Phạm vi nghiên cứu ñề tài Khi nói ñến Luật sư là chúng ta luôn nghĩ họ gắn liền với hai vai trò tư vấn pháp lí và bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án trong ho
Trang 1Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT - -
Tên ñề tài:
VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG HOẠT ðỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Luận văn tốt nghiệp Ngành: Cử Nhân Luật
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MẠC GIÁNG CHÂU ðẶNG KIM THÚY
Mã Số SV: 5032154 Lớp: Luật Tư pháp – K29 CẦN THƠ 06/2007
Trang 2Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập tại trường ñại học, em ñã ñược các thầy cô trong trường, trong khoa tận tình hướng dẫn và truyền ñạt những kiến thức giúp em vững bước vào ñời
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Luật, Trường ðại Học Cần Thơ, những người ñã hết sức tận tâm truyền ñạt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cuộc sống trong suốt quá trình học tập Qua ñó em có ñược nền tảng tri thức vững chắc cho tương lai Nhất là sự giúp ñỡ tận tình của cô Mạc Giáng Châu, người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn này Nhân ñây em cũng xin chân thành cảm ơn Luật sư Nguyễn Kì Việt Chương, người ñã giúp ñỡ em rất nhiều trong thời gian qua
Cần thơ, ngày 30, tháng 06, năm 2007
Sinh viên th ực hiện
ðặng Kim Thúy
Trang 3Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1 – Tinh thần và thái ñộ trong quá trình làm việc:
2 – Văn bản luận văn:
Cần thơ, ngày , tháng 07, năm 2007
Giáo viên h ướng dẫn kí duyệt
GV Mạc Giáng Châu
Trang 4Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần thơ, ngày , tháng 07, năm 2007
Giáo viên ph ản biện kí duyệt
Trang 5Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
MỤC LỤC
Chương I NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ QUYỀN BÀO CHỮA
VÀ LUẬT SƯ BÀO CHỮA
1.2.1 Lược sử hình thành chế ñịnh quyền bào chữa và Luật sư bào chữa 11
1.2.3 Vai trò của quyền bào chữa và Luật sư bào chữa trong hoạt ñộng
1.2.3.1 Vai trò của quyền bào chữa trong hoạt ñộng tố tụng hình sự 16
1.2.3.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong hoạt ñộng tố tụng hình sự 18
Chương II VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA THEO QUY ðỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn khởi tố bị can 21
2.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn ñiều tra, truy tố 22
Trang 6Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2 Vai trò của của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn ñiều tra, truy tố 23
2.4 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn tái thẩm và giám ñốc thẩm 29 2.4.1 Khái niệm và ñặc ñiểm của giai ñoạn tái thẩm và giám ñốc thẩm 29 2.4.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn tái thẩm
Chương III MỘT SỐ VẤN ðỀ VỀ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆNVAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3.1 Một số tồn tại về vai trò của Luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự 31
3.1.1.4 Quan niệm về vị trí của Luật sư bào chữa trong tố tụng hình sư 33
3.2.1 Về hoạt ñộng bào chữa của Luật sư bào chữa trong các giai ñoạn tố tụng38
3.2.2.1 Thứ nhất, là về vấn ñề ñào tạo nghề Luật sư hiện nay 51
3.2.2.3 Thứ ba là về vấn ñề vai trò của Luật sư bào chữa trong quá trình hội
Trang 7Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
LỜI MỞ ðẦU
1 Lí do chọn ñề tài
Trong những năm qua, Việt Nam ñã gặt hái ñược nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, ñặc biệt là năm vừa qua (2006) Việt Nam ñã thành công rực rỡ trên con ñường hội nhập: Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, tiếp ñến là tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thức 14 ñã mở ra cho Việt Nam con ñường rộng mở trong tương lai với nhiều thuận lợi và thời cơ, thu hút ngày càng ñông ñảo sự ñầu tư, hợp tác của nước ngoài vào Việt Nam Việt Nam từ bấy lâu ñã mở cánh cửa hội nhập thì nay cánh cửa ñó lại càng rộng mở hơn ñể chào ñón tất cả các nước láng giềng, bè bạn khắp năm châu hãy ñến làm bạn và bắt tay hợp tác trong mọi lĩnh vực với Việt Nam
Trước bối cảnh hội nhập hiện nay, ñòi hỏi Luật sư phải hoàn thiện hoạt ñộng nghề nghiệp của mình, thứ nhất nâng cao vai trò của Luật sư về trình ñộ chuyên môn: Phải học hỏi thêm ở các Luật sư nước ngoài về cách lập luận bào chữa trên phiên tòa, phong cách làm việc năng ñộng, sáng tạo của họ; thứ hai là về sự tiếp xúc của Luật sư Việt Nam với khách hàng nước ngoài còn nhiều hạn chế do rào cản về ngôn ngữ (trình ñộ ngoại ngữ của các Luật sư hiện nay còn quá kém không ñủ tiêu chuẩn ñể ñáp ứng những ñòi hỏi của khách hàng nước ngoài) Trong khi ñó, vai trò của Luật sư trên thực tế vẫn chưa ñược nhà nước quan tâm toàn diện
ðứng trước tình hình này, nước ta ñã ñề ra nhiều chính sách, chủ trương, ñường lối phù hợp và ñáp ứng yêu cầu của tình hình mới Trong số ñó ñáng quan tâm là Nghị
quyết số 08-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm của
công tác t ư pháp trong thời gian tới”- ñây là Nghị quyết ñầu tiên của Bộ chính trị ñề cập
một cách toàn diện về nhiệm vụ cải cách tư pháp ñề ra những ñịnh hướng, quan ñiểm chỉ ñạo, biện pháp cụ thể ñối với công tác tư pháp Có thể nói, Nghị quyết 08 ñã ñem lại
“sinh khí mới” cho hoạt ñộng của các cơ quan tư pháp, ñặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp của Luật sư Vai trò chủ yếu của Luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và giúp ñỡ, hướng dẫn kiến thức pháp lí cho người dân, qua ñó Luật sư góp phần bảo vệ công lý, ánh sáng công minh, góp phần phát triển kinh tế ñất nước và ñảm bảo dân chủ - công bằng - văn minh xã hội, là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hoạt ñộng tư pháp Thế nhưng, vị thế của họ cho ñến nay vẫn chưa ñược khẳng ñịnh trong lĩnh vực hoạt ñộng này nhất là trong hoạt ñộng
tố tụng hình sự Mặc dù theo tinh thần của Nghị quyết số 08 là ñang trên ñường từng bước cải thiện vai trò của Luật sư nhưng vẫn còn nhiều mặt tồn tại và nhiều khó khăn trở ngại cho việc nâng cao vai trò của Luật sư trong giai ñoạn hiện nay và những thời gian tới
Trang 8Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Vì thế, vấn ñề về Luật sư cần ñược quan tâm hơn nữa nhằm làm rõ thực trạng hiện tại về vai trò và thực tiễn hoạt ñộng của Luật sư nói chung, ñặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự từ ñó ñưa ra những thành tựụ, hạn chế và phương hướng góp phần hoàn thiện nâng cao vai trò của Luật sư hơn nữa trong tố tụng hình sự ñể hoạt ñộng hành nghề của Luật sư ñạt hiệu quả cao phù hợp với tình hình mới nhiều chuyển mình ñổi
mới hiện nay ðây cũng chính là lí do tôi chọn vấn ñề “Vai trò của Luật sư bào chữa
trong ho ạt ñộng tố tụng hình sự và phương hướng hoàn thiện” ñể làm ñề tài luận văn tốt
nghiệp
2 Phạm vi nghiên cứu ñề tài
Khi nói ñến Luật sư là chúng ta luôn nghĩ họ gắn liền với hai vai trò tư vấn pháp lí
và bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án trong hoạt ñộng tố tụng hình sự và nhiều lĩnh vực hoạt ñộng khác như tố tụng dân sự, kinh tế, …
Với bài viết này, tác giả chỉ tập trung ñi sâu làm rõ cơ sở lý luận, phân tích các quy ñịnh của pháp luật hiện hành và thực tiễn vai trò của Luật sư với chức năng bào chữa trong hoạt ñộng tố tụng hình sự
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo một số bài viết nghiên cứu về vai trò của Luật sư cùng với việc tìm hiểu thực tiễn qua gặp gỡ Luật sư và những người trong cơ quan tiến hành tố tụng, người viết muốn ñánh giá ñược thực trạng hoạt ñộng của Luật sư bào chữa trong lĩnh vực tố tụng hình sự thể hiện qua một số thành tựu, hạn chế của quá trình hành nghề Luật sư trong thời gian qua, ñồng thời ñề ra phương hướng hoàn thiện vai trò của Luật
sư trong hoạt ñộng bào chữa ở giai ñoạn hiện nay và sắp tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng một số phương pháp chính sau:
+ Ch ương I: Những vấn ñề chung về quyền bào chữa và Luật sư bào chữa Trong
chương này tác giả ñề cập ñến các vấn ñề về: Khái niệm bào chữa, quyền bào chữa, người bào chữa, Luật sư và Luật sư bào chữa; lịch sử hình thành quyền bào chữa và
Trang 9Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
9
Luật sư bào chữa; các quan niệm và vai trò của quyền bào chữa và Luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự
+ Ch ương II: Vai trò của Luật sư bào chữa theo quy ñịnh của pháp luật hiện
hành Ở chương này, tác giả ñề cập ñến vai trò của Luật sư bào chữa theo quy ñịnh pháp luật hiện hành qua các giai ñoạn tố tụng: Khởi tố, ñiều tra, truy tố, xét xử, giám ñốc thẩm và tái thẩm
+ Ch ương III: Một số vấn ñề về thực tiễn và phương hướng hoàn thiện vai trò của
Lu ật sư bào chữa trong tố tụng hình sự ðối với nội dung của chương III, tác giả khái
quát một số thành tựu, phân tích một số tồn tại và từ ñó ñưa ra các phương hướng về vai trò của Luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự về lý luận, theo quy ñịnh của pháp luật
và trong hoạt ñộng thực tiễn
Trang 10Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương I NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ QUYỀN BÀO CHỮA
VÀ LUẬT SƯ BÀO CHỮA
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm bào chữa
Ngay từ thời xa xưa, con người ñã biết lên tiếng chống lại những lời gán ghép tội lỗi hoặc những khẳng ñịnh rằng người ñó là có tội do có những hành ñộng trái với những tập tục, quy tắc sống của cộng ñồng Cụ thể trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, con người chưa biết ñến pháp luật nhưng tồn tại trong lòng xã hội ñó những nguyên tắc
xử sự mang tính cưỡng chế do mọi người tự nguyện tuân theo Khi một người vi phạm một trong những quy tắc chung ñã ñược mọi người công nhận thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế khắc nghiệt nhưng họ thường không chấp nhận sự trừng phạt ñó mà họ sẽ dùng lí lẽ, lời nói của mình hoặc bằng một hành ñộng cụ thể nào ñó ñể bảo vệ họ thoát khỏi hay ñược giảm nhẹ cho tội mà họ ñã làm
Ở Việt Nam, vào thời phong kiến, vua chúa phán quyết người nào có tội là người
ñó phải chịu hình phạt chẳng hạn như: Xử tử, lưu ñày…hay các hình phạt khác tùy theo mức ñộ phạm tội và họ không ñược quyền tự bảo vệ cho mình, vào thời ñó chưa có một quy ñịnh nào cho phép người phạm tội ñược bảo vệ bởi người thứ hai
