Mặc dù đã có một số tài liệu viết về cây Mắc mật nhưng cũng trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm của người dân cộng với các kết quả điều tra, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu nào đề cập
Trang 1trường đại học nông lâm thái nguyên
- -
đỗ kim đồng
NGHIÊN CứU đặc điểm sinh thái, sinh vật học và
kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây mắc mật
LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC NÔNG NGHIệP
THáI NGUYÊN - 2010
Trang 2trường đại học nông lâm thái nguyên
- -
đỗ kim đồng
NGHIÊN CứU đặc điểm sinh thái, sinh vật học và
kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây mắc mật
CHUYÊN NGàNH: lâm học
M0 Số: 60 62 60
Tóm tắt LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC NÔNG NGHIệP
THáI NGUYÊN - 2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đỗ Kim Đồng
Học viên cao học khóa 16 - Chuyên ngành: Lâm nghiệp Niên khóa 2008 - 2010 Tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên
Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
- Số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực
- Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng ai công bố trong các nghiên
cứu khác
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Người làm cam đoan
Đỗ Kim Đồng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Kim Vui, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm cao giúp tác giả nâng cao trình độ và hoàn thành luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ, giảng viên phụ trách Đào tạo sau Đại học đã dành cho tác giả những điều kiện hết sức thuận lợi; nhiều nhà khoa học trong Trường đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả nâng cao trình độ và hoàn thiện luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Công ty cổ phần giống cây
trồng lâm nghiệp vùng Đông Bắc - Lạng Sơn; Ban quản lý dự án 661 huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn; Hạt Kiểm lâm huyện Văn Lãng - Lạng Sơn; Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc - Quảng
Ninh, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tác giả có cơ hội phấn đấu trong công tác cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu của mình
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất với gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để thực hiện bản luận văn này
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Tác giả
Đỗ Kim Đồng
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BG : Bình Gia
C : Chu vi
CT : Công thức CTTN : Công thức thí nghiệm
D00 : Đường kính gốc
D00 : Đường kính gốc trung bình
D1.3 : Đường kính ngang ngực (đo ở vị trí 1.3 m tính từ gốc cây)
D1.3 : Đường kính ngang ngực trung bình
ĐC : Đối chứng
ĐT : Đông tây
Dt : Đường kính tán
ĐrA-B : Đất rừng tầng A,B
Hdc : Chiều cao dưới cành
Hvn : Chiều cao vút ngọn trung bình
Hvn : Chiều cao vút ngọn
NB : Nam bắc
NC : Nghiên cứu ÔTC : Ô tiêu chuẩn ÔDB : Ô dạng bản
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Một số đặc điểm về hình thái và năng suất quả cây Mắc mật 32
Bảng 4.2: Tổng hợp một số kết quả đặc điểm vật hậu của Mắc mật 34
Bảng 4.3: Nhiệt độ (T) và lượng mưa (P) trung bình ở 3 khu vực 37
Bảng 4.4: Đặc điểm đất nơi có Mắc mật phân bố 39
Bảng 4.5: Tổ thành tầng cây cao theo số cây ở các đai cao có Mắc mật phân bố 40
Bảng 4.6: Mật độ, số lượng cây tái sinh trên các đai độ cao 43
Bảng 4.7: Tổng hợp cây bụi, thảm tươi theo đai độ cao 45
Bảng 4.8: Ảnh hưởng nhiệt độ xử lý và tỷ lệ nảy mầm 48
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả theo dõi đặc điểm sinh trưởng của cây con Mắc mật 49
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của cường độ che sáng tới sinh trưởng cây con 51
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của khoảng cách cấy cây tới sinh trưởng cây con 53
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phân P tới sinh trưởng cây con 54
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của hỗn hợp PC + P tới sinh trưởng và tỷ lệ sống cây con 56
Bảng 4.14: Tỷ lệ sống của cây hom 57
Bảng 4.15: Tỷ lệ ra đọt chồi - ra rễ của cây hom 58
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép 59
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của kiểu ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn 60
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hình thái thân và tán cây Mắc mật 33
Hình 4.2: Hình thái lá, hoa, quả và hạt cây Mắc mật 33
Hình 4.3: Hình thái hệ rễ cây Mắc mật 34
Hình 4.4: Cây Mắc mật ra chồi, hoa và quả 35
Hình 4.5: Điều tra, khảo sát việc trồng cây Mắc mật trên hiện trường 46
Hình 4.6: Thí nghiệm theo dõi tỉ lệ nảy mầm của hạt giống Mắc mật 48
Hình 4.7: Thí nghiệm theo dõi đặc điểm sinh trưởng cây con Mắc mật 50
Hình 4.8: Thí nghiệm che sáng tới sinh trưởng cây con Mắc mật 52
Hình 4.9: Thí nghiệm khoảng sống tới sinh trưởng cây con Mắc mật 53
Hình 4.9: Thí nghiệm phân bón tới sinh trưởng cây con Mắc mật 56
Hình 4.9: Thí nghiệm nhân giống vô tính (ghép) cây Mắc mật 60
Trang 8MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỤC LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam 4
1.2.1 Phân loại tên gọi và mô tả hình thái, giá trị sử dụng 4
1.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con, trồng rừng Mắc mật 6
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 9
2.1.1 Về mặt lý luận 9
2.1.2 Về mặt thực tiễn 9
2.2 Giới hạn nghiên cứu 9
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 9
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 9
2.3 Nội dung nghiên cứu 9
2.4 Phương pháp nghiên cứu 10
2.4.1 Quan điểm về phương pháp luận 10
2.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 12
2.4.2.1 Phương pháp kế thừa 12
Trang 92.4.2.2 Điều tra tổng thể, xác định đối tượng nghiên cứu 12
2.4.2.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 12
2.4.2.4 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp 13
2.4.2.5 Phương pháp thu thập số liệu nội nghiệp 20
2.4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích và đánh giá kết quả 21
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TÊ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24
3.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên 24
3.1.1 Vị trí địa lý 24
3.1.2 Đặc điểm địa hình 24
3.1.3 Khí hậu, thủy văn 25
3.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng 25
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng lâm nghiệp 27
3.2.1 Dân số, dân tộc, lao động 27
3.2.2 Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh 28
3.2.3 Thực trạng xã hội 28
3.2.4 Thực trạng lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn 30
