Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Công ty Cổ phần Tràng An
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập càng trở thành hiệnthực thì tính chất thay đổi của cầu càng phức tạp hơn Một doanh nghiệpmuốn kinh doanh trên thị trường thì phải nắm bắt được tâm lý của khách hàng
và đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho kháchhàng
Do tính chất các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tăng lên, do vậykhách hàng càng có nhiều quyền lựa chọn, yêu cầu của khách hàng ngày mộtcao hơn và đa dạng hơn Một công ty sản xuất trên thị trường thì phải nghiêncứu xem nên đáp ứng cho khách hàng những loại sản phẩm nào với số lượngtiêu thụ là bao nhiêu Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất là một chứcnăng khởi đầu của quá trình sản xuất sản phẩm Kế hoạch sản xuất dự tínhtrước những thay đổi của môi trường để doanh nghiệp hoạch một chươngtrình sản xuất trong một thời gian cụ thể trong tương lai gần Như vậy, xâydựng kế hoạch là xác định hướng đi cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanhnghiệp thích ứng được với những biến động do môi trường tạo ra
Công ty cổ phần Tràng An cũng là một doanh nghiệp khá lâu trên thịtrường Việt Nam Đây là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đang phải chịusức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế Vì vậy công tác
kế hoạch hóa sản phẩm để tạo tạo ra sản phẩm cạnh tranh với thị trường luôn
là yêu cầu hàng đầu để công ty Dự tính được nhu cầu tương lai của kháchhàng sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành được các mục tiêu sản xuất và kinh
doanh có hiệu quả Do vậy trong chuyên đề này em xin nêu ra vấn đề: “Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Công ty Cổ phần Tràng An”
Trang 2Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên công ty: Công ty cổ phần Tràng An
Tên giao dịch quốc tế: Tràng An joint – stock corporation
Địa điểm công ty: Số 30 – Phùng Chí Kiên – Q Cầu Giấy – Hà Nội Hình thức pháp lý: Hoạt động dưới dạng công ty cổ phần
Tel: 04.7564459 – 04.7564184
Fax: 8447564138
Website: www.trangan.com/
Lĩnh vực kinh doanh: Chủ yếu là sản xuất các loại bánh, kẹo
Phạm vi hoạt động: Công ty cổ phần Tràng An hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam, có thể mở nhà máy, chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty bánh kẹo Tràng An là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc SởCông Nghiệp Hà Nội, là một đơn vị kinh tế độc lập được thành lập theo thôngbáo số 1113 CP (21/1/1992) của Bộ Công nghiệp nhẹ và QĐ 2138 /QĐUB(08/11/1992) của UBND Thành phố Hà Nội Công ty được đặt tại phườngNghĩa Đô, quận Cầu Giấy – Hà Nội và có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bánhkẹo nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân dân thủ đô và cả nước Sản phẩm củacông ty từ lâu đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên toàn quốc và đếntháng 10 năm 2004 công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần Tràng An theoquyết định số 6238/QĐUB ngày 24/9/2004 của UBND Thành phố Hà Nội.Vốn điều lệ của công ty là: 22,2 tỉ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 351,7% Công ty có giấy phép kinh doanh số 0103005601 do sở kế hoạch vàđầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 10 năm 2004 Để có một chỗđứng vững vàng trên thị trường như ngày hôm nay, công ty đã phải trải quakhông ít những khó khăn thử thách.
Công ty có nguồn gốc từ xí nghiệp kẹo Hà Nội hợp với xí nghiệp MỳNghĩa Đô Ngay từ buổi đầu tiên đó, công ty đã vấp phải nhiều khó khăn, trởngại Trong khi các đơn vị khác vẫn được hưởng sự trợ cấp thì công ty phải tự
đi lo tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm nơi tiêu thụ Đầu vào không đủ, đầu ralại chậm, vốn thiếu trầm trọng (lúc đó công ty chỉ có 200 triệu đồng tiền vốn),tưởng chừng công ty không thể vượt qua nổi Trong điều kiện kinh tế đang ởtình trạng suy thoái, siêu lạm phát xảy ra thường xuyên, công ty lại đứngtrước những thử thách mới
Nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, với đội ngũ cán bộ quản lýgiàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao (80% có bằng đại học) và mộtlớp công nhân lành nghề, có trách nhiệm, công ty đã dần vượt qua được cơnkhủng hoảng Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ sảnphẩm của công ty không chỉ còn bó gọn trong phạm vi toàn quốc mà công tycòn xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới Số lượng và chủngloại sản phẩm của công ty ngày càng tăng, nếu như ban đầu công ty chỉ sảnxuất 5 mặt hàng đơn điệu thì đến nay chủng loại mặt hàng của công ty đã lêntới hàng chục loại, trong đó sản phẩm kẹo hương cốm và bánh kem quế là haisản phẩm nổi tiếng rất được ưa chuộng và đã đem lại cho công ty một khoảnlợi nhuận khá lớn Có thể giai đoạn từ năm 1992 trở lại đây là giai đoạn pháttriển mạnh nhất của công ty Sự chủ động hoàn toàn trong sản xuất kinhdoanh đã giúp công ty phát triển nhảy vọt về mọi mặt:
Về mặt hàng: 40 mặt hàng với chất lượng cao, chủng loại phong phú,mẫu mã đa dạng Đặc biệt kẹo hương cốm, kẹo sôcôla, bánh kem quế của
Trang 4công ty rất được ưa chuộng.
