1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền

134 600 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Các họa tiết hoa văn trang trí chính trên đồ gốm Xóm Rền 55 Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận văn 119 Phụ lục: 1.. Đồ gốm Phùng Nguyên không chỉ đẹp về kiểu dán

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THU PHƯƠNG

Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di

chỉ xóm Rền

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC

Trang 3

Mục lục

Lời cam đoan

Danh mục các bảng thống kê trong chính văn 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết trong luận

văn

18

1.1 Di chỉ Xóm Rền: Vị trí địa lý, cảnh quan và lịch sử nghiên cứu 21 1.2 Gốm Xóm Rền qua cuộc khai quật lần thứ hai ( 10- 11/ 2002) 27

2.2 Loại hình hoa văn trang trí gốm Xóm Rền 49 2.3 Các họa tiết hoa văn trang trí chính trên đồ gốm Xóm Rền 55

Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận văn 119

Phụ lục: (1 Minh họa; 2 Kết quả C14; 3 Kết quả giám định nhân học đợt khai

quật hai)

Trang 4

Những khái niệm sử dụng trong luận văn

1 Họa tiết hoa văn: Là những hình trang trí thể hiện trên đồ gốm

2 Hoa văn kỹ thuật: Là những hoa văn mang mục đích kỹ thuật, từ

khâu tạo hình đồ gốm đến khâu nung gốm: Văn thừng (in đập và in lăn), văn chải, văn đai đắp nổi

3 Hoa văn trang trí: Là những hoa văn được tạo ra do nhu cầu thẩm

mỹ, tinh thần: khắc vạch, in chấm theo băng dải, miết bóng, ấn lõm, đắp nổi theo họa tiết

4 Đồ án hoa văn: Là những họa tiết hoa văn được thể hiện theo những

chủ đè nhất định

Trong luận văn này do đi sâu vào nghiên cứu hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn nên chúng tôi có sử dụng những khái niệm về hoa văn gốm của GS

Hà Văn Tấn

Trang 5

Danh mục các bảng thống kê trong chính văn

Bảng 1: Bảng thống kê đồ gốm Xóm Rền qua 5 đợt khai quật

Bảng 2: Bảng thống kê hiện vật nguyên gốm 02 Xóm Rền

Bảng 3: Bảng thống kê tổng hợp mảnh gốm 02 Xóm Rền

Bảng 4: Bảng thống kê loại hình miệng gốm 02 Xóm Rền

Bảng 5: Bảng thống kê loại hình chân đế gốm 02 Xóm Rền

Bảng 6: Bảng thống kê mảnh thân có hoa văn gốm 02 Xóm Rền

Trang 6

Danh mục phụ lục minh họa

Sơ đồ

Sơ đồ 1 Các di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên ở Phú Thọ [10]

Sơ đồ 2 Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Sơ đồ 3 Vị trí các hố khai quật Xóm Rền năm 2002

Sơ đồ 4 Vị trí hố khai quật khu I Xóm Rền năm 2002

Sơ đồ 5 Vị trí hố khai quật khu II Xóm Rền năm 2002

Sơ đồ 6 Vị trí hố khai quật khu III Xóm Rền năm 2002

Sơ đồ 7 Mặt bằng hố khai quật 1, 2 khu II (02 XRII H1- 2 L2/1)

Sơ đồ 8 Mặt bằng hố khai quật 3 khu II (02 XRII H3 L2/1)

Sơ đồ 9 Mặt bằng hố 1 khu III ( 02 XRIII H1L2/1)

Sơ đồ 10 Mặt cắt địa tầng hố 1 khu I

Sơ đồ 11 Mặt cắt địa tầng hố 1, 2 khu II

Sơ đồ 12 Mặt cắt địa tầng vách Tây hố 1 khu II

Sơ đồ 13 Mặt cắt địa tầng hố 3 khu II

Sơ đồ 14 Lát cắt ngang gò qua các hố khai quật khu II

Sơ đồ 15 Mặt cắt địa tầng hố 1 khu III

Sơ đồ 16 Mặt cắt địa tầng hố 1 khu III

Sơ đồ 17 Mộ số 1 (02XRII.H1M1)

Sơ đồ 18 Mộ số 3 (02XRII.H2 L2M3)

Sơ đồ 19 Mộ số 4 (02XRII.H2 L2M4)

Bản vẽ

Trang 7

Bản vẽ 16 Miệng gốm loại I kiểu 1

Bản vẽ 17 Miệng gốm loại I kiểu 2

Bản vẽ 18 Miệng gốm loại I kiểu 3

Bản vẽ 19 Miệng gốm loại I kiểu 3

Bản vẽ 20 Miệng gốm loại I kiểu 4

Bản vẽ 21 Miệng gốm loại I kiểu 4

Bản vẽ 22 Miệng gốm loại I kiểu 5 và loại I kiểu 6

Bản vẽ 23 Miệng gốm loại II kiểu 1

Bản vẽ 24 Miệng gốm loại II kiểu 1

Trang 8

Bản vẽ 25 Miệng gốm loại II kiểu 1

Bản vẽ 26 Miệng gốm loại II kiểu 1

Bản vẽ 27 Miệng gốm loại II kiểu 2

Bản vẽ 28 Miệng gốm loại II kiểu 3

Bản vẽ 29 Miệng gốm loại II kiểu 4

Bản vẽ 30 Miệng gốm loại II kiểu 4

Bản vẽ 31 Miệng gốm loại II kiểu 5

Bản vẽ 32 Miệng gốm loại II kiểu 6 (h1) và loại II kiểu 7 (h2 - 7)

Bản vẽ 33 Miệng gốm loại III kiểu 1

Bản vẽ 34 Miệng gốm loại III kiểu 1

Bản vẽ 35 Miệng gốm loại III kiểu 2 (h1) và loại III kiểu 3 ( h2)

Bản vẽ 36 Chân đế gốm loại I kiểu 1

Bản vẽ 37 Chân đế gốm loại I kiểu 2

Bản vẽ 38 Chân đế gốm loại I kiểu 2

Bản vẽ 39 Chân đế gốm loại I kiểu 3

Bản vẽ 40 Chân đế gốm loại I kiểu 3

Bản vẽ 41 Chân đế gốm loại II kiểu 1

Bản vẽ 42 Chân đế gốm loại II kiểu 2

Bản vẽ 43 Chân đế gốm loại II kiểu 3

Bản vẽ 44 Chân đế gốm loại II kiểu 4 (h1) và loại II kiểu 5 (h2 - 3) Bản vẽ 45 Chân đế gốm loại II kiểu 6

Bản vẽ 46 Các kiểu hoa văn đối xứng trên gốm Xóm Rền

Trang 9

Bản vẽ 47 Các kiểu hoa văn đối xứng trên gốm Xóm Rền ( h1- 10)

