Chương ba có thể xem là chương trọng tâm trong đề tài của tôi, với tên chương là tính cách của người phụ nữ Hi lạp được thể hiện trong văn học cổ đại, tôi đi vào tìm hiểu, phân tích nhữn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Trang 2được giải quyết cũng như vấn đề nào chưa giải quyết có liên quan trong đề tài của
tôi, thông qua đó tôi có hướng để thực hiện luận văn của mình Tiếp đó, tôi đi trình bày về mục đích, yêu cầu của đề tài, cũng như đề cập đến đối tượng nghiên cứu và
đưa ra các phương pháp để có thể hoàn thành tốt đề tài
Trong phần nội dung tôi đi vào trình bày theo chương, các chương đi từ những vấn đề cơ bản nhất của nền văn học phương Tây cổ đại, đến những tác phẩm
và cuối cùng là xoáy sâu vào hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ đại Hi Lạp Vậy nên, với chương một tôi đi vào trình bày những điểm khái quát của văn học cổ
đại Hi Lạp Trước tiên là Thần thoại Hi Lạp với những đặc trưng cơ bản của tác
phẩm đồ sộ này, tiếp đến là một số thể loại của văn học cổ đại Hi Lạp, gồm có anh hùng ca, bi kịch và hài kịch Với các thể loại này thì tôi đi vào tìm hiểu sự hình thành cũng như quá trình phát triển, cùng với các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nó
Chương một là những phần khái quát, đến chương hai tôi đi vào tìm hiểu hình
ảnh người phụ nữ Hi Lạp qua những tác phẩm văn học cụ thể Chủ yếu là hình ảnh
người phụ nữ trong Thần thoại Hi Lạp, anh hùng ca Iliat, Ôđixê của Homerơ, bi kịch Medee của Euripide, và hài kịch Những người phụ nữ hội đồng của Aristophane
Trong chương này, tôi chủ yếu giới thiệu về tác giả và tóm tắt các tác phẩm để có cái nhìn khái quát về tác phẩm Song song với việc giới thiệu tác phẩm là giới thiệu
sơ lược về các nhân vật nữ trong tác phẩm ấy
Chương ba có thể xem là chương trọng tâm trong đề tài của tôi, với tên chương là tính cách của người phụ nữ Hi lạp được thể hiện trong văn học cổ đại, tôi
đi vào tìm hiểu, phân tích những tính tốt cũng như những điểm chưa tốt của những
người phụ nữ Hi Lạp được các tác giả thể hiện trong tác phẩm Chủ yếu tôi khai thác
họ ở khía cạnh nhìn nhận và thể hiện bản thân mình trong tình yêu cũng như trong cuộc sống Họ có những điểm tốt, điểm nổi bật như luôn hướng đến một tình yêu
Trang 3chân chính, thủy chung son sắt trong tình yêu Đồng thời trong cuộc sống họ biết vùng dậy đấu tranh cho chính nghĩa, phản kháng trước những bất công, không hợp
lẽ phải Tuy nhiên, các tác gia trong nền văn học cổ đại không nhìn phiến diện, một chiều, bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì họ cũng đi vào khai thác những nét chưa
đẹp trong tính cách của người phụ nữ, điều này giúp ta có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ đại
Với phần tổng kết, tôi đi vào trình bày lại một cách khái quát về toàn bộ luận văn của mình Qua đó, nêu ra một số điều mà mình chưa làm tốt được cũng như hi vọng là phần nghiên cứu này sẽ được nhiều người tiếp bước để có thể hoàn chỉnh hơn
Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Lí do chọn đề tài
Hi Lạp – cái tên đã đi vào lịch sử nhân loại như một huyền thoại khi đất nước
bé nhỏ này là nơi có nền văn minh cổ xưa nhất châu Âu; là nơi đã đặt nền mống cho triết học và khoa học, sáng tạo nên nền mỹ thuật và kiến trúc đẹp đẽ, phát triển đời sống tri thức… tất cả những gì mà các quốc gia khác trên thế giới đều lấy làm mục tiêu để đạt đến Nền văn học cổ đại Hi Lạp đã cung cấp cho văn học Châu Âu nói riêng và văn học nhân loại nói chung vốn điển tích, điển cố và thi liệu rất phong phú
để sử dụng trong sáng tác qua mọi thời đại Đặc biệt là Thần thoại Hi Lạp, chính từ
những chất liệu thần thoại đẹp đẽ, giàu giá trị nhân văn và tính triết lí sâu sắc các ca
sĩ dân gian Hi Lạp đã xây dựng thành những bài ca bất tử về các vị thần, anh hùng,
và các thành bang… Sau này thiên tài Homerơ đã tạo nên những bản anh hùng ca từ các sự kiện trong thần thoại Đó là những bản trường ca đẹp, ca ngợi sức mạnh và trí tuệ con người sánh tựa thần thánh và nó mãi ngân vang xuyên suốt trong tâm hồn nhân loại
Khi tiếp xúc và tìm hiểu về nền văn học cổ đại Hi Lạp tôi đã bị cuốn hút ngay
từ giờ giảng đầu tiên của giảng viên về đất nước, con người cũng như những tác
phẩm ra đời ở đây Thần thoại Hi Lạp, những sáng tác của Homerơ, Euripide,
Shophocle, Aristophan… tuy đa phần nói về chuyện các vị thần nhưng lại phản ánh gần như chân thực cuộc sống của người dân Hi Lạp cổ xưa Giống như Mac đã nói:
“Bản chất của Thần Thoại Hi Lạp là tự nhiên và chính là các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một cách có hệ thống, có nghệ thuật, nhưng không tự giác…” [3; tr.21]
Văn học cổ đại Hi Lạp chú trọng ca ngợi con người, đặc biệt là hình ảnh các
vị thần, các anh hùng và người phụ nữ Có thể nói chưa có nền văn học nào trên thế giới lại viết về người phụ nữ với thái độ ngợi ca sớm như trong văn học cổ Hi Lạp Những người phụ nữ Hi Lạp đã đi vào tác phẩm như là sự hiện thân của vẻ đẹp từ hình thể đến tâm hồn, từ nữ thần Hêra tối thượng đến những người con gái phàm trần đều để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả Điều này thôi thúc tôi “tìm hiểu về họ” – những người phụ nữ trong tác phẩm cổ đại, để hiểu hơn tâm hồn của
họ, những bông hoa của đất trời Hi Lạp Bởi nếu hoa là những gì đẹp nhất của cỏ cây và con người là những gì tinh túy của đất trời, thì hẳn người phụ nữ luôn chiếm
Trang 5nửa phần tinh túy ấy Mỗi loài hoa có màu sắc và hương thơm khác nhau tạo nên sự
đa dạng và phong phú khôn cùng, phụ nữ cũng vậy Họ luôn là những gì bí mật nhất
mà ai cũng muốn tìm hiểu và khám phá, nhất là khi họ hiện thân cho một thời đại mà với nhân loại vẫn còn nhiều bí ẩn
Đến bây giờ con người vẫn không thôi tìm kiếm và cố gắng tái tạo lại nền văn
minh cổ đại, họ khai quật và để cho dấu ấn lịch sử trả lời những câu hỏi của nhân loại Có lẽ con người của thế hệ hôm nay và mai sau luôn thắc mắc tại sao ngay từ rất sớm trí tưởng tượng của con người lại đạt đến sự siêu việt như vậy, đành rằng mọi quốc gia đều có thần thoại vì con người lúc bấy giờ luôn khao khát giải thích
được những hiện tượng thiên nhiên nhưng không phải thần thoại nào cũng được xếp
vào loại hay nhất thế giới như Thần thoại Hi Lạp, và cũng từ đây mà các nhà văn
đương thời đã tạo nên được những tác phẩm bất hủ, “xây dựng” lại cuộc sống của
con người với cái nhìn chân thực nhất và tất nhiên nó cũng mang màu sắc huyền diệu nhất Ta ngỡ như mâu thuẫn nhưng không hề mâu thuẫn bởi nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định những địa danh và sự kiện được nhắc tới trong thần thoại
đều có thật trong lịch sử, và sự hiện diện của thần thánh đã phản ánh được “tín
ngưỡng” cũng như niềm tin vào thế lực siêu nhiên thuở ban đầu của con người
Cuộc hành trình khám phá về nền văn minh nhân loại hãy còn dài, và ai quan tâm đều muốn đóng góp một phần nhỏ nào đó Bản thân tôi cũng vậy, tôi không có
điều kiện để đi khảo sát thực tế, tôi cũng không có đủ khả năng để thẩm định những
vật chất còn sót lại như những minh chứng sống động cho sự tồn tại của nền văn minh này Cái tôi có là lòng yêu văn chương, yêu những tác phẩm được sinh ra như
từ trong cổ tích nhưng có sức sống tiềm tàng, sống xuyên suốt trong lòng nhân loại
Đi tìm hiểu và khám phá hình ảnh người phụ nữ trong văn chương cổ đại Hi Lạp tuy
không phải là một công trình lớn, nhưng tôi tin bài nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tìm hiểu về con người, đặc biệt là người phụ nữ trong văn chương cổ đại, để ta
có thể thấy từ ngàn xưa người phụ nữ phương Tây đã mạnh mẽ, quyền uy như thế nào, cũng như số phận của họ đã từng ra sao trong tâm thức của con người thời ấy
Trang 62 – Lịch sử vấn đề
vùng đất kì diệu mà họ luôn muốn khám phá Có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết về nền văn học này Khi bàn đến văn học châu Âu các nhà nghiên cứu luôn dành phần đầu tiên, cũng như số lượng lớn để giới thiệu một cách tổng quát nhất Chẳng hạn như khi nói về vị trí của Văn học cổ đại Hi Lạp, Angghen viết:
“Chúng ta phải luôn luôn quay về với những thành tựu trong triết học và trong mọi lĩnh vực khác của dân tộc nhỏ bé này, một dân tộc mà tài năng và những hoạt động
có tính chất toàn diện của nó đã đảm bảo cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có tham vọng đạt tới trong lịch sử tiến hóa của nhân loại” [1; tr.3]
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu thường chỉ đi sâu vào tìm hiểu sự ra
đời và các loại thể của nền văn học cổ đại như: thần thoại, anh hùng ca, bi kịch, hài
kịch… Đặc biệt họ chú trọng tìm hiểu về nội dung để qua đó hiểu thêm về con người lúc bấy giờ vì đối tượng mà nền văn học này hướng đến để phản ánh là con người –
“là sự thể hiện con người với tất cả thói xấu cũng như sự tốt, con người với đầy đủ những ham muốn ước mơ chứ không phải con người một chiều, chung chung Vì thế
ta thấy các vị thần trên đỉnh Olanhphơ cũng mang những tính cách của con người trần thế như: ghen tuông, hờn giận, vui buồn Những vị thần trong tác phẩm của Eschyle, Homerơ đều có những tâm lý, dục vọng, hành động, dáng dấp, cử chỉ của con người” [14; tr.3] Văn học Hi Lạp cổ đại còn đề cập đến những vấn đề có tính chất xã hội như vấn đề tự do, công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng Nhờ vậy nền văn học ấy đã dựng nên những hình tượng thể hiện
đầy đủ bản chất của nhân loại trong buổi sơ khai Những nhà nghiên cứu cũng đặc
biệt chú trọng đến hình thức và cách thức lưu truyền cũng như giá trị thẩm mĩ của nền văn học này, ai cũng công nhận giá trị thẩm mĩ to lớn của nó và có người nhận
định rằng: “khi tiếp xúc với nền văn học đó, ta như thấy lại tuổi thơ của riêng mình
và nhận thấy rằng chúng ta đã lớn lên từ một bước dài của lịch sử nhân loại” [14; tr.4]
Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung phân tích về những vị thần, những anh hùng: Asin, Uylix, Hector… Tuy nhiên có một số đông nhân vật từng gây ra những mâu thuẫn có khi dẫn đến chiến tranh hay cũng vì họ mà vô số chiến công được xác lập trong lịch sử văn học cổ đại lại chưa thấy có một công trình nào
Trang 7nghiên cứu một cách triệt để trong thời gian gần đây Đó là các nhân vật phụ nữ Thế giới phụ nữ trong văn học cổ đại rất phong phú và đa dạng, từ các nữ thần kiêu hãnh, quyền uy trong thần thoại, đến những nàng công chúa xinh đẹp dịu dàng và những người phụ nữ bình thường đều được nói đến Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này
tôi có đọc được một số bài viết về tác phẩm Medee của Euripide trên mạng, nguồn
từ diễn đàn văn học, tuy nhiên bài viết chỉ đi vào tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch, cũng như về lịch sử xã hội chứ chưa khai thác sâu vào nội tâm nhân vật, những giằng xé, nỗi đau mà nhân vật nữ chính phải chịu trước sự mất mát của tình yêu, của hạnh phúc Bên cạnh đó tôi cũng có đọc những bài viết về các nhân vật của Văn học
cổ đại Hi Lạp trong Hợp Tuyển Văn Học Châu Âu và Văn Học Phương Tây, qua đó
