1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc

82 1,6K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu:………1

Chương 1: Chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng - những vấn đề cơ bản………….3

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm ……… 3

1.1.1.2 Đặc điểm 5

1.1.1.3 Chức năng 6

1.1.1.4 Vai trò 8

1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng 9

1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức phát hành 9

1.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh 12

1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất bảo lãnh 15

1.1.2.4 Căn cứ vào điều kiện thanh toán 17

1.1.3 Nội dung của bảo lãnh ngân hàng 18

1.1.3.1 Nội dung thư và hợp đồng bảo lãnh 18

1.1.3.2 Phí bảo lãnh 19

1.1.4 Các hình thức bảo lãnh ngân hàng 19

1.2 Chất lượng bảo lãnh 20

1.2.1 Khái niệm về chất lượng bảo lãnh 21

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá 23

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động bảo lãnh 23

1.3.1 Nhân tố khách quan 23

1.3.2 Nhân tố chủ quan 23

Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội

Trang 2

2.1 Tổng quan về ngân hàng 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội 26

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT HN 27

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT HN 34

2.2.1 Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNTHN 34

2.2.2 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT HN 40

2.2.3 Quy mô và cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh NHNT HN 53

2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT HN 60

2.3.1 Các kết quả mà NHNT HN đạt được 60

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 61

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHNT HN 3.1 Định hướng phát triển của NHNT HN trong thời gian tới 68

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh năm 2008 68

3.1.2 Các kế hoạch kinh doanh để thực hiện mục tiêu năm 2008 69

3.1.3 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh 71

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT HN 73

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định 73

3.2.2 Tăng cường kiểm tra giám sát 75

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 75

3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 76

3.3 Kiến nghị……… 77

Kết luận……… 80

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được từ công cuộc đổimới toàn diện đất nước, nền kinh tế Việt nam đang tạo ra những bước phát triểnvững chắc trên con đường hội nhập và phát triển Cùng với sự phát triển của đấtnước, ngành Ngân hàng Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc Hệthống Ngân hàng đã được đổi mới từ cơ cấu tổ chức đến các hoạt động kinhdoanh Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng

Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng ngày càng phát triểnthêm các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá và một trong những nghiệp vụ đó chính là nghiệp vụ bảo lãnh ngânhàng

Nghiệp vụ bảo lãnh đã ra đời và đi vào hoạt động Cho đến nay, đã trởthành một trong những nghiệp vụ mạnh nhất của ngân hàng trong xu hướngtoàn cầu hoá về các nghành đầu tư, tín dụng, thương mại

Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chỉ mới xuất hiện trong những năm gầnđây, nhưng nó đã phát huy được vai trò hết sức to lớn Đặc biệt, khi nền kinh tếnước ta còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn, thiếu thiết bịcông nghệ hiện đại, uy tín trên thị trường thế giới còn chưa cao Bảo lãnh ngânhàng là một nghiệp vụ còn mới mẻ, nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiềukhó khăn, vướng mắc, đôi khi còn gây ra tổn thất cho chính bản thân ngânhàng Chính vì vậy mà việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động củangân hàng còn bị hạn chế chưa phát huy được hết vai trò của nó

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với ngânhàng nói chung và với Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng có địnhhướng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh nhằm gópphần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng

Trang 4

Là một sinh viên ngành ngân hàng, tôi đã nhận thức rõ vai trò và tầm quantrọng của các nghiệp vụ ngân hàng Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh

Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.

Mục tiêu của đề tài:

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề cơ bản liên quan đếnnghiệp vụ bảo lãnh

- Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hà nội

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh

Trang 5

CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 1.1 HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1.1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, luôn tồn tại những mối quan hệ xã hội khácnhau, các mối quan hệ này vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp Trongquan hệ xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được quan tâm Chỉ cầnmột bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì chắc chắn sẽ ảnh hưởngđến quyền lợi của đối tác, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế Trong khi đó, quan

hệ kinh tế chỉ diễn ra lành mạnh khi các bên thực hiện đúng nghĩa vụ củamình Vì vậy, các bên tham gia quan hệ kinh tế đều muốn có sự đảm bảo bằng

uy tín hay tài sản của bên thứ ba về việc thực hiện nghĩa vụ của đối tác Sựđảm bảo của bên thứ ba đó gọi là bảo lãnh

Có hai hình thức bảo lãnh chủ yếu:

- Bảo lãnh đối nhân: được áp dụng chủ yếu đối với các quan hệ phi tài sảntrong các lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, chế tài hành chính và quan hệ phi tàisản trong dân sự

- Bảo lãnh đối vật: được áp dụng chủ yếu trong quan hệ kinh tế và dân sự cóyếu tố tài sản, với sự đảm bảo rằng nếu bên được bảo lãnh không thực hiệnnghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đền bù cho bên nhận bảo lãnh với số tiền đượcthỏa thuận từ trước

Trang 6

Như vậy, bảo lãnh là sự cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh

về việc đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi họkhông thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng

Ngày 26/6/2006 NHNN đã ra quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ban hànhquy chế mới về bảo lãnh ngân hàng Quy chế này thay thế quy chế “Bảo lãnhngân hàng” được ban hành theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày25/08/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước và theo quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửađổi một số điều trong quy chế Bảo lãnh đã chỉ rõ:

“Bảo lãnh Ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bênbảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiệnđúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ vàhoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay

“Bên bảo lãnh” là các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng thương mại

cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngânhàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, ngân hàng hợptác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thànhlập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Ngoài ra còn có các ngân hàngđược thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tếđược thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnhkhác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài Tổ chức tín dụng thựchiện bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu theo quy định của pháp luật về thương phiếu “Bên được bảo lãnh” là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháptại Việt nam bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị; tổchức chính trị-xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư

Trang 7

nước ngoài tại Việt nam, doanh nghiệp tư nhân Ngoài ra còn có các tổ chức tíndụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, hợp tác xã vàcác tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của bộ Luật Dân sự, các

tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và thamgia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự ánđầu tư tại Việt nam, hộ kinh doanh cá thể Ngân hàng sẽ không được bảo lãnhđối với những người như sau: Thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát,Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của các tổ chức tín dụng; cán bộ, nhân viên củachính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh:bố; mẹ; vợ; chồng; con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, TổngGiám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc)

“Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyềnthụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng

“Cam kết bảo lãnh” là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh

về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khikhách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh “Hợp đồng bảo lãnh” là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bênnhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng vàcác bên có liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

1.1.1.2.1 Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương

Để tiến hành được một nhiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, thông thường khôngchỉ có ngân hàng và người được bảo lãnh tham gia mà cón có người nhận bảolãnh Giữa các chủ thể này có mối quan hệ với nhau qua hợp đồng kinh tế

Trang 8

Mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thông qua hợpđồng mua bán hàng hoá.

Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và bên nhận bảo lãnh thông quacam kết bảo lãnh dưới hình thức thư bảo lãnh, thư L/C

Do vậy, ta có thể hiểu rằng bảo lãnh ngân hàng không chỉ là mối quan hệsong phương mà là mối quan hệ đa phương

1.1.1.2.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập

Mặc dù ngân hàng sẽ bồi thường cho người thụ hưởng những thiệt hại gây

ra do không thực hiện đúng như trong hợp đồng gốc với người được bảo lãnh,song việc thanh toán một bảo lãnh chỉ căn cứ vào các điều khoản và điều kiệnquy định trong cam kết bảo lãnh Tức là, bên nhận bảo lãnh chỉ được quyền đòitiền bảo lãnh đối với ngân hàng nếu những điều kiện ghi trong cam kết bảo lãnhxảy ra và ngân hàng cũng không thể viện ra các điều khoản trong hợp đồng gốc

để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình

Tính độc lập còn được thể hiện ở chỗ ngân hàng có quyền truy đòi khoảntiền bảo lãnh đã trả thay cho khách hàng ngay sau khi ngân hàng thực hiện yêucầu thanh toán từ bên nhận bảo lãnh mà không hề bị ảnh hưởng bởi các điềukhoản của hợp đồng gốc

1.1.1.2.3 Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng

Khi ngân hàng phát hành một cam kết bảo lãnh thì ngân hàng chưa thực sựphải bỏ ra số tiền bảo lãnh, ngân hàng chỉ tiến hành thu phí bảo lãnh do bênđược bảo lãnh đóng Bảng cân đối tài sản chưa hề bị thay đổi, do vậy nghiệp vụbảo lãnh được coi là một hoạt động ngoại bảng Bảng cân đối tài sản chỉ thayđổi khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, khi

đó ngân hàng sẽ phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang hayphải huy động từ các nguồn khác Nếu bên được bảo lãnh chưa hoàn trả này sốtiền ngân hàng trả thay thì sẽ phải tiến hành nhận nợ

Trang 9

1.1.1.3 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng

1.1.1.3.1 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đảm bảo

Mục đích quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng chính là cung cấp

cho bên nhận bảo lãnh một khoản bồi hoàn tài chính trong trường hợp bên đượcbảo lãnh vi phạm điều khoản được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh Đó là mộthình thức bảo đảm cho bên nhận bảo lãnh và thường do bên nhận bảo lãnh yêucầu bên được bảo lãnh phải đề nghị ngân hàng bảo lãnh Trong thực tế, bênnhận bảo lãnh không mong muốn nhận được tiền bảo lãnh, họ mong muốn bênđược bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình Họ chỉ coi bảo lãnh như mộtcông cụ để bảo đảm an toàn cho mình khi có sự cố vi phạm hợp đồng của bênđược bảo lãnh và bên được bảo lãnh cũng không muốn chuyện đó xảy ra vì khithiệt hại do không đúng trong hợp đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh Vì vậy, bảo lãnh ngân hàng được dùng như một công cụ bảo đảm

1.1.1.3.2 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng Sau khi ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh,

nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ cần bên được bảo lãnh vi phạm hợpđồng thì bên nhận bảo lãnh có quyền truy đòi số tiền bảo lãnh Số tiền này ngânhàng sẽ cho vào khoản tín dụng bắt buộc và chắc chắn rằng bên được bảo lãnh

đã gây ấn tượng không tốt với ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việcxin vay, bảo lãnh sau này Do vậy, bảo lãnh ngân hàng đã tạo áp lực đốc thúcbên được bảo lãnh phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng như trong cam kết

1.1.1.3.3 Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ

Trong hợp đồng thầu hoặc hợp đồng mua bán có giá trị lớn, thời gian hiệu

lực kéo dài, nhu cầu tài trợ cho dự án là rất cần thiết Các nhà đầu tư hoặc ngườibán gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phảihoàn tất các hạng mục hoặc toàn bộ hợp đồng mới được thanh toán Do vậy, đểcông trình tiến hành thuận lợi, chủ thầu hoặc người mua thường tạm ứng trước

Trang 10

cho từng công đoạn với điều kiện nhà thầu phải có một bảo lãnh do ngân hàng

có uy tín đứng ra cam kết sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước đó Vì thế ngân hàngđược coi như một công cụ tài trợ

1.1.1.3.4 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đánh giá

Bảo lãnh ngân hàng giúp bên nhận bảo lãnh có những đánh giá nhất định

về năng lực tài chính và hoạt động của bên đối tác thông qua việc ngân hàng cóchấp thuận hay không chấp thuận bảo lãnh Bởi vì ngân hàng là một định chếtài chính có chuyên môn cao, có khả năng phân tích đánh giá được tình trạngkhách hàng của mình Do vậy, việc ngân hàng không sẵn sàng chấp thuận bảolãnh cho đối tác chứng tỏ rằng họ có điều gì không ổn về mặt tài chính hoặcnăng lực sản xuất kinh doanh

Trên đây là những chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng Nó

có tác động to lớn đến tất cả các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh cả trênphương diện nghĩa vụ và quyền lợi

1.1.1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

1.1.1.4.1 Đối với nền kinh tế

Bảo lãnh ngân hàng được coi là một công cụ quan trọng được sử dụng

ngày càng rộng rãi để trợ giúp cho các hoạt động kinh tế Bảo lãnh ngân hàngđáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế để phát triển kinh tế đất nước

Bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện vay vốntrong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu về vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển.Đối với một doanh nghiệp không phải là khách hàng truyền thống, thì việc xinvay vốn đặc biệt là với số vốn xin vay lớn, rất ít khi được ngân hàng cho vay

Do ngân hàng chưa chắc chắn được rằng doanh nghiệp có khả năng trả được nợhay không Trong khi việc dùng tài sản cầm cố hay thế chấp để xin vay khôngphải lúc nào cũng dễ đối với các doanh nghiệp Do vậy, dịch vụ bảo lãnh ra đời

Trang 11

đã đảm bảo việc hoàn trả vốn vay, còn bên có nhu cầu vay vốn sẽ có nhiều cơhội có được nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tếcao, tạo ra nhiều công ăn việc làm góp phần ổn định xã hội làm cho nền kinh tế phát triển

1.1.1.4.2 Đối với ngân hàng

Hiện nay, hệ thống ngân hàng đã được đổi mới toàn diện từ nội dung hoạtđộng cho đến cơ cấu tổ chức, đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, nhằm tăngdoanh thu, nâng cao thu nhập từ các dịch vụ trong đó có dịch vụ bảo lãnh Bảolãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng vàkhách hàng truyền thống bên cạnh đó còn giúp ngân hàng tìm kiếm nhữngkhách hàng mới Thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng,ngân hàng còn có điều kiện cung cấp thêm các loại dịch vụ khác cho doanhnghiệp Nhờ đó, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp

1.1.1.4.3 Đối với khách hàng

Bảo lãnh ngân hàng giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, đảm bảo lợi íchkinh tế do vi phạm hợp đồng gây ra, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiệntiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh Giúp các doanh nghiệp yêntâm hơn khi ký kết hợp đồng, tiết kiệm thời gian chi phí vào việc tìm hiểu đốitác và không phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

Tóm lại, bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy cho các doanh nghiệp phát triển, mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu, giúp người bán yêntâm hơn khi ký kết hợp đồng, giảm thiểu rủi ro

1.1.2 PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức phát hành

1.1.2.1.1 Bảo lãnh trực tiếp

Trang 12

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cam kết và chịu tráchnhiệm trực tiếp với bên nhận bảo lãnh về cam kết của mình Bảo lãnh trực tiếp

có thể thông báo thông qua ngân hàng phát hành

Bảo lãnh trực tiếp còn có tên gọi khác là bảo lãnh ba bên Bảo lãnh trựctiếp ngân hàng bảo lãnh phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng Người đượcbảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành một bảo lãnh với các điều kiện và thờihạn được quy định trong hợp đồng, đồng thời cam kết sẽ hoàn lại cho ngânhàng phát hành nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán Sau khi xemxét nếu ngân hàng đồng ý sẽ ký phát hành một bảo lãnh

Ta có mô hình như sau:

NH thông báo

Bên đượcbảo lãnh Bên nhậnbảo lãnh(2)

(3)

(1)

(4)(5)

Trang 13

(5) Ngân hàng phát hành thực hiện việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi có sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.

Về nguyên tắc, ngân hàng phát hành có thể gửi thư bảo lãnh trực tiếp chongười thụ hưởng Trên thực tế bảo lãnh trực tiếp thường có sự tham gia củangân hàng thông báo tại nước của người thụ hưởng Ngân hàng thông báothường là ngân hàng của người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàngphát hành Ngân hàng thông báo sẽ giúp người hưởng xác nhận tính chân thựccủa thư bảo lãnh nhận được Tuy nhiên, vai trò của ngân hàng thông báo chỉđơn thuần là kiểm tra tính chân thực và chuyển giao bảo lãnh cho người hưởng.Ngược lại, khi người hưởng đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng thông báo sẽgiúp ngân hàng phát hành kiểm tra tư cách pháp lý của người đòi tiền Tóm lại,ngân hàng thông báo chỉ tham gia dưới góc độ “kỹ thuật nghiệp vụ” mà không

có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bảo lãnh Chính vì vậy dù có thêm sựtham gia của ngân hàng thông báo, bảo lãnh trực tiếp vẫn được gọi là bảo lãnh ba bên

1.1.2.1.2 Bảo lãnh gián tiếp

Bảo lãnh gián tiếp còn được gọi là bảo lãnh bốn bên

Ta có mô hình sau:

NH phát hành bảo lãnh đối ứng

NH phát hànhbảo lãnh

Bên được bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh(1)

(2)

(3)

(4)

Trang 14

Trong đó:

(1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng

(2) Bên được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình yêu cầu một ngân hàng khác tại quốc gia của bên nhận bảo lãnh phát hành bảo lãnh

(3) Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh

(4) Ngân hàng phát hành thanh toán cho bên nhận bảo lãnh

Sau khi ngân hàng phát hành thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, ngân hàngphát hành yêu cầu ngân hàng bảo lãnh đối ứng hoàn trả lại số tiền mà họ đãthanh toán cho bên nhận bảo lãnh và ngân hàng phát hành đối ứng yêu cầu bênđược bảo lãnh phải hoàn trả số tiền bảo lãnh

1.1.2.1.3 Bảo lãnh được xác nhận

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo

lãnh về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tíndụng được xác nhận bảo lãnh Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bênnhận bảo lãnh thì bên xác nhận bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bênđược xác nhận bảo lãnh

1.1.2.2.2 Bảo lãnh thanh toán

Trang 15

Là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết

sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thựchiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn

1.1.2.2.3 Bảo lãnh dự thầu

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu đểđảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp khách hàngphạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạtcho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cam kết

1.1.2.2.4 Bảo lãnh giao hàng

Đảm bảo việc nhận hàng mà không có vận đơn gốc của bên được bảo lãnh.Bên bảo lãnh cam kết bồi hoàn cho bên nhận bảo lãnh mọi tổn thất phát sinh doviệc giao hàng không vận đơn gốc

1.1.2.2.5 Bảo lãnh chất lượng công trình

Trong xây dựng cơ bản khi nhà thầu bàn giao công trình hoặc khối lượngxây lắp đã hoàn thành, chủ đầu tư sẽ giữ lại một tỷ lệ phần trăm nhất định sốtiền phải thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo chấtlượng công trình Thay vào số tiền đó chủ đầu tư có thể yêu cầu một bảo lãnhchất lượng công trình

1.1.2.2.6 Bảo lãnh bảo hành

Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành của bên được bảo lãnh với bênnhận bảo lãnh Loại bảo lãnh này thường được sử dụng khi mua bán, lắp đặtmáy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất

1.1.2.2.7 Bảo lãnh hải quan

Khi hàng hoá thuộc diện tạm nhập tái xuất như nhập để dự hội chợ, triểnlãm, nhà thầu nhập máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động xây lắp Bên nhậpkhẩu phải tạm nộp thuế nhập khẩu và được hoàn lại khi tái xuất Bên nhập khẩu

Trang 16

có thể không nộp thuế nhập khẩu và sử dụng bảo lãnh hải quan để đảm bảo việctái xuất này.

1.1.2.2.8 Bảo lãnh vay vốn

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo

lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàngkhông trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn

1.1.2.2.9 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành về việc đảm bảo

khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợpđồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng bị phạttiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sảnphẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạtcho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết

1.1.2.2.10 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảolãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợpđồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm cáccam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng khônghoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổchức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh

1.1.2.2.11 Bảo lãnh đối ứng

Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho một tổ chức tíndụng khác về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ củakhách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh

1.1.2.2.12 Bảo lãnh giáp lưng

Trang 17

Trong thương mại quốc tế, hàng hoá có thể phải qua nhiều khâu trung giantrước khi đến người mua cuối cùng Trong mỗi khâu, nghĩa vụ thanh toán hoặcnghĩa vụ thực hiện hợp đồng có thể được bảo đảm bằng một bảo lãnh riêng biệt.

vụ của bên được bảo lãnh và thiệt hại thực tế của mình thông qua trọng tài hoặctoà án, tức là bên hưởng phải xuất trình một phán quyết của trọng tài hoặc toà

án cho bên phát hành bảo lãnh Bên bảo lãnh không thanh toán chừng nào tranhchấp giữa bên thụ hưởng và bên được bảo lãnh chưa được giải quyết

Bên bảo lãnh chỉ thanh toán cho bên hưởng trong trường hợp bên đượcbảo lãnh không còn khả năng thanh toán Như vậy, khi bên được bảo lãnh viphạm cam kết với bên hưởng và phát sinh thiệt hại cho bên hưởng thì trước hết

Người mua / Người bán

Người mua

cuối cùng

Trung gian Người mua / Người bán

Người bán đầu tiênTrung gian

Người mua / Người bán

Trang 18

bên hưởng phải đòi bên được bảo lãnh bồi thường Khi bên được bảo lãnhkhông có khả năng thanh toán thì bên bảo lãnh mới trả tiền theo bảo lãnh Sốtiền thanh toán được xác định theo phán quyết của trọng tài hoặc toàn án.

