Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC (Trang 66 - 68)

II. Thực trạng về quản lý chất lượng công trình tại chi nhánh Miền Trung thuộc Tổng công ty xây dựng Thành An

3.2.Những tồn tạ

3. Đánh giá chung quản lý chất lượng công trình tại chi nhánh.

3.2.Những tồn tạ

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản lý chất lượng công trình của chi nhánh vẫn còn những hạn chê, những tồn tại cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

Những mặt hạn chế cũng như tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất lượng công trình của chi nhánh có đặc điểm sau

Thứ nhất : Về nhận thức và quán triệt trong quá trình vận dụng quan niệm mới về công tác quản lý chất lượng sản phẩm .

Trong thực tế những năm qua chi nhánh nhận thức được rằng quản lý chất lượng là một hệ thống các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – chất lượng công trình được thực hiện ở tất cả các khâu các công đoạn trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên thì việc kiểm định chất lượng ở cuối mỗi khâu công ty lại không chú ý đến kiểm soát khống chế quá trình hình thành yếu tố chất lượng trong sản xuất, quá trình của từng khâu, từng giai đoạn nhỏ và của toàn quá trình làm ra sản phẩm công trình xây dựng. Nói cách khác phương trâm làm tốt ngay từ đầu vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả tại chi nhánh

Về khâu công tác xác định mục tiêu chất lượng công trình lâu nay trong nếp nghĩ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân cua công ty đều cho rằng, chất lượng công trình tốt nếu như nó đáp ứng được những yêu cầu thiết kế, do đó họ chỉ làm tương xứng với những yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng không hẳn như vậy, chúng ta biết rằng quản lý chất lượng sản phẩm nhằm mục đích sản xuất ra một sản phẩm có mức độ chất lượng có thể thoả mãn những đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu chỉ làm tương xứng với những tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và những tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) và uỷ ban điện kỹ thuật (MEC) ban hành không phải là những tiêu chuẩn lí tưởng. . Một công trình có thể thoả mãn những yêu cầu của các tiêu

nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi hàng năm ngay cả khi sửa đổi các tiêu chuẩn đó chúng ta cũng có thể không theo kịp những nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Một vấn đề nữa trong việc quán triệt quan niệm mới về quản lý chất lượng sản phẩm - chất lượng công trình xây dựng ở chi nhánh chưa thực sự gắn giữa yếu tố chất lượng với chi phí :

Nhiều khi để đạt mức chất lượng xí nghiệp đã bỏ mức chi phí một cách tuỳ tiện, không tính toán mối tương quan với chất lượng và chi phí. Ta biết rằng để tăng chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng công trình nói riêng thì cần thiết phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Nhưng ngược lại ngay cả khi chất lượng khá cao đi nữa thì sản phẩm vẫn không thể thoả mãn người đặt hàng nếu có được định giá quá cao. Nói cách khác xí nghiệp không thể tiến hành quyết định chất lượng công trình mà không tính toán tới giá cả của công trình đó.

Thứ hai là mặt công nghệ, ta biết rằng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình cũng như quản lý chất lượng công trình

Trong quá trình sản xuất, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm làm ra. Yếu tố công nghệ góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động chất lượng.Như vậy trong quá trình sản xuất , muốn có được những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá hợp lí thì phải được trang bị một hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên thì ở chi nhánh vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc nâng cao đổi mới công nghệ. Ở mục tiêu hàng năm của công ty vẫn chưa chú trọng vào việc nâng cấp công nghệ. Thực sư công nghệ của chi nhánh lại phụ thuộc quá nhiều từ nguồn của Tổng công ty chưa chủ đông nâng cấp công nghệ cho chi nhánh nên dẫn đến một vài công trình còn khó khăn khi tiến hành xây lắp công trinh.

Thứ ba là về nhân tố con người : Con người là nhân tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định nhất tới toàn bộ quá trình quản lý nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng. Ở đây đề cập nhiều đến chê độ thưởng phạt của chi nhánh. Chi nhánh không quan

tâm nhiều đến việc thúc đẩy hoạt động của các thành viên thông qua việc khuyến khích. Chế độ thưởng còn quá eo hẹp như việc thưởng cho cá nhân xuất xắc cho công ty chỉ có 500.000đ vào cuối năm. Như vậy sẽ không thúc đẩy được cá nhân đó hoạt động tốt hơn. Như vậy sẽ làm giảm tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty.

Thứ tư là trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình chỉ dừng lại ở việc giải quyết được việc yêu cầu về thông tin liên quan tới chất lượng công trình. Chẳng hạn qua kiểm tra giám sát biết được ở khâu này, khâu kia chất lượng chưa đạt yêu cầu tiến hành từ đó sửa chữa lại, điều chỉnh lại, chứ xí nghiệp chưa thực sự chú ý đi sâu phân tích tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả trên . Điều này thường gây ra sự lãng phí nhiều khi rất lớn mà tác dụng lại thấp.

Như vậy đó là những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý chất lưọng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC (Trang 66 - 68)