Về trình độ sản xuất kinh doanh: Thay thế hai dây chuyền lạc hậu củanhững năm 60 là dây chuyền hiện đại của Đài Loan, Đức, Ba Lan Đến năm
2000 công ty đầu tư thêm hai loại dây chuyền sản xuất Snack, bánh kem quế
và bánh quy cao cấp Năm 2005 công ty còn có thêm dây chuyền sản xuấtbánh Pháp
Về sản lượng: Do mở rộng quy mô và nâng cao sản xuất cho nên sảnlượng của công ty ngày một tăng Nếu như năm 1992, công ty sản xuất được
2100 tấn bánh kẹo các loại thì năm 2007 vừa qua, công ty đã sản xuất được
4000 tấn các loại
Về doanh số: Từ một công ty hàng năm thu được không quá 12 tỷ đồngtiền vốn nay công ty đã đạt được doanh số hơn 60 tỷ đồng 1 năm trong đó lợinhuận chiếm trên 10% Vốn tự có của công ty theo đó cũng không ngừngtăng lên
Hiện nay công ty đang nắm trong tay khoảng hơn 30 tỷ đồng vốn lưuđộng một con số đáng kể với một công ty thuộc loại hình vừa và nhỏ
Nhìn lại chặng đường tồn tại và phát triển đầy khó khăn gian khổ mớithấy hết được những nỗ lực phi thường của công ty để khẳng định mình Tuynhiên, trong vài năm gần đây, do thị trường có nhiều biến động nên việc tiêuthụ sản phẩm của công ty có phần chậm lại Ngoài ra công ty còn phải đối đầuvới những thách thức mới khó khăn hơn đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa cácđơn vị cạnh tranh trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và các doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài… Tình hình này lại đòi hỏi công ty phải cónhững sách lược mới Hiện nay công ty đang tăng cường công tác thị trườngnhư: nắm vững bán hàng, nghiên cứu thị trường bánh kẹo cao cấp để khôngngừng mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng Kế hoạch sản xuấtcho những năm tới công ty sẽ tiếp tục nâng cao năng suất sản xuất và đưa sản
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 5phẩm của mình mở rộng ra những khu vực mà thị trường có nhu cầu mà công
ty chưa thể đáp ứng
III CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG
AN
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Tràng An
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Phòng marketing
Phòng
QC (KSC)
Phòng ng.cứu &
phát triển
Phòng
TC KT
Phòng kĩ thuật cơ điện
XN kẹo II
SX kẹo mềm, bánh pháp
XN bánh I
SX kem quế, bánh quy
lò hơi)
XN kẹo I
SX kẹo cứng
Trang 62 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Mỗi tổ chức tiến hành sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, trình độ tổchức quản lý, trình độ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng rất khácnhau cho nên cầu về số lượng và chất lượng nhân lực cho kế hoạch năm là rấtkhác nhau Do đó, phải căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch chiến lược sản xuấtkinh doanh của tổ chức trong tương lai, dự đoán về những thay đổi về kỹthuật, công nghệ, tác động của môi trường… để dự báo cầu nhân lực ở những
bộ phận chính của tổ chức hoặc là dự đoán chi tiết cầu nhân lực cho từng loạicông việc, từng nghề, từng loại sản phẩm cho từng thời kỳ
Trong cơ cấu nhân sự của công ty Cổ phần Tràng An hiện tại, bộ máyquản lý của công ty chia thành: một ban giám đốc, 7 phòng ban chức năng và
4 xí nghiệp sản xuất sản phẩm với số lượng và nhiệm vụ của các bộ phậnđược bố trí như sau:
Ban giám đốc: có Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc
Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều khiển việcquản lý công ty; quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; sắp xếp, bố trí nhân
sự Tổng giám đốc có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm về mọihoạt động của công ty
Phó Tổng giám đốc: Phụ trách kinh doanh và phụ trách kĩ thuật, là ngườitrực tiếp lãnh đạo các phòng ban, sau đó báo cáo lên tổng giám đốc
Các phòng ban chức năng:
Ban kiểm soát chất lượng (KSC): gồm 5 người