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu của Mắc mật 32
4.1.1 Đặc điểm hình thái cây 32
4.1.2 Đặc điểm vật hậu 34
4.2 Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái tự nhiên của Mắc mật ở Lạng Sơn 36
4.2.1 Đặc điểm vùng phân bố tự nhiên 36
4.2.2 Đặc điểm sinh thái 36
4.3 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có Mắc mật tham gia 40
4.3.1 Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao luôn đi kèm với Mắc mật40 4.3.2 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Mắc mật 42
4.3.3 Ảnh hưởng của độ tàn che tới sinh trưởng tự nhiên của Mắc mật 43
Trang 104.4 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm 46
4.4.1 Điều tra, đánh giá việc trồng cây Mắc mật của nhân dân trong vùng 46
4.4.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
Kết luận 61
Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: CÁC MẪU BIỂU ĐIỀU TRA
Phụ lục 2: CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Phụ lục 3: CÁC BẢN ĐỒ
Trang 11MỞ ĐẦU
Thực tiễn sản xuất lâm nghiệp không ngừng đòi hỏi phải nghiên cứu chọn lọc những loài cây có giá trị bổ sung vào tập đoàn cơ cấu cây trồng Hoạt động này không chỉ làm phong phú chủng loại lâm sản, đa dạng hóa lâm sinh, đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng mà còn tạo cơ hội cho việc phát huy lợi thế của từng địa phương nhất là trong xu thế thị trường lâm sản ngoài gỗ ngày càng mở rộng, yêu cầu chủng loại sản phẩm ngày một đa dạng, số lượng sản phẩm ngày một tăng Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển những loài cây đa tác dụng thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng và có giá trị kinh tế cao là một hướng đi đúng, phù hợp với tiến trình quản lý rừng bền vững ở nước ta hiện nay
Là cửa ngõ phía Bắc của nước ta, Lạng Sơn thường được biết đến là nơi có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: đỉnh Mẫu Sơn, động Tam Thanh, núi đá Vọng Phu v.v… không chỉ có vậy Lạng Sơn còn có nhiều loài thực vật quý hiếm được biết đến, trong đó có loài cây Mắc mật Đây là loài cây
gỗ bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, có thể đáp ứng nhu cầu trồng rừng, đưa lại thu nhập cao cho người dân sống trong và gần rừng
Mắc mật (Clausena excavata Burm.L) [29], thuộc họ Cam (Rutaceae),
là cây gỗ nhỏ, sống lâu năm trong rừng nhiệt đới Sản phẩm từ cây Mắc mật
là quả và lá mà tinh dầu chứa đến 67 hợp chất chủ yếu thuộc nhóm sesquiterpen (Trần Huy Thái, 2002) [25], là một loại hương vị dùng trong thực phẩm và y dược
Trong lá và vỏ quả Mắc mật có hàm lượng các thành phần dinh dưỡng cao Chẳng hạn, hàm lượng của một số nguyên tố (mg/kg) trong vỏ quả (đã bỏ hạt) như sau: Canxi: 2456,9; Phospho: 123,4; Sắt: 95,7; Protein: 16,9; Vitamin C: 473,0 [37]
- Quả, hạt và lá Mắc mật có thể dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến
Trang 12dùng để chế biến một số món ăn: lợn quay, vịt quay, khau nhục,… tạo nên bản sắc riêng món ăn đặc sản của một số địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi nước ta Giá bán hiện nay tại vườn hộ gia đình, tại các trung tâm chợ
ở Lạng Sơn, Cao Bằng,… từ 8.000 - 10.000đ/kg quả tươi, từ 90.000 - 120.000đ/1kg quả khô, từ 5.000 - 8.000 đ/1kg lá Cây cho năng suất khá cao
và ổn định ở giai đoạn tuổi 11 - 15 năm (trung bình 43,5 kg quả/cây/năm) [15], [42]
- Mắc mật còn là cây thuốc quý, với nhiều chức năng: Lá già đem giã nhỏ
đắp chữa vết thương sưng đau do viêm khớp, bong gân hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ lở, mụn nhọt, trừ giun cho gia súc Vỏ cây chữa đau bụng, kém tiêu và ho đờm khản cổ,…
Tinh dầu lá và vỏ quả có trong cây Mắc mật là hàm lượng myristicin chiếm đến 56,04%, và p-cymen-8-ol chiếm đến 22,45% đó là những chất dùng sản xuất
thuốc kích thích thần kinh, làm giảm đau và bảo vệ gan [38]
Ngoài giá trị về dược liệu, dinh dưỡng, Mắc mật còn có giá trị về cải tạo rừng và bảo vệ môi trường, đặc biệt khả năng chống xói mòn giữ đất, giữ nước rất tốt do chúng có tán lá rộng, dày rậm, thường xanh, bộ rễ phát triển mạnh
Mặc dù vậy, trong những năm qua ở Lạng Sơn, với nhiều lý do khác nhau, Mắc mật chưa được coi trọng phát triển, thậm chí có nguy cơ suy giảm mạnh Hiện nay, phần lớn người dân địa phương đã đem cây Mắc mật về nhà trồng, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh thái, sinh vật học và đặc biệt là kỹ thuật gieo ươm, trồng cây Mắc mật
Nhằm góp phần vào việc lựa chọn cây bản địa cho kinh doanh Lâm
nghiệp vùng núi đá vôi, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
thái, sinh vật học và kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây Mắc mật
(Clausena excavata Burm.L) tại Lạng Sơn” để nghiên cứu
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Theo mục Huangpiguo.anjia [43], cây Mắc mật Trung Quốc gọi là Hoàng bì có rất nhiều loài do một số đặc điểm hình thái khác nhau, cây Hoàng bì hiện phân bố rộng ở quanh vùng Nam Ninh, vượt lên Quế Lâm, sang cả Hồng Kông, nay đã trồng được ở Bắc Kinh, vùng ôn đới, chứng tỏ môi trường thích nghi cho cây Hoàng bì rất rộng
Cây Hoàng bì có thân đẹp làm cây cảnh quan có nơi đặt tên Quán Hoàng bì, trồng quanh vườn, có nơi dùng lá Hoàng bì hỗn hợp với một số loại
lá khác để làm thuốc chữa bệnh, dùng lá làm kem bôi mặt như ở thôn Dương
Đề (Hồ Nam), làm cây xoá đói giảm nghèo Hoàng bì có chứa nhiều chất
carotin, hàm lượng vitamin C khá cao [43]
Theo tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu về cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) [32], [40], Mắc mật phân bố tự nhiên ở phía Nam tỉnh Quảng Tây, ở Việt Nam, Lào, Thái Lan,… trên núi đá vôi, ở những nơi có nhiệt độ bình
quân 19-22 0C, độ cao dưới 1.000m, so với mặt nước biển Ở Trung Quốc Mắc mật được đưa vào danh lục tuyển chọn là loài cây thực phẩm Người dân Quảng Tây có kinh nghiệm trong việc sản xuất cây Mắc mật để chế biến thức ăn nhất là
sử dụng lá Mắc mật để nấu các món: lợn quay, vịt quay, khau nhục… dùng quả Mắc mật để chế biến siro, dược liệu… Do vậy, hàng năm cứ đến mùa thu hái quả, nhân dân các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… đã tiến hành thu hái quả
để xuất bán cho các thương nhân Trung Quốc
Tác giả Anon (1999) [11], đã nghiên cứu về những loài thực vật ở Việt Nam trong đó có đề cập đến vấn đề nghiên cứu về Mắc Mật, đặc biệt là giá trị
Trang 14Những tác giả Guillaumin (1911), Hooker, J.D (1875) [11], đã bắt đầu nghiên cứu về đặc tính sinh thái của loài Mắc Mật nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về đặc tính phân bố của loài mà chưa đi sâu nghiên cứu về đặc điểm gây trồng và giá trị của Mắc Mật