Các họa tiết đệm hoa văn gốm Xóm Rền

Bản vẽ 48 Các kiểu hoa văn đối xứng trên gốm Xóm Rền

Bản vẽ 49 Đồ gốm Khu Đường

Bản vẽ 50 Các kiểu hoa văn đặc trưng gốm văn hóa Hoa Lộc

Bản vẽ 51 Dụng cụ tạo đồ gốm: h1 Lược nhiều răng; h2 Dụng cụ tạo

văn ấn răng lược bằng mép sò; h3 Bàn xoay đơn; h4 Bàn xoay kép

Bản dập

Bản dập 1 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 2 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 3 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 4 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 5 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 6 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 7 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 8 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 9 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a)

Bản dập 10 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b)

Bản dập 11 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b)

Bản dập 12 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b)

Bản dập 13 Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b)

Bản dập 14 Hoa văn khắc vạch băng chữ S trong khung những đường

chỉ chìm ( KV2a)

Trang 10

Bản dập 15 Hoa văn khắc vạch băng chữ S trong khung những đường

Bản dập 19 Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c)

Bản dập 20 Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c)

Bản dập 21 Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c)

Bản dập 22 Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c)

Bản dập 23 Hoa văn khắc vạch hình chữ S to, thô kết hợp những

Trang 11

Bản dập 29 Hoa văn khắc vạch hình tam giác đối chiều ( KV4)

Bản dập 30 Hoa văn khắc vạch trên nền thừng ( KV5)

Bản dập 31 Hoa văn khắc vạch đơn những đường nét phóng khoáng (

Bản dập 35 Hoa văn khắc vạch đơn tự do ( KV9)

Bản dập 36 Hoa văn khắc vạch hình chiếc lá ( KV10)

Bản dập 37 Hoa văn khắc vạch hình chiếc lá ( KV10)

Bản dập 38 Hoa văn khắc vạch hình xương cá ( KV11)

Bản dập 39 Hoa văn đai đắp nổi ( KV12)

Bản dập 40 Hoa văn đai đắp nổi ( KV12: h1- 4); Hoa văn khắc vạch

đặc biệt (h5)

Bản dập 41 Văn chải

Bản dập 42 Hoa văn thừng đập trên mép miệng nồi miệng loe đáy tròn Bản dập 43 Văn thừng

Bản dập 44 Hoa văn trên gốm Gò Bông

Bản dập 45 Hoa văn trên gốm Phùng Nguyên

Trang 12

Bản dập 46 Hoa văn trên gốm Phùng Nguyên

Bản dập 47 Hoa văn trên gốm Gò Hện

Bản dập 48 Hoa văn trên gốm Lũng Hòa

Bản dập 49 Hoa văn trên gốm Lũng Hòa

Bản dập 50 Hoa văn trên gốm Mán Bạc

Bản dập 51 Hoa văn trên gốm Mán Bạc

Bản dập 52 Hoa văn trên gốm Mai Pha

ảnh 7 Địa tầng khu III

ảnh 8 Địa tầng khu III

ảnh 9 Hiện vật gốm trên hiện trường khu I

ảnh 10 Hiện vật gốm trên hiện trường khu I

ảnh 11 Bãi gốm khu III

ảnh 12 Hiện vật gốm trên hiện trường khu II

ảnh 13 Bãi gốm khu II

ảnh 14 Hiện vật gốm trên hiện trường khu II

Trang 13

ảnh 16 Bát đĩa mâm bồng (đã gãy phần chân đế)

ảnh 17 Bát đĩa mâm bồng miệng đa giác

ảnh 18 Bát đĩa mâm bồng miệng đa giác

Trang 14

ảnh 44 Hoa văn khắc vạch kiểu 1a

ảnh 45 Hoa văn khắc vạch kiểu 1a

ảnh 46 Hoa văn khắc vạch kiểu 1a

ảnh 47 Hoa văn khắc vạch kiểu 1a

ảnh 48 Hoa văn khắc vạch kiểu 1a

ảnh 49 Hoa văn khắc vạch kiểu 1b

ảnh 50 Hoa văn khắc vạch kiểu 2a

ảnh 51 Hoa văn khắc vạch kiểu 2a

ảnh 52 Hoa văn khắc vạch kiểu 2b

ảnh 53 Hoa văn khắc vạch kiểu 2b

ảnh 54 Hoa văn khắc vạch kiểu 2c

ảnh 55 Hoa văn khắc vạch kiểu 2c

ảnh 56 Hoa văn khắc vạch kiểu 2c

ảnh 57 Hoa văn khắc vạch kiểu 2c

ảnh 58 Hoa văn khắc vạch kiểu 2c

Trang 15

ảnh 60 Hoa văn khắc vạch kiểu 3

ảnh 61 Hoa văn khắc vạch kiểu 3

ảnh 62 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 63 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 64 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 65 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 66 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 67 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 68 Hoa văn khắc vạch kiểu 4

ảnh 69 Hoa văn khắc vạch kiểu 5

ảnh 70 Hoa văn khắc vạch kiểu 6

ảnh 71 Hoa văn khắc vạch kiểu 7

ảnh 72 Hoa văn khắc vạch kiểu 7

ảnh 73 Hoa văn khắc vạch kiểu 7

ảnh 74 Hoa văn khắc vạch kiểu 7

ảnh 75 Hoa văn khắc vạch kiểu 8

ảnh 76 Hoa văn khắc vạch kiểu 8

ảnh 77 Hoa văn khắc vạch kiểu 8

ảnh 78 Hoa văn khắc vạch kiểu 9

ảnh 79 Hoa văn khắc vạch kiểu 10

ảnh 80 Hoa văn khắc vạch kiểu 10

ảnh 81 Hoa văn khắc vạch kiểu 10

Trang 16

ảnh 82 Hoa văn khắc vạch kiểu 10

ảnh 83 Hoa văn khắc vạch kiểu 10

ảnh 84 Hoa văn khắc vạch kiểu 11

ảnh 85 Hoa văn đai đắp nổi

ảnh 86 Văn chải

ảnh 87 Hoa văn khắc vạch hình thuyền

ảnh 88 Hoa văn khắc vạch hình thuyền

ảnh 89 Tạo hoa văn khắc vạch bằng dụng cụ que 1 đầu

ảnh 90 Dụng cụ tạo hoa văn gốm

Trang 17

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn:

Văn hoá Phùng Nguyên là nền văn hoá Tiền Đông Sơn nổi tiếng phân

bố trên một vùng khá rộng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ Tên gọi của nền văn hoá này được lấy từ tên của một di chỉ Khảo cổ học: Di chỉ Phùng Nguyên

Năm 1959, nhân dân thôn Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) khởi công đào con mương dẫn nước vào ruộng và vô tình

họ phát hiện những chiếc rìu đá xinh xắn mà họ gọi là những “lưỡi tầm sét”