tôi thấy người viết chỉ xoáy sâu vào những nhân vật anh hùng Tuy những nhân vật này là chính, nhưng chúng ta không nên chỉ đi tìm những cái hay, cái đẹp, cái uy linh của người anh hùng mà quên đi người phụ nữ cũng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và xã hội Họ có thể là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng cũng có thể là những người vợ, người mẹ hết lòng vì chồng vì con đang trên chiến trường Có thể là người con gái xinh đẹp bị phụ rẫy tình yêu và cảm thấy bị xúc phạm nên tìm cách trả thù, để rồi sau đó tạo nên bi kịch của riêng mình Họ hiện lên với tất cả những gì dung dị, đời thường nhưng cũng thật cao quý và sang trọng Mỗi người trong số họ mang một cảnh đời riêng có cả niềm vui và nước mắt, và đến một lúc nào đó họ lại vùng lên một cách mạnh mẽ
Có thể nói càng về sau, theo thời gian phát triển của lịch sử nhân loại thì người phụ nữ càng khẳng định được vị trí cũng như bản lĩnh của mình, họ luôn vùng lên vì cuộc sống vì bản thân của mình Các nhà văn đã thổi vào họ một luồng tư tưởng mới về quyền của người phụ nữ mà đỉnh cao là hài kịch của Aristophan Như vậy là từ rất sớm ở Châu Âu vị trí của người phụ nữ đã được khẳng định, uy quyền thông minh như Zeus mà đôi lần còn thua trí người vợ Hêra với “đôi mắt bò cái” và
vẻ đẹp ít người sánh bằng
Hình ảnh người phụ nữ không phải là một hình ảnh mới lạ trong văn học, bởi văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống, mà trong cuộc sống ở bất cứ nơi đâu cũng có những người phụ nữ Họ có thể là những bậc mẫu nghi thiên hạ qua các thời
đại, những mỹ nhân nhan sắc khuynh thành, những nàng quận chúa, những nữ quí
tộc; và họ còn là những người mẹ, người chị thân thương của mọi người Những
Trang 8người mang nghiệp văn chương trong các thời đại đều không tiếc lời lẽ tốt đẹp để ca ngợi người phụ nữ Vậy nên khi bàn về cái đẹp, người ta vẫn thường nghĩ về người phụ nữ - họ đã nhẹ nhàng đi sâu vào tâm khảm biết bao người thông qua những hình
ảnh rất quen thuộc, thân thương và gần gũi Bất kì quốc gia nào cũng rất tự hào về
giới nữ của nước mình Vì thế, đi kèm với những tác phẩm văn chương bao giờ cũng
có những bài bình luận, đó cũng như là một trong những cách khẳng định tài năng của tác giả cũng như chỗ đứng của tác phẩm trên văn đàn
Trong quá trình khảo sát lịch sử đề tài, người viết trong khoảng thời gian nhất
định và trong giới hạn khả năng đã sưu tập được một số công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ đại Hi Lạp như sau:
Trước tiên là một số đề tài luận văn nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm văn học nước ngoài cũng như trong những tác phẩm văn học Việt Nam mà sinh viên khoa văn của trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện trong vòng mười năm trở lại đây như:
+ Số phận người phụ nữ trong tác phẩm Nữ tu sĩ của Đơni Điderot, sinh viên thực
hiện Lê Minh Khải (5/2006)
+ Hình tượng người phụ nữ Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, sinh viên thực hiện Đặng Nguyễn Hồng Gắng (5/2008)
+ Hình tượng nhân vật người phụ nữ trong Sông Đông êm đềm của
M.A.Sôlôkhôp, sinh viên thực hiện Thạch Thị Thanh Loan (5/2009)
+ Hình ảnh người phụ nữ trong Con gái thầy lang và Phu nhân táo quân của Amy
Tan, sinh viên thực hiện Mai Thị Hồng Nhung (5/2009)
Ở các đề tài này, các tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu về thân phận người phụ nữ đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội đương thời Điều quan trọng nhất là
hầu hết các đề tài trên đều viết về những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ dù trong bất kì hoàn cảnh nào Tuy nhiên, những đề tài trên chỉ giới hạn trong một hoặc một vài tác phẩm của một tác giả nào đó và những tác phẩm này thuộc thời kì cận
đại hoặc hiện đại Riêng đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong Văn học cổ đại Hi Lạp
thì khá mới lạ và đặc biệt Người viết cần tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ cổ đại trong những tác phẩm văn học ở thời kì đầu của Văn học Châu Âu mà văn học Hi Lạp là đại diện Một điều nữa ta dễ dàng nhận ra là người phụ nữ trong văn học giai
đoạn này, nói cụ thể là trong Thần thoại Hi Lạp đều đã đạt đến đỉnh cao về quyền
Trang 9lực và địa vị so với người phụ nữ trong xã hội cận đại sau này Nếu nói theo phương diện này thì người viết sẽ tìm hiểu theo hướng giảm dần Bởi về sau trong những tác phẩm thuộc thể loại anh hùng ca và bi kịch cổ đại Hi Lạp thì hình ảnh người phụ nữ
không còn uy quyền như trong thần thoại nữa “vai trò của các nữ thần trong thần thoại đã biểu thị một thời kì xưa hơn tức là thời kì mà người đàn bà có địa vị tự do hơn, được tôn trọng hơn, nhưng đến thời đại anh hùng chúng ta thấy người đàn bà
đã bị rẻ rúng trước ưu thế của người đàn ông và trước sự cạnh tranh của nữ nô lệ”
[12; tr.350] Bên cạnh đó, trong những tác phẩm Văn học cổ đại người phụ nữ đã đi vào trang viết với nét đẹp khó có thể diễn tả hết bằng lời dù là hình thể hay phẩm
chất Đó là những “hình tượng cực đẹp nếu không phải là đẹp và tươi tắn nhất trong văn học thời xưa” [4; tr.23] Họ là những người phụ nữ dù là người trần hay nữ thần
đều hiện lên thật gần gũi và thân quen đến đáng kinh ngạc, “ngay cả các vị nữ thần
cũng làm đủ mọi nghề: quay sợi, nấu ăn, chữa bệnh” [12; tr.364] Điều này càng thể
hiện rõ hơn cách nhìn nhận về vai trò của phụ nữ trong cuộc sống xã hội qua tư duy ngây thơ của con người cổ đại
Trên đây là một số nhận định của các nhà nghiên cứu về hình ảnh người phụ
nữ trong văn học cổ Hi Lạp Tuy chúng không liên quan trực tiếp đến đề tài của tôi nhưng thiết nghĩ đó lại là những ý kiến đóng góp rất có giá trị cho luận văn của mình Nối gót những công trình trước đây, qua phần nghiên cứu của mình tôi sẽ cố gắng đi sâu và khảo sát kĩ các tác phẩm để có thể có một công trình hoàn thiện nhất
về hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ đại Hi Lạp
3 – Mục đích và yêu cầu
Có thể nói mục đích cao nhất của tôi khi làm đề tài này chính là cơ hội thực
sự để tôi có thể nhìn nhận lại quá trình học tập suốt những năm trên giảng đường về kiến thức có được cũng như về kĩ năng làm việc của mình Tiếp đó, tôi muốn có phần đóng góp bé nhỏ vào các công trình nghiên cứu văn học cổ đại Hi lạp nói chung và công trình nghiên cứu về hình ảnh của những người phụ nữ trong nền văn học này nói riêng Dù nhỏ nhưng tôi tin là nó có giá trị nhất định trong quá trình tìm hiểu về văn học Phương Tây Cổ đại của nhiều người Hình ảnh người phụ nữ luôn là một hình ảnh đẹp trong văn chương “Đông, Tây, Kim, cổ”, bất kì văn chương thời
đại nào, đất nước nào cũng đều viết về họ, chỉ khác là tùy theo hoàn cảnh xã hội và
Trang 10phong tục tập quán mà có những hình ảnh khác nhau Có thể nói trên trái đất này có bao nhiêu tộc người thì có bấy nhiêu cách để nói về người phụ nữ, nhưng cái chung nhất họ luôn là những vẻ đẹp đáng được ca ngợi và trân trọng Tôi chỉ xin góp một phần công sức của mình để tìm hiểu về hình ảnh đẹp này trong một thời đại và một
số tác phẩm nhất định của nền Văn học cổ đại Hi Lạp
Để có thể làm tốt đề tài này chẳng những cần phải có kiến thức nhất định về
những tác phẩm văn học cổ đại, lòng nhiệt thành mà người viết còn cần phải có một thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực Đối với nền Văn Học cổ Hi Lạp tôi có thừa lòng say mê nhưng đó là điều kiện cần chứ chưa đủ, để có thể viết tốt tôi cần phải nỗ lực tìm kiếm tài liệu, những bài viết liên quan, song song đó tôi sẽ không ngừng trau dồi các kĩ năng, phương pháp nghiên cứu để có được cái nhìn đúng đắn, khách quan cũng như có thể viết tốt đề tài này
4 – Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nền văn học cổ đại rất phong phú, đa dạng, đồ sộ đã được hình thành và phát triển qua một thời gian dài Có thể nói ở bất kì thể loại nào cũng có hình ảnh của người phụ nữ dù ít, dù nhiều Ở bài viết này tôi sẽ đi khảo sát tất cả các thể loại lớn với những tác phẩm tiêu biểu từ đó đi đến sự khái quát chung về hình ảnh của người phụ nữ trong văn học cổ đại Hi Lạp Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm hình ảnh người phụ nữ qua thần thoại, anh hùng ca, bi kịch và hài kịch cổ đại
Hi Lạp
Để khảo sát những hình ảnh này, tôi chủ yếu nghiên cứu trong những tác
phẩm văn học cổ đại Hi Lạp đã được dịch sang Tiếng Việt và giới thiệu như sau:
- Thần thoại Hi Lạp – Nguyễn Văn Khỏa dịch
- Iliat và Ôđixê của Homerơ – Nguyễn Văn Khỏa dịch
- Medee của Euripide – Lê Nguyên Cẩn dịch
- Những người phụ nữ hội đồng của Aristophan – bản tóm tắt và đoạn
trích của Lê Nguyên Cẩn giới thiệu
Đồng thời tôi sẽ tìm hiểu thêm những công trình nghiên cứu xung quanh các
tác phẩm này để bổ sung thêm về kiến thức, tư liệu trong quá trình tổng hợp vấn đề
để có thể hoàn thành bài viết một cách tốt nhất
Trang 115 – Phương pháp nghiên cứu
Bất kì một việc nào cũng vậy để có thể hoàn thành tốt cần phải có phương pháp làm việc chu đáo và có khoa học Trong quá trình hoàn thành đề tài tôi chủ yếu
sẽ sử dụng một số phương pháp cơ bản như: so sánh, qui nạp, diễn dịch, giải thích, chứng minh, tổng hợp vấn đề, từ đó đi đến kết luận cuối cùng và trình bày bài viết theo sự hiểu biết và nghiên cứu cá nhân
Khi tiếp nhận đề tài tôi đã dùng một số thao tác cơ bản để có thể hoàn thành tốt bài viết như sau:
+ Tập hợp những tài liệu cũng như những ý kiến liên quan đến đề tài
+ Bổ sung những phát hiện mới mang tính cá nhân
+ Xây dựng đề cương
+ Hoàn thành bản thảo
Cuối cùng tôi sẽ tổng hợp tất cả các vấn đề, cũng như sửa chữa những ý chưa chính xác mà giảng viên hướng dẫn đã lưu ý để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất
Trang 12PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC CỔ ĐẠI HI LẠP
1.1 – Văn hóa cổ đại Hi Lạp
Đất nước Hi Lạp nằm ở phía Nam bán đảo Ban Căng với vị trí địa lí vô cùng
thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển Phía Đông giáp biển Êgiê, Tây Bắc giáp Albanie, Đông Nam giáp Thổ Nhĩ Kì, phía Bắc giáp Nam Tư và Bulgarie
Nền văn hóa và văn học cổ đại Hi Lạp chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của nền văn minh phương Tây Có thể nói chính bối cảnh lịch sử đã sản
sinh ra nền văn học cổ đại Hi Lạp và nói như Mac nó chỉ có thể “nảy sinh trong những điều kiện của những quan hệ xã hội ấy mà thôi chứ vĩnh viễn không thể trở lại được nữa” [3; tr.14] Đó là bối cảnh xã hội Hi Lạp thời kì cổ đại với phong trào
tự do dân chủ, với những cuộc đấu tranh bảo vệ thể chế của một nền dân chủ dù là trong khuôn khổ của chế độ nô lệ, với ý thức tự cường dân tộc cương quyết chống mọi thế lực để bảo vệ đất nước đã là gương sáng cho các nước phương Tây nhìn vào noi theo Và trên cơ sở ấy một nền nghệ thuật có giá trị lớn đã ra đời
Đây là thời kì mà con người sớm tự khẳng định mình, họ đi tìm và trả lời cho
mọi câu hỏi về thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh mình, họ bắt đầu có những thành tựu nhất định trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là triết học Bên cạnh đó những phát kiến
về thiên văn, địa lí, số học, toán học cũng phát triển một cách rực rỡ không kém và
đó là nền mống vững chắc cho việc xây dựng khoa học thời cận đại sau này Có thể
nói đỉnh cao nhất của Văn hóa cổ đại Hi Lạp là nền văn học cổ đại Nền văn học này diễn biến trong vòng bảy, tám thế kỉ từ khi có những bút tích văn học đầu tiên đến khi Hi Lạp và Maxêđoan trở thành chư hầu của đế quốc La Mã (thế kỉ I tr.CN) Các học giả đã dựa trên những sự kiện lịch sử đã chia Văn học Hi Lạp ra thành 3 thời kì lớn như sau:
1 – Thời kì tối cổ: bắt đầu từ khi có những bút tích văn học đầu tiên đến thế kỉ V tr.CN
