Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm
ẩn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ.Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng mang lạilợi nhuận cao nhất nhưng lại hàm chứa rủi ro nhiều so với hoạt động khác.Trong hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp, các khoản vay thường lớn vàchênh lệch thu nhập và chi phí của nó ngày càng nhỏ do sự cạnh tranh gay gắtgiữa các ngân hàng vì thế chỉ cần một khoản cho vay không thu được sẽ làmcho toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng bị mất và họ đối mặt với nguy cơ phásản Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàngtới mức thấp nhất thì đòi hỏi công tác tín dụng nói chung và hoạt động thẩmđịnh tài chính doanh nghiệp nói riêng phải được xem xét, nghiên cứu kỹ hơn
và toàn diện hơn cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nói chung và điềukiện của mỗi ngân hàng nói riêng
Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội là chi nhánh cấp một củangân hàng ngoại thương Việt Nam – một trong những ngân hàng phát triểnnhất hiện nay Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội với phương châm “
An toàn – Hiệu quả”, luôn cố gắng hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩmđịnh tài chính doanh nghiệp, hạn chế tới mức tối đa rủi ro cho ngân hàng.Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác thẩm định tại chi nhánh ngân hàngngoại thương Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập gây rủi ro cho ngân hàng
Trong quá trình thực tập tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương HàNội, quá trình khảo sát thực tế, thu thập số liệu tại VCB HN em đã lựa chọn
đề tài: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạtđộng cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội” để nghiên cứu
Trang 2Nội dung nghiên cứu đề án thực tập tốt nghiệp của em bao gồm
ba phần:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính
doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tình hình tài chính
doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
doanh nghiêpọ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tập của em còn nhiều hạn chế nên
đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến
đề tài này
Em xin chân thành cám ơn!
Trang 3CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm
Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt độngquan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nóichung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản tạo thu nhập từ lãi lớn nhất
và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Tín dụng xuất phát từ gốc từLating : Gredittum - tức là tin tưởng và tín nhiệm Tín dụng được hiểu theongôn ngữ Việt Nam là quan hệ vay mượn gồm cả cho vay và đi vay Tuynhiên, khi gắn tín dụng với chủ thể nhất định như ngân hàng thì chỉ bao hàmnghĩa là ngân hàng cho vay Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việcban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì chovay được hiểu là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Việc xác định nhưthế này là rất cần thiết để định lượng tín dụng trong các hoạt động kinh tế
1.1.2 Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại
Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng mà cónhững cách phân loại tín dụng khác nhau
_Phân loại theo thời gian
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thểloại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển
Trang 4Cho vay ngắn hạn là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động củadoanh nghiệp, thời hạn tối đa là 12 tháng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong dư nợ tín dụng của các ngân hàng Các hình thức tín dụng ngắn hạn baogồm : chiết khấu và tín dụng ứng trước.
Cho vay trung hạn là loại cho vay mà ngân hàng cung cấp nhằm tài trợcho nhu cầu vốn thường xuyên của doanh nghiêp, đó là nhu cầu tài trợ cho tàisản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.Thời hạn của khoản vay trung và dài hạn là trên 1 năm, từ 1 đến 5 năm là tíndụng trung hạn và trên 5 năm là tín dụng dài hạn Tín dụng trung dài hạn cócác hình thức sau : Hình thức cho vay theo dự án, tín dụng tuần hoàn và chovay hợp vốn
_ Phân loại theo hình thức: Nếu phân loại theo hình thức thì tín dụngngân hàng gồm có chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê
Chiết khấu thương phiếu là việc khách hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn hoặc một giấy nợ Về mặtpháp lý thì ngân hàng không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu Đây
là hình thức trao đổi trái quyền Tuy vậy, đối với ngân hàng thì việc bỏ tiền rahiện tại để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác địnhtrước được coi như là hoạt động tín dụng
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng và cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộkhách hàng của mình Tuy không phải xuất tiền ra nhưng ngân hàng đã chokhách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi
Cho thuê là việc mà ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định Sau một khoảng thời gian nhất định,khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng
Trang 5_ Phân loại theo tài sản đảm bảo : Tín dụng có thể được phân chiathành tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của chính khách hàng, đảm bảo bằngthế chấp và cầm cố tài sản.
Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các kháchhàng có uy tín, thường là khách hàng hoạt động có lãi, có tình hình tài chínhvững mạnh, ít xảy ra nợ nần Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chínhlớn, các công ty lớn hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngânhàng có khả năng giám sát việc bán hàng… cũng không cần phải có các tàisản đảm bảo
Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng
kí hợp đồng bảo đảm Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng củatài sản đảm bảo như quyền sở hữu của tài sản đảm bảo, giá trị, khả năngbán…
_Phân loại theo rủi ro: Cách phân loại này giúp ngân hàng thườngxuyên đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổnthất kịp thời
Tín dụng lành mạnh là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.Tín dụng có vấn đề là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnhnhư việc tiêu thụ của khách hàng còn chậm, tiến độ thực hiện kế hoạch bịchậm, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính,…
_ Phân loại khác
Theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp,…)
Theo đối tượng cho vay ( tài sản lưu động, tài sản cố định )
Theo mục đích cho vay ( cho vay sản xuất, cho vay tiêu dùng,…).Theo các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hay chuyên môn hoátrong cấp tín dụng của ngân hàng Với xu hướng đa dạng các ngân hàng sẽ
mở rộng phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng
có lợi thế
Trang 61.1.3 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung có cácbước sau đây :
STT Các giai
đoạn của
quy trình
Nguồn và nơicung cấp thông
tin
Nghiệp vụ củangân hàng ởmỗi giai đoạn
Kết quả sau khi kếtthúc một giai đoạn
đề nghị
cấp vốn
Khách hàng đivay cung cấpcác thông tin( báo cáo tàichính, tình hìnhsản xuất kinhdoanh…)
Ngân hàng tiếpxúc, phổ biến vàhướng dẫn lập
hồ sơ kháchhàng
Hoàn thành bộ hồ
sơ để chuyển sang
bộ phận phân tích( Bồ hồ sơ gồm có :Giấy đề nghị vayvốn; giấy phépthành lập, giấy phépkinh doanh do cơquan có đủ thẩmquyền cấp; phương
án sản xuất kinhdoanh; các tài liệuphải minh chứngtính hợp pháp và giátrị các tài sản đảmbảo nợ vay )
2 Phân tích
tín dụng
- Hồ sơ đề nghịvay từ giai đoạn
1 chuyển sang
- Các thông tin
bổ sung từphỏng vấn trựctiếp, hồ sơ lưutrữ
Tổ chức thẩmđịnh về các mặttài chính và phitài chính do các
cá nhân hoặc bộphận thẩm địnhthực hiện
Báo cáo kết quả tíndụng để chuyểnsang bộ phận cóthẩm quyền vàquyết định cho vay
- Các thông tin
Quyết định chovay hoặc từ chốicủa cá nhânhoặc bộ phận
quyền phánquyết
- Quyết đinh chovay hoặc từ chối
- Tiến hành các thủtục pháp lý như hợpđồng tín nhiệm vàcác hợp đồng khác
Trang 7bổ sung
4 Tiến trình
giải ngân
- Quyết địnhcho vay và cáchợp đồng liênquan
- Các chứng từlàm cơ sở giảingân
Thẩm định cácchứng từ theocác điều kiệncủa hợp đồngtín dụng
Chuyển tiền vào tàikhoản tiền gửi củakhách hàng hoặc trảcho đơn vị cung cấp
- Các báo cáo tàichính theo địnhkỳ
- Các thông tinkhác
- Phân tích hoạtđộng tài khoảncác báo cáo tàichính, kiểm tra
cơ sở của kháchhàng
- Thu nợ
- Tái xét và xếphạng
- Xử lý nợ quáhạn
Báo cáo kết quảgiám sát và đưa racác giải pháp xử lýLập các thủ tục để
xử lý các khoản nợquá hạn
1.1.4 Các nguyên tắc cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyêntắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lợi cho ngân hàng.Các nguyên tắc này được ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mạiquy định cụ thể:
- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn ( gốc ) và lãi với thời gian xácđịnh: Khi ngân hàng nhận các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoảnngân hàng vay mượn thì điều đó có nghĩa là ngân hàng phải có trách nhiệmtrả cả gốc và lãi cho các khoản vay đó như đã cam kết Vì vậy mà ngân hàngcũng phải yêu cầu người nhận tín dụng cũng phải thực hiện đúng cam kết nàyđối với ngân hàng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển Trên thực tế có một sốkhoản tài trợ mà ngân hàng không thu lãi như tín dụng ưu đãi Tuy nhiên điều
đó chỉ phản ánh chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với khách hàng riêng
Trang 8biệt chứ không phản ánh bản chất của hoạt động tín dụng.
- Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoảthuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quyđịnh của ngân hàng cấp trên Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tíndụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật vàviệc tài trợ đó phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng
- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án ( hoặc dự án ) có hiệu quả.Thực hiện được nguyên tắc ngày là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứnhất.Người vay có phương án hoạt động tốt thì ngân hàng sẽ có khả năng thuhồi vốn và lãi Chính vì vậy mà khi cho vay ngân hàng cần phải xem xétphương án kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn đó
1.2 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm
Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngânhàng thương mại là rà soát, kiểm tra lại, đánh giá một cách khách quan, khoahọc và toàn diện mọi khía cạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trên giác
độ của ngân hàng nhằm đưa ra quyết định cho vay đối với doanh nghiệp, đảmbảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng Doanh nghiệp có tiềm lực tài chínhmạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh,đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng hoàn trảcác khoản nợ trong tương lai Đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để ngânhàng xem xét có cho vay hay không? Mức cho vay là bao nhiêu?
Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngânhàng thương mại là rất quan trọng, nó là nội dung không thể thiếu trong côngtác thẩm định khách hàng Vậy công tác thẩm định tình hình tài chính doanh
Trang 9nghiệp của ngân hàng bao gồm những nội dung gì?
1.2.2 Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính
Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và trở thành thànhviên chính thức của tổ chức thương mại thế giới – WTO thì vấn đề minh bạchhoá tình hình tài chính trong các quan hệ kinh tế nói chung và trong lĩnh vựctài chính nói riêng trở thành một vấn đề bức xúc và có tầm quan trọng đặcbiệt Một báo cáo tài chính sẽ trở nên vô nghĩa đối với ngân hàng khi nó đượclàm đẹp, các thông tin trên báo cáo là không trung thực dẫn đến phản ánhkhông chính xác tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp Vì vậy, trướckhi tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụngphải tiến hành thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanhnghiệp cung cấp Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định
Các cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra và có các đánh giá sơ bộ về tìnhhình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính mà doanh nghiệpvay vốn gửi lên Trước khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng cần thẩmđịnh mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng sẽ tiến hànhkiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các báo cáo tài chính, ví dụ như các báocáo tài chính gửi cho ngân hàng có giá trị hợp lý hay không, các số liệu trongcác báo cáo tài chính có đảm bảo phù hợp không hay có mâu thuẫn với nhaukhông, chế độ kế toán và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cótuân thủ đúng quy định của pháp luật hay không
Sau khi đã hoàn tất công việc kiểm tra sơ bộ, cán bộ tín dụng sẽ tiếnhành kiểm tra một cách cụ thể hơn các báo cáo tài chính Bằng những kinhnghiệm làm việc, sự hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội và sự nhạy cảm củamình, cán bộ tín dụng xem các báo cáo tài chính đó có gì mâu thuẫn và có gì
Trang 10bất thường không Vì giữa các báo cáo tài chính có mâu thuẫn, hỗ trợ và bổsung cho nhau nên cán bộ cần tiến hành so sánh đối chiếu các báo cáo đó vớinhau Nếu thấy có bất cứ chi tiết nào khả nghi thì cán bộ tín dụng tiếp tục yêucầu doanh nghiệp gửi các chứng từ trong mua bán, hoạt động kinh doanh củamình…xem có khớp với các thông tin trong báo cáo hay không.
Trên đây mới chỉ là quá trình kiểm tra về mặt sổ sách của các báo cáotài chính, cán bộ tín dụng cần phải liên hệ thực tế hoạt động của doanh nghiệpđang diễn ra Để xác minh xem các thông tin trên báo cáo có chính xác vàđáng tin cậy hay không, cán bộ tín dụng cần phải trực tiếp xuống cơ sở sảnxuất để quan sát, tiếp xúc với các lãnh đạo doanh nghiệp, với các công nhântrong nhà máy và thu thập thêm thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp,các đối thủ cạnh tranh và cơ quan thuế…Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụngngân hàng cần phải kiểm tra xem số liệu đã được kiểm toán độc lập chưa và
có phải do một công ty kiểm toán có uy tín thực hiện không…Các báo cáo tàichính đã được kiểm toán độc lập thường có tính trung thực và độ chính xáccao, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩmđịnh
Như vậy, thông qua việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các báo cáotài chính và các thông tin thu thập được khi kiểm tra khảo sát thực tế, cán bộtín dụng có thể đánh giá được mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính Tuynhiên, trong thực tế không phải cái gì cũng hoàn hảo, việc kiểm tra này khôngphải lúc nào cũng thuận lợi và thu được kết quả chính xác Các cán bộ tíndụng cũng không phải là các chuyên gia trong việc đánh giá mức độ tin cậycủa các báo cáo tài chính Vì vậy, ngân hàng phải yêu cầu các doanh nghiệpvay vốn phải cam kết với ngân hàng các báo cáo tài chính mà họ cung cấpcho ngân hàng là đúng sự thật và doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vềtính chính xác của các báo cáo tài chính đó Sau khi xác minh, đánh giá mức
Trang 11độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm địnhnội dung trong các báo cáo tài chính đó.
1.2.2.2 Thẩm định các báo cáo tài chính
Mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính đều có cách tiếp cận phân tích,đặt câu hỏi đánh giá khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là làm
rõ số liệu của các khoản mục này và sự biến động của nó Việc thẩm định sựbiến đổi của các khoản mục sẽ giúp ngân hàng xác định được các vấn đề đangphát sinh tại doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra các dự báo triển vọng về tìnhhình tài chính tương lai
A, Thẩm định các khoản mục trong bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhấtđịnh Nó phản ánh tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp ở một thờiđiểm nhất định Bảng cân đối kế toán cho người sử dụng biết những tài sảndoanh nghiệp sở hữu và cách thức tài trợ chúng Nhìn vào bảng cân đối kếtoán, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được các loại hình doanh nghiệp, quy
mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Thẩm định bảng cân đối kế toán là việc cán bộ tín dụng sẽ đánh giá kháiquát các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn và sự biến động của chúng, đồngthời xem mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Tài sản và nguồn vốn củadoanh nghiệp sẽ liên tục biến động cả về quy mô và cơ cấu trong quá trình hoạtđộng Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì tổng tàisản của doanh nghiệp cũng tăng làm cho doanh thu lợi nhuận cũng tăng theo.Còn khi mà tổng tài sản tăng mà doanh thu và lợi nhuận không tăng chứng tỏhiệu suất sử dụng tài sản kém và cán bộ tín dụng phải tìm nguyên nhân và xuhướng thay đổi
Bên cạnh việc so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổngtài sản và xu hướng biến động về tỷ trọng, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu
Trang 12xem sự biến động giữa đầu kỳ và cuối kỳ của tổng tài sản cũng như từng loạitài sản Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào tình hình phân bổ tài sản, tính chấtkinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận tài sản để đánh giá tínhhợp lý của cơ cấu tài sản và xu hướng biến động của tài sản Khi phân tíchđến các khoản mục nguồn vốn, thì cán bộ tín dụng quan tâm đến việc doanhnghiệp dùng nguồn nào để tài trợ cho các loại tài sản, việc phân bổ nguồnvốn có hợp lý hay không và mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanhnghiệp như thế nào.
