fax… giảm bớt chi phí đi lại. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt đƣợc những thông tin mới nhất về thị trƣờng. Ngƣợc lại nếu quốc gia không nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất thì sẽ có nguy cơ tụt hậu. Những công nghệ tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng cách giữa các quốc gia đi xa hơn.

1.5. Sự cần thiết phải nghiên cứu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk khẩu tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Quản trị chuỗi cung ứng giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ vào việc tối ƣu hóa quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái đƣợc nhiều thành công từ việc áp dụng quản trị chuỗi cung ứng một cách thích hợp vào mô hình sản xuất của công ty, nhƣng lại có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại, hoặc không thể phát triển quy mô lớn vì một chuỗi cung ứng nghèo nàn, những quyết định sai lầm về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tính toán lƣợng dữ trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo.

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời gian và đúng địa điểm. Mục tiêu lớn nhất của quản trị chuỗi cung ứng là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng mà tiêu tốn ít chi phí nhất.

Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bƣớc khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hƣớng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phƣơng tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hƣớng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, quản trị chuỗi cung ứng sẽ điều

phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất, công việc đòi hỏi tính toán dữ liệu một cách chính xác về hoạt động tại các nhà máy, làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Quản trị chuỗi cung ứng cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ƣu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tƣ và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.

Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng cũng góp phần vào việc phân tích dữ liệu thu thập đƣợc và lƣu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này phục vụ các mục đích liên quan đến sản xuất (nhƣ dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trƣờng…) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói quản trị chuỗi cung ứng là nền tảng của để quản lý và cải tiến chất lƣợng.

Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trƣờng và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lƣợc và khả năng vƣơn xa cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.

Vinamilk là một công ty trong số ít công ty giữ vị trí độc tôn về sản phẩm thuần Việt. Thành công có đƣợc ngày hôm nay không chỉ nhờ một nguồn lực vững mạnh, hỗ trợ từ nhiều phía mà chủ yếu là sự thích nghi kịp thời với thị trƣờng, chiến lƣợc thay đổi, cải tiến không ngừng từ hàng hóa đến dịch vụ công ty mang đến cho ngƣời tiêu dùng. Một trong những đóng góp quan trọng làm nên thành công đó là chuỗi cung ứng tiên tiến, không những cải tiến về mô hình tổng thể, mà còn về ứng dụng IT và những công nghệ hiện đại, tạo nên một thƣơng hiệu Việt rạng danh trên cả thị trƣờng nội địa và nƣớc ngoài.

Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu về mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một điều cần thiết để: thứ nhất, đánh giá lại hệ thống chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của một trong những thƣơng hiệu Việt nổi tiếng, tìm ra ƣu điểm để công ty tiếp tục phát huy

và nhƣợc điểm để công ty khắc phục; thứ hai, giúp những doanh nghiệp khác cùng học hỏi và phát triển quy mô, mở rộng sản xuất để xuất khẩu, đặc biệt là trong thời đại nền kinh tế toàn cầu.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã tổng hợp và trình bày khái niệm chuỗi cung ứng cũng nhƣ quản trị chuỗi cung ứng. So với những khái niệm kinh tế khác thì đây vẫn là những thuật ngữ mới mẻ, đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam mới phát triển tầm 40 năm trở lại đây. Trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn lớn với chuỗi cung ứng và hoạt đông quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, kết hợp nhịp nhàng các bộ phận với nhau để tạo ra thành phẩm có chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng. Ngày nay, việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng đang trở nên ngày càng bức thiết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp, đứng vững trên thị trƣờng. Muốn vậy, công tác đánh giá chuỗi cung ứng của một công ty là công tác cần đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên. Có một số tác giả đã đƣa ra lý thuyết về việc đánh giá hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cũng nhƣ chuỗi cung ứng thông qua những kết quả, báo cao tài chính của công ty, một trong số đó là Enrico Camerinelli. Ông đã xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố có thể chịu ảnh hƣởng từ hoạt động chuỗi cung ứng và những nhân tố đó là số liệu cốt lõi đƣợc trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty. Ngoài ra, chƣơng 1 cũng có bổ sung thêm những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu, các yếu tố chính ảnh hƣởng đến xuất khẩu và sự cần thiết của việc đánh giá quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

2.1.1. Tổng quát

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1976, tiền thân của Vinamilk là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trƣờng Thọ.

Năm 1978, công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên Hòa. Công ty đƣợc chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và Công ty đƣợc đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I.

Năm 1989, nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinh dƣỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam.

Năm 1991, cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chƣơng trình xây dựng vùng nguyên liệu sữa tƣơi. Lần đầu tiên sản phẩm sữa UHT và sữa chua đƣợc giới thiệu tại thị trƣờng Việt Nam.

Năm 1992, xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I đƣợc chính thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ.

Năm 1994, trong chiến lƣợc mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng Miền Bắc Việt Nam, công ty xây dựng Nhà máy sữa Hà Nội. Ngày 7/10/1994, công ty thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc.

Năm 1996, công ty liên doanh với công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định. Cũng trong năm, công ty đã đƣa nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động. Tháng 5/1996, công ty thành lập Chi nhánh bán hàng Đà Nẵng, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.

Năm 1998, để mở rộng và phát triển việc kinh doanh các sản phẩm Vinamilk tại thị trƣờng các tỉnh miền Tây Nam Bộ, công ty thành lập chi nhánh bán hàng Cần Thơ.

Năm 2001, công ty khánh thành và đƣa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào hoạt động.

Năm 2003, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 11 năm 2003 và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.

Năm 2004, công ty mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.

Năm 2005, Vinamilk mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty liên doanh sữa Bình Định, đổi tên Công ty Liên doanh Sữa Bình Định thành Nhà máy sữa Bình Định; đồng thời, khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An vào

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)