2 – Thời kì cổ điển (hoặc Attich) từ chiến tranh Ba Tư – Hi Lạp đến thế kỉ III tr.CN
Trang 133 – Thời kì chủ nghĩa Hêlen (hoặc Alêcxăngđrơ) từ thế kỉ II đến thế kỉ I tr.CN
Cũng như mọi nền văn học khác trên thế giới trước khi có văn học viết thì nền Văn học cổ đại Hi Lạp đã hình thành nền văn học dân gian với một kho tàng thần thoại phong phú vào loại bậc nhất thế giới
Cũng từ chất liệu này Homerơ đã cho ra đời hai bản anh hùng ca Iliat và Ôđixê, một bản trường ca chiến trận hào hùng và một bản trường ca về cuộc sống
thanh bình cũng như là ca ngợi về trí tuệ tuyệt vời của con người Sau Homerơ vẫn
có những nhà thơ sáng tác các trường ca về thành Tơroa và Tebơ nhưng các thi phẩm này không có giá trị mấy Sau Homerơ thì Hêziôt được mệnh danh là nhà thơ của Hi Lạp cổ đại, điều nổi bật nhất trong sáng tác của ông là ông dùng thơ ca để ca ngợi lao động của con người Ông đề cập đến những việc đồng áng bình dị nhọc nhằn nhưng qua đó nêu lên ý nghĩa cao đẹp về việc lao động làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn
Thời kì này thơ trữ tình cũng phát triển một cách mạnh mẽ với những tên tuổi lừng lẫy như Tiectê, Minnecnơ, Ximônitơ, Panhđa, Xapho… mỗi người một vẻ, những nhà thơ trữ tình đầu tiên này đều có những sáng tác bất hủ về tình yêu Hơn nữa cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu trong thời kì chế độ nô lệ hình thành vai trò cá nhân trong xã hội đã được đề cao, họ đi vào tìm hiểu thế giới nội tâm vô
cùng phong phú của con người: “Loại thơ này nhằm biểu hiện một tình cảm thuần túy bên trong, nói lên cảm nghĩ của nhà thơ về một đối tượng nào đó” [2; tr.5] Thơ
của Văn học cổ đại Hi Lạp gần với thơ ca thời kì cận đại của các nước phát triển sau này
Một thể loại lớn nữa của Văn học cổ đại ta phải nhắc đến là kịch Ca kịch ra
đời từ phong tục tế thần rượu nho Dyonysos, hình thành hai loại hình là bi kịch và
hài kịch “Hài kịch khởi nguồn từ chính thể dân chủ” [3; tr.17] Hài kịch vốn dĩ chịu
ảnh hưởng của hề kịch Pêlôpơnezơ – nhà thơ châm biếm cổ đại Hài kịch cổ đại Hi
Lạp bắt đầu với tên tuổi của Êpicacmơ (450 tr.CN) phát triển với Manhex, Crôtinôx, Cratex và thực sự đạt đến đỉnh cao với thiên tài Aristophane Từ những tác phẩm
đầu tiên hài kịch đã thể hiện tình yêu cuộc sống tinh thần lạc quan và nhất là mang
tính chiến đấu mạnh mẽ, lên tiếng bảo vệ cho cuộc sống con người Bi kịch thì thiên
về sử dụng những xung đột, nhất là trong nội tâm của con người trước những thực
Trang 14trạng diễn ra trong cuộc sống Nhân vật trong bi kịch cũng lên tiếng và hành động vì hạnh phúc cũng như chính nghĩa Khác với hài kịch, bi kịch ngay từ những ngày đầu
đã được xem là một loại hình chính kịch và được mọi người rất nhiệt tình hưởng ứng
Trong giai đoạn đầu này một thể loại khác cũng ra đời và đưa nền văn xuôi
Hi Lạp phát triển với một mức độ cao đó là văn hùng biện Có thể nói hùng biện là truyền thống của người Hi Lạp Đều này thể hiện trong sinh hoạt xã hội và được phản ánh trong văn học Một thủ lĩnh thật sự tài ba phải là người chiến đấu hay và có tài nói chuyện để thuyết phục lòng người Trong số những nhà hùng biện được coi là mẫu mực của thời đại thì tên tuổi của Đêmôxter sáng chói Những tác phẩm của ông mang đầy nhiệt huyết và luôn luôn sôi sục tình yêu nước, yêu tự do mãnh liệt Ông thực sự là một người chiến sĩ kiên quyết đấu tranh đến cùng cho nền độc lập dân tộc,
tự do của đất nước Ông bị lưu đày và thà uống thuốc độc tự tử chứ không để sa vào
tay quân thù, ông vốn là người “lời lẽ ra sao thì bút tích như vậy” [3; tr.18] Đồng
thời Đêmôxtêr cũng chính là sự kết hợp hài hòa giữa người hoạt động xã hội và nhà văn trong xã hội bấy giờ
Nói đến lĩnh vực ngụ ngôn, trong chúng ta ai cũng nhớ đến Laphôngten sống vào thế kỉ XVII ở Pháp đã viết nên những bài thơ ngụ ngôn bất tử Quay ngược lại
thời kì Văn họzc cổ đại Hi Lạp ta có thể tìm thấy Ezôp – “ông tổ của ngụ ngôn” [3;
tr.18] Tên tuổi của ông vang lừng đến mức tại Aten người ta đã cho dựng một pho tượng của ông Ông xuất thân là một nô lệ, hình dạng xấu xí quê ở vùng Tiểu Á thuộc Hi Lạp, sống vào thế kỉ VI tr CN, nhờ tài sáng tác ngụ ngôn mà ông đã được chủ giải phóng Chính tài năng thiên phú này đã đưa ông đến đỉnh cao của danh vọng và cũng chính nó đã đưa đến bất hạnh trong cuộc đời ông Ông sáng tác ngụ ngôn chế giễu bọn buôn thần bán thánh ở Đenphơ và bị chúng tìm cách buộc tội chết Ngụ ngôn của Êzôp là tiếng nói đấu tranh của những người chịu số phận bất hạnh, những người bị trị và những nô lệ đồng thời cũng là lời phê phán không thương xót đối với bọn thống trị bất lương… Bên cạnh đó tác phẩm của Ezôp còn là lời khuyên bảo chí tình với đồng loại, với con người Truyện của ông mang tính nhân văn cao đẹp và có giá trị qua mọi thời đại
Được xem là một trong những nền văn hóa lớn của nhân loại nên ta không
ngạc nhiên khi trong giai đoạn đầu này ở Hi Lạp sử học và triết học thật sự phát triển
Trang 15rất rực rỡ Ở Hi Lạp thần quyền không đóng vai trò quan trọng cũng như không có tầng lớp tăng lữ đặc quyền, không có hệ thống đẳng cấp đè nặng lên xã hội, không
có chủ nghĩa giáo điều, tôn giáo khống chế tư tưởng con người như ở phương Đông
cổ đại Từ thế kỉ thứ VI tr.CN đã có những triết gia tên tuổi và ngay từ buổi ban đầu
họ đã sớm có những suy tư về nguồn gốc của thế giới và vạn vật, vì vậy nên cuộc
đấu tranh giữa hai trường phái duy tâm và duy vật đã nảy sinh ngay từ lúc sơ khai
của triết học Talexđơ Mile một trong bảy người hiền của toàn Hi Lạp, ông có nhiều phát minh mà đến nay vẫn còn giá trị, ở lĩnh vực triết học ông là một tín đồ của trường phái duy vật, ông đả phá gay gắt đầu óc mê tín cho rằng “thần là kẻ sáng tạo
ra vạn vật” Ông cho rằng “thế giới do vật chất tạo thành”, “vật chất là có mãi”… có thể nói đây là những khởi điểm tốt đẹp cho triết học duy vật phát triển rực rỡ sau này Bên cạnh đó với Hêraclit tư tưởng biện chứng đã được ông đề cập đến bằng
những câu nói nổi tiếng mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị người ta không bao giờ
có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, mọi sự vật đều biến động, mọi vật đều biến đổi Có rất nhiều nhà hiền triết lỗi lạc đã xuất hiện trong thời kì này như
Prôtagôrax, Xôcrat, Platông, Arixtôt và chính họ đã xây dựng những viên gạch đầu tiên kiên cố vững chắc để làm nền cho triết học phát triển sau này Nền văn hóa cổ
đại đã phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nó thật sự đã
gây ấn tượng cho tôi, một người trẻ tuổi ở thời kì hiện đại nhìn về một nền văn hóa lớn trong quá khứ của toàn nhân loại
Đế quốc Hi Lạp sụp đổ cùng với cái chết bất ngờ của Alêcxăngđrơ đại đế
(323 tr.CN) Đế quốc La Mã bên kia bờ Địa Trung Hải nổi lên làm lu mờ “thiên tài
Hi Lạp” [3; tr.20] Hi Lạp trở thành một tỉnh của Đế quốc La Mã Sau thế kỉ I tr.CN
Đế quốc La Mã lại sụp đổ (thế kỉ IV) một nước thiên chúa giáo thời kì Bizăngtanh
đã thay thế cho một Hi Lạp cổ đại có nến văn hóa tràn đầy tinh thần nhân văn Do đó
nền văn học này cũng rơi vào sự thấp kém về nghệ thuật, nó chỉ đơn thuần mang giá trị như tài liệu để người sau có thể tham khảo và tìm hiểu về giai đoạn đó Điều này càng khẳng định rõ hơn về việc Văn học cổ đại Hi Lạp chỉ có thể ra đời và phát triển
rực rỡ trong một hoàn cảnh xã hội nhất định như Mac đã nói: “Nghệ thuật và thơ ca của người Hi Lạp đến ngày nay vẫn còn giữ được giá trị làm mẫu mực của nó chưa
ai vượt qua khỏi” [3; tr.20]
Trang 161.2 – Một số thể loại trong văn học cổ đại Hi Lạp
1.2.1 – Thần thoại Hi Lạp
Theo Từ điển Văn học bộ mới thì họ định nghĩa Thần thoại Hi Lạp là “những huyền thoại, truyền thuyết ra đời ở khu vực Đông nam Địa Trung Hải, nơi đã phát sinh nền văn minh Cret-Miken (Crète-Mycène, 3.000 – 1.000 tr.CN), trải qua một quá trình tiến triển hết sức phức tạp và lâu dài dần trở thành thần thoại Hi lạp” [2;
tr.1651]
Như ta đã biết bất kì một đất nước nào cũng có những câu chuyện thần tiên,
cổ tích Nó như một chiếc nôi kì diệu để nuôi dưỡng tâm hồn con người Có thể nói thần thoại đã phản ánh một cách chân thực và sinh động về tư duy của con người
trong thời kì bắt đầu hình thành xã hội, “tư duy của con người trong thời kì thị tộc, con người của ngọn lao đá, lưỡi rìu đồng không thể có được một thứ lí luận nào khác ngoài thần thoại để nhận thức thế giới xung quanh” [12; tr.30]
Kornei Tchoukovski đã dành gần như suốt cả cuộc đời mình để tìm hiểu về tư duy trẻ em, và nếu khảo sát những công trình nghiên cứu của ông ta sẽ thấy có sự tương quan nhất định giữa tư duy trong thần thoại và tư duy của trẻ em Nghĩa là con người trong thời kì đầu của nhân loại họ cũng đi tìm và trả lời cho những câu hỏi vì
sao, tại sao như trẻ em vậy Theo nghiên cứu của Kornei Tchoukovski thì “các em thường nhầm lẫn là do không hiểu biết nhiều sự việc và những hiện tượng rất đơn giản Các em tìm cái logic của sự vật, giải thích sự vật bằng những suy diễn ảo tưởng” [9; tr.36] Ta có thể trích dẫn một dẫn chứng trong công trình nghiên cứu về
tư duy trẻ em của ông như sau: Có một em bé cởi truồng đứng trước gương suy nghĩ
và nói: Mắt thì để trông… Tai thì để nghe… Mồm thì để nói… Thế cái rốn thì để làm gì nhỉ? Và cậu bé tự trả lời để cho nó đẹp chắc Tư duy thần thoại cũng gần như vậy, nhưng được đặt trong không gian rộng hơn vì lúc đó con người nhỏ bé với sự lạc hậu cũng như hiểu biết thấp kém của mình đã phải đối mặt với biết bao hiện tượng tự nhiên đang diễn ra xung quanh mình, họ trở nên thật bơ vơ và lạc lõng như một đứa trẻ không người chỉ bảo Đi tìm hiểu những vấn đề này ta chỉ có thể giải thích sỡ dĩ như vậy vì tất cả được xây dựng trong chế độ thị tộc và trình độ thấp kém của nó Họ lấy mối quan hệ của tập thể thị tộc làm cơ sở, coi đó là một quan hệ phổ biến có tính chất chung cho nhân loại, cho thế giới để nhìn nhận, để giải thích những thực tại trong thế giới quan mà mình đang sống Con người cổ đại tư duy cũng ngây
Trang 17thơ như trẻ nhỏ đối với họ mọi thứ đều mới mẽ và lạ lẫm Họ bắt đầu tạo ra các vị thần và cái gì cũng có thần, điều gì họ thấy sợ và khó hiểu thì sẽ có thần và đến những công việc thường nhật trong cuộc sống của họ cũng có một vị thần cai quản
từ thần Zeus tối thượng, mẹ đất Gaia vĩ đại đến thần quay tơ, dệt cửi và “bất kì một câu chuyện thần thoại nào cũng đều khắc phục, khống chế và tạo thành các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng, do đó nó sẽ biến mất khi người ta thực sự khống chế được các sự kiện này” [9; tr.32] Ta thấy, trong Thần thoại nói chung và Thần thoại Hi lạp nói riêng thì những sức mạnh thiên nhiên đều
được thể hiện dưới sự giận dữ hoặc quyền năng của thần linh, cơn giận của các vị
thần sẽ gây ra sấm sét, nạn đại hồng thủy, bệnh dịch và có khi mang đến cả chiến tranh cho nhân loại Vậy nên tự nhiên vô hình trung được thần thoại hóa bằng những hình ảnh, hình tượng con người, mang tính cách, tính nết con người Đó là quá trình như ta thường gọi là sinh động hóa tự nhiên bằng nhân hình hóa và nhân cách hóa Quá trình này trong lịch sử đã diễn ra trong một thời gian dài và vô cùng phức tạp
Thần thoại Hi Lạp được mở đầu với câu chuyện về việc hình thành trời đất và
