Nghiên cứu và học hỏi bài học từ chuỗi cung ứng sữa xuất khẩu của New

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 69 - 74)

Zealand

Nhằm phát triển thị trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ cải cách lại quy trình quản trị chuỗi cung ứng, Vinamilk cần học hỏi thêm những chuỗi cung ứng sữa tiên tiến nhất thế giới, tiêu biểu là New Zealand, quốc gia đƣợc xem là xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa lớn nhất thế giới. Mặc dù quốc gia này chỉ chiếm 2% sản lƣợng sữa toàn cầu nhƣng lại xuất khẩu hơn 95% sản lƣợng sữa đƣợc sản xuất ra (Nguyễn Thị Đông, 2015), điều này hoàn toàn trái ngƣợc với xu hƣớng chung trên thế giới là trên 95% sản lƣợng sữa đƣợc tiêu dùng trong nƣớc). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa tăng trƣởng đều trong suốt 30 năm qua, năm 2012 đạt khoảng 11,4 tỷ USD, tƣơng đƣơng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và chiếm khoảng 34% thƣơng mại sữa toàn cầu (Hội nghị Liên hiệp quốc về thƣơng mại và phát triển, 2013) và là nƣớc có doanh thu cao nhất về xuất khẩu sữa trên thế giới nhờ hƣơng vị thơm ngon, mang đặc trƣng tự nhiên; sản phẩm sạch, chất lƣợng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe; đƣợc sản xuất dƣới các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và an toàn. Khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu sữa của New Zealand là những sản phẩm giá trị gia tăng.

Chuỗi cung ứng sữa của New Zealand là một ví dụ tốt nhất cho ngành công nghiệp cung cấp sản phẩm cho toàn cầu theo chiều dọc. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng gồm các trang trại chăn nuôi bò sữa, công ty sản xuất và chế biến sữa và thị trƣờng xuất khẩu (Sơ đồ 3.1).

Các trang trại chăn nuôi bò sữa của New Zealand tập trung chủ yếu ở Đảo Bắc với hƣơn 61% số trang trại, trong đó 28% nằm ở vùng Waikatao, 11% ở Taranaki, 9% ở Lower North Island, 7% ở Bay of plenty và 6% ở Northland. Các trang trại sữa ở Đảo Nam chỉ chiếm 39% lƣợng trang trại của cả nƣớc, trong đó vùng Marlborough-Canterbury chiếm 18%, Otago-Southland 17% và West Coast- Tasman chỉ có 4%. Theo số liệu thống kê năm 2012, ở New Zealand có khoảng 6,4

triệu con bò sữa, trong đó có 4,6 triệu con bò vắt sữa hàng ngày cho 1 tỷ lít sữa/năm trong khi so với số dân của New Zealand chỉ là gần 4,5 triệu ngƣời. Hơn 90% các trang trại bò sữa đƣợc sở hữu bởi hộ gia đình chứ không phải là các công ty sản xuất và chế biến sữa.

Sơ đồ 3.1. Chuỗi cung ứng sữa của New Zealand

Nguồn: Thống kê New Zealand Công ty sản xuất và chế biến sữa: Do quá trình tập trung hóa trong ngành sữa, đã có sự giảm sút đáng kể về số lƣợng các công ty sản xuất và chế biến sữa ở New Zealand, từ chỗ có 36 công ty vào năm 1983 nay chỉ còn 7 công ty chính. Trong đó, có 3 công ty thống lĩnh thị trƣờng là Fonterra, Tatua và Westland và 4 công ty lớn khác bao gồm Open Country, Synlait, New Zealand và Goodman Fielder.

