khẩu tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Quản trị chuỗi cung ứng giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ vào việc tối ƣu hóa quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái đƣợc nhiều thành công từ việc áp dụng quản trị chuỗi cung ứng một cách thích hợp vào mô hình sản xuất của công ty, nhƣng lại có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại, hoặc không thể phát triển quy mô lớn vì một chuỗi cung ứng nghèo nàn, những quyết định sai lầm về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tính toán lƣợng dữ trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời gian và đúng địa điểm. Mục tiêu lớn nhất của quản trị chuỗi cung ứng là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng mà tiêu tốn ít chi phí nhất.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bƣớc khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hƣớng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phƣơng tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hƣớng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, quản trị chuỗi cung ứng sẽ điều
phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất, công việc đòi hỏi tính toán dữ liệu một cách chính xác về hoạt động tại các nhà máy, làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Quản trị chuỗi cung ứng cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ƣu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tƣ và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng cũng góp phần vào việc phân tích dữ liệu thu thập đƣợc và lƣu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này phục vụ các mục đích liên quan đến sản xuất (nhƣ dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trƣờng…) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói quản trị chuỗi cung ứng là nền tảng của để quản lý và cải tiến chất lƣợng.
Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trƣờng và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lƣợc và khả năng vƣơn xa cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.
Vinamilk là một công ty trong số ít công ty giữ vị trí độc tôn về sản phẩm thuần Việt. Thành công có đƣợc ngày hôm nay không chỉ nhờ một nguồn lực vững mạnh, hỗ trợ từ nhiều phía mà chủ yếu là sự thích nghi kịp thời với thị trƣờng, chiến lƣợc thay đổi, cải tiến không ngừng từ hàng hóa đến dịch vụ công ty mang đến cho ngƣời tiêu dùng. Một trong những đóng góp quan trọng làm nên thành công đó là chuỗi cung ứng tiên tiến, không những cải tiến về mô hình tổng thể, mà còn về ứng dụng IT và những công nghệ hiện đại, tạo nên một thƣơng hiệu Việt rạng danh trên cả thị trƣờng nội địa và nƣớc ngoài.
Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu về mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một điều cần thiết để: thứ nhất, đánh giá lại hệ thống chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của một trong những thƣơng hiệu Việt nổi tiếng, tìm ra ƣu điểm để công ty tiếp tục phát huy
và nhƣợc điểm để công ty khắc phục; thứ hai, giúp những doanh nghiệp khác cùng học hỏi và phát triển quy mô, mở rộng sản xuất để xuất khẩu, đặc biệt là trong thời đại nền kinh tế toàn cầu.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã tổng hợp và trình bày khái niệm chuỗi cung ứng cũng nhƣ quản trị chuỗi cung ứng. So với những khái niệm kinh tế khác thì đây vẫn là những thuật ngữ mới mẻ, đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam mới phát triển tầm 40 năm trở lại đây. Trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn lớn với chuỗi cung ứng và hoạt đông quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, kết hợp nhịp nhàng các bộ phận với nhau để tạo ra thành phẩm có chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng. Ngày nay, việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng đang trở nên ngày càng bức thiết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp, đứng vững trên thị trƣờng. Muốn vậy, công tác đánh giá chuỗi cung ứng của một công ty là công tác cần đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên. Có một số tác giả đã đƣa ra lý thuyết về việc đánh giá hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cũng nhƣ chuỗi cung ứng thông qua những kết quả, báo cao tài chính của công ty, một trong số đó là Enrico Camerinelli. Ông đã xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố có thể chịu ảnh hƣởng từ hoạt động chuỗi cung ứng và những nhân tố đó là số liệu cốt lõi đƣợc trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty. Ngoài ra, chƣơng 1 cũng có bổ sung thêm những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu, các yếu tố chính ảnh hƣởng đến xuất khẩu và sự cần thiết của việc đánh giá quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
2.1.1. Tổng quát
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1976, tiền thân của Vinamilk là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trƣờng Thọ.
Năm 1978, công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên Hòa. Công ty đƣợc chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và Công ty đƣợc đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I.
Năm 1989, nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinh dƣỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam.
Năm 1991, cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chƣơng trình xây dựng vùng nguyên liệu sữa tƣơi. Lần đầu tiên sản phẩm sữa UHT và sữa chua đƣợc giới thiệu tại thị trƣờng Việt Nam.
Năm 1992, xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I đƣợc chính thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1994, trong chiến lƣợc mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng Miền Bắc Việt Nam, công ty xây dựng Nhà máy sữa Hà Nội. Ngày 7/10/1994, công ty thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc.
