ứng hàng xuất khẩu công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Những vấn đề chính cần đƣợc giải quyết đó là: đối với khâu quản trị nguồn cung ứng, Vinamilk vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nguyên liệu nhập khẩu trong khi giá của những nguyên liệu này biến động ngày càng tăng. Đối với khâu quản trị chuỗi cung ứng nội bộ, công ty cần khắc phục quy trình vay vốn để sản xuất và phục vụ các hoạt động phi sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn, cải thiện công tác dự báo cầu đối với những thị trƣờng xuất khẩu nhiều biến động. Đối với khâu quản trị quan hệ khách hàng, bên cạnh việc đƣa ra giải pháp cải thiện xúc tiến bán hàng, Vinamilk cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trƣờng và khách hàng mới.
Về tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào, Vinamilk cần tiếp tục đầu tƣ để nội địa hóa nguồn nguyên vật liệu để sản xuất và chế biến để tránh phải chịu tác động từ việc giá nguyên liệu sản xuất biến động tăng cao. Để có thể chủ động trong sản xuất và giảm chi phí, giá thành sản phẩm, Vinamilk cần tập trung đầu tƣ trang trại bò sữa của công ty lẫn thu mua từ ngƣời nông dân trong nƣớc.
Các trang trại bò sữa ngoài việc mở rộng quy mô còn phải nâng cao đƣợc chất lƣợng con giống; nâng cao chất lƣợng sản phẩm sữa tƣơi bằng việc đầu tƣ trang trại cỏ, nâng cấp hệ thống trang trại; phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn quốc tế, vừa tạo uy tín và hình ảnh đẹp cho thƣơng hiệu, vừa giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trƣờng quốc tế. Để hƣớng đến mục tiêu xây dựng một chuỗi cung ứng tích hợp dọc của công ty, cần xây dựng nguồn nguyên liệu sữa từ các trang trại của công ty từng bƣớc trở thành nguồn nguyên liệu chính. Tuy nhiên, việc này cần thời gian và một sự đầu tƣ không chỉ cơ sở vật chất mà còn nguồn nhân lực và hệ thống quản lý đáng kể. Trong khi đó, Vinamilk cũng
cần tận dụng những nguồn cung nguyên liệu khác, cụ thể là các hộ nông dân trong nƣớc.
Theo phân tích ở trên, có khoảng 24.000 hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi phục vụ ngành sữa. Đây là một lực lƣợng rất quan trọng giúp ngành sữa Việt Nam phát triển bền vững. Bởi chăn nuôi hộ gia đình quy mô vừa phải sẽ đỡ phải chịu áp lực về môi trƣờng nhƣ các trang trại quy mô tập trung quá lớn. Nguồn thu mua sữa từ những ngƣời nông dân cũng là một nguồn nguyên liệu cần đƣợc quan tâm. Nhƣợc điểm lớn của nguồn nguyên liệu này không đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm khi thu mua bởi vì công ty không thể quản lý đƣợc những quy trình chăn nuôi, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Chính vì vậy, Vinamilk cần tiếp tục mở các lớp tập huấn cho nông dân để nâng cao ý thức cũng nhƣ tay nghề của nông dân trong công tác chăn nuôi và cung cấp nguồn nguyên liệu sữa sạch và chất lƣợng cho công ty; kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng sản phẩm, đƣa ra giá thu mua hợp lý và mở rộng, ký kết hợp đồng thu mua với những ngƣời nông dân ở khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, uy tín để tạo một mạng lƣới thu mua nguyên liệu rộng và chắc chắn.
Một trong những điểm sáng trong chuỗi cung ứng của New Zealand mà Vinamilk cần xem xét đó là sự tích hợp dọc trong mô hình quản trị chuỗi cung ứng, điều mà trong chiến lƣợc kinh doanh của Vinamilk cũng đang hƣớng tới. Các hộ nông dân liên hiệp lại để tạo ra các tổ chức của nông dân để có thể hỗ trợ nhau trong việc phát triển nguồn nguyên liệu, giúp đỡ nhau để tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng hoặc phổ biến những quy trình chăn nuôi làm sao đạt hiệu quả. Vinamilk cũng có thể dễ dàng quản lý nguồn nguyên vật liệu sữa từ các hộ nông dân thông qua các tổ chức nhƣ vậy. Việc này giúp liên kết giữa công ty và nguồn cung vật liệu sữa đƣợc bền chặt và nâng cao chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào hơn.