các vị thần Có lẽ điều làm cho mọi người thích thú nhất là cách con người cổ đại truy nguyên ra tổ tông của các vị thần chính là đêm tối Nix và sương mù ngụ trong lòng Khaôx kết đọng lại thành quả trứng sau này nở ra thần tình yêu Đây tuy là cách lí giải ngây thơ nhưng không kém phần nhân văn cao đẹp khi dường như họ muốn nói rằng mọi thứ đều do thần tình yêu mà ra, họ đề cao tình yêu nghĩa là đề cao tình cảm cao đẹp của con người Từ tư duy này con người cổ đại đã tạo ra những cuộc hôn phối, những cuộc đấu tranh và cuối cùng khẳng định quyền lực của các vị thần Họ tạm chia thế giới ra làm ba cõi do ba anh em Zeus cai trị, một thần là Zeus
ở nơi quanh năm tràn đầy ánh sáng và những gì tốt đẹp nhất trên thiên đường là đỉnh
Olanhphơ, một người cai trị địa ngục là thần chết Hadex, và một nữa là Podêiđông cai trị biển cả Ba vị thần đại diện cho những thế lực thiên nhiên mạnh nhất lúc bấy giờ mà con người chưa đủ hiểu biết cũng như trình độ để giải thích
Thần thoại Hi Lạp được hình thành trong khoảng thời gian lịch sử khá dài
Đó là một quá trình lịch sử từ thời văn minh Miken (2000 – 1100 tr.CN) đến những
buổi thi diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homerơ trong những ngày hội rồi đến hội diễn bi kịch trong ngày hội của thần rượu nho Theo các nhà nghiên cứu thì thần thoại được chia ra làm ba loại: Thần thoại về các gia hệ thần, thần thoại về các thành
Trang 18bang và thần thoại về các anh hùng Sự phân loại và sắp xếp như trên là có nguyên
do của nó, như trên ta đã đề cập thì các vị thần được xem là thành phần đầu tiên của
vũ trụ Thần thoại về gia hệ của các vị thần với nội dung hiện thực đã phản ánh thời
kì xã hội thị tộc ban sơ nhất Trên cơ sở đó sẽ ra đời các thành bang, con người bắt
đầu giáo dục tình yêu quê hương, yêu thành bang rồi huyền thoại về các anh hùng ra đời để bảo vệ thành bang cũng như khẳng định vị trí của mình trong tập thể anh
hùng
Tuy nhiên, các loại thần thoại này có một đặc điểm chung cơ bản là đều thấm nhuần thế giới quan thần linh chủ nghĩa, đều thông qua thế giới quan này mà phản ánh hiện thực cuộc sống tư tưởng và tình cảm của người cổ đại Trên cái nền chung
đó thì mỗi loại thần thoại lại có những đặc điểm riêng với những dụng ý khác nhau
Thần thoại về gia hệ thần chính là tư duy ngây thơ của con người nhằm lí giải cho thế giới khách quan bên ngoài
Thần thoại về các thành bang là một bước phát triển cao hơn trong tư duy của người Hi Lạp cổ trên cơ sở là sự phát triển xã hội Đó là sự ra đời của các tổ chức thành bang Họ đi vào tìm hiểu về nguồn gốc cũng như sự hình thành của các thành bang với một mục đích cao đẹp là bảo vệ quê hương cũng như thể hiện tình yêu với nơi mình sinh ra Đồng thời trong loại thần thoại này họ cũng ca ngợi những người anh hùng đã ra đời và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tên tuổi của họ gắn liền với tên của các thành bang
Thần thoại về các anh hùng mang đậm sắc thái ca ngợi và nó gắn bó mật thiết với hai loại thần thoại trên Thường thì mỗi một anh hùng điều được một trong các
vị thần linh bảo trợ, tất nhiên cũng có trường hợp họ bị các vị thần ghét bỏ và hãm hại Ngược lại cũng có những anh hùng giao du mật thiết với thần thánh như Tăngtan được lên chơi với các vị thần trên đỉnh Olanhphơ, hoặc Hêraklex được trở thành vị thần bất tử Cũng như trên đã trình bày thì đôi khi tên của các vị anh hùng
có liên quan mật thiết đến sự hình thành, phát triển cũng như sự tồn vong của các thành bang như anh hùng Catnôx và thành bang Têbê, chuyện anh hùng Têzê và thành bang Aten Thần thoại anh hùng chủ yếu ca ngợi những công dân ưu tú của các thành bang Đó là những người giỏi giang, dũng cảm trong lao động cũng như chiến đấu, sức mạnh, vẻ đẹp trí tuệ, sự can trường của họ là mơ ước của quần chúng lúc bấy giờ Hình ảnh những người anh hùng là những mẫu hình lí tưởng mà con
Trang 19người luôn muốn vươn tới và đạt được Điều này thể hiện cảm quan lãng mạn chung của thần thoại luôn hướng tới những gì đẹp nhất, xuất sắc nhất Đó là những Hêraklex, Pecxê, Belerôphông, Têzê, Jadong, Asin, Uylix… Đặc biệt là Hêraklex
được xem như hình tượng tiêu biểu cho sự hài hòa giữa sức mạnh vật chất và tinh
thần của người anh hùng cổ đại: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ tham tàn gian ác chà đạp lên cuộc sống của con người, chàng chế ngự thiên nhiên bằng sức lao động vĩ đại, bảo vệ kẻ yếu, lập lại sự công bằng bác ái trong xã hội…
Ở Hi Lạp cổ đại người ta tôn vinh chàng không chỉ như một anh hùng mà còn như
một vị thần linh Các dân tộc Hi Lạp đều tự xưng là con cháu, là dòng dõi của chàng
Có thể nói chàng là hình tượng anh hùng vô cùng gần gũi, quen thuộc với nhân dân phương Tây và ở thời đại nào chàng cũng gợi nguồn cảm hứng, không ít những họa
sĩ, những nhà văn, những đạo diễn đã từ hình tượng của chàng mà tạo ra những tác phẩm hay và có giá trị Vượt qua khung cảnh hư ảo của thần thoại các anh hùng trở nên bất tử bởi họ có vị trí vững trải qua không gian và thời gian với hình tượng đẹp
từ vẽ ngoài đến trí tuệ
Nhìn chung ta thấy Thần thoại Hi Lạp là nhằm thể hiện trạng thái sinh hoạt
của người xưa và nhận thức tư tưởng của họ trong cuộc sống Vì vậy khi nghiên cứu
Thần thoại Hi Lạp ta thấy ở đó cả sự hình thành và phát triển của một xã hội với đầy
đủ những trật tự của nó
Một điều đặc sắc của Thần thoại Hi Lạp mà ta không thể không nhắc đến đó
là những đặc điểm về nội dung và yếu tố lãng mạn trong kho thần thoại này Thần thoại Hi Lạp thuộc thể loại văn học dân gian một thể loại ra đời sớm nhất và được
tồn tại khá đặc biệt đó là qua hình thức truyền miệng Tuy nhiên, cách truyền miệng cũng thật ấn tượng vì nó thể hiện được nét văn hóa tốt đẹp của người Hi Lạp cổ
Thần thoại Hi Lạp tồn tại qua lời kể chuyện của các bô lão bên bếp lửa khuya, qua
bài ca của người hát rong, qua lời dạy dỗ của các bậc hiền triết với các bậc vua chúa
và các thành bang Lúc đầu thần thoại rất đơn sơ, ít tình tiết, càng ngày càng được
bổ sung một cách phong phú và sinh động, bởi lẽ xã hội phát triển thì tư duy của con người cũng thay đổi, họ nhìn nhận thế giới khách quan và xã hội một cách bao quát hơn, trong khi kể chính những người kể chuyện cũng không nhận ra rằng mình đang góp phần sáng tạo ra thần thoại qua cảm quan của cá nhân mình Thần thoại Hi lạp
Trang 20có một thời kì là ảnh hưởng duy nhất và sinh động nhất trong sinh hoạt văn hóa của người Hi lạp trước khi có chữ viết
Thông qua thần thoại thì thực tế sản xuất, trình độ và công cụ sản xuất cũng
được thể hiện rõ Ngày nay các nhà khoa học qua sự nghiên cứu và tìm hiểu đều giải
thích mọi chuyện qua lăng kính hiện thực, còn trước đây con người cổ đại cũng giải thích các hiện tượng sự vật xung quanh nhưng là bằng cảm quan lãng mạn của mình nên trong các lĩnh vực từ sản xuất đến văn hóa nghệ thuật đều có các vị thần Đó là tiếng đàn ngân nga thánh thót của Amphiông khiến cho các hòn đá xúc động mà tự chồng chất lên nhau thành các thành bang; tiếng đàn Kitar của Apôlông làm cho đôi chân của các vị nữ thần Muydơ muốn nhảy múa mỗi khi nghe được; hay tiếng đàn Lia của chàng Orphê có thể cảm hóa người đưa đò trên dòng sông âm phủ Xêtich để
đưa vợ về Rõ ràng thần là hình ảnh thực tế của người thợ lành nghề như Gorki đã
từng nói: “Mỗi vị thần được trang bị một công cụ sản xuất và hình tượng thần là hình tượng thành công trong lao động” [3; tr.27]
Thực tế chiến đấu với kẻ thù “hai chân và bốn chân” và thực tế sinh hoạt xã hội cũng được phản ánh trong thần thoại Họ chiến đấu với thiên nhiên và bắt thiên nhiên phải phục vụ mình như hình tượng Hêraklex chàng đã dùng đôi tay có sức mạnh thần kì để nắn hai con sông Anphê và Pênê cho dòng nước chảy xiết cuốn sạch rác rưởi trong chuồng bò của Ôgiax, chính chàng cũng bóp chết sư tử Nêmê, bắt sống lợn lòi Êrimăngtơ… Những tên vua bạo tàn, hung ác, thậm chí nhút nhát ích kỉ cũng bị chàng trừng trị thỏa đáng Những kẻ thù “hai chân” đã bị trừng phạt bởi chính hành động của chúng theo như tư tưởng công lí của con người cổ xưa
Bên cạnh đó, chế độ quần hôn, tạp hôn cũng được thể hiện trong thần thoại:
“Trong xã hội cộng đồng thị tộc việc người anh trai hay em trai đối xử với em gái hay chị gái của mình như đối xử với một người vợ là việc hợp với pháp lí” [3; tr.29]
Ở đây rõ ràng Ăngghen đã phản ánh đúng mối quan hệ và xây dựng gia đình trong
thời kì cổ thông qua các câu chuyện thần thoại Đồng thời những giá trị tốt đẹp cũng như những bài học làm người cũng được phổ biến trong thần thoại, tạo nên một giá trị nhân văn rất lớn từ tác phẩm đồ sộ này
Đã nói đến thần thoại là phải nói đến những yếu tố lãng mạn đến hoang đường khó tin Lãng mạn được hiểu là sóng tràn bờ, ta có thể hiểu đó là sự vượt lên
trên thực tại, con người hướng đến những gì cao hơn, xa hơn so với cuộc sống của
Trang 21mình Con người ở thời kì hiện đại sử dụng yếu tố lãng mạn trong văn chương để chối bỏ cuộc sống hiện tại vì họ thấy bất mãn hay không vừa ý Người cổ đại sử dụng yếu tố lãng mạn để thể hiện ước mơ của mình Họ mong muốn có thể đi nhanh như ý nghĩ mới có đôi giày của chàng Hecmex, hay những vũ khí mang đến chiến thắng tất yếu như con ngựa có cánh Pêgazơ, những mũi tên “bách phát bách trúng”
của Hêraklex Như Gorki từng nói: “Tôi không chút nghi ngờ rằng chúng ta ai cũng
đều hiểu những truyện cổ tích, truyền thuyết cổ đại, nhưng một đều mong ước là sao
hiểu sâu hơn ý nghĩa của những truyện đó Ý nghĩa đó chung quy là ước vọng của những người lao động thời cổ muốn cho lao động của mình nhẹ nhàng hơn, muốn tăng năng suất lao động, muốn tự võ trang để chống lại kẻ thù hai chân và bốn chân” [7; tr.4] Hơn thế nữa, cũng như bao thần thoại khác con người luôn mong
mình có cuộc sống tràn ngập niềm vui nên mới có thế giới Olanhphơ nơi các vị thần bất tử sống, nơi mà nỗi buồn chỉ thoáng qua còn niềm vui là bất tận Yếu tố lãng mạn, kì ảo trong thần thoại Hi Lạp làm cho câu chuyện thêm lung linh huyền ảo nhưng nó cũng đóng vai trò như một vỏ bọc vững chắc để con người cổ đại thể hiện triết lí nhân sinh của mình Con người cổ đại chẳng những mong mình được sống mãi, sống vui vẻ hạnh phúc mà còn mong mình sống thật sự có ý nghĩa Họ sống và thực hiện lí tưởng của mình dù phải lìa bỏ gia đình, có thể chọn cách ra đi là khó mong được trở lại như Uylix, Hector Hay chấp nhận ra chiến trường dù biết là mình phải chết nhưng tiếng vang thì còn mãi nơi hậu thế như Asin
Nói chung, qua sự khảo sát những vần đề trên ta thấy Thần thoại Hi Lạp thực
sự đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học cổ đại Hi Lạp
1.2.2 – Anh hùng ca
Anh hùng ca được hiểu là: “một loại trường ca dân gian, một loại hình của thể loại tự sự hình thành trên cơ sở thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích và khai thác đề tài, cốt truyện trong kho tàng đó” [16] Giai đoạn đầu của anh hùng ca
thường chỉ là những bài ca ca ngợi về các anh hùng, người có công với thành bang hoặc đã lập nên chiến công rực rỡ nhưng những bài ca này tồn tại với một dung lượng khá là khiêm tốn Càng về sau những bài ca này càng được hoàn chỉnh hơn và dần dần trở thành những tác phẩm văn học thực thụ
Trang 22Từ kho Thần thoại Hi Lạp vô cùng phong phú và thực tại cuộc sống người ta
đã tạo ra nhiều tác phẩm truyền miệng thuộc nhiều thể loại khác nhau như trường ca,