Chức năng, nhiệm vụ: kiểm soát quá trình sản xuất theo các văn bản ISO;kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; kiểm tra chấtlượng sản phẩm của Công ty trên thị trường đồng thời lập hành động khắcphục; lưu mẫu thành phẩm; nghiên cứu phân tích tổng hợp đánh giá chấtlượng; kiểm soát thiết bị kiểm nghiệm
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 7 Phòng kế hoạch sản xuất: 26 người
Chức năng, nhiệm vụ: tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược và đầu tưdài hạn, trung hạn; lập và theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả báocáo kế hoạch tháng, quý, năm; thống kê, theo dõi báo cáo tình hình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm; phân tích và xử lý các thông tin về vật tư đầu vào, laođộng, tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tiêu thụ sản phẩm…làm cơ sở lập
và điều chỉnh kế hoạch điều độ sản xuất Tính toán phân tích giá thành kếhoạch, điểm hòa vốn kế hoạch, tham gia lập dự án đầu tư nghiên cứu pháttriển Cấp phát, thanh quyết toán vật tư, nguyên liệu, điều động lao động.Tổng hợp, xác nhận các loại công đơn giá, thanh toán lương sản xuất Địnhmức lao động, theo dõi quyết toán, thưởng phạt khoán sử dụng điện, nănglượng, nhiên liệu
Phòng kĩ thuật cơ điện: 18 người
Chức năng, nhiệm vụ: Lập và quản lý hồ sơ kĩ thuật về tài sản cố đinh, lýlịch máy, bản vẽ thiết kế… lập và triển khai thực hiện kế hoạch thiết bị baogồm: kế hoạch trung và dài hạn, kế hoạch hàng tháng Tổng hợp công tácđịnh kì báo cáo tổng hợp; đảm bảo vật tư phụ tùng máy móc thiết bị; nghiêncứu, phát triển hợp tác khoa học kĩ thuật Ban hành các định mức liên quanđến công tác thiết bị (chế tạo, sửa chữa, sử dụng nhiên liệu năng lượng); kiểmtra chất lượng vật tư kĩ thuật; đầu tư xây dựng cơ bản
ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh; tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và hoạch
Trang 8định chính sách phát triển trong và ngoài nước; hoạch định và triển khai cácchiến lược, chương trình tài trợ, tuyên truyền, quan hệ cộng đồng, hợi chợtriển lãm, truyền thông.
Phòng tài chính kế toán: gồm 5 người
Chức năng, nhiệm vụ: Theo dõi tập hợp số liệu về kết quả sản xuất kinhdoanh bằng nghiệp vụ kế toán; tham gia phân tích kết quả sản xuất kinhdoanh của công ty theo từng kì tài chính Đề xuất các giải pháp kinh tế kĩthuật phù hợp với chính sách kinh doanh của công ty; theo dõi và đề xuất cácbiện pháp kế toán trong các nghiệp vụ có liên quan đến hợp đồng mua vật tư,bán sản phẩm của công ty Tính toán trích nộp đúng quy định những khoảnphải nộp vào ngân sách Nhà nước như: thuế, các loại bảo hiểm cho người laođộng…
Phòng nghiên cứu và phát triển: gồm 3 người
Chức năng, nhiệm vụ: Xây dựng hồ sơ kĩ thuật công nghệ gồm: xây dựng
và triển khai thực hiện kế hoạch tiến bộ kĩ thuật, hồ sơ tài liệu thuộc lĩnh vực
kĩ thuật công nghệ và kiểm soát chất lượng; tổng hợp công tác khoa học kĩthuật và báo cáo hàng tháng, quý, năm; quản lý các thiết bị, dụng cụ thửnghiệm; xây dựng và ban hành quy trình công nghệ các sản phẩm; thực hiệnbiên soạn các tài liệu hệ thống chất lượng và kiểm soát quá trình tại các dâychuyền sản xuất; quản lý hồ sơ sở hữu trí tuệ; triển khai xây dựng các hệthống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế
Văn phòng công ty: gồm 17 người
Bao gồm các bộ phận: bộ phận hành chính,bộ phận tổ chức nhân sự,bộphận văn thư,bộ phận y tế,bộ phận bảo vệ
Bộ phận hành chính: phục vụ hội đồng quản trị, tổng giám đốc; mua cấpphát, tổng hợp văn phòng phẩm cho các đơn vị; quản lý máy, thiết bị văn
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 9phòng, tài sản thuộc văn phòng công ty Theo dõi kiến thiết cơ bản và đầu tưxây dựng; tổ chức khai thác nguồn thu.