Theo Nguyễn Tiến Bân (2001)[2], trong Báo cáo tổng kết đề tài
“Nghiên cứu giải pháp trồng lại rừng ở vùng núi đá vôi bằng các loài cây bản địa” cũng cho thấy: Ở Malaixia người dân có kinh nghiệm dùng rễ và lá nghiền nát đắp trị loét mũi và dùng lá nấu nước xông
Theo Đỗ Tất Lợi (1999) [23], cho thấy: Tại Campuchia, người dân dùng lá Mắc mật ăn với somlo, lá cũng được dùng để trừ giun cho gia súc, vỏ cây được dùng để chữa đau bụng kém tiêu và ho đờm khản cổ, thân cây được dùng làm thuốc uống trị đau bụng…
1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam Mắc mật là loài cây khá thông dụng đối với người dân vùng núi, đặc biệt là các tỉnh vùng núi đá vôi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh,… Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này còn rất ít và chưa có hệ thống Mặc dù đã có một
số tài liệu viết về cây Mắc mật nhưng cũng trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm của người dân cộng với các kết quả điều tra, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu nào đề cập sâu sắc về loài cây này, có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu như sau:
1.2.1 Phân loại tên gọi và mô tả hình thái, giá trị sử dụng
Cây Mắc mật có tên khoa học là Clausena excavata Burm.L, tên địa phương còn gọi là Hồng bì rừng, Nhâm hôi thuộc họ Cam Rutaceae [5], [7],
[23], [29], là cây thân gỗ sống lâu năm, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam
Trang 15Theo tài liệu nghiên cứu Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ
tại Việt Nam (2007) [11], cho thấy: Cây Mắc mật còn có tên là Clausena
indica (Dalzell) Oliv.,…1861; Tên đồng nghĩa Piptostylis indica Dalzell,
1851; Bergera nitida Thwaites, 1858;… thuộc họ Cam-Rutaceae là loài cây
bụi hay cây gỗ nhỏ, cây mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa Tập trung nhiều nhất ở các huyện phía bắc tỉnh Lạng Sơn như: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn,…
Tác giả La Quang Độ [16], trong “Bài giảng Thực vật rừng” cây Mắc mật còn có tên là Mác mật (Mác mặt), tên khoa học là Clausena excavata Burm.L và Clausena indica (Dalz) Oliv Thuộc chi Hồng bì Clausena, họ Cam Rutaceae, là loài cây bụi cao hay cây gỗ nhỏ cao 5-10m, cây có phân bố
Nông Ích Thượng [32], trong “ Nghiên cứu cơ bản về cây Mắc mắc Cao Bằng” Tác giả cũng đã sơ bộ kết luận: Cây Mắc mật chỉ có ở Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn Cây thường được trồng (mọc) ở chân núi đá vôi, một
số ít trên sườn núi đá và vườn nhà, là một loài cây rừng thường xanh và là loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao cần được đưa vào trong tập đoàn chính trồng cây ăn quả của tỉnh Cao Bằng
Cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến loài Mắc mật: Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001) [2], đã có đề cập đến sự phân bố và giá
Trang 16trị của Mắc mật; Đỗ Huy Bích và cộng sự (1990) [5], đã nghiên cứu về giá trị làm thuốc của Mắc mật; Nguyễn Lân Hùng (2002) [20], đã có hướng dẫn bà con nông dân cách gây trồng và chăm sóc Mắc Mật; Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002) [25], đã nghiên cứu về giá trị tinh dầu của Mắc mật
Theo tác giả Hùng Tráng (Báo Tiền phong), Mắc mật là loài cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân nhiều khu vực: nhiều vùng ở Lạng Sơn như: Tràng Định, Văn Lãng, Chi Lăng… nhờ trồng Mắc mật mà đã có của ăn của để, nhiều gia đình nghèo nhờ có Mắc mật đã có gạo để ăn không còn bị đói nữa Người dân nơi đây đã coi Mắc mật là loài cây cứu đói và là cây làm giàu cho họ Họ đang phát triển trồng rất nhiều, diện tích Mắc mật hàng năm
ờ các huyện đang tăng lên rất nhanh
Các chương trình dự án 661, phóng sự thông qua kinh nghiệm của người dân Lạng Sơn khi sử dụng cây Mắc mật để chế biến thức ăn và làm giàu từ nguồn cây này… [16]
1.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con, trồng rừng Mắc mật
Những năm gần đây có các nghiên cứu của Đào Thanh Vân và cộng sự [34], đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng nhân giống một số loài cây ăn quả bằng phương pháp giâm hom và ghép cây tại tỉnh Cao Bằng cho thấy: Cây Mắc mật nhân giống bằng giâm cành có tỷ lệ sống rất thấp, nhưng nhân giống bằng phương pháp ghép tỉ lệ xuất vườn khá cao đạt trên 80%, mùa vụ ghép
thích hợp nhất là tháng 3-4 và tháng 7-8
Năm 2002 tác giả Dương Thị Hà [17], đã tiến hành nghiên cứu khả năng nhân giống bằng phương pháp chiết cành của cây Mác mật tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Tác giả đã sơ bộ kết luận: Mác mật có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành; đường kính cành chiết tốt nhất là 1,0cm; thời vụ chiết tốt nhất là tháng 7, hạ cành xuống đem giâm trong bầu lớn, sau khi hạ giâm tỉ lệ sống đạt cao nhất tới 70%
Trang 17Tác giả Lương Thị Anh cùng nhóm sinh viên thuộc khoa Lâm
nghiệp-Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2006) [1] đã tiến hành nghiên cứu
sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IAA (Axit Indol axetic) đến khả
năng ra rể của hom Mắc mật (Clausena excavata) Tuy nhiên, nghiên cứu mới
chỉ dừng lại trong việc thử nghiệm một loại thuốc IAA và kết quả giâm hom đạt tỉ lệ thấp hơn 20%, ở nồng độ 1%
Hoàng Kim Ngũ-Trường Đại học Lâm nghiệp (1990-1999) đã tiến
hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng gây trồng
các loài cây: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia
fragraoides ), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Mắc rạc (Delavaya
toxocarpa ), Mắc mật (Clausena indica)… trên núi đá vôi ở Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Cạn [26] Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng thử nghiệm các loài cây này ở các địa phương trên Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này ở các địa phương khác còn nhiều hạn chế khi chưa được nghiên cứu và thử nghiệm một cách tổng hợp và
hệ thống trong các điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội khác nhau
Năm 2002, Cục Phát triển Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [11], đã giới thiệu một số loài cây lâm nghiệp trồng ở vùng núi
đá vôi như: Mắc mật (Clausena excavata), Mắc rạc (Delavaya toxocarpa), Gạo (Bombax anceps), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Xoan ta (Melia
azedarach ), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lát hoa (Chukrasia
tabularis ), Kim giao (Nageia fleuryi),… đồng thời tổng kết một số mô hình
trồng rừng trên núi đá vôi, trong đó ngoài mô hình trồng Mắc rạc ở Phúc Sen (Quảng Hoà, Cao Bằng) còn có mô hình trồng Mắc mật, Xoan ta ở Khang Ninh (Ba Bể, Bắc Kạn); mô hình trồng Tông dù ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn)…