thơ ca trữ tình và ca kịch nhưng phần lớn qua thời gian đã bị thất lạc duy chỉ còn hai bản trường ca của Homerơ là còn lưu lại và khá hoàn chỉnh Đó là hai bản trường ca
Iliat và Ôđixê, có thể xem đây là thành tựu quan trọng của văn học cổ đại Hi Lạp
Đồng thời đây cũng là bút tích xưa nhất của văn học Châu Âu Anh hùng ca của
Homerơ đạt đến trình độ mẫu mực gần như hoàn chỉnh, nó phản ánh rất chân thực
“một thời kì ấu thơ của nhân loại phát triển đến mức rực rỡ nhất, một đi không bao giờ trở lại, thời kì chuyển tiếp từ chế độ công xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu
nô lệ, từ dã man sang văn minh, từ chế độ sở hữu tập thể thị tộc công xã nguyên thủy sang chế độ tư hữu tài sản Nói cụ thể hơn, đó là thời kì quá độ từ nền văn hóa Mixen sang nền văn hóa cổ điển Hi Lạp, thời kì đồng hóa của bốn nhóm bộ tộc Hi Lạp, để hình thành dân tộc Hi Lạp, dân tộc trong cái ý nghĩa ban đầu, sơ khai của nó” [3; tr.39] Tiếp xúc với những tác phẩm anh hùng ca ta như có thể hình dung lại
một thời kì xã hội đã qua với đầy đủ sự phát triển cũng như suy vong của một giai
đoạn nhất định trong Hi Lạp cổ đại
Về kết cấu, anh hùng ca là một câu chuyện được kể lại có trật tự với nhiều sự kiện nên có một qui mô lớn và đồ sộ, đây là một trong hai đặc trưng cơ bản nhất của anh hùng ca bởi nó mang trong mình tính khái quát hiện thực lịch sử rộng lớn Nó ra
đời như mang một sứ mạng to lớn là ôm trong lòng cả quá khứ lẫn hiện tại vì sinh
sau thần thoại đã chịu sự kế thừa và phát triển đồng thời lại phản ánh thực tại đương
thời lúc bấy giờ Và theo Hêghen thì “nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn
bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại” [7; tr.285] Với một nội dung
như vậy thì hình thức của anh hùng ca phải thực sự lớn mới có thể chứa nổi Tất nhiên sẽ có những khúc ca không thật sự hay tồn tại trong bản trường ca, không tránh khỏi những đoạn tác giả quá sa đà vào một vấn đề nào đó nhưng nhìn chung các khúc ca đều có giá trị và làm nổi bật nội dung đặc sắc của bản trường ca
Các nhân vật chính của anh hùng ca là những người anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng, họ là hình tượng đẹp mà cộng đồng xây dựng và muốn hướng đến Trong anh hùng ca hình ảnh người anh hùng được miêu tả rất tỉ mỉ từ hình dáng đến
Trang 23trang phục, vũ khí chiến đấu và cả những cuộc chiến, chiến công của họ cũng được
tường thuật lại một cách chi tiết Trong Iliat Homerơ đã dành hẳn một khúc ca để
miêu tả về vũ khí của Asin, đây là sự ưu ái của tác giả dành cho nhân vật, ngày hôm nay chúng ta đọc thì thấy nó quá rườm rà và không cần thiết tuy nhiên với con người
cổ đại thì không có vấn đề gì bởi đó cũng là cách để họ tỏ lòng ngưỡng mộ với người anh hùng tài ba xuất chúng này Điều đáng để ta chú ý là tất cả những hình
ảnh này đều được miêu tả với vẻ đẹp kì diệu khác thường Sở dĩ như vậy vì như trên
ta cũng có nói anh hùng ca ra đời sau thần thoại cho nên từ thế giới các vị thần chuyển sang thế giới con người thì cái nhìn còn mang đậm màu sắc thần linh huyền
ảo là điều không thể tránh khỏi
Đề tài của anh hùng ca chính là quan hệ thị tộc, các cuộc chiến tranh bộ lạc,
các nghi lễ tôn giáo Anh hùng ca phản ánh cuộc chiến tranh giành đất đai, nó cũng
thường gắn liền với đề tài tranh giành phụ nữ Như trong anh hùng ca Iliat nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến thành Tơroa là để dành lại người đàn bà đẹp nhất trần gian Hêlen, trong quá trình xảy ra cuộc chiến nhiều nữ nô lệ đã trở thành món
đồ để các chủ tướng chia với nhau Những cuộc chiến trong anh hùng ca không thể
gọi là chính nghĩa hay phi nghĩa, bởi lẽ trong thời kì đầu hình thành xã hội thì bộ tộc lớn tiêu diệt đồng hóa bộ tộc nhỏ để có thể trở thành bộ tộc lớn hơn Lí tưởng cuộc sống và giá trị cuộc sống thực sự có ý nghĩa khi cá nhân mình gắn với tập thể, cá nhân hi sinh vì cộng đồng Những anh hùng luôn mang lí tưởng của tập thể thị tộc,
bộ lạc Người anh hùng tràn đầy sức sống, nhiệt tình sôi nổi, khát khao hiểu biết và chinh phục thế giới Đó là con người của chiến công và chiến thắng, đây chính là chủ nghĩa anh hùng mà trong bất kì bản anh hùng ca nào cũng phải có
Có thể nói những bản anh hùng ca là những bài ca tràn đầy những cung bậc ngợi ca Họ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng tập thể, ca ngợi tinh thần đấu tranh cho công
lí và chính nghĩa của xã hội, ca ngợi tình yêu lao động và hạnh phúc chân chính Vì vậy, anh hùng ca còn có tác dụng giáo dục đạo đức và bồi dưỡng lí tưởng thẫm mĩ cho con người lúc bấy giờ và cho đến ngày nay vẫn còn giá trị
Anh hùng ca là một tác phẩm kể chuyện, phản ánh một giai đoạn lịch sử khá dài của dân tộc, những sự kiện lớn lao quyết định đến toàn thể nhân dân trong một
thành bang nào đó Như bản trường ca Iliat của Homerơ là kể lại mười năm cuộc chiến thành Tơroa, và bản Ôđixê là thời hậu chiến với số phận của người anh hùng
Trang 24mà trí tuệ sánh tựa thần linh – Uylix Những nhà thơ trong khi kể chuyện một mặt tuân vào những quy tắc nghiêm ngặt, chặt chẽ mặt khác lại góp phần sáng tạo cho nó càng thêm hoàn chỉnh Qua thời gian người ta có thể đưa ra những biện pháp nghệ thuật cơ bản của anh hùng ca như sau:
Thứ nhất đó là lối miêu tả tỉ mỉ, đây cũng là nguyên nhân tất yếu khiến cho những bản anh hùng ca luôn có dung lượng đồ sộ Người sáng tác anh hùng ca phải
có một sự quan sát thật sự tinh tế mới có thể tạo ra những khúc ca hay và có giá trị Một biến dạng của lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể là có những đoạn được kéo dài thành một chương độc lập Rõ ràng, những nhà sáng tác dân gian không chú ý đến
điều này, một sự việc được viết dài hay ngắn là do tính chất quan trọng của việc ấy
mà ra Tuy nó phá vỡ sự cân bằng vì có những đoạn cực ngắn cùng tồn tại trong một bản anh hùng ca, nhưng không vì vậy mà làm ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm, thậm chí nó trở thành một trong những thủ pháp nghệ thuật của anh hùng ca
Thứ hai là lối miêu tả không phù hợp với trật tự thời gian Anh hùng ca là tập hợp hầu như rất nhiều sự kiện và có thể những sự việc đó xảy ra cùng lúc nhưng qua cách viết của tác giả anh hùng ca ta có cảm giác như việc này xảy ra trước việc kia
hay ngược lại Ví dụ như trong Ôđixê, đồng thời với việc Têlêmac đi tìm hỏi tin tức
của người cha như xin thuyền, đến xứ sở Piolot của ông già Nexto, đến xứ Xpart của Menelax là sự việc Uylix rời đảo Ôghiđi bị bão làm trôi dạt và dừng lại ít ngày ở xứ
sở Pheaki, nhà thơ đã tách hai sự việc này ra cho đến khúc ca XV hai cha con mới gặp nhau
Thứ ba chính là lối so sánh mở rộng Có thể nói so sánh là một đặc trưng trong thủ pháp nghệ thuật của anh hùng ca Dường như bất kì cái gì cũng có sự tương đồng với cái khác và sự so sánh này giúp cho độc giả dễ tiếp nhận và liên tưởng Có những đoạn so sánh ngắn, bình thường Ở những đoạn này ta thấy tác giả chỉ tìm những cái gần gũi với diện mạo, hành động hoặc hình dáng để miêu tả để làm cho những đối tượng được so sánh trở nên sinh động hơn, có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn Bên cạnh đó trong anh hùng ca ta bắt gặp không ít những đoạn tác giả
sử dụng cách so sánh rất rộng và gần như là chồng chất nó trở thành một đoạn độc
lập trong tác phẩm Ví dụ như trong Iliat khúc ca XVII những câu thơ từ 735 đến
759, tác giả đã sử dụng lối so sánh chồng chất như sau: “Như thế với một khí thế tưng bừng và kiên định, những người Akêen mang cái thi hài ra khỏi cuộc chiến đấu
Trang 25đưa về những chiếc thuyền trũng Chống lại họ, một cuộc giao tranh tàn bạo đang
lan rộng giống như một đám cháy đang ập đến, tràn vào đô thị và phút chốc lửa cháy bùng bùng tỏa khắp nơi, trong khi đó nhà cửa sập đổ dưới một vầng ánh sáng mênh mông và gió thét gào dữ dội; cũng vậy, từ những bước đi của chiến binh và chiến mã nổi lên tiếng rầm rập liên tiếp Những chiến binh cất bước lúc này giống như những con la, những con la đang mặc trên mình chúng sự hung hăng, táo tợn, kéo từ núi xuống trên con đường đá lởm chởm một cây cột hoặc một cây xà to lớn của thuyền, lòng chúng khô kiệt đi vì cố gắng vì nỗi nhọc nhằn và mồ hôi; cũng vậy, với khí thế bừng bừng kiên định, những người Akêen ra đi mang theo cái thi hài Sau
họ, hai tướng Agiắc vẫn đứng vững ở trận địa Người ta tưởng chùng như thấy một ngọn đồi rừng cây rậm rạp nhô ra cắt cánh đồng làm đôi và đứng vững vàng trước dòng nước lũ đang tràn ùa tới; ngọn đồi chặn đứng cơn lũ khốc hại của những dòng nước và đột nhiên bẻ quặt những dòng nước xiết chảy về phía sau cánh đồng; cũng vậy, không chút nao núng, ở phía sau thi hài Patơrôclơ, hai chàng Agiắc ngăn chặn cuộc tiến công của quân Tơroa Còn quân Tơroa thì đuổi theo, trong số họ trước hết
là Enê, con trai của Ăngkidơ và Hector danh tiếng lẫy lừng Giống như một đám mây chim, những chim ri, chim sẻ vừa bay vừa kêu ríu rít lên ghê rợn khi thấy con diều hâu bay tới gần, con chim đem chết chóc đến cho những con chim nhỏ; cũng vậy, những trai tráng Akêen bỏ chạy, kêu hét lên ghê rợn và quên mất đi khí thế chiến đấu sôi sục của mình, và hàng trăm vũ khí đẹp đẽ rơi xuống quanh hào trong cuộc rút chạy của những người Đanaen Nhưng cuộc giao chiến không vì thế mà dừng lại” [6; tr.365] Những đoạn so sánh như thế này vô hình trung làm chậm lại
diễn biến của câu chuyện Tuy vậy, nó lại góp phần tạo nên phong cách kể chuyện chậm rãi, trang trọng của anh hùng ca
Thứ tư là những lời nhắc lại Một trong những yêu cầu của người nghe là muốn người kể chuyện làm cho mình dễ nhớ, dễ hiểu và dễ nắm bắt được cốt lõi của câu chuyện nên trong quá trình kể người kể phải nhắc lại những tình tiết liên quan để người nghe có thể tiếp thu một cách trọn vẹn những sự kiện có liên quan mật thiết với nhau trong mạch truyện Trong hai bản anh hùng ca của Homerơ có những chỗ tác giả gần như nhắc lại toàn bộ khúc ca trước rồi mới kể tiếp câu chuyện của mình, những lời nhắc lại hình thành trong anh hùng ca là do những nhu cầu trên của người nghe
Trang 26Thứ năm là những định ngữ, có thể nói đây là điểm đặc trưng mà chỉ anh
hùng ca mới có và nó được thừa hưởng từ Thần thoại Hi Lạp Các anh hùng, thần
linh đều có định ngữ, những định ngữ này giúp ta hình dung được những đặc tính chung, cơ bản của người đó hoặc vật đó, ví dụ như “Asin có đôi chân nhanh”,
“Aganemenông quyền thế”, “Uylix mưu trí”, “ Hêra có đôi mắt bò cái”…Những
định ngữ này giúp ta khái quát được về nhân vất đó, đồng thời nó cũng thể hiện cảm
quan thẩm mĩ của tác giả Hi Lạp cổ đại
Một điều không thể thiếu trong những đặc trưng của anh hùng ca là những
đoạn thuyết lí Đó là những lời nói của các nhân vật quan trọng trong sử thi nó thể
hiện tư duy đẹp đẽ của con người với cách nhìn nhận về nhân sinh quan, thế giới quan gần gũi Những đoạn thuyết lí này thường chậm rãi, trang trọng, kể lể chi tiết dài dòng nhưng rõ ràng và có một sức thuyết phục nhất định dù lí lẽ có phần đơn giản và thô sơ nhưng ít nhiều nó mang tính triết lí khá sâu sắc Đó là những đoạn như Uylix thuyết phục Asin, Uylix trả lời Calipxô, hay đoạn Asin nói với ông già Cancat… đây là những đoạn hay và phản ánh sắc nét tâm lí của nhân vật Qua đó cũng thể hiện được cảm quan của tác giả thời bấy giờ
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của anh hùng ca, qua đó nó giúp ta dễ tiếp nhận cũng như có cách nhìn toàn vẹn hơn về những tác phẩm thuộc loại này
