1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC

96 750 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1: Tổng hợp danh sách LĐ các phòng 46

Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh53 Bảng 3: Hoạt động huy động vốn NHCT chi nhánh Chương Dương qua các năm 58

Bảng 4: Tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh 58

Bảng 5: Hoạt động ngoại hối qua các năm 2004-2006 62

Bảng 6: Tổng thu chi tiền mặt 63

Bảng 7: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Chương Dương 65

Bảng 8 :Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án 70

Bảng 9: Phân tích độ nhạy 73

Bảng10: Hiệu quả của dự án đầu tư 74

Bảng11: Dự trù lãi lỗ 75

Bảng 12: Dự trù lưu chuyển tiền tệ 76

Bản13: Điểm hoà vốn 77

Bảng 14: Tính trả nợ vay 79

Bảng 15: Khả năng hoàn trả vốn vay 80

Bảng 16: Thời gian hoà vốn 81

Bảng 17: Kế hoạch kinh doanh năm 2007 88

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 8

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 8

1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM 8

1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM 9

1.1.3 Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM 10

1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM .11 1.2.1 Khái niệm chung về dự án 11

1.2.2 Phân loại dự án 12

1.2.3 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 16

1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 17

1.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án 35

1.3.1 Khái niệm 35

1.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng TĐTCDA 36

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTCDA 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG 36

2.1 Giới thiệu về chi nhánh NHCT Chương Dương 40

2.1.1 Sự ra đời và phát triển .40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 44

2.1.3 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 57

2.2 Thực trạng chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương 65

2.2.1 Quy trình TĐTCDA 65

Trang 4

2.2.2 Nội dung TĐTCDA 66

2.2.3 Ví dụ minh hoạ về dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất khí công nghiệp (giai đoạn III) 69

2.3 Đánh giá chất lượng TĐTCDA của chi nhánh NHCT Chương Dương 81

2.3.1 Những kết quả đạt được 81

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 82

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĐTCDA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG 81

3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 85

3.1.1 Định hướng cho hoạt động cho vay 85

3.1.2 Định hướng trong cho công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay 86

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh trong thời gian tới 87

3.2.1 Hoàn thiện công tác TĐTCDA 87

3.2.2 Hoàn thiện nội dung, phương pháp quy trình TĐTCDA 88

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực 90

3.2.4 Nâng cao chất lượng của công tác thu thập và xử lý thông tin 90 3.2.5 Hoàn thiện về cơ sơ vật chất trang thiết bị 91

3.2.6 Xây dựng môi trường làm việc theo hướng HĐH cho nhân viên 91

3.3 Kiến nghị……… 91

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ ngành liên quan……….….91

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước……….………91

3.3.3 Kiến nghị với NHCT Việt Nam……… …92

3.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư……….93

KẾT LUẬN 95

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước đang chuyển mình với những bước tiến mới, những thànhtựu lớn lao trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Đặc biệt sựkiện Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 đã đem lại những thời cơ vàthách thức cho nền kinh tế VN nói chung và thị trường ngân hàng tài chínhnói riêng Với phương châm “chớp thời cơ và loại bỏ khó khăn”, các ngânhàng VN trong thời gian qua đặc biệt trong năm 2006 đã đạt được kết quả khảquan Nằm trong hệ thống 5 ngân hàng nhà nước NHCT cũng đã gặt hái đượcnhững thành quả đáng kinh ngạc Để làm nên thắng lợi đó là công sức của rấtnhiều chi nhánh trong hệ thống NHCT VN Một trong những chi nhánh xuấtsắc trực thuộc NHCT VN phải kể đến là chi nhánh NHCT Chương Dương.Một trong những chi nhánh có bề dày được thành lập từ năm 1988 và liên tụcgặt hái được những thành công lớn trong quá trình phát triển của mình Vớitruyền thống đoàn kết thống nhất với tinh thần lao động hăng say sáng tạo, tậpthể chi nhánh NHCT Chương Dương quyết tâm phát huy những thành quả đạtđược, cùng nhau khắc phục khó khăn, khai thác mọi cơ hội cho phát triển,thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Kết quả mà ngân hàng đạt được trong hoạt động cho vay theo dự án lànhờ ngân hàng đã biết chú trọng tới công tác thẩm định tài chính dự án Dovậy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh hầu như không đáng kể công tác thẩmđịnh đã được đặt đúng vị trí nên chất lượng thẩm định được nâng cao lên Từ

đó làm cơ sở để ngân hàng ra các quyết định cho vay đúng đắn đem lại thunhập và hạn chế rủi ro mà ngân hàng gặp phải Đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệuquả trong hoạt động tín dụng đặc biệt là trong hoạt động cho vay trung và dàihạn theo dự án

Trang 6

Từ lý luận và thực tiễn trên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng

thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đối tượng nghiên cứu là

chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay đặc biệt là chovay trung và dài hạn, cho vay theo dự án

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề song vẫn còn rất nhiều saisót vậy em mong thầy cô góp ý bổ sung cho chuyên đề của em được hoànthiện hơn Em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương cùng cácanh chị trong phòng khách hàng I và ban lãnh đạo NHCT Chương Dương đãgiúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.1 Hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM

Sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và hệthống tài chính nói chung gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế sảnxuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triểncủa ngân hàng và đến lượt sự phát triển của ngân hàng trở thành động lựcphát triển kinh tế Với hình thức ngân hàng đầu tiên - ngân hàng của các thợvàng, hoặc ngân hàng của những người cho vay nặng lãi - thực hiện cho vayvới các cá nhân, chủ yếu là người giàu nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng.Cùng với sự phát triển của công nghệ hoạt động của ngân hàng đã có nhữngbước tiến rất nhanh Nó là một loại hình tổ chức quan trọng trong nền kinh tế.Cái tên NHTM là để nói lên đây là ngân hàng của các nhà kinh doanh thươngmại vì nó vốn dĩ được hình thành trên cơ sở là các nhà kinh doanh trên lĩnhvực thương mại và quay trở lại phục vụ các nhà kinh doanh thương mại

Ngân hàng thương mại thực chất là một tổ chức kinh tế kinh doanh trênlĩnh vực tiền tệ, những người làm nghề này còn gọi là những nhà buôn tiền,.Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàngvới nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tíndụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán

Hiện nay hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nóiriêng phát triển như vũ bão mô hình ngân hàng đa năng theo hướng hiện đạihoá với đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và các tiện ích góp phần tăng lợinhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Song các hoạt động cơ bản củangân hàng vẫn xoay quanh ba hoạt động chính là huy động vốn, cho vay vàcung cấp dịch vụ

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM nó đóng một vaitrò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng Nguồn tài

Trang 8

nguyên quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM phải kểđến là tiền gửi của khách hàng gồm có tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiếtkiệm Ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng hình thức vay NHNN vaycác tổ chức tín dụng khác hay vay trên thị trường vốn bằng cách phát hànhcác giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu) ra công chúng Ngoài ra còn cócác nguồn trong thanh toán, nguồn uỷ thác và các nguồn khác.

Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách tạo nên lợi nhuận lớnnên các NHTM đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cáchtrả lãi cho người gửi tiền Các ngân hàng luôn tìm kiếm những khách hàng trảlãi suất cao và không dễ vỡ nợ Bằng cách cung cấp nhiều tiện ích khác nhaungân hàng huy động ngày càng nhiều tiền gửi là điều kiện để mở rộng chovay và hạ lãi suất cho vay NHTM từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã

mở rộng cho vay trung và dài hạn , cho vay đầu tư vào bất động sản Nhiềungân hàng còn mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, chothuê

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngân hàng cũng cung cấp thêmcác danh mục dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích thoã mãn nhu cầu đa dạngcủa khách hàng Như dịch vụ tư vấn uỷ thác, dịch vụ môi giới chứng khoán,dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại

Trên đây là một vài nét về các hoạt động cơ bản của NHTM song với

sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng đã và đang góp phần làmthay đổi dần các hoạt động này Thanh toán điện tử đang thay thế đần thanhtoán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán Cácloại thẻ phát triển không ngừng thay thế dần tiền giấy, dịch vụ ngân hàng tạinhà đang tạo ra rất nhiều tiện ích cho cộng đồng

1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM

Hình thức ngân hàng dựa trên số tiền huy động từ khách hàng đưa tiềncho vay với cam kết khách hàng sẽ trả gốc và lãi trong thời gian xác định.Cho vay là hoạt động rất quan trọng tạo nên lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nó

Trang 9

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi roảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng.

Có rất nhiểu tiêu thức để phân loại hoạt động cho vay

Phân loại theo hình thức cấp tín dụng có thể phân loại thành cho vaythấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luânchuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp

Căn cứ vào thời gian có thể phân thành

- Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn dưới 1 năm

- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm

- Cho vay dài hạn: Khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên

Căn cứ vào mục đích cho vay có thể phân thành cho vay thương mại,cho vay tiêu dùng, cho vay theo dự án

Các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu để mua sắm thiết bị, xâydựng cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ với sự phát triển nhanh chóng củakhoa học và công nghệ, để tồn tại và phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạnngày càng gia tăng Các hoạt động đầu tư này thực hiện thông qua các dự án.Hoạt động đầu tư và dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đầu tư theo dự

án đang trở thành xu hướng phổ biến trong nền kinh tế thị trường Vì vậy cóthể nói dự án có một vai trò rất quan trọng Dự án là nguồn gốc tạo ra cơ sởvật chất kỹ thuật nguồn lực mới cho sự phát triển, là phương tiện chuyển dịch

và phát triển cơ cấu kinh tế, giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, về sảnphẩm dịch vụ trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện

bộ mặt kinh tế xã hội quốc gia

1.1.3 Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM

Cho vay theo dự án là một xu thế tất yếu hiện nay mà các NHTMkhông thể bõ lỡ cơ hội đầu tư hiệu quả này

Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhằmthực hiện dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng Một trong những yêucầu của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế

Trang 10

hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án Phân tích dự án là cơ sở đểngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả củadoanh nghiệp.

Đặc điểm của cho vay theo dự án là vốn vay thường tài trợ cho dựa ánlớn, thời hạn vay thường trung và dài hạn, lãi suất thường cao, khả năng tiềm

ẩn rủi ro là rất lớn, việc quản lý tiền vay rất phức tạp

Việc ra quyết định cho vay phụ thuộc rất nhiều yếu tố đòi hỏi ngânhàng phải xem xét phân tích thật kỹ lưỡng Trong đó công tác thẩm định tàichính dự án là rất quan trọng mục tiêu quan tâm đầu tiên của ngân hàng khi raquyết định Một dự án muốn hiệu quả hay không phải cho ta biết được hiệuquả tài chính của nó dựa trên các phương pháp để đánh giá như phân tích quaNPV, thời gian hoàn vốn, tỷ suất thu nhập bình quân Hoạt động cho vaytheo dự án có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào chất lượng của công tácthẩm định tài chính dự án (TĐTCDA)

1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

1.2.1 Khái niệm chung về dự án

Đầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh

tế Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xãhội trong tương lai Ngày nay nhằm tối đa hoá hiệu quả đầu tư, các hoạt độngđầu tư đều được thực hiện theo dự án

Trong Quy chế đầu tư và xây dựng theo Nghị định 52/1999/NĐ-CPngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn

để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạtđược sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cải tiến, nâng cao chất lượngcủa sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định

Với các quan điểm khác nhau có thể có rất nhiều khái niệm khác nhau

về dự án Song một cách tổng quát nhất dự án được hiểu là một tập hợp các

Trang 11

hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt đượctrong tương lai ý tưởng đã đặt ra với nguồn lực và thời gian xác định.

Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý

và tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội

- Dự án bị khống chế thời hạn Là một tập hợp các hoạt động đặc thùphải có thời hạn kết thúc Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất

cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nềnkinh tế

- Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực về vốn vật tư và lao động Vớinhững dự án càng lớn mức độ ràng buộc càng cao

1.2.2 Phân loại dự án

Trên thực tế, các dự án rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thờihạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

- Theo người khởi xướng: Dự án được phân loại thành dự án cá nhân;

dự án tập thể; dự án quốc gia; dự án quốc tế

- Theo lĩnh vực dự án: Dự án được phân thành dự án xã hội; dự án kinh

Trang 12

- Theo cấp độ: Dự án được phân loại thành dự án lớn và dự án nhỏ.Đây là cách phân loại tổng hợp nhất của dự án.

Dự án lớn thường là các chương trình phức hợp và chuyên ngành tầm

cỡ quốc tế, quốc gia, miền vùng lãnh thổ liên ngành, địa phương Đặc trưngcủa dự án này là vốn đầu tư lớn, số lượng các chủ thể tham gia đông, sử dụngnhiều công nghệ phức tạp khác nhau, thời hạn dài, có ảnh hưởng lớn đến môitrường kinh tế và sinh thái Các dự án lớn thường đòi hỏi nhà quản lý phải cóphẩm chất tốt, đặc biệt là khả năng giao tiếp tốt và năng lực tổ chức cao nhằmthiết lập hệ thống quản lý và tổ chức thực hiện dự án thành công

Dự án nhỏ thường là dự án cá nhân, dự án của tổ chức kinh tế hoặc tổchức xã hội Các dự án này không đòi hỏi nhiều vốn thời gian thực hiệnthường ngắn và ít được ưu tiên hơn

PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ)

quyết của Quốc

hội

II Nhóm A

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực

bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật

quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng

Không kể mứcvốn

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất

độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

Không kể mức

vốn

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng

Trên 600 tỷđồng

Trang 13

sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông,

sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu

nhà ở

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao

thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công

trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị

thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế,

công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính,

viễn thông

Trên 400 tỷđồng

5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo

tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi

trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản

Trên 300 tỷđồng

6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,

giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng

khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể

dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Trên 200 tỷđồng

III Nhóm B

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng

sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông,

sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu

nhà ở

Từ 30 đến 600

tỷ đồng

2 - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi,

giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và

công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất

thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y

tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu

Trang 14

thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ

tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản

xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến

nông, lâm sản

tỷ đồng

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,

giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng

khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể

dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Từ 7 đến 200 tỷđồng

IV Nhóm C

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng

sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông,

sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) Các trường phổ

thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây

dựng khu nhà ở

Dưới 30 tỷđồng

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao

thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công

trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị

thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế,

công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính,

viễn thông

Dưới 20 tỷđồng

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo

tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi

trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản

Dưới 15 tỷđồng

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,

giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng

khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể

dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Dưới 7 tỷ đồng

Trang 15

Hoạt động cho vay theo dự án như trên đã nói là chứa đựng rất nhiềurủi ro với những đặc điểm đặc thù của nó thì nếu công tác thẩm định dự ánnói chung hay công tác TĐTCDA nói riêng không được thực hiện đầy đủ vànghiêm túc có thể làm giảm thu nhập lớn của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng Rủi ro có thể dẫn đến những