Toàn bộ công tác trên là cái nhìn tổng quan khi thẩm định bảng cân đối
kế toán Sau khi đã có cái nhìn tổng quan rồi, các cán bộ tín dụng sẽ thẩmđịnh chi tiết từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán
A.1 Thẩm định chi tiết các khoản mục tài sản
Tài sản của doanh nghiệp nằm ở bên trái của bảng cân đối kế toán, baogồm giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đến khi lập báo cáothuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Đứng trên góc độ củangân hàng, trong thẩm định tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ đánhgiá các khoản mục chủ yếu sau:
- Tiền mặt: Dường như tiền mặt luôn là một cái gì đó mà ai cũng thích
sở hữu, doanh nghiệp cũng vậy, nhưng việc doanh nghiệp có quá nhiều tiềnmặt liệu có phải là một điều tốt ? Vị thế tiền mặt của doanh nghiệp thì sao,quá nhiều nợ chắc chắn là một điều không tốt, liệu điều đó có đúng với tiềnmặt ? Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền mặt trên tàikhoản thanh toán của doanh nghiệp tại ngân hàng Nó được sử dụng để trảlương, mua nguyên vật liệu, trả nợ, mua tài sản cố định…Tiền mặt là tài sảnkhông sinh lãi nhưng nó giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh vàđảm bảo khả năng thanh toán trong các trường hợp cần thiết Các lý thuyết tàichính doanh nghiệp nói rằng, mỗi doanh nghiệp nên có một mức tiền mặt
Trang 13thích hợp cho doanh nghiệp của mình, một lượng đủ để thanh toán lãi vay,các chi phí và chi tiêu vốn, ngoài ra còn phải dự trữ thêm một ít nữa để doanhnghiệp kịp xử lý trong những tình huống khẩn cấp Nhà đầu tư không phải làngười bên trong doanh nghiệp nên thông thường nếu nhìn thấy khoản mụctiền mặt trên bảng cân đối kế toán nhiều bao giờ cũng yên tâm hơn so với cácdoanh nghiệp có lượng tiền mặt ít hơn Nhất là khi qua các quý, hoặc qua cácnăm, lượng tiền mặt tăng lên đều đặn và ổn định, nó là một tín hiệu cho thấydoanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển rất mạnh Tiền mặt tíchlũy quá nhanh đến mức các nhà quản trị không kịp có thời gian để lên kếhoạch sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất Nói như thế không có nghĩa làbao giờ có nhiều tiền mặt hơn mức lý thuyết đưa ra cũng tốt Một mức tiềnmặt cao thể hiện trong bảng cân đối kế toán có thể khiến cho nhà đầu tư đặtcâu hỏi, nhất là khi lượng tiền mặt đột nhiên cao hơn mức bình thường Tạisao các nhà quản trị lại để tiền mặt ở đó mà không đem đi sử dụng? Nhà đầu
tư có quyền nghi ngờ vì doanh nghiệp đã mất các cơ hội đầu tư hoặc là banquản trị doanh nghiệp quá yếu kém nên đã không thể biết làm gì với lượngtiền mặt đó Việc để tiền mặt trong doanh nghiệp quá nhiều luôn có chi phí cơhội Tuy nhiên xét cho đến cùng thì các khoản vay ngân hàng sẽ được trảbằng tiền mặt, vì vậy, cán bộ tín dụng cần đánh giá được nhu cầu tiền mặt củadoanh nghiệp
- Các khoản phải thu: Là một loại tài sản của doanh nghiệp tính dựatrên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụtiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty Phảithu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán,bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợchưa đến hạn thanh toán Các khoản phải thu là nguồn chủ yếu để doanhnghiệp chi trả các khoản vay đến hạn nên nó phải được xem xét một cách cẩn
Trang 14thận Khi thẩm định khoản mục các khoản phải thu này, cán bộ tín dụng cầnđưa ra được những nhận xét về khả năng thu hồi được các khoản phải thu củadoanh nghiệp, loại trừ các khoản bán chịu không thu được hoặc khó thu hoặc
đã bán cho người khác Cán bộ tín dụng cần phải tính toán xác định vòngquay các khoản phải thu Khi đánh giá các khoản phải thu cán bộ tín dụng cầnphải xem xét mối quan hệ của nó với các khoản phải trả và các khoản nợ kháccủa doanh nghiệp
- Chứng khoán có giá: Là tài sản tài chính của doanh nghiệp, các tài sảnnày tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và có thể mang bán khi cần tiền để chi trả
- Dự trữ: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị thực các loại hàng tồnkho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Một phầnhàng hoá trong kho được hình thành từ vốn vay của ngân hàng Vì vậy mà cáccán bộ tín dụng cần xem xét tình hình biến động của hàng tồn kho ( số lượngtăng, giảm hay không thay đổi ), sau đó cán bộ tín dụng kiểm tra đến chấtlượng hàng tồn kho ( dễ bán hay khó bán )
- Tài sản cố định : Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấtkinh doanh và có giá trị lớn Đối với các khoản vay ngắn hạn thì ngân hàngthường không quan tâm nhiều đến tài sản cố định, họ không quan tâm đếnviệc bán tài sản cố định như một nguồn dùng để trả nợ Còn đối với các khoản
nợ dài hạn thì ngân hàng đặc biệt quan tâm đến tài sản cố định Có hai lý dochính khiến ngân hàng quan tâm đến khoản mục này Thứ nhất, tài sản cốđịnh được dùng như tài sản thế chấp tại ngân hàng Doanh nghiệp muốn vayvốn tại ngân hàng thì cần phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay đó Và cán
bộ tín dụng tiến hành đánh giá giá trị hiện tại của chúng theo sổ sách và tiếnhành so sánh với giá trị thị trường, giá trị thực tế để có thể đánh giá đượcchính xác giá trị của nó Một lý do nữa mà các cán bộ tín dụng cần đặc biệtquan tâm đó là trích khấu hao hàng năm của các tài sản cố định Khoản trích
Trang 15khấu hao này có thể được dùng để trả các khoản mà doanh nghiệp vay để tàitrợ cho các tài sản cố định đó
Tài sản và nguồn vốn là hai phần không thể tách rời nhau trong bảngcân đối kế toán Việc thẩm định các khoản mục tài sản không thể tách rờithẩm định các khoản mục nguồn vốn bởi vì nguồn vốn là nguồn hình thànhnên tài sản của doanh nghiệp Sau khi đã thẩm định các khoản mục bên tài sảnthì cán bộ tín dụng thẩm định các khoản mục bên nguồn vốn
A.2 Thẩm định các khoản mục bên nguồn vốn
Bên nguồn vốn thì có hai khoản mục chính : Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Nợ phải trả: là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán, nó phảnánh toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả tại thời điểm lậpbáo cáo Nợ phải trả là nguồn vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng của đối tác.Nhìn vào bảng cân đối kế toán , các khoản phải quá lớn sẽ dẫn đến doangnghiệp mất khả năng thanh toán Nếu như các khoản nợ của doanh nghiệp còndây dưa kéo dài thì ngân hàng cần xem xét lại uy tín của doanh nghiệp đó.Như vậy thông qua các khoản phải trả ngân hàng có thể biết được uy tín củadoanh nghiệp với bạn hàng Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn vàcác khoản nợ dài hạn Nợ ngắn hạn một khoản nợ của công ty hay một nghĩa
vụ nợ mà thường xác định trong khoảng thời gian 1 năm ( năm tài chính ) Nợngắn hạn bao gồm các khoản như nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phảinộp, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Thôngthường các khoản nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động Còn cáckhoản nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trên một năm hoặc sau một chu
kỳ kinh doanh ( nợ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụngkhác, vay bằng cách phát hành trái phiếu ) Các khoản nợ dài hạn được dùng
để tài trợ cho tài sản cố định
Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng cần phải quan tâm đến chủ nợ của
Trang 16doanh nghiệp Sở dĩ như vậy là vì nếu như ngân hàng giành vị trí quan trọngnhất trong danh sách các chủ nợ thì ngân hàng đó sẽ dễ dàng thu nợ hơn các
vị trí khác
Như vậy, khi đánh giá các khoản nợ của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng
có thể thấy được khả năng của doanh nghiệp trong tương lai và rủi ro tàichính mà doanh nghiệp có thể gặp phải
- Vốn chủ sở hữu: thường bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận khôngchia và nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu mới Vốn chủ sở hữu là một nhân tốquan trọng ảnh hưởng tới quyết định cho vay của ngân hàng Vốn chủ sở hữucho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp và là nhân tố giúpdoanh nghiệp chống đỡ rủi ro Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phần nàonói lên được vị thế của doanh nghiệp đó, đồng thời nó cũng là yếu tố đảm bảodoanh nghiệp không quá mạo hiểm trong kinh doanh khi sử dụng tiền vay
B Thẩm định các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánhtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện tráchnhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí,
lệ phí… trong một kỳ báo cáo Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệpqua các thời kỳ khác nhau và trong tương lai Khi tiến hành thẩm định tàichính doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp là vấn đề được cán bộ tíndụng đặc biệt quan tâm Bởi vì thông qua khoản mục lợi nhuận của doanhnghiệp thì cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động củadoang nghiệp Thẩm định báo cáo kết quả kinh doanh, cán bộ tín dụng sẽ tiếnhành thẩm định như sau:
- Thẩm định doanh thu: Cán bộ tín dụng cần phân tích mức tăng và tốc
Trang 17độ tăng trưởng doanh thu qua các năm Qua quá trình phân tích doanh thu kếthợp với những phân tích trong phần thẩm định về tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp để đưa ra các kết luận về những kết quả, hạn chế củadoanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường và mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh.
- Thẩm định chi phí: Khi đánh giá chỉ tiêu chi phí, cán bộ tín dụng cầnđánh giá những chi phí hợp lý của doanh nghiệp, những chi phí đóng góp vàoviệc tạo ra doanh thu Trên thực tế còn có những khoản chi phí chìm màdoanh nghiệp không thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh Vì vậy cán bộtín dụng cần thẩm định chi tiết khoản mục này vì nó có ảnh hưởng trực tiếpđến lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được Từ đó đưa ra các kết luận thẩm địnhchính xác
- Thẩm định lợi nhuận: Chỉ tiêu quan trọng nhất trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận Một doanh nghiệp có tồn tại và pháttriển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra đượclợi nhuận hay không Các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu
tư hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh của mình Và doanh nghiệp cũng sửdụng lợi nhuận để trả nợ cho các khoản vay của mình Vì vậy mà cán bộ tíndụng cần đánh giá, xem xét xem lợi nhuận thể hiện trên báo cáo kết quả kinhdoanh có phản ánh đúng thực tế không hay đó chỉ là con số ảo mà doanhnghiệp dựng lên để phục vụ cho mục đích vay vốn của mình Trên thực tế cónhững doanh nghiệp hoạt động có lãi nhưng lại mất khả năng thanh toán.Điều này là do sự lệnh pha giữa doanh thu và thu, giữa chi phí và chi Doanhthu khác với thu ở chỗ doanh thu được hạch toán khi mà người mua chấpnhận thanh toán, nhưng chưa biết là đã trả tiền hay chưa, trong khi đó thu làkhoản tiền thực tiền mà doanh nghiệp đã nhân được Chi phí và chi cũngtương tự như thế Đây chính là lý do mà các cán bộ tín dụng cần tiến hành
Trang 18thẩm định báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kết luận: Một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán với các khoảnmục lành mạnh, kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh với các khoản mụcchuyển biến theo chiều hướng tốt sẽ là cơ sở đảm bảo vững chắc cho việchoàn trả nợ vay Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải tìm hiểu rõ các khoảnphải trả bất thường của doanh nghiệp Các khoản mục này không xuất hiệntrên bảng cân đối kế toán nhưng có thể chuyển thành quyền đòi hỏi thực sự vềtài chính đối với doanh nghiệp và làm giảm các quỹ hiện có để tài trợ
C Thẩm định các khoản mục trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao và các tỷ số tài chính tốtchưa hẳn là doanh nghiệp đó có khả năng chi trả tốt khi không duy trì mứcngân quỹ ở mức độ hợp lý Số tiền thực trong quỹ của doanh nghiệp là yếu tốđảm bảo chính xác nhất khả năng trả nợ của doanh nghiệp Một tình trạng đãxảy ra đối với doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cao songmức ngân quỹ của doanh nghiệp lại rất thấp có khi là thâm hụt phải đi vay.Xảy ra tình trạng này là kế toán theo nguyên tắc dồn tích chứ không căn cứvào việc thực thu thực chi Chính vì thế mà phân tích dòng tiền của doanhnghiệp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công việc hết sức cần thiết đối vớicác cán bộ thẩm định
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một loại báo cáo tài chính của doanhnghiệp phản ánh dòng tiền thực tế của doanh nghiệp, được xác định trong mộtthời kỳ nhất định Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp được chia làm
ba phần: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt độngđầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, cán bộ tín dụng có thể biết được sự thay đổi dòng tiền của doanh nghiệpcũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp Cũng qua đó cán bộ tín dụngđánh giá và dự báo mức ngân quỹ của doanh nghiệp trong thời gian tới, đánh
Trang 19giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
D/ Thẩm định các khoản mục trong thuyết minh báo cáo tài chính : Thuyếtminh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp thêm các thông tin về tình hìnhsản xuất kinh doanh chưa có trong báo cáo tài chính Bên cạnh đó phải giải thíchthêm một số chỉ tiêu mà trong báo cáo tài chính chưa được trình bày
Kết luận: Như vậy, sau khi thẩm định các báo cáo tài chính, cán bộ tín
dụng sẽ có cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp Côngviệc tiếp theo của các cán bộ tín dụng là thẩm định các tỷ số tài chính
1.2.2.3 Thẩm định các tỷ số tài chính
Do các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tàichính của doanh nghiệp, nên các nhà tài chính đã dùng các tỷ số tài chính đểgiải thích thêm về mối quan hệ tài chính Các tỷ số tài chính có vai trò vôcùng quan trọng trong công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp Thông quacác tỷ số tài chính các cán bộ tín dụng có thể đánh giá được khả năng hoạtđộng, khả năng thanh toán, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp vay vốn…Đứng dưới góc độ ngân hàng, các tỷ số tài chính được dùng để so sánh giữacác kỳ, so sánh với chỉ số trung bình ngành, sau đó tuỳ vào mức độ quantrọng của các tỷ số mà cho điểm và đánh giá
Để thấy rõ được các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp như hiệu quả
sử dụng các nguồn lực, khả năng kiểm soát chi phí, tiêu thụ sản phẩm, khảnăng trang trải chi phí tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi…ngân hàng cần chú trọng phân tích các tỷ số tài chính sau Có bốn nhóm chỉtiêu dùng để thẩm định tài chính doanh nghiệp :
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riêng gì có ngân hàng mà còn có rấtnhiều đối tượng khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào có liên quan đếndoanh nghiệp như các nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên…Nhóm chỉ tiêu này
Trang 20phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn.Một doanh nghiệp có lịch sử thanh toán lành mạnh, sòng phẳng sẽ an toànhơn một doanh nghiệp luôn có nợ khó đòi hay quá hạn
- Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng ( tương đương tiền ), các khoản phải thu và dự trữ ( tồn kho ),còn nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng thươngmại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản
nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ… Tỷ số này cho biết khả năng thanh toánngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong mộtgiai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó Tỷ số này càng caothì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao vàngược lại Thông thường tỷ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đó được coi là
có khả năng đáp ứng nghĩa vụ các khoản nợ hiện hành
- Khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh toán nhanh = ( Tài sản lưu động - Dự trữ ) / Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số các tài sản quay vòng nhanhvới nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanhchóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, cáckhoản phải thu Tài sản dự trữ ( Hàng tồn kho ) là các tài sản khó chuyểnthành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu bán được
Nếu hệ số này lớn thì khả năng thanh toán tương đối khả quan Nếu tỷ
số này nhỏ thì cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên nếu quá tốt lại phản ánh tình hình
Trang 21không tốt vì vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Các tỷ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữudoanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ýnghĩa quan trọng trong thẩm định tài chính Các chủ nợ nhìn vào số vốn củacác chủ sở hữu doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng và sự bảo đảm antoàn cho các món nợ
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ ) : Tỷ số này được xác định bằng
cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản Tỷ số này được sử dụng để xác địnhnghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Thôngthường thì các chủ nợ thích hệ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số nàycàng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bịphá sản Trong khi đó các chủ doanh nghiệp lại mong muốn hệ số này cao vì
họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền quyết định kiểm soátdoanh nghiệp Nhưng nếu hệ số nợ này quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vàotình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí dẫn đến phá sản
- Khả năng thanh toán lãi vay :
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay=(Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay) / Lãi vay
Hệ số này nói lên trong kỳ doanh nghiệp đã tạo lợi nhuận gấp baonhiêu lần lãi phải trả về tiền vay Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năngchi trả lãi vay càng thấp và ngược lại Thông thường hệ số này được các chủ
nợ chấp nhận ở mức hợp lý khi nó lớn hơn hoặc bằng 2
- Khả năng trả nợ gốc :
Khả năng trả nợ gốc = ( Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao ) / Nợ gốc
Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ gốc dài hạn của doanh nghiệp Khingân hàng cho vay các khoản vay trung, dài hạn thì họ quan tâm đặc biệt tới
Trang 22các chỉ số này, bởi đây là nguồn trả nợ của doanh nghiệp.
- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động :
Các tỷ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sảnkhác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động
- Vòng quay tiền
Vòng quay tiền = Doanh thu / ( Tiền + Chứng khoán ngắn hạn )
Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm
- Vòng quay dự trữ
Vòng quay dự trữ = Giá vốn hàng bán / Dự trữ
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hànghoá bình quân, tỷ số này càng lớn thì càng tốt
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân ngày
Kỳ thu tiền bình quân chính là độ dài thời gian bình quân mà doanhnghiệp phải đợi để nhận tiền sau khi bán hàng, nó được sử dụng để đánh giákhả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thubình quân một ngày Tỷ số này mà thất thì chứng tỏ doanh nghiệp không bịđọng vốn trong khâu thanh toán Ngược lại, nếu tỷ số này cao chứng tỏ doanhnghiệp bị ứ đọng vốn, có thể gặp phải các khoản nợ khó đòi và chính sách bánhàng chưa phù hợp
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định :
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố địnhbình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nói lên cứ một đồng tài sản cố địnhđược đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần Nếu so với kỳ trước hệ số giảm thì phản ánh sức sản
Trang 23xuất của tài sản cố định giảm và ngược lại.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản
Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản củadoanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp
đã đầu tư So với kỳ trước hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tổng tài sảngiảm và ngược lại
- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà tài chính quan tâm Chúng là cơ
sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một
kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế / Doanh thu
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho doanhthu Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu
- Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu được bao nhiêu đồng lợinhuận Tất nhiên hệ số này càng cao càng tốt nhưng còn phụ thuộc rất nhiềuvào tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp của mỗi nước và doanh thu thuần Nếudoanh thu thuần lớn do giá bán tăng cao thì sự bền vững và khả năng cạnhtranh của sản phẩm kém, nhưng nếu hệ số quá cao vì doanh thu quá thấp nóilên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả
- Tỷ số thu nhập trên tổng tài sản ( ROA )
ROA = Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanhmang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Trong điều kiện bình thường chỉ tiêu này
Trang 24càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản càng tốt.
Ngoài việc phân tích các tỷ số tài chính cán bộ tín dụng còn sử dụngphương pháp phân tích DUPONT:
- PM là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sauthuế trong doanh thu của doanh nghiệp PM tăng có nghĩa là việc quản lýdoanh thu và quản lý chi phí của doanh nghiệp là có hiệu quả
- AU là hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh khả năngquản lý tài sản của doanh nghiệp
Nói tóm lại, các chỉ tiêu sinh lời của doanh nghiệp thể hiện kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích để ra quyết địnhtín dụng của ngân hàng Những doanh nghiệp nào có tỷ lệ sinh lời cao, việccho vay của ngân hàng càng an toàn Tuy nhiên không phải chỉ có nhữngdoanh nghiệp có lãi mới được ngân hàng xem xét cấp tín dụng mà trên thực tế
có trường hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có lợi nhuậnnhưng đang có xu hướng cải thiện và các chỉ số thanh toán, chỉ số hoạt độngđược đánh giá tốt…thì bên cạnh tư vấn cho khách hàng, các ngân hàng vẫn raquyết định cấp tín dụng cho họ
Kết luận: Việc xem xét về khía cạnh quy mô và sự biến động của các tỷ
số tài chính sẽ giúp ngân hàng làm rõ từng vấn đề đã đặt ra Để có bức tranhtổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp, trong quá trình thẩm định cáccán bộ tín dụng cần phải nắm rõ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa
Trang 25các tỷ số tài chính này Việc sử dụng phân tích DUPONT sẽ là cách tốt nhấtgiúp ngân hàng nối kết các tỷ số này với nhau, từ đó nhận dạng được cácnguy cơ rủi ro đe doạ đến khả năng sinh lợi, quy mô và thời điểm xuất hiệndòng tiền doanh nghiệp.