Bi kịch là một loại hình của chính kịch Đây là thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt, nó miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực
Trang 27hạn, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật Có thể nói về mặt lịch sử thì bản chất của
bi kịch cũng như phạm trù thẫm mĩ của cái bi đã được thi học cổ đại Hi Lạp xác
định trước cho toàn bộ nền văn học Châu Âu Sự thống nhất ở bi kịch cổ đại giữa sự
sống và nghệ thuật, chất thực và thần thoại, cái trực tiếp và cái tượng trưng là những
điều mà bi kịch thời sau không còn biết đến nữa Tuy nhiên, sự hài hòa này đã bị phá
vỡ ngay ở thời kì cổ đại, với sáng tác của Euripide, do những sáng tác bắt đầu gắn với ý thức cá nhân của con người, họ dần dần tách ra khỏi cộng đồng tập thể, cũng
từ đó bi kịch trở thành một loại hình văn học
Bi kịch Hi Lạp có hai nguồn gốc Thứ nhất là nguồn gốc dân gian, khác với suy nghĩ thông thường bi kịch phải bắt nguồn từ những gì bi thảm ai oán Trước khi trở nên hoàn chỉnh bi kịch còn mang nhiều yếu tố vui nhộn và sỗ sàng Trong những buổi tế thần rượu nho họ reo hò quanh bàn thờ tế thần và ca những ca khúc để ngợi
ca công đức của vị thần này hoặc đội đồng ca sẽ than vãn về số phận bi thảm của vị thần được xem là “thượng đẳng phúc thần” nhưng cuộc đời có quá nhiều bất hạnh, bất hạnh nhất trong những vị thần là con của Zeus Đó là những khúc ca Ditijanbe
Từ những khúc ca này đã nảy sinh ra tính chất của bi kịch và đối thoại Ta sẽ tự hỏi
là tại sao con người cổ đại lại chọn thần Dionysos chứ không phải là một vị thần nào khác? Ta có thể thấy ngày hội tế thần rượu nho là ngày hội của toàn dân, hơn nữa vị thần này khác với tất cả các vị thần khác ở chỗ đây là một vị thần bình dân và cuộc
đời thần cũng có nhiều gian truân khổ ải, thần có một đoàn tùy tùng thể hiện niềm
hoan lạc vui sống nên nhân dân lao động đã tìm thấy sự “đồng điệu” trong những ca khúc hát về vị thần này Họ gửi gắm tất cả niềm vui và nổi buồn của mình vào những ca từ ấy Ca vui là niềm hoan lạc của họ sau mùa bội thu, nó phần nào xoa dịu
đi nổi vất vả, cùng cực mà con người nghèo khó phải chịu đựng, khi họ vì hoàn cảnh
này hay khác mà cuộc sống lâm vào cảnh khốn cùng, thậm chí đi làm nô lệ cho kẻ khác, vừa phải còng lưng lao động nuôi bọn ăn bám của xã hội, vừa phải làm trò tiêu khiển cho chúng thậm chí đánh đổi cả sinh mạng của mình Còn bài ca buồn nói về cuộc đời bất hạnh của thần là sự thể hiện cuộc đời một nắng hai sương của người trồng nho Số bài hát buồn này là nhiều và chính Những ca khúc vui sẽ phát triển thành hài kịch, còn những ca khúc buồn là hạt mầm cho bi kịch phát triển sau này Thứ hai là nguồn gốc xã hội, xã hội Aten gần hai thế kỉ (VI và V tr.CN) chính là miếng đất màu mỡ đã vun xới cho bi kịch Hi Lạp và nuôi dưỡng nó trưởng thành
Trang 28Nguyên nhân xã hội mang tính chất quyết định cho sự ra đời của bi kịch Hi Lạp, chuyển bi kịch từ nghi thức tôn giáo nguyên thủy thành một loại hình văn học thực
sự Đây cũng là thời kì mà nền văn hóa ở Aten phát triển về mọi mặt: những ngôi
đền bằng đá cẩm thạch trắng, những tượng tạc bằng ngà voi và bằng vàng, hay đúc
bằng đồng đồ sộ, những đồ gốm, những bức bích thật sinh động về các điển tích của các thần thoại… Trên cơ sở của sức lao động của nô lệ tập trung, thủ công nghiệp và nông nghiệp cũng phát triển rực rỡ bảo đảm cho Aten và Hi Lạp một cuộc sống cực
kì ổn định và phồn thịnh Để có một xã hội như vậy thì biết bao xương máu của những người nông dân, những người bị trị và đặc biệt là nô lệ đã đổ xuống Đây là
điểm mấu chốt cho những xung đột xã hội bắt đầu diễn ra Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm thì những người ở tầng lớp thấp của xã hội bắt đầu vùng lên Đó chính là
những cuộc đấu tranh giai cấp giữa quý tộc công thương và dân tự do đại diện cho lực lượng tiến bộ với lớp quý tộc ruộng đất Cuộc đấu tranh này gắn liền với sự hình thành nhà nước dân chủ nô lệ Trong cuộc đấu tranh đó con người luôn có khát vọng nhận thức và giải thích những biến cố lịch sử và những lực lượng xã hội mới tiến bộ lúc bấy giờ đã tìm thấy trong tôn giáo của Dionysus một biểu hiện cho lí tưởng và khát vọng của mình Như vậy, yếu tố quyết định cho sự ra đời của bi kịch với tư cách là một loại hình văn học là sự hình thành nhà nước nô lệ và cuộc đấu tranh giai cấp của thế kỉ VI và V tr.CN
Về sự khởi đầu của bi kịch thì nhà sử gia Pluytac khi viết về chính khách
Xôlông đã nhận định: “Texpix bắt đầu cho bi kịch hoạt động Sự mới mẻ của cảnh trí này thu hút đám đông, mặc dù đó chưa phải là việc tổ chức tập dượt hay thi diễn” [3; tr.79] Texpix xuất hiện vào năm 560 tr.CN, chính ông là người có công
trong việc tách một người trong đội đồng ca ra làm một diễn viên độc lập làm tăng cường chất đối thoại và yếu tố diễn xuất của kịch Một diễn viên có thể thủ nhiều vai
đã tạo được tính đa dạng trong nội dung của kịch, kịch tính chưa cao nhưng cũng đã
tồn tại trong khoảng thời gian đầu này Ở giai đoạn này với những kịch gia như Texpix, Phrinicôx thì sân khấu kịch còn khá đơn giản chỉ cần một khoảnh đất trống
để đặt bàn thờ thần với cảnh quan thiên nhiên thì có thể biểu diễn được Dàn nhạc
thì có đàn lia, sáo, trống cũng được đặt gần bàn thờ thần và khán giả thì ngồi xung quanh Sân khấu kịch thật sự ra đời khi đội đồng ca được tách hẳn ra một người làm diễn viên chính và nội dung kịch không còn xoay quanh về cuộc đời của thần
Trang 29Dionysos Vào khoảng thế kỉ V tr.CN yếu tố kịch tính và đối thoại càng tăng cao khi Esin và Xôphôclơ tăng con số diễn viên lên đến 2 và 3 Lúc này sân khấu cũng được thay đổi, bục diễn được thiết kế cao hơn để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy người diễn Càng về sau người Hi Lạp càng chú tâm đến sân khấu kịch nên càng ngày sân khấu càng được cải thiện và qui mô hơn với sức chứa tới 44.000 người
Những nhà cầm quyền lúc bấy giờ cho rằng “kịch làm cho người công dân trở nên tốt hơn” [3; tr.81] Họ nhận thức được sức ảnh hưởng từ loại hình sinh hoạt văn hóa
này nên không bỏ lỡ dịp dùng kịch để dẫn dắt tư tưởng, tình cảm cho quần chúng Một bộ phận không thể thiếu trong kịch lúc bấy giờ là đội đồng ca, họ có một vai trò rất quan trọng, thường là đại diện cho trí tuệ tình cảm của quần chúng nhân dân, họ thường là những người đứng ra khuyên giải, hoặc tâm sự với khán giả, bày tỏ những
tâm tư tình cảm cũng như suy nghĩ, họ là “một chất liệu thật sự của bản thân cuộc sống… là hình ảnh của nhân dân, một mảnh đất phì nhiêu để trên đó mọc lên những
cá nhân” [3; tr.81] Tuy nhiên, từ kịch của Ơripit thì vai trò đó dần mất đi, nó lu mờ
trước những nhân vật mà lúc này bản sắc cá nhân đã được thể hiện một cách rõ ràng Lúc đó diễn viên không còn đối thoại với dàn đồng ca nữa mà là đối thoại với nhau, hành động kịch đã được triển khai một cách độc lập không còn cần sự hiện diện của
đội đồng ca nữa
Nói đến bi kịch Hi Lạp ta phải nói đến ba tác gia lớn mà tên tuổi của họ gần như gắn liền với bao thăng trầm cũng như biến cố của đất nước Hi Lạp, đó là những tên tuổi bất tử: Esin, Xôphôclơ và Ơripit Những sáng tác của họ đã phản ánh rất chân thực về hiện thực xã hội lúc bấy giờ, và tất nhiên do nhiều yếu tố tác động nên tác phẩm của họ không tránh khỏi một số điểm hạn chế nhưng giá trị của nó thì dù ở bất kì thời đại nào cũng không thể phủ nhận được
1.2.4 – Hài kịch
Hài kịch là một thể loại mà trong đó “các tính cách, các tình huống và hành
động được trình bày dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đẫm chất hài” [2; tr.565]
Cũng như bi kịch, hài kịch cũng bắt nguồn từ lễ tế thần rượu nho Dionysos, còn
được gọi là tửu thần Như ta đã biết buổi lễ tế thần thường có ba phần: nghi thức
dâng cúng vật lễ hi sinh, bữa tiệc công cộng và đám rước Đám rước đi quanh làng, vừa hát múa ca ngợi thần vừa trêu ghẹo, chế giễu khách qua đường và những nhân
Trang 30vật đương thời thật là náo động và nhộn nhịp Hài kịch chính là sự phát triển có tính văn học từ nghi lễ truyền thống này Những người dự lễ rước này không đóng một vai như vai thần dê trong bi kịch Họ chính là họ không hề có chút hư cấu, tính hiện thực và tính quần chúng được bộc lộ một cách tối đa Họ rước tửu thần nhưng họ lại chế giễu thần một cách thoải mái, nhất là tính say sưa, hưởng lạc, tiệc tùng của thần
Có thể nói hài kịch Hi Lạp cổ đại đạt đến đỉnh cao là ở Aten, đến mức
Palatông phát biểu rằng: “Nhà nước Aten là một nhà nước sân khấu trị” [ 17] Hai
xu hướng chính chi phối hài kịch là xu hướng thần thoại và xu hướng chính trị Xu hướng chính trị chẳng bao lâu đã chiếm ưu thế tạo nên nền hài kịch cổ Tuy nhiên, không lâu sau đó nó cũng chuyển nhanh sang xu hướng châm biếm những thói hư muôn thuở của con người, mở đường cho một nền hài kịch mới Đến năm 460 tr CN hài kịch mới chính thức được tham gia hội diễn Khán giả là tất cả mọi người, từ tầng lớp bình dân đến những người có chức quyền thậm chí đến người nước ngoài cũng được vào xem Vào cửa phải trả tiền mỗi người 2 oboles, đối với người nghèo tiền vé vào cổng được nhà nước thanh toán tính vào một khoảng trợ cấp đặc biệt, có nghĩa là luật pháp Hi Lạp bảo đảm cho mọi công dân bất kể giàu nghèo đều có điều kiện để hưởng thụ văn hóa như nhau Các buổi diễn đều long trọng và đúng nghi thức, bắt đầu là lễ tế thần và kết thúc là lễ trao vương miện cho người chiến thắng
Âm nhạc trong buổi diễn khá giản dị nhưng cũng rất ồn ào, bởi những người trong dàn nhạc chơi như điên, khán giả thì vừa xem vừa reo hò, họ gặm quả Ôliu và ném hạt vào những người xung quanh mình; họ la hét và reo hò một cách cuồng nhiệt để thỏa niềm hoan lạc của mình
Về nội dung, hài kịch Hi Lạp chấp nhận sự gay cười không giới hạn, kể cả những động tác, lời lẽ hay hình ảnh sỗ sàng, trắng trợn nhưng nó được sàng lọc qua tâm hồn tế nhị của con người Atêna Nó luôn giữ được sự cân bằng đồng thời lại tạo
ra được những tình huống, những sự kiện phi lí ngoài sức tưởng tượng, nhưng đới với hài kịch thì càng phi 1í càng dễ gây cười Một điều đặc biệt làm ta chú ý là chính những tác phẩm đả kích mạnh mẽ vào những nhân vật tai mắt đương thời như
Những người Acac, Những kị binh… lại là những tác phẩm đoạt giải và tác động
mạnh mẽ đến quần chúng Từ những điều này cho ta thấy thực tế cuộc sống là chất liệu tốt nhất cho các nhà viết kịch tạo nên tác phẩm của mình, đồng thời cũng thể
Trang 31hiện một cách nhìn mới mẽ và có ý thức lên tiếng bênh vực cho những người dân nghèo thông qua việc đả kích bọn người thống trị của các kịch gia
Về kết cấu một vở hài kịch sẽ có bốn phần Mở đầu là phần prologos (tự ngơn), thứ hai là phần parados (màn vào), thứ ba là phần agôn (màn đấu khẩu) đây
là màn quan trọng nhất trong buổi diễn Giữa phần ba xen vào một màn gọi là parabasos (màn phụ) và cuối cùng là màn exodos (màn ra) Hài kịch được trình diễn dưới dạng một hội thi và người tham dự chỉ cần đem đến một vở kịch chứ không cần phải đến ba vở liên hoàn như bi kịch Việc dàn dựng hài kịch rất đơn sơ, có thiếu
điều gì đã có trí tưởng tượng của khán giả bổ sung vào Đạo cụ thì đủ thứ: máy treo,