Fonterra là công ty sản xuất và chế biến sữa lớn nhất của New Zealand, đƣợc thành lập năm 2001 trên cơ sở cải cách ngành sữa nhằm tạo ra một liên minh thống nhất, hiệu quả và tập trung để giúp New Zealand cạnh tranh thành công trên phạm vi toàn cầu. Fonterra ra đời bởi sự sát nhập của 2 công ty cung cấp sữa lớn nhất New Zealand lúc bấy giờ (Công ty sữa New Zealand và Công ty Sữa Kiwi) với hội đồng sữa New Zealand. Kể từ khi thành lập, Fonterra đã có sự phát triển vƣợt bậc với khoảng 20.000 nhân viên làm việc tại 40 quốc gia và hơn một nửa số đó là ở

bên ngoài New Zealand. Hiện Fonterra cung cấp hơn 1,8 triệu tấn sản phẩm cho khách hàng thuộc hơn 140 quốc gia mỗi năm

Thị trƣờng xuất khẩu vô cùng rộng lớn. Các sản phẩm sữa của New Zealand đƣợc bán ra trên toàn thế giới với thị trƣờng xuất khẩu chính bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Malaysia, Úc, Philippines, Đài Loan, Singapore, Bỉ, Venezuela và Ả rập Saudi. Trong đó, châu Âu là thị trƣờng quan trọng nhất đối với sản phẩm bơ, Mỹ là casein (một loại sữa có bổ sung protein), Nhật Bản là pho mát và châu Á là sữa và kem sữa. Thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm sữa của New Zealand đã có sự dịch chuyển đáng kể trong 20 năm qua. Nếu nhƣ năm 1992, Anh là thị trƣờng lớn nhất thì đến năm 2012, thị trƣờng này chỉ chiếm 0,3% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Trung Quốc từ một thị trƣờng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ năm 1992 đã vƣơn lên vị trí dẫn đầu với 23% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012.

Ngành công nghiệp sữa của New Zealand đạt đƣợc sự thành công lớn nhƣ vậy bởi một số yếu tố quan trọng bao gồm: điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất cỏ và chăn nuôi bò sữa; hệ thống sản xuất, chế biến quy mô lớn và đƣợc kiểm soát từ đầu nguồn; mức đầu tƣ cao cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; sự đa dạng hóa cả về sản phẩm cũng nhƣ về thị trƣờng xuất khẩu; chính sách marketing sáng tạo…

Về nguồn cung ứng, New Zealand biết khai thác tối đa điều kiện thuận lợi của tự nhiên để phát triển. Hiện nay chỉ có 10% số bò sữa trên thế giới đƣợc chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ, còn lại hầu hết đều sống trong hệ thống chuồng trại. Tuy nhiên, tại New Zealand có trên một nửa diện tích đất là đồng cỏ và đất trồng trọt. Đồng thời, New Zealand lại có khí hậu ôn hòa, đƣợc hƣởng nhiều ánh sáng, gió và mƣa để cỏ phát triên quanh năm và phù hợp để chăn thả bò sữa ở bên ngoài trong tất cả các mùa. Điều này có nghĩa chi phí cho ăn và chăm sóc cho bò sữa ở New Zealand là thấp hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Đây là một thuận lợi rất lơn giúp cho sản phẩm sữa của New Zealand có đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Về sản xuất, hệ thống sản xuất và chế biến quy mô lớn, đƣợc kiểm soát từ đầu nguồn. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô đƣợc khai thác ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng sữa của New Zealand. Ở các trang trại chăn nuôi bò sữa, kích thƣớc trung bình đàn năm 2010 là 376 con bò, từ đó giúp các trang trại chăn nuôi có thể hoạt động hiệu quả và hạn chế sự biến động của giá sữa. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng sữa của New Zealand đã phát triển đƣợc mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty chế biến sữa với các trang trại chăn nuôi bò sữa của nông dân, giúp kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm sữa từ đầu nguồn cung ứng. Mối liên kết chặt chẽ này đƣợc xây dựng trên cơ sở lợi ích mà ngƣời nông dân thu đƣợc tƣơng đối lớn, thể hiện qua thu nhập mà họ đƣợc phân phối và đa phần ngƣời nông dân ở các trang trại gia đình này thƣờng là những ngƣời khá giàu có trong xã hội New Zealand.

Hơn nữa, New Zealand cũng đầu tƣ mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Việc đầu tƣ mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thông qua sự phối hợp giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu và các công ty sản xuất sữa đã giúp cho New Zealand có thể tạo ra đƣợc những sản phẩm đặc thù có chất lƣợng cao và khả năng cạnh tranh lớn trên thị trƣờng.

