Vì thế chọn đề tài trên ngoài việc giúp cho bản thân có sự tích lũy thêm kiến thức, chúng tôi cũng muốn đợc đóng góp một phần nhỏ bé những suy nghĩ của mình để hiểu hơn về thân phận ngời
Trang 1Trêng §¹i Häc Vinh Khoa Ng÷ V¨n
Trang 2Vinh, 5 - 2009
Trang 3Lời cảm ơn
Luận văn đợc hoàn thành là nhờ sự hớng dẫn nhiệt tình và chu đáo của cô giáo Thạch Kim Hơng , sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và sự cố gắng tìm tòi , khám phá của bản thân tôi
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhng do thời gian , nguồn t liệu và năng lực bản thân có hạn Hơn nữa đây là lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu sót Chính vì thế chúng tôi rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô cũng nh bạn bè trong khoa
Qua đây , chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với cô giáo hớng dẫn Thạch Kim Hơng và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Vinh , tháng 5 năm 2009Sinh viên: Lê Phơng Thảo
Trang 4Mục lục
Trang
A Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Phạm vi và đối tợng nghiên cứu 5
4 Phơng pháp nghiên cứu 5
5 Bố cục của luận văn 6
B Phần nội dung 7
Chơng 1 Giới thuyết chung về truyện Nôm 7
1 Khái niệm truyện Nôm 7
1.1 Đặc trng thi pháp 8
1.2 Phân loại truyện Nôm 9
1.3 Giới thuyết chung về hình tợng ngời phụ nữ trong văn học Việt Nam 12
1.3.1 Vẻ đẹp hình thể , một vẻ đẹp mang đầy hơng sắc thiên nhiên 13
1.3.2 Những biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn 14
1.3.2.1 Những ngời phụ nữ có tài, có tình, có ý chí và nghị lực 16
1.3.2.2 Hiện thân của những nỗi thống khổ 18
1.3.2.3 Khát vọng chống đối, vợt lên số phận 22
Chơng 2 Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học 25
2.1 Những nét tơng đồng trong việc miêu tả hình tợng ngời phụ nữ ở truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học 25
2.1.1 Về dung mạo, hình thể 25
2.1.2 Tình yêu tự do vợt ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến 27
2.1.3 Tình yêu chung thủy son sắt 31
2.2 Những sự khác biệt trong việc miêu tả hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học 37
Trang 52.2.1 Tinh thần đấu tranh, phản kháng 37 2.2.2 Số phận bi kịch của ngời phụ nữ 44
Trang 6Chơng 3 Nghệ thuật thể hiện hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình
dân và truyện Nôm bác học 53
3.1 Những nét tơng đồng 53
3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 53
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật 54
3.2 Những sự khác biệt 58
3.2.1 Nghệ thuật miêu tả 58
3.2.1.1 Nghệ thuật miêu tả kết hợp giữa tự sự và trữ tình 58
3.2.1.2 Thiên nhiên – phơng tiện nghệ thuật đặc thù thể hiện hình tợng nhân vật phụ nữ 61
3.2.2 Ngôn từ, giọng điệu miêu tả 65
C Phần kết luận 71
Tài liệu tham khảo 74
Trang 7A Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Chúng tôi chọn đề tài “ Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học ” trớc tiên là do bản thân thấy tâm đắc với đề tài.
1.2 Hơn nữa Hình tợng ngời phụ nữ ” luôn là một đề tài hấp dẫn các nhà
nghiên cứu văn học Ngời phụ nữ đã trở thành hình tợng trung tâm của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX một giai đoạn lịch sử
đầy biến động Những ngời phụ nữ có tài, có sắc, có bản lĩnh dám “đứng chéo” thế lực cờng quyền, là ngời dám bộc lộ khát vọng tình cảm chính đáng của họ mặc cho “quản bao miệng thế lời chênh lệch”
1.3 Xung quanh đề tài này đã có biết bao công trình nghiên cứu về nó Tuy nhiên, đối với đề tài “ Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học” thì cha có một ai quan tâm đến nh một vấn đề chuyên
biệt Vì thế chọn đề tài trên ngoài việc giúp cho bản thân có sự tích lũy thêm kiến thức, chúng tôi cũng muốn đợc đóng góp một phần nhỏ bé những suy nghĩ của mình để hiểu hơn về thân phận ngời phụ nữ trong thế giới truyện Nôm nói riêng và trong nền văn học rộng lớn nói chung Qua đó, hiểu đợc tấm lòng nhân
đạo của các nhà Nho, thấy đợc cảm hứng nhân văn đợc thể hiện sâu sắc trớc cuộc đời của những ngời phụ nữ tài hoa
1.4 Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi chọn ra một tác phẩm thuộc truyện Nôm bình dân đó là đó là Phạm Tải Ngọc Hoa– và một tác phẩm thuộc truyện Nôm bác học là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nhằm chỉ
ra những sự tơng đồng, những sự khác biệt về nội dung và nghệ thuật biểu hiện hình tợng ngời phụ nữ ở một số phơng diện để từ đó lý giải những sự tơng đồng
và những sự khác biệt đó Hoàn thành luận văn này cũng nhằm tạo ra một cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn, có hệ thống hơn về “Hình t ợng ngời phụ nữ “ Đồng thời đề tài cũng sẽ góp phần bổ trợ cho việc giảng dạy ở trờng phổ thông về sau
2 Lịch sử nghiên cứu
Trang 82.1 Liên quan đến nội dung đề tài, từ trớc đến nay có khá nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu nh:
Lê Hoài Nam có bài viết: “Phạm Tải – Ngọc Hoa – một truyện Nôm
khuyết danh có giá trị” in trong “Nghiên cứu văn học” số 8/1960
Đặng Thanh Lê với bài: “Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm”, đăng
trên “Tạp chí văn học”, số 2/1968
Bùi Văn Nguyên có bài: “Truyện Nôm khuyết danh – một hiện tợng đặc
biệt của văn học Việt Nam” đăng trên “Nghiên cứu văn học”, số 7/1960
Hoài Thanh có bài: “Quyền sống của con ngời trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du”, in trong “Nguyễn Du về tác giả tác phẩm”
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu nh: “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – đến hết thế kỷ XIX ” của Nguyễn Lộc hay “Mấy vấn đề thi pháp” của Trần Đình Sử cũng có điểm qua vấn đề ngời phụ nữ trong truyện Nôm khuyết danh
Khi bàn về vấn đề ngời phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã đa ra một số nhận xét sau:
“ Trong bối cảnh trào lu nhân văn, truyện Nôm sinh ra để nói về ngời phụ nữ, truyện Nôm nh là thể loại thể hiện tốt nhất, đầy đủ nhất về đề tài ngời phụ nữ, trong mọi quan hệ xã hội rộng lớn “ (7 ; 233 – 234)
“ Ngời phụ nữ trớc đây là nạn nhân của nạn mua bán, cha mẹ kết gắn với ngời nào thì phải nghe theo nhng đến thời kỳ này trong các truyện Nôm họ lại là ngời đại diện cho sức mạnh, cho các thế lực mà chế độ phong kiến phải chấp nhận và nếu bị ngăn trở, họ sẽ đấu tranh cho đến cùng để thực hiện cho bằng đợc tình yêu của họ ”
“ Trong việc xây dựng và giữ gìn hạnh phúc lứa đôi vai trò ngời phụ nữ rất
đợc đề cao Họ đóng vai trò chủ động đấu tranh cho chính nghĩa, cho tình yêu, cho tình thủy chung , giải quyết nhiều khó khăn giúp ngời yêu thoát nạn Ngời ta thấy nhiều khi bản lĩnh của ngời phụ nữ còn vững vàng hơn cả phía đàn ông ” (17 ; 11)
Trang 9“ Bên cạnh tài sắc, đặc trng cho tính cách Thúy kiều còn là cái ý thức làm ngời của nàng nữa Có thể nói trong văn học quá khứ Việt Nam, hiếm có một nhân vật thứ hai nào ý thức về cuộc sống, ý thức làm ngời rõ rệt sâu sắc nh Kiều Thúy Kiều là nhân vật luôn tự ý thức để nhận thức cho đúng mọi quan hệ xã hội
đồng thời không ngừng vơn vơn lên ở đỉnh cao nhất của giá trị làm ngời ” (10 ; 384)
“ Sức sống của con ngời Kiều đã làm rạn nứt cái khuôn chật hẹp của phong kiến Thân thế trầm luân của Thúy Kiều lại là lời tố cáo những gì nhơ nhớp độc
ác trong trật tự phong kiến Giữa xã hội phong kiến ném ra một con ngời nh vậy quả là một chuyện rất phiền cho phong kiến “ ( 10 ; 74)
Trong cuốn Nguyễn Du – tác gia tác phẩm của nhiều tác giả, Nxb GD ,
1999 cũng có đoạn viết: “ Truyện Kiều không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của ngời phụ nữ, ca ngợi tài năng của con ngời trong xã hội cũ mà còn đề cao khát vọng làm ngời, khát vọng yêu thơng, đợc hởng hạnh phúc thông qua nhân vật Thúy Kiều – một ngời tài sắc vẹn toàn mà cuộc đời cứ xô đẩy, nhấn chìm nàng xuống đáy xã hội ”
Trong lời nói đầu cuốn Nguyễn Du toàn tập – Tập 1, Nxb VH, 1996, Mai Quốc Liên có nhận xét: “ Ngời ta nói Nguyễn Du trân trọng ngời phụ nữ Đó là nét nổi trội của chủ nghĩa nhân đạo mọi thời, từ Đông sang Tây, từ phục hng đến thế kỷ XIX Nguyễn Du cảm thơng vô hạn trớc những số phận phụ nữ Cha có ai viết hay về Tiểu Thanh, Dơng Phi, ngời ca kỹ La Thành nh Nguyễn Du Cha có
ai nói mình là ngời cùng hội cùng thuyền với nỗi oan của Tiểu Thanh nh Nguyễn Những mạch nguồn nhân đạo ấy đã tích tụ lại và đã thành Kiều, đại d-
ơng mênh mông của chủ nghĩa nhân đạo Nàng Kiều dù trong nhơ đục vẫn trong trắng, vẫn vơn lên trên kiếp ngời của mình, đứng cao hơn nó và có lúc Nguyễn
Du đã đi tới đầu mút của chủ nghĩa nhân đạo: Đục trong thân cũng là thân Cái quý nhất của con ngời là chính bản thân con ngời vậy: Con ngời là thực thể cao nhất, con ngời là thợng đế của bản thân con ngời “
Nguyễn Lộc cũng có nhận xét: “ Thúy Kiều không còn là một con ngời bình thờng mà phải là một nhân cách, một thớc đo, một nguyên lý cuộc sống để
Trang 10mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc
lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể ngụy trang che dấu đợc “
Lê Đình Kỵ trong bài viết “ Nguyễn Du và đạo đức phong kiến (qua nhân vật Thúy Kiều), TCVH số 9/1965” có viết: “ Dành lấy quyền sống cho một ngời
nh Thúy Kiều, bảo vệ những giá trị mà Kiều là đại diện Truyện Kiều đã biện hộ cho quyền sống của ngời phụ nữ và đã đạt tới một chiều sâu rộng của sự khái quát cha từng thấy trong văn học thời kỳ phong kiến ” (10 ; 83)
Trong báo văn nghệ tháng 11 / 1965, tác giả Bùi Xuân Quý đã viết: “ Ngời
ta thờng nói tới thái độ của Nguyễn Du đối với ngời phụ nữ, nhất là đối với ngời
ca kỹ - những hạng ngời bị khinh rẻ nhất trong xã hội cũ Không bao giờ Nguyễn
Du nhìn thấy những ngời phụ nữ nh những thứ đồ chơi mà luôn luôn có thái độ trân trọng, đồng tình, đồng điệu với họ “
Nguyễn Du đã đa ra một mẫu ngời phụ nữ bị xã hội dồn lên đầu tất cả những nỗi nhục nhã ê chề mà ngời đàn bà thời trớc có thể chịu đựng, nhng cũng chính ngời phụ nữ ấy trong cuộc đời cay đắng của mình vẫn giữ đợc đạo làm ng-
ời, vẫn bảo vệ đợc nhân phẩm và trong hoàn cảnh của mình đã hành động một cách xứng đáng, không chê vào đâu đợc ( 10 ; 84)
2.2 Qua khảo sát chúng tôi thấy, nhìn chung các công trình nghiên cứu về
“ Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học”
chắc chắn còn rất nhiều ở đây chúng tôi chỉ lựa chọn một số các công trình có liên quan đến đề tài Chúng tôi nhận thấy rằng cha có công trình nào đi sâu nghiên cứu hình tợng về ngời phụ nữ ở cả hai thể loai tác phẩm mà chúng tôi vừa nêu trên hoặc cũng mới chỉ nghiên cứu về truyện Nôm khuyết danh, về tác phẩm
Phạm Tải Ngọc Hoa
“ – ” , về tác phẩm “ Truyện Kiều” ở những khía cạnh khác, hoặc cũng chỉ mới dừng lại ở mức chung chung khi nói về ngời phụ nữ, chứ cha
đi sâu vào nghiên cứu đề tài này một cách cụ thể và toàn diện, cha làm nổi bật
đ-ợc “ Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học .