Trang 16

hậu quả khôn lường không chỉ đến với một ngân hàng riêng lẻ mà còn đến cả

hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự

án thể hiện tính khả thi, an toàn và hợp lý của dự án vì vậy TĐTCDA là mộtcông tác vô cùng quan trọng Nó là thẩm định tài chính dự án là một quá trình

rà soát kiểm tra lại một cách khách quan và toàn diện mọi khía cạnh tài chínhcủa dự án nhằm khẳng định lại tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự ántrước khi ra quyết định đầu tư

Vai trò của công tác TĐTCDA đối với ngân hàng là rất quan trọng nóthể hiện ở rất nhiều khía cạnh Những thông tin đã được kiểm tra lại sau khiphân tích là căn cứ để ra các quyết định tài trợ đánh giá tính khả thi, hiệu quảtài chính, khả năng trả nợ vốn, rủi ro tiềm tàng của dự án Đây cũng là cơ sở

để người cho vay xác định lãi suất kỳ hạn, cách thức trả nợ, thích hợp vớikhả năng tài chính cả hai bên Ngoài ra người cho vay còn có thể phát hiệncác khiếm khuyết trong quá trình lập dự án và kiến nghị với chủ đầu tư để đưa

ra những điều chỉnh phù hợp

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng thẩm định tài chính dự án làcông việc quan trọng nhất và không thể thiếu trong công tác thẩm định dự ánđối với hoạt động cho vay theo dự án của các NHTM

1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽđến nhau Tài chính là một nội dung quan trọng của dự án các chỉ tiêu hiệuquả tài chính của dự án thể hiện tính khả thi, an toàn và hợp lý của dự án Nócũng thể hiện được hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư vào dự án Do đónội dung tài chính của dự án được chủ đầu tư và đặc biệt là ngân hàng thươngmại quan tâm hàng đầu Công tác thẩm định tài chính dự án trở nên vô cùngquan trọng Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết là yếu tố thị trường,các giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản trị quá trình thực hiện dự án Vìvậy thẩm định tốt nội dung thị trường kỹ thuật của dự án là cơ sở quan trọng

Trang 17

để đảm bảo cho thẩm định tài chính được tiến hành thuận lợi Để kiểm tra lại

độ chính xác của thông tin được đưa ra từ khâu lập dự án, các nhà phân tíchcần rà soát lại từng vấn đề chi tiết với việc đặt ra các câu hỏi như: Tại sao lạichọn quy mô hoạt động như vậy? Các nguồn tài trợ cho dự án đã phù hợp vềtiến độ và số lượng chưa?

Tóm lại thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng nhất trongquá trình thẩm định dự án Nội dung thẩm định tài chính dự án gồm các vấn

dự án Sở dĩ như vậy vì đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩachiến lược đối với doanh nghiệp, có tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Đặc điểm của các dự án là thường yêu cầu một lượng vốnlớn và sử dụng trong một thời gian dài Sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư

có thể dẫn tới tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọngđối với doanh nghiệp Vì vậy, quyết định đầu tư của doanh nghiêp là quyếtđịnh có tính chiến lược, đòi hỏi phải phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng các căn

cứ dự toán

Tổng mức vốn đầu tư bao gồm các khoản mục sau đây:

 Vốn đầu tư vào tài sản cố định

Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cốđịnh Vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổngvốn đầu tư cho dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất Do vậy cần kiểm soátchặt chẽ bằng cách chi tiết hoá các khoản mục, tham khảo các dự án cùng loại

Trang 18

từng được thực hiện, ý kiến các chuyên gia tư vấn về xây dựng và công nghệ,giá cả trên thị trường Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố địnhhữu hình hoặc tài sản cố định vô hình Vốn đầu tư vào tài sản cố định baogồm:

+ Chi phí điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án, chi phí tư vấn,thiết kế dự án, chi phí đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, chi phíban đầu về mặt đất, mặt nước, chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng

+ Giá trị nhà xưởng hoặc kết cấu hạ tầng sẵn có, chi phí xây dựng mớihoặc cải tạo nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng

+ Giá trị máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sẵn có, chi phí mua máymóc thiết bị, phương tiện vận tải mới (gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt,chạy thử)

+ Chi phí khác

 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu (vốn lưu động ban đầu = vốnlưu động ròng - vốn lưu động thường xuyên) là điều kiện cần thiết để đảm bảocho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế kỹthuật dự tính, bao gồm:

+ Dự trữ tiền mặt, các khoản phải thu và trả trước

+ Dự trữ hàng hoá: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồnkho

Lượng vốn đầu tư vào vốn lưu động ban đầu thường không lớn sontrắcnghiệm công việc nếu không dự tính huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ,các dự án sẽ phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ và như vậy rất bịđộng trước khi đến hạn trả

 Vốn dự phòng

Là lượng vốn để đề phòng phát sinh thêm chi phí đầu tư so với dự tính.Trong dài hạn với nền kinh tế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt thì giá cả cóthể thay đổi như giá nguyên vật liệu, giá thuê nhân công, máy thi công, tỷ giá

Trang 19

hối đoái thường xuyên biến động Bên cạnh đó cũng phải kể đến rủi ro về

kỹ thuật hay nảy sinh các chi phí bất thường trong quá trình thi công dự án.Chính vì những lí do đó mà phải dự trù một khoản dự phòng để kịp thời đốiphó với những bất trắc có thể xảy ra, đáp ứng nhu cầu thu chi để đảm bảo tiến

độ của dự án Lượng vốn này thường chiếm tới từ 1% đến 5% tổng mức vốnđầu tư, tuỳ thuộc vào quy mô của dự án và biến động của các biến số chính

1.2.4.2 Thẩm định nguồn vốn và sử dụng vốn cho dự án

Trên cơ sở xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng xácđịnh các nguồn tài trợ cho dự án Các phương thức tài trợ cho dự án gồm cótài trợ bằng vốn tự có, tài trợ bằng nợ Ngoài ra còn có tài trợ bằng leasing vàtài trợ kết hợp Mỗi phương thức tài trợ đều có những đặc trưng riêng cũngnhư lợi thế và bất lợi đôí với ngân hàng Việc thẩm định lại sự đảm bảo củacác nguồn này rất quan trọng đối với ngân hàng.Trên đây là ta phân tích cơcấu vốn đầu tư theo các khoản mục chi phí song bên cạnh đó cần xem xét vốnđầu tư dưới dạng tiền và hiện vật, đặc biệt là các tài sản có sẵn, để xác địnhchính xác giá trị sử dụng tốt nhất của chúng đối với dự án Khái niệm chi phí

cơ hội được vận dụng để định giá tài sản trong trường hợp này Nguồn vốnbao gồm số lượng, hình thức tiến độ lãi suất quyết định thành công của dự