Theo kinh nghiệm của người dân tỉnh Hòa Bình [2], Mắc mật được trồng
ở các vùng núi đá vôi có độ cao dưới 500m, tốt nhất ở độ cao 100-200m so với
Trang 18mực nước biển, nơi khí hậu ẩm mát, đất có màu đen có độ pH từ 6 - 7, nơi có
thực bì sau nương rẫy đã bỏ hóa hoặc trảng cây bụi, trảng cỏ cao Mắc mật được trồng theo các phương thức trồng thuần loài, hoặc trồng theo phương thức thuần loài với mật độ thưa xen các cây lâm nghiệp hoặc trồng hỗn loài với mật
độ thưa để che bóng phù trợ cho cây ăn quả trong các vườn hộ gia đình
Nhận xét và đánh giá chung:
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu về Mắc mật trên Thế giới và ở Việt Nam đã bước đầu cho dấu hiệu tốt trong định hướng phát triển loài cây này Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật, sinh thái học loài Mắc mật mới chỉ dừng lại tập trung điều tra sinh thái, tổng kết qua sách vở và kinh nghiệm của người dân là chính, mà chưa qua nghiên cứu thử nghiệm, nên cần
có những nghiên cứu sâu hơn là cần thiết
Trong nghiên cứu ứng dụng về kỹ thuật nhân giống Mắc mật bằng phương pháp giâm hom, chiết, ghép và trồng mô hình thử nghiệm tại tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Kắc Cạn, Cao Bằng… bước đầu đã xác định được một số phương pháp có thể nhân giống, trồng mô hình thành công Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới dừng lại trong việc thử nghiệm và xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng thử nghiệm Việc áp dụng nhân giống tạo cây con ở các địa phương khác còn nhiều hạn chế khi chưa được nghiên cứu và thử nghiệm một cách tổng hợp và hệ thống trong các điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội khác nhau Đặc biệt cho đến nay chưa có nhiều những nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật gieo ươm, gây trồng với loài cây này Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện và hệ thống về đặc điểm sinh vật, sinh thái học, nghiên cứu về khả năng tạo cây con Mắc mật để gây trồng
là rất cần thiết và kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong việc nghiên cứu bảo tồn loài cây Mắc mật tại tỉnh Lạng Sơn
Trang 19Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2 Giới hạn nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Loài cây Mắc mật (Clausena excavate Burm.L) tại Lạng Sơn
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Qua kết quả điều tra sơ bộ và tổng hợp tài liệu từ các cơ quan Lâm nghiệp Mắc mật tập trung phân bố nhiều tại các huyện: Bình Gia (xã Tân Văn,
Tô Hiệu…); Văn Lãng (xã An Hùng, Thanh Long…) và huyện Bắc Sơn (xã Chiêu Vũ, Đồng Ý… ) Do vậy, đề tài tập trung nghiên cứu tại các huyện trên
2.3 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Đề tài có các nội dung nghiên cứu chính sau đây:
+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu của Mắc mật
- Đặc điểm hình thái: Thân cây, lá, hoa - quả, hệ rễ
- Đặc điểm vật hậu: Thời vụ ra chồi, ra hoa - quả, thời điểm quả chín
Trang 20+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái tự nhiên của Mắc mật ở Lạng Sơn
- Đặc điểm vùng phân bố tự nhiên: Phân bố địa lý; phân bố theo độ cao
- Đặc điểm sinh thái: khí hậu; đất đai
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có Mắc mật tham gia
- Đặc điểm tổ thành những loài cây luôn đi kèm với Mắc mật
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Mắc mật
- Ảnh hưởng của độ tàn che tới sinh trưởng tự nhiên của Mắc mật
+ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm
- Điều tra, đánh giá việc trồng cây Mắc mật của nhân dân trong vùng
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm: Kỹ thuật xử lý hạt
giống và kỹ thuật tạo cây con
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Quan điểm về phương pháp luận
Theo quan điểm của Paniatoxkaia.V.M.(1961) là: "Muốn nghiên cứu sâu
sắc về những quần thể thực vật thì phải nghiên cứu tường tận về sinh thái học
và sinh học của từng cá thể và các loài cây, mối quan hệ giữa chúng với hoàn cảnh, chỉ có làm như vậy thì những tính chất đặc thù của quần thể thực vật mới được phát hiện, mới được làm nổi bật" Cây rừng luôn sinh trưởng và
phát triển theo thời gian, và tuỳ theo điều kiện lập địa Chúng không những bị chi phối bởi các điều kiện nội tại (giữa loài cây với nhau) mà còn bị chi phối bởi các điều kiện hoàn cảnh môi trường Chính vì vậy, chúng luôn tồn tại các mối quan hệ cạnh tranh hoặc tương hỗ, các yếu tố nội tại hay ngoại cảnh này luôn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng Cho nên không gì tốt hơn là đến ngay nơi có cây mọc để nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, của loài và của rừng cây Do đó khi nghiên cứu đối tượng này ta phải có thời gian khá dài thì mới có thể mô phỏng hết đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây rừng
Trang 21Do không có điều kiện nghiên cứu định vị và nghiên cứu thực nghiệm lâu dài, chúng tôi chọn phương pháp: Điều tra đo đếm trực tiếp các chỉ tiêu nghiên cứu loài Mắc mật ở các giai đoạn tuổi khác nhau, ở các tiểu hoàn cảnh rừng khác nhau, trên ô tiêu chuẩn điển hình và cây tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong khu nghiên cứu để rút ra kết luận cần thiết về đặc tính sinh vật học của loài Phương châm tiến hành nghiên cứu: Mở rộng không gian đối tượng nghiên cứu để rút ngắn thời gian nghiên cứu
Trong nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm, đề tài sử dụng phương pháp sinh thái thực nghiệm, kết hợp giữa việc bố trí thí nghiệm định vị với thí nghiệm trong phòng để đánh giá đưa ra kết luận
Các bước tiến hành nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau
Phân tích, đánh giá kết quả NC
Thu thập, kế thừa các
tài liệu, số liệu đã có
Thu thập số liệu tại hiện trường, … nghiên cứu
Tổng hợp số liệu
Đề xuất biện pháp kỹ thuật ph/hợp
Xử lý, tính toán số liệu Tổng hợp kết quả tính
toán
Trang 222.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.4.2.1 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, các loại bản đồ chuyên dùng; các công trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan
2.4.2.2 Điều tra tổng thể, xác định đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, kết quả điều tra, khảo sát thực tế Chúng tôi tiến hành chọn các trọng điểm để lập tuyến điều tra Các tuyến này đảm bảo bao quát toàn bộ các dạng địa hình và các Quần xã thực vật rừng có đối tượng nghiên cứu
2.4.2.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
* Nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái:
Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến hệ thống tại 3 trọng điểm, mỗi trọng điểm lập 3 tuyến điều tra song song Các tuyến cách nhau 200m, với bán kính khảo sát 100m và thiết lập các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tạm thời ở rừng tự nhiên để điều tra các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và đặc điểm cấu trúc lâm phần có Mắc mật tham gia
+ Lập ô tiêu chuẩn và dung lượng mẫu: Căn cứ vào điều kiện thực tế và mục đích nghiên cứu, đề tài đã lập 9 ÔTC điển hình tạm thời, diện tích mỗi ÔTC là 1.000m2 (25m x 40m) ÔTC được lập bằng địa bàn cầm tay và thước dây với sai
số khép góc ≤ 1/200 Trong ÔTC lập 5 ô dạng bản (ÔDB) diện tích 25m2 (5m x 5m) để điều tra lớp cây tái sinh, tầng cây bụi thảm tươi theo vị trí: 1 ô trung tâm, 4
ô ở 4 góc của ÔTC Cụ thể như hình vẽ:
Trang 23* Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống
Sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ, quan sát - mô tả, theo dõi (định
kỳ) thực tế, lấy mẫu, thu thập các thông tin từ kết quả thí nghiệm gieo ươm,
từ kiến thức người dân địa phương có kinh nghiệm trong vùng nghiên cứu
2.4.2.4 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
Nội dung thu thập số liệu cho từng nội dung, cụ thể như sau:
* Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu của cây Mắc mật
Sử dụng phương pháp quan sát - mô tả thông qua quan sát trực tiếp,
theo dõi định kỳ liên tục trong mỗi giai đoạn trên các cây trội (10 cây ở rừng
tự nhiên và vườn nhà), kết hợp với tài liệu thu thập từ kiến thức người dân, ảnh chụp, phân tích tiêu bản và mô tả về các chỉ tiêu hình thái: thân, tán, lá,
hoa - quả, hệ rễ và theo dõi thời kỳ ra chồi, hoa - quả, thời điểm quả chín,
* Nghiên cứu đặc điểm phân bố sinh thái tự nhiên của Mắc mật
+ Điều tra đặc điểm nhân tố khí hậu: Tiến hành thu thập tài liệu khí
tượng của trạm khí tượng thủy văn tại các trọng điểm nghiên cứu
- Điều tra nhân tố đất đai: Tiến hành đào 3 phẫu diện điển hình đại diện
nhất có Mắc mật phân bố để nghiên cứu hình thái và lấy 9 mẫu đất về phân tích các chỉ tiêu: độ pH (pHKCL, pHH2O), hàm lượng mùn, chất dễ tiêu (K2O), độ xốp, thành phần cơ giới kết hợp tham khảo tài liệu về đất của tỉnh Lạng Sơn
Trang 24* Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có Mắc mật tham gia
+ Điều tra tầng cây cao: Trong ÔTC đo đếm toàn bộ những cây có
đường kính (D1.3) ≥ 6cm về các chỉ tiêu sau: Xác định tên cây, dùng thước dây
để đo vanh tại vị trí 1,3m; Chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc)
và đường kính tán (Dt) được đo bằng thước dây hoặc thước đo cao, lấy đến 0,1m Thông qua đó, xác định được cấu trúc tổ thành của lâm phần cũng như
tỉ lệ tổ thành của những loài cây trong lâm phần luôn đi kèm với Mắc mật theo công thức tính toán sau:
Ai =
N
ni
Trong đó: Ai: là hệ số tổ thành của loài i; ni: Số cây của loài cần tính
hệ số; ∑N: Tổng số cây của các loài trong ÔTC đã điều tra
Số lượng cây cao trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức:
Với Sô: Diện tích ÔTC (m2); n: Số lượng cá thể loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC
+ Điều tra cây tái sinh: Trong ÔDB xác định các chỉ tiêu tên loài, số
lượng, chiều cao vút ngọn, phẩm chất (tốt, trung bình, xấu), nguồn gốc tái sinh làm cơ sở xác định cây tái sinh triển vọng
Số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức:
Với Sdt là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2); n: số cây tái sinh Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng: Tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỉ lệ tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu
Trang 25+ Điều tra độ tàn che rừng: Độ tàn che (Stc) được xác định cho từng ô thứ cấp theo phương pháp hệ thống xấp xỉ 40 điểm điều tra và bằng phương pháp mục trắc tại 5 điểm, một điểm ở tâm cây Mắc mật tái sinh và bốn điểm ở
4 góc vuông cách cây tái sinh 2m Tại mỗi điểm độ tàn che, dùng thước ngắm lên theo phương thẳng đứng Các điểm phân bố đều, trong tán là 1 điểm, mép tán là 0,5 điểm và ngoài tán là 0 điểm Độ tàn che tầng cây cao chính là tỷ lệ
số điểm mà giá trị tàn che là 1 trên tổng số điểm điều tra, công thức tính:
Stc =
N
n1
Với Stc là độ tàn che; n1 là số điểm gặp tán lá; N là tổng số điểm điều tra
+ Điều tra cây bụi: Trên ÔDB tiến hành đo đếm tất cả các tầng cây bụi
Chỉ tiêu xác định là tên loài cây, số lượng , phẩm chất, chiều cao, độ che phủ bình quân chung các loài
+ Điều tra thảm tươi: Trên ÔDB tiến hành đo đếm tất cả các loài thảm
tươi Chỉ tiêu xác định là tên loài cây, số lượng , phẩm chất, chiều cao, độ che phủ bình quân chung các loài
Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tơi đề tài dùng phương pháp dùng thứớc dây đo theo 2 đường chéo của ÔDB, đo từng đường chéo một
và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ÔDB Ngoài ra để xác định độ nhiều đề tài sử dụng cách xác định độ nhiều của Drude
* Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm
+ Điều tra, khảo sát đánh giá việc trồng cây Mắc mật của nhân dân
trong vùng: Đề tài chọn 60 hộ dân điển hình tại ba trọng điểm tại các xã thuộc 3 huyện Văn Lãng, Bìng Gia và Bắc Sơn tham gia trả lời phỏng vấn
Trang 26+ Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm: Các thí nghiệm được bố trí như sau:
- Thí nghiệm xử lý hạt giống: Xử lý hạt Mắc mật ở các nhiệt độ 0, 10, 15,
20, 25 và 300C Xử lý bằng cách ngâm hạt trong nước sạch (pha theo thang nhiệt
độ) trong 1 giờ, sau đó ủ hạt trên khay petty trong phòng nhiệt độ trung bình 20 -
300C, độ ẩm của môi trường (giá thể) trong khoảng 50 - 60%; thông thoáng, đầy
đủ dưỡng khí; vô trùng Thời điểm làm thí nghiệm mùa hè - thu Mỗi lô 100 hạt,
lặp lại 3 lần Các trị số theo dõi: Thời gian nảy mầm; tỷ lệ nảy mầm (tỉ lệ nảy
mầm = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt kiểm nghiệm) x 100 Đơn vị tính (%)
- Thí nghiệm theo dõi đặc điểm sinh trưởng cây con: Theo dõi sinh
trưởng cho 36 cây Mắc mật trên một ô thí nghiệm trong cùng một khối có điều
kiện đất đai tương tự nhau Bố trí thí nghiệm theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ SỐ CÂY TRONG THÍ NGHIỆM
Khối 1 Khối 2 Khối 3
© © © © © © © © © © © ©
Rãnh luống 0,6m
© © © © © © © © © © © ©
Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột
bầu là đất rừng tầng A,B (ĐrA,B) chế tạo đúng quy trình cho từng công thức; hạt
Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu P.E (kích thước 8 x 12cm, có đáy) và
xếp liền nhau; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc
Đo đếm sinh trưởng theo định kỳ (hàng tuần, tháng ): Chiều cao vút ngọn
(H vn ) đo bằng thước đo cao độ chính xác 0,1cm Mức tăng trưởng H vn cây được tính