”
Trang 11Và trong số các công trình nghiên cứu trên thì bài viết “ Quyền sống của con ngời trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ” in trong Nguyễn Du về tác gia“
tác phẩm” của Hoài Thanh; bài viết “Phạm Tải Ngọc Hoa, một truyện Nôm–
khuyết danh có giá trị ”, đăng trên “Nghiên cứu văn học”, số 8 /1960 của Lê
Hoài Nam và bài viết “Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm” đăng trên
“Tạp chí văn học” số 2 – 3 /1986 của Đặng Thanh Lê, đợc xem là gần với đề
tài luận văn nhất Nói nh vậy không có nghĩa là các nhà nghiên cứu không làm
đợc mà họ cha đặt ra vấn đề đó một cách khu biệt Đây vừa là những khó khăn nhng cũng tạo đợc những điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình Khó khăn vì sự ít ỏi của tài liệu sẽ làm cho việc xác định hớng đi của đề tài không dễ dàng gì Nhng mặt khác, đó sẽ tạo thành điều kiện để chúng tôi phát huy tối đa những sáng tạo của bản thân mình
2.3 Luận văn trên cơ sở tiếp thu các thành tựu của các nhà nghiên cứu trớc, chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và mở rộng đề tài về chiều sâu lẫn chiều rộng: khảo sát, khám phá hai truyện, cố gắng đa ra những kiến giải của mình nhằm nêu ra những nét nổi bật nhất về hình tợng ngời phụ nữ
3 Phạm vi nghiên cứu và đối tợng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là “ Hình t ợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học ”
3.2 Nhng vì truyện Nôm có khối lợng tác phẩm rất lớn nên chúng tôi chỉ chọn một tác phẩm thuộc truyện Nôm bình dân và một tác phẩm thuộc truyện Nôm bác học để khảo sát và nghiên cứu
Cụ thể là tác phẩm Phạm Tải Ngọc Hoa– in trong cuốn “Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam”, tập 1, NxbVH, 2000 do Bùi Văn Nguyên chủ biên
Và Truyện Kiều của Nguyễn Du, do có rất nhiều bản Kiều đợc lu hành nên
trong khóa luận này chúng tôi chọn bản của Đào Duy Anh
4 Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phơng pháp sau
Trang 12Phơng pháp phân tích , tổng hợp
Phơng pháp so sánh , đối chiếu
Sử dụng những phơng pháp trên để tìm ra sự tơng đồng và những nét sáng tạo mới khi xây dựng hình tợng ngời phụ nữ từ truyện Nôm bình dân đến truyện Nôm bác học
Tất cả những phơng pháp trên đều đợc chúng tôi đứng trên quan điểm lịch
sử để soi chiếu và nghiên cứu
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo Nội dung của luận văn
đợc trình bày trên ba chơng:
Chơng 1 Giới thuyết chung về truyện Nôm
Chơng 2 Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học
Chơng 3 Nghệ thuật xây dựng hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học
Trang 13B Phần nội dung Chơng 1 Giới thuyết chung về truyện Nôm
1 Khái niệm truyện Nôm
Về thuật ngữ nhằm định danh thể loại này có rất nhiều ý kiến khác nhau Trong bài Khảo cứu truyện Song Tinh bất dạ của Đông Hồ gọi là “Truyện diễn
ca” Hoàng Thiếu Sơn trong bài Tôn Giáo ca Việt Nam thì lại gọi truyện Nôm là
“Truyện Nôm” Cao Huy Đỉnh trong bài Vai trò lịch sử của truyện thơ Nôm thì
muốn gọi rõ là “Truyện thơ Nôm” – một thể loại “Truyện thơ viết bằng chữ Nôm” để phân biệt với truyện viết bằng chữ Hán Tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhng nhìn chung, ý kiến phổ biến nhất hiện nay vẫn gọi thể loại này là
Truyện Nôm – một tên gọi gần gũi, quen thuộc trong dân gian.
Dơng Quảng Hàm là ngời đầu tiên dùng thuật ngữ Truyện Nôm, trong phần
tổng kết sách Việt Nam văn học sử yếu mục “Việt văn”, tác giả ghi rõ: “Truyện
Nôm là tiểu thuyết viết bằng văn vần” Đây là định nghĩa sơ lợc đầu tiên về truyện Nôm
Trong Truyện Kiều và thể loai truyện Nôm, Đặng Thanh Lê đã mở rộng khi
cho rằng “Truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phơng thức tự sự (phân biệt với các tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phơng thức trữ tình kiểu Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và các thể loại trữ tình
khác nh ca dao, Đờng luật) có nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thông qua sự trình bày miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơ sở
đó, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật (trong mối quan hệ với nhiều vận mệnh nhiều tính cách nhân vật khác)” (12 ; 55) Theo tác giả, truyện Nôm chính là một hình thức của thể loại “Truyện”, tức “tiểu thuyết” trong ý nghĩa cổ xa của từ này, với hai đặc điểm (1)Nguồn gốc sự việc xuất phát
từ cuộc sống xã hội rộng rãi và (2) nội dung đề cập đến những câu chuyện dung tục (bỉ sự) thiếu tính chất “trang nghiêm”, “tao nhã” (12 ; 66 – 67)
Nhìn chung, những định nghĩa khác nhau về truyện Nôm đã đợc nêu ra trên
đây đều xuát phát từ những hớng nghiên cứu khác nhau của các tác giả Tuy
Trang 14nhiên, những quan niệm đó, đều dựa trên cơ sở chính là đặc trng thi pháp của truyện Nôm nên tuy khác nhau vẫn thống nhất ở một số điểm chung Qua tập hợp các ý kiến vừa nêu, chúng tôi thống nhất cho rằng: Truyện Nôm là thể loại
tự sự bằng thơ dài của văn học cổ điển Việt Nam (phát triển mạnh vào cuối thế
kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX) do viết bằng tiếng Việt ghi bằng chữ Nôm nên đợc gọi là Truyện Nôm
1.1 Đặc trng thi pháp
Truyện Nôm bản thân nó đã là một hiện tợng văn học khá phức tạp Vì vậy, việc xác định những đặc trng thi pháp của thể loại này có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau
Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều, khi bàn về truyện Nôm đã cho
rằng: bản chất văn học viết và bản chất của truyện Nôm bình dân không hề loại trừ nhau Tác giả đặt ra vấn đề: vậy truyện Nôm là hai thể loại – thể loại truyện
kể dân gian và thể loại tiểu thuyết thuộc hai loại hình văn học hay là một thể loại
mà hai loại hình thuộc văn học viết (18;85) Tác giả khẳng định: “Truyện Nôm
là thể loại ra đời trên cái nền nhu cầu “diễn âm”, “diễn ca”, “diễn Nôm”, tức là truyền thống tự sự rất phổ biến của xã hội, trên cơ sở chữ Nôm và rất có thể tên gọi truyện Nôm có cội nguồn từ chữ nôm của nó, nghĩa là có chữ Nôm rồi mới
có truyện Nôm và có rồi mới có tên truyện Nôm” Ông cho rằng: “Truyện Nôm
là truyện viết ra để đọc, xem hoặc ngâm nga trong th trai, phòng văn, không có chữ Nôm thì không thể có truyện Nôm , viết truyện Nôm để “ngâm nga”, một thú chơi nghệ thuật ngôn từ của ngời Việt Đó là loại kể, để xem, để ngâm nga giải trí” (18; 86 – 89) Trong Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại, ngay từ phần mở đầu Kiều Thu Hoạch đã nhấn mạnh: “Việc chỉ xem xét
truyện Nôm nh đối tợng của folklore học cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới những nhận định và những luận điểm có phần thiếu khách quan, không
đúng với bản chất của thể loại” tác giả đã phủ định quan niệm xem truyện Nôm
là văn học viết, là thể loại tự sự và có xu hớng xem đó là văn học dân gian Tác giả viết: “Truyện Nôm là một thể loại sinh thành và phát triển từ cội nguồn và văn hóa dân gian”, sáng tác theo khuôn hình cốt truyện văn học dân gian, kết cấu
Trang 15“kết thúc có hậu” với yếu tố thần kỳ nhân vật nhiều loại tính hơn là cá tính, tác phẩm mang đậm t duy cổ tích, nội dung truyện Nôm bắt nguồn từ các truyện cũ, tích cũ, sử dụng phổ biến các mô típ dân gian.