Về quy trình vay vốn và lập kế hoạch sản xuất, Vinamilk cần ổn định nguồn vốn vay của mình và sử dụng nguồn vốn vay để tăng cƣờng đầu tƣ hiệu quả. Trong bối cảnh SCIC rút toàn bộ vốn khỏi Vinamilk, đồng nghĩa với việc 49% cổ phần của nhà nƣớc sẽ đƣợc mua lại bởi các nhà đầu tƣ khác. Hoạt động đầu tƣ của Vinamilk sẽ trở nên linh hoạt và nhanh chóng hơn. Đối với những khoản đầu tƣ gửi
tiết kiệm ngân hàng, Vinamilk có thể xem xét và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tƣ vào những hoạch định kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả hơn, ví dụ nhƣ đầu tƣ cho các kênh phân phối ở thị trƣờng xuất khẩu. Mặc dù khoản tiền nhàn rỗi rất lớn (gần 9000 tỷ đồng) nhƣng doanh nghiệp vẫn đi vay tổng cộng 1.594 tỷ đồng (Báo cáo tài chính năm 2014). Chính vì vậy, Vinamilk cần xem lại việc sử dụng nguồn vốn, có thể tận dụng đƣợc tiền lãi nhàn rỗi để đầu tƣ quay vòng vốn, giúp giảm chi phí lãi vay và tăng khoản tiền lãi từ những dự án đầu tƣ đó. Vì rõ ràng, lãi suất cho vay hiếm khi có thể hạ thấp hơn lãi suất huy động. Có rất nhiều lĩnh vực cả ở thị trƣờng xuất khẩu và thị trƣờng nội địa cần có một sự đầu tƣ để phát triển nội lực của công ty nhƣ: đầu tƣ xây dựng trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển con giống, nâng cấp hệ thống quản lý chăn nuôi để sản phẩm có chất lƣợng cao, tăng cƣờng quản trị nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ lao động phục vụ sản xuất, tập trung phát triển sản phẩm có tính chất và hƣơng vị đặc trƣng, marketing xuất khẩu để tạo uy tín và vị thế cho sản phẩm trong lòng ngƣời tiêu dùng bản địa.
Vinamilk cũng cần tập trung vào khâu dự báo cầu và cung để có thể lƣờng trƣớc đƣợc những thay đổi bất thƣờng của thị trƣờng xuất khẩu. Đây cũng là một công tác quan trọng đóng góp vào việc tìm kiếm một thị trƣờng tiềm năng mới. Ngành xuất khẩu sữa của New Zealand có đƣợc thành công một phần là do biết nắm bắt sự phát triển của các quốc gia trên thế giới để đƣa ra dự báo cầu và cung một cách đúng đắn. Cụ thể là New Zealand đã từ từ chuyển dịch thị trƣờng xuất khẩu của mình từ Anh sang Trung Quốc dựa vào dự báo tốc độ tăng trƣởng và cầu của hai thị trƣờng. Vậy bộ phận dự báo cầu cần nắm rõ và sát sao tình hình biến đổi kinh tế chính trị ở những thị trƣờng truyền thống và thị trƣờng tiềm năng để vừa ứng phó với những biến đổi đó, vừa mở rộng thị trƣờng xuất khẩu ở những khu vực ổn định hơn.
Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu và phát triển cũng cần kết hợp với phòng nghiên cứu thị trƣờng để phát triển sản phẩm riêng để đáp ứng với từng thị trƣờng nhất định. Tìm hiểu thị hiếu và văn hóa tiêu dùng của thị trƣờng tiềm năng cũng nhƣ liên tục thực hiện công tác đó ở những thị trƣờng trọng điểm, thị trƣờng truyền thống.. Việc chuyên biệt hóa sản phẩm ở từng thị trƣờng khác biệt cũng là hƣớng đi
cần đƣợc xem xét. Ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu nhƣng nếu không tìm hiểu kĩ những đặc điểm và nhu cầu thị trƣờng thì sẽ làm cho công ty bị lãng phí về nguồn lực để sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm không đáp ứng đúng thị hiếu ngƣời tiêu dùng bản địa. Chính vì vậy, khâu tìm hiểu thị trƣờng ở các nƣớc xuất khẩu là cực kỳ quan trọng. Tiếp theo là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu và bộ phận phát triển sản phẩm của Vinamilk nên đầu tƣ nghiên cứu phát triển sản phẩm của mình có đƣợc những hƣơng vị và đặc trƣng riêng dựa trên những kết quả của nghiên cứu thị trƣờng mang lại. Công tác này đòi hỏi bộ phận nghiên cứu phát triển và cả bộ phận marketing xuất khẩu phải có sự hợp tác nhịp nhàng và hiệu quả. Bộ phận nghiên cứu phát triển cần sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu và công ty để kiểm định chất lƣợng, phát triển sản phẩm có những tính chất và đặc trƣng phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Về việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng doanh thu xuất khẩu vào những tháng cuối năm, bộ phận marketing của Vinamilk cần tập trung phát triển hệ thống bán hàng và kênh tiếp thị một cách hiệu quả, đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm. Đây là khoảng thời gian ngƣời tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn, vì vậy, hoạt động cần đẩy mạnh ở đây là hoạt động xúc tiến bán. Công ty có thể sử dụng hỗn hợp các công cụ cổ động, kích thích khách hàng để tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ tức thì. Xúc tiến bán hàng còn gọi là khuyến mại có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho ngƣời mua. Có hai công cụ để xúc tiến bán hàng là: nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc đẩy ngƣời mua gồm: Hàng mẫu (hàng khuyến khích dùng thử), phiếu thƣởng, gói hàng chung (đồng thời bán và hạ giá), quà tặng và nhóm công cụ thúc đẩy trung gian phân phối gồm: Các kỹ thuật thông dụng (tài trợ về tài chính cho quảng cáo, giới thiệu, hàng miễn phí, quà tặng …) hội nghị khách hàng, trình bày hàng hoá tại nơi bán, các cuộc thi và trò chơi.