Năm 1996, công ty liên doanh với công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định. Cũng trong năm, công ty đã đƣa nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động. Tháng 5/1996, công ty thành lập Chi nhánh bán hàng Đà Nẵng, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
Năm 1998, để mở rộng và phát triển việc kinh doanh các sản phẩm Vinamilk tại thị trƣờng các tỉnh miền Tây Nam Bộ, công ty thành lập chi nhánh bán hàng Cần Thơ.
Năm 2001, công ty khánh thành và đƣa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào hoạt động.
Năm 2003, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 11 năm 2003 và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
Năm 2004, công ty mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
Năm 2005, Vinamilk mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty liên doanh sữa Bình Định, đổi tên Công ty Liên doanh Sữa Bình Định thành Nhà máy sữa Bình Định; đồng thời, khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005.
Năm 2006, Vinamilk chính thức giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006. Tháng 6, khánh thành Phòng khám An Khang tại TP.Hồ Chí Minh chuyên cung cấp các dịch vụ tƣ vấn dinh dƣỡng, tƣ vấn nhi khoa và khám sức khỏe tổng quát tất cả các chuyên khoa. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam đƣợc quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Tháng 11, khởi động chƣơng trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua trang trại bò sữa Tuyên Quang với khoảng 1.400 con bò sữa. Trang trại này đi vào hoạt động ngay sau đó.
Năm 2007, công ty mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào háng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Lam Sơn.
Năm 2008, khánh thành và đƣa nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động.
Tháng 9, năm 2009, công ty khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An. Đây là trang trại bò sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa.
Năm 2010, công ty thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 10 triệu USD, bằng 19,3% vốn điều lệ. Nhận chuyển nhƣợng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và
đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam. Đây là dự án xây mới 100% nhà máy sữa bột thứ hai của Công ty. Ngoài ra, công ty còn mua 100% cổ phần còn lại tại Công ty cổ phần sữa Lam Sơn để trở thành Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn; khánh thành và đƣa Nhà máy nƣớc giải khát tại Bình Dƣơng đi vào hoạt động.
Tháng 6 năm 2012, Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất thƣơng mại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk đã đƣợc Forbes Asia vinh danh và trao giải thƣởng Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2012. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một công ty Việt Nam đƣợc Forbes Asia ghi nhận trong danh sách này.
Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành công ty mẹ nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này. Ngày 06/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp giấy chứng nhận đầu tƣ số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công ty mua cổ phần chi phối (70%) tại Driftwood Dairy Holding Corporation, tại bang California, Mỹ.
Ngày 06/01/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp giấy chứng nhận đầu tƣ số 667/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc góp vốn 51% với một đối tác nƣớc ngoài để thành lập Công ty Angkor Dairy Products Co., Ltd tại Campuchia. Mục tiêu hoạt động là xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm sữa cho thị trƣờng Campuchia. Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.Ngày 27/05/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp giấy chứng nhận đầu tƣ số 709/BKHĐT- ĐTRNN cho Công ty về việc góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spóstka Z Organiczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan. Mục tiêu hoạt động là buôn bán động vật sống, nguyên liệu sản xuất sữa, sữa, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm và đồ uống.
Hiện nay, tập đoàn Vinamilk là tập đoàn dinh dƣỡng hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu top 50 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam với doanh thu trên 1,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lọt vào top 100 doanh nghiệp lớn nhất
ASEAN về vốn hóa do tổ chức tín nhiệm quốc tế Standard and Poor’s (S&P’S) bình chọn.
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính
Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm 2014 nhƣ sau:
- Chế biến, sản xuất và kinh doanh sữa tƣơi và các sản phẩm từ sữa khác.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi; các hoạt động trồng trọt. Trong đó, hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp sữa tƣơi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa của Công ty.
Những sản phẩm của Vinamilk hiện nay gồm có: sữa nƣớc, sữa chua uống tiệt trùng, thức uống cacao lúa mạch, sữa chua uống men sống, sữa chua ăn, sữa bột và bột dinh dƣỡng, sữa đặc, nƣớc giải khát, kem ăn, phô mai, sữa đậu nành.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hƣớng phát triển, quyết định các phƣơng án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Vinamilk, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm một Chủ tịch Hội đồng quản trị và bốn thành viên với nhiệm kỳ là năm năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và các cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban kiểm soát của Vinamilk bao gồm bốn thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên 2014 của công ty Vinamilk Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý
Sơ đồ 2.1. GĐ công nghệ thông tin GĐ đối ngoại GĐ phát triển ngành hàng GĐ