Bộ phận tổ chức nhân sự: nghiên cứu xây dựng phát triển nguồn nhân lực,hoàn thiện cơ cấu nhân sự, cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với hoạt động củacông ty từng thời kì; xác định nhu cầu đào tạo tuyển dụng và bố trí cán bộnhân viên, lựa chọn các tiêu chuẩn phương pháp tuyển dụng phù hợp; giảiquyết chế độ đối với người lao động; quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viênchức; thiết lập và cập nhập bổ sung; tham gia xây dựng các biện pháp khuyếnkhích vật chất, tinh thần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Bộ phận văn thư, y tế,bảo vệ: Bộ phận văn thư quản lý con dấu, các thủtục văn thư và các hồ sơ khác; quản lý theo dõi tình hình sử dụng các trangthiết bị thông tin Bộ phận y tế thực hiện công tác y tế dự phòng và hồ sơchăm sóc sức khỏe cho người lao động Bộ phận bảo vệ quản lý tổng thể cáchoạt động ra vào và trật tự an ninh trong khu vực công ty
Các xí nghiệp sản xuất bao gồm:
Giám đốc các xí nghiệp sản xuất là người chịu trách nhiệm trước tổnggiám đốc về toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của xí nghiệp theoquy định của công ty Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng năm đượccông ty giao phải xây dựng phương án tổ chức và quản lý các hoạt động củasản xuất bao gồm: lao động, vật tư, sản phẩm, thiết bị, bảo hộ lao động, antoàn lao động, tiền lương… theo các quy định của công ty, đảm bảo hoànthành kế hoạch,nhiệm vụ được giao
Việc phân công và tổ chức cho cấp và các phòng ban như vậy, công tyđang cố gắng để cho bộ máy nhân sự hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ cho nhauthực hiện tốt kế hoạch sản xuất cũng như những mục tiêu công ty đã đặt ra
Trang 10IV KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn
mở cửa hội nhập kinh tế, cơ hội thị trường với công ty là rất nhiều nhưngthách thức cũng không ít đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủtrong ngành Trước tình hình đó công ty vẫn giữ được mình và ngày một pháttriển, sản phẩm của công ty ngày càng được thỏa mãn nhu cầu của người tiêudùng, đáp ứng lòng mến mộ và tin yêu của nhân dân xứng đáng là một trongnhững doanh nghiệp hàng đầu sản xuất bánh kẹo trong cả nước
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2003 – 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 20071.Giá trị tổng
sản lượng
Tr.đ 42.386 48.602 53.458 67.595 93.281
2.Doanh thu Tr.đ 50.968 59.547 74.071 92.006 138.1463.Sản lượng Tấn 2.058 2.370 2.925 3.557 4.6944.Nộp ngân sách Tr.đ 1.636 2.078 2.306 4.593 5.8375.Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)
Theo số liệu đạt được qua bảng 4.1 đã cho thấy các chỉ tiêu về kết quả sảnxuất qua các năm đều có xu hướng tăng lên Đây là một điều đáng mừng cho
sự phát triển của công ty Trong đó doanh thu của công ty đạt chỉ tiêu tăng
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 11nhanh (năm 2003 là 50.968 triệu đồng; đến năm 2007 lên tới 138.146 triệuđồng) Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị máymóc hiện đại Công ty đã cho ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao,
đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc, giá cả đáp ứng nhu cầu của ngườitiêu dùng Do vậy mà trong một số năm qua công ty đã được bình chọn vào
“Topten” – hàng Việt Nam chất lượng cao Hiện nay với công suất hơn 4000tấn/năm, doanh số bán doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Kế hoạch cho nhữngnăm tới chắc chắn con số này sẽ tiếp tục tăng lên, với sự tăng lên của một sốchỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận
V ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HỆ THỐNG CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP
Kế hoạch sản xuất không thể không tính đến nhu cầu nguyên vật liệu đểsản xuất ra sản phẩm Kế hoạch phải nắm bắt được các thông tin giá cả vềnguyên vật liệu, số lượng nguyên vật liệu có thể sử dụng, lượng nguyên vậtliệu huy động có thể đáp ứng quá trình sản xuất… cho từng loại sản phẩm để
từ đó tính toán xem với lượng nguyên vật liệu như vậy có mang lại hiệu quảcho công ty khi sản xuất ra những sản phẩm tương ứng hay không
Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm bánh kẹo ở công ty bao gồm: bột mì,đường kính, mì chính, dầu ăn, hương liệu, trứng, bơ sữa và các gia vị kháctrong đó đường kính và bột mì là nguyên liệu chủ yếu sử dựng trong sản xuấtcác loại sản phẩm của công ty
Nguồn nguyên liệu bơ sữa dùng trong sản xuất của công ty tuy khôngchiếm tỉ lệ lớn trong lượng nguyên liệu sản xuất các loại bánh kẹo nhưng nócũng là nguồn nguyên liệu quan trọng dùng cho sản xuất và cung cấp đủ chấtdinh dưỡng cho sản phẩm Tuy nhiên loại nguyên liệu này tạo ra ở trong nước
là không nhiều Đồng thời giá của nó cũng tăng nhanh trong mấy năm gần