- Phân tích diễn biến vốn và nguồn vốn
Bên cạnh việc thẩm định các báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính,cán bộ tín dụng cần phải phân tích diễn biến nguồn vốn và việc sử dụng vốncủa doanh nghiệp
Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồnvốn giảm thì chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn
Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồnvốn tăng thì đó là việc tạo nguồn
Thông qua việc phân tích này, các cán bộ tín dụng sẽ biết được doanhnghiệp đã tài trợ cho các tài sản của mình bằng nguồn vốn nào, vai trò của cácnguồn vốn này ra sao và việc phân bổ nguồn vốn như vậy là có hợp lý hay không
Kết luận chung: Sau khi tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệpcán bộ tín dụng phải đánh giá được toàn bộ doanh nghiệp ( Những thànhcông, những tồn tại, khả năng thanh toán…) và đánh giá được rủi ro của ngânhàng ( Liệu ngân hàng có gặp phải rủi ro nếu như ngân hàng hợp tác vớidoanh nghiệp không? ) Và cuối cùng cán bộ tín dụng phải đưa ra được kếtluận tình hình tài chính doanh nghiệp và đề xuất quyết định nên hợp tác haykhông, nếu đề xuất hợp tác thì cần áp dụng biện pháp hay phương án bảo vệnào đối với khoản vay
1.3 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm
Thuật ngữ “ Chất lượng” đã được sử dụng từ lâu để mô tả các thuộc
Trang 26tính như đẹp, tốt, đắt,…Vì thế mà chất lượng dường như là một khái niệm rấtkhó hiểu và không thể quản lý, nó chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố chủquan và khách quan khác nhau.
Chất lượng là một vấn đề của nhận thức riêng, cái mà người này cho làsản phẩm chất lượng thì đối với người khác đây không phải là sản phẩm chấtlượng Mọi người có các nhu cầu và yêu cầu khác nhau về sản phẩm, các quátrình và tổ chức Ví dụ như : đối với người sản xuất, họ coi chất lượng là điều
họ phải làm để đáp ứng các quy định và nhu cầu của khách hàng đặt ra vàđược khách hàng chấp nhận Còn đối với người tiêu dùng thì họ coi hàng hoá
là chất lượng khi mà nó thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ, nhưng đi kèm vớichi phí vừa phải và đặt trong so sánh với hàng hoá cùng loại của người sảnxuất khác Ở mỗi nước có nền văn hoá riêng cho nên khái niệm về chất lượngcũng không giống nhau và ngay cả trong một nước khái niệm chất lượng cũngkhông giống nhau
Theo từ điển thuật ngữ học kinh tế học ( NXB từ điển bách khoa HàNội – 2001 ) thì “ Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một hàng hoá haydịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người mua Vật liệu, kiểu dáng và kỹ thuậtchế biến… là những đặc điểm quan trọng của chất lượng ảnh hưởng đến việcngười tiêu dùng mua sản phẩm đó”
Còn theo tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hoá ISO, trong dự thảo DIS9000:2000 thì “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệthống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liênquan”
Đứng trên quan điểm ngân hàng thì có thể hiểu chất lượng thẩm địnhtình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàngthương mại như sau : “ Chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanhnghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là tập hợp các đặc
Trang 27tính của thẩm định đáp ứng được các yêu cầu và mục đích của ngân hàng,đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng”.
Để hiểu thêm về chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp thì taphải thấy được tầm quan trong của chất lượng thẩm định tài chính doanhnghiệp đối với ngân hàng và các chỉ tiêu phản ánh nó
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất của ngân hàngthương mại song cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất Rủi ro tín dụng là khảnăng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vaykhông trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Có rất nhiềunguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhưng tất cả đều dẫn đếnmột kết quả là ngân hàng không thu hồi được các khoản tiền mà khách hàngvay Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dựđoán các vấn đề xảy ra Vấn đề cần quan tâm ở đây là phải hạn chế rủi ro đếnmức thấp nhất có thể Vì vậy mà các ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡngkhách hàng một cách toàn diện trước khi cấp tín dụng, đa dạng hoá kháchhàng, sàng lọc và giám sát khách hàng Trong đó thẩm định tình hình tàichính doanh nghiệp là rất quan trọng Thông qua quá trình thẩm định tài chínhdoanh nghiệp xin vay vốn, ngân hàng sẽ đánh giá được khả năng trả nợ củadoanh nghiệp một cách sát thực hơn và ý muốn trả nợ thực sự có nhu cầu vốnkhông và mức mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp có thể là bao nhiêu Thẩmđịnh tài chính doanh nghiệp là rất cần thiết vì nếu công tác thẩm định khôngchính xác sẽ dẫn đến việc ra quyết định tín dụng sai lầm và dẫn đến rủi ro chongân hàng
Nhận thức được rõ vai trò của thẩm định tài chính doanh nghiệp nhưvậy, các ngân hàng còn cần phải nâng cao chất lượng thẩm định Vì chất
Trang 28lượng thẩm định kém, dẫn đến các kết luận không chính xác và dẫn đếnnhững quyết định sai lầm Chính vì vậy ta cần xem xét một số chỉ tiêu phảnánh chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay củangân hàng.
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Khi đánh giá chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp thì có rấtnhiều chỉ tiêu, nhưng đứng dưới góc độ ngân hàng thì có một số chỉ tiêu sau:
1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính:
- Mức độ chính xác của kết quả thẩm định : Chất lượng của việc thẩm
định tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở mức độ chính xác của kếtquả thẩm định Ngân hàng có đánh giá chính xác, toàn diện tình hình tài chínhdoanh nghiệp hay không? Các đánh giá đó đều ảnh hưởng đến việc ra quyếtđịnh cấp tín dụng cho doanh nghiệp Tính chính xác ở đây còn thể hiện ở việcngân hàng có lựa chọn được doanh nghiệp tốt để cho vay, những doanhnghiệp có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng
- Tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định tài chính doanh nghiệp: Tất cả các ngân hàng bên cạnh phải thực hiện theo quy trình thẩm định
chung của NHNN đặt ra, còn có các quy định riêng về quy trình thẩm định tàichính Quy trình thẩm định khoa học và không chồng chéo sẽ tiết kiệm đượcthời gian và chi phí thẩm định Quy trình thẩm định ngắn hạn phản ánh đượcđầy đủ tình hình doanh nghiệp thì chất lượng thẩm định được nâng cao
- Sự hài lòng của khách hàng: là tiêu chuẩn hàng đầu của hầu hết các
ngân hàng Ngân hàng cung cấp các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầucủa khách hàng Trong hoạt động tín dụng, khách hàng vay vốn tại ngân hàngmong muốn việc cấp duyệt hạn mức, thẩm định được diễn ra nhanh chóng.Mức độ hài lòng của khách hàng cao phản ảnh được chất lượng thẩm định tại
Trang 29ngân hàng đó là tốt.
1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng:
- Thời gian thẩm định tài chính doanh nghiệp: Chất lượng của kết quả
thẩm định tài chính doanh nghiệp còn phụ thuộc vào thời gian thẩm định Kếtquả thẩm định dù có chính xác đến đâu mà thời gian thẩm định kéo dài thìcũng không được coi là có chất lượng Nếu thời gian thẩm định kéo dài sẽ gâytốn kém cho ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Hơn thế nữa,trong thời gian cạnh tranh ngày nay, thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng,nếu chậm trễ sẽ mất cơ hội cho vay và làm giảm uy tín của ngân hàng
- Chi phí thẩm định tài chính doanh nghiệp: Kết quả thẩm định tốt mà
chi phí cho nó quá lớn thì cũng không đảm bảo được chất lượng thẩm đinh.Chi phí thẩm định lớn ( xét trong điều kiện món vay cụ thể ) sẽ làm giảm lợinhuận của ngân hàng
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tín dụng
Thông qua các khoản nợ quá hạn và tỷ lệ các khoản nợ quá hạn trêntổng dư nợ, có thể đánh giá được mức độ an toàn của các khoản vay Tỷ lệ nợquá hạn quá lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Vì vậy mà ngân hàng có mức nợ quá lớn và tỷ lệ nợ quá hạn cao mộtphần nói lên rằng chất lượng thẩm định của doanh nghiệp thấp và ngược lại.Theo quyết định 493/2005-NHNN về phân loại nợ thì các tổ chức tín dụng,ngân hàng có thể phân ra thành năm nhóm nợ:
-Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) là các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tíndụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấulại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, batháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có
Trang 30khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấulại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.
- Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý ): bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơcấu lại
- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại
- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến
360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ): bao gồm các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, Các khoản nợ đã
cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấulại
Đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:
+ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với tổ chứctín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổchức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đóvào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro
+ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại)
mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của kháchhàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại cáckhoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro
Các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được xếp vào nợ xấu, nếu tỷ lệ nợxấu của doanh nghiệp quá lớn, chứng tỏ công tác thẩm định tại ngân hàng
Trang 31chưa tốt, ảnh hưởng đến quyết định cho vay và cuối cùng là ảnh hưởng tới lợinhuận.
Ngân hàng có quy định trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ, nếu tỷ lệtrích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ lớn thì chứng tỏ các khoản nợ quáhạn của ngân hàng càng lớn, rủi ro cho ngân hàng lớn và có thể làm cho lợinhuận giảm
Đối với ngân hàng, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chấtlượng của thẩm định tài chính Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ quálớn thì ngân hàng đang đứng trước khó khăn có thể dẫn đến phá sản Và điềunày cũng phản ánh được chất lượng thẩm định tài chính là không tốt
- Dư nợ cuối kỳ, doanh số cho vay trong kỳ, khả năng sinh lời : Đa số các
ngân hàng thương mại đều muốn đạt doanh số cho vay ở mức cao nhưngyếu tố chất lượng của doanh số cho vay lại quan trọng hơn, là vì nó quyếtđịnh đến sự phát triển của ngân hàng Độ lớn của doanh số cho vay phảiphù hợp với khả năng huy động vốn của ngân hàng, đảm bảo tỷ lệ an toàn
Trang 32khi cho vay Các chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng thẩm định tàichính doanh nghiệp của ngân hàng Nếu dư nợ cuối kỳ tăng, doanh số chovay lớn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngânhàng cao cho thấy chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngânhàng là tốt Và ngược lại, nếu dư nợ cuối kỳ không tăng, tỷ lệ nợ quá hạncao, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thấp cho thấy công tác thẩm địnhcòn nhiều hạn chế.
Kết luận: Đứng trên giác độ ngân hàng thì có rất nhiều chỉ tiêu để phảnánh chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngân hàng Vì vậy khithẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết kết hợp các chỉ tiêu đó Kết quảthẩm định được gọi là tốt nếu như các nhận xét và đánh giá của các cán bộ tíndụng là chính xác và khách quan, với thời gian và chi phí thấp Và điều nàydẫn đến việc ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn nhất trong hoạtđộng tín dụng để đảm bảo tính an toàn và tăng thu nhập cho mình
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Như phân tích ở trên chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp cóvai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định cấp tín dụng Thông qua côngtác thẩm định tài chính doanh nghiệp cán bộ tín dụng có thể biết được tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động có tốt không, có nhữngthuận lợi khó khăn gì…để từ đó ra quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảođược khả năng thu hồi vốn và lãi Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chấtlượng thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngân hàng, mỗi nhân tố có tácđộng mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khác nhau Nói chung là
có thể chia thành hai nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách
Trang 331.4.1 Các nhân tố chủ quan
- Ý thức, trình độ của cán bộ tín dụng: có ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác thẩm định tài chính doanh nghiệp Nếu như các cán bộ thẩm định có mốiquan hệ thân thiết với khách hàng và cho qua các bước thẩm định quan trọngthì hậu quả của nó có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn tới ngân hàng Vìvậy, cán bộ tín dụng cần có ý thức tốt về nghề nghiệp của mình thì hiệu quảđem lại sẽ toàn diện hơn Tuy nhiên chỉ có ý thức thôi thì chưa đủ, mà cònphải kể đến trình độ của các cán bộ tín dụng, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tớikết quả thẩm định Cán bộ tín dụng có trình độ phân tích tốt, nhanh nhạy vàsắc bén trong công việc sẽ đánh giá được đúng đắn thực trạng tài chính doanhnghiệp
- Quy trình thẩm định của ngân hàng: là tổng hợp các nguyên tắc, quy
định của ngân hàng trong thẩm định Cán bộ tín dụng khi thẩm định phải tuânthủ chặt chẽ các quy định, quy trình thẩm định Quy trình thẩm định của ngânhàng phải chi tiết, rõ ràng, có hướng dẫn cụ thể để cán bộ tín dụng có thể địnhhướng tập trung vào vấn để cần phân tích nào và cuối cùng là đưa ra đượcquyết định có cấp tín dụng hay không, nếu có thì hạn mức là bao nhiêu?
- Cơ chế giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng: cũng là một nhân
tố tác động đến chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngân hàng.Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát tốt thì sẽ hạn chế và khắc phục kịpthời những sai sót trong quá trình thực hiện công tác thẩm định Nhờ vậy màchất lượng của công tác thẩm định sẽ được nâng cao hơn
- Sự phối hợp giữa các bộ phân tín dụng trong ngân hàng cũng đem lại
chất lượng tốt hơn cho công tác thẩm định khách hàng nói chung và trongcông tác thẩm định tài chính nói riêng Nó vừa có tác dụng kiểm tra, giám sát
Trang 34lẫn nhau vừa có tác dụng cung cấp bổ sung những thông tin cần thiết cho quátrình thẩm định.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định: điều
kiện làm việc và cơ sở vật chất có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thẩmđịnh Mỗi ngân hàng sẽ có phần mềm máy tính, trang thiết bị khác nhau.Ngân hàng nào biết cách đầu tư cho máy móc, trang thiết bị, xây dựng đượccác phần mềm máy tính chuẩn và thiết lập được quy trình thẩm định chặt chẽthì công tác thẩm định sẽ đạt hiệu quả cao hơn
- Số lần cán bộ tín dụng xuống cơ sở sản xuất: Như đã trình bày ở trên,
nếu như cán bộ tín dụng chỉ thẩm định các báo cáo tài chính mà các doanhnghiệp xin vay vốn thì sẽ không phản ánh hết được tình hình tài chính củadoanh nghiệp Chính vì thế mà cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tratình hình sản xuất của doanh nghiệp bằng cách tiếp xúc trực tiếp với chủdoanh nghiệp và xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để có những đánhgiá chính xác về doanh nghiệp Cán bộ thường xuyên xuống cơ sở sản xuất thìviệc thu thập thông tin được cập nhật và chính xác hơn và dẫn tới chất lượngthẩm định được nâng cao
- Tiến trình giải ngân vốn: Trong hợp đồng tín dụng thường xác định
các điều kiện và kì hạn giải ngân Thường với các khoản vay nhỏ và trongthời gian ngắn, ngân hàng cấp tiền vay một lần vào đầu kì Còn đối với cáckhoản vay lớn và dài hạn thì ngân hàng cấp tiền theo kì hạn và với điều kiện
cụ thể của mỗi lần cấp vốn Tiến trình giải ngân vốn phải phù hợp với mónvay và thời hạn vay Tiến trình giải ngân vốn phù hợp sẽ nâng cao được chấtlượng thẩm định tài chính doanh nghiệp và ngược lại
1.4.2 Các nhân tố khách quan
* Thông tin và chất lượng thông tin: Trước hết, đó là nguồn thông tinphục vụ cho công tác thẩm định, một trong những nhân tố tác động sâu sắc nhất.Việc phân tích khách hàng chỉ hữu ích khi các thông tin đầu vào phải đảm bảo