Trải qua thời gian dài ñấu tranh chống giặc ngoại xâm, Việt Nam ñã giành ñược ñộc lập và xây dựng ñất nước theo con ñường xã hội chủ nghĩa Khi ñó, pháp luật Xã hội chủ nghĩa ra ñời ñã thừa nhận cho con người khi bị buộc tội ñược quyền bảo vệ cho mình bằng hành ñộng bào chữa, hành ñộng bào chữa này ñược hiểu cụ thể qua các quan niệm xung quanh vấn ñề bào chữa
Th ứ nhất, hành vi bào chữa ñược thực hiện bởi các chủ thể: người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo ðiều này ñược khẳng ñịnh từ quy ñịnh của Bộ luật tố tụng hình sự tại ðiều
11: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ñược quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người
khác bào ch ữa”
Th ứ hai, có thể nói bào chữa như một chức năng tố tụng, tồn tại ở tất cả các giai
ñoạn của tố tụng hình sự, từ giai ñoạn khởi tố vụ án, ñiều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
và giai ñoạn giám ñốc thẩm, tái thẩm Như vậy hành vi bào chữa không thể chỉ dừng lại
ở giai ñoạn xét xử mà nó ñược mở rộng ra ñến giai ñoạn thi hành án và giám ñốc thẩm, tái thẩm Ở ñó người bị kết án sẽ thực hiện hành vi bào chữa cho mình khi bị hàm oan hoặc khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phát hiện ra tình tiết mới của bản
án hoặc quyết ñịnh ñã có hiệu lực pháp luật của Toà án
Trang 11Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
11
Th ứ ba, hành vi bào chữa không chỉ ñược thực hiện bởi người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo, người bị kết án mà còn ñược thực hiện bởi người bào chữa bao gồm: Luật sư; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân Mặc dù người bào chữa không ñược luật quy ñịnh cho quyền bào chữa nhưng ñược thay cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện quyền bào chữa ñể bảo vệ quyền lợi cho họ Theo quy ñịnh của luật ở ðiều 11 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa ñược bảo vệ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ giai ñoạn khởi tố vụ án, ñiều tra, truy tố, xét xử Nhưng theo thực tiễn hoạt ñộng tố tụng hình sự, người bào chữa còn ñược bào chữa cho người bị kết án trong giai ñoạn thi hành án và giai ñoạn giám ñốc thẩm, tái thẩm
Tóm lại, ñến ñây ñã có thể khái quát lên khái niệm bào chữa: “Bào chữa là hành
vi c ủa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và người bào chữa ñưa ra các
tình ti ết và chứng cứ chứng minh cho sự không có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm pháp
lý c ủa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án
hình s ự”
1.1.1.2 Khái niệm quyền bào chữa
Theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội Xã hội chủ nghĩa, con người là vốn quý nhất trong số tất cả các giá trị của xã hội, xã hội này khác hẳn về chất
so với các xã hội trước ñây Xã hội Xã hội chủ nghĩa luôn tạo ra mọi khả năng và ñiều kiện thuận lợi ñể ñảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân Việc bảo ñảm tự do dân chủ và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân trong xã hội Xã hội chủ nghĩa không còn là những khẩu hiệu mang tính hình thức mà giờ ñây chẳng những nó
ñã ñược khẳng ñịnh trong các Văn kiện của ðảng Cộng sản, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa mà còn ñược thực hiện sinh ñộng trong thực tiễn của quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội
Tại ðại hội ðảng lần thứ VI ðảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương ðảng ñã nhấn mạnh là phải “thực hiện dân chủ Xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và bảo
ñảm quyền công dân”
Một trong các quyền tự do dân chủ của con người trong xã hội Xã hội chủ nghĩa là quyền ñược ñưa ra những bằng chứng, căn cứ ñể chứng minh về sự không có tội hoặc
ñể làm giảm tội của họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quyền bào chữa trong
tố tụng hình sự là một trong những nội dung của quyền trên
Cho tới nay, những vấn ñề xung quanh quyền bào chữa như khái niệm, chủ thể của quyền bào chữa, nội dung của quyền bào chữa vẫn là những vấn ñề còn gây tranh cãi giữa các nhà khoa học pháp lý cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật ðây là vấn ñề ñược hiểu nhiều cách khác nhau, thể hiện trong các quan ñiểm pháp lý cũng như trong các quy ñịnh của pháp luật về tố tụng hình sự
Trang 12Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Về khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự hiện vẫn chưa có cách lý giải nào thống nhất cho vấn ñề này, vì thế ñể có cách hiểu chính xác về khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự, chúng ta cần có sự phân biệt giữa khái niệm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự với một số khái niệm giáp ranh khác như “quyền ñược bảo vệ các
quy ền và lợi ích hợp pháp của công dân”, khái niệm “nguyên tắc bảo ñảm quyền bào
ch ữa”
Bởi vì nếu chúng ta nhầm lẫn các khái niệm này với nhau sẽ dẫn ñến hậu quả cho rằng quyền ñược bảo vệ của các ñương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế cũng chính là quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Trong khi quyền ñược bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là bao hàm nhiều lĩnh vực: Trong dân sự, hành chính, kinh tế… thì nguyên tắc bảo ñảm quyền bào chữa chỉ dùng trong tố tụng hình sự
Quyền bào chữa là một trong rất nhiều quyền của công dân, như một chức năng tố tụng nó tồn tại ở tất cả các giai ñoạn của tố tụng hình sự, chính vì thế không thể nói quyền bào chữa chỉ là quyền của bị can, bị cáo… bởi vì quyền bào chữa ñược thực hiện
cả khi chưa có quyết ñịnh khởi tố bị can trong trường hợp có người bị tạm giữ và chưa hẳn nó kết thúc khi tố tụng hình sự kết thúc ðiều này cũng có nghĩa nói lên bản chất của quyền bào chữa là ñể bảo vệ cho bốn loại người sau: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (người bị nghi là phạm tội) và người bị kết án
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta ñưa ra khái niệm tổng quát về quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự như sau: “Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là tổng hòa các
hành vi t ố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở
phù h ợp với quy ñịnh của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội
c ủa các cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý của
mình trong các v ụ án hình sự”
1.1.1.3 Khái niệm người bào chữa
Như ñã phân tích, quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là nhằm ñể bảo vệ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án Những người này ñược quyền sử dụng các biện pháp do luật ñịnh ñể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và bình ñẳng với Kiểm sát viên trong việc ñưa ra, chứng cứ, ñưa ra yêu cầu và tranh luận trước tòa Nhưng trong thực tế, do có hạn chế về trình ñộ hiểu biết pháp luật nên họ không thể thực hiện một cách ñầy ñủ các quyền ñó (như các quyền: ðề nghị thay ñổi người tiến hành tố tụng, người giám ñịnh, người phiên dịch, quyền có ý kiến về bản cáo trạng, quyền yêu cầu mời thêm nhân chứng,…) Những quyền nói trên dễ trở thành hình thức,
ít có hiệu quả nếu không có sự giúp ñỡ của người bào chữa bởi vì người bào chữa là người am hiểu pháp luật và có nhiều kinh nghiệm vận dụng pháp luật trong thực tiễn xét
xử ñể ñảm bảo công lý Chính vì vậy, có thể khẳng ñịnh công việc của người bào chữa
Trang 13Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
13
là thực hiện công việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, ñó
là trách nhiệm là nghĩa vụ của người bào chữa Trách nhiệm và nghĩa vụ này này tồn tại trên cơ sở thỏa thuận giữa những người này và người bào chữa Sự thỏa thuận giữa những người nói trên là một dạng của hợp ñồng dân sự và sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự xuất phát từ hợp ñồng này
Mục ñích sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và bảo
vệ họ khỏi sự vi phạm có thể có từ phía những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác Vì vậy xuất phát từ ý thức chủ quan của mình, người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo, người bị kết án có thể nhờ và từ chối người bào chữa ở bất cứ giai ñoạn nào của tố tụng nếu họ thấy sự tham gia của người bào chữa không làm tốt hơn hoặc làm xấu ñi tình trạng của họ Chính vì lẽ này chúng ta thấy rằng không thể coi người bào chữa là người tham gia tố tụng ñộc lập Một số tác giả dựa vào quy ñịnh của tố tụng hình sự thực ñịnh cho phép người bào chữa quyền ñược tự mình kháng cáo bản án theo hướng có lợi cho bị cáo khi bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược ñiểm về thể chất hoặc tâm thần ñể coi người bào chữa là người tham gia tố tụng ñộc lập là không
ñủ cơ sở xác ñáng Khi tham gia tố tụng hình sự, trong phạm vi ñược pháp luật cho phép, người bào chữa có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các hành vi tố tụng khác nhau nhằm bào chữa cho người bị buộc tội một cách có hiệu quả Trong trường hợp người bào chữa tiến hành bào chữa cho người chưa thành niên hoặc người có nhược ñiểm về thể chất hoặc tâm thần thì do những người này không ñủ khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vì vậy, người bào chữa bằng khả năng pháp lý và trách nhiệm,
sẽ tiến hành thay mặt bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược ñiểm về thể chất hoặc tâm thần kháng cáo ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Khi làm công tác bào chữa, người bào chữa luôn chú trọng thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; bảo vệ sự thật và pháp luật, nên họ không coi nhẹ một nhiệm vụ nào trong hai nhiệm vụ ñó Nếu chỉ chú trọng ñến quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án mà coi nhẹ pháp luật và sự thật thì dễ ñi ñến chỗ ngụy biện thậm chí gian dối, xuyên tạc sự thật và pháp luật Trái lại, nếu chỉ chú trọng bảo vệ pháp chế thì dễ ñi ñến việc biến mình thành người công tố thứ hai
Người bào chữa tham gia tố tụng với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án Trong quá trình tố tụng, tìm ra những chứng cứ gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội cho họ và giúp ñỡ họ những vấn ñề pháp lý cần thiết, ðiều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy ñịnh: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi
t ố bị can”
Việc quy ñịnh cho người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can là hợp lí
Sự tham gia tố tụng ngay từ khi khởi tố bị can không những có lợi cho bị can trong việc
Trang 14Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ, giúp ñỡ họ những vấn ñề pháp lý cần thiết mà còn góp phần bảo ñảm cuộc ñiều tra ñược khách quan, ñầy ñủ, chính xác
Theo ðiều 56 Bộ luật tố tụng hình sự những người sau ñây có thể là người bào
chữa: “Luật sư; người ñại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa
viên nhân dân”
Từ những vấn ñề phân tích trên, ta có thể rút ra khái niệm về người bào chữa:
“Ng ười bào chữa là người tham gia tố tụng hình sự ñể làm sáng tỏ những tình tiết của
v ụ án, nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của người bị
t ạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và giúp họ những hoạt ñộng pháp lý cần thiết”
1.1.1.4 Khái niệm Luật sư bào chữa
Hiện nay, chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về Luật sư và nghề luật sư trong các tác phẩm khoa học pháp lý và các văn bản pháp luật hiện hành Nguyên nhân của tình trạng trên có nguồn gốc về măt lịch sử, khi những người làm công việc bào chữa trước Tòa án trong một thời gian dài chưa ñược coi là một nghề theo sự phân công lao ñộng
xã hội Trong xã hội ngày nay, nghề luật sư ñã ñược công nhận và Luật sư ñã có vị thế trong xã hội Ở Việt Nam, nghề luật sư ñã bắt ñầu ñược coi trọng, pháp luật ñã thực sự ghi nhận vai trò của Luật sư
Khi Pháp lệnh Luật sư ra ñời năm 2001 vẫn chưa có một ñịnh nghĩa thật sự hoàn
chỉnh về Luật sư Trong Pháp lệnh năm 2001chỉ quy ñịnh: “Luật sư là người có ñủ ñiều
ki ện hành nghề theo quy ñịnh của pháp lệnh này và tham gia hoạt ñộng tố tụng, thực
hi ện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức
nh ằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy ñịnh của pháp luật” (tại khoản 1,
ðiều 1)
ðến khi Luật Luật sư năm 2006 chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2007 ñã ñưa
ra khái niệm về Luật sư tương ñối hoàn chỉnh Cụ thể tại ðiều 2 Luật Luật sư 2006 ñã ñịnh nghĩa: “Luật sư là người có ñủ tiêu chuẩn, ñiều kiện hành nghề theo quy ñịnh của
lu ật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau ñây
g ọi chung là khách hàng)” Nội dung dịch vụ pháp lý của Luật sư ñược liệt kê cụ thể
trong ðiều 4 bao gồm các hoạt ñộng: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, ñại diện ngoài
tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác
Từ ñịnh nghĩa về Luật sư vừa nêu trên, chúng ta thấy một người Luật sư thực hiện rất nhiều chức năng, khi Luật sư tham gia bào chữa trong tố tụng hình sự thì gọi ñó là Luật sư bào chữa, trong các vụ án phi hình sự thì gọi là Luật sư bảo vệ, ngoài chức năng này thì gọi là Luật sư tư vấn pháp lý Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có sự phân loại Luật sư cụ thể theo từng chức năng nhưng trên thực tế chúng ta có thể hiểu ñược các
thuật ngữ này Vì thế cần phải phân biệt thuật ngữ “Luật sư bào chữa” với “Luật sư bảo
vệ” và “Luật sư tư vấn pháp lý” Bởi vì thuật ngữ “Luật sư bào chữa” chỉ xuất hiện
Trang 15Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
15
trong các vụ án hình sự với chức năng là bên gỡ tội cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án còn Luật sư trong các vụ án phi hình sự như: dân sự hay kinh tế thì ñược
gọi là “Luật sư bảo vệ” Thêm một vấn ñề nữa là chúng ta phải phân biệt khái niệm
“Luật sư là người bảo vệ quyền lợi của ñương sự trong vụ án hình sự” với khái niệm
“Luật sư bào chữa” Theo ðiều 59 Bộ luật tố tụng hình sự, trong các vụ án hình sự,
người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ñến vụ án hình sự… có quyền nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình, khi Luật sư thực hiện công việc này thì ta gọi
Luật sư lúc này với tư cách là “người bảo vệ quyền lợi của ñương sự” chứ không phải là
Luật sư bào chữa Như vậy, chỉ khi Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới gọi là Luật sư bào chữa Chính vì những lý do này mà chúng ta cần nắm
rõ các thuật ngữ về Luật sư ñể có cách hiểu chính xác về Luật sư bào chữa
Từ sự phân tích trên ñây, chúng ta có thể rút ra ñược khái niệm về Luật sư bào
chữa như sau: “Luật sư bào chữa là những người có ñủ ñiều kiện hành nghề chuyên
nghi ệp theo quy ñịnh của pháp luật chủ yếu thực hiện chức năng ñại diện theo ủy
quy ền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tình nghi là tội phạm và người bị
k ết án trong các vụ án hình sự”
1.1.2 ðặc ñiểm quyền bào chữa
Th ứ nhất, quyền bào chữa là một trong các bộ phận cấu thành của quyền công dân
ñể bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình; vì vậy, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án bằng quyền bào chữa của mình, ñưa ra các tình tiết và chứng cứ chứng minh cho
sự không có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của mình trong tố tụng hình sự trước
cơ quan tiến hành tố tụng
Th ứ hai, quyền bào chữa chỉ xuất hiện trong tố tụng hình sự,và một ñiểm ñặc trưng của thuật ngữ “bào chữa” là cũng chỉ dùng trong tố tụng hình sự Vì vậy bản chất
của quyền bào chữa là chỉ bảo vệ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án Ngoài ra, người nào bị coi là có lỗi hành chính, lỗi kỷ luật, lỗi dân sự thì họ có quyền gọi là quyền bảo vệ mà không gọi là quyền bào chữa Vì vậy, không thể dùng khái niệm
“quyền bào chữa” chung chung ñể ám chỉ cả “quyền bảo vệ” của các ñương sự như ñã
kể trên và tất nhiên cũng không thể ñồng nhất khái niệm “quyền bào chữa” trong tố tụng hình sự với “quyền bảo vệ” quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Mối quan hệ giữa “quyền bảo vệ” quyền và lợi ích hợp pháp của công dân với “quyền bào chữa”
trong tố tụng hình sự là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, nội hàm của chúng không thể ñồng nhất với nhau
Th ứ ba, quyền bào chữa tồn tại ở tất cả các giai ñoạn của tố tụng hình sự từ giai
ñoạn khởi tố vụ án ñến giai ñoạn thi hành án
Th ứ tư, chủ thể của quyền bào chữa bao gồm người bị tình nghi và người bị kết
án Khi chưa có quyết ñịnh khởi tố bị can trong trường hợp có người bị tạm giữ thì
Trang 16Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người bị tạm giữ ñược quyền thực hiện quyền bào chữa của mình theo quy ñịnh của của
Bộ luật tố tụng hình sự: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc
nh ờ người khác bào chữa” (ðiều 11) Như vậy, người bị tình nghi ñã phạm tội trong vụ
án hình sự có quyền bảo vệ mình trước sự tình nghi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố tụng) trong suốt các giai ñoạn khởi tố, ñiều tra, truy tố, xét
xử Cho ñến khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, họ trở thành tội phạm, hay còn gọi là người bị kết án Người bị kết án cũng có quyền bảo vệ mình trước sự buộc tội của Tòa án, ñiều này ñược thể hiện rõ nhất và càng trở nên ñặc biệt có ý nghĩa trong các trường hợp việc kết tội của Tòa án gây ra oan sai Quyền này ñược thể hiện trong giai ñoạn tái thẩm và giám ñốc thẩm sau khi bản án ñã có hiệu lực pháp luật ðiều
ñó ñã nói lên rằng, chủ thể của quyền bào chữa bao gồm bốn loại người sau: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án
1.1.3 Ý nghĩa quyền bào chữa
Quyền bào chữa tạo ñiều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết
án có quyền ñưa ra những bằng chứng ñể bảo vệ mình trước sự buộc tội của cơ quan có thẩm quyền Khi một người hoặc một nhóm người cụ thể bị buộc tội thì có thể là tội phạm nhưng cũng có thể không phải là tội phạm vì có thể họ bị bắt nhầm, bị Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát truy cứu sai ñối tượng Từ ñó họ sẽ áp dụng quyền bào chữa mà pháp luật quy ñịnh ñã dành cho họ và bằng chính khả năng của mình hoặc nhờ vào sự bào chữa của người khác ñể chứng minh cho sự vô tội của mình ñồng thời còn góp phần làm rõ các yếu tố phức tạp hoặc còn mập mờ trong vụ án, và chính nhờ có quyền bào chữa tồn tại, gắn liền với sự buộc tội làm xuất hiện quá trình tranh tụng Và lại chính nhờ quá trình tranh tụng ñó có sự ñối ñáp trực tiếp giữa những người tham gia tố tụng với những người tiến hành tố tụng làm sáng tỏ những vấn ñề cần làm rõ trong vụ án, từ
ñó sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có hướng ñi ñúng trong việc giải quyết vụ
án theo phương châm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Hội ñồng xét
xử và Kiểm sát viên sẽ lắng nghe những lời bào chữa của bị cáo và của Luật sư bào chữa ñể ñi ñến một kết luận chuẩn xác rằng bị cáo ñó có tội hay không có tội Hơn thế nữa, quyền bào chữa không phải chỉ bắt ñầu từ giai ñoạn xét xử mà xuất hiện từ khi có
sự sự tình nghi và sự tình nghi ñó ñôi khi xuất hiện cả khi chưa có quyết ñịnh khởi tố bị can trong trường hợp có người bị tạm giữ Ngay từ giai ñoạn ñó, người bị tình nghi có quyền làm rõ sự thật theo hướng có lợi cho bản thân trong khuôn khổ quy ñịnh của pháp luật nhằm giảm nhẹ tội cho mình Và thậm chí nếu có những vấn ñề khúc quẩn trong vụ
án mà nhiều khi Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chưa kịp thời phát hiện ra ñược
mà nhờ vào quyền bào chữa của người bị tình nghi giúp các cơ quan ñó xử lý vụ án kịp thời công minh các hành vi pham tội và người phạm tội Tóm lại, quyền bào chữa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt ñộng pháp luật nói chung
Trang 17Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
17
1.2 Cơ sở lý luận của quyền bào chữa và Luật sư bào chữa
1.2.1 Lược sử hình thành chế định quyền bào chữa và Luật sư bào chữa
Về phương diện lịch sử, Luật sư với tính chất như một nghề nghiệp thật sự xuất hiện từ khi nào hiện vẫn là một vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý Tuy nhiên, theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu thì quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất ở châu Âu cùng với sự xuất hiện của Tịa án và Luật sư bào chữa xuất hiện cùng Thẩm phán Trong nhà nước Hi Lạp cổ, khi mà tổ chức Tịa án đã hình thành, nguyên cáo hoặc bị cáo được nhờ người thân thuộc của mình bào chữa trước Tịa án
Vào giai đoạn cuối cùng của nền Cộng hịa thứ IV trước cơng nguyên, chế định bào chữa bắt đầu phát triển Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn
bè hoặc người thân bị giai cấp thống trị bắt giam vơ cớ và trừng trị một cách độc đốn
Nĩ xuất phát từ quyền lợi của nhân dân bị áp bức nên nhân dân đồng tình ủng hộ và dần dần thu hút nhiều người tham gia bào chữa trước tịa
Từ thế kỷ thứ I trước cơng nguyên đến thế kỷ thứ II sau cơng nguyên, tại Hy Lạp
và La Mã đã xuất hiện một loại hiệp sĩ đặc biệt Loại hiệp sĩ này khơng dùng khí giới hay bắp thịt để chiến thắng kẻ địch, mà chỉ dùng thiên tài ngơn ngữ và sự hiểu biết rộng rãi về cổ luật để đứng ra bênh vực cho những kẻ nghèo, yếu thế, thấp cổ bé miệng hoặc
phụ nữ bị ngược đãi bởi các thế lực đương thời, họ được gọi tên là “Advocatus” - người
biện hộ Các hiệp sĩ này ngày càng đơng và đến thế kỷ thứ IV sau cơng nguyên, họ tập hợp tại Rome thành một đồn thể được độc quyền biện hộ trước Hồng đế ðến cuối thế
kỷ thứ VIII mới cĩ danh xưng “Advocats” cho 17 vị và được vua chúa cơng nhận cĩ
quyền biện hộ trước các Tịa án ðịnh chế Luật sư đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, khi thì phát triển rạng rỡ, khi bi tiêu diệt rồi sinh thành lại cho đến ngày nay Sự ghi nhận của lịch sử cho thấy vai trị của Luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi của bị cáo, của các đương sự trước Tịa án khơng phải lúc nào và ở nơi nào cũng được cơng nhận
Ở Việt Nam, bắt đầu nhen nhĩm chế định về quyền bào chữa và Luật sư bào chữa
ngay từ thời kỳ phong kiến, nổi bật lên thời ấy là “Bộ luật Hồng ðức” đã xác định
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người phạm tội Cụ thể, tại ðiều 691 quy định:
“Những án xét và tội nhẹ, nhưng tình lý đáng ngờ, thì giao cho quan Viện Thẩm hình
h ội đồng bàn xét, hỏi tội nhân cho đến lúc nhận tội; nếu tội nhân khơng chịu nhận tội
thì cho phép được bào chữa rồi phải xét lại kỹ càng…”, bảo đảm cĩ sự “biện luận”, xét
xử thấu tình đạt lý, tâm phục khẩu phục Thật vậy, ðiều 667 quy định: “Khi lấy khẩu
cung ng ười phạm tội, Quan tra án phải xem xét kỹ tìm ra sự thật để cho kẻ phạm phải
nh ận tội; khơng được hỏi quá rộng cả đến người ngồi để tìm chứng cớ bậy…”
Những dữ kiện lịch sử nêu trên cho thấy trong xã hội phong kiến Việt Nam, về cơ bản, nghề thầy cung, thầy kiện khơng được coi trọng bởi cách nhìn khơng đúng về loại nghề này, trong đĩ nguyên nhân chính xuất phát từ quan niệm các bậc vua, chúa phong
Trang 18Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kiến luơn tự coi mình là “kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự cơng bằng”, hành xử như một
người thương dân, ý chí của vua là luật cao nhất Tuy nhiên luật thành văn thời kỳ
phong kiến, đặc biệt là “Bộ Quốc Triều Hình Luật” đã ghi nhận nhiều quan điểm mới,
tiến bộ về việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phạm tội, cho phép được tự do bào chữa và đảm bảo việc tranh biện kỹ lưỡng
Trong thời kì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, các Luật sư đồn đã được hình thành ở các khu vực Hà Nội, Sài Gịn thì được đặt bên cạnh các Tịa án thuộc địa, hoạt động Luật sư đã cĩ một số thay đổi theo hướng hành nghề tự do, thay thế chế độ Luật
sư cơng chức bằng chế độ thi tuyển, mở rộng phạm vi hành nghề của Luật sư cho cả người Việt Nam cĩ quốc tịch Pháp, chế độ thù lao chuyển từ việc nhà nước ấn định sang thỏa thuận Các quy định pháp lý điều chỉnh về tổ chức và hoạt động Luật sư của Việt Nam thời này chịu nhiều ảnh hưởng của chế định Luật sư của Pháp Nhưng dưới chế độ
Ngụy Sài Gịn, chế định Luật sư đã mang “hơi hướng” của tự do dân chủ theo kiểu Mỹ
Với thắng lợi của Cách mạng tháng tám, bộ máy Nhà nước phong kiến bị đập tan
và nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa - Nhà nước đầu tiên của giai cấp cơng nhân và nơng dân được thành lập Ngay từ khi Nhà nước cịn non trẻ, chính quyền đã kịp thời ban hành ra hai sắc lệnh: Sắc lệnh quy định tổ chức các ðồn thể luật sư và Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các Tịa án và các ngạch Thẩm phán, quy định về Luật sư và quyền
bào chữa: “Các Luật sư cĩ quyền biện hộ trước tất cả các Tịa án trừ Tịa án sơ cấp”
Với sự ra đời của hai Sắc lệnh nêu trên kèm theo những quy định về vai trị, vị trí của Luật sư trong một số phiên tịa xét xử vụ án hình sự đã thể hiện một số thay đổi cơ bản so với nền pháp chế phong kiến, tư sản trước đĩ Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật nêu trên, quyền bào chữa của bị cáo cịn nhiều hạn chế, cịn biểu hiện nhiều thiếu sĩt và nhược điểm và khơng được thực hiện quyền bào chữa của Luật sư ở Tịa án sơ cấp
Song song với việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những quan hệ
xã hội, ngày 9-11-1946, Quốc hội đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên Với ý nghĩa là Luật cơ bản, Hiến pháp 1946 đã đề cập nhiều nguyên tắc quan trọng trong đĩ cĩ nguyên
tắc về quyền bào chữa của bị cáo Khoản 2 ðiều 67 quy định: “Người bị cáo được
quy ền bào chữa lấy hoặc mời Luật sư” Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử đã đề cập
vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo được coi là nguyên tắc Hiến pháp, đây thật
sự là nền mĩng cho quá trình phát triển và hồn thiện chế định quyền bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam
Tiếp sau đĩ trải qua nhiều giai đoạn, pháp luật nước ta đã cho ra đời Hiến pháp hồn chỉnh - Hiến pháp 1992, đã thể hiện cách nhìn mới khi xác định địa vị pháp lý của cơng dân, quyền và nghĩa vụ của cơng dân cĩ những thay đổi khá hơn so với các Hiến pháp trước đĩ, ðiều 50 của Hiến pháp 1992 đã chính thức ghi nhận quyền con người:
Trang 19Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
19
“Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân
s ự, kinh tế, văn hóa và xã hội ñược tôn trọng, thể hiện các quyền công dân và ñược quy ñịnh trong Hiến pháp và luật”, ðiều 71 của Hiến pháp quy ñịnh: “Công dân có quyền
b ất khả xâm phạm về thân thể, ñược pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân ph ẩm” Như vậy, quyền của người công dân ñã ñược khẳng ñịnh trong Bộ luật
tố tụng hình sự 1988, ngay ở Chương I ðiều 12 với tên gọi: “Bảo ñảm quyền bào chữa
c ủa bị can, bị cáo” quy ñịnh: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người
khác bào ch ữa” Ở ñây quyền bào chữa là nhằm bảo vệ cho bị can, bị cáo
ðến năm 2003, Luật tố tụng hình sự ñã có bước phát triển vượt bậc, ñó là Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 ra ñời ñược Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26-11-2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Rõ ràng ñây là bước phát triển quan trọng không chỉ về kỹ thuật lập pháp mà còn về nội dung của chế ñịnh quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự ðiều 11 với tên
gọi: “Bảo ñảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” quy ñịnh: “Người
b ị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ
quan ñiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo ñảm cho người bị tạm giữ, bị can,
b ị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy ñịnh của bộ luật này” ðến ñây thì
quyền bào chữa ñược quy ñịnh không chỉ ñể bảo vệ bị can, bị cáo mà còn bảo vệ cho người bị tạm giữ
Từ khi chế ñịnh về quyền bào chữa ra ñời từ các bản Hiến pháp, thì chế ñịnh về Luật sư cũng bắt ñầu hình thành ñể ñiều chỉnh những mối quan hệ trong xã hội có liên quan ñến quyền bào chữa ðầu tiên là Pháp lệnh tổ chức Luật sư 1987 ñược xây dựng
dựa trên cơ sở pháp lý quy ñịnh tại ðiều 133 Hiến pháp 1980: “Tổ chức Luật sư ñược
thành l ập ñể giúp bị can, bị cáo và các ñương sự khác về mặt pháp lý” Pháp lệnh này
ra ñời tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển ñội ngũ Luật sư Việt Nam, chứa ñựng những quy ñịnh cơ bản liên quan ñến tổ chức và hoạt ñộng Luật sư, phù hợp với ñiều kiện của nước ta thời ñó Tiếp theo những năm sau ñó, do thực hiện ñường lối ñổi mới của ðảng, ñất nước ta có những chuyển biến to lớn về mọi mặt trong ñời sống xã hội Trong tình hình ñó nhiều quy ñịnh của Pháp lệnh tổ chức Luật sư không còn phù hợp với thực tiễn, làm cho hoạt ñộng Luật sư không ñáp ứng nhu cầu giúp ñỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội Chính vì thế, năm 2001 Nhà nước ta ñã cho ra ñời Pháp lệnh Luật
sư năm 2001 thay thế cho Pháp lệnh Luật sư 1987, Pháp lệnh luật sư 2001 ñược ban hành ñã ñạt ñược những yêu cầu sau:
- Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi ñể phát triển ñội ngũ Luật sư chuyên nghiệp ñáp ứng nhu cầu của xã hội trong tình hình của nước ta lúc bấy giờ
- Xác ñịnh phạm vi hoạt ñộng và hình thức hành nghề thích hợp của Luật sư cho phù hợp với ñiều kiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam;
Trang 20Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tăng cường vai trò tự quản của tổ chức luật sư, ñồng thời ñổi mới hình thức và nội dung quản lý Nhà nước ñối với hành nghề luật sư;
- Bảo ñảm tính kế thừa lịch sử, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài vận dụng sáng tạo và thực tế Việt Nam
Mặc dù Pháp lệnh ñã quy ñịnh tương ñối ñầy ñủ hành nghề luật sư nhưng do xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về hoạt ñộng Luật sư ngày càng cao ñòi hỏi phải có một Luật Luật sư ra ñời hoàn chỉnh hơn ñáp ứng những nhu cầu ñang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay Vì vậy, Quốc hội nước ta thông qua kỳ họp thứ 10 ñã cho ra ñời Luật Luật sư năm 2006 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 Luật này quy ñịnh về nguyên tắc, ñiều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật
sư, quản lý hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam
1.2.2 Một số quan niệm về quyền bào chữa và Luật sư bào chữa
1.2.2.1 Quan niệm về quyền bào chữa
Pháp luật Việt Nam quy ñịnh tại ðiều 11 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: “Người bị
t ạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” Như vậy,
pháp luật Việt Nam không dừng lại ở quan ñiểm cho rằng: Quyền bào chữa chỉ là quyền
tự bào chữa của người người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà chúng ta ñã có cách nhìn toàn diện hơn về vấn ñề này khẳng ñịnh quyền bào chữa bao gồm hai bộ phận không thể tách rời nhau, quyền bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa Việc thực hiện quyền tự bào chữa không làm mất ñi hay triệt tiêu quyền ñược nhờ người khác bào chữa và ngược lại, sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự cũng không làm mất ñi quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Mặc dù trong ñiều luật này chỉ quy ñịnh quyền bào chữa bảo vệ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng trên thực tế trong hoạt ñộng tố tụng hình sự của nước ta, bản chất của quyền bào chữa thật sự còn bảo vệ cho một loại người nữa mà chưa quy ñịnh trong luật ñó là người bị kết án Người
bị kết án là người ñã bị kết tội bởi một bản án ñã có hiệu lực pháp luật và ñã có thể ñi vào giai ñoạn thi hành án nhưng họ vẫn có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật hoặc những tình tiết mới trong các bản án hoặc quyết ñịnh của Tòa án ñã có hiệu lực pháp luật và có quyền thông báo cho những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám ñốc thẩm, tái thẩm (ðiều 274, 292 Bộ luật tố tụng hình sự) nếu họ xét thấy có ñủ căn cứ ñể kháng nghị bản án hoặc quyết ñịnh ñã có hiệu lực pháp luật ñó Khi họ làm công việc ñó là họ ñang tự bào chữa cho mình và họ vẫn có quyền yêu cầu Luật sư bào chữa giúp cho họ Như vậy, quyền bào chữa còn bảo vệ cho người
bị kết án
Trang 21Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
21
1.2.2.2 Quan niệm về luật sư bào chữa
Từ sau khi ựất nước thống nhất (1975) ựến năm 1986, nước ta xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc, các cơ quan nhà nước thực hiện tam quyền phân lập: Lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng có sự thống nhất với nhau, khi ựó nhà nước
ta có quan niệm chỉ cần nâng cao năng lực quản lắ các cơ quan tư pháp và cán bộ trong các cơ quan tiến hành hành tố tụng là ựiều kiện bảo ựảm quyền và lợi ắch hợp pháp của công dân nên bấy giờ không cần phải quan trọng hóa công việc của Luật sư Chắnh vì vậy, hoạt ựộng tuyên truyền pháp luật về Luật sư cho dân còn rất ắt dẫn ựến nhận thức của dân về vai trò của Luật sư còn rất mờ nhạt Vì vậy, vai trò của Luật sư trong giai ựoạn này không ựược thể hiện rõ trong tố tụng hình sự
Sau 1986, với Nghị quyết ựại hội đảng lần thứ VI, ựất nước ta chuyển sang thời
kỳ ựổi mới trên các lĩnh vực của ựời sống xã hội, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ựịnh hướng Xã hội chủ nghĩa Thực tế ựó một mặt ựòi hỏi sự ựổi mới về Nhà nước, theo ựó quan ựiểm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam ựã ựược chắnh thức thừa nhận
Mặt khác, việc mở rộng giao lưu, hợp tác về pháp luật Việt Nam, về tập quán và pháp luật quốc tế là ựòi hỏi tất yếu khi nước ta ựang thực hiện chủ trương hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực, trong bối cảnh ựó, các quan niệm về Luật sư bào chữa xắch lại gần nhau hơn các quan niệm Luật sư ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Thế nhưng các khái niệm về Luật sư lại rất khác nhau, không có sự thống nhất với nhau
về nội dung
Các tác giả của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo giải nghĩa từ ỘLuật sư Bào chữaỢ là ỘNgười có chức trách dùng pháp luật bào
ch ữa cho bị can trước tòa ánỢ1, trong khi ựó, một nhóm tác giả khác lại giải nghĩa từ
ỘLuật sưỢ là ỘTrạng sư, người bênh vực cho một can phạm trước tòa ánỢ còn trong Từ
ựiển tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê năm 2005 trang 286 ựã giải nghĩa từ ỘLuật
sưỢ là Ộngười chuyên dựa vào pháp luật ựể bào chữa cho ựương sự trước Tòa ánỢ
Tất cả các khái niệm trên ựều chưa ựược hoàn chỉnh, ựầy ựủ về nội dung, những nội dung của các khái niệm này chỉ nói về chức năng bào chữa của Luật sư, trong khi ựó Luật sư ở Việt Nam không chỉ thực hiện chức năng bào chữa mà thực hiện ựồng thời cả hai chức năng bào chữa và tư vấn pháp lý Vì thế nếu chỉ ựịnh nghĩa Luật sư là người
thực hiện công việc bào chữa trước Tòa án là chưa ựầy ựủ, ựồng thời dùng từ Ộcan
ph ạmỢ và Ộựương sựỢ trong các ựịnh nghĩa trên là chưa chắnh xác Từ ỘCan phạmỢ theo
như giải nghĩa của Từ ựiển tiếng Việt Ờ Nhà xuất bản Thống kê năm 2005 trang 72 là:
ỘPhạm vào tội mà pháp luật nhà nước ựã quy ựịnhỢ Như vậy, theo cách hiểu ựược xác
1 Vấn ựề hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở Việt Nam, NXB Chắnh trị quốc gia, Hà Nội 2004, tr49
Trang 22Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ñịnh trong cách giải nghĩa của Từ ñiển tiếng Việt thì “can phạm” ñã là người phạm tội trong khi ngoài người bị kết án thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa ñược gọi là có tội bởi chưa có bản án tuyên của Tòa án, nếu dùng từ can phạm ñể chỉ ñối tượng bào
chữa của Luật sư là không ñúng Còn từ “ñương sự” theo ðiều 59 Bộ luật tố tụng hình
sự bao gồm: người bị hại, nguyên ñơn dân sự, bị ñơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan ñến vụ án hình sự, không bao hàm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong khi Luật sư thực hiện hoạt ñộng tố tụng chủ yếu là bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - ñây là một nội dung rất quan trọng trong tố tụng hình sự mà không ñược thể hiện trong khái niệm Luật sư thì thật sự ñây là một ñiều thiếu sót Nhưng hiện tại chúng ta ñã có khái niệm về Luật sư tương ñối hoàn chỉnh ñược thể hiện trong ðiều 2
Luật Luật sư 2006: “Luật sư là người có ñủ tiêu chuẩn, ñiều kiện hành nghề theo quy ñịnh của luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ
ch ức” So với các khái niệm vừa nêu trên thì nội dung thể hiện trong khái niệm này
hoàn chỉnh hơn - Luật sư là người phải ñáp ứng ñủ các yêu cầu theo quy ñịnh của luật
và họ là người thực hiện dịch vụ pháp lý bao gồm: Hoạt ñộng tố tụng, tư vấn pháp lý và các dịch vụ khác, ñiều này ñã bao quát các hoạt ñộng của Luật sư không như các khái niệm trên chỉ bó hẹp vai trò của Luật sư trong hoạt ñộng bào chữa Như vậy, theo quan
niệm của luật Việt Nam hiện nay người Luật sư ñược hiểu là “người hỗ trợ tư pháp” -
thực hiện hai chức năng bào chữa và tư vấn pháp lý Tuy nhiên, trong luận văn này,
người viết sẽ dùng từ “Luật sư” nhằm ñể chỉ người Luật sư thực hiện chức năng bào
chữa trong tố tụng hình sự
1.2.3 Vai trò của quyền bào chữa và Luật sư bào chữa trong hoạt ñộng tố tụng hình sự
1.2.3.1 Vai trò của quyền bào chữa trong hoạt ñộng tố tụng hình sự
Trước tiên phải khẳng ñịnh rằng quyền bào chữa chiếm một vị trí ñặc biệt quan trọng trong hệ thống những bảo ñảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và sự tham gia của Luật sư bào chữa ñảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc Hiến ñịnh của tố tụng hình sự, quyền bào chữa ñã nâng cao vai trò của người bị buộc tội trong hoạt ñộng
tố tụng hình sự Việc xác ñịnh và thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự không chỉ thể hiện tính chất dân chủ Xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật tố tụng hình sự
Xã hội chủ nghĩa nói riêng so với các kiểu pháp luật trước ñó mà còn là ñiều kiện cần thiết ñảm bảo hiệu quả của hoạt ñông tư pháp Tính chất dân chủ sẽ thể hiện rất rõ nếu chúng ta xét vấn ñề của quyền bào chữa ñặt trong mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp với những người bị buộc tội, ñó là mối quan hệ không cân xứng bởi vì một bên là người
bị tình nghi hoặc người bị buộc tội ñang trong tình trạng bị tình nghi hoặc ñang bị coi là người có tội và ñang bị chất vấn, bị hạn chế quyền công dân, bị kiểm soát, theo dõi từng hành ñộng, bị ñiều tra về hành vi của mình thậm chí bị hạn chế quyền tự do (tự do ñi lại,
Trang 23Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
23
tự do giao tiếp…) còn một bên là những người có chức vụ, quyền hạn ñối với những người bị buộc tội, họ có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thậm chí cả hình phạt nếu có và họ chính là những người có quyền ra bản án ñể kết luận bị cáo có tội hay không có tội Từ vấn ñề ñó chúng ta thấy nếu không có quyền bào chữa thì khi bị tình nghi, bị buộc tội, những người ñang ở trong tình trạng này sẽ không có quyền bào chữa cho mình, họ sẽ không ñược bảo vệ trước pháp luật, họ sẽ bị thiệt thòi, bị bắt buộc phải chấp hành những hình phạt vô cớ, vô lý không ñúng với quy ñịnh của pháp luật mà không ñược quyền ñưa ra những bằng chứng thậm chí không ñược quyền cãi lại trước lời buộc tội của các cơ quan có thẩm quyền Hơn thế nữa, nếu không có quyền bào chữa những người buộc tội muốn kết luận ai có tội là quyền của họ mà không cần phải nghe những lời biện bạch của bị can, bị cáo từ ñó dễ dàng dẫn ñến oan sai, giải quyết vụ án không minh bạch, không công bằng, không ñảm bảo tính khách quan mà lại mang tính chủ quan nhiều hơn trong quá trình kết tội và còn ảnh hưởng ñến danh dự, gây thiệt hại
về tinh thần và vật chất cho người bị buộc tội oan Một hậu quả nghiêm trọng hơn là làm mất lòng tin nơi dân, hệ thống pháp luật nước ta không còn ñảm bảo tính công bằng, dân chủ, ñúng như pháp lý quy ñịnh Chính xuất phát từ nguyên nhân này mà hiện nay hệ thống pháp luật nước ta quy ñịnh chế ñịnh quyền bào chữa cụ thể trong Bộ luật
tố tụng hình sự 2003, có quyền bào chữa sẽ nâng cao quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự và làm tăng sự tin cậy của xã hội ñối với pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật Xã hội chủ nghĩa nói chung
Dưới ánh sáng Nghị quyết của ðảng, quyền bào chữa của bị can, bị cáo có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng ñối với việc tiếp tục dân chủ hóa công tác xét xử và tăng cường bảo
vệ quyền của công dân trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa và các quy phạm tố tụng của các Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát và Tòa án, cùng với việc quan tâm cuộc sống của nhân dân, các cơ quan nhà nước cần phải tôn trọng và bảo ñảm các quyền của công dân ñã ñược Hiến pháp quy ñịnh Các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra và các Cơ quan ñiều tra phải dựa vào dân ñể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm quyền của công dân
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo không phải chỉ là sự bảo ñảm khỏi sự tình nghi,