là chiều cao cây của mỗi tháng trừ đi chiều cao cây tháng trước, đơn vị tính là
cm/tháng Đường kính gốc (D 00) đo bằng thước kẹp kính điện tử độ chính xác
0,01mm Cách tính mức tăng trưởng D 00 tương tự như H vn, ĐVT là mm/tháng
Trang 27- Thí nghiệm che sáng: Bố trí với 4 công thức (CT): CT1- Đối chứng
(ĐC): Không che 0%; CT2: Che 25%; CT3: Che 50% và CT4: Che 75% Giàn che bằng tre (theo Nguyễn Hữu Thước, 1964) Phương pháp che sáng dựa trên cơ
sở khoa học của phương pháp Che dợp Toursky
Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là ĐrA,B (chế tạo đúng quy trình cho từng công thức); hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu Polyetylen (kích thước 8 x 12cm, có đáy) và xếp liền nhau; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Khối 1 CT - ĐC: 0% CT2: 25% CT3: 50% CT4: 75% Khối 2 CT4: 75% CT1 - ĐC: 0% CT2: 25% CT3: 50% Khối 3 CT2: 25% CT3: 50% CT4: 75% CT1 - ĐC: 0%
- Thí nghiệm khoảng cách: Thí nghiệm thực hiện với 4 công thức về khoảng cách cây và khoảng cách hàng như sau: CT1: 8x8cm (khoảng cách cây
x khoảng cách hàng); CT2: 10x10cm; CT3: 12x12cm; CT4: 14x14cm
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Khối 1 CT1: 8x8cm CT2: 10x10cm CT3: 12x12cm CT4: 14x14cm Khối 2 CT2: 10x10cm CT3: 12x12cm CT4: 14x14cm CT1: 8x8cm Khối 3 CT3: 12x12cm CT4: 14x14cm CT1: 8x8cm CT2: 10x10cm
Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là ĐrA,B (chế tạo đúng quy trình cho từng công thức); hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu Polyetylen (P.E) kích thước 8 x 12cm, có đáy và xếp theo đúng khoảng cách; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc
Trang 28- Thí nghiệm phân bón: Nhằm thăm dò ảnh hưởng của phân lân (P) và ảnh hưởng của hỗn hợp phân chuồng PC) + P đến sinh trưởng của cây con Mắc mật giai đoạn vườn ươm Phân lân sử dụng trong thí nghiệm là supe lân; phân chuồng (đã qua ủ mục và xử lý)
Ảnh hưởng của P đối với cây Mắc mật: Bố trí 4 hàm lượng P khác nhau
trong thành phần ruột bầu: 1% P; 3% P; 5% P và ĐC: 100% ĐrA,B
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Ảnh hưởng của hỗn hợp PC + P đối với cây Mắc mật: Bố trí với 4 hàm
lượng PC khác nhau trong thành phần ruột bầu như sau: CT1: 98% ĐrA,B + 1%
P +1% PC; CT2: 96% ĐrA,B + 1% P + 3% PC; CT3: 94% ĐrA,B + 1% P + 5%
PC; CT4 - ĐC: 100% ĐrA,B
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Khối 1 CT1: 1% PC CT2: 3% PC CT3: 5% PC CT4 - ĐC
Khối 2 CT2: 3% PC CT1: 1% PC CT4 - ĐC CT3: 5% PC Khối 3 CT3: 5% PC CT4 - ĐC CT1: 1% PC CT2: 3% PC
Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là ĐrA,B (chế tạo đúng quy trình cho từng CT) được tính theo % thể tích; hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu P.E (kích thước 8 x 12cm, có đáy) và xếp theo đúng khoảng cách; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc
- Thí nghiệm thăm dò về nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép và giâm hom: Thí nghiệm nhằm thăm dò thời vụ ghép, phương pháp ghép cũng
Trang 29như loại thuốc, thời gian và nồng độ thuốc thích hợp đối với nhân giống vô tính (ghép, giâm hom) cây Mắc mật
♦ Thăm dò nhân giống bằng phương pháp ghép:
Nghiên cứu kiểu ghép thích hợp đối với cây Mắc mật: Thí nghiệm thực
hiện với 2 công thức: CT1: Ghép cành (ghép cành bên); CT2: Ghép nêm
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Công thức thí nghiệm CT1 (ghép cành bên) CT2 (Ghép nêm)
Mỗi công thức chia làm 3 tổ hợp ghép, mỗi tổ hợp ghép 12 cây Các
yếu tố khống chế là cây làm gốc ghép đủ 2 năm tuổi: D 00 tại vị trí cách mặt bầu 10cm (D00 ≥ 0,4 - 0,6cm); H vn của cây tính từ mặt bầu (Hvn = 25 - 30cm),
Trang 30Cành ghép được lấy từ cây cây mẹ đạt trên 10 năm tuổi (cành bánh tẻ), đảm bảo chất lượng Cành ghép có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn với đường kính
gốc ghép, chiều dài cành ghép từ 15 - 20cm Cây ghép đặt trong vườn ươm có
mức độ che 70% ánh sáng Thời gian thí nghiệm vụ hè thu ( tháng 8/2009)
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ ghép sống (%) = số mắt nảy mầm/cây ghép
x 100; Tỷ lệ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%) = số cây đủ tiêu chuẩn/số cây ghép x 100
♦ Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom: Thử nghiệm loại thuốc αNAA ở các thang nồng độ: CT1: 100ppm; CT2: 200ppm; CT3:
300ppm; CT4: 500ppm; CT5 - ĐC Tổng số công thức 5, với 3 lần lặp, mỗi công thức sử dụng > 30 hom bánh tẻ (hom có đường kính từ 0,4 - 0,6cm; chiều dài từ 15 - 20cm), trong thời gian 1 giờ, đồng nhất về mặt giá thể là cát
sạch, có hệ thống phun sương Thời gian thí nghiệm vụ xuân (tháng 3/2010)
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Nồng độ
Các chỉ tiêu theo dõi: Kiểm tra hom sau 15; 30; 45 và 60 ngày; tỉ lệ sống
của hom, quan sát số hom ra đọt chồi - ra rễ và tỉ lệ hom ra rễ cấy bầu
(Các số liệu thí nghiệm ngoại nghiệp thu thập được ghi chép và mô tả
vào các mẫu phiếu, bảng biểu có sẵn - xem phần phụ biểu)
2.4.2.5 Phương pháp thu thập số liệu nội nghiệp
So mẫu và xác định tên loài dựa theo bộ mẫu tại Bộ môn thực vật, khoa Quản lý Tài nguyên rừng, trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc Quảng Ninh cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Trang 31Hiệu chỉnh tên khoa học của các loài theo các tài liệu: "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" (2001, 2002, 2003, 2005) [3], [4], [8], [9]
2.4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích và đánh giá kết quả
Xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu trên bảng tính điện tử Excel 5.0 (Nguyễn Hải Tuất và cs, 1996)
Trong đó: m là số tổ (m=5lgn); n: dung lượng mẫu; Fi: Tần số quan sát
* Sai tiêu chuẩn: S =
Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các mức độ che sáng, mức độ khoảng cách, mức độ phân bón đến sinh trưởng Mắc mật chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố, 3 lần lặp Các bước như sau:
Trang 32Xij – Trị số quan sát ở cấp i của nhân tố A và trên khối j
Si(A) – Tổng quan sát ở cấp i của nhân tố
Sj(B) – Tổng quan sát trên khối j của nhân tố B
S – Tổng quan sát toàn thí nghiệm
i
X (A) – Trị số bình quân ở cấp i của nhân tố A
Xj(B) – Trị số bình quân cấp j của nhân tố B
X – Trung bình toàn thí nghiệm
Trong đó: Si(A) = ∑
=
b
j ij
j ij
n
S X
1 1
2 2
Biến động theo nhân tố tác động VA = ( )
n
S A S b
a
i i
2 1
a
i i
2 1
Biến động ngẫu nhiên VN = VT – (VA + VB)
Kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố tác động và việc phân khối đến kết quả TN:
Với nhân tố tác động: FA = (b-1)
N
A
V V
Nếu FA > F05 tra bảng, với bậc tự do k1 = a1-1, k2= (a-1)(b-1) thì việc