xe lăn, những dùi cui, cả những hình thông tục… Đội đồng ca thì trang phục như nhân vật mà họ muốn thể hiện và tất cả đều sử dụng mặt nạ, nhiều khi mặt nạ giống hệt với nhân vật mà nhà viết kịch muốn đả kích Vậy nên khi diễn viên xuất hiện thì khán giả hiểu ngay và một khi nội dung đã thấm vào ý thức của tập thể mọi người thì sẽ tạo nên một hiệu ứng những tiếng cười mà không có gì có thể ngăn chặn được
Aristophan được xem là cha đẻ của hài kịch, chính ông đã sáng tạo ra loại hài kịch châm biếm xã hội chính trị Những tác phẩm của ông không đơn thuần mang lại tiếng cười mà có sức ảnh hưởng đến quần chúng rất lớn, bởi những tác phẩm của ông đã đả kích mạnh mẽ bọn quan lại lúc bấy giờ, đồng thời lại hướng đến những cái tiến bộ, cũng như ước mong cải tạo xã hội
Có thể nói đất nước Hi lạp là đất nước sinh ra để dành cho sân khấu và những loại hình văn hóa đặc sắc, dù ở bất kì hình thức nào thì nghệ thuật cũng được đón chào một cách rất nồng nhiệt ở đất nước được mệnh danh là của con cháu các vị thần này
Trang 32CHƯƠNG 2 HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ HI LẠP QUA NHỮNG TÁC
PHẨM VĂN HỌC CỤ THỂ
2.1 – Hình ảnh người phụ nữ trong Thần thoại Hi Lạp
Thần thoại Hi Lạp là những truyện thần thoại của người Hi Lạp, bao gồm các
truyền thuyết về các vị thần, cũng như sự lí giải về nguồn gốc con người của người
Hi Lạp Ban đầu, Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều
thế hệ Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển Nhiệm
vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu được ẩn giấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa, hoặc đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay
Thần thoại Hi Lạp mở đầu bằng việc giải thích nguồn gốc của thế gian và các
vị thần Thời khởi thủy chỉ có Khaôx (tức là Hỗn Mang) – một khoảng không gian
mơ hồ, tăm tối, hoang dại và vô cùng trống trải Từ Khaôx ra đời nữ thần đất mẹ Gaia, từ Gaia ra đời bầu trời Uranôx Từ Khaôx đã sinh ra vị thần tình yêu Eros Nhờ có Eros nên vạn vật, muôn loài mới giao hòa gắn bó với nhau và sinh sôi nảy
nở Ngày và đêm cũng từ Khaôx mà ra đời Với mũi tên của thần tình yêu thì cuộc nhân duyên của Gaia và Uranôx sinh ra ba lớp con khổng lồ: 1 Sáu nam thần Tităng
và sáu nữ thần Titanit Các Tităng lấy các Titanit sinh con đẻ cái để chia nhau cai quản thế gian Tităng Ôkêanôx đẻ ra 3.000 con trai và 3.000 con gái để cai quản sông suối Tităng Hipêriông đẻ ra thần mặt trời Hêliôx, nữ thần mặt trăng Xôlênê,
nữ thần rạng đông Eôx… 2 Ba thần Kiklôp, những thợ rèn khéo tay đã khéo tay đã làm ra sấm, chớp và sét 3 Ba thần Hêkatôngkhia có 50 và 100 tay Uranôx rất ghét
lũ con Hêkatôngkhia và Kiklôp nên tống giam chúng xuống địa ngục Tactar Để giải thoát cho bầy con nữ thần Gaia bày mưu với Tităng Krônôx lật đổ Uranôx Máu Uranôx nhỏ xuống đất sinh ra những thần đại khổng lồ Gigăngtôx, nhỏ xuống vùng
đảo Sip sinh ra nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrôđitơ Krônôx nắm quyền quyền
trong tay nhưng vẫn sợ lịch sử lặp lại là một ngày nào đó bị chính những đứa con
Trang 33của mình phế truất nên có người con nào sinh ra là Krônôx nuốt ngay vào bụng Thần lại giam Hêkatôngkhia và Kiklôp xuống địa ngục Đến đứa con thứ sáu là Zeus thì nữ thần Rêa đem con mình dấu ở đảo Cret và đưa cho Krônôx nuốt một hòn đá Lớn lên Zeus quay trở lại lật đổ cha và cho Krônôx uống một loại cỏ thần nên phải nhả ra hết anh em của Zeus và cả hòn đá khi xưa Hòn đá này được mọi người thờ phụng và điều này đã phản ánh được tín ngưỡng thờ vật của người Hi Lạp cổ đại Tiếp đó Zeus giải thoát cho các Hêkatôngkhia và Kiklôp để có lực lượng để đối phó với các Tităng Trận giao đấu diễn ra vô cùng ác liệt và cuối cùng phe của Zeus dành thắng lợi Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, Zeus và mọi người sau khi đấu hai trận với các Gigăngtôx và với quỷ thần Tiphông thì mới thắng lợi hoàn toàn Zeus lên ngôi và xây dựng cung điện của mình trên đỉnh Olanhphơ Từ đấy chấm dứt sự cai quản thế gian của các vị thần già và mở ra thời của các vị thần trẻ - những vị thần trên đỉnh Olanhphơ mà người đứng đầu là Zeus, cùng với 12 vị thần xinh đẹp chia nhau cai quản các lĩnh vực cũng như các ngành nghề khác nhau như sau:
1 Zeus vị thần phụ vương của các thần và người trần thế, người làm chủ trên
đỉnh Olanhphơ, có sức mạnh và uy quyền tuyệt đối , vị thần dồn mây mù,
giáng sấm sét
2 Pôzêiđông, anh ruột Zeus cai quản biển khơi với cây đinh ba gây giông tố
3 Hađex, anh ruột Zeus cai quản địa ngục, có chiếc mũ tàng hình
4 Hêra, chị ruột Zeus cũng là vợ của Zeus, cai quản hôn nhân, hạnh phúc gia
đình và bảo trợ các bà mẹ khi sinh nở cùng với các trẻ sơ sinh
5 Hextia, chị ruột Zeus, bảo vệ bếp lửa gia đình
6 Đêmêtê chị ruột Zeus, bảo vệ mùa màng, đất đai, và được mệnh danh là nữ thần lúa mì
7 Arex, con của Zeus, vị thần chiến tranh
8 Apôlông, con của Zeus, vị thần hiện xạ có cây cung bạc và những mũi tên vàng, thần Ánh sáng, Chân lí, Nghệ thuật
9 Actêmix, em gái Apôlông, trinh nữ thiện xạ và săn bắn
10 Atêna, con gái của Zeus, nữ thần trí tuệ, Khoa học, Nghệ thuật, nghề thủ công, nữ thần chiến tranh và chiến thắng
11 Hêphaixtôx con của Zeus, thần thợ rèn chân thọt
Trang 3412 Aphrôđitơ nữ thần tình yêu và sắc đẹp, có chiếc thắt lưng kì diệu mà ai
đeo vào có thể chinh phục đối phương dù đó là ai cũng không thoát khỏi sức
hút kì diệu của chiếc thắt lưng này [8; tr.98]
Thông qua cách sắp xếp của thần Zeus ta thấy số lượng của nam thần và nữ thần là đồng đều với nhau, điều này chứng tỏ rằng ngay từ thời tối cổ người Hi Lạp
đã không hề mang tư tưởng trọng nam khinh nữ như các nước phương Đông như
Trung Hoa, Ấn Độ, hay ngay cả Việt Nam cũng vậy Các nước phương Đông rất coi trọng vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng như ngoài xã hội, điều này bắt nguồn từ trong thế giới quan của con người cổ đại, nó ảnh hưởng đến ý thức hệ của
họ trong một khoảng thời gian rất dài, mãi cho đến thời hiện đại con người ảnh hưởng bởi nhiểu nền văn hóa khác nhau và nhu cầu phát triển cho phù hợp với sự tiến bộ của nhân loại thì tư tưởng ấy mới dần dần mất đi
Xung quanh việc ra đời cũng như những việc làm của thần là những mẫu chuyện đan xen về chiến công hoặc những mối tình của họ Và trên mặt đất thì tất
nhiên không thể không có con người, Thần thoại Hi Lạp cũng truy nguyên ra tổ tiên
loài người thông qua câu chuyện huyền thoại Vào một ngày đẹp trời hai anh em Prômêtê và Êpimêtê lấy đất sét nặn ra các con vật và ban cho mỗi con một đặc ân để chúng có thể tồn tại và sinh trưởng như răng sắc, móng nhọn, cánh rộng, chân dài, lông dày, mắt tinh… Nhưng cuối cùng kiểm tra lại số sinh vật mình đã tạo ra thì thần Êpimêtê thấy trong tất cả những sinh vật đó thì con người không có gì để tự vệ
cả vì các đặc ân đã chia hết cho các loài khác Thần Prômêtê liền chữa lại, thần làm cho con người đứng thẳng lên bằng hai chân, làm cho thân hình con người trở nên
đẹp hơn lên Hơn thế nữa, Prômêtê còn lấy ngọn lửa thiêng báo vật của thiên đình
trao cho loài người Nhờ vậy mà con người có vũ khí tự vệ và có thể thống trị muôn loài, làm chủ trên mặt đất Thần Zeus vô cùng nổi giận vì ngài không biết vì sao Prômêtê lại thương yêu con người đến nỗi phạm tội tài đình như vậy, nên bắt vị thần này nhốt vào vách núi và hằng ngày sai con ác điểu đến moi gan của Prômêtê để ăn làm cho thần luôn đau đớn Sau đó để trừng phạt con người Zeus sai thần thợ rèn sáng tạo ra một người phụ nữ xinh đẹp và các vị thần thay nhau ban cho nàng rất nhiều đặc ân Zeus đặt tên cho nàng là Păngđor và gửi nàng xuống trần gian, lúc nàng xuống trần thần Zeus trao cho nàng một chiếc hộp và dặn đi dặn lại là không
được mở ra Păngđor kết hôn cùng Êpimêtê, và một hôm vì không nén được tò mò
Trang 35nên nàng đã mở hộp ra xem Và thế là các hạt giống mang đầy tai họa giáng xuống cuộc sống của mọi người, từ đó con người tồn tại song hành với những hạt giống chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, đói rét, thù hằn, ganh tị, lừa đảo… Tuy nhiên, vì nhanh tay đóng nắp hộp lại nên Păngđor vẫn giữ lại cho con người hạt giống hi vọng, nhờ hạt giống này mà con người có thể tiếp tục sống dù bao tai họa vẫn lẩn khuất quanh cuộc sống của họ
Loài người phải trải qua năm thời đại Thứ nhất là thời đại vàng, con người sống với nhau trong tình thân ái vô cùng hạnh phúc, họ luôn chia sẻ và giúp đỡ nhau, của cải vô cùng phong phú và là của chung của tất cả mọi người Con người luôn trung thực và trọng danh dự, không ai có mưu đồ làm giàu riêng cho bản thân mình Con người sống cũng không hề biết đến bệnh tật, họ già và họ ra đi như một giấc ngủ êm dịu Thần Zeus sẽ cho họ trở thành những vị thần Nhân hậu để bảo vệ chân lí cũng như lãnh trách nhiệm bảo trợ cho con người trong nhân gian Nhưng rồi thời đại hoàng kim cũng qua thế hệ thứ hai xuất hiện – thế hệ bạc Con người ở thề
hệ này không còn được như thế hệ trước từ hình dáng đến trí tuệ Từ trái tim của họ mọc lên những dây mơ rễ má của thói ghen tị, tham lam, xúc xiểm, dối trá và tàn bạo Hơn nữa, họ lại khinh thị thần linh vì thế nên thần Zeus nổi giận chôn vùi họ xuống đất đen Thần Zeus lại sáng tạo ra thế hệ thứ ba, chính là thế hệ người đồng
Họ được sáng tạo từ cán của những ngọn lao đồng, có thể nói thời đại này con người sống dưới sự bảo trợ của thần chiến tranh Arex Con người sống rất lạnh lùng, trái tim họ không hề biết xúc động trước những cảnh đau thương tang tóc Họ có một thân hình vạm vỡ và sức vóc hơn các thế hệ người trước nhưng họ không sử dụng sức lực đó vào lao động mà họ luôn lao vào các cuộc giao tranh đẫm máu từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến ngày không còn ai trên thế gian, những người ở thế hệ này tự hủy diệt bản thân mình Thế hệ thứ tư bắt đầu xuất hiện, thế hệ này bao gồm những con người đứng đắn hơn, ưu tú hơn thế hệ trước, có thể gọi đây là thời đại của các vị bán thần, của những anh hùng Nhưng cuộc sống của họ không kéo dài những cuộc chiến tranh để thực hiện lí tưởng anh hùng đã cướp đi sinh mạng của họ
Có những người ngã xuống nơi chân thành Tebơ bảy cổng, và có thể nói cuộc chiến tranh để giải thoát cho đất mẹ Gaia khỏi gánh nặng vì số lượng dân quá đông đang tồn tại – cuộc chiến thành Tơroa là cướp đi nhiều sinh mạng của con người, đặc biệt
là các vị anh hùng nhất Thương xót những con người ưu tú khi họ chết đi thần Zeus
Trang 36đưa họ tới một nơi xa hẳn mọi người, xa tít tắp mù khơi, nơi tận cùng của đất để họ
có một cuộc sống khác trên những hòn đảo hạnh phúc bên bờ đại dương do Ôkêanôx cai quản Thần Zeus tiếp tục tạo ra một thế hệ người nữa, đây là thế hệ cuối cùng và cũng là thế hệ cùng cực nhất của con người – thế hệ người sắt Con người được tạo
ra bằng sắt Họ luôn sống trong cảnh thù hằn, xung đột, thiếu thốn, cực nhọc, vất vả, tất bật và lo âu Họ đối xử với nhau trắng trợn, lạnh lùng và tàn nhẫn Đời sống đạo
đức sa sút đến mức tốt xấu lẫn lộn, phải trái phân minh Cảnh lừa thầy, phản bạn, bất
nghĩa, bất hiếu là chuyện thường, chẳng còn gì là thiêng liêng cao cả nữa, danh dự bị vứt bỏ, lòng tôn kính thần linh cũng không còn Quyền thế, tiền bạc trở thành quyền lực tối cao, vậy nên những người cơ cực lương thiện luôn bị ức hiếp, vu cáo, ám hại Các nữ thần Lương tâm và Công lí phải từ bỏ thế gian mà về sống trên thiên đình Bất hòa, bạo lực, chiến tranh cứ bám riết lấy thế hệ người sắt Chẳng có gì có thể chấm dứt thời đại này được, cho nên thế hệ này tồn tại cho đến ngày nay Giống người sắt phải chịu những nỗi đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết Họ phải làm việc vô cùng cực khổ mới có thể có được cái ăn và vì họ sống gần như vô thần nên thần linh không ban cho thế hệ người này bất kì một đặc ân gì [8; tr.73]
Sau những lí giải về sự xuất hiện và tồn tại của nhân loại Thần thoại Hi Lạp
đi vào ghi lại những truyền thuyết về các anh hùng, thường là con của thần Zeus với
những người phụ nữ trần thế đoản mệnh Trong những người anh hùng nổi bật hơn
cả là Hêraklex Chàng đã lập nên nhiều chiến công phi thường vang dội đến trời cao
đến nỗi nữ thần Hêra rất căm ghét đứa con riêng của chồng nhưng cuối cùng vẫn vui
vẻ chấp nhận cho chàng gia nhập thế giới thần linh đời đời bất tử Bên cạnh đó còn các anh hùng khác như Pecxê, Têzê… cũng lập được rất nhiều chiến công, điều này thế hiện khát vọng của con người luôn chinh phục được những thế lực khác từ vua chúa bạo ngược, những dị nhân, quái thú đến thế giới vũ trụ bao la Những bán thần cũng có thể sinh ra từ mối lương duyên của các nữ thần với người trần Đó là trường hợp của nữ thần biển Thêtix với vua Pêlê đã sinh ra Asin người anh hùng mà tiếng tăm vang động cả đỉnh Olanhphơ, chính chàng là nhân tố tất yếu của việc hạ thành Tơroa Bên cạnh những vị bán thần có một anh hùng sinh ra từ những người trần
đoản mệnh nhưng không phải vì vậy mà chàng thua kém mọi người, chính là chàng
Hector – niềm kiêu hãnh và tự hào của thành Tơroa
Trang 37Qua khảo sát Thần thoại Hi Lạp ta thấy bên cạnh những thần thánh, anh hùng
thì số phận của những người phụ nữ cũng đã được nói đến Có thể nói trên đỉnh Olanhphơ, Zeus đã rất công bằng khi số lượng nam thần và nữ thần là bằng nhau trong số 12 vị thần cai quản nhân gian Họ rất đẹp và cũng vô cùng quyền lực, họ thuộc một thế giới khác con người nhưng không phải vì vậy mà họ thoát khỏi những
hỉ, nộ, ái, ố chốn nhân gian Họ cũng yêu, cũng ghen, cũng đau khổ khác chăng là cuộc sống của họ luôn sung túc, họ sống bất tử và mãi mãi ngự trị nơi chỉ có niềm vui đọng lại muôn thuở còn nổi buồn chỉ thoáng qua Chẳng phải chỉ có Zeus mới tìm những mối tình nơi trần gian, các nữ thần cũng mất biết bao nước mắt vì tình Chính nữ thần tình yêu và sắc đẹp cũng yêu một cách đắm say anh chàng Ađônôx, yêu đến độ chấp nhận chia sẻ tình yêu để có thể sống gần chàng, bởi vợ Hađex nàng Perxêphôn cũng yêu chàng trai này đắm say không thua gì nữ thần tình yêu Cuối cùng Zeus phân xử mỗi nữ thần sẽ được sống gần chàng trai này một nữa thời gian trong năm Nữ thần tình yêu yêu chàng trai đến độ quên chăm sóc nhan sắc của mình suốt ngày quấn quýt bên chàng, nhưng dù là thần họ cũng không thoát khỏi cái gọi là “số mệnh”, dù biết trước nhưng cuối cùng nữ thần cũng không giúp được chàng trai thoát khỏi cái chết Khỏi phải nói thì ta cũng biết nàng đã đau khổ như thế nào Một mối tình cũng biết bao nước mắt và tuyệt vọng của một nữ thần khác chính
là nữ thần mặt trăng Xelênê Nàng yêu chàng chăn chiên Ăngđimiông tha thiết, chàng trai này có một vẻ đẹp hiếm có, chàng không biết rằng mình được một nữ thần yêu mến nhưng chàng biết mình đẹp và chàng cầu xin thần Zeus cho mình được
đẹp mãi, thuận ý chàng trai nên thần Zeus liền ban xuống cho chàng một giấc ngủ,
chàng sẽ được đẹp mãi nhưng không bao giờ có thể trở dậy nữa Biết được điều đó
nữ thần rất đau buồn và cứ thế nàng mang mãi vẽ đượm buồn cho đến ngày nay
Thường những người phụ nữ đau khổ lại chính là những nữ nhân có sắc đẹp khuynh thành nên không thoát khỏi sự nhòm ngó của các vị thần Trong thời ấy ai
được sống cùng thần là cả một niềm hãnh diện, nhưng thường những người nữ này
phải chịu sự trả thù ghê gớm của nữ thần Hêra – vợ Zeus Vì bà rất ghét tính lăng nhăng của chồng, ai bị bà phát hiện thì cuộc sống coi như không chút yên ổn, kể cả con cháu hay người thân của họ Trong số đó phải kể đến Iô Vì tình yêu của Zeus
và lòng ghen tuông của Hêra mà nàng phải lưu lạc khắp bốn phương trời Dòng dõi của nàng sinh ra người anh hùng vĩ đại Hêraklex, chàng bán thần này là con của
Trang 38Zeus và nàng Ankmen, lần này nữ thần Hêra không làm hại gì Ankmen cả mà làm cho cuộc sống của chàng dũng sĩ của chúng ta phải dở khóc dở cười, trải qua rất nhiều gian lao mới có được vinh quang Zeus có rất nhiều mối tình với những người thiếu nữ trần gian và những mối tình đó thường sinh ra những người con xuất chúng trong xã hội
Bên cạnh những người được thần thánh yêu mến và bảo trợ thì cũng có những người bị ghét bỏ bởi sự xinh đẹp, tài năng hay vì các thần nghĩ là họ dám khinh thị thần thánh Đó là trường hợp của nàng Psikhê, vì nàng được mọi người khen ngợi là đẹp hơn cả nữ thần tình yêu nên bị nữ thần này trừng phạt Nhưng oái oăm thay khi nữ thần ra lệnh cho thần tiểu tình yêu là con trai của mình đi trừng trị nàng ta thì anh chàng này lại trúng tên của chính mình và yêu say đắm cô gái, sau
đó chàng ta còn dấu mẹ để cưới nàng Psikhê xinh đẹp Tới lúc phát hiện ra vị nữ
thần tình yêu và sắc đẹp này đã không tiếc tay trừng trị cô gái nhưng cuối cùng tình yêu vẫn chiến thắng mọi thế lực khác Hay chuyện Arakhê bị Atêna biến thành nhện,
đây không phải là câu chuyện tình yêu mà có lẽ người cổ đại chỉ muốn giải thích vì
sao có con nhện và vì sao nó giăng tơ mãi như vậy trong suốt cuộc đời Câu chuyện
là cuộc tranh tài dệt giữa nữ thần Atêna với nàng Arakhê, cả hai bức dệt đều khó phân thắng bại nhưng vì Atêna là thần nên có quyền trừng phạt những người trần hỗn láo dám xúc phạm thần linh nên Từ đó con nhện có mặt trong nhân gian Đây
là một câu chuyện đơn giản nhưng rất có ý nghĩa Nó phản ánh được ý thức của con người trước năng lực của mình và từ đó họ cũng không vì sợ một thế lực nào mà phải che dấu điều đó
Càng nghiên cứu thần thoại ta càng thấy có nhiều điều thú vị Thần thoại Hi Lạp thực sự là một quyển sách có nhiều sự kiện phong phú và thu hút độc giả ở mọi
lứa tuổi và mọi thời đại khác nhau Đây là những câu chuyện không phải chỉ là huyền thoại mà thông qua lớp vỏ bọc hoang đường nó đã phản ánh gần như trọn vẹn hiện thực cuộc sống, tín ngưỡng, tư duy của con người Hi Lạp cổ đại Khi tiếp xúc với những câu chuyện thần thoại này ta có thể thấy rõ những bước đi rất vững chắc của con người trong tư duy qua quá trình phát triển của xã hội Từ những buổi ban
đầu với suy nghĩ còn đơn giản đến những khoảng thời gian càng về sau càng phức
tạp và đúng với hiện thực khách quan hơn
Trang 392.2 – Hình ảnh người phụ nữ trong anh hùng ca Iliat và Ôđixê của
Homerơ
2.2.1 – Đôi nét về Homerơ
Xung quanh cuộc đời của người được mệnh danh là khai phá cho nền văn học
cổ đại Hi Lạp này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi Không có bất kì một văn bản nào chính xác để ta có thể xác định về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của ông, hầu như mọi tư liệu về ông đều được bắt đầu bởi câu: “theo truyền thuyết kể lại…”
Đồng thời có đến bảy thành bang tranh giành nhau làm nơi “chôn nhau cắt rốn” của
ông, kể ra thì cũng thật vinh dự cho thiên tài này khi nằm xuống được các nơi ngưỡng vọng, nhưng cũng thật khó khăn cho những người tìm hiểu về văn học cổ như chúng ta bây giờ
Theo ý kiến của nhiều nhà Hi Lạp học hiện nay thì Homerơ là một nghệ sĩ dân gian – một aet Aet là một thuật ngữ dùng để chỉ người nghệ sĩ dân gian Hi Lạp
cổ, tác giả của những bản anh hùng ca vì aet theo tiếng Hi lạp cổ có nghĩa là ca sĩ Hoạt động sáng tác của aet là một quá trình vận động không ngừng giữa công việc thu lượm những bài ca trong dân gian và ứng tác biểu diễn Aet thường là những người mù, tàn tật, già yếu không đảm đương nổi công việc lao động sản xuất, chăn nuôi vất vả của thị tộc, bộ lạc Họ cho rằng Homerơ là một aet vì những lẽ trên Ông
đã có công sưu tầm, chỉnh đốn những bài ca dân gian ngắn về “truyền thuyết cuộc
chiến thành Tơroa” để xây dựng thành hai tác phẩm hoàn chỉnh, hai bản anh hùng ca
đồ sộ Tác phẩm của Homerơ trước hết là những sáng tác dân gian và được truyền
miệng Việc dùng văn tự ghi lại hai bản trường ca của ông theo các nhà nghiên cứu thì thuộc vào một thời kì muộn hơn Người ta dự đoán ông sống vào thế kỉ IX hoặc VIII tr.CN, cũng có ý kiến cho rằng ông sống vào thế kỉ VII tr.CN
Theo những cứ liệu cổ nhất mà người ta cất công tìm hiểu về Homerơ thì nhà thơ này được sinh ra tại Chios Amorgos người sống ở nửa thứ hai của thế kỉ VII tr
CN đã ra sức chứng minh cho điều này và Pindare nhà thơ trữ tình của nền văn học
cổ đại Hi Lạp (ông sinh năm 518 và mất năm 438 tr.CN) cũng ủng hộ giả thuyết trên Người ta cho rằng chính Homerơ là tác giả của một bài ca thần thiêng viết về Apôlông, vì tác giả bài ca này không xưng danh, bị mù và sống ở Chios Từ đấy, xuất hiện ở đây một nhóm nhà thơ mà người ta gọi họ và họ cũng tự gọi mình là
Trang 40những Homerides và họ cũng tự khẳng định mình là con cháu của Homerơ thần thánh Có một bản tiểu sử cổ nhất về Homerơ do nhà sử học Hi Lạp Herodote giới thiệu, xuất hiện vào khoảng thế kỉ V tr.CN Tác giả ở đây ghi lại câu chuyện về một
cô gái mồ côi tên là Creteides, người gốc xứ Cumes, thuộc Eolie bị quyến rũ bởi người đỡ đầu, và để tránh cho cô gái sự tai tiếng mà do chính mình gây ra hắn đã mang cô tới Smurne, một thuộc địa của Cumes Tại nơi đây, khi đến xem lễ hội ở cửa sông Mêle cô đã hạ sinh một bé trai và đặt tên là Melesigene, dường như cái tên mang ý nghĩa như một cách để tôn vinh dòng sông Phemios, một thầy giáo đang dạy thể thao ở thành bang đó đã nhận Creteides làm người phục vụ và đón cả hai mẹ con về nuôi, ông mong chờ nhiều ở đứa trẻ này lớn lên sẽ làm được những điều mà tiếng thơm để đến muôn đời Rất nhanh chóng sự nhanh nhẹn, hoạt bát của Melesigene đã chiếm được cảm tình của mọi người ở tại Smyrne cũng như những lữ khách đến buôn bán hay vì công việc Trong số này có một ông chủ tàu lớn tên là Mentes một con người có học vấn và nhạy cảm đã dành cho chú bé một sự ưu ái đặc biệt Đồng thời, ông thường nhắc đi nhắc lại việc đi đây đi đó sẽ giúp nhiều cho cậu
bé trong việc học tập và tìm hiểu thế giới bên ngoài Chàng trai đã bị thuyết phục và chàng bắt đầu cuộc hành trình của mình Ở mọi nơi, anh đều quan sát học hỏi và ghi nhớ mọi điều Tới Ithaque sau chuyến đi Tây Ban Nha và Italia, anh bị đau mắt, còn Mentes vì không thể bỏ dở chuyến đi đã gửi anh lại một trong số những người bạn thân là Mentor – một người giàu có và mến khách Ở Ithaque, Melesigene học được rất nhiều bản sử thi, đặc biệt là về những cuộc phiêu lưu của Uylix Khi Mentes trở lại Ithaque dù bệnh mắt chưa khỏi nhưng anh cũng quyết định tiếp tục cuộc phiêu lưu bằng đường biển với ông ta Đây là một cuộc hành trình dài và có rất nhiều gian truân mà anh phải vượt qua cùng với những thủy thủ đoàn Tới Colophon, nhà thơ lâm bệnh lần thứ hai, và căn bệnh mắt càng tái phát một cách dữ dội hơn Lần này, nhà thơ bị mù hẳn
Không thoải mái khi phải chia tay với những người đồng hành, nhưng do không còn lí do nào khác nhà thơ phải từ giả mọi người Nhà thơ dừng chân hẳn ở Smyrne và sống bằng thơ ca, nhưng không thành công trong việc kiếm sống ông quyết định trở về Cumes Ở đây nhà thơ đã được một thợ giày đón tiếp một cách nồng nhiệt và giữ lại một thời gian Trong thời gian này nhà thơ có sáng tác một vài tác phẩm, trong đó có tác phẩm viết về cuộc viễn chinh của Amphiaraos chống