Trang 12đây với mức tăng là 20% - 30% Với sự tăng giá của những loại nguyên liệunày đang gây cản trở cho bước đường phát triển của công ty
Đường kính và bột mì do ở trong nước sẵn có và đáp ứng đủ nên việc vậnchuyển, cung ứng nguyên liệu được thuận lợi hơn so với nhiều doanh nghiệpkhác trên thế giới Cũng như các mặt hàng thực phẩm khác trong nước giá củanhững loại nguyên liệu này có xu hướng tăng qua vài năm gần đây Đường vàbột mì là hai loại sản phẩm tăng mạnh Giá của chúng năm 2007 tăng 15% -25% mà giá của sản phẩm bánh kẹo của công ty làm ra lại không tăng đáng
kể Nếu cứ duy trì giá cả tăng cao của các loại nguyên vật liệu như vậy một sốdanh mục sản phẩm trong kế hoạch sản xuất đã xây dựng sẽ không mang lạihiệu quả Một số sản phẩm giá trị nguyên vật liệu sẽ chiếm tỉ trọng quá lớn vàkhông thu được lợi nhuận
VI ĐẶC ĐIỂM MÁY MÓC THIẾT BỊ, QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Vì chu kì sống của sản phẩm gắn với chu kì của công nghệ, do vậy khiđưa ra kế hoạch sản xuất phải để ý tới lượng sản phẩm sản xuất từ những máymóc, thiết bị này có còn phù hợp với nhu cầu thị trường nữa hay không vàlượng sản xuất ra từ mỗi loại máy móc, thiết bị đó là bao nhiêu
Tình trạng máy móc thiết bị của công ty hiện nay, nó bao gồm hai khối:khối phục vụ sản xuất và khối quá trình công nghệ
Khối phục vụ sản xuất: đây là khố rất quyết định vì nó phải đáp ứng đầy đủcác yêu cầu để phục vụ khối máy móc, thiết bị trực tiếp sản xuất
Khối phục vụ sản xuất bao gồm:
Điện: có hai nguồn: Lưới cấp: thông qua máy biến áp trạm biến áptổng; Tự phát: phụ thuộc vào máy phát điện của công ty đang có nhằm phục
vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty
Nước sạch: có nước của thành phố và nguồn tự khai thác, chia thành
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 13hai chuẩn: chuẩn cứng và chuẩn không cứng nhằm xử lý nước thải trong quátrình sản xuất.
Hệ thống cấp hơi trong điều kiện áp suất cao, truyền năng lượng phục
vụ quá trình sản xuất Nguồn cung cấp khí ga, hóa lỏng phục vụ cho xâychuyền sản xuất của công ty
Các máy điều hòa trung tâm để đảm bảo sức khỏe cho người lao động
và phục vụ sản xuất sản phẩm
Các hệ thống máy tính, thiết bị giám sát để xử lý các vấn đề chuyênmôn của công ty, càng ngày hệ thống này càng được phát triển
Lực lượng xe vận tải chở hàng hóa, sản phẩm…
Về máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất của công ty được bố trí như sau:
Xí nghiệp kẹo I: có dây chuyền sản xuất kẹo cứng
Xí nghiệp kẹo II: có dây chuyền máy móc sản xuất kẹo mềm, bánhPháp
Xí nghiệp bánh I: có dây chuyền sản xuất bánh kem quế, bánh quy
Xí nghiệp bánh II: có dây chuyền máy móc sản xuất Snack
Xí nghiệp bánh III: có dây chuyền máy móc sản xuất bánh mỳ
Trong những năm vừa qua công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều dây chuyềnsản xuất mới hiện đại, đặc biệt Năm 2005 vừa qua, sau một thời gian khẩntrương đầu tư cải tạo nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc, thiết bị mới công ty
đã trình làng hai dòng sản phẩm mới là: bánh Pháp và kẹo Sữa cũng đã bướcđầu chiếm được cảm tình người tiêu dùng Tất cả những dây chuyền này cómột số đặc điểm như:
Trang 14Bảng 1.2: Tình trạng máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất của công ty
Các dây chuyền
sản xuất
Nước sảnxuất
Năm sảnxuất
Năm sửdụng
Trìnhđộ
C.suất thiết kế(kg/ca)1.Dây chuyền sản
(Nguồn: Phòng kĩ thuật cơ điện – Công ty Cổ phần Tràng An)
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
Là công nghệ sản xuất lâu năm nhất của công ty Hiện nay công ty đang
cố gắng thay đổi một số hương liệu chế biến kẹo phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng nhằm thích ứng với nhu cầu của khách hàng
Dây chuyền kẹo sữa thuộc dây chuyền sản xuất kẹo cứng được nhậpkhẩu từ năm 2005 là loại dây chuyền có công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhấthiện nay trên thế giới Với công nghệ đặc biệt sử dụng sữa tươi nguyên chất,nấu trong điều kiện cô chân không màng siêu mỏng "Super-thin Film VacuumCooker" giúp sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên, các vi chất dinh dưỡng từsữa tươi nguyên chất Mộc Châu, thêm vào đó là các hương vị truyền thốngđộc đáo ấn tượng của Tràng An như hương cốm, cà phê sữa, sôcôla sữa ,
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 15hương hoa quả đặc trưng của miền nhiệt đới Với dây chuyền hiện đại vàkhổng lồ này, Tràng An sắp cho ra mắt khách hàng các sản phẩm hấp dẫn nhưkẹo Ngô, đậu đỏ, khoai môn góp phần làm phong phú bộ sưu tập sản phẩmkẹo mềm cao cấp có uy tín của mình
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
Là dây chuyền sản xuất ra đời từ lâu nhưng hiện nay vẫn chiếm được lòngtin của người tiêu dùng Đây là loại sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng Hương