Hiện nay, New Zealand sản xuất hơn 100 loại sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm sữa của New Zealand rất đa dạng, từ các sản phẩm sữa cơ bản có chất lƣợng cao nhƣ sữa bột, bơ, pho mát cho đến các sản phẩm đặc biệt nhƣ protein sữa làm khô bằng công nghệ phun, các protein có hoạt tính sinh học cao đƣợc làm lạnh và ƣớp khô… Việc phát triển các loại thực phẩm chức năng nhƣ sữa gầy, giàu canxi, giàu protein, sữa hữu cơ và các sản phẩm hóa sinh, y sinh cũng nhƣ các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ sữa non cũng là một hƣớng đi ngày càng rõ rệt của ngành sữa nƣớc này.

Về thị trƣờng xuất khẩu, ban đầu sữa New Zealand sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và dần dần xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc Anh. Khi công nghệ làm lạnh phát triển, Vƣơng quốc Anh là thị trƣờng xuất khẩu lớn cho các sản phẩm sữa New Zealand. Tuy nhiên, các mối đe dọa ngày càng tăng do các rào cản thƣơng mại từ thị trƣờng EU đã thúc đẩy ngành công nghiệp sữa của New Zealand

khám phá khu vực Đông Nam với tốc độ tăng trƣởng liên tục trong các dòng sữa bột hoàn nguyên và sữa bột trong sản phẩm tiêu dùng.

Và cuối cùng, New Zealand có một chính sách marketing xuất khẩu sáng tạo và hiệu quả. Các sản phẩm sữa của New Zealand đƣợc quảng cáo trên toàn thế giới với các thƣơng hiệu đặc biệt nhƣ Fernleaf, Anchor, Kapiti, Anlend… New Zealand cũng thành lập Ủy ban sữa và thông qua các công ty con cũng nhƣ 80 công ty liên doanh đƣợc thành lập tại 30 quốc gia của Ủy ban này để tiếp thị sản phẩm cho hơn 100 quốc gia, phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với thị trƣờng và khách hàng.

Học hỏi từ chuỗi cung ứng sữa của New Zealand, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu cho Vinamilk ở rất nhiều lĩnh vực.

Công ty sản xuất và chế biến sữa, điển hình là Fonterra đã xây dựng một nguồn nhân lực và vật lực hùng hậu với khoảng 20.000 ngàn nhân viên làm việc tại 40 quốc gia nƣớc ngoài để có thể cung cấp 1,8 triệu tấn sản phẩm cho khách hàng từ 140 quốc gia mỗi năm. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô đƣợc khai thác ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng sữa của New Zealand. Hệ thống sản xuất, chế biến quy mô lớn và đƣợc kiểm soát từ đầu nguồn.

Sự đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, chuyên biệt hóa sản phẩm xuất khẩu đối với từng thị trƣờng, nhƣ thị trƣờng châu Âu là sản phẩm bơ, Nhật Bản là pho mát, châu Á là sữa và kem sữa. Ngoài ra còn có sự chuyển dịch thị trƣờng, năm 1992 thì Anh là thị trƣờng lớn nhất nhƣng đến năm 2012 là thị trƣờng Trung Quốc, chứng tỏ công ty bắt kịp với xu hƣớng phát triển của thế giới và tìm kiếm thị trƣờng tiềm năng riêng cho mình

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng không thể phủ nhận để giúp ngành sữa New Zealand giảm chi phí đầu vào, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chất lƣợng của nguồn sữa đƣợc kiểm định chặt chẽ từ khâu thu mua và sản xuất dƣới các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và an toàn. Bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm là sự phối hợp giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu và các công ty sản xuất sữa cũng đóng góp một phần quan trọng để đƣa ra những sản phẩm có hƣơng vị thơm ngon và mang đặc trƣng tự nhiên riêng.

Chuỗi cung ứng sữa của New Zealand đã phát triển đƣợc mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty chế biến sữa với các trang trại chăn nuôi bò sữa của nông dân. Mối liên kết chặt chẽ này đƣợc xây dựng trên cơ sở lợi ích đôi bên, đủ và hài hòa trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Ngƣời nông dân thu đƣợc một khoản thu nhập khá lớn giúp họ tiếp tục gắn kết với công ty sản xuất và chế biến.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 69 - 74)