sự buộc tội không có căn cứ mà còn là một phương tiện quan trọng ñể nhận biết sự thật khách quan của vụ án nhằm thực hiện các bảo ñảm trong tố tụng hình sự Tuân theo các nguyên tắc tố tụng hình sự, việc bảo ñảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo có tác ñộng tích cực ñến chất lượng xét xử và xác ñịnh sự thật khách quan của vụ án Nếu pháp luật quy ñịnh quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà không bảo ñảm thực hiện nguyên tắc ñó thì phải ñược xem là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự bởi vì nó hạn chế quyền của bị can, bị cáo và ảnh hưởng ñến việc ra bản án có căn cứ, hợp pháp và công minh
Trang 24Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.3.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong hoạt ñộng tố tụng hình sự
Trong công cuộc ñấu tranh, phòng chống tội phạm, yêu cầu ñặt ra là: “Phát hiện
chính xác, nhanh chóng, x ử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không ñể lọt
t ội phạm không làm oan người vô tội” ðể góp phần hỗ trợ cho hoạt ñộng tư pháp, giúp
cơ quan tiến hành tố tụng xử lý và giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và ñầy ñủ; làm rõ những chứng cứ xác ñịnh có tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của bị can, bị cáo thì Bộ luật tố tụng hình sự ñã quy ñịnh sự tham gia của Luật sư với tư cách là người bào chữa bảo vệ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự
Khi nói tới vai trò của Luật sư là nói tới những tác ñộng, ảnh hưởng của Luật sư ñối với cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt ñộng của mình, ñối với xã hội thông qua chức năng cao quý của nghề nghiệp, góp phần vào quá trình phát triển dân chủ, tạo lập công bằng xã hội, trước hết phải khẳng ñịnh sự tham gia của Luật sư trong tố tụng hình
sự là cần thiết khách quan Không thể chỉ coi ñây là hình thức thể hiện nội dung dân chủ trong quá trình khởi tố, ñiều tra, truy tố, xét xử tội phạm khi trong các hoạt ñộng nêu trên có thêm sự tham gia của những người có trình ñộ pháp lý nhưng không ñại diện cho công quyền ñể giải quyết vụ án Sự tham gia của Luật sư trong tố tụng hình sự cần thiết trước tiên bởi vai trò của họ trong việc thực hiện nguyên tắc bảo ñảm quyền bào chữa của những người bị buộc tội trong thực tế không chỉ bảo ñảm tính dân chủ của luật tố tụng hình sự Xã hội chủ nghĩa mà ñi xa hơn nữa là chính vai trò của Luật sư ñã tạo ra ñiều kiện ñể Tố tụng hình sự ñạt ñược những mục ñích ñặt ra trong ñó có mục ñích bảo
vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Như vậy, sẽ là phi dân chủ
và phi khoa học nếu không thừa nhận vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự
Trong thực tiễn, do hạn chế về trình ñộ hiểu biết pháp luật nên không phải bất cứ người bị buộc tội nào cũng có khả năng thực hiện ñược và thực hiện có hiệu quả quyền bào chữa của mình Chính vì vậy sự giúp ñỡ về mặt pháp lý cho họ từ phía Luật sư là cần thiết Chức năng của Luật sư là bảo vệ quyền cơ bản của con người và thực hiện công bằng xã hội Luật sư phải thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách trung thực, phải cố gắng hết sức ñể duy trì trật tự xã hội và ñể tăng cường hệ thống pháp luật phù hợp với chức năng của mình Bằng hoạt ñộng của mình Luật sư góp phần tích cực bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý kinh tế và quản lý xã hội theo pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án ñược khách quan, ñúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình ñẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; giáo dục công dân tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống Xã hội chủ nghĩa Là người am hiểu pháp luật, thông qua việc hành nghề, Luật sư bào chữa phải trau dồi kiến thức và sử dụng kiến thức ñó ñể tăng cường giáo dục và phát triển hệ
Trang 25Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
25
thống pháp luật Ngoài ra, Luật sư còn quan tâm ñến những khiếm khuyết vệc thực thi pháp luật và ý thức ñược rằng người nghèo, ñôi khi có cả người không nghèo không nhận ñược sự hỗ trợ pháp lý ñầy ñủ, vì vậy phải dành thời gian và ảnh hưởng của mình
ñể giúp ñỡ họ
Luật sư ñóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội, cùng với thời gian, ñội ngũ Luật sư Việt Nam dần dần khẳng ñịnh rõ vị trí, vai trò của mình trong xã hội Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu, rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, cần phải khẳng ñịnh mình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 26Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương II VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA THEO QUY ðỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn khởi tố
2.1.1 Khái niệm và ñặc ñiểm của giai ñoạn khởi tố
Khái niệm:
Khởi tố vụ án hình sự là giai ñoạn ñầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, trong ñó
cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban ñầu và ra quyết ñịnh khởi tố vụ
án hình sự hoặc quyết ñịnh không khởi tố vụ án hình sự nhằm làm cơ sở cho hoạt ñộng
tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong giai ñoạn khởi tố vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng ñã bước ñầu xác ñịnh chủ thể của tội phạm nhưng chưa có ñủ căn cứ ñể xác ñịnh trong các chủ thể ñó ai là người thực hiện hành vi phạm tội Vì vậy, trong giai ñoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành thu thập thêm chứng cứ và tài liệu ñể có ñủ căn cứ pháp lý khởi tố bị can Như vậy, khởi tố bị can cũng là một giai ñoạn của quá trình tố tụng, trong ñó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành ñiều tra sơ bộ về vụ án ñể xác ñịnh người bị tình nghi của
vụ án và cần phải ñược ñiều tra làm rõ sự thật của vụ án nên Viện kiểm sát ra quyết ñịnh khởi tố bị can Quyết ñịnh khởi tố bị can luôn luôn có sau quyết ñịnh khởi tố vụ án, cho
dù có vụ án ñã xác ñịnh ñược bị can ngay từ giai ñoạn khởi tố vụ án như trường hợp bắt người phạm tội quả tang Khi ñó Viện kiểm sát sẽ ra hai quyết ñịnh cùng một lúc: Khởi
tố vụ án và khởi tố bị can nhưng quyết ñịnh khởi tố vụ án cũng vẫn ñược ký trước, tiếp ñến mới ký Quyết ñịnh khởi tố bị can
ðặc ñiểm:
Khởi tố vụ án là giai ñoạn ñầu tiên của quá trình tố tụng nên ở giai ñoạn này các
cơ quan tiến hành tố tụng chỉ sơ bộ xác ñịnh sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không ñể quyết ñịnh khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Xác ñịnh dấu hiệu của tội phạm ở giai ñoạn này là việc xác ñịnh những dấu hiệu, hành vi và sự kiện phạm tội chứ chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội
Bản chất của việc khởi tố vụ án hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm ñã xảy ra ñể từ ñó ñề ra những biện pháp phù hợp cho việc ñiều tra làm
rõ xử lý công minh ñối với mọi tội phạm Tư ñó cũng góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự
Giai ñoạn khởi tố bắt ñầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận ñược tin báo về tội phạm và kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết ñịnh khởi tố hoặc không khởi tố
Trang 27Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
27
vụ án hình sự Thời gian ñể cơ quan có thẩm quyền ra quyết ñịnh khởi tố hoặc không khởi tố là hai mươi ngày, trong trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn này có thể ñược kéo dài hơn nhưng tối ña không quá hai tháng (ðiều 103 Bộ luật tố tụng hình sự)
2.1.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn khởi tố bị can
Việc khởi tố bị can thường ñược tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án
Trong Bộ luật tố tụng hình sự quy ñịnh cho người bào chữa tham gia tố tụng từ
khi khởi tố bị can ðiều 58 khoản 1 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa: “Người
bào ch ữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trừ trường hợp bắt người theo quy ñịnh
t ại ðiều 81 và 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết ñịnh tạm giữ Trong trường hợp cần giữ bí mật ñiều tra ñối với tội phạm an ninh quốc
gia, thì Vi ện trưởng Viện kiểm sát quyết ñịnh ñể người bào chữa tham gia tố tụng từ khi
k ết thúc ñiều tra” Như vậy, pháp luật không chỉ quy ñịnh cho phép Luật sư tham gia
bào chữa từ giai ñoạn khởi tố vụ án mà còn ñược bào chữa cho người bị tạm giữ khi có quyết ñịnh tạm giữ Như vậy, trong trường hợp người bào chữa tham gia tố tụng ñể bào chữa cho người bị tạm giữ thì có thể người bào chữa này xuất hiện khi khởi tố bị can hoặc là khi cơ quan có thẩm quyền ñã ra quyết ñịnh khởi tố vụ án hình sự Mặc dù ở giai ñoạn có quyết ñịnh tạm giữ thì thời gian người bị tạm giữ bị tạm giữ rất ngắn cao nhất là chỉ có 9 ngày tạm giữ nhưng sự có mặt của Luật sư ngay từ giai ñoạn này sẽ giúp cho người bị tạm giữ thực hiện ñúng quyền bào chữa của mình mà pháp luật ñã quy ñịnh tại ðiều 11 Bộ luật tố tụng hình sự
Trong giai ñoạn khởi tố, Luật sư có quyền thực hiện rất nhiều công việc ñể thực hiện chức năng bào chữa của mình theo quy ñịnh tại khoản 2 ðiều 58 của Bộ luật tố tụng hình sự:
Luật sư có quyền có mặt khi hỏi cung bị can Vai trò của Luật sư tham gia hỏi cung nhằm trấn an tinh thần bị can, giúp bị can bình tĩnh trước việc tra hỏi của ðiều tra viên, quyền này cũng tạo ñiều kiện cho Luật sư theo dõi tiến trình hỏi cung ñể có thể nắm bắt ngay từ ñầu một số thông tin về bị can và nếu xét thấy có ñiều gì ñáng nghi hoặc cần làm rõ vấn ñề nào ñó mà Luật sư thấy cần phải hỏi bị can thì Luật sư vẫn có quyền hỏi nếu ñược ðiều tra viên ñồng ý giúp cho công việc bào chữa tiếp sau ñó sẽ tốt hơn Hơn nữa, sự có mặt của Luật sư trong việc hỏi cung còn hạn chế việc dùng nhục hình ñể bức cung hoặc mớm cung, dụ cung trong quá trình lấy lời khai bị can và nếu xét thấy ðiều tra viên, những người cùng tham gia tố tụng có những hành ñộng không khách quan, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp gây bất lợi cho bị can hoặc rơi vào các trường hợp luật bắt buộc phải thay ñổi người tiến hành tố tụng (ðiều 42 Bộ luật tố tụng hình sự), có thể chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng nhìn thấy ñiều ñó mà không dám lên tiếng, khi ñó chính Luật sư sẽ giúp họ ñề nghị thay ñổi người tiến hành tố tụng theo quy ñịnh tại ñiểm c khoản 2 ðiều 58 Bộ luật tố tụng hình sự