vị kẹo mềm thơm ngon nên ưu thế của dây chuyền này hầu như vẫn khôngthay đổi qua các năm và hiện nay vẫn giữ vai trò một trong những sản phẩmchủ đạo của công ty
Dây chuyền bánh quy
Dây chuyền hiện đại với công suất lớn của Trung Quốc, có thể tạo ra cácchủng loại sản phẩm bánh qui đa dạng chất lượng cao Nhờ vậy, dây chuyềnnày tuy mới nhập từ đầu năm 2003 nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đãchiếm lĩnh thị trường và tạo được ấn tượng chất lượng tốt trong lòng ngườitiêu dùng
Dây chuyền bánh quế
Dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ của Indonexia, đây là sản phẩmbánh quế số 1 Việt nam và liên tục bán chạy nhất trên thị trường Việt namtrong nhiều năm qua
Dây chuyền Snack
Với toàn bộ thiết bị công nghệ đặc biệt của Cộng hoà Pháp, dây chuyềnSnack có công suất lớn nhất Việt nam này liên tục hoạt động 3 ca hết côngsuất để phục vụ nhu cầu khách hàng Hương vị đặc biệt thơm ngon, chấtlượng cao như các sản phẩm Teppy bò, cua, cà chua, BBQ, tôm, chay Đặcbiệt là sử dụng công nghệ đùn ép không qua chiên dầu ở nhiệt độ cao như các
Trang 16sản phẩm Snack khác, sử dụng Teppy Snack Tràng An thực sự mang lại sự antoàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Dây chuyền bánh Pháp
Với công nghệ đặc biệt của Pháp, sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất tạiViệt nam, với giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon, đa dạng về hương vị kemnhư khoai môn, đậu đỏ, dâu, dừa sản phẩm thực sự đã chinh phục kháchhàng ngay từ loạt đầu tiên ra mắt thị trường
Dây chuyền sản xuất bánh mỳ: Đây là dây chuyền công ty mới đưa vào sửdụng năm 2007 vừa qua nhưng bước đầu đã được sự ủng hộ nhiệt tình củakhách hàng về sản phẩm Bánh mỳ hấp dẫn và béo ngậy của bơ sữa nên được
ưa chuộng bởi rất nhiều đối tượng, ngay cả những người có thu nhập caotrong xã hội
Như ta đã biết, đặc điểm công nghệ, trình độ trang thiết bị kỹ thuật sảnxuất là cơ sở để xây dựng hệ thống sản xuất, tiến hành chiến lược và kế hoạchhóa, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động Chất lượng công nghệ làm giảm mứctiêu hao lao động sống và do đó sẽ làm giảm chi phí kinh doanh về lao động,giảm mức hao phí sử dụng nguyên vật liệu cũng như nghiên cứu thay thếnguyên vật liệu dẫn đến làm giảm chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu,nâng cao hệ số sử dụng máy móc, thiết bị, diện tích sản xuất làm… Côngnghệ có vai trò nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Do vậy trong suốt những năm qua công ty Cổ phần Tràng An đã đầu tư khánhiều vào công nghệ và hiện tại đã có khá nhiều máy móc thiết bị hiện đại đểsản xuất sản phẩm như chúng ta đã thấy ở trên Đây là những dây chuyền cótriển vọng mang lại hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp
VII ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 17Kế hoạch sản xuất đặt ra các yêu cầu về lao động Nó cho biết mỗi bộphận sản xuất cần lực lượng lao động với số lượng cần thiết theo trình độ lànhnghề, kỹ năng, loại đào tạo cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Với công ty lĩnh vực sản xuất chủ yếu là các loại bánh, kẹo và đây cũng làlĩnh vực cần nhiều lao động Từ một công ty chỉ có khoảng 400 lao động đếnnay con số này đã lên tới hơn 600 lao động Do đó quản lý lao động có hiệuquả là vấn đề rất quan trọng với tình hình phát triển của công ty
Bảng 1.3: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty qua các năm gần đây
Chỉ tiêu phân loại
Số lượng(người) %
Số lượng(người) %
Số lượng(người %
(Nguồn: Bộ phận TCNS - Công ty Cổ phần Tràng An)
Dựa vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và các số liệu cho trong bảng 1.2chúng ta có thể thấy cơ cấu lao động của công ty được bố trí và có nhiều điềuchỉnh cho phù hợp qua các năm
Xét theo giới tính, do đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nhẹnhàng, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng chịu đựng bền bỉ của người lao độngnên lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong khoảng gần 75% Để đảm bảo kếhoạch sản xuất có hiệu quả, các lao động nam chỉ đảm bảo công việc nặngnhọc như vận chuyển, vận hành máy, các lao động nữ được bố trí vào nhữngcông việc thủ công nhẹ nhàng như đóng túi, đóng hộp
Trang 18Xét trong cơ cấu lao động theo hình thức làm việc, Công ty cổ phầnTràng An đã xây dựng được tỉ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp sản xuất, bộphận gián tiếp sản xuât và bộ phận quản lý, kinh doanh Trong đó bộ phận sảnxuất trực tiếp chiếm tỉ lệ là rất lớn và ngày càng chiếm ưu thế so với hai bộphận còn lại (năm 2005 lao động trực tiếp là 73,4%, đến năm 2007 là 74,9%);