Từ những ý kiến trên, chúng tôi thấy rằng: Truyện Nôm thuộc vào phạm trù văn học viết dân tộc, tuy nhiên chịu ảnh hởng ít nhiều của văn học dân gian Đó
là thể loại tự sự bằng thơ dài – tức phản ánh cuộc sống bằng phơng thức tự sự Chính vì vậy, về mặt thi pháp, truyện Nôm mang tất cả những đặc trng thi pháp của loại tác phẩm tự sự Ta có thể đa ra các đặc trng của truyện Nôm dựa trên cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật
là truyện Nôm biết rõ tên tác giả, còn truyện Nôm khuyết danh là truyện Nôm cha biết rõ tên tác giả là ai Thực ra lối phân chia này có tính hình thức, mà không nói lên một đặc điểm nào về nội dung hay thể loại”.Từ đó tác giả khẳng
định: “Thực tế trong kho tàng truyện Nôm tồn tại song song hai loại truyện còn
đợc nghiên cứu riêng nh hai chủng loại của một thể thống nhất Một loại là truyện Nôm kiểu: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống trân Cúc Hoa, Ph– – ơng Hoa, Hoàng Trừu Một loại là những truyện Nôm kiểu: Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Nhị độ mai, Phan Trần, Tây Sơng Loại trên có thể gọi là truyện
Nôm bình dân, loại dới có thể gọi là truyện Nôm bác học Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học dân gian thừa nhận có truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học Tác giả cho rằng: “Truyện Nôm nói chung là loại tác phẩm bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học Có những truyện gọi là truyện Nôm bình dân thì gần với văn học dân gian hơn Có những truyện thì ở hoặc trung gian, lại
Trang 16có truyện thì gần với văn học bác học hơn hoặc là hoàn toàn có tính chất là tác phẩm văn học bác học”.
Qua một số ý kiến tìm hiểu về vấn đề phân loại truyện Nôm nh trên, chúng
ta thấy nổi lên hai khuynh hớng cơ bản: một là phân chia truyện Nôm thành truyện Nôm khuyết danh và truyện Nôm hữu danh; một là phân chia truyện Nôm thành truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học Khuynh hớng phân loại truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học rõ ràng là chiếm u thế và đợc nhiều ngời chấp nhận
Truyện Nôm bình dân
Truyện Nôm bình dân là sáng tác của nhà Nho không thành đạt sống gần gũi với nhân dân, quần chúng lao động Hình thức nghệ thuật đơn giản, nội dung thể hiện đạo đức trung hiếu tiết nghĩa và cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu hạnh phúc gia đình Đó là những truyện nhTống Trân Cúc Hoa– , Phạm Tải Ngọc–
Hoa, Thạch Sanh, Thoại Khanh Châu Tuấn – Đây là những tác phẩm mang
đậm đặc điểm t duy và sinh hoạt của ngời bình dân, rất lành mạnh, giản dị, giàu tinh thần đấu tranh và tình nhân ái Truyện Nôm bình dân đã có đời sống đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc Về đặc điểm cốt truyện, nhiều truyện Nôm bình dân mợn cốt truyện của truyện cổ dân gian Về cơ bản nó giữ lại cái sờn cốt truyện của truyện cổ Nhng nhìn chung cốt truyện Truyện Nôm đợc triển khai rộng rãi và sâu sắc hơn truyện cổ dân gian Đến truyện Nôm thì truyện cổ đợc tiểu thuyết hóa ở mức độ nhất định, tình tiết phức tạp hơn, dung lợng cốt truyện
mở rộng hơn, cốt truyện là phơng tiện bộc lộ chủ đề, song tính cách nhân vật lại
đóng vai trò đáng kể Về nhân vật, không thể phủ định rằng nhân vật trong truyện Nôm bình dân vẫn cha thoát khỏi những khuôn mẫu của nhân vật truyện
cổ tích, do đó mà thế giới nhân vật của truyện Nôm bình dân có tính chất lý tởng hóa, công thức hóa hơn là hiện thực, nhân vật loại tính hơn là cá tính ở truyện Nôm bình dân yếu tố tiểu thuyết mới là một xu hớng manh nha, thì ở truyện Nôm bác học chất tiểu thuyết đã đậm dần lên và có một số truyện đạt đến trình
độ “tiểu thuyết bằng thơ” nh Truyện Kiều
Trang 17Truyện Nôm bác học
Truyện Nôm bác học là những truyện Nôm có nội dung t tởng và tính nghệ thuật cao , nội dung chính là giải phóng tình cảm , tình yêu tự do vợt khỏi khuôn khổ lễ giáo phong kiến Tác giả của loại truyện Nôm này là những nhà Nho có học vấn cao Xét ở góc độ cảm hứng sáng tác và chủ đề có thể chia truyện Nôm bác học thành hai nhóm Một nhóm gồm những tác phẩm có nội dung luyến ái tự
do nh Truyện Song Tinh, Ngọc Kiều Lê, Hoa Tiên, Phan Trần, Sơ kính tân trang, Truyện Tây Sơng,Truyện Kiều Một nhóm khác gồm những tác phẩm có nội
dung trung hiếu tiết nghĩa nh Nhị độ mai, Lục Vân Tiên , loại tác phẩm này về
phơng diện tình yêu đôi lứa không đợc khắc họa sâu
Về cốt truyện, hầu hết loại truyện này đều dựa theo những cốt truyện trong văn học Trung Quốc, cá biệt mới có cốt truyện đợc nhà thơ h cấu, sáng tác Các nhân vật trong truyện Nôm bác học là những nam thanh nữ tú đa tình, tài hoa
Họ gặp nhau, rung động từ con tim, đến với nhau bởi sự thôi thúc của tình yêu
đôi lứa và trong quá trình đến với tình yêu, bảo vệ tình yêu, họ đã vợt lên trên hầu hết những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến Thành tựu của truyện Nôm bác học không chỉ biểu hiện ở cái mới trong các yếu tố hình thức nghệ thuật đợc sáng tạo bởi các nhà thơ tài năng mà còn bộc lộ trong những t tởng mới, quan niệm và cách nhìn mới về con ngời, về thời đại với nhiều đặc điểm mới mẻ và táo bạo, so với văn học truyền thống Đó là tình yêu tự do vợt ngoài lễ giáo phong kiến, mà hình tợng trung tâm hoặc hình tợng chính là ngời phụ nữ với nhiều khám phá mới mẻ và phong phú Hình tợng ngời phụ nữ với tình yêu say đắm, vợt mọi ràng buộc của lễ giáo hủ tục đã trở thành một chủ đề trung tâm, quán xuyến toàn bộ giai đoạn văn học này Nói cách khác: nếu nh trớc đó, ngời ta nói đến tình yêu chỉ nhằm thể hiện một một quan niệm đạo đức hay bộc
lộ một mong ớc về những điều tốt đẹp, thì đến thời kỳ này, tình yêu với tất cả những biểu hiện phong phú, tinh tế có thực của nó đã trở thành đối tợng và mục
đích của sự miêu tả và khám phá trong văn học Trong hoàn cảnh những yếu tố nhân đạo, dân chủ đang trở thành trào lu t tởng chung của thời đại, các nhà Nho
đã sáng tác những tác phẩm có nội dung tình yêu tự do của các tài tử giai nhân
Trang 18Qua đó, họ muốn bày tỏ tâm sự, muốn gửi gắm cả nỗi đau và khát vọng, muốn bộc lộ đồng cảm trớc những vấn đề xã hội Đó là vấn đề tự do cá nhân, vấn đề vận mệnh con ngời, vấn đề tài năng , nói chung là vấn đề về quyền sống của con ngời Những hình tợng nhân vật phụ nữ nh Dao Tiên, Quỳnh Th, Kiều Liên, Thúy Kiều và những mối tình say đắm của họ hoàn toàn không bị ràng buộc trong khuôn mẫu lễ giáo Thực ra, ngoài lễ nghĩa truyền thống nh một đờng viền mỏng manh , ở những mối tình đó toát lên những nét tự do, thanh tao, trong sáng
và tinh tế, những biểu hiện của một đời sống và khát vọng tinh thần mới mẻ, phong phú trong một nền văn hóa đang phát triển theo chiều sâu nhân văn của nó Truyện Nôm bác học đã tiến xa hơn hẳn trong việc khám phá thế giới nội tâm con ngời, những trạng thái cảm xúc xung quanh tình yêu tự do Những yếu tố mới xuất hiện trong cách nhìn nhận về cái đẹp, cái tài, sự gắn bó giữa tài và tình nh một giá trị của con ngời Qua những mối tình giai nhân tài tử, các tác giả đã đa vào văn học những quan niệm mới so với quan niệm truyền thống, về tình yêu tự do, về thái độ tôn trọng tài sắc ngời phụ nữ, về hạnh phúc, lòng chung thủy, về biểu hiện tinh tế có chiều sâu của những tâm hồn đang yêu Các nhân vật mang những nét mới đó, chính là kết quả của sự kết hợp nét đẹp của đạo đức truyền thống với âm vang của đời sống tinh thần mới, của t tởng thị dân trong những khía cạnh tích cực của nó, đang hình thành và phát triển khá mạnh trong xã hội Tất cả những đặc
điểm và nhân tố mới đó đã làm cho văn học thời kỳ này mang ý nghĩa nhân bản và
có giá trị nhân đạo sâu sắc
1.3 Giới thuyết chung về hình tợng ngời phụ nữ trong văn học Việt Nam
Hình nh đã trở thành một quy luật phổ biến là bất cứ một nền văn học nào khi ra đời trào lu nhân văn chủ nghĩa thì vấn đề ngời phụ nữ lại đợc đặt lên hàng
đầu, đợc đề cao, nhấn mạnh.Đối với các nhân vật phụ nữ trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, thái độ của các nhà thơ nói chung
là thông cảm, bênh vực và ca ngợi Họ không chỉ ca ngợi ngời phụ nữ ở mặt đảm
đang, chịu khó, chung thủy với tình yêu hay có hiếu đối với bố mẹ, nghĩa là ca ngợi những đức tính mà đạo đức phong kiến trên một xuất phát điểm khác cũng
Trang 19có thể chấp nhận và ngợi ca đợc, mà còn thông cảm và ca ngợi những đức tính nhiều khi đối lập gay gắt với đạo đức phong kiến.