Trang 28Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Và cũng theo ñiều khoản này Luật sư còn có quyền ñề nghị thay ñổi người giám ñịnh, người phiên dịch theo quy ñịnh tại khoản 4 ðiều 60 và khoản 3 ðiều 61 Bộ luật tố tụng hình sự ðây là một trong các quyền rất quan trọng của Luật sư bởi vì nếu người phiên dịch dịch sai ý của bị can trong trường hợp người bị buộc tội là người bị câm, bị ñiếc hoặc là người nước ngoài và người giám ñịnh thì thực hiện việc giám ñịnh không
vô tư làm cho tội của bị can rơi vào khung tăng nặng hoặc từ không có tội trở thành có tội thì lúc ñó cần phải có Luật sư là người rất am hiểu về lĩnh vực pháp lý sẽ ñề nghị thay ñổi những người này ñể vụ án ñược giải quyết công minh, ñúng với sự thật khách quan
Bên cạnh ñó Luật sư còn có quyền xem các biên bản về hoạt ñộng tố tụng chẳng hạn biên bản lấy cung bị can ñể xem nội dung ñó có ghi ñúng với lời khai của bị can trong quá trình hỏi cung ðồng thời Luật sư ñối chiếu nội dung này với những thông tin
mà Luật sư có ñược khi gặp, tiếp xúc với bị can ñang bị tạm giam (quyền của Luật sư tại ñiểm e khoản 2 ðiều 58 Bộ luật tố tụng hình sự) có vấn ñề nào mâu thuẫn trong lời khai ñó ñể ñi sâu làm rõ vừa giúp cho thân chủ họ vừa giúp cơ quan ñiều tra tiến hành ñiều tra vụ án nhanh chóng, kịp thời
Tóm lại, Luật sư là người ñóng góp cho cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết ñịnh khởi tố vụ án khởi tố bị can ñúng ñắn và kịp thời ñể xử lý nhanh chóng, công minh ñối với hành vi phạm tội ñã xảy ra và giúp cho hoạt ñộng ñiều tra tiếp sau ñó ñạt ñược kết quả khách quan, toàn diện ñồng thời các quyền và lợi ích cơ bản của người bị tạm giữ,
bị can ñược tôn trọng
2.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn ñiều tra, truy tố
2.2.1 Khái niệm và ñặc ñiểm của giai ñoạn ñiều tra, truy tố
Khái niệm:
ðiều tra vụ án hình sự là một hoạt ñộng tố tụng của cơ quan ñiều tra nhằm thu thập ñầy ñủ chứng cứ chứng minh về tội phạm Giai ñoạn ñiều tra là giai ñoạn tiếp theo sau của giai ñoạn khởi tố ñược tiến hành trên cơ sở quyết ñịnh khởi tố của cơ quan tiến hành tố tụng và kết thúc khi cơ quan ñiều tra lập bản kết luận ñiều tra
Truy tố vụ án cũng là một giai ñoạn của tố tụng hình sự ñược thể hiện bằng một bản cáo trạng quyết ñịnh truy tố bị can trước Tòa án do Viện kiểm sát ñưa ra dựa trên cơ
sở nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận ñiều tra có ý nghĩa buộc tội bị can về những hành vi cụ thể vi phạm những quy ñịnh trong Bộ luật hình sự Giai ñoạn truy tố bắt ñầu từ khi Viện kiểm sát nhận ñược bản kết luận ñiều tra cho ñến khi bản cáo trạng của Viện kiểm sát ñược chuyển ñến Tòa án
Trang 29Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
29
ðặc ñiểm:
Trong giai ñoạn ñiều tra, nhiệm vụ chủ yếu là thu thập ñầy ñủ các chứng cứ ñể chứng minh về vụ án và cũng nhằm làm rõ các căn cứ khởi tố bị can, ñồng thời xác ñịnh
quyết ñịnh khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng ñã ñúng ñối tượng hay chưa
Còn ñối với quyết ñịnh truy tố vụ án thì bản cáo trạng của Viện kiểm sát chính là căn cứ pháp lý duy nhất ñể ñể vụ án ñi vào giai ñoạn xử Bởi vì khi kết thúc giai ñoạn ñiều tra, trong trường hợp Cơ quan ñiều tra ñã khẳng ñịnh có ñủ chứng cứ ñể chứng minh tội phạm, người phạm tội thì nội dung ñó chỉ mới là ñiều kiện cần ñể Tòa án ñưa
vụ án ra xét xử, còn thiếu ñiều kiện ñủ - ñó chính là quyết ñịnh truy tố bị can của Viện kiểm sat Khi hai ñiều kiện này kết hợp lại với nhau thì mới có ñầy ñủ căn cứ cho Tòa
án ra một quyết ñịnh ñưa vụ án ra xét xử
2.2.2 Vai trò của của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn ñiều tra, truy tố
Theo quy ñịnh của Bộ luật tố tụng hình sự ðiều 58 khoản 2, khi Luật sư tham gia vào giai ñoạn ñiều tra thực hiện công việc bào chữa của mình thì có các quyền sau:
Th ứ nhất, Luật sư có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu ñược ðiều tra viên
ñồng ý thì ñược hỏi bị can và có mặt trong các hoạt ñộng ñiều tra khác Luật sư có quyền có mặt khi hỏi cung bị can ñể trực tiếp nghe bị can khai báo Trong quá trình hỏi cung bị can, nếu Luật sư phát hiện ra những tình tiết cần thiết ñối với việc bào chữa như
ñể minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can, Luật sư có thể ñề nghị ðiều tra viên lưu ý tình tiết ñó Khi hỏi cung bị can, nếu ñược ðiều tra viên ñồng ý, Luật sư có thể hỏi bị can Quy ñịnh này giúp ðiều tra viên tiếp nhận thêm một số tình tiết nào ñó cần làm sáng tỏ ñể ñánh giá khách quan ñối với các tình tiết của vụ án Luật chữa cũng có quyền cũng có quyền có mặt trong các hoạt ñộng ñiều tra khác như khám nghiệm hiện trường, khám chỗ ở, ñịa ñiểm…
Th ứ hai, Luật sư có quyền ñề nghị thay ñổi ðiều tra viên, Người giám ñịnh,
Người phiên dịch Khi có căn cứ ñể thay ñổi ðiều tra viên theo quy ñịnh tại ðiều 43 và ðiều 44 Bộ luật tố tụng hình sự, Luật sư có quyền ñề nghị thay ñổi nhằm ñảm bảo cho
vụ án ñược tiến hành một cách khách quan và sự vô tư của những người tiến hành tố tụng Việc thay ñổi ðiều tra viên do thủ trưởng Cơ quan ðiều tra quyết ñịnh Nếu ðiều tra viên bị thay ñổi là thủ trưởng Cơ quan ñiều tra, thì việc ñiều tra vụ án ñược giao cho
Cơ quan ñiều tra cấp trên
Luật sư ñề nghị thay ñổi người giám ñịnh khi có căn cứ quy ñịnh tại khoản 3 ðiều
43 và khoản 4 ðiều 60 Bộ luật tố tụng hình sự; ñề nghị thay ñổi người phiên dịch khi có căn cứ quy ñịnh tại khoản 3 ðiều 43 và khoản 3 ðiều 61 Bộ luật tố tụng hình sự Việc thay ñổi người giám ñịnh do cơ quan trưng cầu quyết ñịnh, việc thay ñổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết ñịnh
Trang 30Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Th ứ ba, Luật sư bào chữa có quyền ñưa ra chứng cứ và những yêu cầu Khi làm
nhiệm vụ bào chữa cho bị can, Luật sư có thể phát hiện ra chứng cứ mới mà Cơ quan ñiều tra chưa phát hiện ñược Trong trường hợp này, Luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan ñiều tra xem xét nhưng chỉ khi chứng cứ ñó có lợi cho bị can không làm xấu ñi tình trạng của bị can, như chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can, nếu thực sự bị can không phạm tội; Luật sư cũng có thể ñưa ra chứng cứ chứng minh tội phạm của bị can không ñến mức nguy hiểm như tài liệu trong hồ sơ thể hiện hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Cơ quan ñiều tra chưa thể hiện trong hồ sơ Việc này giúp Cơ quan ñiều tra ñánh giá ñúng mức, khách quan hành vi phạm tội của bị can khi kết luận ñiều tra Trong giai ñoạn ñiều tra, cùng với việc ñưa ra chứng cứ, Luật sư cũng có quyền yêu cầu Cơ quan ñiều tra khắc phục những thiếu sót trong hoạt ñộng ñiều tra khi cần thiết như: Triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám ñịnh…
Khi Luật sư ñưa ra những yêu cầu liên quan ñến vụ án thì Cơ quan ñiều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu của Luật sư và phải báo cho Luật sư biết kết quả Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu của Luật sư thì Cơ quan ñiều tra ra quyết ñinh và nêu rõ lý do Trường hợp Cơ quan ñiều tra không chấp nhận và không trả lời yêu cầu của mình, Luật sư có quyền khiếu nại ñến Cơ quan ðiều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp
Th ứ tư, Luật sư bào chữa có quyền ñược gặp bị can ñang bị tạm giam Bào chữa
sẽ trở thành hình thức nếu Luật sư không hiểu rõ thái ñộ tâm lý và tâm tư của bị can, vì thế gặp bị can ñể Luật sư giúp bị can nhận thức ñúng ñắn việc bào chữa là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị can trên cơ sở pháp luật và tôn trọng sự thật khách quan của vụ
án, giải thích những vấn ñề pháp luật cần thiết liên quan mà bị can chưa hiểu hoặc không biết trình bày trước Cơ quan ñiều tra nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phân tích cho bị can thấy cần phải khai báo thành thật ñể Luật sư có căn cứ rõ ràng, vững chắc bào chữa cho bị can
Thứ năm, Luật sư có quyền ñọc hồ sơ vụ án và ghi chép những ñiều cần thiết sau
khi kết thúc ñiều tra Quyền này giúp Luật sư nắm vững các tình tiết vụ án Có ñọc hồ
sơ Luật sư mới biết ñược bị can phạm tội gì theo ñiều khoản nào của Bộ luật hình sự, có ñọc hồ sơ Luật sư mới nắm ñược bị can bị buộc tội trên cơ sở nào và từ ñó tìm ra các chứng cứ gỡ tội cho bị can
Việc Luật sư tham dự việc hỏi cung bị can, hay tham gia các hoạt ñộng ñiều tra khác cũng không thể phản ánh ñược ñầy ñủ nội dung của vụ án Do vậy quyền ñược ñọc
hồ sơ giúp Luật sư có một cách nhìn toàn diện hơn về vụ án từ thời ñiểm khởi tố vụ án cho ñến khi kết thúc ñiều tra, không chỉ ñối với thân chủ mà mình bảo vệ mà còn ñối với các bị can khác trong vụ án Từ ñó giúp Luật sư ñánh giá ñúng hiện trạng tội danh
Trang 31Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
31
của bị can trong vụ án ñể chuẩn bị bào chữa và có thể Luật sư sẽ có những yêu cầu cần thiết với Viện kiểm sát, Tòa án ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can
Th ứ sáu, Luật sư có quyền khiếu nại quyết ñịnh của Cơ quan ñiều tra, khiếu nại
ñối với hoạt ñộng của ðiều tra viên Một những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự ñược quy ñịnh tại ðiều 31 Bộ luật tố tụng hình sự là nguyên tắc bảo ñảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân trong tố tụng hình sự ñối với hoạt ñộng của cơ quan
tiến hành tố tụng với nội dung: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công
dân có quy ền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt ñộng Tố tụng Hình sự của
các C ơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào
thu ộc các cơ quan ñó Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận xem xét và giải quyết kịp
th ời, ñúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết
cho ng ười khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục Trình tự thủ tục và thẩm
quy ền giải quyết khiếu nại, tố cáo do bộ luật này quy ñịnh”
Với danh nghĩa là công dân, ñồng thời với tư cách là Luật sư tham gia tố tụng bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can trong giai ñoạn ñiều tra Luật sư có quyền khiếu nại ñối với những việc làm trái pháp luật của Cơ quan ñiều tra trong những trường hợp sau ñây:
- Bắt bị can ñể tạm giam khi không ñủ căn cứ theo quy ñịnh của pháp luật hoặc không ñúng thủ tục bắt ñược quy ñịnh tại ðiều 80 Bộ luật tố tụng hình sự;
- Ra lệnh tạm giam khi không có một trong các căn cứ quy ñịnh tại ðiều 88 Bộ luật tố tụng hình sự;
- Giam bị can trong trường hợp không có lệnh của có thẩm quyền hoặc có lệnh nhưng không ñược Viện kiểm sát phê chuẩn;
- Giam bị can quá thời hạn khi mà không có lệnh gia hạn tạm giam theo quy ñịnh tại ðiều 120 Bộ luật tố tụng hình sự;
- Khởi tố bị can trong trường hợp không ñủ căn cứ xác ñịnh bị can ñã thực hiện hành vi phạm tội theo quy ñịnh tại ðiều 100 Bộ luật tố tụng hình sự;
- Hỏi cung bị can không ñúng thủ tục quy ñịnh tại ðiều131 Bộ luật tố tụng hình sự như bức cung, dùng nhục hình ñối với bị can;
- Tạm giữ những ñồ vật, tài liệu không liên quan trực tiếp ñến vụ án trong quá trình tiến hành các hoạt ñộng khám xét v.v…
Tất cả những vấn ñề nêu trên ñã làm sáng tỏ vai trò của Luật sư trong giai ñoạn ñiều tra là một trong những giai ñoạn quan trọng của quá trình tố tụng Tiếp sau giai ñoạn ñiều tra là giai ñoạn truy tố Truy tố là một giai ñoạn trong ñó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt ñộng cần thiết theo quy ñịnh của pháp luật như truy tố bị can trước Tòa
án bằng bản cáo trạng hoặc ra các quyết ñịnh cần thiết khác nhằm giải quyết vụ án Trong giai ñoạn này, Luật sư có các quyền sau ñây:
Trang 32Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Th ứ nhất, quyền khiếu nại các quyết ựịnh của Viện kiểm sát tại điều 166 Bộ luật
tố tụng hình sự, nếu có căn cứ cho rằng quyết ựịnh ựó không dựa trên cơ sở của pháp luật hoặc không ựúng thời hạn luật ựịnh (căn cứ vào quy ựịnh của Bộ luật tố tụng tại ựiểm i khoản 2 điều 58) Với quyền này, Luật sư sẽ xem xét nội dung quyết ựịnh truy tố
vụ án của Viện kiểm sát ựã có ựầy ựủ căn cứ chứng minh tội phạm hay chưa đôi khi phắa Cơ quan ựiều tra chưa thu thập ựược ựầy ựủ chứng cứ ựể kết luận bị can ựó có tội
mà Viện kiểm sát ựã ựưa ra cáo trạng quy tội cho bị can thì có thể dẫn ựến oan sai hoặc
là việc Viện kiểm sát ựưa ra quyết ựịnh truy tố không ựúng với quy ựịnh của luật Khi
ựó phắa bị can có quyền khiếu nại những việc làm trái pháp luật trong hoạt ựộng tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự (điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự) nhưng họ thường không ựược tạo ựiều kiện ựể thực hiện, nguyên nhân cũng do sự ảnh hưởng gây sức ép từ phắa cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là chắnh cơ quan có hành ựộng trái với quy ựịnh của pháp luật Khi ựó chỉ có Luật sư mới giúp ựược họ, thay họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thậm chắ Luật sư còn có thể yêu cầu trả tự do cho bị cáo khi cơ quan tiến hành tố tụng không ựủ căn cứ kết tội bị cáo
Th ứ hai, với tư cách người bào chữa, Luật sư có quyền ựưa ra chứng cứ và những
yêu cầu Cũng như trong giai ựoạn ựiều tra, ở giai ựoạn truy tố nếu xét thấy cần thiết ựể
có thể bảo vệ lợi ắch cho bị can, Luật sư bào chữa có quền ựưa ra các yêu cầu như triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám ựinh, yêu cầu ựiều tra bổ sung hoặc tiến hành các hoạt ựộng ựiều tra khác; yêu cầu thay ựổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cho bị can khi thấy không có ựủ căn cứ áp dụng tại điều 94 Bộ luật tố tụng hình sự
2.3 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ựoạn xét xử
2.3.1 Khái niệm và ựặc ựiểm của giai ựoạn xét xử
Khái niệm:
Xét xử vụ án hình sự là một giai ựoạn của tố tụng hình sự bao gồm xét xử sơ thẩm
và xét xử phúc thẩm trong ựó Tòa án có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ vụ án thấy
ựã có ựủ căn cứ thì ựưa vụ án ra xét xử nhằm xác ựịnh có hay không có hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm, từ ựó ựưa ra bản án, quyết ựịnh phù hợp với tắnh chất của vụ án mà Viện kiểm sát ựã truy tố
đặc ựiểm:
Giai ựoạn xét xử là giai ựoạn xác ựịnh có hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm xảy ra hay không và cũng chắnh là giai ựoạn quyết ựịnh bị cáo có tội hay không Bởi vì kết quả cuối cùng của một vụ án là bản án - bản này có thể là tuyên có tội hoặc
vô tội hiến pháp quy ựịnh: Ộkhông ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có
b ản án kết tội của Tòa án ựã có hiệu lực pháp luậtỢ (điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự),
nội dung ựiều này ựã trở thành một trong các nguyên tắc của hoạt ựộng tố tụng hình sự
Trang 33Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
33
(ðiều 9 Bộ luật tố tụng hình sự) Như vậy, pháp luật ñã quy ñịnh chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử; mới có quyền quyết ñịnh bị cáo có tội hay vô tội, cho dù một người nào
ñó là thực sự thực hiện hành vi phạm tội và ñã bị Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát có ñầy
ñủ chứng cứ ñể chứng minh và tòa ra quyết ñịnh xét xử khi ñó bị cáo bị ñưa ra vành móng ngựa thì ở thời ñiểm ñó họ vẫn chưa bị coi là có tội bởi vì Tòa án chưa tuyên bản
án rằng bị cáo ñó phạm tội
2.3.2 Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai ñoạn xét xử
Xét xử là giai ñoạn quan trọng trong quá trình tố tụng, nó xác ñịnh một cách dứt ñiểm bị cáo có tội hay không có tội và mức hình phạt tương ứng ñối với hành vi phạm
tội của bị cáo ðiều 9 Bộ luật tố tụng hình sự ñã xác ñịnh: “Không ai bị coi là có tội và
ph ải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án ñã có hiệu lực pháp luật”
Giai ñoạn xét xử gồm nhiều công ñoạn:
Trước tiên là sự tham gia của Luật sư ở phần thủ tục bắt ñầu phiên tòa Phần thủ tục bắt ñầu phiên tòa có ý nghĩa quan trọng tố tụng hình sự bởi vì việc tổ chức và tiến hành xét xử phụ thuộc rất nhiều vào việc có tiến hành ñúng thủ tục bắt ñầu phiên tòa hay không Trong phần này Luật sư có quyền ñề nghị thay ñổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám ñịnh, người phiên dịch (ðiều 202 Bộ luật tố tụng hình sự) nếu Luật sư có căn cứ biết ñược những người này không ñược tham gia tố tụng theo quy ñịnh của ðiều 42, 45, 46, 47, 60, 61 Bộ luật tố tụng hình sự, quyền này của Luật sư góp phần bảo ñảm tính vô tư, khách quan trong quá trình xét xử
ðến phần thủ tục xét hỏi tại tòa, theo trình tự xét hỏi quy ñịnh tại ðiều 207 Bộ luật tố tụng hình sự thì sau khi Kiểm sát viên hỏi rồi sẽ ñến Luật sư Luật sư ñược quyền hỏi tất cả các bị cáo mâu thuẫn và cả Luật sư cho bị cáo khác, khi Luật sư hỏi thì có quyền hỏi về những tình tiết liên quan ñến việc bào chữa nhằm làm rõ một số vấn ñề trong vụ án hoặc sau khi xét hỏi xong Luật sư thấy còn nhiều tình tiết chưa rõ thì có thể yêu cầu Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết này ñể có căn cứ bào chữa tốt hơn, làm giảm nhẹ phần nào trách nhiệm pháp lý cho thân chủ, nếu là vụ án oan thì tiến hành việc xét hỏi ñó sẽ giúp thu thập thêm những tình tiết mới, có thể phát hiện một số ñiểm mới trong vụ án ñể bổ sung ñầy ñủ hơn luận cứ bào chữa khi vào giai ñoạn tranh tụng
Bên cạnh ñó Luật sư ñược hỏi thêm người làm chứng sau khi Chủ tọa phiên tòa hỏi xong nếu Luật sư xét thấy cần phải hỏi ñể có thể tiếp nhận thêm thông tin về nội dung vụ án phục vụ cho việc bào chữa hoặc do Luật sư trong quá tình theo dõi diễn biến tại tòa thấy trong lời khai của người làm chứng không thống nhất với nhau hoặc có ñiều
gì ñó ñáng nghi ngờ ñây là lời khai giả thì Luật sư cần hỏi thêm người làm chứng ñể phần nào có thể giải quyết những vấn ñề này
Trang 34Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luật sư còn ñược trình bày nhận xét của mình về vật chứng mà Hội ñồng xét xử ñưa ra ñể xem xét, nhận xét về kết luận giám ñịnh, ñược hỏi những vấn ñề chưa rõ hoặc
có mâu thuẫn trong kết luận giám ñịnh, mục ñích cũng nhằm làm sáng tỏ sự thật vụ án Ngoài ra, trong phần xét hỏi này, nếu thu thập hoặc phát hiện ñược bất kỳ chứng cứ, tài liệu nào liên quan ñến vụ án thì Luật sư có quyền ñưa ra tại phiên tòa ñể cung cấp thêm vật chứng cho cơ quan tiến hành tố tụng xem xét lại xem có thể bổ sung thêm vào hồ sơ
vụ án giúp giải quyết vụ án triệt ñể hơn
Tiếp ñến là phần tranh luận tại phiên tòa - phần quan trọng nhất ñối với vai trò của Luật sư trong việc bào chữa cho thân chủ của mình tại phiên tòa xét xử Bởi vì tất cả những công việc của Luật sư ở các giai ñoạn trước ñó nhằm thu thập những tài liệu, thông tin về vụ án có liên quan ñến thân chủ họ ñể lập ra hồ sơ, luận cứ bào chữa riêng của Luật sư chuẩn bị cho phần tranh luận tại tòa Tại ñây, Luật sư trình bày lời bào chữa cho bị cáo (khoản 2 ðiều 217 Bộ luật tố tụng hình sự), nêu lên những lập luận, quan ñiểm của riêng Luật sư về tội trạng của bị cáo mà mình bào chữa mà những quan ñiểm này chủ yếu muốn giúp cho bị cáo ñược giảm nhẹ tội hơn khung hình phạt mà Kiểm sát viên ñề nghị Trên phiên tòa chủ yếu là sự tranh luận giữa Kiểm sát viên và Luật sư, Luật sư có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và ñưa ra ñề nghị của mình (ðiều 218 Bộ luật tố tụng hình sự), khi ñó Kiểm sát viên phải ñưa ra lập luận của mình ñối với ý kiến của Luật sư Quá trình tranh luận giữa Luật sư và kiểm sát viên sẽ giúp làm sáng tỏ những vấn ñề của vụ án, giúp cho Thẩm phán xem xét, nhìn nhận quan ñiểm nào là ñúng, hợp lý ñể cuối cùng ra một bản án cho bị cáo là chính xác nhất Sau khi kết thúc phiên tòa Luật sư ñược xem biên bản phiên tòa nếu, có quyền yêu cầu ghi những sửa ñổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận
Chính nhờ hoạt ñộng tranh tụng tại phiên tòa mới giúp cho Luật sư thực hiện trọn vẹn công việc bào chữa trong suốt quá trình tố tụng Bởi vì sự tham gia của Luật sư ở các giai ñoạn: Khởi tố, ñiều tra, truy tố chỉ là những công việc lắng nghe, xem xét những hoạt ñộng tố tụng của Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát, thu thập chứng cứ, tài liệu cho vấn ñề cần làm rõ trong hồ sơ vụ án của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu thấy cần thiết – tất cả những việc này chỉ là các cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc lập hồ sơ bào chữa cho thân chủ chứ Luật sư chưa thể hiện quyền tranh tụng của mình trước Cơ quan ñiều tra và Viện kiểm sát Vì thế sự kết hợp giữa quyền bào chữa và quyền tranh tụng mới thể hiện ñầy ñủ bản chất của công việc bào chữa của Luật sư trong tố tụng hình sự
Bản chất của hoạt ñộng tranh tụng tại phiên tòa là sự tranh luận của Viện kiểm sát
và Luật sư nhằm làm ró sự thật của vụ án, vì thế trên phiên tòa, sự ñối ñáp giữa Luật sư
và Viện kiểm sát là rất quan trọng Hoạt ñộng ñối ñáp, tranh luận tại phiên tòa giữa Kiểm sát viên (bên buộc tội) và Luật sư (bên bào chữa) là quá trình va chạm giữa các