bộ phận quản lý kinh doanh chỉ chiếm ít hơn 6,5% cơ cấu lao động của công ty Qua từng năm, cơ cấu lao động của công ty thường xuyên được điềuchỉnh cho phù hợp Nếu nhu cầu lao động cần nhiều hơn số hiện có, thì phảituyển mộ thêm nhân lực cho sản xuất Nếu dự báo nguồn nhân lực chỉ rõ thừalao động, người quản lý cần xem xét để quyết định giảm bớt Vì công ty Cổphần Tràng An là một doanh nghiệp sản xuất cho nên lực lượng trực tiếp sảnxuất chiếm vị trí đáng kể Việc tuyển chọn, sắp xếp, tổ chức lao động là rấtquan trọng và ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sản lượng sản xuất theo tiến
độ, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện kế hoạch sản xuất củadoanh nghiệp
ty tăng hàng năm
Bảng 1.4: Cơ cấu sử dụng vốn của công ty
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 19(Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ)I.Cơ cấu vốn
1.Vốn lưu động 24.201 45 27.383 43 28.792 402.Vốn cố định 29.819 55 36.004 57 43.369 60
II.Nguồn vốn
1.Vốn chủ sở hữu 23.785 44 25.666 41 28.308 392.Vay ngắn hạn 19.557 36 23.080 36 29.228 413.Vay từ nguồn khác 10.678 20 14.661 23 14.625 20
(Nguồn: Bộ phận KT-TC – Công ty Cổ phần Tràng An)
Qua bảng 1.4 chúng ta có thể thấy rằng tổng nguồn vốn của công ty năm
2005 là 54.020 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên 63.387 triệu đồng, sangnăm 2007 tăng lên 72.161 triệu đồng Chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệuquả, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn chủ sở hữuqua các năm không ngừng tăng lên,từ năm 2005 là 23.785 triệu đồng đến năm
2007 là 28.308 triệu đồng, kết hợp với khả năng huy động vay từ các nguồnkhác Qua các năm nguồn vốn vay tăng lên nhưng tính chung thì sự huy độngthêm nguồn vốn của công ty vẫn có một phần lớn của vốn chủ sở hữu
Hiện nay khi tình hình chạy đua về công nghệ đang tăng cao, giá cảnguyên vật liệu ngày càng leo thang,… thì nguồn vốn lại càng quan trọng cho
sự tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp Nguồn vốn tác động rất lớn tớiđầu vào của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
có thể tiến hành đúng tiến độ Kế hoạch sản xuất phải có tính khả thi Khi lập
kế hoạch các nhà quản lý phải tính đến khả năng tài chính của doanh nghiệptrong việc đáp ứng được các mục tiêu của chương trình Tài chính mạnh sẽkhông gây cản trở khi các khoản đầu tư cho sản xuất của doanh nghiệp tăng
Trang 20Ở nước ta, với những điều kiện về vị trí địa lý cũng như tự nhiên cộng vớidân số trên 80 triệu dân, thị trường bánh kẹo đã tạo nên một sức thu hút lớnđối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
IX ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
Hiện nay thị trường bánh kẹo rất sôi động với số lượng doanh nghiệptham gia đông đảo và danh mục các loại sản phẩm trong lĩnh vực này rất đadạng Nổi bật về thị trường bánh kẹo nước ta trước hết bao gồm những đặcđiểm sau:
Hàng hóa trên thị trường là bánh kẹo, đây là những loại sản phẩm mànhu cầu tiêu dùng của nó đều có ở tất cả mọi người và đây là những loại mặthàng tiêu dùng thiết yếu
Đây là lĩnh vực kinh doanh mang tính thời vụ, ở những thời điểm khácnhau trong năm nhu cầu tiêu dùng những loại mặt hàng này cũng khác nhau.Thời điểm nhạy cảm nhất là giai đoạn cuối năm và hai tháng đầu năm Thờiđiểm lễ tết, nhiều lễ hội và đám cưới, thời tiết mát mẻ khi đó nhu cầu muabánh kẹo tăng lên rất nhanh
Khách hàng trên thị trường này là tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, tuynhiên là mức tiêu dùng loại sản phẩm này ở mỗi khách hàng tăng giảm phụthuộc vào lứa tuổi của họ Khi tuổi càng cao thì nhu cầu tiêu dùng loại sảnphẩm này càng giảm Những đặc điểm này chi phối rất lớn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhưng như vậy lại đặt ra cho công ty Cổ phần Tràng An những cơ hội vàthách thức mới Nhu cầu cao tạo cơ hội cho công ty có thể nâng cao sản lượngsản xuất và tiêu thụ của mình Tuy nhiên cũng vì lợi thế đó có sự tham gia củanhiều tổ chức kinh doanh nên sự xâm chiếm thị trường của các doanh nghiệp
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 21trong lĩnh vực này cũng cao Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty Cổphần Tràng An so với thị trường chiếm tỉ lệ rất thấp, dù tăng lên nhưng cũngchỉ chiếm 3% vào năm 2007 Thị trường tiêu thụ của công ty giống như mộtmẩu nhỏ trong chiếc bánh rộng lớn của thị trường Khai thác thị trường sẽ làmcho mức tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng lên
Chương II THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
I CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOACH SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY
Trang 22Kế hoạch sản xuất cho biết doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu về sản phẩmcủa bộ phận marketing như thế nào Lập kế hoạch sản xuất là cụ thể hóa kếhoạch marketing: những loại sản phẩm sẽ được sản xuất, với số lượng nào là
đủ, sử dụng những nguồn lực gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu?