Sự phát hiện di chỉ Phùng Nguyên đã đánh dấu một mốc quan trọng cho ngành khảo cổ học non trẻ của Việt Nam Từ đây, khái niệm văn hoá Phùng Nguyên ra đời và đặt nền móng cho công cuộc tìm kiếm, phát hiện, khai quật

và nghiên cứu trên diện rộng một nền văn hoá thời Tiền sử

Hơn 45 năm qua, công cuộc nghiên cứu về văn hoá Phùng Nguyên đã đạt được những thành tựu xuất sắc Việc phát hiện và nghiên cứu văn hoá Phùng Nguyên không chỉ làm sống dậy một nền văn hoá sơ kỳ thời đại kim khí phát triển rực rỡ suốt nhiều thập kỷ chưa được người Pháp nào biết đến

mà còn chứng minh được cội nguồn bản địa của văn hoá Đông Sơn nổi tiếng Cho đến nay, hơn 60 di chỉ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên đã được phát hiện, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng cao men theo các dòng sông lớn nhỏ của khu vực đồng bằng sông Hồng Vùng trung tâm của văn hóa này bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội

Văn hoá Phùng Nguyên không chỉ nổi tiếng bởi những bộ sưu tập đá tinh xảo Đồ gốm cũng là một điểm đáng lưu ý và được chú trọng nghiên cứu Đây là nền văn hoá có đồ gốm phát triển đến đỉnh cao trong kỹ thuật chế tạo

Trang 18

gốm thời đại kim khí ở Việt Nam Đồ gốm Phùng Nguyên không chỉ đẹp về kiểu dáng, phong phú về loại hình mà còn đạt đến trình độ tư duy thẩm mỹ cao về kỹ thuật trang trí hoa văn, thể hiện sự kết hợp tài tình giữa bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ gốm và tư duy sáng tạo của họ Nghiên cứu đồ gốm và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm đã và đang là một đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm Bản thân tác giả luận văn cũng có cơ may đi sâu nghiên cứu kỹ thuật gốm Tiền sử hơn chục năm qua, hơn nữa lại được trực tiếp tham gia khai quật và chỉnh lý tư liệu gốm một số di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên, đặc biệt là đồ gốm di chỉ Xóm Rền - một di chỉ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên điển hình Đây là một di chỉ đã được tiến hành khai quật nhiều đợt và có khối tư liệu về gốm rất đồ sộ Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề

tài: “Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ Xóm Rền” làm luận văn

của mình

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn:

2.1 Tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu về đồ gốm di chỉ Xóm Rền chủ yếu qua cuộc khai quật lần thứ hai Chú trọng đến những diễn biến về loại hình, hoa văn của đồ gốm qua địa tầng nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan về đồ gốm di chỉ Xóm Rền Trên cơ sở đó xác định đặc trưng cơ bản của đồ gốm Xóm Rền

2.2 Tìm hiểu hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền Nêu lên đặc trưng hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền nói riêng và gốm văn hoá Phùng Nguyên nói chung

2.3 Trên cơ sở hệ thống hoá tư liệu gốm các di chỉ tiêu biểu thuộc các giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên sớm, Phùng Nguyên điển hình, Phùng Nguyên muộn, phân tích, so sánh những điểm khác nhau và giống nhau giữa

Trang 19

gốm các di chỉ, các giai đoạn, bước đầu đưa ra những nhận xét về hoa văn và

kỹ thuật trang trí trên đồ gốm di chỉ Xóm Rền

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết trong luận văn:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính trong luận văn là toàn bộ sưu tập gốm di chỉ Xóm Rền qua đợt khai quật lần hai (10 - 11/ 2002) và những đồ gốm có hoa văn trang trí trong các đợt khai quật khác ở Xóm Rền và các địa điểm thuộc văn hoá Phùng Nguyên

Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm:

- Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành khảo cổ học về giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên và một số tài liệu khoa học địa chất, địa hình, cổ môi trường… liên quan đến đề tài không gian văn hoá Phùng Nguyên

- Tham khảo những công trình nghiên cứu chuyên sâu về gốm Tiền sử của các tác giả trong và ngoài nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

- Không gian và thời gian: Các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ

- Luận văn giành phần quan trọng trình bày về di tích Xóm Rền và tư liệu gốm qua đợt khai quật lần hai, nhằm làm nổi bật những đặc trưng cơ bản của đồ gốm - đặc biệt là hoa văn trang trí trên gốm Xóm Rền

- Nghiên cứu hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền trong bối cảnh gốm văn hoá Phùng Nguyên, so sánh những nét tương đồng và khác biệt

Trang 20

giữa hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền với gốm các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đồng thời xác định vị trí của gốm Xóm Rền trong hệ thống gốm văn hoá Phùng Nguyên

3.3 Những vấn đề cần giải quyết trong luận văn:

Luận văn xác định 3 vấn đề cơ bản cần đi sâu giải quyết, đó là:

- Xác định đặc trưng đồ gốm di chỉ Xóm Rền qua loại hình và hoa văn,

đi sâu tìm hiểu hoa văn trên đồ gốm

- Bước đầu nghiên cứu về kỹ thuật tạo hoa văn trên đồ gốm Xóm Rền

và nêu lên những đặc trưng kỹ thuật tạo hoa văn cơ bản (thông qua nghiên cứu dấu vết kỹ thuật cổ)

- Xác định vị trí của gốm Xóm Rền trong hệ thống gốm văn hoá Phùng Nguyên

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: phân tích loại hình học, thống kê, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh, phân tích so sánh di tích - di vật khảo cổ học

4.2 Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa chất, phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích thành phần thạch học nhằm bổ xung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể

4.3 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong việc xem xét các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội thời Tiền sử

5 Kết quả và đóng góp của luận văn:

Trang 21

5.1 Luận văn tập hợp, hệ thống hoá hầu hết những tư liệu, kết quả nghiên cứu về đồ gốm di chỉ Xóm Rền

5.2 Đi sâu phân tích hoa văn gốm Xóm Rền qua các loại hình gốm cơ bản Thông qua phân tích, so sánh và xử lý tư liệu, luận văn xác định những đặc trưng cơ bản về hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn của đồ gốm Xóm Rền

Từ đó bước đầu khái quát những đặc trưng hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn trên gốm Phùng Nguyên

6 Bố cục luận văn:

Ngoài mở đầu (5 trang) và kết luận (2 trang), nội dung luận văn dày

100 trang chia thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tư liệu (25 trang)

Chương 2 Hoa văn gốm Xóm Rền (26 trang)

Chương 3 Kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền (25 trang)

Chương 4 Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống hoa văn gốm Phùng Nguyên (24 trang)

Ngoài ra, trong luận văn còn có các mục: Tài liệu tham khảo (89 tài liệu) và phụ lục minh họa (gồm: 19 sơ đồ, 51 bản vẽ, 52 bản dập và 90 ảnh) Trang đầu luận văn có Lời cam đoan, Bảng các chữ viết tắt, Bảng các khái niệm sử dụng trong luận văn, Mục lục, Danh mục các bảng thống kê trong chính văn, Danh mục phụ lục minh họa, các phiếu kết quả phân tích niên đại C14, Báo cáo di cốt người ở di chỉ Xóm Rền đợt khai quật II

Trang 22

Chương 1

Tổng quan tư liệu

1.1 Di chỉ Xóm Rền: Vị trí địa lý, cảnh quan và lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Vị trí địa lý - cảnh quan:

Di chỉ khảo cổ học Xóm Rền phân

bố ở thôn Tư, thuộc Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, tọa độ 20º26’58” vĩ độ Bắc, 105º19’59” kinh độ Đông, diện tích khoảng 20.200m² Có độ cao khoảng 20m so với mực nước biển Di chỉ nằm trên một gò đất ở phía Tây sông Lô, cách sông gần 1km, cách Phú Lộc - huyện lị của Phù Ninh 4km về phía Tây Xung quanh di chỉ Xóm Rền là một cụm các di chỉ niên đại văn hoá Phùng Nguyên như: Gò Diễn (nằm giữa sông Lô và Xóm Rền), các di chỉ Gò Hội, Đôn Nhân, Gò Sỏi thuộc huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cách Xóm Rền khoảng 2km, cách Xóm Rền khoảng 7 - 8km về phía Nam là hai di chỉ Gò Chú, Gò Vừng (cùng địa phận xã Gia Thanh) Trước đây di chỉ Xóm Rền là một gò đất khá rộng nằm dài theo một lạch nước nhỏ bắt nguồn

từ sông Lô vòng qua thôn Tư hiện nay và chảy tiếp sang cả khu vực trung tâm

xã Gia Thanh Hiện nay ở phía Đông của thôn Tư vẫn còn một hồ nước rất rộng có tên là Hố Ngà, trong quá khứ hồ nước này có lẽ ăn thông với sông Lô,

Trang 23

Một con đường liên xã chạy từ huyện lị Phú Lộc qua Xóm Rền, Gò Diễn ra đê sông Lô và chia di chỉ thành hai phần Trước cuộc khai quật lần thứ hai, hầu hết các hố thám sát và khai quật đều được tiến hành ở phần phía Bắc của di chỉ, do đây là phần có tích tụ văn hoá vật chất dày đặc nhất Tuy nhiên phần phía Nam di chỉ dấu vết văn hoá cũng rất rõ

Đặc điểm địa chất cơ bản của di chỉ Xóm Rền là thuộc địa hình gò đồi thấp xen kẽ các cánh đồng trũng, phân bố theo dòng chảy của các nhánh sông nhỏ

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu:

a Quá trình phát hiện và khai quật:

Tháng 4 năm 1968, các cán bộ và sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã phát hiện di chỉ khảo cổ học Xóm Rền và đến tháng

1 năm 1969, GS Hà Văn Tấn và GS Hán Văn Khẩn cùng sinh viên đã tiến hành khai quật lần thứ nhất di chỉ này nhằm mục đích đánh giá kiểm tra di chỉ

và tạo điều kiện cho sinh viên thực tế khảo cổ học Cuộc khai quật mở hai hố với diện tích 151m² (hố 1: 100m²; hố 2: 51m²)

Đợt khai quật này đã thu được gần 300 hiện vật đá, 39.364 mảnh gốm

và phát hiện 2 mộ táng Đặc biệt đồ gốm thu được rất phong phú và đa dạng

về loại hình và hoa văn trang trí GS Hà Văn Tấn đã xếp di chỉ này vào giai đoạn điển hình của văn hoá Phùng Nguyên với đặc điểm nổi bật thể hiện ở sự

đa dạng và hoàn mỹ của những đồ án trang trí hoa văn trên đồ gốm [69, 39 - 53]

Hơn 30 năm sau cuộc khai quật lần thứ nhất, để tìm hiểu thêm về giá trị của di chỉ Xóm Rền trong khung cảnh văn hoá Phùng Nguyên cũng như vị trí

Trang 24

của văn minh Việt Nam thời tiền sử, đồng thời tìm hiểu về trình độ các kỹ thuật thủ công cổ qua nghề chế tạo đồ đá ngọc và kỹ thuật tạo đồ gốm, Viện Khảo cổ học phối hợp với trường đại học Trung Văn ở Hồng Kông tiến hành cuộc khai quật lần thứ hai vào tháng 10 - 11/2002 Do địa hình di chỉ, các hố khai quật được hoạch định trên 3 khu vực khác nhau ở phía Bắc dọc theo chiều dài di chỉ, cả 3 hố đều nằm ở cùng một biên độ dốc như nhau của di chỉ Tổng diện tích khai quật là 125m² chia thành 3 khu Các khu vực khai quật được ký hiệu theo I, II, III tùy thuộc vào thứ tự thời gian thực hiện

Khu I - Khu trung tâm của di chỉ được tiến hành đào tại khu vườn nhà anh chị Luận - Hường với 1 hố khai quật ký hiệu 02XRI.H1 với diện tích 24m² và 2 hố thám sát mỗi hố 2m²

Khu II nằm phía Tây khu I, hiện là khu vườn nhà ông Trần Văn Du (cũng tại khu vườn này, năm 1975, trong quá trình đào ao thả cá, ông Du đã phát hiện được 2 chiếc nha chương bằng đá ngọc - hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Đền Hùng) với 3 hố khai quật

ký hiệu 02XRII.H1, 02XRII.H2 và 02XRII.H3 với tổng diện tích 65m²

Khu III nằm phía Đông khu I, gần hố khai quật đợt đào thứ nhất, gần

hồ Hố Ngà, nằm bên phải con đường từ thôn Tư sang thôn Ba và cũng ở phía Bắc gò, thuộc vườn nhà ông Nguyễn Văn Hoàn Hố khai quật ký hiệu 02XRIII.H1 với diện tích 27m²

Trang 25

Hiện vật thu được trong đợt khai quật này rất phong phú gồm gần 700 hiện vật đá, 74.312 mảnh gốm và phát hiện 4 mộ táng đều tập trung ở khu II [21, 185 - 190]

Tiếp sau đó, bộ môn Khảo cổ học khoa Lịch Sử, trường ĐHKHXH và

NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tiến hành 3 cuộc khai quật liên tiếp trong

ba năm: 2002, 2003, 2004

Đợt khai quật lần thứ ba tiến hành vào tháng 12 năm 2002 với 1 hố khai quật 60m² trên khu vườn nhà anh Luận - ngay cạnh hố khai quật khu I đợt khai quật hai Số lượng hiện vật thu được gồm: 268 hiện vật đá, 263 hiện vật gốm nguyên hoặc gần nguyên và gần 64.537 mảnh gốm [45, 190 - 192], [61]

Đợt khai quật lần thứ tư được tiến hành sau đó 1 năm với 1 hố khai quật 20m² trên khu vườn nhà bà Nguyễn Thị Noãn - ngay sát cạnh các hố đào thuộc khu II của đợt đào thứ hai Ngoài ra, những người khai quật còn mở hai

hố thám sát ở phía Nam khu di chỉ - nơi chưa được tiến hành cuộc khai quật nào

Hố thám sát 1 nằm trên khu vườn nhà ông Lệnh với diện tích 5m² (2 x 2,5m)

Hố thám sát 2 nằm trên khu vườn nhà anh Khoa với diện tích 7,5m² (1,2 x 5m)