án Để có đủ vốn đầu tư cho dự án, chủ đầu tư có thể huy động vốn bằngnhiều cách như: Nhà nước cấp phát hoặc cho vay, tự tích luỹ, vay của ngânhàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh Nhằm đảm bảo tiến độ thựchiện đầu tư, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ khácnhau cần được đảm bảo trên cơ sở thực tế hoặc có sự cam kết bằng văn bảncủa các nhà cung cấp vốn, như các báo cáo tài chính chứng minh khả năngtích luỹ và sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư, cam kết trong hồ sơ thẩm định

dự án của cơ quan cấp vốn ngân sách hay ngân hàng Bên cạnh đó chỉ rõ tiến

độ số lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn thực hiện dựán

Trang 20

Tài trợ cho dự án bằng vốn tự có: Trong thực tế hiện nay việc xác định

phần vốn tự có của doanh nghiệp trong dự án là rất khó khăn Nhiều doanhnghiệp lấy tài sản đang sử dụng làm vốn tự có nên khó có thể xác định giá trịphần tài sản này góp vào dự án Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tài trợ cho

dự án do phát hành cổ phiếu thường, thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá trịthị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành.Ngoài ra vốn tự có của doanh nghiệp còn gồm thu nhập giữ lại, phát hành cổphiếu ưu đãi

Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ độnghơn trong quá trình hoạt động của dự án giảm thiếu sự tác động bên ngoài Tỷ

lệ của nó/ nợ góp phần đánh giá rủi ro của dự án,

Tài trợ cho dự án bằng nợ: Để tài trợ cho dự án doanh nghiệp có thể sử

dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, và vay thôngqua phát hành trái phiếu

Trong đó tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn quan trọngnhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đốivới toàn bộ nền kinh tế Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thườngvay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tưchiều sâu của doanh nghiệp Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểmnhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định Đó là các hạn chế vềtín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn – lãi suất

Đối với doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại làmột phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh

Hình thức tài trợ nguồn vốn tài trợ cho dự án bằng phát hành trái phiếu.Trái phiếu là giấy vay nợ dài hạn bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếudoanh nghiệp Việc lựa chọn trái phiếu nào thích hợp là rất quan trọng vì cóliên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấpdẫn của trái phiếu

Trang 21

1.2.4.3 Thẩm định doanh thu

Doanh thu được tính hàng năm và gồm các khoản phát sinh từ việc vậnhành tài sản cố định được đầu tư bởi dự án:

- Doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ

- Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài

Để đảm bảo tính hợp lý và chính xác cho doanh thu, cần kiểm tra lạihai yếu tố:: Giá bán và sản lượng sản xuất hàng năm Để đơn giản trong tínhtoán, giá bán thường được giả định là không đổi trong suốt thời gian vậnhành Cần có sự thay đổi giá bán qua các năm hoặc xếp hạng mức rủi ro caohơn khi lựa chọn dự án do sản phẩm rất nhạy cảm với các biến động của thịtrường trong và ngoài nước Sản lượng sản xuất cũng phải được dự đoán dựatheo % công suất thiết kế, tăng dần trong các năm đầu và đạt mức 100% khisản xuất đi vào ổn định Vì vậy các nhà phân tích phải kiểm tra lại thông tin

+ Nguyên vật liệu: gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu bao bì, nửathành phẩm và dịch vụ mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng, nước

+ Tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,nhà xưởng,

+ Khấu hao, gồm: Chi phí chuẩn bị, máy móc thiết bị, dụng cụ, phươngtiện vận tải, nhà xưởng và cấu trúc hạ tầng, chi phí ban đầu về quyền sử dụngđất

+ Chi phí quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí bảo hiểm tài sản, chi phí tiêu thụ sản, lãi vay, chi phí khác

Trang 22

Các chi phí biến đổi như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng đượctính theo sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao Chi phí quản lý được tínhtheo % trên doanh thu Một số chi phí được tính theo sản lượng như chi phívận chuyển, lương nhân viên bán hàng

Tổng mức khấu hao hàng năm phải bằng nguyên giá TSCĐ Chủ đầu tưthường muốn khấu hao nhanh vừa có nguồn vốn trả nợ sớm vừa giảm chi phívay vốn, vừa giảm thuế thu nhập trong những năm đầu, khai thác giá trị thờigian của tiền Bộ tài chính quy định mức khấu hao cho các doanh nghiệp nhưsau:

KH = NG * P% =NG / N

Đối với tài sản cần nhanh chóng thu hồi do hao mòn nhanh, có thể ápdụng phương pháp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại của tài sản

Hoặc phương pháp khấu hao theo tổng số các thứ tự năm

 Thẩm định lợi nhuận ròng hàng năm

Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuậnhàng năm của dự án:

Lợi nhuận trước = Doanh thu – Chi phí + Lợi nhuận chịu

thuế trong kỳ trong kỳ trong kỳ thuế khác trong kỳThuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanhnghiệp

Bằng việc thẩm định chi phí doanh thu và lợi nhuận sau thuế hàngnăm của dự án là cơ sở quan trọng để dự trù cân đối thu chi và xác định dòngtiền hàng năm của dự án, lãi suất chiết khấu của dự án Dựa vào những chỉtiêu đó chúng ta mới xác định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

từ đó đánh giá được tính khả thi của dự án

1.2.4.5 Dự trù cân đối thu chi

- Dòng tiền dự án

Trang 23

Do tiền có giá trị thời gian, cần xác định chính xác thời gian xuất hiệncủa dòng tiền Ta thấy rằng báo cáo kết quả kinh doanh thường được lập trongtừng giai đoạn, quý hoặc năm, nhưng không phản ánh chính xác khi nào thunhập và chi phí được thu vào và chi ra Tuy nhiên, cần có sự thoả hiệp giữatính chính xác và tính khả thi Về lý thuyết thì dòng tiền phát sinh hằng ngày

và nếu ước tính chúng rất tốn kém về chi phí, ít được sử dụng và có lẽ khôngchính xác hơn dòng tiền hàng năm Do vậy dòng tiền thường được giả định làxuất hiện vào cuối hàng năm

Dòng tiền ròng (Net Cash Flow – NCF) hàng năm của dự án là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và chi được kỳ vọng hàng năm của

dự án.