phân cấp đối với nhân tố tác động là có ý nghĩa Ngược lại thì giữa các cấp của nhân tố tác động không có sự sai khác về kết quả thí nghiệm
Với việc phân khối: FB = (a-1)
N
B
V V
Trang 33Nếu FB < F05 tra bảng, với bậc tự do k1 = b-1 và k2 = (a-1)(b-1) thì việc
phân khối không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm Ngược lại FB > F05 thì có
sự sai khác về kết quả giữa các lần lặp của các công thức thí nghiệm
Nếu việc phân cấp của nhân tố A có ảnh hưởng rõ đến kết quả thí nghiệm (FA > F05) cần tiến hành chọn công thức thí nghiệm có hiệu quả nhất
Để chọn công thức có hiệu quả, thì không nhất thiết phải so sánh sai dị tất cả các cặp số trung bình, mà chỉ cần chọn ra hai số trung bình có trị số lớn nhất và thứ hai, rồi dùng tiêu chuẩn t để kiểm tra sai dị theo công thức:
t = ( ) ( )
b S
X X
N
2 2
Nếu | t | > t05 tra bảng, với bậc tự do k = a.b - a thì chọn thí ngiệm có trị
số bình quân lớn nhất Ngược lại nếu | t | < t05 thì có thể lấy một trong công thức thí nghiệm có trị số bình quân được chọn để só sánh làm công thức có hiệu quả
Trang 34Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý
21019’ - 220 27’ vĩ độ Bắc và từ 1060 06’ - 1070 21’ kinh độ Đông Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang Diện tích tự nhiên là 8.305,21km2, chiều
từ Đông sang Tây rộng 124km và từ Bắc xuống Nam là 119km Tỉnh gồm 10 huyện là Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn, Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, Đình Lập, Chi Lăng và thành phố Lạng Sơn [12], [31]
3.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình trong tỉnh chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình là 252m
so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè
1.541m Địa hình được chia làm 3 tiểu vùng: Vùng núi phía Bắc (gồm các núi
đất xen núi đá chia cắt phức tạp tạo nên miền mái núi có độ dốc > 350); vùng
núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có
nhiều hang động, sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao > 550m) và vùng đồi
núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp và xen kẽ
các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 - 250
Nhìn chung, với sự đa dạng và phức tạp của địa hình đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất lâm nghiệp của tỉnh [12]
Trang 353.1.3 Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Khí hậu ở tỉnh Lạng Sơn là nhiệt đới gió mùa Mùa Đông có
gió Đông Bắc, thời tiết lạnh, ít mưa và có sương muối Mùa hè có gió Đông Nam nên mưa nhiều Nhiệt độ trung bình năm 210C Lượng mưa bình quân năm 1.391mm Độ ẩm tương đối trung bình năm 82% Số giờ nắng trung bình
khoảng 1.394 giờ
* Thuỷ văn: Lạng Sơn có 3 hệ thống sông chính chảy qua là: Sông Kỳ
Cùng, sông Thương, Sông Lục Nam Ngoài 3 hệ thống sông chính trên, còn một số sông nhánh nhỏ như sông Bắc Giang, Đồng Quy, Bắc Khê, sông
Hóa… mật độ sông từ 0,7 - 1,1 km/km2 Do đặc điểm địa hình cao dốc, nên các con sông thường ngắn và dốc
Nhận xét chung:
Bên cạnh những yếu tố bất lợi như sương muối giá rét, mùa khô hanh thiếu nước nhưng nhìn chung khí hậu ở Lạng Sơn khá thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng lâu năm, cây đặc sản, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày Để hoạt động phát triển lâm nghiệp có hiệu quả hơn, các đơn
vị sản xuất cần chủ động để khắc phục những yếu tố bất lợi này
3.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng
* Địa chất: Theo tài liệu địa chất Việt Nam xuất bản năm 1971 của Tổng cục
Địa chất, nền địa chất tỉnh Lạng Sơn có nguồn gốc cách đây 200 triệu năm Nền vật chất với nhiều nhóm đất đá mẹ khác nhau như: Nhóm đá sét (s), nhóm đá cát (c), nhóm đá kiềm và trung tính (k), nhóm đá mácma axit (a), nhóm đá vôi (v), nhóm đá xốp (x).Với sự phong phú về tầng mẫu chất và trải qua trong quá trình phong hoá đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau trên địa bàn tỉnh
* Thổ nhưỡng: Theo số liệu điều tra trước đây và kết quả khảo sát bổ sung
(năm 2003), thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn có những nhóm dạng đất như sau:
Trang 36+ Nhóm dạng đất Feralít có mùn trên núi trung bình (Fh): Diện tích
16.672 ha, chiếm gần 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nhóm này bao gồm 7 dạng đất thuộc 3 kiểu nền vật chất, phân bố ở độ cao trên 700m thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập giáp Trung Quốc, đất Feralít có mùn màu vàng
nâu, màu vàng hoặc nâu nhạt, tầng dày trung bình (60 - 80cm), tầng đất mỏng
< 50cm (đỉnh dông, sườn dông không có thực bì) Nhóm đất này có hàm lượng mùn thấp do khả năng phân giải kém Thực bì chủ yếu là cỏ, cây bụi (IA, IB) ngoài ra còn một số diện tích rừng IIA, rừng IIIA1
+ Nhóm dạng đất Feralít vùng đồi và núi thấp phát triển trên nhóm đá sét (Fs): Diện tích 326.043 ha; chiếm 39,3 % diện tích tự nhiên Bao gồm 11 dạng đất thuộc địa hình đồi và núi thấp, độ dốc >150 Nhóm đất này phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh, phát triển trên 2 loại đá mẹ là Phiến thạch sét và Phấn
sa Phân bố trên địa bàn huyện Đình Lập, Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng và
phía Tây - Nam huyện Cao Lộc
+ Nhóm dạng đất vùng đồi và núi thấp, phát triển trên nhóm đá cát (Fq):
Diện tích 167.176,2 ha, chiếm 20,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm 10 dạng đất chính Phân bố tập trung thành vùng rộng lớn về phía Đông huyện Đình Lập và Chi Lăng, có độ cao từ 200m đến 700m Đất chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá mẹ thuộc nhóm Cát kết, nhóm Trầm tích
+ Nhóm đất Feralít vùng đồi nú, thấp phát triển trên đá Mácma chua (Fq): Diện tích 86.214,9 ha, chiếm 10,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 7 dạng đất chính Phân bố tập trung dọc 2 bên lưu vực sông Kỳ cùng và sông
Thương, thuộc huyện Cao Lộc, Chi Lăng và Hữu lũng, độ cao từ 200 - 600m
Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm Thành phần cơ giới chủ yếu đất trung bình, có nhiều đá lẫn do mảnh vụn Thạch anh chưa phong hoá (tỷ lệ đá lẫn 5 - 10%)
+ Nhóm các sản phẩm bồi tụ trên các kiểu địa hình thung lũng, máng trũng, đồng bằng phù sa cổ và đồng bằng phù sa mới: Diện tích 167.104,4 ha,
Trang 37chiếm 20% diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ven các khe suối, ven thung lũng núi đá vôi, máng trũng, đồng bằng phù sa mới, những cánh đồng lớn,
+ Nhóm địa hình Kastơ - Núi đá vôi và sản phẩm đá vôi: Tổng diện tích
67.710,5ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Cao Lộc, Hữu lũng, Văn Quan Khu vực này còn tồn tại nhiều loại thực động vật quý hiếm cần được bảo vệ, để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên
và môi trường sinh thái, nhất là khu vực đã quy hoạch vùng rừng đặc dụng
Nhận xét chung:
Với sự đa dạng của các nhóm dạng đất và tập trung theo vùng, đã tạo nên
sự phong phú cho việc chọn các loại cây trồng cho mỗi dạng đất khác nhau Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng >30 loài cây được đưa vào trồng rừng Nhiều loài tỏ ra thích nghi cao như Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc, Mỡ, Hồi… Đối với rừng tự nhiên, khả năng phục hồi rừng rất tốt, nhiều diện tích cây gỗ rải
rác sau khoảng 5 - 7 năm, nhờ khoanh nuôi bảo vệ tốt đã phục hồi thành rừng
Khả năng để phát triển mạnh ngành lâm nghiệp là rất khả quan [12]
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng lâm nghiệp
3.2.1 Dân số, dân tộc, lao động
Năm 2009, dân số tỉnh Lạng Sơn là 731.887 người, bao gồm dân tộc Nùng (42,97%), Tày (35,92%), Kinh (16,5%), Dao (3,54%) và các dân tộc khác là 1,42% Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân số của Lạng Sơn
là 86 người/km2, mật độ dân số cao nhất là 938 người/km2 (thành phố Lạng Sơn), mật độ dân số thấp nhất là 22 người/km2 (huyện Đình Lập) Lao động toàn tỉnh có 348.670 người, trong đó khu vực nông thôn có nguồn lao động lớn, chiếm tới 79% và phần lớn đều có kinh nghiệm về trồng cây nông lâm nghiệp Đây là yếu tố thuận lợi để có thể huy động lực lượng này tham gia vào các chương trình phát triển lâm nghiệp
Trang 383.2.2 Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh
Kinh tế có tốc độ phát triển khá cao (GDP), bình quân 5 năm 2006 - 2010
ước đạt 10,45%, cơ cấu kinh tế đến hết năm 2010: nông nghiệp chiếm: 39-40%;
công nghiệp - xây dựng: 21 - 22%; dịch vụ: 39 - 40%; GDP bình quân đầu người
theo giá thực tế năm 2010 ước đạt 840 USD Năm 2009 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.939 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 đạt 1.939 tỷ đồng, mức tăng bình
quân giai đoạn 5 năm 2005 - 2010 là 16,4%
Nhìn chung, kinh tế của tỉnh đang đà phát triển mạnh mẽ với sự chuyển dịch cơ cấu tích cực của mỗi ngành, tăng dần tỷ trọng của ngành thương mại,
dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm -
thủy sản GDP năm sau cao hơn năm trước bình quân 9 - 10% năm Tuy
nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 85 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn cần
sự quan tâm đầu tư, trong đó có sự đóng góp của ngành lâm nghiệp [12]
3.2.3 Thực trạng xã hội
* Giao thông, thủy lợi
Mặc dù hệ thống đường giao thông được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng còn khoảng 30% các tuyến đường đến Ủy ban các xã
đã xuống cấp, đi lại khó khăn vào mùa mưa Hệ thống đường giao thông nhánh vào các khu vực sản xuất lâm nghiệp ít được đầu tư, đặc biệt là những vùng xâu vùng xa của tỉnh, hệ thống đường lâm nghiệp hầu như không có Hiện tại, đây thực sự là khó khăn lớn cho các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng
Toàn tỉnh có 840 công trình thủy lợi kiên cố và 2.334 công trình tiêu thủy nông Nhiều hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nâng cấp, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp Đặc biệt, đối với khu vực có đất sản xuất lâm nghiệp, công tác thủy lợi lại rất hạn chế
Trang 39Nguồn nước cho sản xuất rất phụ thuộc vào thiên nhiên Khoảng 50% diện tích thiếu nước sản xuất Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của dân vùng sản xuất lâm nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống giếng đào, nhưng cũng chỉ được khoảng 30% Số còn lại phải dùng nước được dẫn từ sông suối
về, tiêu chuẩn vệ sinh không đảm bảo
* Y tế, văn hóa, giáo dục
Hiện nay, toàn tỉnh có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 10 bệnh viện huyện và 3 trung tâm y tế là: Trung tâm y tế dự phòng, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống sốt rét Số giường bệnh có 1.698 giường, đạt 23,4 giường/vạn dân Ở cấp cơ sở các xã, phường đều có trạm xá, bình quân mỗi trạm có 3 cán bộ y tế/xã, phường Số thầy thuốc đạt 30 người/1 vạn dân
Toàn tỉnh có 25 cơ sở văn hóa thông tin, đạt tỉ lệ 0,34 cơ sở/1 vạn dân, 12 đội thông tin lưu động, 95% số xã có bưu điện văn hóa xã Các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền về Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt về thông tin, liên lạc cho mọi người dân có nhu cầu trong tỉnh
Ngành giáo dục có nhiều đổi mới, thu hút đông đảo con em các dân tộc trong độ tuổi đến trường Cứ 1 vạn dân có 2.544 học sinh, 135 giáo viên đạt mức khá cao so vơi các tỉnh miền núi lân cận Ngoài ra, ngành giáo dục còn tổ chức các trung tâm kinh tế giáo dục thường xuyên khác Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao
Nhận xét chung về tình hình dân sinh kinh tế - xã hội:
Nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp đã tạo nêm bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều đổi mới, khang trang và tiện lợi hơn Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn tập trung ở những khu vực trọng điểm sự đầu tư khu vực sản xuất lâm nghiệp vẫn mang tính chất nhỏ giọt Đời sống kinh tế và văn hóa xã hội của người làm nghề rừng nhìn chung còn rất thấp kém so với mặt bằng của tỉnh
Trang 40Mặc dù thu nhập bình quân của người làm lâm nghiệp có tăng, nhưng so với mức bình quân chung của tỉnh là rất thấp Nhiều hộ gia đình rất muốn đầu
tư phát triển nghề rừng nhưng lại rất thiếu vốn Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn
miền núi thấp kem thực sự là nguyên nhân lớn cản trở tới sự giao lưu kinh tế -
văn hóa - xã hội của những người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp
3.2.4 Thực trạng lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn
+ Rừng trồng: diện tích 128.435ha; chiếm 39,79% diện tích rừng, chia ra:
- Rừng trồng gỗ: 95.868 ha, chiếm 74,64% diện tích rừng trồng
- Rừng trồng tre luồng: 427ha, chiếm 0,20% diện tích rừng trồng
- Rừng trồng đặc sản: 32.320ha, chiếm 25,16% diện tích rừng trồng
+ Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng: 336.108ha chiếm 40,47% chia ra:
- Đất trảng cỏ (IA): 104.224ha
- Đất cây bụi (IB): 117.549ha
- Đất cây gỗ rải rác (IC): 114.315ha
Như vậy, đất lâm nghiệp chiếm tới 38,87% tổng quỹ đất tự nhiên ở Lạng Sơn, chưa kể diện tích đồi núi trọc đang được quy hoạch để trồng rừng Trong
đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 60,18% tổng diện tích đất lâm nghiệp nhưng trong số này diện tích rừng gỗ giàu chỉ chiếm 0,37%, còn diện tích rừng núi đá chiếm tới 17,5% tổng diện tích rừng tự nhiên, cho thấy có khá nhiều vấn
đề cần giải quyết để cải thiện thực trạng lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn