1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC

88 2,1K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 575 KB

Nội dung

Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An

Trang 1

Mở đầu

Ngành xây dựng nước ta đang cùng các ngành kinh tế khác ra sức phấn đấu đưa tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2006- 2010 đạt 7,5 – 8% năm và hơn nữa Mặtkhác, toàn ngành còn đang phải tích cực chuẩn bị đón nhận nhiêm vụ nặng nề hơn trongthập kỷ sắp tới nhằm đưa nước tá trở thành nước công nghiệp hoá về cơ bản Bên cạnh đónước ta đã là thành viên của khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) và vừa mới gianhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành xâydựng nước ta cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên đất nước mình và thamgia mạnh mẽ vào thị truờng xây dựng khu vực và quốc tế Muốn vậy, ngành phải tiến theocon đường công nghiệp hoá hiện đại hoá Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp sớmđưa toàn ngành tham gia vào quá trình hội nhập đó

Truớc tình hình đó, Tổng công ty Thành an, một trong những công ty lớn hoạt độngtrong lĩnh vực xây dựng ở nước ta không thể đứng ngoài cuộc xu hướng phát chung củatoàn ngành Nâng cao chất lượng công trình là một trong những biện pháp giúp cho chinhánh nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “

Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An” làm chuyên đề tốt nghiệp.

Trong qúa trình hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình cuả GS

TS Nguyễn Đình Phan Em xin chân thành cảm ơn thầy và mong thầy tiếp tục giúp đỡ emhoàn thành tốt hơn nữa chuyên đề này

Trang 2

I) Vai trò của quản lý chất lượng công trình đối với sự phát triển của doanh nghiệp

1) Chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1) Các quan niệm về khái niệm chất lượng sản phẩm

Từ câu hỏi về khái niêm chất lượng sản phẩm người ta có thể trả lời theo những cáchkhác nhau tuỳ theo đối tượng được hỏi Các câu trả lời thường thấy có thể là:

- Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đôi với yêu cầu của người tiêu

dung

- Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khảnăng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn

Nhưng khái niệm này nhìn nhận trên một góc độ nào đó thì không sai nhưng trên thực

tê, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế cần xem xét định kỳ các yêu cầu chấtlượng để có thể đảm bảo lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thoả mãn tốtnhất nhu cầu của người tiêu dung Các nhu cầu sẽ được chuyển thành những đặc tính vớicác tiêu chuẩn nhất định Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tínhsẵn sang, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, cáctác động đến môi trường

Nhìn nhận về khái niệm về chất lượng sản phẩm ta có thể xem xét những quan điểmkhác nhau như sau:

Dưới quan niệm xuất phát từ bản thân sản phẩm : Chất lượng là tập hợp tính chất củasản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thoả mãn nhu cầu xác định phù hợpcông dụng của nó Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các

Trang 3

thuộc tính hữu ích của sản phẩm Tuy nhiên, sản phẩm có thể là có nhiều thuộc tính hữuích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao.

Dưới quan niệm từ phía nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của mộtsản phẩm với tập hợp cá yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc các quy cách đã được xác định trước.Dịnh nghĩa này cụ thể mang tính thực tế cao, đảm bảo nhằm mục đích sản xuất ra nhữngsản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt độngđiều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đặt ra

Ví dụ: Sản phẩm đưa vào Nhật bản các doanh nghiệp không nên dùng màu vàng Vì thế mà

trước kia Coca Cola không cạnh tranh với Pepsi trong môi trường kinh doanh ở Nhật Bảnvới vỏ trai màu vàng và đỏ Như vậy Coca Cola đã sai lầm trong chiến lược của mình

Dưới quan niệm từ phía thị trường: Đại diẹn cho quan niệm này là khái niệm chấtlượng sản phẩm của các chuyên gia quản lý chất lượng hàng đầu thế giới như W.EdwardsDeming và Josenph Juran ở Nhật bản, Philip Crosby ở Mỹ… Trong nhóm quan niệm nàylại có những cách tiếp cận khác nhau

Thoả mãn từ phía khách hàng: Khách hàng coi chất lượng là sự phù hợp của sản phẩmdịch vụ hiện tại vơí mục đích sử dụng của khách hàng Như Philip Crosby đã định nghĩathì “ chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” trong cuốn “ Chất lượng là thứ cho không”.Còn Deming lại cho rằng “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”…

Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi íchthu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó

Chât lương = Lợi ích/ Chi phí = 1 chính là Tiêu chuẩnXuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những thuộc tínhmang lại lợi thể cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loai trên thị trường

Trang 4

Ngoài những quan niệm này, trong nền kinh tế thị trường, người ta còn đưa ra nhiềuđịnh nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào phục vụ những mục đích cụ thể nhằm duy trì và pháttriển thị trường hay sự cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm Những quan niêmhướng theo thị trường được đa số các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng vì nóphản ánh đúng nhu cầu thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tỉêuthoả mãn khách hàng, củng cố được thị trường và giữ được thành công lâu dài

Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng sản phẩm,chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó Đánh giácao việc kết hợp này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được hiều quả cao trong sản xuất kinhdoanh

Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất , dễdàng, Tổ chức Quốc Tế về Tiêu chuẩn hoá ( ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 , phầnthuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “ Chất lượng là mức độ thoả mãn củatập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” ( nhu cầu tiêm ẩn và nhu cầu nêu ra)

Cho tới ngày nay quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục mở rộng hơn nữa, chất lượng

là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thoả mãn những nhu cầu của khách hàngtrong những giới hạn chi phí nhất định Trong thực tế ta thấy rằng các doanh nghiệp theođuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn đặt nó trong một giới hạn về kinh tế, xã hội

và công nghệ

1.2) Các loại chất lượng sản phẩm

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì có 6 loại chất lượng sản phẩm

+) Chất lượng thiết kế: Chất lượng thiết kế là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêucủa sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra để sản xuất,chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, trên các yêu cầu cụ thể vềphương diện vật liệu chế tạo, những yêu cầu về gia công, sản xuất chế tạo, yêu cầu về bảo

Trang 5

quản, yêu cầu về thử nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng Chất lượng thiết kếcòn gọi là chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về lý thuyết đối với nhu cầu thịtrường, còn thực tế có đạt được điều đó hay không thì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố.

Yêu cầu đặt ra đối với những người đặt ra chất lượng thiết kế phải rất thận trọng bởi đó

là những bước đầu tiên quyết định tới cả quá trình sản xuất sản phẩm, thậm trí nó còn ảnhhưởng cả tới quá trình đầu tư công nghệ

+) Chất lượng chuẩn là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó được phê duyệttrong quá trìng quản lý chất lượng và người quản lý chính là các cơ quan quản lý về mặtchất lượng sản phẩm mới có quyền phê chuẩn và sau khi phê chuẩn rồi thì chất lượng nàytrở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy

+) Chất lượng thực tế là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm và nóđược thể hiện sau quá trình sản xuất trong quá trình sử dụng sản phẩm Chất lượng là mức

độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm

+) Chất lượng cho phép là do các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, quan quản lý thịtrường, trong hợp đồng quốc tế, hợp đồng giữa đôi bên quy định

+) Chất lượng tối ưu

Chất lượng tối ưu của sản phẩm biểu thị khả toàn năng toàn diện nhu cầu thị trường điềukiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất

Chất lượng tối ưu của sản phẩm nói nên mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí

+) Chất lượng toàn phần: Chất lượng toàn phần là mức chất lượng thể hiện mức tươngquan giữa hiệu quả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sảnxuất và sử dụng sản phẩm đó

Trang 6

Bên cạnh 6 loại chất lượng sản phẩm thì chúng ta cũng cần nghiên cứu đến các thuộctính của chất lượng sản phẩm Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiều các thuộctính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Chất lượng củacác thuộc tính này phản ánh mức độ chất lượng của sản phẩm đó Mỗi thuộc tính chấtlượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phảnánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Các thuộc tính này có quan hệ vớinhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của sản phẩm Đối với những nhóm sảnphẩm khác nhau , những yêu cầu về các thuộc tính chất lượng cũng khác nhau Tuy nhiên,những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm:

Các thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm Nhóm này đặctrưng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy địnhchức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy đinh bởi chi tiết kết cấu vật chất,thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hoá của sản phẩm Các yếu tố này được thiết kếtheo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động của sản phẩm vàhiêu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó

Các yếu tố thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kếtcấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang

Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được

khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất địnhtrên cơ sở đảm bảo đúng yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quyđịnh Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêudùng

Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng

nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năngduy trì và phát triển thị trường của mình

Trang 7

Độ an toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm,

an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu , bắt buộc phải cóđối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay Thuộc tính đặc biệt quan trọngvới những sản phẩm thực phẩm thức ăn, thuốc chữa bệnh… Khi thiết kế sản phẩm luônphải coi đây là thuộc tính cơ bản không thể thiếu được của một sản phẩm

Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Cũng giống như độ an toàn , mức độ ô nhiễm được

coi là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình rathị trường

Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản ,

dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng

Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm khi sử

dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tốquan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Ngoài những thuộc tính hữu hình có thể đánh giá cụ thể mức chất lượng sản phẩm, còn

có các thuộc tính vô hình khác không biểu hiện một cách cụ thể dười dạng nhưng lại có ýnghĩa rất quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm Chất lượng vừanói đến có thể nói đến là chất lượng dịch vụ sau bán các doanh nghiệp quan tâm đến vấn

đề này thể hiện tinh thần trách nhiệm về sản phẩm của mình đối với khách hàng Khidoanh nghiệp chú trọng đến vấn đề này thì đã tạo long tin cho khách hàng về sản phẩm củadoanh nghiệp tạo ra long trung thành của khách hàng

Như vậy, chất lượng sản phẩm được tạo ra bởi toàn bộ thuộc tính của sản phẩm có khảnăng thoả mãn nhu cầu vật chất hữu hình và vô hình của người tiêu dùng Chúng phụthuộc chặt chẽ vào mức độ phù hợp của từng thuộc tính này Mỗi thuộc tính có tầm quantrọng khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, mục đích sử dụng của sản phẩm đó

Trang 8

1.3.1 Chất lượng sản phẩm là một khái niệm phức tạp và tổng hợp Khi xem xét kháiniệm về chất lượng của một sản phẩm ta cần xem xét trên cả hai phương diện kỹ thuật vàkinh tế Trước hết, xem xét chất lượng sản phẩm cần đặt chất lượng sản phẩm trong mốilien hệ chặt chẽ với các yếu tố ảnh hưởng đến nó Tức là chất lượng là sự kết hợp thốngnhất giữa lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ thuật kinh tế, xã hội Chất lượng là thoảmãn nhu cầu của khách hàng để từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Như vậy đểthể hiện chất lượng sản phẩm chúng ta cần phải tổng hợp của nhiều yếu tố , nhiều thànhphần, bộ phận hợp thanh như nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, lao động sống, côngnghệ , kỹ thuật Một sản phẩm đưa ra thị trường thì cần rất những điều kiện khách quan để

có thể thành công và dành lây niềm tin của khách hàng Người tiêu dung mua sản phẩmtrước hết vì chúng có giá trị sử dụng thoả mãn mục đích yêu cầu của họ Chính vì vậy,trứơc đây khi nói đến chất lượng, các doanh nghiệp thường ít chu ý mặt giá trị của sảnphẩm nên dễ xảy ra tình trạng người sản xuất chỉ lo làm ra sản phẩm không thoả mãnđược yêu cầu của khách hang về mặt kinh tế Do đó, khi nói chất lượng sản phẩm khôngthể chỉ nói đến giá trị sử dụng của sản phâm mà phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dịch

vụ khác co lien quan trực tiếp đến sản phẩm

1.3.2 Chất lượng sản phẩm là một quá trình Một sản phẩm có chất lượng khi mà nóđược xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa quá trình trước, trong, và sausản xuất ; nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm Phải đánhgiá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, xã hội vàcông nghệ lien quan đến mọi hoạt động trong toàn bộ qua trình sản xuất kinh doanh Cácyếu tố tác động đến chất lượng mang tính nhiều vẻ, co yếu tố bên trong và bên ngoài, coayếu tố trực tiếp và gián tiếp , nguyên nhân và kết quả

1.3.3 Chất lượng sản phẩm có tính tương đối cần được xem xét trong mối quan hệchặt chẽ về không gian và thời gian Chất lượng không phải ở trạng thái tĩnh mà nó thayđổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố khoa học công nghệ , kỹthuật, và các yêu cầu của thị trường Trên những thị trường khác nhau , tình hình khác

Trang 9

nhau chúng ta có những yêu cầu khác nhau về một sản phẩm có chất lượng Như vây, khixem xét chất lượng sản phẩm cần xem xét trên mối quan hệ với các yếu tố thuộc môitrường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.

1.3.4 Đánh giá chất lượng cần đánh giá ở hai mặt chủ quan và khách quan Tính chủquan của chất lượng thể hiện thong qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi chấtlượng thiết kế Đó là mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng Nóphản ánh những nhận thức của khách hàng về chất lượng của sản phẩm Nâng cao loại chấtlượng này có ảnh hưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm Tínhkhách quan thể hiện thong qua các thuộc tính vốn có trong từng sản phẩm Nhờ tính kháchquan này chấtlượng có thể tuân thủ thiết kế Đó là mức độ phù hợp của các đặc tính chấtlượng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽvào tính chất đặc điểm và trình độ công nghệ và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của cácdoanh nghiệp Nâng cao chất lượng loại này giúp doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng

Như vậy, chất lượng sản phẩm được thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dung xácđịnh phù hợp với mục đích tiêu dung cụ thể Không có một chất lượng cụ thể cho tất cảcác loai sản phẩm Đặc điểm của chất lượng sản phẩm đòi hỏi việc cung cấp những thongtin cân thiết về sản phẩm cho người tiều dùng cũng như thong tin từ người tiêu dùng chodoanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Như đã nói ở mục 1.3 Chất lượng là một khái niệm tổng hợp chịu tác động tổng hợpcủa nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong và những nhân tố bên trong củadoanh nghiệp Các mối quan hệ này có quan hệ chặt chẽ rang buộc với nhau, tạo ra tácđộng tổng hợp đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra

1.4.1 Những nhân tố môi trường bên ngoài

1.4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế thế giới.

Trang 10

Những cuối của thế ký XX và những năm đầu thế kỷ XXI với sự phát triển đi lên củamột số nền kinh tế mới đến từ Châu Á góp phần vào tốc đọ phát triển của nền kinh tế toàncầu như Nhật Bản , Trung Quốc… Một thể kỷ hưa hẹn nhiều thay đổi trong các phongcách kinh doanh, một thế kỷ khách hàng là đối tượng số một của các nhà kinh tế Với rấtnhiều quan điểm mới trong các lĩnh vực như Marketing, Tài chính… Chất lượng cũng làmột trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và cũng trở thành ngôn ngữ giao tiếpgiưa khách hàng và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Sự thành công triết lý “ chất lượng”tại Nhật đã thổi một luồng tư tưởng mới trong quan niệm quản lý mới

Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền kinh tế thếgiới của moi quốc gia: Đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế Sự phat triển nhanh chóngcông nghệ thong tin đã làm thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải

có khả năng thích ứng Kéo theo đó ảnh hưởng của khách hàng tới doanh nghiệp ngàycàng cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chất lượng

là chìa khoá thành công của nhiều doanh nghiệp Đây cũng là bí quyết cho sự tồn tại vàphát triên của các doanh nghiệp ở Nhật Bản Triết lý kinh doanh của các công ty Nhật làchất lượng sản phẩm Thực hiện nghiêm túc vấn đề này nên hầu hết các sản phẩm của cácdoanh nghiệp Nhật được đánh giá cao và được thế giới tiếp nhận Điều này đã đem lại khảnăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhật rất cao vì ngoài chất lượng sản phẩm đạt đượccác doanh nghiệp Nhật còn cạnh tranh ở giá cả hợp lý Các doanh nghiệp khác trên thế giớikhông còn cách nào khác là chấp nhận cạnh tranh Và yếu tố giúp doanh nghiệp thànhcông đó là chất lượng Nhờ vào quy luật của thị trường như vậy mà chúng ta có nhưngcách nhìn nhận khác về chất lượng sản phẩm

1.4.1.2 Tình hình thị trường:

Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm , tạo lực hút định hướng cho sự pháttriển chất lượng sản phẩm Sản phẩm chỉ có thể tồn tai khi nó đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Xu hướng phát triển của sản phẩm phụ thuộc vào xu hướng phát triển của sản phẩm

Vì vậy để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cần định hướng sản phẩm của

Trang 11

doanh nghiệp theo xu hướng của thị trường cũng như là định hướng theo nhu cầu củakhách hàng Ngày nay, khi mà nhu cầu khách hàng càng phong phú, đa dạng và thay đôinhanh càng cần đến sự hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi càng cao củakhách hàng Chất lượng ở đây phải phản ánh đầy đủ tính chất và đặc điểm nhu cầu củakhách hàng Như vậy hướng sản phẩm của mình phát triển với xu hướng phát triển của thịtrường là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.4.1.3 Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ.

Yếu tố khoa học công nghệ luôn có tác động rất lớn đến trình độ phat triển của sảnphẩm Các thuộc tính chất lượng sản phẩm thì yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo nên chất lượng sản phẩm Các chỉ tiêu kỹ thuật này lại phụ thuộc vào trình

độ kỹ thuật sử dụng để tạo ra sản phẩm đó Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sảnphẩm có thể đạt được Tiến bộ khoa học công nghệ tao ra khả năng không ngừng cạnhtranh cua chất lượng sản phẩm Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năngkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làkhông giới hạn Việc nâng cao chất lượng của sản phẩm ngày càng được hoàn thiện phục

vụ nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tốt hơn

Khoa học công nghệ giúp cho chúng ta có thể giảm chi phí về nguyên vật liệu , thờigian… bằng cách tạo ra nhưng nguyên liệu mới, tạo ra những máy móc có thể thay thể laođộng chân tay Áp dụng khoa học kỹ thuật làm cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranhbằng cách giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm

1.4.1.4 Cơ chế chính sách quản lý kinh tế quốc gia

Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường nhất định,trong đó một trường pháp lý tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp

Cơ chế quản lý cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kếsản phẩm của các doanh nghiệp Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải

Trang 12

nâng cao chất lượng sản phẩm thong qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc cácdoanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thong qua cơ chế khuyến khích cạnhtranh, khi đó bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sang tạo trong quản lýchất lượng Như vậy cơ chế chính sách về kinh tế có tác động rất lớn đến khả năng cànhtranh của doanh nghiệp cũng như tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư từ đó thúc đẩydoanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chất lượng Khi đó mới có nền tảng tạo ra cạnhtranh cho doanh nghiệp.

1.4.1.5 Các yếu tố về văn hoá xã hội.

Mỗi một dân tộc, một khu vưc thị trường lại có những nền văn hoá và phong tục tậpquán đặc trưng Điều này ảnh hưởng rất lớn từ thói quen của người tiêu dùng từ đó có ảnhhưởng trực tiếp tới thuộc tính chất lượng của sản phẩm, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếpthong qua các quy định bắt buộc các sản phẩm phải thoả mãn phù hợp với truyền thốngvăn hoá, đạo đức, xã hội của công đồng xã hội Chất lượng là toàn bộ những đặc tính thoảmãn nhu cầu người tiêu dùng nhưng không phải tất cả mọi thứ cá nhân đều được thoả mãn.Những đặc tính chất lượng còn bị chi phối bởi lợi ích xã hội Vì thế mà, chất lượng sảnxuất ra phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường văn hoá của mỗi nước

1.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

1.4.2.1 Lực lượng lao động của doanh nghiệp.

Con người là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến chất lượng sảnphẩm Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sởgiảm chi phí Chất lượng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinhnghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phậntrong doanh nghiệp Chính sách nhân sự của công ty rất quan trọng nó tác động sâu sắc đếnhình thành chất lượng sản phẩm tạo ra Chất lượng không chỉ là thoả mãn khách hàng bênngoài mà nó còn phản ánh khách hàng bên trong của doanh nghiệp Hình thành và phát

Trang 13

triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trongnhững nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2.2 Khả năng về máy móc thiết bị

Trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải về côngnghệ Trình độ hiện đại của công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Cơcấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị,phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩmcủa doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đếnchất lượng sản phẩm tạo ra Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao,phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển sảnphẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tân dụng công nghệ hiện

có với đầu tư đổi mới là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗidoanh nghiệp Khả năng đổi mới công nghệ lại phụ thuộc tình hình máy móc thiết bị hiện

có, khả nảng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp Sử dụng tiết kiệm hiệu quảthiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lượng sảnphẩm là một trong những hướng quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm

1.4.2.3 Nguyên liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu.

Một trong những nhân tố làm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp là thực hiện tốt khâucung ứng nguyên vật liệu Giảm thiểu chi phí về bảo quản, chi phí nhà xưởng Đẩy mạnh

hệ thống cung ứng giảm chi phí, tăng lượng bán tạo ra sự ổn định trong nền kinh tế.Nguyên liệu là một trong những nhân tố cấu thành nên sản phẩm Vì thế, quan tâm đến đặcđiểm cũng như chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sảnphẩm Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau hình thành những đặc tính chất lượng khácnhau Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoa của nguyên liệu cơ sở quan trọng cho sự ổn địnhchất lượng sản phẩm Để thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ

Trang 14

thống cung ứng, đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình cung ứng, đảm bảo nguyên liệucho quá trình sản xuất Trong môi trường kinh doanh hiện nay thì tạo ra mối quan hệ tintưởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng sảnphẩm của doanh nghiệp.

1.4.2.4 Trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp là một hệ thống trong đó sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các

bộ phận chức năng Chất lượng đạt được dựa trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vàotrình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp Chất lượng từ hoạt đọng quản lý phản ánhchất lượng hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy hoàn thiện chất lượng quản lý là nâng caochất lượng của sản phẩm cả về chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật

2 Quản lý chất lượng

2.1 Các khái niệm quản lý chất lượng và vai trò của quản lý chất lượng

2.1.1 Các khái niệm về quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiệnchính sách chất lượng Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lýchất lượng Như đã đưa ra ở phần trên có rất nhiều quan điểm khác nhau về chat lượng sảnphẩm cũng theo đó thì có rât nhiều quan niệm khác nhau về quản lý chất lượng

Theo GOST 15467 – 70, quản lý chất lương là xây dựng , đảm bảo và duy trì mức chấtlượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thong hàng tiêu dùng Điều này đượcthực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như những tác động hướng đíchtới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

Theo A.G Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: Quản lý chấtlượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và phốihợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các

Trang 15

tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời chophép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.

AV Feigenbaum, nhà khoa học người Mỹ cho rằng: Quản lý chất lượng là hệ thốnghoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức ( mộtđơn vị kinh tê ) chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng đã đạt được và nângcao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh té nhất, thoả mãn nhucầu tiêu dùng

Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa như sau: Quản lýchất lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cảcác thành phần của kế hoạch hành động

Tổ chức tiêu chuẩn quôc tê ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng la một hoạt động có

chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thựchiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảochất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng

Như vây, tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, song nhìnchung chúng có những điểm giống nhau như :

- Muc tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiếnchất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, với chi phí tối ưu

- Thực chất của quan lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năngquản lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh Nói cách khác, quản lý chấtlượng chính là chất lượng quản lý

- Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổchức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, và tâm lý) Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọingười, mọi thành viên trong xã hội,mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp,

Trang 16

- Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt thời kỳ sống của sản phẩm, từthiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, ngày nay quản lý chất lượng đã được

mở rộng bao gồm cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và quản lý Theo TCVN 5914-1994 “ Quản

lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào phục

vụ sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờviệc thoả mãn khách hàng và lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và của xã hội”

2.1.2 Vai trò của quản lý chất lượng.

Khi nói đến tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong nền kinh tế ta không thể nghĩđến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho nên kinh tê Quản lý chất lượng giữ vị trí quantrọng trong công tác quản lý và quản trị kinh doanh Theo quan điểm hiện đại thì quản lýchất lượng chính là hoạt động quản lý mà có chất lượng, là quản lý toàn bộ quá trình sảnxuất- kinh doanh Quản lý chất lượng giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đờisống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: Hoạt động quản lý chất lượngđem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế tiết kiệm được lao động cho xã hội do sử dụng hợp

lý, tiết kiệm tài nguyên, sức lao động, công cụ lao động, tiền vốn… Nâng cao chất lượng

có ý nghĩa tương tự như tăng sản lượng mà lại tiết kiệm được lao động Trên ý nghĩa đólàm tăng năng xuất lao động Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng làm cho nền kinh tếđược phát triển cả về chất và lượng Từ đó thu hút được đầu tư từ nhưng nhà đầu tư củanước ngoài

- Đối với người tiêu dùng: Đảm bảo và nâng cao chất lượng thoả mãn các yêucầu của người tiêu dùng và góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống Đảm bảo vànâng cao chất lượng sẽ tạo ra lòng tin của người tiêu dùng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 17

- Đối với doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng tạo ra cơ sở niềm tin cho kháchhàng Giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tăng năng xuất, giảmchi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường.

Như vậy, chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của doanhnghiệp Tầm quan trọng của quản lý ngày càng được nâng lên, do đó không ngừng nângcao trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừng công tác quản lý chất lượng

2.2 Nguyên tắc của quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý riêng biệt nó có những đòi hỏi, nhữngnguyên tắc riêng

2.2.1 Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng.

Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình Doanh nghiệp cầnhiểu biết các nhu cầu hiện tại cũng như tiềm ẩn của khách hàng để không chỉ đáp ứng màcòn phấn đầu vượt xa hơn sự mong đợi của khách hảng Nguyên tắc đầu tiên của quản lýchất lượng là phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.Tăng cường các hoạt động trước sản xuất và sau bán hàng đều lấy việc thoả mãn nhu cầukhách hàng làm trọng, là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp

2.2.2 Coi trọng con người trong quản lý.

Trong một tổ chức con người luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc quyếtđịnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, trong công tác quản lýchất lượng cần áp dụng biện pháp thích hợp để có thể huy động hết tài năng của mọingười, mọi cấp của công việc Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người xây dựng chính sách

và chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mụcđích và chính sách của doanh nghiệp của người lao động, của xã hội Lãnh đạo cần tạo ra

Trang 18

và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham giavào các hoạt động mục tiêu của doanh nghiệp.

2.2.3 Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ.

Quản lý chất lượng tức là quản lý tổng thể các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tổchức, xã hội… liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chínhsách chất lượng, thiết kế chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán Nó cũng chính là nhữngkết quả những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và từng conngười Quản lý chất lượng toàn diện và đồng bộ sẽ giúp cho các hoạt động của doanhnghiệp được khớp với nhau từ đó tạo ra sự thống nhất cao trong các hoạt động Từ việcquản lý chất lượng toàn diện giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra vấn đề một cách nhanhchóng từ đó có những biện pháp điều chỉnh

2.2.4 Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời yêu cầu về đảm bảo

và cải tíên chất lượng.

Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có lien quan mật thiết với nhau Đảm bảo

nó bao hàm việc duy trì mức chất lượng nhằm thoả mãn khách hàng, còn cải tiến giúp chosản phẩm hàng hoá dịch vụ có chất lượng vượt trội mong đợi của khách hàng Đảm bảo cảitiến chất lượng là sự phát triển lien tục không ngừng trong công tác quản lý chất lượng

2.2.5 Quản lý chất lượng theo quá trình.

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động cóliên quan được quản lý như một quá trình Quản lý phải theo một quá trình tức là tiến hànhhoạt động quản lý ở mọi khâu quản lý liên quan đến việc hình thành chất lượng đó là từkhâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng cho đến dịch vụ sau bán hàng (hậu mãi) Làm tốtviệc này sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn sản phẩm kém đến tay khách hàng Đây chính làchính sách nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí cho doanh nghiệp

2.2.6 Nguyên tắc kiểm tra.

Trang 19

Kiểm tra là khâu quan trọng của bất kỳ hoạt động quản lý nào nếu như làm việc màkhông có kiểm tra thì sẽ không biết được công việc được tiến hành đến đâu Kiểm tra ởđây không đơn thuần chỉ kiểm tra những sản phẩm xấu ra khỏi sản phẩm tốt mà thực chất

nó là một bộ phận sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề chất lượngmột cách có hiệu quả

Trong sáu nguyên tắc thì việc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng nhất nó

là nền tảng xây dựng các khâu còn lại Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng đem lại hiệu quả

là công việc cần thủ đầy đủ 6 nguyên tắc trên

2.3 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng.

Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý phải thực hiện một số chức năng cơ bảnnhư hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hoà phối hợp Deming là người đã kháiquát chức năng quản lý chất lượng thành vòng tròn chất lượng: hoạch định, thực hiện,kiểm tra, điều chỉnh ( PDCA)

2.3.1 Chức năng hoach định ( P - Lập kế hoạch)

Hoạch định chất lượng là chức năng quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý chấtlượng Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu, phương tiện, nguồn lực vàcác bộ phận cần thiết để thực hiện mục tiêu chất lượng đề ra Nhiệm vụ của hoạch địnhchất lượng là:

- Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoádịch vụ, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp cả về mặt kinh tế và thông số kỹ thuật

- Xác định mục tiêu cũng như chính sách chất lượng của doanh nghiệp

- Chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp

Thực hiện tốt khâu đầu tiên này giúp doanh nghiệp định hướng phát triển chất lượngtoàn công ty Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, chủ động

Trang 20

thâm nhập thị trường mới Khai thác, sử dụng có hiệu quả cac nguồn lực từ đó giảm thiểucác chi phí chat lượng.

2.3.2 Chức năng tổ chức ( Do - tổ chức thực hiện).

Sau khi đã có những kế hoạch cụ thể cần tổ chức thực hiện kế hoạch đó Hoạt độngthực hiện bao gồm biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đãđịnh ra Trong quá trình tổ chức thực hiện trên cơ sở thực hiện kế hoạch đã đề ra các doanhnghiệp cần có sự điều chỉnh sao cho giữa khách hàng quá trình tổ chức thực hiện nó phảikhác nhau

2.3.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát( Check)

Kiểm soát là quá trình đánh dấu các hoạt động tác nghiệp thông qua phương tiện,phương pháp và các hoạt động kinh tê nhằm đảm bảo hoạt động chất lượng sản phẩm theođúng yêu cầu đã đặt ra Kiểm soát chất lượng có nghĩa là so sánh chất lượng thực tế vớichất lượng kế hoạch từ đó phát hiện sai lệch và tiến hành kế hoạch điều chỉnh cần thiết.Kiểm soat chất lượng là việc xem xét các kế hoạch chất lượng có đạt được như mục tiêuchất lượng đề ra từ đó tiến hành điều chỉnh sao cho không đi lệch với mục tiêu chất lượngban đầu của tổ chức

2.3.4 Chức năng kích thích

Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng của tổ chức thực hiện thông qua cácchính sách thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốcgia về đảm bảo và nâng cao chất lượng

2.3.5 Chức năng điều chỉnh, điều hoà, phối hợp

Đây là toàn bộ hoạt động tạo ra sự phối hợp đồng bộ để khám phá tồn tại còn nằmtrong quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Hoạt động điều chỉnh trong quản lý chấtlượng được thể hiện rõ nhiệm vụ cải tiến và hướng hoạt động quản lý chất lượng theohướng đa dạng hoá sản phẩm hoàn thiện quá trình sản xuất Khi tiến hành các hoạt động

Trang 21

điều chỉnh phải phân biệt rõ rang giữa việc loại trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân củahậu quả đồng thời phải phối hợp tốt các nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanhnghiệp.

3 Tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng của Viêt Nam hiện nay.

3.1 Tình hình phát triển của doanh nghiệp xây dựng và vai trò của

nó cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.

3.1.1 Tình hình phát triển của doanh nghiệp xây dựng hiện nay.

Ngày nay hoà cùng với xu thế của thế giới hiện nay việc phát triển các doanh nghiẹpcủa Việt Nam về mọi mặt có tác động rất lớn với sự phát triển lâu dài và ổn định của nềnkinh tế đất nước Để tạo được uy tín khi xâm nhập vào thị trường quốc tế thì việc nâng caochất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp lại rất quan trọng Như vậy vai trò của quản lýchất lượng sản phẩm là rất quan trọng trong môi trường quốc tế ngày nay Hoà cùng với xuhướng phát triển đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cũng đóng vại trò cực kỳquan trọng cho nền kinh tế nước ta Đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay tình hìnhchất lượng đang trở thành vấn đề đáng chú ý hơn khi mà một số công trình lớn như cầuCần Thơ xảy ra những tai nạn đáng tiếc Đòi hỏi ngành xây dựng phải nhìn lại về công tácquản lý chất lượng công trình của mình

Cùng với công cuộc tăng cường xây dựng đó thì ngành xây dựng cũng không ngừngphát triển đi lên Có thể nói đây là thời kỳ sôi động nhất từ trước đến nay của ngành xâydựng Việt Nam và nó vẫn tiếp tục sôi động trong thời gian tiếp theo với chiến lược “ khẩntrương tạo nền tảng kỹ thuật cho sự phát triển của những năm đầu thế kỷ XXI và xây dựng

hạ tầng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”

Trang 22

Ngành Xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các khu đôthị mới nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhândân đô thị

Số lượng các dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1.500 dự án đã và đangtriển khai Bình quân mỗi năm tăng hơn 58 triệu m2 nhà ở Hiện cả nước có khoảng trên

890 triệu m2 nhà ở trong đó đô thị khoảng 260 triệu m2

Bộ Xây dựng tích cực tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Đến nay, trên 300

dự án cấp nước với tổng công suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm 70% dân số đô thịđược cấp nước sạch bình quân 70 lít/người/ngày đêm Tổng đầu tư cho lĩnh vực cấp nướcđạt khoảng 1 tỷ USD

Bộ Xây dựng đánh giá bộ mặt đô thị, chất lượng đời sống ở các đô thị, khu dân cư tậptrung đã có những thay đổi đáng kể, ngày càng tiến bộ hơn, hiện đại hơn

Về quản lý đô thị, xây dựng nhà ở và hạ tầng, ngành Xây dựng đã có những đổi mới trongnhận thức, trong quan điểm về phát triển đô thị Việc quy hoạch xây dựng, quy hoạch cáckhu nhà ở đã được Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư thực hiện Công việc nàyngày càng được xã hội hóa cao

Những thành tựu này được tạo dựng, phát triển trên nền tảng hệ thống các văn bản quyphạm phát luật phù hợp Bên cạnh Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sảncũng được ban hành và có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý cho việc kích cầu đầu tư, kích cầutiêu dùng sản phẩm hàng hóa bất động sản, nhà ở, hình thành và phát triển thị trường bấtđộng sản

Ngoài ra, lần đầu tiên việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được luật hóa, cũng nhưluật hóa hoạt động của thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

Trang 23

Bộ Xây dựng cũng cho biết đang tích cực chuẩn bị Đề án kèm theo Tờ trình báo cáoQuốc hội vào tháng 5/2008 về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, một vấn

đề đô thị đang được xã hội quan tâm

Bộ Xây dựng đã thành lập Nhóm nghiên cứu Định hướng Quy hoạch chung Thủ đô HàNội mở rộng Thời gian nghiên cứu từ 1/3 – 1/5/2008 và từ ngày 4/5/2008 chuẩn bị tài liệu

để báo cáo Quốc hội Dự kiến tháng 6/2008 sẽ lựa chọn được tư vấn quốc tế để báo cáoThủ tướng Chính phủ

Về tốc độ tăng trưởng công nghiệp vật liệu xây dựng đạt hơn 17%/năm cao hơn tốc độtăng trưởng công nghiệp của cả nước Phấn đấn đạt giá trị xuất khẩu vật liệu xây dựngkhoảng 30 – 35% so với giá trị sản xuất trong nước trước năm 2010 Tốc độ tăng trưởngbình quân từ năm 2001 trở lại đây của các doanh nghiệp ngành Xây dựng luôn đạt mứccao, bình quân 16,5%/năm

Về lĩnh vực phát triển đô thị và quản lý đô thị, nông thôn:

Ngành xây dựng đã chủ động tạo ra nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu trên cả hai mặt.Những yêu cầu cấp bách trước mắt và phát triển dài hạn thông qua việc xây dựng hàng loạtcác văn bản pháp quy nhằm từng bước đưa công tác quản lý đô thị vào trật tự kỷ cương, nềnếp và hoạt động thực tế góp phần thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, nông thôn Hiện naycông tác xây dựng phát triển đô thị cũng đạt được những thành tựu nhất định Đang cónhững dự án lớn về nâng cấp đô thị , và đổi mới phát triển nông thôn

Quan hệ kinh tế đối ngoại

Quan hệ kinh tế đối ngoại của ngành được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn, nhiềuliên doanh ra đời trong hầu hết các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của ngành như: Quyhoạch, thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp bảo tồn, tôn tạo lại các di tích lịch sử,văn hoá, khu phố cổ phát triển đô thị và nông thôn, cấp thoát nước, khoa học kỹ thuật, đào

Trang 24

tạo đã mang lại kết quả bước đầu đáng khích lệ và ngành xây dựng càng chứng tỏ sựđúng đắn của chính sách mở theo đường nối đổi mới của đảng và nhà nước ta đã lựa chon.

Trước hết có thể thấy rằng nước ta là một nước đang trong giai đoạn phát triển cơ sơvật chất của nền kinh tế vẫn còn nhiều thiếu thốn bất cập Để thu hút được đầu tư thì chúng

ta cần có cơ sở hạ tầng tốt một hệ thống những công trình giao thông đạt chất lượng về moimặt mới nhanh chóng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, điểm yếu củacác công trình xây dựng của nước ta đó là chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của cáccông trình không chỉ ở sản phẩm đưa ra không hoàn toàn đảm bảo an toàn còn không đảmbảo thởi gian tiến độ thực hiện Rất nhiều điểm bất cập tại công trình này tuy nhiên chúng

ta cũng không thể không phủ nhận vai trò quan trọng mà các doanh nghiệp xây dựngnhững năm gần đây đem lại

3.1.2 Vai trò của ngành xây dựng trong công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Một trong những điều không thể phủ nhận rằng vai trò của ngành xây dựng trong nềnkinh tế là rất lớn Xây dựng một cơ sở hạ tầng vững mạnh sẽ giúp thu hút đầu tư cho đấtnước Trong những năm gần đây ngành xây dựng đã đạt được những bước chuyển mìnhđáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước, theo đó thu hút được rất nhiềunguồn đầu tư nước ngoài góp phần lớn tăng ngân sách nhà nước Như vậy, nó có vai trò rấtquan trọng cho phát triển nền kinh tế quốc dân Cụ thể

-Xây dựng cơ bản có thể coi là 1 ngành sản xuất vật chất, ngành duy nhất tạo ra cơ sở

hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống y tế, quốc phòng, giáo dục và các côngtrình dân dụng khác

-Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hoạt động xây dựng cơ bảngóp phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành khác Cơ sở hạ tầng của các

Trang 25

ngành đầy đủ nó phản ánh trình độ phát triển và hiện đại của ngành đó Mặt khác xây dựngcòn là ngành tạo ra khả năng xoá bỏ khoảng cách khác biệt giữa thành thị và nông thôn,nâng cao trình độ văn hoá và đời sống dân cư, cải tạo bộ mặt đất nước.

-Hoạt động xây dựng cơ bản được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau (như thiết kế,thi công ), ứng với các giai đoạn này là các bộ phận, các đơn vị Các bộ phận, các đơn vị

đó cũng được xem là các đơn vị sản xuất trực tiếp như các doanh nghiệp khác và nó cũngtạo ra sự tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức nộp ngân sách ( thuếcác loại )

-Phát triển ngành xây dựng giúp cho việc cân đối giữa cơ sở vật chất và nền kinh tế.Tạo ra sự phát triển cân đối đồng đều

3.2 Đặc điểm về công tác quản lý chất lượng tại công trình xây dựng

3.2.1 Đặc điểm của ngành xây dựng

Sản phẩm chủ yếu của ngành xây dựng là tạo ra tài sản cố định ( là những công trìnhxây dựng mang lại giá trị sử dụng lâu dài cho từng cá nhân và cho cả nền kinh tế quốcdân) Để tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh trong ngành xây dựng người ta cần phảithông qua nhiều giai đoạn và những công việc khác nhau từ việc bắt đầu thiết kế, chuẩn

bị

So với những ngành nghề khác thì ngành xây dựng có những đặc điểm riêng

Trang 26

-Sản phẩm xây lắp là những công trìn, hạng mục công trình, vật kiến trúc… có quy mô,kết cầu phức tạp, mang tính đưon chiếc , thời gian sản xuất xây lắp kéo dài.

-Sản phẩm xây lắp cố định taại nơi sản xuất, còn các điều kiện khác như xe, máy,phương tiện thi công, người lao động… phải di chuyển đến địa điểm đặt sản phẩm

-Thời gian sử dụng sản phẩm kéo dài do đó chất lượng công trình, thiết kế ban đàu cầnphải đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bàn giao công trình

Việc tổ chức sản xuất các đơn vị xây dựng luôn mang tính đặc thù riêng về sản phẩm.Hoạt động xây lắp diễn ra dưới điều kiện thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo đặc điểmthi công và giai đoạn thi công Vì thế cần phải lựa chọn phương án thi công sao cho thíchhợp

Do chu kỳ sản xuất kéo dài nên để đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh tổn thất rủi ro, ứđọng vốn vì thế mà sử dụng các hình thức khoán cũng như bàn giao sản phẩm cho từng đội

là rất quan trọng để đảm bảo đúng thời gian quy định

Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công nhân và vật liệulớn vì thê cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việcđảm bảo quá trình thi công diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn

Riêng ở công trình xây dựng nó lại có sự phân chia giữa các sản phẩm khác nhau vàmỗi đặc điểm câ những sản phẩm này lại khác nhau

Công trình dân dụng: bao gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ; công trình công cộng nhưcông trình giáo dục, công trình văn hoá, khách sạn, công trinh thương nghiệp, dịch vụ, nhàlàm việc, công trình y tê…Đặc điểm của sản phẩm này là sản những sản phẩm ảnh hưởngđến cơ sở hạ tầng của toàn xã hội

Trang 27

Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trìnhkhai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng vàtuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trìnhcông nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; côngtrình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sảnxuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp

Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trìnhđường thủy; cầu; hầm; sân bay

Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫnnước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại

Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nướcthải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; côngtrình chiếu sáng đô thị

Có thể thấy tầm quan trọng cũng như ành hưởng của các công trinh xây dựng đối vơicông tác xây dựng ở Việt nam Vì thế ở đây ta nghiên cứu sâu hơn vào đặc điểm của từngloại công trình

3.2.2 Yêu cầu chất lượng cho sản phẩm xây dựng

Là sản phẩm mang tính chất đặc biệt vì thế nó có những đặc tính chất lượng cũng khácbiệt và đặc trưng của ngành chất lượng Ngoài việc, tiêu dùng cho sản xuất mà nó còn lànhững sản phẩm thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng của các thành viên trong xã hội như cáccông trình công cộng

Với những đặc điểm khác với sản phẩm thông thường khác nên các sản phẩm củangành xây dựng có một yêu cầu về đặc thù chất lượng sản phẩm Những yêu cầu về chấtlượng sản phẩm của ngành xây dựng được thể hiện ở các chi tiết chất lượng dưới đây:

Trang 28

- Chỉ tiêu bảo đảm an toàn.

Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì việc đảm bảo an toàn trong sản xuất làmột trong những chỉ tiêu quan trọng Chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong ngành xây dựng đượcđặt lên hàng đầu Do tính chất của ngành phải tiếp xúc trực tiếp với điều kiện tự nhiên, vàtham gia sản xuất trên công trường vì thế khẩu hiệu “An toàn là bạn” không còn xa lạnhiều trong toàn ngành Nội dung về an toàn được quy định trong những nội dung sau:

An toàn trong thi công xây lắp: Trong quá trình thi công xây lắp cần đảm bảo thi côngtrong điều kiện bình thương, đảm bảo đến sự an toàn của người đang trực tiếp thi côngcũng như là tình trạng tài sản trong quá trình thi công

An toàn trong quá trình sử dung: Các công trình xây dựng là một sản phẩm tiêu dùngtrong thời gian dài Thời gian sử dụng trong khoảng từ 10- 15 năm đối với công trình côngnghiệp và từ khoảng 20-30 năm đối với công trinh nhà ở Như vậy, vấn đề an toàn củacông trình là một vấn đề quan trọng Những công trinh luôn chịu tác động của các điềukiện tự nhiên: mưa, nắng, bão… với điều kiện khi hậu của nước ta rất dễ khiến cho mức độxuống cấp của các công trình trở nên nhanh chóng, đòi hỏi phải bỏ ra chi phí để bảodưỡng, bảo trì An toàn trong quá trình sử dụng thì nhiệm vụ của công tác thiết kế xây lắpluôn tìm tòi áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về kinh tê, cấu trúc, những nguồnnguyên liệu mới để áp dụng vào quá trình xây dựng để tăng cường khả năng chống lại sựphá huỷ của môi trường Ngoài ra, khi thiết kế thi công cũng cần phải chú ý đên nhữngđiều kiện tự nhiên của vùng nơi có công trình sẽ sử dụng như động đất, bão gió, lụt lội…khi đó có những phương hướng và biện pháp hạn chế, khắc phục

Công trình xây dựng là nơi bảo vệ con người cũng như tài sản vật chất, là nơi tạo ra nềntảng phát triển của nền kinh tê xã hôi Chính vì thế an toàn trong lĩnh vực xây dựng đảmbảo đến sự an toàn của các tài sản khác trong xã hội, có lợi cho sự phát triển của cơ thể conngười, an toàn cho tài sản của xã hội Tóm lại chỉ tiêu an toàn trong xây dựng là đảm bảo

an toàn cho con người và tài sản

Trang 29

-Chỉ tiêu về kỹ thuật: Trong quá trình thiết kế thi công, để đạt được yêu cầu của phía kháchhàng thì phải căn cứ và dựa vào mục đích sử dụng khác nhau Ngoài ra, phải đáp ứng tốtcác quy trình, quy phạm của nhà nước theo đó để đánh giá chỉ tiêu đảm bảo chất lượng củacông trình xây dựng Ví dụ, như trong quá trình thi công thì từ quy cách trộn bê tông,những tiêu chuẩn về thiết bị thi công cho một công trình làm đường hoặc xây nhà cũng cầnphải có nhưng quy trình quy pham nhất định Trong việc xây dựng ngôi nhà chất lượng thì

để ra một sản phẩm hoàn chỉnh chúng ta cần quan tâm nhiều đến mối quan tâm của kháchhàng về từng loại sản phẩm đó như là: đối với một căn nhà để hoàn thiện ngoài yếu tố kỹthuật chúng ta cần quan tâm đến việc nhu cầu của khách hàng Gắn yêu tố kỹ thuật với nhucầu khách hang với sản phẩm đó là nhân tố đánh giá chính xác xem công trình đó có thực

sự đạt chất lượng

-Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đáp ứng nhu cầu khách hàng thì độ thẩm mỹ là một trong những yếu tố

để khách hàng đánh giá cao sản phẩm của doanh nghiệp Công trình nhà ở đòi hỏi có kiếntrúc theo như mong muốn của cá thể sư dụng Còn đối với công trình công cộng thì việcđảm bảo rằng công trình đẹp quyết định đến bộ mặt của xã hội

-Chỉ tiêu về tính tiện dụng: Một công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụnglâu dài, trong thời gian đó thì nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng liên tụcthay đổi Vì thể đảm bảo công trình luôn phù hợp với việc thay đổi vơi mục đích sử dụng

đó là vô cùng quan trọng Như trong sản xuất công nghiệp khi mà nền kinh tế thị trườngđang phát triển khi mà khoa học công nghệ ngày cang tiên tiến đòi hỏi các doanh nghiệpcông nghiệp phải có sự thay đổi không ngừng về đổi mới công nghệ Khi đó sự thay đổi vềcông trình khi đó sẽ đòi hỏi rất lớn về việc tăng chi phí, tốn kém thời gian chờ đợi Vì thếkhi xây dựng công trình đòi hỏi sự nghiên cứu dự đoán được những thay đổi này trongtương lai để đưa vào thiết kế, thi công sao cho có thể đưa ra những công trình vừa thíchứng được những nhu cầu, mục đích sử dụng mới trong tương lai thì công trình đó vẫn đượcduy trì trên cơ sở có một số cải tiến nhỏ ( thêm, bớt nhỏ ) tốn ít chi phí và thời gian màkhông phải phá bỏ hoàn toàn

Trang 30

II Thực trạng về quản lý chất lượng công trình tại chi nhánh Miền Trung thuộc Tổng công ty xây dựng Thành An

1 Khái quát tình hình của Chi nhánh Miền Trung

1.1 Giới thiệu chung về chi nhánh

1.1.1 Tên tư cách pháp nhân

- Tên chính thức: Chi nhánh Miền trung - Tổng công ty Thành An – BQP

- Địa chỉ: Lô 5 – khu đô thị Vạn Tường - Huyện Bình Sơn – Thành phố Quảng Ngãi - TỉnhQuảng Ngãi

- Giám đốc : Thượng tá - Kỹ sư - Cử nhân luật : Phạm Trung Chính

- Điện thoại : 055.616.252 Fax: 055.616.252

- Quyết định thành lập số: 205/QĐ-TA-TCLĐ ngày 24/2/2004 của Tổng Giám đốc Tổngcông ty Thành An

- Đăng ký kinh doanh số 3416000012 do Sở kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi cấp ngày25/2/2004

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Xây dựng các công trinh công nghiệp , dân dụng , giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưuđiện, sân bay, bến cảng, cầu đường, đường dây tải điện, trạm biến áp, công trình cấp thoátnước, công trình công cộng và các công trình xây dựng cơ bản khác Thi công nạo vét vàsan lấp mặ bằng, lắp đặt thiết bị cơ, điện, nước công trình, trang trí nội ngoại thất và hoànthiện công trình; Lắp đặt và kinh doanh thiết bị máy móc, tư vấn khảo sát thiết kế xâydựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, vận tải, dịch vụ nhàkhách, đào tạo huấn luyện và cung ứng lao động ngành xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư,thiết bị xây dựng

1.1.3 Phạm vi hoạt động

Trang 31

Chi nhánh hoạt động trên cả nước , địa bàn chính là khu vực Miền Trung , một số côngtrình ở nước ngoài theo yêu cầu , nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng giao.

- Ngân hàng đầu tư và phát triển tinh Quảng Ngãi

- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi

1.1.6 Tổ chức biên chế

Mô hình tổ chức biên chế của Chi nhánh Miền trung là mô hình thống nhất chungcủa một doanh nghiệp Nhà nước trong Quân đội , với nhiệm vụ kết hợp : Kinh tế - QuốcPhòng

Tổ chức bộ máy tinh gọn , đáp ứng yêu cầu quy định của Bộ , đủ năng lực hoànthành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chuyển trạng thai sẵn sang chiến đấu

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của đơn vị thực tập

Chi nhánh Miền trung là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thành An - Tổngcục hậu cần , hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo nguyên tắc : Tuân thủ đầy đủ cácquy định của luật pháp và các quy định của bộ quốc phòng , Tổng cục hậu cần và các quychế quản lý của Tổng công ty Thành An , chụi sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Tổngcông ty Thành An Chi nhánh kinh doanh các ngành nghề do Tổng công ty giao

Trang 32

Chi nhánh được Tổng công ty giao quyền quản lý , sử dụng vốn, đất đai, tài sản và cácnguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh theo luậtđịnh đạt hiệu quả cao nhất; là đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện trách nhiệm và nghĩa

vụ đối với Tổng công ty

Chủ động tiếp thị , tạo đủ việc làm cho đơn vị ; trong trường hợp cần thiết được ký các

hồ sơ dự thầu và các hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc

Chi nhánh có quyền áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao dộng và đơngiá tiền lương theo các chế độ hiện hành của nhà nứơc Quân đội và các quy định của Tổngcông ty

Trong trường hợp cụ thể có thể được Tổng giám đốc giao nhiệm vụ bằng văn bản uỷquyền cho Chi nhánh thay mặt Tổng công ty quan hệ với cơ quan nhà nước, địa phương đểgiải quyết một số công việc của Tổng công ty giao

1.2.2 Nghĩa vụ của Chi Nhánh

Chi nhánh có nghĩa vụ nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, nhà xưởng, trangthiết bị máy móc, đất đai, và các nguồn lực khác , bảo toàn và phát triển vốn do Tổng công

o Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực nhiệm vụ , báo càoTổng công ty phê duyệt ; tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch đảm bảo antoàn , chất lượng và hiệu quả

o Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu nộp với Tổng công ty và nghĩa vụ vớingười lao động theo quy định của bộ luật lao động

Trang 33

o Thực hiện các chế độ về thống kê báo cáo thường xuyên, định kỳ báo cáo bấtthường quy định và yêu cầu của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính pháp lý và xácthực của báo cáo.

Chịu sự kiểm tra toàn diện của các cơ quan chức năng Tổng công ty

Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chi nhánh

Trang 34

1.2.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của chi nhánh.

Giám đốc chi nhánh

Là đại diện pháp nhân của chi nhánh chụi trách nhiệm trước Tổng công ty , trước phápluật của Nhà nước về mọi hoạt động của đơn vị và kết quả SXKD , xây dựng của đơn vịchi nhánh Giám đốc là người nhận vốn , đất đai, tài sản , lai động … do Tổng công ty giaocho dung vào mục đích sản xuất và duy trì các hoạt động của đơn vị Đồng thời Giám đốcchi nhánh có quyền cấp ứng, giao vốn , tài sản , … cho các đơn vị trong chi nhánh Làngười dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính , tổ chức và các kế hoạch khác củaChi nhánh

Phó giám đốc chi nhánh

Ban hành chính Phòng tài chính

Phòng kế hoạch

kỹ thuật

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Thác đá

Đội thiết

bị xe máy

Trang 35

Là người trợ giúp Giám đốc chi nhánh điều hành công việc được Giám đốc giao vàđược uỷ quyền thực hiện

Cùng với ban giám đốc và KH-KT tiếp thị , tìm việc làm , tổ chức chỉ đạo công tác đấuthầu, mở rộng thị trường hoạt động cho đơn vị Chỉ đạo công tác an toàn lao động, thammưu cho giám đốc

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước cơ quan cấp trên trước pháp luật nhà nước vềtất cả các mặt: Thủ tục XDCB , chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ thi công, công tác

an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đôn đốc các thủ tục thanh quyết toán những côngtrình được phân trực tiêp điều hành…

Phòng KH-KT

- Nghĩa vụ

Tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về công tác kỹ thuật Xây dựng kế hoạchxây dựng sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch cho Chi nhánh

Tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị mở rộng thị trường, chủ trì làm các hồ

sơ thầu, lập các dự an đầu tư, nghiên cứu các phương án đổi mới kỹ thuật nâng cao năngxuất lao động, chất lượng sản phẩm

Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng và quản lý các định mức kinh tế, kỹ thuật,các hợp đồng kinh tế, các dự an đầu tư phát triển, quyết toán, thanh lý hợp đồng nội bộ, thuchỉ tiêu các công trình

Tham mưu cho Giám đốc Xây dựng các kế hoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch laođộng tiền lương, quản lý kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, hội thi tay nghề, an toàn lao động quản

lý thiết bị, phương tiện xe máy

Làm tốt công tác tư tưởng, đoàn kết nội bộ

Trang 36

Thanh quyết toán các khoản chi phí phục vụ văn phòng của đơn vị.

Xây dựng kế hoạch chiến lược về tài chính, phục vụ cho sự phát triển của chi nhánh

và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.4 Đặc điểm sản phẩm, thị trường của Chi nhánh.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh : Xây dựng dân dụng, Côngnghiệp, giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, sân bay, bến cảng, cầu đường, đường dâytải điện, trạm biến áp, công trình cấp thoát nước, công trình công cộng, và các công trìnhxây dựng cơ bản khác; Thi công nạo vét và san lấp mặt bằng; lắp đặt thiết bị cơ điện, nướccông trình; Tư vấn thiết kế xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng…

Do địa bàn hoạt động của chi nhánh là tỉnh Quảng ngãi lại gần Dung Quất - hoạt động

XD ở đây còn rất thuận lợi để tham gia đấu thầu các công trình lớn phù hợp với hoạt độngcủa chi nhánh Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều công ty XD hoạt động ở khu vực này

vì thế mà công ty cũng cần có những biện pháp nâng cao uy tín mới có thể tận dụng đượchết ưu thế

1.2.5 Đặc điểm công nghệ của chi nhánh.

Đặc thù của công ty XD vì vậy đặc điểm nay cũng có những quy định cụ thể rõ ràng :

Trang 37

- Các loại tài sản gồm TSCĐ – TSLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đời sống,sinh hoạt và làm việc hình thành từ các nguồn:

Do Tổng công ty cấp, chi nhánh mua, đội tự mua sắm, việc mua sắm tài sản từ mọinguồn vốn có giá trị 500.000 đồng trở nên đều phải báo cáo chi nhánh, chi nhánh có tráchnhiệm báo cáo tổng công ty quyết định mua hoặc bán Mọi tài sản bất kỳ được hình thành

từ nguồn vốn nào cũng phải được khấu hao, hoặc phân bổ theo quy định của nhà nước đốivới từng loại và theo phân cấp quản lý thu lại Khi cần huy động đảm bảo cho sản xuấtkinh doanh, chi nhánh điều động , nếu tài sản đó do đội mua sắm thì Chi nhánh sẽ thanhtoán

- Nguyên vật liệu ( các loại vật tư)

Các loại vật tư nhập về phải nhập kho và xuất kho khi sử dụng Khi nhập kho Đội , cácphòng ban theo chức năng nhiệm vụ phải kiểm tra chất lượng vật tư kịp thời phát hiệnhang kém phẩm chất và không đúng chủng loại phải trả ngay Việc nhập, xuất vật tư phảitheo đúng nguyên tắc, đáp ứng đúng yêu cầu sử dụng và phải được theo doi chặt chẽ bằng

sổ sách, phiếu xuất nhập, thẻ kho Lưu trữ cẩn thận hồ sơ

Như vây, vấn đề công nghệ ( trang thiết bị ), vật tư XD ảnh hưởng đến chất lượng củacông trình xây dựng nên ban Giám đốc chi nhánh cũng như CBNV đặc biệt quan tâm

Sau đây là bảng năng lực thiết bị của Chi nhánh

ST

T Tên thiết bị Ký mãhiệu Đơn vị sửdụng

quản lý

sốlượng Nước Năm Tìnhtrạng

kỹ thuật

Trang 38

A Phương tiện quản

4 Máy đo đạc thuỷ

C Phưong tiện vận

Trang 40

2 Trạm biến áp

(Nguồn từ phòng Quản lý thi công - Tổng Công ty)

1.2.6 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh

1.3.4.1 Lao động.

* Quản lý lao động.

Do tính chất là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên cơ cấu lao động phụthuộc vào tính chất của các công trình

Sử dụng lao động như thế nào phụ thuộc vào quy định của Chi nhánh

Theo quy định của Chi Nhánh thì việc quản lý , sử dụng lao động là quân nhân , Côngnhân quốc phòng, Chiến sỹ nghĩa vụ được giao theo biên chế và hợp đồng lao động Được

uỷ quyền ký kết hợp đồng lao động khi có nhu cầu cho sản xuất hoạt động kinh doanh( riêng lao động cần tuyển cho bộ máy quản lý, đơn vị báo cáo Tổng công ty xem xét quyếtđịnh trước khi ký kết)

Ngoài ra, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tuân thủ theo Bộ luật lao động quyđịnh

* Chế độ tiền lương của Chi Nhánh

Hàng năm đơn vị phải xây dựng đơn giá tiền lương, quy chế trả lương cùng vời kếhoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo Tổng công ty phê duyệt; quỹ lương được tính đúng,tính đủ vào tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị và trên định mức, đơn giá của Nhànước và Bộ chuyên ngành Theo quy chê nội bộ của Chi nhánh Miền Trung năm 2008 cónêu ra:

Lao động là hoạt đông quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giátrị tinh thần của xã hôi Tiền lương, tiền công là thù lao của người lao động dùng để bù đắpsức lao động đã hao phí, tái tạo sức lao đông mở rộng Để trả lương cho người lao độngchính xác Tiền công, tiền lương và thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quảlao động của từng người , từng bộ phận và theo khối lượng sản phẩm hoàn thành , kết quả

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sau đây là bảng năng lực thiết bị của Chi nhánh - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
au đây là bảng năng lực thiết bị của Chi nhánh (Trang 38)
Bảng: Về khối lượng sản phẩm chủ yêu năm 2007-2008 - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
ng Về khối lượng sản phẩm chủ yêu năm 2007-2008 (Trang 45)
Bảng : Về khối lượng sản phẩm chủ yêu năm 2007-2008 - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
ng Về khối lượng sản phẩm chủ yêu năm 2007-2008 (Trang 45)
Bảng danh mục công trình thi công năm 2007 - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
Bảng danh mục công trình thi công năm 2007 (Trang 46)
Bảng danh mục công trình thi công năm 2007 - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
Bảng danh mục công trình thi công năm 2007 (Trang 46)
Đánh giá tình hình chấtlượng chung của toàn chi nhánh thì hoạt động quản lý chấtlượng của chi nhánh là tương đối tốt và có phần tốt hơn trong những năm gần đây khi mà tham gia  đấu thầu thì hầu hết các khách hàng đều đỏi hỏi nhu cầu về chất lượng đặt lên  - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
nh giá tình hình chấtlượng chung của toàn chi nhánh thì hoạt động quản lý chấtlượng của chi nhánh là tương đối tốt và có phần tốt hơn trong những năm gần đây khi mà tham gia đấu thầu thì hầu hết các khách hàng đều đỏi hỏi nhu cầu về chất lượng đặt lên (Trang 63)
Bảng : Đánh giá tình hình về KQ kế hoach chất lượng công trình - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
ng Đánh giá tình hình về KQ kế hoach chất lượng công trình (Trang 63)
Bảng Đổi mới công nghệ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
ng Đổi mới công nghệ (Trang 71)
Bảng Đổi mới công nghệ - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
ng Đổi mới công nghệ (Trang 71)
Bảng: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010 - Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
ng Một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w