Trang 35tính chính xác Nguồn thông tin thiếu tính trung thực và đầy đủ sẽ dẫn đến toàn
bộ kết quả thẩm định bị sai lệch, dẫn đến kết quả tín dụng không đúng đắn
Có một vài lý do khiến doanh nghiệp cung cấp những con số tàichính không chính xác so với hoạt động của doanh nghiệp Thực tế doanhnghiệp nào đi vay cũng sẽ cố gắng tìm cách đưa ra số liệu chứng minh tìnhhình tài chính là lành mạnh nhất Kể cả các số liệu đã được kiểm toán đôikhi trên thực tế cũng chưa được sát sao Vì vậy, trong nhiều trường hợpngân hàng còn phải tìm cách lấy thông tin từ các cơ quan nhà nước như cơquan thuế, từ bạn hàng hay chủ nợ của doanh nghiệp,…Nhưng thực tếkhông phải bất cứ tổ chức nào cũng sẵn lòng hợp tác với ngân hàng Vì vậycác cán bộ tín dụng cần phải đến tận doanh nghiệp để tìm hiểu thực tế hoạtđộng của doanh nghiệp
* Số vụ việc được phát hiện sử dụng vốn sai mục đích: Có nhiều
khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng bằng các thủ đoạn tinh vi Nhiềukhách hàng khi vay được tiền liền thay đổi ý đồ kinh doanh, sử dụng sangmục đích khác mạo hiểm hơn Và như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượngthẩm định Nếu số vụ việc sử dụng vốn sai mục đích càng lớn thì chấtlượng thẩm định càng giảm và ngược lại số vụ việc sai mục đích càng ít thìchất lượng tín dụng được đảm bảo
* Môi trường pháp lý: Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều hoạt động
trong một môi trường pháp lý nhất định Đó là một hệ thống các văn bản phápluật điều chỉnh của ngân hàng và doanh nghiệp Nếu như hệ thống văn bảnpháp luật chồng chéo, không toàn diện, không đồng bộ có thể dẫn đến hiệntượng không minh bạch trong công bố thông tin, quan liêu,…làm cho thôngtin không phản ánh thực tế tình hình hoạt động doanh nghiệp Và cuối cùngảnh hưởng đến kết quả thẩm địn
* Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại: Ngày này các ngân
Trang 36hàng thương mại càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thịtrường Sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng giảm các thủ tục, thời giantrong việc phân tích và điều này làm cho công tác thẩm định tài chính của cáccán bộ tín dụng ngân hàng đôi khi không đầy đủ và thực sự chính xác.
* Thị trường: Nền kinh tế có nhiều sự biến động bất thường không theo
một quy luật nào cả, tạo ra các biến động đối với các yếu tố đầu vào và sảnphẩm đầu ra của doanh nghiệp Từ đó, làm cho các kết luận ở nội dung cácbáo cáo trở nên không chính xác, gây khó khăn cho công tác thẩm định củacán bộ tín dụng ngân hàng Vì vậy, đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nộidung thẩm định của ngân hàng
* Tình hình tăng trưởng kinh tế: Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định
cũng có nghĩa là những dự đoán của người thẩm định có khả năng sát vớithực tế hơn Tương tự như vậy kết quả thẩm định tài chính của một doanhnghiệp phát triển ổn định thường chính xác hơn của một doanh nghiệp cùngngành có nhiều biến động
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thành lập01/04/1963, luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với
uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thươngmại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động củangân hàng Ngày 01/09/2008 vừa qua, Vietcombank được trao giải là mộttrong 10 doanh nghiệp lớn nhất diễn ra tại trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội
do báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ ngoại giao phối hợp với Tạp chí nhàkinh tế thuộc tập đoàn truyền thông hàng đầu của Anh tổ chức
Năm 1984, do nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trên địa bàn HàNội, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết Hà Nội cần có ngânhàng Ngoại thương để phát triển kinh tế đối ngoại của thủ đô Ngày 22 tháng
12 năm 1984, tổng giám đốc ngân hàng ngoại thương Việt Nam Nguyễn DuyGia ký quyết định số 177 thành lập chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Vietcombank) đi vào hoạtđộng ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, được nhà nước công nhận là doanh nghiệp loại I Trong quá trìnhphát triển, Vietcombank Hà Nội vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huânchương Lao động Hạng Ba và là một trong những chi nhánh hàng đầu trong
hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, là ngân hàng thương mại đượcgiới tài chính quốc tế xếp hạng tốt nhất Việt Nam
Trang 38Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chinhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có truyền thống kinh doanh đốingoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác Đếncuối năm 2006, chi nhánh Vietcombank Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm :
- 8 phòng giao dịch
- 1 quầy thu đổi ngoại tệ
- Cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội.Vietcombank Hà Nội với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cungcấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngânhàng, VCB Money, i-B@nking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự độngATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, VietcombankSG24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên Ngânhàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêucầu của khách hàng
Năm 2007, ngân hàng ngoại thương đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụtrọng tâm của năm, duy trì và nâng cao vị thế hàng đầu của ngân hàng ngoạithương Việt Nam bao gồm : duy trì nhịp độ tăng trưởng từ 15 – 25%/năm, đadạng hoá đối tượng khách hàng và mở rộng thị trường mục tiêu, phát triển sốlượng sản phẩm ngân hàng hiện đại, tập trung hóa hoạt động, tăng cường vốnđầu tư các đơn vị khác, ứng dụng cơ chế quản lý hiện đại, từng bước nâng cấpcông nghệ phù hợp yêu cầu phát triển Mặt khác đã thực hiện thành côngnhiệm vụ cổ phần hoá
Về dài hạn, ngân hàng ngoại thương tiếp tục kiên trì thực hiện các giảipháp chiến lược để từng bước thực hiện tầm nhìn 2015 trong hàng ngũ 70định chế tài chính hàng đầu Châu Á với phạm vi hoạt động cả trong nước vàquốc tế Những giải pháp chủ đạo bao gồm đa dạng hoá hình thức sở hữunhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động; tăng cường năng lực
Trang 39quản trị điều hành và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; tăng cường năng lựctài chính, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Hà Nội trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển nguồn nhân lực thông qua cácgiải pháp đào tạo tuyển dụng nguồn nhân tài trong và ngoài nước cũng nhưthu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển.
Năm 2008, kinh tế thế giới trên đà khởi sắc, Việt Nam mở rộng cánhcửa hội nhập vào WTO, đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh, thị trườngvốn, tiền tệ, bất động sản và hàng hoá, tiếp tục kiện toàn phát triển, mặc dùphải đối phó với nhiều thách thức, ngân hàng ngoại thương Hà Nội đang đứngtrước một vận hội phát triển bức phá Như vậy, sau hơn 30 năm hoạt động vàphát triển, bằng sự ủng hộ quan tâm của các ban ngành hữu quan, sự tínnhiệm của các đối tác và bạn hàng, sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộnhân viên ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung và ngân hàng ngoạithương Hà Nội nói riêng, đã gặt hái được những thành công và vị thế trong vàngoài nước
2.1.2 Cơ cấu và mạng lưới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Trang 40Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh
ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
BAN GIÁM ĐỐC
BÀ TRỊNH THỊ ĐỨC PHÓ GIÁM ĐỐC
BÀ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC HỘI
P.Kế toán tài chính
Hội đồng tín dụng
Hội đồng miễn giảm lãi
Hội đồng thi đua
Hội đồng lương Hội đồng xử
lý rủi ro