3. Tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng của Viêt Nam hiện
3.2.2. Yêu cầu chất lượng cho sản phẩm xây dựng
Là sản phẩm mang tính chất đặc biệt vì thế nó có những đặc tính chất lượng cũng khác biệt và đặc trưng của ngành chất lượng. Ngoài việc, tiêu dùng cho sản xuất mà nó còn là những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng của các thành viên trong xã hội như các công trình công cộng.
Với những đặc điểm khác với sản phẩm thông thường khác nên các sản phẩm của ngành xây dựng có một yêu cầu về đặc thù chất lượng sản phẩm. Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của ngành xây dựng được thể hiện ở các chi tiết chất lượng dưới đây:
- Chỉ tiêu bảo đảm an toàn.
Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì việc đảm bảo an toàn trong sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong ngành xây dựng được đặt lên hàng đầu. Do tính chất của ngành phải tiếp xúc trực tiếp với điều kiện tự nhiên, và tham gia sản xuất trên công trường vì thế khẩu hiệu “An toàn là bạn” không còn xa lạ nhiều trong toàn ngành. Nội dung về an toàn được quy định trong những nội dung sau:
An toàn trong thi công xây lắp: Trong quá trình thi công xây lắp cần đảm bảo thi công trong điều kiện bình thương, đảm bảo đến sự an toàn của người đang trực tiếp thi công cũng như là tình trạng tài sản trong quá trình thi công.
An toàn trong quá trình sử dung: Các công trình xây dựng là một sản phẩm tiêu dùng trong thời gian dài. Thời gian sử dụng trong khoảng từ 10- 15 năm đối với công trình công nghiệp và từ khoảng 20-30 năm đối với công trinh nhà ở. Như vậy, vấn đề an toàn của công trình là một vấn đề quan trọng. Những công trinh luôn chịu tác động của các điều kiện tự nhiên: mưa, nắng, bão… với điều kiện khi hậu của nước ta rất dễ khiến cho mức độ xuống cấp của các công trình trở nên nhanh chóng, đòi hỏi phải bỏ ra chi phí để bảo dưỡng, bảo trì. An toàn trong quá trình sử dụng thì nhiệm vụ của công tác thiết kế xây lắp luôn tìm tòi áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về kinh tê, cấu trúc, những nguồn nguyên liệu mới để áp dụng vào quá trình xây dựng để tăng cường khả năng chống lại sự phá huỷ của môi trường. Ngoài ra, khi thiết kế thi công cũng cần phải chú ý đên những điều kiện tự nhiên của vùng nơi có công trình sẽ sử dụng như động đất, bão gió, lụt lội… khi đó có những phương hướng và biện pháp hạn chế, khắc phục.
Công trình xây dựng là nơi bảo vệ con người cũng như tài sản vật chất, là nơi tạo ra nền tảng phát triển của nền kinh tê xã hôi. Chính vì thế an toàn trong lĩnh vực xây dựng đảm bảo đến sự an toàn của các tài sản khác trong xã hội, có lợi cho sự phát triển của cơ thể con người, an toàn cho tài sản của xã hội. Tóm lại chỉ tiêu an toàn trong xây dựng là đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
-Chỉ tiêu về kỹ thuật: Trong quá trình thiết kế thi công, để đạt được yêu cầu của phía khách hàng thì phải căn cứ và dựa vào mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, phải đáp ứng tốt các quy trình, quy phạm của nhà nước theo đó để đánh giá chỉ tiêu đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng. Ví dụ, như trong quá trình thi công thì từ quy cách trộn bê tông, những tiêu chuẩn về thiết bị thi công cho một công trình làm đường hoặc xây nhà cũng cần phải có
từng loại sản phẩm đó như là: đối với một căn nhà để hoàn thiện ngoài yếu tố kỹ thuật chúng ta cần quan tâm đến việc nhu cầu của khách hàng. Gắn yêu tố kỹ thuật với nhu cầu khách hang với sản phẩm đó là nhân tố đánh giá chính xác xem công trình đó có thực sự đạt chất lượng.
-Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đáp ứng nhu cầu khách hàng thì độ thẩm mỹ là một trong những yếu tố để khách hàng đánh giá cao sản phẩm của doanh nghiệp. Công trình nhà ở đòi hỏi có kiến trúc theo như mong muốn của cá thể sư dụng. Còn đối với công trình công cộng thì việc đảm bảo rằng công trình đẹp quyết định đến bộ mặt của xã hội.
-Chỉ tiêu về tính tiện dụng: Một công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng lâu dài, trong thời gian đó thì nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng liên tục thay đổi. Vì thể đảm bảo công trình luôn phù hợp với việc thay đổi vơi mục đích sử dụng đó là vô cùng quan trọng. Như trong sản xuất công nghiệp khi mà nền kinh tế thị trường đang phát triển khi mà khoa học công nghệ ngày cang tiên tiến đòi hỏi các doanh nghiệp công nghiệp phải có sự thay đổi không ngừng về đổi mới công nghệ. Khi đó sự thay đổi về công trình khi đó sẽ đòi hỏi rất lớn về việc tăng chi phí, tốn kém thời gian chờ đợi. Vì thế khi xây dựng công trình đòi hỏi sự nghiên cứu dự đoán được những thay đổi này trong tương lai để đưa vào thiết kế, thi công sao cho có thể đưa ra những công trình vừa thích ứng được những nhu cầu, mục đích sử dụng mới trong tương lai thì công trình đó vẫn được duy trì trên cơ sở có một số cải tiến nhỏ ( thêm, bớt nhỏ ...) tốn ít chi phí và thời gian mà không phải phá bỏ hoàn toàn.