Số lượng hiện vật thu được gồm: 322 hiện vật đá, 71 hiện vật gốm nguyên hoặc gần nguyên, 41.213 mảnh gốm [61]

Đợt khai quật lần thứ năm được tiến hành vào tháng 12 năm 2004, với

5 hố đào, tổng diện tích 54m²

Trang 26

Hố 1: 12m² (3 x 4m) tại khu vườn nhà bà Noãn, sát hố khai quật năm

Hố 4: 8m² (2 x 4m) tại khu vườn nhà anh Tôn, sát nhà anh Lộc

Hố 5: 14m² (3,5x 4m) tại khu vườn nhà anh Luận, sát vách Đông hố đào của khu I năm 2002

Số lượng hiện vật thu được gồm: 284 hiện vật đá, 105 hiện vật gốm nguyên hoặc gần nguyên, 41.982 mảnh gốm [80]

Cho đến nay, sau 37 năm phát hiện và nghiên cứu, di chỉ Xóm Rền đã được khai quật 410m² với 14 hố đào Các hố khai quật chủ yếu nằm ở phía Bắc của di chỉ, nơi có tầng văn hoá dày nhất, ở phía Nam diện tích khai quật hạn chế hơn Tổng số hiện vật đá thu được gần 2.000 di vật, 515 đồ gốm

Trang 27

V Khoa Sử -

ĐHKHXH&NV

b Vài nét về phân bố địa tầng di chỉ:

Di chỉ Xóm Rền tập trung dày đặc ở phía Bắc, với tích tụ cồn đất sét, đá ong pha sạn sỏi của nền sinh thổ Nền sinh thổ không đồng đều chứng tỏ khi người cổ Xóm Rền cư trú ở đây tầng đất tự nhiên có nhiều lồi lõm nhấp nhô chứ không bằng phẳng Theo quy ước của đợtkhai quật lần thứ hai, tính từ phia Tây gò Xóm Rền thì Khu II là nơi cao nhất của gò, từ đây địa hình dốc thoải dần sang khu I (nằm ở giữa gò)và tương đối bằng phẳng ở khu III (phần phía Đông gò Xóm Rền ) Tích tụ văn hoá tập trung ở phần thấp nhất gò Tất

cả các hố đào ở các khu đều có tầng văn hoá sâu nhất ở vách Bắc Khu I vách Bắc dày 1,9m, khu II là 1,9 - 2,2m, khu III là 1,6m Tầng văn hoá mỏng dần

về phía Nam, hố 3 khu II (phân bố gần sát đỉnh gò) có độ dày nhất ở vách Nam là 1,2m Không kể lớp đất mặt hiện là đất trồng trọt có độ dày mỏng không đồng đều do sự san lấp của mỗi hộ dân cư Địa tầng di chỉ cũng dày mỏng không đều nhưng thống nhất giữa các vị trí khác nhau Mặc dù các hố đào phân bố ở các khu vực khác nhau, nhưng trong cuộc khai quật lần thứ hai chúng tôi đã phân chia tầng văn hoá chia thành 4 lớp theo màu sắc đất và thứ

tự độ sâu của các hố đào:

Lớp 1: Đất có kết cấu khá cứng màu xám nhạt xen nhiều rễ tre, thành phần cơ bản của lớp đất này là đất thịt khá dính, chứa nhiều gốm

Lớp 2: Là lớp đất văn hoá chính của

di chỉ, đất pha cát mịn màu đen, mật độ

Trang 28

di vật khảo cổ dày đặc, những hiện vật tiêu biểu như các loại vòng tay, vòng tai, rìu, bôn và những dải gốm đều xuất hiện trong lớp văn hoá này

Lớp 3: Đất màu đen nhạt hơn, mật độ hiện vật giảm

Lớp 4: Đất màu vàng nhạt, rất ít hiện vật, chỉ tồn tại một số ít các cụm gốm Tầng văn hoá không còn dàn trải trên toàn bộ bình diện các hố đào Sinh thổ đất sét màu vàng nhạt xen đá ong pha sạn sỏi Nền sinh thổ lồi

lõm (Sơ đồ 10 – 16; ảnh 1- 8)

Có thể thấy trình tự các lớp đất rõ rệt nhất ở khu I và khu II nhưng tại khu III thì sự chuyển tiếp từ lớp 2 sang lớp 3 không rõ ràng lắm về kết cấu đất văn hoá

1.2 gốm Xóm Rền qua cuộc khai quật lần thứ hai (10 - 11/ 2002)

1.2.1 Nhận thức chung:

Đợt khai quật này, với 5 hố khai quật tại 3 khu vực khác nhau, số lượng gốm thu được rất phong phú và đa dạng, đa số là những mảnh gốm vỡ Tuy nhiên cũng có một số lượng hiện vật nguyên hoặc gần nguyên Trong quá trình khai quật cũng như chỉnh lý, chúng tôi chú ý đến những cụm gốm và các

dải gốm (ảnh 11, 12) và đã gắn chắp phục nguyên được một số loại hình hiện vật gồm: nồi, bát mâm bồng, bình vò, bình hình lẵng hoa, chạc gốm các loại

a Chất liệu: Gốm Xóm Rền chủ yếu được làm bằng đất sét pha cát,

một số ít có pha nhuyễn thể bao gồm 4 loại chất liệu:

Loại 1: Gốm thô là những mảnh gốm khi quan sát phần xương thấy có

Trang 29

loại đồ đựng có kích thước lớn như nồi miệng loe, mép miệng dày hay các loại chạc gốm

Loại 2: Gốm pha cát kích thước nhỏ và đều Đa số các loại hình đồ đựng được tạo bằng loại chất liệu này

Loại 3: Gốm rất mịn, cứng, thành gốm mỏng, hầu như không pha cát hoặc pha cát rất nhỏ có lọc? Tập trung ở loại hình hiện vật bát đĩa mâm bồng, trang trí hoa văn khắc vạch cầu kỳ, phức tạp

Loại 4: Gốm xốp mỏng, pha vỏ nhuyễn thể giống như gốm xốp trong văn hoá Hạ Long Gốm loại này chỉ có rất ít và là những mảnh vỡ nhỏ

b Màu sắc: Gốm Xóm Rền chủ yếu có màu nâu hồng, đôi mảnh có

màu xám sẫm do táp lửa khi nung Lớp áo được xử lý rất kỹ, miết nhẵn Một

số ít gốm màu đen bạc (chủ yếu loại hình bát đĩa mâm bồng) và một số mảnh gốm mặt trong có một lớp “áo” rất cứng, màu trắng đục

c Kỹ thuật tạo hình - nung: Một số lượng không nhỏ gốm Xóm Rền

tạo hình bằng bàn xoay vì những dấu vết của bàn xoay còn để lại trên đồ gốm rất rõ nét Đó là những đường chỉ chìm nhỏ và nông chạy quanh đồ đựng, những đường chỉ nổi hay những đường hoa văn khắc vạch chạy tròn đều quanh đồ đựng Trên hầu hết các loại đồ đựng, độ dày mỏng của thành gốm rất đều đặn chứng minh chúng đều được làm bằng bàn xoay Về kỹ thuật tạo hình gốm bằng bàn xoay đã có nhiều ý kiến khá thống nhất Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Ngọc Bích đã viết: “ Hầu hết gốm Phùng Nguyên được chế tạo bằng phương pháp bàn xoay, nên mảnh gốm có độ dày mỏng đều đặn, hình dáng cân đối” [10, 134] Hán Văn Khẩn cho rằng: “Tuyệt đại bộ phận các loại đồ gốm, như các loại dùng trong ăn uống, nấu nướng, các đồ dùng chứa đựng thực phẩm được chế tạo bằng bàn xoay” [46, 67- 69] Đồ gốm

Trang 30

Xóm Rền cũng như đồ gốm Phùng Nguyên đã được chế tạo bằng bàn xoay nhưng có thể chỉ là bàn xoay chậm “ Người Phùng Nguyên đã biết đến bàn xoay, song còn ở giai đoạn bàn xoay chậm” [36, 69- 72] và “ với sự hỗ trợ tích cực của bàn đập - hòn kê trong khâu chỉnh hình” [33, 80- 88] Với những

đồ gốm kích cỡ nhỏ, hình dáng đơn giản như bát, nồi nhỏ chỉ cần tạo dáng một lần trên bàn xoay Với những đồ đựng lớn và tạo hình phức tạp như bát mâm bồng, thố thì người thợ gốm phải tạo hình từng bộ phận và sau đó gắn vào với nhau Đối với những đồ đựng có mép miệng dày hoặc những miệng

có dải đai ngoài thì người thợ gốm cũng sử dụng kỹ thuật đắp thêm sau khi dáng gốm đã se Dấu vết của kỹ thuật này để lại trên đồ gốm cũng rất rõ Các dải đai được gắn thêm này thường bị bong ra

Bên cạnh gốm làm bằng bàn xoay, cũng có một số lượng hiện vật gốm được nặn bằng tay như chạc gốm, bi gốm

Gốm Xóm Rền được nung bằng bếp nung ngoài trời

1.2.2 Loại hình:

a Loại hình gốm nguyên hoặc gần nguyên (Bảng 2)

Bảng 2: Bảng thống kê hiện vật nguyên gốm 02xr

Loại

hình

Hiện vật nguyên

Tổng % Nồi Bình

-Vò

Bát bồng

Dọi

xe chỉ Bi Tượng Bát Vòng Chạc Khu

Trang 31

(1) Nhóm đồ đựng:

+ Bát chân thấp: 3 tiêu bản, tiêu biểu là hiện vật ký hiệu

02XRII.H3.L2.o1: Bát gắn chắp lại nguyên hình dáng, hình bán cầu, miệng loe, đáy tròn, màu nâu

đỏ, trên thân có văn thừng, chân đế thấp dạng bát ăn cơm Cao 12cm; đường kính miệng 24cm; đường

kính đế 9,8cm; mép miệng dày 0,8cm (Bản vẽ 2 ; ảnh 15)

+ Bát đĩa mâm bồng: 2 tiêu bản Có hình dạng giống như một chiếc đĩa sâu lòng, miệng loe rộng, mép miệng vuốt thẳng, miệng tròn hoặc miệng đa giác Thân cong đều, lòng bát nông Chân đế cao, hình trụ rỗng, phần dưới loe choãi rộng Bát đĩa mâm bồng thường được chế tạo từ chất liệu gốm mịn, hoa văn trang trí đẹp, cầu kỳ

- Bát đĩa mâm bồng ký hiệu 02XRI.L3 đã bị gãy mất phần chân đế, chất liệu gốm mịn màu đỏ, trang trí hoa văn khắc vạch kết hợp chấm que theo băng nằm ngang chạy quanh thân hiện vật Phần bát bồng cao 4,4cm; đường

kính 20cm, mép miệng dày 0,7cm (ảnh 16)

- Bát đĩa mâm bồng miệng đa giác ký hiệu 02XRII.H2.L2đ.b3: bát còn một phần của mâm bồng và một phần chân đế (đã được phục dựng nguyên hình dáng), chất liệu gốm mịn, màu đỏ, không trang trí hoa văn, chân đế loe thâp Cao 8,5cm; đường kính miệng 20cm; đường kính chân

đế 9,5cm (Bản vẽ 1, ảnh 17, 18)

+ Bình vò : 3 hiện vật

Trang 32

- Bình đáy tròn: 1 tiêu bản, ký hiệu 02XRI.L3 miệng loe, bụng phình đều, đáy tròn, cách mép miệng 1,3cm có một gờ nổi, trên gờ nổi trang trí khía rãnh, phần cổ trang trí hoa văn khắc vạch hình chữ S trong khung chữ

S có các nét phẩy ngắn, bên dưới băng hoa văn chữ S là một dải băng ngang miết nhẵn giữa hai đường chỉ chìm (băng miết nhẵn rộng 3,5cm), phần thân gần đáy có văn thừng Cao 28cm; đường kính miệng 16cm; đường kính đáy

có gờ nhẹ cách mép miệng 0,7cm Từ mép miệng ở khoảng cách 2,4cm có hai lỗ tròn (đường kính 0,8cm), song song, đối xứng nhau, có quai nhưng phần quai đã bị gãy chỉ còn lại dấu vết đắp thêm quai vào Thân trang trí hoa văn hai hàng chữ S ngả đều đặn, đường nét chuẩn xác theo dọc thân, song song nhau chạy vòng quanh thân bình Phần chân đế đã

mất (Bản vẽ 4 ; ảnh 26)

Bình lẵng hoa ký hiệu 02XRI.L3.c4 có màu đỏ, phần miệng đã bị vỡ, trang trí hoa văn khắc vạch băng hình hoa văn chữ S đơn đứng, kết hợp các dải chấm que thô trong khung các đường chỉ chìm theo chiều ngang thân

bình Cao còn lại 20cm; đường kính chân đế 18cm (Bản vẽ 4)

Trang 33

+ Nồi: 6 tiêu bản đều thuộc loại nồi không có chân đế, miệng loe rộng, vai thu hẹp, phần hông nở rộng, đáy tròn hơi phẳng dẹt, dáng lùn, đường kính miệng thường lớn gấp hai hoặc gần hai lần chiều cao Phần miệng có dải đai đắp nổi bên ngoài, mép miệng phẳng, dày, trên gờ mép miệng có dấu thừng

Phần vai trang trí hoa văn khắc vạch, hông đến đáy văn thừng (Bản vẽ 5- 9 ;

ảnh 19- 21, 22- 24)

02XRII.H2.L2đ.ab4 màu xám, miệng loe, có gờ ngoài cách mép miệng 2,5cm, phần bụng phình to, đáy có văn thừng Cao 10cm; đường kính miệng 17cm; dày 0,4cm

Tiêu bản 2: Nồi ký hiệu 02XRII.H2.L2 màu đỏ, kích thước lớn, miệng loe, bụng phình, đáy tròn, gờ mép miệng rất dày và phẳng trên mép miệng có dấu thừng Phần cổ trang trí hoa văn khắc vạch hình chữ S nằm ngang chạy quanh hiện vật Phần vai trang trí hoa văn khắc vạch hình chiếc lá tạo thành một băng ngang chạy quanh thân hiện vật, một chiếc lá lại có một họa tiết đệm hình trụ lõm ở giữa, từ hông xuống đáy văn đập thừng Kích thước: Đường kính miệng 50cm, cao 45cm, mép miệng dày 3,5cm

(2) Ngoài nhóm đồ đựng kể trên, còn có:

+ Chạc gốm: 7 hiện vật nguyên Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở

Trang 34

dưới Phần cốc loe thường có dạng hình cầu loe rộng trên mép miệng, thành

miệng thường vuốt phẳng (Bản vẽ 5 - 9, ảnh 28, 29)

Chạc gốm chia thành các loại như sau:

- Chạc gốm có phần chân đặc, có chân phụ: Những chạc gốm loại này có chân đế chính hình tròn, hơi cong lên, thường được đập văn thừng thô Chân phụ nhỏ, gắn liền với thân Những chạc gốm loại này đa số không đứng được do trọng tâm của hiện vật lệch

- Chạc gốm có lỗ: Là loại chạc gốm phần dưới đáy thân rỗng thường có lỗ thủng hình tròn (từ 1 đến 4 lỗ), hình bầu dục, hình bán nguyệt, hình chữ

- Chạc gốm có phần chân hếch cong lên: Đây là loại chạc gốm có phần đế, gót và mũi cong hếch lên trông giống như một mũi hài Thường chạc gốm loại này đặt đứng được nhưng hơi lệch

+ Dọi se sợi: 26 hiện vật Đây là loại hình di vật được nặn bằng tay, chất liệu gốm thô Một số có trang trí hoa văn khắc vạch đơn giản như những

đường khắc vạch song song nhau, những đường tròn đồng tâm (Bản vẽ 10,

11)

Dọi se sợi chia thành 3 loại hình:

Trang 35

- Loại1: 18 tiêu bản Dọi se sợi có hình tròn dẹt, giữa

- Loại 2: 5 tiêu bản Dọi se sợi có hình chóp cụt, một mặt phẳng mặt kia cong vồng lên thành hình vòng cung hoặc gần hình chóp nón, có lỗ thủng ở giữa, mặt cắt ngang hình bán nguyệt

Hiện vật số 02XRII.LM.c2 nguyên, màu xám, chất liệu gốm pha nhiều cát, không trang trí hoa văn Đường kính: 2,6 - 3,6cm; đường kính lỗ tròn ở giữa: 0,6cm; dày 2,0cm

- Loại 3: 3 tiêu bản Dọi se sợi có hình cầu dẹt

Hiện vật số 02XRIII.H1.L2.b3: 18, đã bị vỡ 1/2, màu nâu đỏ, gốm thô pha nhiều cát, trang trí hoa văn khắc vạch Đường kính 4,0cm; dày 1,0cm

+ Bi gốm: 10 hiện vật Bi được nặn bằng tay, không tròn đều, chất liệu gốm thô, có các màu: đen, xám, nâu đỏ, nâu xám…, đường kính trong khoảng

1 đến 2,5cm Bi gốm đa số còn nguyên, chỉ ít hiện vật bị sứt hoặc vỡ đôi

+ Vòng gốm: Có hai loại và mỗi loại chỉ có 1 tiêu bản

Trang 36

- Loại vòng một có mặt cắt hình chữ T, ký hiệu 02XRIII.H1.L2: 70, chất liệu gốm mịn màu đỏ, xương đen pha cát hạt mịn, phần rìa cạnh có chỗ

b Gốm vỡ: 75.212 mảnh gốm vỡ gồm các mảnh miệng, cổ vai, thân,

% 2.24 14.5 62.9 17.52 0.16 2.68 100

(1) Miệng gốm (Bảng 4)

Trang 37

bảng 4: bảng thống kê loại hình miệng gốm 02 Xóm rền

Loại

Ko x/đ Tổng %

Trang 38

Tổng số miệng gốm là 12.590 mảnh chiếm 16,73% tổng số mảnh gốm thu được (1.684 mảnh có hoa văn chiếm 13,37% tổng số mảnh miệng, 10.906 mảnh không hoa văn chiếm 86,62% tổng số mảnh miệng) Miệng gốm có đặc điểm chung

là khá dễ dàng để nhận ra loại hình miệng theo tên gọi của đồ đựng, đa phần có những mảnh lớn nên dễ hình dung ra kiểu loại

Miệng gốm được phân ra thành: miệng bát đĩa (6 kiểu), miệng bình vò (7 kiểu), miệng nồi (3 kiểu) Tổng cộng miệng gốm là 3 loại với 16 kiểu khác nhau

+ Loại I: Miệng bát đĩa: 2.804 mảnh chiếm 22,27% tổng số miệng gốm

- Kiểu 1: 587 mảnh (chiếm 4,66% tổng số miệng gốm trong đó 113 mảnh có trang trí hoa văn) Thuộc loại miệng loe của bát đĩa mâm bồng, mép miệng vuốt tròn, bên ngoài cách mép miệng khoảng 1,5 - 2cm có một gờ nổi, mỏng Hoa văn thường được trang trí dưới phần gờ nổi Phổ biến là loại hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn, thường là các họa tiết hoa văn hình chữ S dạng sóng nước chạy ngang vòng quanh Đường nét khắc vạch được tạo bởi que một răng, nét khắc mảnh và sâu Những họa tiết hoa văn trang trí trên miệng kiểu này rất thanh thoát và đẹp mắt Đa số miệng kiểu

này có trang trí hoa văn (Bản vẽ 16)

- Kiểu 2: 313 mảnh (chiếm 2,48% tổng số mảnh miệng gốm, trong đó 31 mảnh có trang trí hoa văn) Đây là miệng khum, thành miệng mỏng,

độ khum vừa, mép miệng vê tròn Miệng loại này thường có gờ nổi cách mép miệng khoảng 3 - 4cm Dưới phần gờ nổi thường là văn thừng Đây có thể là loại bát miệng khum So với chất liệu của miệng bát mâm bồng thì miệng loại này thô

hơn nhiều (Bản vẽ 17)

Trang 39

hoa văn) Miệng loe mép tròn, mép khum cuộn vào trong, hoa văn trang trí là khắc

vạch kết hợp chấm que (Bản vẽ 18, 19)

- Kiểu 4: 10 mảnh (chiếm 0,07% tổng số mảnh miệng gốm) Miệng loe, mép miệng bẻ cong

ra ngoài, ngay dưới mép miệng có một gờ lõm vuốt ngang, có độ rộng gần bằng dấu ấn ngón tay, cách mép miệng 3 - 4cm có một gờ

nổi Miệng loại này có số lượng ít (Bản vẽ 20, 21)

- Kiểu 5: 800 mảnh (chiếm 6,35% tổng số mảnh miệng gốm, trong đó 53 mảnh có trang trí hoa văn) Miệng loe đơn giản, mép miệng vê tròn hoặc cắt phẳng Bên ngoài có trang trí hoa văn

hoặc để trơn Đây là miệng của bát, đĩa (Bản vẽ 22)

- Kiểu 6: 3 mảnh (chiếm 0,02% tổng số mảnh miệng gốm, tất cả đều không trang trí hoa văn) Thuộc miệng bát đĩa đa giác Đây là loại bát hình lục lăng có chân đế kiểu bát bồng Số lượng miệng loại này rất ít và không trang trí hoa văn

(Bản vẽ 22)

+ Loại 2: Miệng bình - vò: 6.270 mảnh chiếm 49,80% tổng số mảnh miệng gốm

- Kiểu 1: 3.901 mảnh (chiếm 30,98% tổng số mảnh miệng gốm, trong đó 1.235 mảnh có trang trí hoa văn) Miệng loe, mép miệng thường vê tròn, có gờ ngoài - cách mép miệng 2 - 4cm Trên gờ nổi này

Trang 40

thường được trang trí hoa văn khắc vạch những đường vạch song song chéo ngược chiều nhau tạo hình chữ V đối chiều nhau, hoặc khắc vạch những hình chữ S, trong

có những nét vạch phẩy ngắn Một số ít không trang trí hoa văn Đây là bình miệng

loe, có cổ, đáy tròn Từ phần hông trở xuống thường có văn thừng (Bản vẽ 23 - 26)

- Kiểu 2: 781 mảnh (chiếm 6,20% tổng số mảnh miệng gốm, 12 mảnh trang trí hoa văn) Về hình dáng, miệng kiểu này gần giống như miệng kiểu 1 nhưng phía trong mép miệng thường được đắp thêm một dải đai tạo cho mép miệng khum cuộn vào trong Phần khum cuộn này đắp vào sau nên rất nhiều mảnh đã bị bong ra Đây có thể cũng là bình miệng loe, có cổ, đáy tròn nhưng lại không có mảnh miệng nào có

trang trí ở phần cổ như kiểu 1 (Bản vẽ 27)

- Kiểu 3: 514 mảnh (chiếm 4,08% tổng số mảnh miệng gốm, trong đó 65 mảnh có trang trí hoa văn) Miệng loe cong đơn giản, bên ngoài thường không trang trí hoa văn, không có gờ nổi, mép miệng hơi bẻ cong ra ngoài, đa số vê tròn, còn lại

một số ít vuốt nhọn hoặc cắt phẳng (Bản vẽ 28)

- Kiểu 4: 640 mảnh (chiếm 5,08% tổng số mảnh miệng gốm, trong đó 8 mảnh có trang trí hoa văn) Miệng loe thường gần giống miệng kiểu 3 nhưng mép

miệng kiểu này không bẻ cong ra phía ngoài (Bản vẽ 29,

30)

- Kiểu 5: 232 mảnh (chiếm 1,84% tổng số mảnh miệng gốm) Miệng loe, mép miệng mỏng Cách mép

Ngày đăng: 14/12/2015, 13:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Bằng 1973, Báo cáo khai quật di chỉ Gò Hện, Luận văn cử nhân Lịch sử ĐHTH Hà Nội, tư liệu khoa Lịch sử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật di chỉ Gò Hện
2. Nguyễn Văn Cường 2002, Văn hoá Mai Pha, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Mai Pha
3. Hoàng Xuân Chinh 1964, Báo cáo khai quật Lũng Hoà (Vĩnh Phú), TL VKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật Lũng Hoà (Vĩnh Phú)
4. Hoàng Xuân Chinh 1964, Báo cáo khai quật Phùng Nguyên (Vĩnh Phú), TLVKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật Phùng Nguyên (Vĩnh Phú)
5. Hoàng Xuân Chinh 1966, Báo cáo khai quật đợt II di chỉ Phùng Nguyên, Một số báo cáo về KCH Việt Nam, tr. 127 - 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật đợt II di chỉ Phùng Nguyên
6. Hoàng Xuân Chinh 1968, Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Chùa Gio, TL VKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Chùa Gio
7. Hoàng Xuân Chinh 1968, Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Lũng Hoà, NXB. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Lũng Hoà
Nhà XB: NXB. KHXH
8. Hoàng Xuân Chinh 1969, Báo cáo khai quật Tràng Kênh (Hải Phòng), TLVKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật Tràng Kênh (Hải Phòng)
9. Hoàng Xuân Chinh 1970, Về thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương, Hùng Vương dựng nước, tập II, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương
10. Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích 1978, Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên
Nhà XB: Nxb. KHXH
11. Hoàng Xuân Chinh 2001, Văn hoá Phùng Nguyên: Niên đại và các giai đoạn phát triển, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 137 - 144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Phùng Nguyên: Niên đại và các giai đoạn phát triển
12. Trịnh Dương 2001, Có một nhịp cầu văn hoá nối Phùng Nguyên - Mả Đống với Cồn Chân Tiên - Hoa Lộc, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên. Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 203 - 210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có một nhịp cầu văn hoá nối Phùng Nguyên - Mả Đống với Cồn Chân Tiên - Hoa Lộc
13. Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều, Nguyễn Bích Hường 2003, Khai quật địa điểm khảo cổ học Gò Hội ( Vĩnh Phúc), NPHMVKCH, tr. 193- 195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai quật địa điểm khảo cổ học Gò Hội ( Vĩnh Phúc)
14. Nguyễn Kim Dung, Đoàn Đức Thành, Nguyễn Việt 1981, Thực nghiệm chế tạo đồ gốm Đa Bút, Phái Nam, Trong NPHMVKCH, tr. 47- 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực nghiệm chế tạo đồ gốm Đa Bút, Phái Nam
15. Nguyễn Kim Dung 1983, Hai hệ thống gốm trong thời đại đá Việt Nam, KCH số1, tr. 22- 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai hệ thống gốm trong thời đại đá Việt Nam
16. Nguyễn Kim Dung 1986, Báo cáo khai quật Tràng Kênh (Hải Phòng), TLVKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật Tràng Kênh (Hải Phòng)
17. Nguyễn Kim Dung 1994, Bình tuyến Phùng Nguyên với cội nguồn của những đặc điểm văn hoá thời dựng nước, TBKH của VBTLSVN, tr. 28 - 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình tuyến Phùng Nguyên với cội nguồn của những đặc điểm văn hoá thời dựng nước
18. Nguyễn Kim Dung 2002, Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, TLVKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
19. Nguyễn Kim Dung và cộng sự 1999, Nghiên cứu các trung tâm sản xuất thủ công tiền- sơ sử Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Bộ. TLVKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các trung tâm sản xuất thủ công tiền- sơ sử Việt Nam
20. Nguyễn Kim Dung, Bùi Thu Phương, Tang Chung 1997, Khai quật mới di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) 12- 1996, NPHMVKCH, tr. 243- 245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai quật mới di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) 12- 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w