Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 61 - 67)

3.1.1.1. Cơ hội

Tiêu thụ sữa bình quân cho một ngƣời trên thế giới là 103,4 lít. Con số này khác nhau ở các khu vực, các nƣớc. Ví dụ ở châu Á là 65,6 lít, châu Âu là 205 lít, châu Đại Dƣơng là 336 lít. Ở Trung Quốc, lƣợng sữa tƣơi bình quân tiêu thụ mỗi ngƣời là 35 lít, Thái Lan là 25 lít (Xuân Thân, 2015). Trong khi đó Việt Nam bình quân mới đạt là 18 lít/ngƣời/năm, trong đó có 6,1 lít sữa tƣơi bằng 34% tổng lƣợng sữa quy đổi tiêu thụ và Vinamilk đáp ứng hơn 50% thị phần sữa tại thị trƣờng Việt Nam (N.V, 2015). Điều này chứng tỏ thị trƣờng xuất khẩu vẫn là một thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng cho Vinamilk nếu biết tận dụng tốt cơ hội và điều chỉnh chiến lƣợc phát triển phù hợp.

Trong năm 2015, tình hình triển khai đàm phán và ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do của Việt Nam với một số đối tác vẫn đang đƣợc xúc tiến và hoàn thiện.

Trong tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã ký Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với Hàn Quốc (ngày 5/5) và FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu (ngày 29/5) gồm các nƣớc Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Đồng thời, cùng với việc chuẩn bị tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm nay, chúng ta đang tích cực đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu (EU) để tiến tới ký kết trong năm nay. FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu gồm các nƣớc Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan đã đƣợc các bên ký kết ngày 29/5/2015. Hiệp định thƣơng mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu là hiệp định dành cho Việt Nam nhiều ƣu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh nhƣ nông sản, thủy sản, dệt may, da giầy. Ngoài ra đồ gỗ và mộtsố sản phẩm chế biến cũng dành đƣợc ƣu đãi đáng kể. Hơn 80% hàng hóa của Việt Nam xuất vào ba nƣớc thuộc liên minh sẽ đƣợc miễn thuế. Các mặt hàng tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội xuất tốt do các nƣớc này

không tập trung nhiều vào công nghiệp hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó các tiêu chuẩn và ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng này cũng không thuộc nhóm quá khó tính.Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ đƣợc thành lập vào cuối năm 2015, hình thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN. Sau khi chính thức tham gia, các nền kinh tế trong ASEAN sẽ phải mở cửa ở mức độ rất cao. Rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ từng bƣớc bị xóa bỏ. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế tại các thị trƣờng nhƣ Campuchia, Lào và Myanmar về giá cả và chất lƣợng

Việc đàm phán, ký kết và thực hiện các FTA có ý nghĩa rất quan trọng giúp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại các thị trƣờng xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trƣờng phát triển, quy mô lớn và nhiều tiềm năng mà chúng ta đã và đang tích cực đàm phán, ký kết FTA. Nhờ các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn khi tiếp cận thị trƣờng các đối tác FTA. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc đƣợc tiếp cận thị trƣờng một cách tự do và đƣợc bảo hộ, tạo ra lợi thế quan trọng giúp các DN Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ khác. Đồng thời, môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định với độ mở cao, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các dự án hợp tác, đầu tƣ giữa các DN với Việt Nam với các đối tác nƣớc ngoài, qua đó, tăng cƣờng năng lực sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị ở phạm vi khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu chiến lƣợc, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững với hiệu quả cao cho các DN và nền kinh tế của chúng ta.

Một trong những sự kiện về kinh tế quan trọng nữa, là bƣớc ngoặt cho nền kinh tế của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đó là việc hiệp định TPP, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng, đƣợc chính thức ký kết vào ngày 5/10/2015. Đây đƣợc đánh giá là một hiệp định của thế kỷ 21 (ThS. Nguyễn Thị Hải Thu, 2015). TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng), là một hiệp định, thỏa thuận thƣơng mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New

Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. TPP là điển hình của hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Ngoài các nội dung truyền thống nhƣ thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ hay đầu tƣ, TPP còn đƣa ra các cam kết về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trƣờng và nhiều vấn đề có tính thể chế khác. TPP sẽ tác động mạnh đến doanh nghiệp và sau đó là nông dân và ngành nông nghiệp với những ảnh hƣởng sâu rộng khó có thể lƣờng hết đƣợc. Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nƣớc thành viên. Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lƣợng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Hiện nay, Vinamilk đang duy trì nguồn nguyên liệu nhập khẩu đặc biệt từ Australia và New Zealand, hai quốc gia cũng thuộc TPP. Việc này đồng nghĩa rằng Vinamilk có cơ hội nhập khẩu thức ăn và giống tốt với thuế nhập khẩu về 0%. Việc này giúp giảm chi phí sản xuất và phần nào tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu. Những rào cản thuế quan cũng sẽ đƣợc dần dần gỡ bỏ giữa các nƣớc thành viên trong TPP, vì vậy, Vinamilk có thể tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng của mình ở đây. Giá thành phẩm của hàng hóa xuất khẩu đƣợc giảm nhờ giảm chi phí sản xuất và miễn thuế nhập khẩu sẽ là động lực góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk trên thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc biệt là các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ. Ngày 1/7/2013, Vinamilk vừa đƣợc FDA (Cục Dƣợc phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận đƣợc xuất hàng vào Mỹ. Vinamilk có thể xuất hàng vào Mỹ bất cứ lúc nào và FDA có thể thanh tra đột xuất và ngẫu nhiên các cơ sở của Vinamilk, không chỉ chứng tỏ Vinamilk đã sẵn sàng đƣa sản phẩm của mình vào thị trƣờng Hoa Kỳ, mà còn cho thấy Vinamilk hoàn toàn tự tin vào chất lƣợng sản phẩm của mình và sẵn sàng cho việc thanh tra của FDA.

Trong khi tình hình thị trƣờng xuất khẩu có những khả quan để phát triển nhƣ vậy thì việc nắm giữ vị thế trên thị trƣờng nội địa cũng sẽ là một cơ sở vững chắc, hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế. Mức sống của ngƣời dân Việt Nam hiện nay đang dần đƣợc cải thiện nên ý thức về dinh dƣỡng cũng đƣợc nâng cao. Trong đó, sữa đƣợc xem là khẩu phần bổ sung thiết yếu, vì vậy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này ngày một tăng. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng cũng

hƣớng tới sản phẩm có chất lƣợng cao, mở ra một tiềm năng phát triển quy mô cho các doanh nghiệp sữa tại thị trƣờng nội địa. Hơn nữa, mặc dù sữa và các sản phẩm từ sữa của doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ ồ ạt vào thị trƣờng Việt Nam khi hàng loạt các hiệp định thƣơng mại khu vực và giữa các nƣớc đƣợc ký kết với nhau, song các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng có một bất lợi lớn so với doanh nghiệp trong nƣớc, đó là vận chuyển và bảo quản. Doanh nghiệp sữa Việt Nam, nếu hoàn thiện chuỗi cung ứng và mạng lƣới phân phối, sẽ giữ vững đƣợc thị phần của mình trên thị trƣờng nƣớc nhà. Ngoài ra, nếu đánh vào thị trƣờng sản phẩm giá bình dân thì sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nƣớc hơn. Tóm lại, với những thuận lợi và cơ hội để tiếp tục giữ vững và phát triển tình hình hoạt động kinh doanh tại thị trƣờng nội địa, Vinamilk sẽ có đủ nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu và mở rộng kinh doanh ra thị trƣờng thế giới.

Một trong những thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng xuất khẩu cho Việt Nam là Hoa Kỳ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà dự báo kinh tế thế giới đều đƣa ra những dự báo khả quan cho nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2015. Nền kinh tế này đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng khoảng 2,5-3% trong năm 2015, trung bình khoảng 3% cho giai đoạn 2013–2016. Nhu cầu của thị trƣờng nội địa, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng sẽ mạnh lên trong năm 2015. (Bộ Công Thƣơng, 2015). Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nƣớc xuất khẩu nhiều nhất vào thị trƣờng Hoa Kỳ và hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trƣờng này đều nằm trong nhóm các mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu dƣơng. Với bản chất là một nền kinh tế nhập siêu và luôn nhập siêu từ Việt Nam, sang năm 2015 thị trƣờng này dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định với hàng hóa của Việt Nam. Ngoài ra các thị trƣờng nhƣ Nga và các nƣớc Đông Âu; khu vực các quốc gia Trung Đông, các Tiểu vƣơng quốc Ả -rập Thống nhất và châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, tính từ năm 2008 đến 2014 thì số lƣợng bò sữa cả nƣớc đã tăng lên gấp đôi, chất lƣợng giống đƣợc cải thiện, sữa tƣơi đảm bảo an toàn thực phẩm và đang chiếm đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng. Năng suất sữa bò ngày càng tăng và cao hơn các nƣớc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Đặc biệt đã

xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả là có sự gắn kết giữa hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sữa.

3.1.1.1. Thách thức

Thứ nhất, việc các hiệp định thƣơng mại đƣợc ký kết, mở rộng cửa ngõ thông quan xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam nói chung và sản phẩm của Vinamilk nói riêng cũng tạo ra không ít thách thức cho Vinamilk. Cần đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng tại các thị trƣờng khó tính. Những yêu cầu này không chỉ đến từ rào cản kỹ thuật của nƣớc nhập khẩu mà còn là thị hiếu của ngƣời tiêu dùng bản địa. Không những phải đáp ứng về khẩu vị mà còn hàm lƣợng dinh dƣỡng, chất lƣợng sản phẩm,… thì mới có cơ hội cạnh tranh với hàng loạt các doanh nghiệp từ các nƣớc khác và của chính nƣớc đó đã đứng vững trên thị trƣờng. Rào cản về mặt chi phí cũng cần đƣợc xét đến. Xuất khẩu đòi hỏi công ty phải bỏ ra đáng kể chi phí cho vận chuyển, bảo quản và phân phối để hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng với đúng chất lƣợng, đúng thời gian. Tối thiểu hóa chi phí luôn là vấn đề then chốt để tạo nên một kết quả kinh doanh tích cực. Kí kết hiệp định thƣơng mại nói chung và TPP nói riêng sẽ giúp giảm chi phí về rào cản thuế quan, nhƣng doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu để giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Thứ hai, rủi ro chủ yếu đến từ thị trƣờng xuất khẩu với sự ảnh hƣởng của tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực, nhất là khu vực Trung Đông, một trong những thị trƣờng xuất khẩu chính của Vinamilk. Báo cáo thƣờng niên 2014 Vinamilk đã tổng kết thị trƣờng xuất khẩu đang bị thu hẹp đã làm ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả doanh thu.

Mặt khác, từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tâm lý “sính ngoại” của ngƣời Việt cũng tác động tiêu cực đến số lƣợng tiêu thụ các sản phẩm

sữa Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa trong nƣớc chỉ chiếm 30% thị phần nội địa.

Vấn đề chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hƣởng lớn đến tâm lý ngƣời tiêu dùng. Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểm định chất lƣợng sữa lỏng lẻo, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn đƣợc bày bán một cách công khai. Vụ việc nhƣ sữa có Melamine, sữa có chất lƣợng thấp hơn so với công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh hƣởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa.

Thống kê sơ bộ cho thấy, có khoảng 24.000 hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi phục vụ ngành sữa. Đây là một lực lƣợng rất quan trọng giúp ngành sữa Việt Nam phát triển bền vững. Bởi chăn nuôi hộ gia đình quy mô vừa phải sẽ đỡ phải chịu áp lực về môi trƣờng nhƣ các trang trại quy mô tập trung quá lớn. Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, nếu không phát triển chăn nuôi hộ gia đình mà chỉ tập trung vào phát triển trang trại quy mô lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn: thiếu đất đai, nông dân mất đất sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống mƣu sinh, năng suất, bệnh tật và nhất là vấn đề môi trƣờng.

Ngoài ra, thách thức từ thị trƣờng trong nƣớc cũng sẽ ít nhiều ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của Vinamilk. Về vĩ mô, việc áp dụng quy định về trần giá sữa đã tạo ra nhiều tác động bất lợi đến ngành sữa trong nƣớc. Kể từ ngày 1/6/2014, 25 nhãn sữa đã phải niêm yết mức giá bán theo quy định của Bộ Tài chính. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, doanh số các mặt hàng sữa bột dƣới 6 tuổi bị trừ từ 30% - 33%, sản phẩm càng bán càng lỗ (Xuân Thân, 2015). Sau khi quyết định 1079/QĐ-BTC do Bộ Tài chính về áp giá trần cho sữa hết hiệu lực vào ngày 1/6/2015, Chính phủ đã có nghị quyết 33/NQ-CP thống nhất chủ trƣơng tiếp tục thực hiện quản lý giá tối đa (giá trần) đối với sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dƣới 6 tuổi trong thời hạn từ ngày 1/6/2015 đến ngày 31/12/2016. Nhƣ vậy, các mặt hàng sữa bột cho trẻ em dƣới 6 tuổi sẽ tiếp tục đƣợc áp giá trần đến hết năm 2016. Nhƣ vậy tất cả doanh nghiệp sữa nói chung và Vinamilk nói riêng đều sẽ gặp khó khắn lớn trong việc phát triển thị trƣờng nội địa. Áp giá trần sữa là một giải pháp bình ổn giá, về lý thuyết nhằm để giúp ngƣời dân dễ tiếp cận hàng hóa hơn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sữa thì phản ánh, doanh số và lợi nhuận đã bị sụt giảm nghiêm trọng vì bị áp giá trần. Về quy mô trong công ty, sự kiện đáng lƣu ý đó là SCIC, tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, đang nắm giữ 45,1% vốn Vinamilk (M.Hà, 2015) sẽ rút toàn bộ vốn khỏi Nhà nƣớc tại công ty Vinamilk. Đây là bƣớc đi nằm trong kế hoạch chủ trƣơng của Nhà nƣớc nhằm tạo ra một chỗ trống mà ở đó dòng tiền từ NĐT nƣớc ngoài có cơ hội tiếp cận DN tốt và tiềm năng. Các doanh nghiệp từ đây sẽ phải tự nâng cao nội lực của mình, nâng cao năng lực phát triển tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, cạnh tranh toàn diện. Thách thức đƣợc đặt ra nhƣng đồng thời cũng là cơ hội để Vinamilk hoàn thiện mình hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 61 - 67)