Dòng tiền ròng chính là cơ sở để định giá doanh nghiệp, xác định giácủa cổ phiếu hay trái phiếu và giá trị hiện tại của dự án Do tiền có giá trị vềthời gian nên chúng ta không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốcthời gian khác nhau mà phải quy về một mốc để so sánh Việc quy các dòngtiền về hiện tại là cơ sở để tính NPV của dự án hay để xác định giá của chứngkhoán hay giá trị của doanh nghiệp

Có các phương pháp xác định dòng tiền:

- Phương pháp từ dưới lên

+ Đối với những dự án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

NCF = LN sau thuế + Khấu hao + Vốn lưu động (nếu có)

+ Khi nguồn tài trợ xuất hiện thêm vốn vay

NCF = LN sau thuế + khấu hao - Trả gốc vay + Vốn lưu động (nếu có)

Đối với tài sản lưu động đầu tư vào tài sản lưu động sẽ được thu hồitoàn bộ khi dự án kết thúc Do đó dòng tiền ròng năm cuối sẽ được cộng thêmVốn lưu động ròng

Đối với các tài sản cố định khi thanh lý sẽ được tính là thu nhập từhoạt động bất thường và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên được tínhtrong lợi nhuận sau thuế của năm tiến hành thanh lý

Trang 24

- Phương pháp từ trên xuống

+ Phương pháp từ trên xuống xuất phát từ doanh thu để tính toán dòngtiền từ hoạt động kinh doanh của dự án

NCF = Doanh thu – Chi phí - Thuế

- Lãi suất chiết khấu (DR)

Do giá trị thời gian của tiền nên chúng ta không thể so sánh các dòngtiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốcthời gian để so sánh Đầu tư đòi hỏi phải bỏ ra những khoản chi phí để kỳvọng đem lại những khoản thu nhập, nhưng thu nhập và chi phí này khôngphát sinh trong cùng một thời điểm Để quy các giá trị này về cùng một thờiđiểm người ta dùng tỷ lệ lãi suất, gọi là lãi suất chiết khấu để quy đổi nhữngkhoản tiền tương lai về hiện tại

Một lãi suất được coi là phù hợp khi nó phản ánh chính xác chi phívốn hay sự giảm giá trị của tiền qua thời gian

Lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêucầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xácđịnh giá trị hiện tại ròng của dự án

Phương pháp thông dụng để xác định lãi suất chiết khấu của dự án làLãi suất chiết khấu = Lợi tức phi rủi ro + phần bù rủi ro

Tỷ lệ lãi suất chiết khấu phải được dự tính trên cơ sở bù đắp được chiphí cơ hội, lạm phát, rủi ro mất vốn, khi đó lãi suất chiết khấu của dự án là chiphí hợp lý của dự án

- Khi vốn đầu tư là 100% nợ

DR = (1-T)×Kd

Trong đó: T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Kd là chi phí nợ trước thuế (lãi vay)

- Khi vốn đầu tư là VCSH

Theo mô hình CAPM thì lợi tức kỳ vọng

R = Rf +  (Rm – Rf)

Trang 25

Trong đó: + Rd là lợi tức phi rủi ro

+ Rm – Rf là phần bù rủi ro thị trường

+  là hệ số bê ta của chứng khoán

- Trong trường hợp dự án được tài trợ hỗn hợp bằng vốn tự có củadoanh nghiệp và vốn vay ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu hợp lý của dự án là chiphí trung bình vốn: WACC

WACC = Wd× Kd + Ws × Ks

Trong đó: + Wd: là tỷ trọng của tổng vốn vay trong tổng mức vốn đầu

tư + Ws: Là tỷ trọng của vốn tự có của doanh nghiệp

+ Kd: Là chi phí nợ vay ngân hàng

+ Ks: Là chi phí vốn tự có

Ý nghĩa : Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng thấp nhất mà nhàđầu tư mong đợi khi đầu tư vào dự án, lợi nhuận đó phải đảm bảo bù đắpđược chi phí cơ hội, lạm phát và mức độ rủi ro của dự án

Xác định được dòng tiền ròng và tỷ lệ chiết khấu của dự án là điềukiện quan trọng để tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án

1.2.4.6 Thẩm định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Ta biết rằng thẩm định tài chính dự án là khâu quan trọng nhất trongcông tác thẩm định dự án từ đó biết được tính khả thi hay hiệu quả của dự án.Người ta thẩm định tài chính dự án căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả tài chínhnhư: Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV);tỷ lệ hoàn vốn nội bộ(Internal rate of return – IRR) và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ có điều chỉnh(MIRR); Chỉ số lợi nhuận (Profit index – PI); Thời gian hoàn vốn (Paybackperiod – PP); Lợi nhuận kế toán bình quân (AAP)

Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu từng chỉ tiêu

 Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)

+ Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiệntại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn bỏ rađược hiện tại hoá ở mốc 0 NPV có thể mang giá trị âm hay dương hoặc bằng 0

Trang 26

K: Lãi suất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm.

+ Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV:

- Với dự án có NPV > 0, tỷ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỷ lệ sinhlời có sẵn trên thị trường vốn với cùng một mức rủi ro (lãi suất chiết khấu),trong khi đó NPV < 0 cho thấy dự án sinh lời với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ sẵn cótrên thị trường vốn với cùng mức rủi ro

- Nếu tiền đầu tư được vay trên thị trường với lãi suất bằng lãi suấtchiết khấu thì NPV >= 0 cho thấy dòng tiền từ dự án đủ để trả vốn và đem lạimột khoản lợi nhuận bằng NPV Trong khi đó NPV < 0 có ý nghĩa là dự ánkhông tạo ra đủ tiền để trả chi phí tài chính

+ Đánh giá phương pháp

- Ưu điểm: Phương pháp NPV cho thấy khoản lợi nhuận tăng thực nếuNPV >0 hay số vốn bị mất đi nếu NPV<0 so với dự án được so sánh phản ánhgiá trị thời gian của tiền Với việc sắp xếp các dự án theo trật tự NPV giảmdần có thể thấy được dễ dàng những cơ hội đầu tư có lợi nhuận lớn Nhờ đóchủ đầu tư sẽ tối đa hoá lợi nhuận thông qua sự lựa chọn những cơ hội đầu tư

có lời nhất

- Nhược điểm: Trong quá trình so sánh và lựa chọn, phương phápNPV không tính đến sự khác nhau về thời gian hoạt động của dự án Quyếtđịnh chọn dự án như vậy có thể đi đến quyết định sai lầm với các dự án loạitrừ lẫn nhau Dự án có thời gian hoạt động ngắn hơn thường kém hấp dẫn vìNPV của dự án hoạt động dài hơn Ngoài ra lãi suất chiết khấu được giả

Trang 27

thuyết là không thay đổi trong thời gian dự án đi vào hoạt động Tuy nhiêntrên thực tế tác động của các lực lượng cung cầu làm lãi suất dao động hàng ngày

 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return – IRR)

+ Khái niệm: IRR của một dự án được định nghĩa la lãi suất chiết khấulàm cho NPV của dự án bằng 0 Đó chính là lãi suất chiết khấu thoã mãn đẳngthức sau:

+ Công thức

∑ CFt/(1+i)t = ∑ CFt/ (1 + IRR)t

Trong đó có thể ước tính IRR theo công thức:

IRR = NPV1(i2 – i1)/ (NPV1 – NPV2)

Trong đó: i1, i2 là lãi suất chiết khấu bất kỳ và i1<i2

NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2+ Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR:

- IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòngtiền thu được qua các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiếtkhấu Tuy nhiên việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu

là không thể thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thểhiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi

+ Đánh giá:

- Ưu điểm:

 Cung cấp một chỉ số đo lường tỷ lệ sinh lời, mục tiêu hàngđầu của chủ đầu tư, nên có thể giúp chủ đầu tư chọn ra những dự án có tỷ lệsinh lời cao

 Đây là tỷ lệ sinh lời hàng năm nên có thể dùng nó để so sánhgiữa các dự án có thời gian hoạt động khác nhau

 IRR chứa đựng thông tin về độ an toàn của dự án và phươngpháp NPV không có

- Nhược điểm

Trang 28

 Trong trường hợp so sánh các dự án loại trừ lẫn nhau, kết quảcủa phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV vì phươngpháp IRR không quan tâm đến số vốn đầu tư bỏ ra và thời điểm xuất hiệndòng tiền trong các năm hoạt động của dự án.

 Giả thiết về tỷ lệ tái đầu tư bằng đúng tỷ lệ sinh lời của dự ántrong phương pháp IRR là không hợp lý và có thể thổi phồng khả năng sinhlợi của dự án

 Khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, có thể không cóhoặc có nhiều mức lãi suất chiết khấu làm NPV bằng 0 gây khó khăn cho việclựa chọn dự án

 Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)

+ Khái niệm: MIRR giả thiết các dòng tiền của dự án được tái đầu tưvới lãi suất bằng chi phí vốn (hay bằng tỷ lệ chiết khấu r để tính chỉ tiêuNPV) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh MIRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại

đó giá trị hiện tại giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu (CF0) bằng giá trịhiện tại của tổng giá trị tương lai của các dòng tiền hàng năm (CFt) với giảthiết các dòng tiền CFt này càng được tái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn(r)

Trang 29

+ Khái niệm: Phương pháp PI đo lường giá trị hiện tại của nhữngkhoản thu nhập chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

 Với tư cách đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu

tư, chỉ số PI giúp chủ đầu tư chọn ra được những dự án có khả năng sinh lờicao

 Tương tự như IRR, phương pháp PI cũng cho biết thông tin

về độ an toàn vì nó đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư

- Nhược điểm:

 Phương pháp PI có thể đưa ra kết luận lựa chọn dự án mâuthuẫn nhau đối với các dự án loại trừ nhau có quy mô vốn đầu tư khác nhau vìmặc dù cùng biết lợi nhuận ròng hiện tại nhưng NPV chỉ ra tổng lợi nhuậnròng của dự án còn PI cho thấy lợi nhuận ròng của một đồng vốn đầu tư

 Thời gian hoàn vốn (Payback period – PP)

+ Khái niệm: Phương pháp thời gian hoàn vốn cho biết khoảng thờigian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm được tạo ra từ dự án hoàntrả vốn đầu tư ban đầu

+ Công thức:

PP = n +số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi

Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn

Trang 30

Trong đó: n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư.

+ Ý nghĩa :

PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết saubao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư Do vậy PP cho biết khả năng tạo thunhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn

+ Đánh giá:

- Ưu điểm:

 Đơn giản dễ tính và dễ hiểu

 Chọn được dự án ít rủi ro nhất trong các tình huống loại trừnhau, Thời gian của dự án càng dài, những ước tính về dòng tiền càng kém tincậy Vì vậy thông qua tốc độ hoàn vốn để lựa chọn dự án có thời gian hoànvốn ngắn nhất có thể là dự án ít rủi ro nhất

 Không phải dự tính dòng tiền trong toàn bộ thời gian hoạtđộng của dự án

 Với nhiều nhà đầu tư đây là phương pháp thích hợp trongtrường hợp hạn chế về vốn Khi hạn chế về vốn lại có nhiều cơ hội đầu tư thờigian hoàn vốn được sử dụng để chọn ra những dự án vừa hoàn vốn nhanh

- Nhược điểm:

 Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn cũng rất mơ hồ

 Quyết định lựa chọn dự án theo phương pháp này tập trungchủ yếu vào dòng tiền trong khoảng thời gian hoàn vốn và bỏ qua dòng tiềnngoài thời gian này

 Chưa tính đến giá trị thời gian của tiền

 Lợi nhuận kế toán bình quân (AAP)

+ Khái niệm: Là lợi nhuận thuần tuý bình quân trong các năm của dự

án Đây là chỉ tiêu sử dụng kết hợp với NPV

+ Công thức:

AAP = ∑ (Doanh thu – Chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp)/nTrong đó: n là số năm thực hiện dự án

Trang 31

+ Ý nghĩa:

AAP phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận về mặt kế toán, trong cácnăm thực hiện dự án AAP cho biết dự án tạo ra bao nhiêu lợi nhuận bình quântrong các năm thực hiện dự án

AAP chỉ xem xét lợi nhuận thuần tuý về mặt kế toán chứ không tínhđến giá trị thời gian của tiền Hơn nữa nó không xét đến các dòng tiền tạo ra

từ dự án như các phương pháp NPV hay IRR Do vậy cũng như PI nó ít được

sử dụng một cách độc lập mà phải được dùng như một chỉ tiêu bổ trợ choNPV

1.2.4.7 Thẩm định rủi ro dự án

Kết quả một dự án sẽ phụ thuộc vào những sự kiện bất định trongtương lai Những yếu tố thu nhập và chi phí của dự án, như giá và chất lượngđầu vào và đầu ra, rất ít khi là các sự kiện chắc chắn hoặc gần như chắc chắn.Trong phân tích dự án cac yếu tố lợi ích và chi phí của dự án được coi là chắcchắn, thể hiện ở một giá trị duy nhất Tính bất định và rủi ro của dự án xảy rakhi mà dự án có thể có nhiều hơn một kết quả duy nhất so với dự kiến Vì vậykhi phân tích dự án chúng ta cần xem xét nhiều khả năng mà dự án có thể gặpphải Đó chính là phân tích rủi ro

Tổng kết lại phân tích rủi ro là việc nghiên cứu kết quả dự án dướinhiều điều kiện khác nhau để xác định những tổn thất hoặc trở ngại mà dự án

có thể gặp phải, đồng thời đánh giá mức động của từng yếu tố đến kết quả dự

Phổ biến và đơn giản là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống

 Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)

+ Khái niệm và ý nghĩa:

Trang 32

Phân tích độ nhạy của dự án là việc lần lượt cho từng yếu tố của dự ánthay đổi trong khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên, để nghiên cứu tác độngcủa yếu tố đó tới kết quả hay tính khả thi của dự án.

Phân tích độ nhạy giúp cho việc đánh giá rủi ro bằng xác định nhữngbiến cố có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án và lượng hoá mức

độ ảnh hưởng của chúng

Phân tích độ nhạy có thể giúp cho nhận biết được những điểm yếu của

dự án và chỉ ra sự cần thiết phải thu thập thông tin về một biến số Nó cũngcho chúng ta thấy một ý tưởng về rủi ro của dự án

+ Phương pháp phân tích độ nhạy:

Để phân tích độ nhạy của dự án thông thường thực hiện qua 4 bước:

- Bước thứ nhất phải kể đến là xác định xem những nhân tố nào có khảnăng biến động theo chiều hướng xấu để xác định được xu hướng này cần căn

cứ và các số liệu thống kê trong quá khứ, các số liệu dự báo đặc biệt là kinhnghiệm thực tập và các chuyên gia phân tích

- Bước 2 là dựa vào cơ sở các nhân tố đã lựa chọn dự đoán biến động

có thể xảy ra tối đa là bao nhiêu so với giá chuẩn ban đầu

- Bước 3 là chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy nào đó

- Bước 4 là tiến hành xác định lại NPV và IRR theo các biến số mới,trên cơ sở cho các biến số tăng, giảm cùng một tỷ lệ phần trăm nào đó

+ Công thức:

E = ∆F1/∆Xi

Trong đó: E là chỉ số độ nhạy

∆Fi là mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả

∆Xi là mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng

Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tố nào trong dự

án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu nhập đủ thông tin để phòng ngừa và quảntrị rủi ro xảy ra trong khai thác dự án để từ đó đưa dự án phát triển một cáchhiệu quả

Trang 33

Phương pháp phân tích độ nhạy có nhiều nhược điểm:

- Không tính đến xác suất xảy ra sự kiện

- Không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số

- Việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệphần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiêncủa biến thiên của các biến số hiệu quả quan sát được

 Phân tích tình huống (Scenario Analysis)

+ Khái niệm: Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp

cả hai nhân tố là tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác độngcủa chính biến đó đối với dự án

Sự phân tích này đòi hỏi chúng ta phải xem xét cả một tập hợp nhữngtình huống tài chính tốt và xấu từ đó so sánh với trường hợp cơ sở Tức làchúng ta tính toán NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánhvới các giá trị chuẩn

Phương pháp phân tích tình huống cũng tồn tại các nhược điểm:

- Không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau củacác yếu tố và chỉ phân tích được một vài khả năng rời rạc mà thực tế lại có vô

số khả năng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến của dự án

Thẩm định tài chính dự án thực chất là để ngân hàng đánh giá hiệuquả tài chính của dự án để xem dự án có khả thi để ra quyết định cho vay Vìvậy để ra được quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án

Trang 34

cho vay có hiệu quả Dự án tốt thì chất lượng thẩm định dự án sẽ tốt dẫn đếnngân hàng sẽ yên tâm vì thu được cả lãi và gôc đầy đủ đúng hạn Thường đây

là nguồn đêm lại thu nhập cao cho ngân hàng vì thuộc nhóm khách hàng lớn,vay những món vay lớn Đồng thời chất lượng thẩm định tốt sẽ giúp ngânhàng đề phòng và hạn chế rủi ro gặp phải Nếu rủi ro xảy ra sẽ không nằmngoài dự đoán từ trước qua quá trình thẩm định, ngân hàng sẽ không bị mấtvốn và chủ đầu tư cũng không bị lỗ

Chất lượng thẩm định tài chính dự án là thấp nếu nó dẫn đến nhữngquyết định sai lầm khi ngân hàng ra quyết định cho vay Ngân hàng ra quyếtđịnh cho vay nhung khi dự án đi vào hoạt động thì không hiệu quả do vậykhách hàng không trả gốc và lãi cho ngân hàng dẫn đến nguy cơ mất vốn.Hoặc do chất lượng thẩm định thấp không đánh giá đúng hiệu quả tài chínhcủa dự án nên không cho vay để các tổ chức tín dụng khác cho vay và dự án

đi vào hoạt động có hiệu quả Những điều trên đều gây tổn thất cho thu nhậpcủa ngân hàng Tóm lại chất lượng thẩm định dự án tốt thể hiện ở chỗ nómang lại thu nhập cho ngân hàng nếu ngân hàng quyết định cho vay và khônglàm thiệt hại cho ngân hàng nếu ngân hàng từ chối cho vay

1.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng TĐTCDA

Chất lượng thẩm định tài chính dự án là một chỉ tiêu khó định lượngchúng ta chỉ xem xét nó dựa vào định tính:

- Độ chính xác, khoa học, khách quan và toàn diện của các kết quảthẩm định tài chính dự án về tổng vốn đầu tư, nguồn vốn doanh thu – chi phí

và dòng tiền ròng hàng năm của dự án, các chỉ tiêu tài chính dự án, mức độrủi ro của dự án Các dự báo này chính xác so với thực tế khi dự án hoạtđộng

- Vai trò của các kết quả thẩm định tài chính dự án trong việc quyếtđịnh cho vay của ngân hàng và xác định các điều kiện vay

Trang 35

- Thời gian, chi phí thẩm định tài chính dự án, sự thuận tiện cho kháchhàng vay.

Qua ba chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá dự án theo các mức là cao haythấp hoặc là trung bình

Trên đây là các chỉ tiêu chất lượng thẩm định tài chính dự án ta sẽ đinghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự

án để hiểu rõ thêm về vấn đề này

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTCDA

Chất lượng thẩm định tài chính dự án phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả vềphía ngân hàng thương mại, từ phía khách hàng và nhóm nhân tố kinh tế xãhội, và các yếu tố vĩ mô Các yếu tố này tác động vừa tích cực vừa tiêu cựclên chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án Nghiên cứu và phântích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTCDA sẽ giúp ta phát huy đượcmặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực

Nhân tố chủ quan

Các nhân tố bên trong từ phía ngân hàng ảnh hưởng tới chất lượngthẩm định tài chính dự án là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả cáckhía cạnh khác nhau của chất lượng thẩm định tài chính dự án

- Đội ngũ cán bộ: trong thẩm định tài chính dự án con người luôn làyếu tố đóng vai trò quyết định trực tiếp Con người ở đây được xem xét trênkhía cạnh năng lực, chuyên môn thẩm định, kinh nghiệm và phẩm chất đạođức của cán bộ Cán bộ ở đây kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định lànhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Nếunhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mớitạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định Nếu cán bộ có năng lựcchuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tàichính dự án thường đáng tin cậy Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quancủa dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói

Trang 36

riêng không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải hiểu biết sâurộng, có phẩm chất đạo đức tốt

- Quy trình nội dung thẩm định tài chính dự án

Quy trình nội dung thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng thẩm định tài chính dự án Quy trình, nội dung phương phápthẩm định phù hợp, mang tính khách quan và khoa học là cơ sở đảm bảo thẩmđịnh tài chính dự án để tăng chất lượng Đó cũng là cơ sở cho cán bộ thẩmđịnh căn cứ vào để tiến hành thẩm định tài chính dự án, vì vậy nó ảnh hưởnggián tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án

Quy trình và nội dung thẩm định phải được tiến hành một cách đầy đủ,khoa học và khách quan để xác định chính xác hiệu quả tài chính của dự án từ

đó giúp cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng thương mại Nội dung

và quy trình thẩm định tài chính dự án và không

- Trang thiết bị công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và

độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án Với trang thiết bị hiệnđại, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng

và chính xác các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời

- Thông tin: Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phântích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án Đó là thông tin vềthị trường trong nước và quốc tế; thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triểnkinh tế của nhà nước Nếu những thông tin này không được thu thập mộtcách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế,quyết định đầu tư sai

- Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án: Do thẩm định tài chính

dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định cóảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án Nếu công tác này được tổchức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể chotừng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án

sẽ cao

Trang 37

Nhân tố khách quan

Là những nhân tố bên ngoài tác động gián tiếp đến chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án Nhóm nhân tố này gồm: khách hàng vay, môi trườngkinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước

- Khách hàng vay: Là chủ đầu tư, chủ thể vay vốn ngân hàng Cácthông tin từ khách hàng cung cấp có ảnh hưởng quyết định đến chất lượngthẩm định tài chính dự án Nếu thông tin khách hàng cung cấp là đầy đủ vàchính xác thì tác động tốt đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Còn nếuthông tin này không đầy đủ và không chính xác thì tác động tiêu cực đến chấtlượng công tác thẩm định tài chính dự án