Tuy vẫn biết rằng trong cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho phụ nữ Nhng cái đau khổ của ngời phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót tái tê riêng của nó Tuy nhiên ở ngời phụ nữ bao giờ cũng toát lên vẻ đẹp về nhân phẩm cao quý Ngời phụ nữ đợc các tác giả đề cao vì bản thân họ luôn ý thức một cách đầy đủ nhất về đức hạnh của mình và họ sẵn sàng bằng mọi giá để bảo vệ nó
1.3.1 Vẻ đẹp hình thể, một vẻ đẹp mang đầy hơng sắc thiên nhiên
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, vẻ đẹp hình thể của ngời phụ nữ là
đề tài không thể thiếu đợc Nó luôn đợc ca ngợi đầu tiên, ngay từ khi ngời phụ nữ mới xuất hiên trong tác phẩm.Không chỉ có một tâm hồn thanh khiết mà những ngời phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam còn mang một vẻ đẹp hình thể xinh tơi mơn mởn đầy sức sống Họ là những cô gái:
Đó là Bạch Viên sang trọng, mơn mởn xuân xanh:
Mấy đoạn sở vân xuôi tóc phợngNửa vòng thu nguyệt vạnh mày nga
Hay ngời ca kỹ ở đất La Thành:
Cành hoa đẹp thắm từ cõi tiên xuốngSắc đẹp uyển chuyển làm rung động sáu thành
Là Quỳnh Th:
Mày ngang bán nguyệt miệng chào trăm hoa
Nửa chiều cung quế hằng ngaHay nàng cung nữ trong Cung oán ngâm khúc với tài sắc không ai bì kịp:
Trộm nhớ thuở gây hình tạo hóa,
Vẻ phù dung một đóa khoe tơi
Trang 20Một vẻ đẹp cao quý, phúc hậu, Thúy Vân không những là một ngời con gái thùy mị, đoan trang mà lại còn có sắc đẹp “tóc xanh hơn mây” , “da trắng hơn tuyết” Vẻ đẹp khiến cho con ngời đến tạo hóa đều phải kính nhờng
Tựu trung lại, các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam thờng mang một vẻ đẹp ớc lệ tợng trng Nó không đợc vẽ ra bằng những đờng nét cụ thể mà nó đợc các tác giả hòa quyện với vẻ đẹp kỳ ảo của thiên nhiên, dung mạo của họ đợc thể hiện bằng những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên, đất trời, cỏ cây, hoa lá Nó khiến cho hình tợng ngời phụ nữ trong văn học trung đại trở nên huyền diệu hơn, thanh khiết hơn, say đắm lòng ngời hơn
1.3.2 Những biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn
Nếu nh hình thức là cái đợc tạo bởi dáng vẻ bên ngoài thì tâm hồn là đời sống tinh thần bên trong của mỗi con ngời.Những ngời phụ nữ luôn có ý thức giữ gìn bảo vệ tình yêu, trọn lòng với hai tiếng thủy chung Nàng Vũ Nơng trong
Chuyện ngời con gái Nam Xơng trớc sự ép buộc của tớng giặc để giữ lòng thủy
chung với chồng mà tìm đến cái chết thơng tâm Hay nàng Viên Thị trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ trớc sau giữ trọn “ Bền lòng vàng đá ” với chồng trong cõi đời “
Quen thói mây ma thế tục nhiều ” cho đến khi phải quay về tiên giới, vẫn không quên đợc cuộc sống nơi trần thế, đến nỗi “ Phai đào ủ nguyệt ” vì thơng nhớ chồng con Nàng Cúc Hoa trong Tống Trân Cúc Hoa– , khi Tống Trân từ chối lấy công chúa con vua nên bị đày đi “ xứ sự mời đông ” Mời mấy năm trời biệt
Trang 21âm tin chồng nhng nàng vẫn luôn kiên tâm chờ đợi chồng và nuôi mẹ chồng Tình cảm đó, vợt qua đợc muôn ngàn thử thách để cuối cùng họ đợc đoàn viên bên nhau.
Trớc cuộc đời đầy đau khổ, ngời phụ nữ không hề kêu ca, than phiền mà cam chịu, chấp nhận số phận nghiệt ngã để vơn lên khẳng định sự kiên trinh, chung thủy:
Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòaNhẫn điều khó nhẫn mới là chân tuThị Màu bắt Kính Tâm phải nuôi con, nàng vẫn không hề có phản ứng, vẫn tiếp tục chịu đựng “ Phúc thì làm phúc dơ đành chịu dơ ”
Và dù ở trong hoàn cảnh nào ngời phụ nữ vẫn không hề chịu khuất phục
tr-ớc số phận, luôn có khát vọng vơn lên Ngời phụ nữ luôn đấu tranh không biết mệt mỏi, không hề né tránh trớc những bất công, những phũ phàng trong cuộc sống Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ngời cung nữ cũng
phản kháng quyết liệt thực tại cuộc sống cung cấm, vua chúa để dành lại hạnh phúc mình từng có Nàng không chỉ muốn “ kêu một tiếng cho dài kẻo căm” mà còn muốn vạch trần bản chất trụy lạc, vô nhân đạo của bọn vua chúa:
Đuốc vơng giả chí công là thếChẳng soi cho đến khóe ân nhaiMuôn hồng nghìn tía đua tơiChúa xuân nhìn hái một hai bông gần
Trang 22Ngay cả khi không đợc làm chủ số phận của mình nhng vẫn luôn giữ đợc một tấm lòng kiên trinh tiết hạnh Ngời cung nữ đã không hề muốn lợi dụng sắc
đẹp tuyệt trần mà tạo hóa đã ban tặng để có đợc danh vọng mà nàng chỉ nghĩ về một tình yêu son sắt, thủy chung:
Chữ đồng lấy đấy làm ghiMợn điều thất tịch mà thề bách niên
1.3.2.1 Những ngời phụ nữ có tài, có tình, có ý chí và có nghị lực
Trong văn học trung đại Việt Nam đã có không ít tác giả tập trung ca ngợi
tài hoa trí tuệ của ngời phụ nữ.Trong tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng Thiên nam ngữ lục, tác giả đã ca ngợi những chiến công lừng lẫy của hai chị em bà Trng
trong công cuộc dẹp giặc ngoại xâm, đánh tan Tô Định, giành lại độc lập cho dân tộc:
ầm ầm tả đột hữu xôngChém Tô trong trận nh rồng cuốn mây
Đó quả thật là những ngời phụ nữ có bản lĩnh, có khả năng lãnh đạo, đã trở thành những nữ anh hùng huyền thoại làm gơng sáng cho ngời đời soi chung:
Gái tay cao mấy tài gái Triệu,Trục quân Ngô chân bó tay co
Buông uy chớp giật sớm khuya,
Nh bằng bẻ héo cành khô một chồi
Vắt hai vú lên vai cả lét,
Dễ sợ hùm chạy biệt đòi nơi
Để cho má phấn ra tài,Thấy trai thời ấy chẳng ai anh hùng
Hay cô Cầm với tài đàn ca bậc nhất ở Long Thành, tiếng đàn của cô đợc ví
nh tiếng đàn thuộc về đất trời, là cái đẹp, nó tự nở nh một bông hoa Là thiên nhiên chứ không phải do con ngời sắp đặt Đây là tiếng đàn:
Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổiTiếng trong nh hạc gọi xa xămMạnh nh Tiến Phúc sét gầm
Trang 23Buồn nh tiếng Việt, Trạng nằm đau rên.
Nàng cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều với những
tài nghệ vô song:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lí,Nét đan thanh bậc chị chàng Vơng
Cờ tiên rợu thánh ai đang,
Lu Linh, Đế Thích là làng tri âmHình ảnh ngời phụ nữ trong “ Truyền kỳ tân phả ”, một tác phẩm ghi chép
những chuyện hoang đờng của Đoàn Thị Điểm đã có những nét tiêu biểu cho
ng-ời phụ nữ thng-ời kỳ này
Và đặc biệt trong các truyện Nôm bình dân các cô gái đều có ý chí, có nghị lực lớn Nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa– cũng nh nàng công chúa trong truyện Lý Công đã dũng cảm đơng đầu với tất cả những thế lực đen tối phá
hoại tình yêu của họ Nàng Phơng Hoa trong truyện Phơng Hoa lại giả trai đi thi
để gặp vua tố cáo tội ác của tên Tào trung úy và minh oan cho ngời chồng cha
c-ới của nàng Và nàng Kiều của Nguyễn Du không phải chỉ có “hoạn nạn nh chị Thúy Kiều” mà còn là một ngời rất giỏi thi họa ca ngâm, lại biết điều khiển cả một phiên tòa xử tội những kẻ gây ra tội ác Thúy Kiều là một con ngời luôn luôn có ý thức về mình và về xung quanh, biết tình yêu là ánh sáng trong xã hội
đầy bóng tối, đồng thời cũng biết hy sinh vì một lẽ cao quý hơn
Ngoài ra, trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng, chúng ta thấy nhân vật phụ nữ tài hoa đợc bà ca ngợi, khẳng định với những ý chí, bản lĩnh không kém gì nam giới:
Ví đây đổi phận làm trai đợcThì sự anh hùng há bấy nhiêuThậm chí những ngời phụ nữ ấy còn mạnh dạn khẳng định tài năng của mình bằng cách chê bai những đấng sĩ tử kém cỏi:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Trang 24Có thể thấy ngời phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng thì lúc nào cũng nh thách thức với xã hội, có bản lĩnh, giỏi thơ phú, biết mình có khả năng không kém gì đàn ông, chỉ vì xã hội không chấp nhận nên không thi thố đợc Bản lĩnh, lòng tự tin vào tài năng của chính mình, không nhắm mắt buông theo số phận
“an bài” nh những tiếng thở dài não nuột mà ta thờng gặp Có khi lại tự khẳng
Và cái ghen của Hoạn Th thật là “ đàn bà thế ấy cũng âu một ngời ” Với Thị Màu, thì đằng sau sự lẳng lơ ấy là một hành động dũng cảm đã vợt qua lễ giáo phong kiến để theo đuổi tình yêu tự do của mình
1.3.2.2 Hiện thân của những nỗi thống khổ
Bên cạnh việc đề cao, ngợi ca các tác giả văn học trung đại đã dựng lên vô vàn những nỗi đau, sự bất hạnh của ngời phụ nữ Trong xã hội phong kiến, ngời phụ nữ là ngời bị áp bức nặng nề nhất Họ không những bị áp bức về phơng diện giai cấp mà còn bị áp bức về phơng diện giới tính Không chỉ ngời phụ nữ nghèo mới khổ mà nhiều khi nhng ngời phụ nữ xuất thân trong tầng lớp giàu có vẫn khổ Họ không phải chỉ khổ về vật chất mà nhiều khi còn rất khổ nhục về tinh thần, tình cảm
Ca dao thờng có câu “ lặn lội thân cò ”, một cách nói tô đậm nét đẹp trong phẩm cách của ngời phụ nữ Họ phải tảo tần đòn tre chín dạn hai vai để nuôi sống gia đình, đó không phải là việc dễ dàng.Trên con đờng ấy là bao lo toan vất vả của việc mu sinh Điều ấy thật không đơn giản! Thế nhng không hề có lấy một tiếng than vãn, sự hy sinh thầm lặng ấy hiện ẩn ở những thân cò lặn lội Có thể nói rằng niềm sung sớng hạnh phúc của họ không phải cho bản thân, cho
Trang 25riêng mình mà tất cả hòa trong niềm vui của chồng con, trong khi bản thân mình thật tội nghiệp:
Cái cò đi đón cơn maTối tăm mù mịt ai đa cò về
Sự tội nghiệp nằm trong cái côi cút, cô đơn lẻ loi có khi chỉ riêng mình
họ cảm nhận, hứng chịu không có lấy một lời chia sẻ động viên Ngời phụ nữ mang thân phận của giới, mang giới hạn của giới là cúi mặt trớc thế giới phong kiến, cho nên suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nớc Và cứ thế họ lại càng trở nên nhỏ bé, tội nghiệp
Trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, có nhiều câu chuyện
viết về số phận đau khổ, bất hạnh của những ngời phụ nữ Tiêu biểu là truyện
Ngời con gái Nam Xơng Câu chuyện đã làm cảm động lòng ngời về một số phận
bi ai của những ngời phụ nữ, một câu chuyện đầy thơng tâm và nớc mắt Vũ Thị Thiết trong Chuyện ngời con gái Nam Xơng có một ớc mơ rất bình dị là lấy
chồng sinh con cái Nhng ớc mơ hạnh phúc ấy chỉ cho nàng toại nguyện trong một thời gian ngắn ngủi, cuộc sống đã đa đẩy nàng đến những bi kịch Binh đao
đã làm “ cuộc đoàn viên cha đợc mấy lâu thì nhà nớc có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt đến nhiều lính tráng ” Cuộc chiến tranh đã bắt Vũ Nơng phải xa chồng, đó là điểm khởi đầu của hàng loạt biến cố xảy ra dồn dập với nàng sau này: chia ly, mẹ chồng chết, bị chồng nghi oan đến mức phải tự vẫn Sống trong một xã hội mà ngời phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói, chỉ biết sống lầm lũi, và phải hoàn toàn phục tùng mọi mệnh lệnh của chồng thì cho dù có thần linh có thể chứng giám cho tấm lòng trinh bạch của Vũ Nơng nhng không thể cứu nàng khỏi sự oan nghiệt của cõi đời, không thể làm cho nàng sống lại, hạnh phúc tan vỡ thì không thể hàn gắn, níu kéo trở lại Cùng lúc chịu sự chi phối, đàn
áp của chế độ thần quyền và cờng quyền khiến ngời phụ nữ luôn phải sống trong cảnh “bơ vơ trơ trọi”, giữa “những lời giăng gió cợt trêu”, khiến họ luôn luôn phải chịu sự dày vò, những thiệt thòi nhiều khi đến mức tàn nhẫn
Bớc sang thế kỷ XVII – XIX thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến, số phận ngời phụ nữ càng trở nên bi thảm hơn Song văn học thời kỳ này lại có cái
Trang 26nhìn bao dung hơn về những ngời phụ nữ, các nhà văn tỏ ra quan tâm hơn số phận của những con ngời “ thấp cổ bé họng” này Trong Chinh phụ ngâm là
hình ảnh ngời chinh phụ đau khổ vì chồng tham gia vào những cuộc chiến tranh phong kiến Hằng ngày sống trong cảnh khắc khoải chờ mong, cô đơn, nỗi nhớ nhung nh cào xé thịt da Trớc mắt là cảnh thiên nhiên đầy sức sống:
Lá màn lay ngọn gió xuyên,Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trớc rèmHoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,Trớc hoa dới nguyệt trong lòng xiết đâu!
Mà bản thân mình lại rất lẻ loi, muốn gửi tấm lòng nhớ thơng cho chồng mà bất lực, tuyệt vọng Trong lúc đó thì thời gian cứ trôi qua và muôn loài vẫn sống cuộc sống tự nhiên rộn ràng của chúng Trong Cung oán ngâm khúc là hình ảnh
ngời cung nữ cô đơn bị vua ruồng bỏ “bỗng không mà hóa ra ngời vị vong” Trong thơ Phạm Đình Hổ là những cô gái hát triều Lê Đó là những thân phận, những kiếp ngời luôn bị dày vò về mặt tinh thần, họ phải sống một cuộc sống cô
đơn, lẻ loi, trống trải, lạnh lẽo Họ luôn khao khát một tình cảm yêu thơng, một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, có vợ, có chồng Trong thơ Nguyễn Du là bốn mẹ con ngời ăn xin sắp chết đói, là cô hầu gái của em đã ba con mà vẫn mặc tấm áo
cũ trớc khi lấy chồng Là cô Tiểu Thanh của Trung Quốc, lấy lẽ một ngời bị vợ cả ghen ghét bắt ở một ngôi nhà trên núi, buồn rồi chết lúc mới có 18 tuổi đời còn một tập thơ để lại Thiên hạ vô tình, tạo hóa vô tình, một lần nữa hiện ra cái quy luật: sự chà đạp không hề thơng tiếc đối với tài hoa Nhng lạ thay là dù có bị dày xéo, bị chà đạp, thậm chí bị bức tử, sự oan ức của cái đẹp, của tài hoa không
dễ gì bị hủy diệt Cũng nh thế, tiếng thơ của ngời đàn bà nhan sắc tài hoa một thời kia làm sao mà mất đợc, dù triều đại vàng son nào đó không còn Cái “ thần
”của son phấn, cái “mệnh” của văn chơng kỳ diệu và khác thờng phải chăng chính là ở chỗ này? Và cũng chính vì thế mà “ tài mệnh tơng đố ”, những số phận ấy không tránh đợc sự ghen ghét của tạo hóa, đã mắc vào một thứ “phong
Trang 27vận kỳ oan” Đó còn là ngời ca nữ ở La Thành; là cô Cầm ở Long Thành, rồi cuối cùng là cô Kiều:
Đã cho lấy chữ hồng nhanLàm cho, cho hại, cho tàn mới cân Chẳng có cái khổ nào giống cái khổ nào Tuy vậy hình nh nói đến nỗi khổ của ngời phụ nữ, các nhà thơ thờng tập trung vào những ca nhi kỹ nữ ở thời
đại phong kiến, ngời phụ nữ đều bị coi thờng và đều đau khổ nhng bị khinh bỉ và
đau khổ hơn cả là những ngời làm nghề ca xớng, mại dâm Nguyễn Du hai lần thốt lên câu “ đau đớn thay phận đàn bà ” thì một lần ông nói về những kỹ nữ trong Văn chiêu hồn và một lần ông nói về Đạm Tiên cũng là một kỹ nữ Rồi cô
Cầm, cô gái đánh đàn ở La Thành đều là ca kỹ cả Rồi ngay cả Thúy Kiều, nhân vật mà nhà thơ yêu mến nhất cũng là một ngời “ thanh lâu hai lợt, thanh y hai lần
” Kiều là một trong những nạn nhân tiêu biểu của xã hội phong kiến Nàng là hiện thân của mọi nỗi khổ đau mà ngời phụ nữ dới chế độ phong kiến phải gánh chịu Thúy Kiều không chỉ mang nỗi đau của một ngời mà nàng còn mang cả nỗi
đau của tất cả những ngời phụ nữ xa Đời sống đợc là bao, vậy mà Kiều đã phải mất mời lăm năm lu lạc nơi đất khách quê ngời, với biết bao đau đớn và tủi nhục Liệu phần đời còn lại, nàng có thể có đợc chút hạnh phúc nào chăng?
Khép lại mảnh đời của Kiều, chúng ta tìm hiểu thêm về những thân phận khác, những kiếp ngời khác Đó là nàng Thị Kính suốt đời phải chịu nỗi oan khiên nghiệt ngã Là Kiều Nguyệt Nga, Phơng Hoa phải chịu cảnh lu lạc tha phơng Rồi những nàng Ngọc Hoa, Hạnh Nguyên, Dao Tiên, Súy Vân mỗi ngời đều mang một nỗi đau riêng Song nhìn chung, tất cả họ đều mang một nỗi
đau giống nhau đó là bị chia cắt trong tình yêu
Đặc biệt trong các sáng tác của nữ sĩ Hồ Xuân Hơng, chúng ta thấy ở đó nổi lên những kiếp ngời nổi nênh, bèo bọt Những ngời phụ nữ phải chịu cảnh làm lẽ, chửa hoang, muộn chồng và chồng chết, không thì cũng chịu cảnh chung chồng Họ luôn bị phân biệt đối xử, bị xem thờng và thậm chí họ không thể tự quyết định đợc cuộc đời, số phận của mình Số phận của họ chẳng khác gì một ngời nô lệ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ” Những ngời phụ nữ ấy không có quyền
Trang 28cất lên tiếng nói của mình Cuộc đời và số phận của họ luôn nằm trong tay các thế lực của xã hội phong kiến Nh vậy, tất cả những khổ đau oan trái đều đổ dồn lên đôi vai của ngời phụ nữ và xã hội phong kiến chính là nguyên nhân gây ra tất cả những nỗi khổ đau ấy Dù xuất thân nh thế nào thì ngời phụ nữ cũng đều phải gánh chịu một nỗi đau đớn và Nguyễn Du đã khái quát về điều ấy bằng hai câu thơ:
Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Tóm lại, ngời phụ nữ cũng là ngời làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp nh bất cứ một ngời bị áp bức nào khác Nhng xã hội phong kiến còn dành cho họ nhiều sự bạc đãi: các quy chế nặng nề của đạo đức, của lễ giáo, của tập tục xã hội mà cái đau khổ về tinh thần nhiều khi còn day dứt đau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất! Nguyễn Du đã khái quát số phận khổ nhục của ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến nh một
định mệnh không thể cỡng lại đợc, không thay đổi đợc:
Đau đớn thay phận đàn bàKiếp sinh ra thế biết là tại đâu
Đây cũng chính là sự cảm thông sâu sắc của các tác giả trung đại trớc những nỗi đau, sự bất hạnh của ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến Trên cơ sở chia sẻ cảm xúc chân thành của mình, tác giả đã lớn tiếng bênh vực ngời phụ nữ
1.3.2.3 Khát vọng chống đối vợt lên số phận
Trong khi xã hội phong kiến lăng nhục, xỉ vả, thậm chí dùng cả cực hình
đối với ngời phụ nữ chửa hoang thì một ngời phụ nữ nh Hồ Xuân Hơng đã dám bất chấp tất cả những thành kiến xã hội mà lên tiếng bênh vực:
Quản bao miệng thế lời chênh lệchKhông có, nhng mà có, mới ngoan
Đó là những tiếng nói phản kháng rất táo bạo, Hồ Xuân Hơng gửi gắm cả trái tim của mình vào trong cảnh vật, truyền cả sức sống mãnh liệt của mình vào trong cảnh vật:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Trang 29Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Trong khi xã hội phong kiến thừa nhận chế độ đa thê là hợp lý vì nó là quyền của nam giới đối với phụ nữ, thì Hồ Xuân Hơng lớn tiếng nguyền rủa chế
độ đó vì nó chà đạp lên quyền sống của ngời đàn bà, đẩy họ vào những cảnh đau lòng: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” Bà nhận thức đợc sự bất công ngang trái của cảnh lấy chồng chung, nữ sĩ lên tiếng chửi mắng quyết liệt vào chế độ hôn nhân phong kiến:
Năm thì mời họa hay chăng chớMột tháng đôi lần có cũng không
Và bà đã có lúc không chịu đợc nữa đã giận dữ thét lên trớc cảnh sống hờ này: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” Ngời phụ nữ đã mạnh dạn đòi giải phóng về mặt bản năng, những nhu cầu về mặt trần thế của con ngời, không chịu hãm mình trong những khuôn khổ giả tạo, gò bó của lễ giáo phong kiến, con ng-
ời ham sống, đòi sống một cuộc sống hồn nhiên, tự do, hạnh phúc, sống với tất cả quyền hởng thụ những lạc thú ở đời, từ những lạc thú có tính chất bản năng cho đến hạnh phúc lứa đôi chung thủy, đến cuộc sống rộn ràng của tuổi trẻ, của ngày xuân, đến cả những hởng thụ của giác quan trớc thiên nhiên muôn màu muôn vẻ, là cái khung cảnh thực của đời sống con ngời Tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của ngời phụ nữ này đã hạ một nhát búa rất mạnh, rất sâu vào tận gốc của t tởng phong kiến
Hay hình ảnh nàng Kiều với sự phản kháng cũng quyết liệt không kém Khi rơi vào cảnh thanh lâu, Kiều đã rút dao tự vẫn, bỏ trốn, lấy Thúc Sinh và Từ Hải, cuối cùng là nhảy sông Tiền Đờng Sống trong cảnh dơ bẩn, Kiều vẫn ý thức đợc nỗi nhục nhã ê chề, vẫn dằn vặt, xót xa trớc cảnh sống này Khi quan phủ Lâm Tri bảo nàng chọn một trong hai điều: trở lại lầu xanh hay phải chịu sự tra tấn Nàng đã chọn sự tra tấn để xác nhận thêm mong muốn, ý chí muốn sống cuộc
đời trong sạch của mình Cái trận đòn “ ba cây chụm lại một cành mẫu đơn ” đã khiến “ đào hoen quyện má, liễu tan tác mày ” mà nàng đã phải chịu, càng làm
ta thấy Thúy Kiều là một ngời con gái trong sáng, luôn hớng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Càng trong đau khổ thì phẩm chất của con ngời càng ngời sáng hơn,
Trang 30cho dù bị xã hội vùi dập và khinh miệt, dù là cuộc sống “năm thì mời họa hay chăng chớ”, họ vẫn lớn tiếng khẳng định “thân này đâu đã chịu già tom” Đây là một nét đẹp truyền thống của ngời phụ nữ Việt Vơn lên một cuộc sống đầy đủ
và phong lu là nguyện vọng chính đáng của con ngời, là điều kiện đi lên của xã hội
Trang 31Chơng 2 Hình tợng ngời phụ nữ trong truyện Nôm bình
dân và truyện Nôm bác học 2.1 Những nét tơng đồng trong việc miêu tả hình tợng ngời phụ nữ
2.1.1 Về dung mạo, hình thể
Cũng nh các thiếu nữ khác trong thơ ca cổ điển, Ngọc Hoa có dung mạo hoàn toàn giống với những cô gái khác nh công chúa Nam Việt “ môi son mắt phợng má đào tốt tơi ” (Hoàng Trừu) Nàng Ngọc Hoa có một vẻ đẹp “má đào, mắt ngọc, tóc mây rờm rà”, hình dáng của nàng thì thớt tha yêu kiều:
Lng ong má phấn, tựa ngời tiên cung
Và ngay cả khi cố tình tự làm cho mình xấu đi, thậm chí dùng dao tự rạch mặt “Cầm dao rạch mặt , máu dòng chảy ngay” thì vẫn không làm thay đổi đợc
vẻ đẹp của mình Một vẻ đẹp khiến cho ngời khác phải đắm say, khiến cho tên Biện Điền bao lần đến dạm hỏi nàng dù bị Ngọc Hoa cự tuyệt Ngay đến vua Trang Vơng cũng phải ngất ngây khi đứng trớc sắc đẹp của nàng Cho dù nàng
đã là gái có chồng hắn vẫn mê mẩn nàng, ngày đêm lập mu tính kế để có nàng bằng đợc, hắn sẵn sàng làm tất cả chỉ để cớp đợc nàng về làm hoàng hậu:
Đồng vàng đổi lấy đồng cân
Ba trăm mĩ nữ, cung tần chia đôi
Để làm hoàng hậu chính ngôiNgọc Hoa quả là một cô gái trẻ đẹp với đầy đủ công dung ngôn hạnh, vẻ
đẹp của nàng là vẻ đẹp của tiên nữ tuyệt sắc giai nhân
Kiều lại càng sắc sảo mặn mà và so bề tài sắc lại là phần hơn Kiều sở hữu một
vẻ đẹp “ nghiêng nớc nghiêng thành ” , khiến cho tạo hóa cũng phải hờn ghen:
Làn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nớc nghiêng thànhChỉ một vài câu thơ đã khái quát đợc vẻ đẹp của một ngời con gái đang độ xuân sang Đặc biệt là đôi mắt của Kiều, cặp mắt sáng đẹp lạ lùng ấy là cặp mắt khám phá ra tình yêu, khám phá ra vẻ đẹp của Kim Trọng Một cặp mắt biết
Trang 32những kẻ giúp mình trong cơn hoạn nạn, cặp mắt tự trọng không muốn chia niềm chăn gối với ngời mà mình kính yêu khi đã tàn hoa nát nhụy Rõ ràng cặp mắt ấy không chỉ biết nhìn mà còn biết khám phá, tiếp thu, phản ứng Cặp mắt ấy đẹp
đến nỗi “hoa phải ghen“ ,“liễu phải hờn”, nó đã động đến con tạo do vậy mà gặp phải gặp nhiều tai bay vạ gió Đôi mắt Kiều tơi hơn dáng núi mùa xuân, trong hơn làn nớc hồ thu Nàng Kiều cũng không phải chỉ sở hữu một đôi mắt đẹp mà cả dáng vẻ, dung mạo của nàng cũng đẹp:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngàDày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiênNhng chỉ cần miêu tả đôi mắt thôi đã nói lên đợc tất cả vẻ đẹp ngoại hình
và dự báo những vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm
Và sắc đẹp còn đi liền với tài năng:
Thông minh vốn sẵn tính trờiPha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâmCung thơng làu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trơng
Và cái tài ấy của Kiều đợc thể hiện qua năm lần đánh, mỗi lần một cung bậc riêng tùy theo tâm trạng nhng mức độ đau khổ thì tăng tiến dần
Thúy Kiều là một bông hoa đẹp với tài sắc vẹn toàn Kiều toàn tài trên nhiều lĩnh vực: cầm – kỳ - thi – họa, nhng độc đáo nhất là món hồ cầm Nh một đóa mẫu đơn khoe sắc dới trăng, Thúy Kiều đã thể hiện vẻ đẹp trong trắng, hồn nhiên đầy sức quyến rũ của ngời thiếu nữ đang độ tuổi cập kê
Có thể thấy nhân vật nữ trong hai tác phẩm đều là những ngời con gái có tài, dung nhan xinh đẹp Song vẻ đẹp ấy cũng đã khiến cho cuộc đời của cả hai gặp bất hạnh Ngọc Hoa thì liên tiếp kêu than, oán trách nhan sắc của mình:
Vì tôi nhan sắc mới thế nàyHay:
Vì tôi nhan sắc, chàng rày thác oan
Và nàng Kiều đã mang nét “ sắc sảo mặn mà ” lại còn mang cái đẹp của
ng-ời đa tình, vẻ đẹp hoàn mĩ này khiến tạo hóa, vũ trụ phải ghen ghét mà bắt Thúy
Trang 33Kiều chịu một phận mệnh khổ sở cho bõ ghét – có nghĩa vẻ đẹp của Kiều đã hàm chứa sự bất hạnh và không có cách nào tránh khỏi cái định mệnh nghiệt ngã ấy.
2.1.2 Tình yêu tự do vợt ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến
Nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm là những con ngời chủ động trong tình yêu, rất tích cực đấu tranh bảo vệ hạnh phúc nh Ngọc Hoa, Cúc Hoa (Tống Trân), Châu Long (Lu Bình– Dơng Lễ), Cúc Hoa (Phạm Công) Họ đều mang
lý tởng nuôi chồng ăn học thi đỗ làm quan Họ đấu tranh để giải oan, để chống lại số phận do những tên vua hôn ám, những tiểu nhân tàn ác sắp đặt Họ đấu tranh để đợc quyền làm chủ vận mệnh của mình trong khuôn khổ lý tởng phong kiến
Trong xã hội phong kiến với cơng thờng đạo lý khiến ngời phụ nữ bị trói buộc trong “ tứ đức tam tòng ” Số phận tuổi trẻ phụ thuộc vào sự sắp đặt trớc của cha mẹ, những quan niệm cổ hủ phong kiến đã hạn chế quyền tự do yêu đ-
ơng của con ngời Vợt lên trên hiện thực ấy, những chàng trai cô gái ở đây, không còn tự giam mình trong vòng kìm kẹp của lễ nghĩa giáo điều phong kiến nữa mà đã giám vợt qua tất cả để đến với tình yêu tự do, tự nguyện Một nàng Ngọc Hoa đài các đợc giáo dỡng trong nền lý tởng phong kiến đã bất chấp những rào cản xã hội để đến với tình yêu tự do của mình Nhận ra chàng trai mình đang yêu có đức có tài nhng lỡ thời gặp phải hoàn cảnh éo le, nàng đã tự nguyện trao cả trái tim mình và chủ động đặt vấn đề hôn nhân với Phạm Tải Ngọc Hoa là một con ngời thẳng thắn, sống thật với lòng mình, nàng không để ý đến thân phận của mình là một tiểu th khuê các, bỏ qua cả sự cách biệt về giai cấp để bày
Trang 34Tớng công nghe nói tỏ tờngNhủ con cùng với Phạm chàng ra đâyTrâu bò cho xứng đặt bàyGọi là sính lễ ngày nay cho chàngCho mời khắp mặt họ hàng
Ai ai cũng đụng chén vàng trao tayXớng ca đàn phách ba ngàySắt cầm duyên hợp từ nay mặn nồng
Tình yêu đối với họ thật là nồng nhiệt, đắm đuối, gắn bó với nhau tởng nh không có gì có thể tách rời Hai con ngời trẻ tuổi đó gặp gỡ và yêu mến nhau vì tài, vì sắc Tình yêu xuất phát từ sự rung động của con tim, tự nguyện gắn bó với nhau và nên nghĩa vợ chồng Những con ngời này đã vợt ra ngoài khuôn khổ của luân lý lễ giáo phong kiến để chạy theo cái xúc động của con tim
Và với mối tình đẹp nhất trong văn học Việt Nam, tình cảm của Thúy Kiều
và Kim Trọng lại xuất phát từ một mối duyên tình cờ trong một buổi sáng mùa xuân Tình yêu đến với Kiều, ai biết vì sao? Vì dáng áo màu da trời thanh thoát, hay vì sắc ngựa tuyết in? Vì tài mạo tuyệt vời hay vì vẻ ngời phong nhã? Chỉ biết
có một điều gì đó đã xảy đến trong tâm t ngời thiếu nữ Nó mơ hồ phảng phất, nhẹ nh cánh bớm non, dịu nh mùi hơng thoảng Nó đã làm cho ngời con gái ấy
“nửa tỉnh nửa mê”, nó buộc nàng phải “ghé” mắt nhìn theo bóng ngời, nó khiến
Trang 35cho cảnh vật thành bâng khuâng, man mác nh có gì đó vấn vơng, quyến luyến, bóng chiều không muốn đi và tơ liễu thêm tha thớt Từ giây phút đó, tâm trí Kiều
đã hoàn toàn hớng về Kim Trọng
Ngời đâu gặp gỡ làm chiTrăm năm biết có duyên gì hay không?
Thúy Kiều không kiềm chế trái tim của mình một cách giả tạo, không mợn
lễ giáo phong kiến để che đậy sự sôi nổi trong lòng mình nh Dao Tiên, không bi quan quá đáng nh Quỳnh Ngọc Cuộc sống trớc đây của Kiều là cuộc sống:
Êm đềm trớng rủ màn cheTờng đông ong bớm đi về mặc aiNhng từ phút giây Kiều gặp Kim Trọng, từ cái lần đánh rơi cái thoa trên cành, Kiều đã chủ động trao gửi tình cảm của mình, chủ động để xây đắp cho mối tình ấy, cho hạnh phúc lứa đôi sau này Kiều tìm mọi cơ hội để đợc ở cạnh ngời mình yêu, đã bắt đầu một ớc mơ đôi lứa, nàng cũng đã nhận lời Kim Trọng cùng chàng kết nghĩa trăm năm Ngời ta sẽ ngạc nhiên biết bao nhiêu khi thấy nàng chụp lấy cơ hội cha mẹ đi vắng để sang trò chuyện với ngời yêu Nàng mừng vui vì cơ hội hiếm có này:
Nhà lan thanh vắng một mìnhNgẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay
Kiều mang thời trân gạt rào sang thăm Kim Trọng “gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tờng” Cái gót sen thoăn thoắt ấy quả thật còn làm ngơ ngác nhiều thiếu nữ ngày nay nh Hoài Thanh đã nói Nàng dành nguyên một ngày để ở cạnh ngời mình yêu, trời tối mới sực tỉnh ”vắng nhà chẳng tiện ngồi dai” Nàng vội vã quay
về, thấy cha mẹ và hai em vẫn cha trở về nhà, Kiều lại “xăm xăm băng lối vờn khuya một mình” Có ngời cho rằng đây là hành động “nổi loạn” trong t tởng, là
sự đánh dấu một bớc tiến mới của lớp trẻ thời phong kiến Kiều hoàn toàn làm trái với đạo đức lễ giáo phong kiến và quả thật bớc chân của Kiều đã khiến cho không ít ngời trong chúng ta phải ngỡ ngàng, thán phục
Nhng trong đêm trăng Kiều thề nguyền, ớc hẹn, ta thấy Kiều chủ động một cách táo bạo và sôi nổi nhng đồng thời vẫn rất trong sạch, thanh cao, vẫn ngăn
Trang 36đón những bớc đi quá trớn có hại cho tình yêu Kiều vẫn khẳng định sự đoan chính của mình:
Tha rằng: Đừng lấy làm chơi
Dẽ cho tha hết một lời đã nao
Vẻ chi một đóa yêu đào,Vờn hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Kiều đã luôn nhắc nhở Kim Trọng phải giữ mối tình cho trong sạch:
Ra tuồng trong Bộc, trên dâuThì con ngời ấy ai cầu làm chiThực đúng là một “ngời con gái đa tình mà nết na và bẽn lẽn” (2 ; 345) Kiều đã rất trân trọng những cảm xúc đầu đời của mình, đã để cho tình cảm đợc bay bổng tự do Bất chấp những định kiến cay nghiệt của xã hội, Kiều đã tìm đến bên Kim Trọng bằng sự sôi nổi, bồng bột và mãnh liệt Sự táo bạo của nàng nhằm một mục đích tích cực là xây dựng cho mối tình thêm đằm thắm, vững chắc Và hành động đó của nàng càng khiến cho Kim Trọng thêm cảm mến nàng hơn và Kiều cũng hiểu về ngời con trai này đợc rõ hơn Tài đàn thơ của Thúy Kiều đã chinh phục Kim Trọng hoàn toàn, làm cho chàng xúc động đến tận tâm can: cả gan ruột Kim Trọng đều rung theo phím đàn của Kiều Và mấy lời nhắc nhở của Kiều rất hợp tình hợp lý khiến chàng càng thêm nể phục ngời con gái này Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc mà còn rất đoan chính nết na Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền là biểu hiện đẹp đẽ, sâu xa của tình cảm, là khát vọng về sự bền vững của một tình cảm lứa đôi mà Kiều đã chủ động tìm đến và
đã tự xây đắp nên
Khung cảnh buổi thề nguyền không cầu kỳ, hình thức nh buổi thề nguyền của Dao Tiên – Lơng Sinh mà giản dị, tuy cô đơn lạnh lẽo nh báo trớc điều gì, nhng không kém phần thiêng liêng và trang trọng bởi nó xuất phát từ sự hồn nhiên, thành thực của một tình yêu trong sáng Và cũng chính vì vậy buổi thề nguyền trở thành khoảng nhớ thơng trăn trở sâu nặng nhất trong suốt mời lăm năm lu lạc của Kiều và cũng từng ấy tháng ngày tởng nh yên vui, đầm ấm trong cuộc đời Kim Trọng Tình yêu trong trái tim nàng không hề bị một sự tính toán
Trang 37nào về địa vị, tiền tài làm vẩn đục, yêu nhau chỉ vì mến nhau, nhng có khi cũng cha kịp hiểu vì lẽ gì thì tình yêu đã chiếm cả tâm hồn và nó đã bùng lên mãnh liệt trong lần gặp Kim Trọng lần sau và tự tình yêu đã thôi thúc Kiều đến với Kim Trọng trong “khoảng vắng đêm trờng” Vì thế đây là mối tình lãng mạn,
đẹp đến mê lòng trong thế giới truyện Nôm Trong hình tợng Thúy Kiều và mối tình của nàng dành cho Kim Trọng, ngoài màu sắc giai nhân tài tử, còn ẩn chứa một ý nghĩa về nhân sinh, về đạo làm ngời về quyền tự do và sự ý thức về nhân phẩm, tài năng cần phải đợc tôn trọng trong xã hội
2.1.3 Tình yêu chung thủy son sắt
Tình yêu chân thành là tình yêu xuất phát từ những rung động của con tim Truyện Nôm thờng miêu tả những câu chuyện tình của các cặp tài tử giai nhân trải qua bao biến cố cuộc đời, cả những khó khăn, vất vả họ vẫn nghĩ đến nhau, trọn tình trọn nghĩa Hình tợng ngời phụ nữ hiện lên trong các truyện Nôm là những ngời con gái có tài ngâm thơ, ca hát những cô gái yểu điệu, dung nhan xinh đẹp Những chàng văn nhân và những thiếu nữ tài sắc ấy tự tìm đến với nhau bằng tình yêu tự do, chân thành nh những cặp trời sinh Họ đã giám vợt qua khuôn khổ nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến mà nhất nhất mọi ngời con gái đều phải tuân thủ Đạt đợc những ớc nguyện, tự tìm đợc cho mình một ý trung nhân vừa ý họ cảm thấy sung sớng, toại nguyện, hạnh phúc viên mãn Tuy vậy, cái niềm vui sớng, hạnh phúc ấy thật mong manh, nó tồn tại chẳng đợc bao lâu, chỉ một thời gian ngắn nếm đủ nỗi buồn vui sớng khổ rồi tình yêu lại rơi vào bi kịch tan vỡ Và rồi cái bi kịch đau thơng ấy lại chủ yếu rơi vào ngời phụ nữ, họ phải chịu những trăn trở, dằn vặt và day dứt mãi không nguôi
Trong Phạm Tải – Ngọc Hoa, tác giả đã ca ngợi một mối tình thủy chung,
một tấm lòng đẹp đẽ Tình yêu của Phạm Tải và Ngọc Hoa đã đợc đơm hoa kết trái nhng những âm mu thâm độc của tên vua hôn ám đã khiến hai ngời phải ly biệt, nhng Ngọc Hoa vẫn giữ trọn nghĩa tao khang, kiên trinh, tiết hạnh Khi bị bắt vào cung tiến vua, dù đợc tên khâm sai mời vào kiệu ngồi, nàng đã khẳng khái chối từ:
Chồng tôi đi ở bên ngoài
Trang 38Tôi vào trong kiệu lỗi nhời tao khang.
Đây là một hành động rất đáng nể của một ngời con gái hết lòng chung tình Tình yêu đã dẫn lối cho nàng đi đúng hớng, không vì lợi danh mà bội ớc lời thề chung Ngợc lại với Ngọc Hoa, Trang Vơng là hiện thân cho quyền lực, sự giàu có nhng dù hắn có mua chuộc, dụ dỗ, nàng vẫn không bao giờ phụ nghĩa phu thê :
Nay tôi duyên kiếp cùng chàng
Nỡ nào phụ nghĩa tao khang cho đànhNàng một lòng thờ chồng không thể bội phu:
Cung tần mĩ nữ thiếu chi
Mà vua phải ép nữ nhi có chồng
Dù vua xử ức má hồngThời tôi tự vấn khỏi lòng bội phu
Đứng trớc danh vọng quyền lực nàng luôn khẳng định:
Tôi là con gái có chồng
Tứ đức cha trọn tam tòng đã nênNhân duyên mới đợc nả niênBỗng đâu có lệnh bề trên về đòiTôi vâng uy pháp con trờiVậy nên tôi phải tới nơi đan trìnhHiếm gì thiếu nữ trâm anh
Mà vua lại phải ép tình tôi chi?
Tình cảm của vợ chồng Phạm Tải-Ngọc Hoa đang say đắm, mặn nồng là thế nhng chính bởi sự háo sắc của tên vua Trang Vơng đã khiến hai ngời phải li biệt Nếu nh trong tình yêu đó không có lòng chung thủy son sắt thì chắc chắn cặp trai tài gái sắc này sẽ đôi ngời đôi ngả nh những cánh chim lìa đàn Ngọc Hoa đã không ngừng tranh đấu để bảo vệ hạnh phúc của mình, nàng dùng vũ khí của kẻ thù đánh lại kẻ thù đa ra những giáo lí phong kiến, nào những “nghĩa tao khang“, đạo “tam tòng tứ đức“ mà xã hội phong kiến đặt ra ràng buộc ngời phụ nữ chống lại, để vạch trần tội trạng bọn vua quan dâm ô, đê tiện Sau khi Phạm
Trang 39Tải bị Trang Vơng đầu độc, Ngọc hoa nhất quyết phải “cùng chàng đồng sinh kẻo mà” Trớc cái chết oan uổng của ngời chồng nàng hết mực yêu thơng, Ngọc Hoa vẫn một mực cự tuyệt với nhà vua, nàng phản ứng một cách vô cùng mạnh mẽ:
Cầm dao rạch mặt, máu dòng chảy ngay
Khóc rằng chàng hỡi có hayVì tôi nhan sắc, chàng rày thác oan!
Chẳng tham gác phợng, lầu vàngVái trời cắt tóc để tang cho chồng
Tình yêu của Ngọc Hoa đối với chồng thật keo sơn gắn bó Dù cách biệt nhng họ vẫn một lòng hớng về nhau, một lòng giữ trọn niềm tin, lòng chung thủy Dù không đợc chết cùng chồng vì vẫn còn mẹ cha già yếu, vẫn ngày ngày ngóng tin con Ngọc Hoa xin chịu tang chồng ba năm Hàng đêm nàng vẫn chui vào trong quan tài để đợc cùng chồng mình “đầu gối tay ấp” Dù âm dơng cách trở, nàng vẫn không rời xa chồng mình một bớc, vẫn ngày đêm hơng khói cho chồng, cơng quyết để đợc thờ phụng ngời chồng yêu quý:
Cha dù thơng đến con nayCho chồng con rày táng ở tại giaNhợc bằng chẳng ở trong nhàThời con tự vẫn làm ma theo chồngTrong suốt ba năm chịu tang chồng, nàng Ngọc Hoa lúc nào cũng:
Ngày ngày ngồi ở bên ngoài
Đêm thời mở nắp quan tài vào trong
Đá vàng khăng khắng một lòng
Cổ tay lại gối đầu chồng nh xa
Sau ba năm mãn tang chồng, Ngọc Hoa muốn chết theo chồng để vẹn chữ tiết, nhng vẫn băn khoăn với nghĩa vụ làm con với cha mẹ Cuối cùng nàng đã chọn cái chết để giữ trọn đạo vợ chồng và thoát khỏi tên vua vô đạo Nàng đã hy sinh chữ hiếu nhng với tình thủy chung vợ chồng, nàng giữ trọn, nêu cao gơng sáng về đức hạnh của ngời phụ nữ
Trang 40Tình cảm của cô gái trẻ này đối với ngời chồng của nàng thật là sâu sắc, cảm động lòng ngời Dù âm dơng cách trở nhng nàng vẫn một lòng hớng về ngời chồng của mình với sự thủy chung trọn vẹn Ngay cả cái chết cũng không thể chia lìa đợc tình yêu của họ, tấm lòng chung thủy son sắt ấy cuối cùng cũng đợc
đền đáp xứng đáng bằng sự đoàn viên hội ngộ Còn tên vua gian ác bị quăng vào vạc dầu Phạm Tải và Ngọc Hoa đợc hồi sinh lại dơng gian, Ngọc Hoa đợc làm chính cung hoàng hậu bên cạnh vị vua nhân nghĩa, tài ba – Phạm Tải Phải chăng lòng chung thủy của họ đã làm cảm động cả đất trời, ngay đến Diêm V-
ơng cũng không nỡ để họ phải chia lìa mà giúp đỡ họ đợc tái hợp nhân duyên
Có thể nói các tác giả khuyết danh đã xây dựng nên một mối tình đẹp đẽ đẫm chất nhân văn vừa là để ca ngợi những tình yêu chung thủy, vừa là để hớng con ngời ta đến nét đẹp đạo đức
Còn mối tình Kim – Kiều là mối tình lãng mạn, đẹp đến mê lòng Chính cái tình đã giúp Kiều đến với Kim Trọng để cùng thề nguyền đính ớc Trong cái
đêm định mệnh này Kiều đã đánh đàn cho Kim Trọng nghe, trong đó lại cho Kim Trọng thiu thiu ngủ để Kiều bớc vào nh vào trong giấc mộng của Kim Trọng! Huyền ảo, kỳ diệu, say sa, đem cái hiện thực gặp nhau làm thành cái gặp nhau trong mơ, đặng cho nó nhuộm màu vĩnh viễn Có thể thấy tình cảm đó không phải chỉ là xúc động ban đầu mà đã đi vào chiều sâu của tâm hồn Kim – Kiều, không chỉ là tình yêu đơn thuần, mà nó còn là sức mạnh tinh thần Khi tình yêu đến Kim – Kiều đã đón nhận bằng tất cả sự nồng nhiệt say mê của tuổi trẻ rực rỡ và tràn đầy sức sống Nhng thật đau đớn là hạnh phúc này chỉ thu gọn có một đêm thề ớc này thôi Thúy Kiều và Kim Trọng có đợc hai tháng đắm say trong men say tình ái “khi ngày quạt ớc, khi đêm chén thề” nhng phải đổi bằng mời lăm năm xa cách Những biến cố liên tiếp xảy đến cho gia đình Kiều buộc nàng phải lựa chọn hy sinh tình cảm của mình để cứu cha và em Xã hội hung ác, bạo tàn chà đạp, vùi dập, tớc đoạt tấm thân của Kiều, cái mà nàng còn giữ lại đợc
là mối tình trong trắng Dù Kiều đã bớc chân vào chốn thanh lâu, phải chịu sự khinh bỉ của ngời đời, sự dày vò của khách làng chơi dù Kiều có tự khinh ghét bản thân nhng tình yêu đó vẫn sáng mãi trong Kiều, vẫn là niềm an ủi trong cuộc