Một số bảo lãnh truyền thống còn cho phép bên bảo lãnh có thể thay thếbên được bảo lãnh thực hiện nốt phần nghĩa vụ chưa hoàn thành của bên đượcbảo lãnh thay vì trả tiền

Bảo lãnh truyền thống hết sức bất lợi cho người hưởng Người hưởngkhông dễ gì nhận được tiền theo thư bảo lãnh Mà theo đuổi các vụ kiện luôn làmột quá trình mệt mỏi và tốn kém mà không bên nào biết chắc được điểm dừng

ở đâu Bảo lãnh truyền thống không đáp ứng được yêu cầu của người hưởngmuốn có một hình thức đảm bảo hữu hiệu, giúp người hưởng nhanh chóng cóđược nguồn tài chính cần thiết để bù đắp những thiệt hại do sự vi phạm nghĩa

vụ của bên được bảo lãnh gây ra Xuất phát từ nhu cầu đó các ngân hàng đã đưa

ra sản phẩm bảo lãnh trả tiền ngay

1.1.2.3.2 Bảo lãnh trả tiền ngay

Bảo lãnh trả tiền ngay là bảo lãnh theo đó bên bảo lãnh cam kết thanh toán

ngay cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình được những chứng từphù hợp với điều khoản và điều kiện của bảo lãnh

Trong thương mại quốc tế có nhiều hình thức đảm bảo việc thực hiệnnghĩa vụ cam kết của các bên liên quan Một hình thức lâu đời là đảm bảo bằngtiền mặt Ví dụ, người mua có thể đặt cọc cho người bán để thể hiện ý chí muahàng của mình, chủ đầu tư có thể giữ lại một phần tiền phải thanh toán cho nhàthầu để đảm bảo cho chất lượng của công trình Tiền đặt cọc giúp cho ngườibán có ngay nguồn tài chính cần thiết để bù đắp những thiệt hại phát sinh từ sự

vi phạm nghĩa vụ của người mua theo hợp đồng đã ký kết Tiền giữ lại giúp chủđầu tư có nguồn tài chính để khắc phục những sự cố của công trình đã được bàngiao Tuy nhiên, hình thức giữ tiền mặt có nhược điểm lớn là gây tồn đọng vốn

Trang 19

Một công ty có thể đồng thời tham gia nhiều giao dịch Số tiền đặt cọc sẽ ảnhhưởng tiêu cực tới nguồn vốn lưu động của công ty Xuất phát từ thực tiễn đó,các ngân hàng đã đưa ra sản phẩm bảo lãnh trả ngay cam kết thanh toán ngaycho người hưởng số tiền của bảo lãnh khi được yêu cầu Người hưởng chỉ phảixuất trình những chứng từ quy định trong thư bảo lãnh Chứng từ mà ngườihưởng phải xuất trình khi đòi tiền rất đơn giản Trong nhiều trường hợp ngườihưởng chỉ cần xuất trình một yêu cầu đòi tiền bằng văn bản là đủ, không cần bất

kỳ một chứng từ nào khác để chứng minh sự vi phạm của bên được bảo lãnhcũng như thiệt hại (nếu có) Như vậy, đối với người hưởng bảo lãnh trả tiềnngay có giá trị như tiền đặt cọc vì thủ tục đòi tiền đơn giản cộng với uy tín củangân hàng phát hành Thay vì trực tiếp giữ tiền người hưởng nhờ ngân hàng giữ

hộ Bên được bảo lãnh cũng được lợi vì không bị đọng vốn Trong đa số trườnghợp bên được bảo lãnh sử dụng hạn mức tín dụng do ngân hàng cấp để pháthành bảo lãnh và trả một khoản phí nhỏ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.Chính vì đáp ứng được những yêu cầu của tất cả các bên có liên quan nên bảolãnh trả tiền ngay ngày càng được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế

và được gọi là bảo lãnh hiện đại để phân biệt với bảo lãnh truyền thống

1.1.2.4 Căn cứ vào điều kiện thanh toán

1.1.2.4.1 Bảo lãnh vô điều kiện

Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà ngân hàng phát hành sẽ phải

thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu không đượcphép trì hoãn Khi đó bên nhận bảo lãnh chỉ cần xuất trình một văn bản yêu cầuthanh toán mà không cần phải có thêm văn bản nào khác chứng minh rằng bênđược bảo lãnh đã vi phạm những điều khoản có trong cam kết bảo lãnh

Loại bảo lãnh này tạo ra lợi thế rất lớn cho bên nhận bảo lãnh vì họ cóquyền yêu cầu thanh toán bất cứ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnhkhi mà họ nhận thấy rằng bên được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng Tuy nhiên

Trang 20

nó gây bất lợi rất lớn cho bên được bảo lãnh và cả phía ngân hàng Do việc bồithường mang tính chủ quan nên khả năng xảy ra gian lận lừa đảo từ bên nhậnbảo lãnh là khá cao.

1.1.2.4.2 Bảo lãnh có điều kiện

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh ngân hàng mà trong đó bên nhậnbảo lãnh muốn nhận tiền bồi thường phải xuất trình các giấy tờ do bên thứ 3 xácnhận hay phán quyết của toà án chứng minh rằng bên được bảo lãnh đã vi phạmhợp đồng Loại bảo lãnh này giúp bên được bảo lãnh và ngân hàng giảm bớtnguy cơ bị lừa đảo vì việc bồi thường chỉ có thể tiến hành nếu có sự xác nhậncủa của bên thứ 3 nên nó đảm bảo tính khách quan

Tuy nhiên nó gây bất lợi khá lớn cho bên nhận bảo lãnh do thời gian thanh toán

bị kéo dài Vì để được bồi thường bên nhận bảo lãnh phải đề nghị bên thứ ba xácnhận việc vi phạm của bên được bảo lãnh, mà điều này lại mất rất nhiều thời gian Hiện nay, Việt nam đang trên đà phát triển nhu cầu sử dụng vốn rất lớntrong khi đó nguồn vốn trong nước còn bị hạn chế Mà các doanh nghiệp thì rấtcần vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận

Vì vậy mà hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng

1.1.3 NỘI DUNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1.1.3.1 Nội dung thư và hợp đồng bảo lãnh

1.1.3.1.1 Thư bảo lãnh

Thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của TCTD về việc

TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàngkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh

1.1.3.1.2 Hợp đồng bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh do tổ chức tín dụng bảo lãnh, khách hàng được bảo

lãnh và các bên có liên quan thỏa thuận bao gồm các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng và khách hàng

Trang 21

- Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh.

- Mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh

- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Hình thức đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản làm đảm bảo

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Quy định về bồi hoàn sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Giải quyết tranh chấp phát sinh

- Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên

- Những thỏa thuận khác

Hợp đồng bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ nếu các bênliên quan có thỏa thuận

1.1.3.2 Phí bảo lãnh

Mức phí do 2 bên thỏa thuận, mức phí không vượt quá 2%/ năm tính trên

số tiền còn đang được bảo lãnh Ngoài ra, khách hàng phải thanh toán cho chinhánh các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khicác bên có thỏa thuận bằng văn bản

1.1.4 CÁC HÌNH THỨC PHÁT HÀNH BẢO LÃNH

Sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, ngân hàng sẽ căn cứ vào

yêu cầu của bên cho vay hoặc chủ đầu tư quy định trong hợp đồng vay vốnhoặc hợp đồng thi công xây lắp, ngân hàng sẽ ký phát hành một trong số cáchình thức bảo lãnh sau cho khách hàng

1.1.4.1 Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh

Ngân hàng có thể phát hành thư bảo lãnh và xác nhận bảo lãnh cho tất cảcác loại hình bảo lãnh Thư bảo lãnh và xác nhận bảo lãnh do ngân hàng lập ratheo yêu cầu của bên được bảo lãnh và các điều khoản trong thư bảo lãnh phảiđược bên nhận bảo lãnh chấp thuận và phù hợp với lợi ích của ngân hàng

1.1.4.2 Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu

Trang 22

Hình thức này được sử dụng chủ yếu với loại hình bảo lãnh vay vốn vàbảo lãnh thanh toán Sau khi kiểm tra và đối chiếu giữa bộ hối phiếu do bênđược bảo lãnh phát hành hoặc lệnh phiếu do bên nhận bảo lãnh phát hành vớicác nội dung tương ứng trong hợp đồng gốc Ngân hàng sẽ ký xác nhận bảolãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh nếu

họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình

1.1.4.3 Các hình thức khác theo quy định của pháp luật

Thư tín dụng trả chậm là một hình thức phát hành do ngân hàng bảo lãnhphát hành cho bên nhận bảo lãnh, cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu bênđược bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình Loại này thườngđược sử dụng trong bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn

1.2 CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH

1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH

Một nghiệp vụ bảo lãnh được coi là có chất lượng khi nó đem lại lợi íchcho tất cả các bên tham gia Vậy chất lượng bảo lãnh là gì, ta sẽ xem xét chấtlượng bảo lãnh từ các góc độ khác nhau:

- Đối với bên nhận bảo lãnh để đảm bảo an toàn, bên nhận bảo lãnh yêu cầubên được bảo lãnh phải có một hợp đồng bảo lãnh trong đó người bảo lãnh camkết thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Nếu ngân hàng đứng ra bảo lãnh, thì bênđược bảo lãnh sẽ thực hiện hợp đồng một cách tốt hơn

* Từ góc độ ngân hàng:

Trang 23

Trước khi tiến hành một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã phân loại chủthể theo mức độ an toàn từ cao đến thấp như là: chính phủ, công ty bảo hiểm,các NH, các DN, các cá nhân Tuy vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh được coi là tốtphải được tiến hành tốt ngay từ khi thẩm định bảo lãnh cho đến khi kết thúc mộtnghiệp vụ bảo lãnh với kết quả là ngân hàng thu được doanh thu từ nghiệp vụ này Tóm lại, một hoạt động bảo lãnh được coi là có chất lượng khi mà nó đemlại lợi ích cho tất cả các bên tham gia Bên được bảo lãnh thì có nhiều điều kiệntiếp cận với nguồn vốn, công nghệ để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, nângcao lợi nhuận Bên nhận bảo lãnh cũng yên tâm hơn khi cho vay vốn, bán hànghoá, máy móc, thiết bị công nghệ Còn ngân hàng thì hỗ trợ cho khách hàngphát triển, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường mối quan hệvới khách hàng, đẩy mạnh uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế, thu hútthêm khách hàng Góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Để đánh giá một nghiệp vụ bảo lãnh có chất lượng hay không, ta phải đánhgiá cả quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đó

- Ngân hàng phải đảm bảo mọi bước thực hiện đều đúng pháp luật

- Ngân hàng phải đáp ứng dịch vụ bảo lãnh hoàn hảo theo yêu cầu của kháchhàng trong thời gian nhanh nhất như: thủ tục đơn giản, quá trình cấp bảo lãnhnhanh chóng, các điều khoản thuận lợi khi thanh toán Về thời gian để thực hiệnmột món bảo lãnh, mỗi một ngân hàng có quy định thời gian làm việc đáp ứngnhu cầu của khách hàng

- Cán bộ nhân viên ngân hàng phải có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, tậntình, chu đáo Điều này ảnh hưởng tới hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng giúp khách hàng thực hiện tốt mục đích củamình theo đúng pháp luật Giúp khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh, tăng thu nhập, góp phần vào sự phát triển kinh tế

Trang 24

- Ngân hàng phải luôn đảm bảo rằng khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thì ngânhàng sẽ thu lại được tiền từ người được bảo lãnh một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng, ta cần phải đánh giá tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện

- Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Doanh thu cho biết tổng số tiền ngân hàng thu được từ các hoạt động vàdịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp Doanh thu bảo lãnh được tính từ tổng số phíthu đựơc mà khách hàng tham gia bảo lãnh đã trả

Nếu hệ số này lớn chứng tỏ hoạt động dịch vụ bảo lãnh ngân hàng rất phát triển, số lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ bảo lãnh không phải là nhỏ

- Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động bảo lãnh

Phản ánh các khoản tiền mà ngân hàng đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ bảolãnh và các nghĩa vụ khác có liên quan đến hoạt động bảo lãnh Chi phí nàyđược đưa vào chi phí ngoài để hạch toán Chi phí này càng giảm chứng tỏ hoạtđộng bảo lãnh không xảy ra nhiều rủi ro

- Chỉ tiêu lãi từ hoạt động bảo lãnh

Lãi từ hoạt động bảo lãnh được tính bằng:

Lãi từ hoạt động bảo lãnh = Doanh thu – chi phí Lãi từ hoạt động bảo lãnh góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho ngânhàng Chỉ tiêu này cho biết hoạt động bảo lãnh mạng lại bao nhiêu đồng lợinhuận cho ngân hàng

- Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nợ quá hạn là những khoản vốn mà ngân hàng bỏ ra để trả thay cho

Tổng doanh thu

Trang 25

người được bảo lãnh nhưng đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiền trảhoặc không chịu trả cho ngân hàng

Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện ngân hàng đang đứng trướcnguy cơ mất vốn và chất lượng bảo lãnh của ngân hàng là không tốt

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1.3.1 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

Đó chính là các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia thể hiện qua các vănbản luật và sự thay đổi của chúng tác động tới hoạt dộng bảo lãnh cũng nhưchất lượng bảo lãnh Tại Việt nam, hoạt động bảo lãnh vẫn còn mới song cácvăn bản Luật quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã ra đời từ rất sớmnhư Luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng…và mới đây là quy chế về bảo lãnhcủa NHNN Tuy nhiên, các văn bản này còn chưa đồng bộ và đầy đủ làm choquá trình thực hiện bảo lãnh còn gặp nhiều khó khăn, tác động tới hoạt độngbảo lãnh cũng như chất lượng bảo lãnh

1.3.2 NHÂN TỐ CHỦ QUAN

Trước khi ra quyết định bảo lãnh ngân hàng phải tiến hành thẩm địnhkhách hàng Song tại nhiều ngân hàng, trình độ nhân viên còn kém dẫn đến việcthẩm định sai, ra quyết định không đúng Thái độ của nhân viên cũng ảnhhưởng một phần tới việc mở rộng hoạt động bảo lãnh Nó ảnh hưởng tới hìnhảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng, nếu nhân viên có thái độ phục vụ tậntình chu đáo sẽ khiến khách hàng hài lòng và tiếp tục giao dịch với ngân hàng.Hiện nay, việc đầu tư vào máy móc còn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo điều kiệntrong việc cung cấp thông tin, xử lý dữ liệu, quản lý khách hàng Công nghệthông tin chưa được ứng dụng rộng rãi trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BÃO LÃNH TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Chi nhánh Ngân hàng Ngọai thương Hà nội (Vietcombank Hà nội) đượcthành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoạithương Việt nam, được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng nhất Cùngvới sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, chi nhánh Ngân hàngNgoại thương Hà nội có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế,các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác Đến cuối năm 2005 Chi nhánhNgân hàng Ngoại thương Hà nội đã có mạng lưới bao gồm:

04 Chi nhánh trực thuộc

05 Phòng giao dịch

01 Quầy thu đổi ngoại tệ

Quản lý vốn cổ phần tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIBank)

Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việtnam Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự độnghoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống rút máytiền tự động ATM, thẻ ATM Connect 24 hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu

Trang 27

và mạng lưới đại lý trên 1200 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thếgiới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.

Đặc biệt trong các chính sách phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hà nội luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình vàtinh thông nghiệp vụ

Trong quá trình phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàngNgoại thương Hà nội đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả tronghoạt động ngân hàng, vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Laođộng hạng ba và là một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngânhàng Ngoại thươngViệt nam, là ngân hàng thương mại được giới tài chính quốc

tế xếp hạng tốt nhất Việt nam

Tóm lại, trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển chi nhánh Ngânhàng Ngoại thương Hà nội đã không ngừng trưởng thành, trở thành một trongnhững chi nhánh lớn của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Dù còn gặp nhiềukhó khăn và thách thức nhưng ngân hàng đã phát huy được sức mạnh, tiếp tụcphát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng thủ đô và sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 28

P Thanh toán Xuất nhập khẩu

P Tổ chức Cán bộ

P Kiểm tra nội bộ

P Dịch vụ Ngân Hàng P Thanh toán thẻ Tín dụng thể nhân

P Quản lý rủi ro P Tin học Xây dựng cơ bản Phát triển mạng lưới

P Ngân Quỹ P Kế toán tài chính Quản lý nợ Hành chính quản trị

MẠNG LƯỚI - CHI NHÁNH TRỰC THUỘC

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

CÁC HỘI ĐỒNG

Phòng Quan

Hệ khách hàng

Phòng

Kế toán

và dịch vụ

Phòng Hành chính Ngân quỹ

Hệ khách hàng

Phòng

Kế toán

và dịch vụ

Phòng Hành chính Ngân quỹ

Phòng Quan

Hệ khách hàng

Phòng

Kế toán

và dịch vụ

Phòng Hành chính Ngân quỹ

Phòng Quan

Hệ khách hàng

Phòng

Kế toán

và dịch vụ

Phòng Hành chính Ngân quỹ

Trang 29

2.1.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNT HN

Trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hà nội đã không ngừng lớn mạnh Năm 2005 năm cuối cùng của kếhoạch 5 năm (2001-2005), nền kinh tế nước ta nói chung và Hà nội nói riênggặp không ít khó khăn do ảnh hưởng từ sự biến động của giá dầu mỏ, vàng vàcác loại ngoại tệ mạnh với biên độ cao trong năm, dịch cúm gia cầm diễn biếnphức tạp làm chỉ số CPI tháng 12/2005 của Hà nội tăng 9,55% so với chỉ sốgiá tháng 12/2004 Bên cạnh đó, Hà nội có thêm nhiều kênh huy động vốn mớinhư hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán, trái phiếu xây dựng thủ đôlần thứ nhất, một số tổng công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiếncạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở nên quyết liệt Ngoài ra, tiến trình cổ phầnhoá của các doanh nghiệp nhà nước còn chậm, gây ách tắc về vốn của cácdoanh nghiệp, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụngcủa ngân hàng Sang đến năm 2007, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăngtrưởng GDP năm 2007 đạt 8,5% Các hoạt đông kinh tế càng về tháng cuối nămcàng sôi động, lãi suất của các ngân hàng sau một thời gian liên tục điều chỉnhhiện đang duy trì ở mức ổn định sau việc cắt giảm lãi suất của Fed Gần đây,các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng lãi suất huy động để có đủ vốncho hoạt động cuối năm Giá vàng tăng đột biến ở mức 1,6 và lên tới 1,7 triệuđồng/chỉ, thị trường chứng khoán với nhiều diễn biến quanh mốc Vn-Index đạt1.000 điểm, thị trường bất động sản phục hồi với nhiều dấu hiệu mới Chỉ số

Trang 30

giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 tăng 12,63% so với tháng 12/2006 tác động mạnhtới kinh tế và đời sống, đặc biệt trong mấy tháng cuối năm

Tại địa bàn Hà nội tuy phải đối phó với nhiều khó khăn trong quá trìnhphát triển kinh tế-xã hội: Nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm, tình trạng tăng giákhá phổ biến, nhất là ở một số hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, sự trầm lắng trênthị trường chứng khoán, mức độ gia tăng sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại nhập

do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong năm đầutiên chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhưngxét về tổng thể, tình hình kinh tế xã hội của thủ đô trong năm 2007 có nhiềuchuyển biến tích cực: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà nội tăng11,6% so với cùng kỳ năm trước, kim nghạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăngtương ứng 20,6 và 17,8% so với cùng kỳ năm 2006 Đặc biệt, hoạt động ngânhàng tại địa bàn Hà nội năm 2007 vẫn phát triển khá ổn định, các chỉ tiêu đều ởmức cao so với toàn quốc

Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng nguồn vốn huy động Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45,3% tổng nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sựchuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng

Trang 31

chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây Sỡ dĩ có sự dịchchuyển đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của cục dự trữliên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25%vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các Ngân hàng thươngmại trong nước giảm theo Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy độngvốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàngthương mại cổ phần mới.

Huy động từ tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% nguồn vốn huy động Huy động từ dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động Đến 31/12/2997, thị phần huy động VNĐ, USD và huy động quy Việtnam đồng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thưong Hà nội tương ứng là 1,41%;2,92% và 1,84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn

2.1.3.2 Về hoạt động tín dụng

Công tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện vớiphương châm “hiệu quả và an toàn” Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàngNgoại thương Hà nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6% sovới cuối năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địabàn Hà nội Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vốn vay tại chi nhánhhiện là 133 khách hàng Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nợ

- Cho vay trung dài hạn: chiếm 22,3% tổng dư nợ

- Cho vay ngắn hạn: chiếm 77,7% tổng dư nợ

Thực hiện quy trình tín dụng mới theo quyết định 90/QĐ.NHNT/QLTDngày 26/05/2006 của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam áp dụng đối với kháchhàng là doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro tín dụng đã từng bứơc góp phầnnâng cao chất lượng tín dụng, tạo đà phát triển bền vững cho Ngân hàng Ngoạithương Hà nội tiếp cận với tập quán quốc tế về quản lý trong hoạt động ngân hàng

Trang 32

Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũcán bộ VCBHN đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, cácphương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầuvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Ngânhàng Ngoại thương Hà nội luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ kháchhàng truyền thống Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng cácsản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với các kháchhàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở cácchương trình hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinhdoanh, chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay cá thể với nhiều hìnhthức cho vay ưu đãi, hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tưnhân-gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng vănphòng Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng,chiếm 5,7% tổng dư nợ Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt,đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng

2.1.3.3 Về công tác thanh toán XNK và bảo lãnh

Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những tháchthức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản vềxuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làmhạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế Tuy nhiên tạiVCBHN, doanh số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng sốxuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD

- Nhập khẩu đạt 246 triệu, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếu làcác mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc

- Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủyếu là các sản phẩm nông, lâm sản

Trang 33

- Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng.

2.1.3.4 Về hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần đểphát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợptác dịch vụ thẻ giữa các ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợptác như thanh toán cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm

Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toànquốc, số lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng Số lượng thẻ ATM pháthành mới trong năm 2007 của VCBHN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATMcủa chi nhánh lên 73.029 thẻ Tổng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ, vượt63% kế hoạch năm 2007

Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 728 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụngcủa chi nhánh đạt 3.254 thẻ Thẻ ghi nợ quốc tế MTV phát hành mới trong năm

2007 đạt 2.317 thẻ, nâng tổng số thẻ MTV lên 3.599 thẻ Thẻ ghi nợ visa đạt1.399 thẻ, thẻ ghi nợ SGH24 đạt 758 thẻ

Sau khi chuyển một số máy ATM cho các chi nhánh cấp 2 nâng cấp trựcthuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, chi nhánh NHNT Hà nội có 34 máyATM, 86 đơn vị chấp nhận thẻ

Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa

ra các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, ban giám đốc chinhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngânhàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút đựơc đông đảokhách hàng thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàngNgoại thương Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tốquan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh Không ngừng mở rộng các dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằmnâng cao doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được chi nhánh đặt lên hàng đầu

Trang 34

- Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 29.291 tài khoản, nâng tổng số tàikhoản cá nhân mở tại chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch của năm 2007.

- Chuyển tiền trong nước đạt 322,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2006

- Chuyển tiền nước ngoài đi đạt 1,3 triệu USD

- Chi trả kiều hối đạt 61,7 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006 Trong đó,chuyển tiền qua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD Mặc dù con sốnày chưa cao so với lượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặccmt Tuy nhiên sự mở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thươnghiệu cho Vietcombank

- Doanh số bán ngoại tệ tại các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD, tăng 201% sovới năm 2006

Với nỗ lực của các cán bộ, chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia

sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3.000 lượt đăng

ký truy vấn thông tin qua internet i-banking, sử dụng dịch vụ sms-banking

2.1.3.5 Về kinh doanh ngoại tệ

Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB HN năm 2007 đạt 725 triệu USD,tăng 3% so với năm 2006 Lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các tổ chức kinh tế đáp ứng chonhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ tại chi nhánh Đồng thời, để tránh rủi ro

về tỷ giá cũng như xác định rõ nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán cho kháchhàng, NHNT HN đã sử dụng công cụ phái sinh là hợp đồng có kỳ hạn đối vớicác doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá Trong thời gian tới, NHNT

VN nói chung cũng như NHNT HN nói riêng cần nghiên cứu, tiếp tục đưa racác sản phẩm phái sinh mới, tạo sự đa dạng cho lựa chọn của khách hàng

2.1.3.6 Về công tác ngân quỹ

Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt qua VCB HN tăng nhiều,gồm cả ngoại tệ cũng như Việt nam đồng: Tổng thu chi Việt nam đồng đạt

Trang 35

28.450 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2007, thu chi ngoại tệ quy USDđạt 490,56 triệu USD, tăng 32% so với kế hoạch năm 2007.

Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn Lãnh đạo và phòng kiểm tra nội

bộ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt,ngoại tệ, tổ chức tốt công tác thu chi tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạođược lòng tin đối với khách hàng Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạosát sao của ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên (teller)nên mặc dù luôn có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng hơn,khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng trong giao dịch tiền mặt vẫn luôn đảmbảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiền giảđảm bảo giải phóng khách hàng nhanh, thái độ phục vụ nhiệt tình

- Tiền giả: 2100 USD; 100 EUR; 20 GDP; 186.590.000 VNĐ

- Tiền thừa: 281.550.000 VNĐ (28 món)

Để đảm bảo lượng tồn quỹ tiền mặt đủ cho các phòng nghiệp vụ và giaodịch viên, từ 01/04/2007, Giám đốc NHNT HN đã quy định hạn mức tồn quỹ hàngngày cho các phòng nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vốn của chi nhánh

2.1.3.7 Về công tác kế toán

Công tác thanh toán của ngân hàng luôn đảm bảo chính xác, kịp thời chocác giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượngtốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn qua ngânhàng Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE

đã đạt kết quả cao Với vai trò đầu mối, VCB HN luôn đảm bảo thanh toán chocác chi nhánh NHNT cơ sở thông suốt, kịp thời và chính xác Tuy nhiên, trongthanh toán bù trừ và giao dịch tiền mặt, do NHNN quy định cứng về thời giangiao dịch làm ảnh hưởng tới các chi nhánh NHNT cơ sở

- Doanh số thanh toán bù trừ đạt: 10.973 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2006

- Doanh số thanh toán IBPS đạt 82.540 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2006

Trang 36

- Doanh số thanh toán IBT online đạt: 83.673 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006 Hiện chi nhánh có 131 đơn vị đăng ký trả lương qua tài khoản với doanh

số gần 30 tỷ đồng/tháng, 1.958 đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng, tăng 12% sovới cuối năm 2006

Kết quả kinh doanh năm 2007: Lợi nhuận đạt 111 tỷ đồng

Chi nhánh tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ và uy tín thươnghiệu của một ngân hàng đối ngoại trên địa bàn, đồng thời kết hợp đa dạng cáchình thức, các công cụ huy động vốn như: kỳ phiếu, trái phiếu, phát triển cácsản phẩm ngân hàng hiện đại, thích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giaodịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, các nghiệp vụ hoán đổi lãisuất, quyền chọn để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng

và hiện đại hơn đến khách hàng, nâng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trêntổng huy động vốn từ khách hàng từ 26% năm 2006, 36% năm 2007 lên đến40% năm 2008

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

2.2.1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NHNT HN 2.2.1.1 Đối tượng được bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho:

- Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam baogồm: Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp cả các tổ chức tín dụng chính trị, tổchức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân

- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tíndụng bao gồm: các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh,ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Trang 37

được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng; các ngân hàng nướcngoài tại Việt nam, hoạt động theo luật pháp Việt nam.

- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của bộluật Dân sự

- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh vàtham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các

dự án đầu tư tại Việt nam

- Hộ kinh doanh cá thể

2.2.1.2 Các hình thức bảo lãnh chủ yếu

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện các loại bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh vay vốn: bao gồm có bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vayvốn nước ngoài

- Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

- Bảo lãnh hoàn thanh toán

- Bảo lãnh bảo hành

- Bảo lãnh bảo dưỡng

- Bảo lãnh khoản tiền giữ lại

- Các loại bảo lãnh khác

2.2.1.3 Các hình thức phát hành bảo lãnh

Tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, sau khi ký kết hợp đồngbảo lãnh với khách hàng Căn cứ theo yêu cầu bảo lãnh của khách hàng đượcquy định cụ thể trong hợp đồng Ngân hàng sẽ phát hành một trong các loại thưbảo lãnh sau:

Trang 38

- Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện, phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hànhbảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác.

- Thông báo bảo lãnh

- Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu

- Các hình thức khác

2.2.1.4 Điều kiện bảo lãnh

Ngân hàng Ngoại thương Hà nội xem xét và quyết định bảo lãnh cho cáckhách hàng thuộc đối tượng được bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau:

* Điều kiện chung:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của NHNT Hà nội

* Điều kiện chung:

- Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán/thư tín dụng dự phòng

và bảo lãnh có thời hạn trung/dài hạn, ngoài các qui định tại điều kiện chung,khách hàng cần có thêm các điều kiện sau:

+ Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng + Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi

Trang 39

xem xét: mức độ tín nhiệm; khả năng tài chính; năng lực chuyên môn; biệnpháp bảo đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.

- Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảođảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về thương phiếu

- Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu

tư, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt nam theo các qui định của phápluật Việt nam

- Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và cácchi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại điều kiện chung

2.2.1.5 Phạm vi bảo lãnh

- Nghĩa vụ được chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội bảo lãnh bao

gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

+ Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay + Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá máy móc, thiết bị và cáckhoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinhdoanh dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển

+ Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước + Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theocác qui định của pháp luật

+ Các nghĩa vụ hợp đồng khác do các bên thỏa thuận cam kết trong hợpđồng liên quan

- Tổng số dư bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội cho một kháchhàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Trường hợp ngânhàng phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trảthay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thì Ngân hàng phải dừng ngay việccho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảmbảo tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng theo qui định

Trang 40

Khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàngthì ngân hàng cùng với ngân hàng khác thực hiện việc bảo lãnh theo qui định.

2.2.1.6 Thời hạn bảo lãnh

Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa

vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp cócác thỏa thuận hoặc cam kết khác Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhậnbảo lãnh chấp thuận bằng văn bản

2.2.1.7 Phí bảo lãnh

Mức phí do 2 bên tự thỏa thuận, mức tối đa không quá 2%/năm tính trên

số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng Ngoài ra, cóthể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thỏa thuận bằng vănbản của 2 bên Sau đây là mức phí bảo lãnh của NHNT Hà nội:

Bảng 2.1: Biểu phí bảo lãnh của NHNT Hà nội

1 Phát hành thư bảo lãnh với trách nhiệm của VCB

2

Giá trị bảo lãnh có đảm bảo bằng tài

sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

1%/nămTối thiểu: 15USD/giao dịch1

3

Giá trị bảo lãnh miễn ký quỹ và

không có đảm bảo

1,2%/năm Tối thiểu: 15USD/giao dịch

2 Sửa đổi thư bảo lãnh

4 Chấp nhận thanh toán có kỳ hạn đối với L/C nhập hàng trả chậm

4 Phần giá trị L/C có ký quỹ hoặc cầm 0,6%/năm

Ngày đăng: 27/08/2012, 11:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ta có mô hình như sau: - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
a có mô hình như sau: (Trang 12)
Bảng 2.1: Biểu phí bảo lãnh của NHNT Hà nội. 1 Phát hành thư bảo lãnh với trách nhiệm của VCB - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
Bảng 2.1 Biểu phí bảo lãnh của NHNT Hà nội. 1 Phát hành thư bảo lãnh với trách nhiệm của VCB (Trang 40)
Qua bảng số liệu và biểu đồ qua các năm ta có thể thấy rằng doanh số bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội tăng đều qua các năm - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
ua bảng số liệu và biểu đồ qua các năm ta có thể thấy rằng doanh số bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội tăng đều qua các năm (Trang 57)
Bảng 2.3: Quy mô doanh số bảo lãnh trong và ngoài nước                                                                  Đơn vị: Triệu đồng - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
Bảng 2.3 Quy mô doanh số bảo lãnh trong và ngoài nước Đơn vị: Triệu đồng (Trang 58)
Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo lãnh - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
Bảng 2.4 Doanh thu phí bảo lãnh (Trang 59)
Bảng 2.5: Cơ cấu các loại hình bảo lãnh - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
Bảng 2.5 Cơ cấu các loại hình bảo lãnh (Trang 60)
Hiện nay, tại NHNTHN đã áp dụng các loại hình bảo lãnh được quy định trong quy chế bảo lãnh của NHNN - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc
i ện nay, tại NHNTHN đã áp dụng các loại hình bảo lãnh được quy định trong quy chế bảo lãnh của NHNN (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w