- Môi trường kinh tế - xã hội:

Đây là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng thẩm định tài chính

dự án trên nhiều khía cạnh Môi trường kinh tế luôn biến động không ngừngtheo quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Nếu nó ổn định thì chúng ta cóthể dự báo về thị trường sản phẩm của dự án chính xác hơn Tuy nhiên nếumôi trường kinh tế thay đổi đột ngột không theo quy luật thì có thể đưa đếnnhững rủi ro không thể lường trước cho dự án Vì lúc đó giá cả biến đổi tácđộng đến thị trường đầu vào và đầu ra của dự án Bên cạnh đó môi trườngpháp lý, cơ chế chính sách của chính phủ cũng tác động không nhỏ tới chấtlượng thẩm định tài chính dự án

- Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước:

Những chính sách này cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án Nó làm tăng rủi ro của dự án và giảm tính chính xác củacác dự báo, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như chính sách liên quantrực tiếp đến thẩm định tài chính dự án: Chính sách về đầu tư, chính sách vềthuế, chính sách tiền tệ

Trên đây là những điểm khái quát cơ bản về cơ sở lý luận chung vềchất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàngthương mại Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận một cách kỹ càng ta có thể áp

Trang 38

dụng để đánh giá phân tích thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự ántrong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương ChươngDương.

Trang 39

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương2.1 Giới thiệu về chi nhánh NHCT Chương Dương

2.1.1 Sự ra đời và phát triển

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1996) đã tạo nên

một bước chuyển biến rất lớn đối với nền kinh tế nước ta nói chung, hệ thốngtài chính nói riêng trong đó có Ngân hàng thương mại Nền kinh tế nước tabắt đầu bước chuyển biến từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sangnền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã hộichũ nghĩa Có thể nói trong tình hình này đổi mới hệ thống ngân hàng đượccoi là bước đột phá trong sự nghiệp đổi mới tạo tiền đề cho sự phát triển đấtnước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Đáp ứng trước tình hình mới này ngày 26/3/1988, Chủ tịch hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) đã ban hành Nghị định số 53/ HĐBThình thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước vềtiền tệ - tín dụng; ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tịndụng và các dịch vụ ngân hàng Tháng 7/1988 Ngân hàng Công Thương ViệtNam ra đời và đi vào hoạt động cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành NHCTVN đã không ngừngphát triển và đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh

tế quốc dân

Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1998 saukhi tách ra từ NHNN Việt Nam Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhànước lớn nhất Việt Nam hiện nay, Incombank có tổng tài sản chiếm 25%trong thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam Nguồn vốn củaIncombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạtbình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước

Trang 40

Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch Có 3 công ty hoạch toán độc lập làcông ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ

và Khai thác Tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin

và Trung tâm Đào tạo

Là thành viên sáng lập của các tổ chức Tài Chính Tín dụng:

-Sài Gòn Công Thương ngân hàng

-Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam)

- Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê tàichính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam)

- Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á – NHCT

Là thành viên chính thức của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam, Hiệp hộingân hàng Châu Á (AABA), Hiệp hội Tài chính viễn thông liên ngân hàng(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Đã ký 8 Hiệp định khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy

Sỹ và có quan hệ đại lý với 735 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp cácchâu lục Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vàthương mại điện tử tại Viêt Nam

Chi nhánh NHCT KV Chương Dương là một trong các chi nhánh trựcthuộc NHCTVN có trụ sở tại số 1 ngõ Quân Chính, đường Nguyễn Văn Cừ,quận Long Biên Chi nhánh được thành lập tháng 8/1988 trên cơ sở táchNHNN huyện Gia Lâm thành chi nhánh NHCT KV Chương Dương và chinhánh NHNN & chi nhánh NHNN & PTNT Châu Quỳ Ban đầu chi nhánh làchi nhánh cơ sở trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội, đến năm 1993 nâng cấpthành chi nhánh thuộc NHCTVN Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộcNHCTVN, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hạch toán kế toán vàquản lý theo quy định chung của NHNN và pháp luật Hoạt động của chinhánh tập trung vào 4 nhóm: huy động vốn tín dụng, thanh toán và dịch vụngân quỹ, và các hoạt động khác

Ngày đăng: 31/08/2012, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình tổ chức của NHCT KV Chương Dương khi mới thành lập: - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
h ình tổ chức của NHCT KV Chương Dương khi mới thành lập: (Trang 43)
hiện dự án Hiện đại hoá ngân hàng, mô hình tổ chức tại Chi nhánh Chương Dương hiện nay có cơ cấu như sau: - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
hi ện dự án Hiện đại hoá ngân hàng, mô hình tổ chức tại Chi nhánh Chương Dương hiện nay có cơ cấu như sau: (Trang 44)
Bảng 1: Tổng hợp danh sách LĐ các phòng đến ngày 01/01/2007 - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 1 Tổng hợp danh sách LĐ các phòng đến ngày 01/01/2007 (Trang 44)
Mô hình tổ chức của NHCT KV Chương Dương hiện nay: - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
h ình tổ chức của NHCT KV Chương Dương hiện nay: (Trang 45)
Bảng 3: Hoạt động huy động vốn NHCT chi nhánh Chương Dương qua các năm:(2004-2006) - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 3 Hoạt động huy động vốn NHCT chi nhánh Chương Dương qua các năm:(2004-2006) (Trang 55)
Bảng 7: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Chương Dương - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 7 Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Chương Dương (Trang 62)
Bảng 7: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Chương  Dương - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 7 Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Chương Dương (Trang 62)
Bảng 9: Phân tích độ nhạy: Đơn vị: ngàn đồng - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 9 Phân tích độ nhạy: Đơn vị: ngàn đồng (Trang 70)
Bảng 9: Phân tích độ nhạy :                                                       Đơn vị: ngàn đồng - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 9 Phân tích độ nhạy : Đơn vị: ngàn đồng (Trang 70)
Bảng11: Dự trù lãi lỗ - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 11 Dự trù lãi lỗ (Trang 72)
Bảng10: Hiệu quả của dự án đầu tư - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 10 Hiệu quả của dự án đầu tư (Trang 72)
Bảng 10: Hiệu quả của dự án đầu tư - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 10 Hiệu quả của dự án đầu tư (Trang 72)
Bảng 12: Dự trù lưu chuyển tiền tệ: - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 12 Dự trù lưu chuyển tiền tệ: (Trang 74)
Bảng 12: Dự trù lưu chuyển tiền tệ : - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 12 Dự trù lưu chuyển tiền tệ : (Trang 74)
Bảng 13: Điểm hoà vốn - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 13 Điểm hoà vốn (Trang 75)
Bảng 13: Điểm hoà vốn - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 13 Điểm hoà vốn (Trang 75)
Bảng 14: Tính trả nợ vay: đơn vị: ngàn đồng Khoản  - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 14 Tính trả nợ vay: đơn vị: ngàn đồng Khoản (Trang 77)
Bảng 16: Thời gian hoà vốn - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 16 Thời gian hoà vốn (Trang 79)
Bảng 16: Thời gian hoà vốn - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
Bảng 16 Thời gian hoà vốn (Trang 79)
Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng triệu đồng 3.077 25.016 21.939 - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương.doc.DOC
hu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng triệu đồng 3.077 25.016 21.939 (Trang 87)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w