Bộ phận marketing dựa trên những tính chất của sản phẩm và kết quả từ nghiên cứu thị trƣờng để đề ra chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc giá phù hợp với từng thị trƣờng. Cũng cần có tăng cƣờng kênh phân phối để tạo điều kiện sản phẩm đến tận tay ngƣời tiêu dùng. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt một đề án vào ngày
3/9/2015 vừa qua với mục tiêu đến năm 2020 hàng hóa Việt Nam đƣợc xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại các quốc gia ký hiệp định thƣơng mại tự do với Việt Nam tại khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Đây là kết quả từ việc hiệp định TPP đƣợc ký kết cũng nhƣ cơ hội cho ngành thực phẩm tiêu dùng nhƣ sữa có đƣợc một hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp ở quốc gia xuất khẩu. Vinamilk nên tận dụng cơ hội này để thực hiện ký kết với những hệ thống phân phối bán lẻ lớn trên thế giới, mở rộng đƣợc quy mô kinh doanh và tầm vóc của doanh nghiệp, đƣa Vinamilk vƣơn xa hơn nữa trên trƣờng quốc tế.
Về việc đối phó với những bất ổn chính trị tại thị trƣờng xuất khẩu, theo Báo cáo thƣờng niên Vinamilk 2014 thì những rủi ro còn tồn đọng đó là mất các mối quan hệ với khách hàng quan trọng, dẫn đến mất doanh thu. Các giải pháp chính đƣợc đƣa ra: một là, bộ phận dự báo cầu nên có những theo dõi sát sao hơn đối với các thị trƣờng thƣờng xuyên có biến động, về tình hình chính trị cũng nhƣ kinh tế; hai là, tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối trong nƣớc vững mạnh, nâng cao chất lƣợng phân phối và dịch vụ khách hàng.
Đối với thị trƣờng xuất khẩu, bên cạnh việc duy trì các thị trƣờng truyền thống, sẽ đẩy mạnh tìm kiếm các thị trƣờng xuất khẩu mới và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu. Từ bài học ngành sữa New Zealand, không những tập trung vào thị trƣờng cũ mà điều quan trọng là phải nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của các quốc gia trên thế giới để tìm kiếm thị trƣờng phù hợp. Các quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển, với môi trƣờng ít đối thủ cạnh tranh mạnh hơn và nhu cầu ngƣời tiêu dùng các nƣớc đó đối với các sản phẩm thực phẩm sức khỏe ngày một tăng cao, chắc chắn là môi trƣờng tiềm năng cho Vinamilk, công ty có đủ nguồn lực để đầu tƣ xuất khẩu nhƣng sức cạnh tranh về thƣơng hiệu vẫn còn thấp so với thế giới. Hiệp định TPP và các hiệp định tự do thƣơng mại khác đã và đang đƣợc ký kết là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Vinamilk nói riêng cũng nhƣ các doanh nghiệp xuất khẩu khác nói chung trong việc thâm nhập thị trƣờng. Đặc biệt, khi Vinamilk đã đƣợc FDA chứng nhận đƣợc xuất khẩu sang Mỹ thì thị trƣờng Hoa Kỳ là thị trƣờng hết sức tiềm năng. Thông qua việc tìm kiếm thị trƣờng mới tiềm năng,
Vinamilk sẽ dần dần thay thế tạo đƣợc sự ổn định đƣợc thị trƣờng xuất khẩu của mình.