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất là hai mặt và còn đượcgọi là kế hoạch hóa sản xuất Kế hoạch hóa sản xuất là một quá trình tiếpdiễn, phản ánh sự thích ứng của doanh nghiệp với những thay đổi của môitrường kinh doanh, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuấtnhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Kế hoạch hóa sản xuất là mộtchức năng khởi đầu và trọng yếu của quản trị quá trình sản xuất
Trong môi trường biến động, kế hoạch và chương trình sản xuất có ýnghĩa bổ sung cho nhau: vừa xây dựng kế hoạch sản xuất, vừa hoạch địnhchương trình sản xuất khi có nhiệm vụ mới ngoài dự kiến kế hoạch xuất hiện.Việc phối hợp hai hình thức kế hoạch này để điều khiển quá trình hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp
Thống kê về công tác xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chươngtrình sản xuất của công ty Cổ phần Tràng An được trình bày qua lưu đồ sau:
TT T.nhiệm Nội dung công việc Mã số BM/TL Tên BM/TL
1 Các đơn
vị liên
quan
Chiến lược phát triển công ty.
Dự kiến KH tiêu thụ hoặc đơn đặt hàng SP
2 GĐSX
P.KHSX
BM/HD 04.01 BM/HD 04.02 BM/HD 04.03 BM/HD 04.04
KHSX năm KHSX tháng Đánh giá Thực hiện KHSX KHSX tuần
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Nhu cầu
Duyệt
Triển khai SX, kiểm soát tiến
độ SX
Báo cáo, quyết toán VT, TP
K.traLập KHSX
Lưu sơ đồ
Trang 23BM/HD 04.06 BM/HD 04.12
KH cấp vật tư (tháng, năm) Theo dõi vật tư kho nguyên liệu
3 TGĐ
P.TGĐ
BM/HD 04.01 BM/HD 04.02 BM/HD 04.03 BM/HD 04.04 BM/HD 04.06
KHSX năm KHSX tháng Đánh giá Thực hiện KHSX KHSX tuần
KH cấp vật tư (tháng, năm)
4 Giám
đốc XN
BM/HD 04.02 BM/HD 04.03 BM/HD 04.04 BM/HD 04.05 BM/HD 04.08 BM/HD 04.09 BM/HD 21.02 BM/HD 21.10
KHSX tháng Đánh giá Thực hiện KHSX KHSX tuần
Báo cáo hoạt động XN (ngày)
Sổ kiểm soát vật tư XN (tuần)
Sổ kiểm soát SP XN Phiếu xuất kho (tháng)
Sổ theo dõi vật tư (ngày)
5 XN
P.KHSX
BM/HD 04.10 BM/HD 04.11 BM/HD 21.01 BM/HD 04.13
Bảng quyết toán vật tư tháng Bảng quyết toán SP tháng Phiếu nhập kho (tháng) Phiếu nhập thành phẩm (ngày)
6 XN
P.KHSX
Quy trình kiểm soát hồ sơ
Lưu đồ 2.1: Lập kế hoạch và triển khai sản xuất của công ty
1 Lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất và cân đối năng lực sản xuất Kế hoạch sảnxuất xác định rõ lịch trình thực hiện các nhiệm vụ của chương trình và tạitừng thời điểm của lịch trình cần những nguồn lực nào, với số lượng baonhiêu và ai là người cung cấp
Lập kế hoạch dựa trên định hướng phát triển doanh nghiệp và triển khai
kế hoạch để thực hiện các chỉ tiêu đó Kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần
Trang 24Tràng An được lập dựa trên nhu cầu phát triển công ty và dự kiến tiêu thụ củaphòng bán hàng.
Căn cứ để lập kế hoạch chung:
Căn cứ vào chiến lược và mục tiêu phát triển của công ty trong các giaiđoạn
Căn cứ vào dự kiến, nghiên cứu phát triển thị trường dài hạn và ngắnhạn
Căn cứ vào tình hình tiêu thụ và lượng thành phần tồn kho để lập dựkiến kế hoạch tiêu thụ trong thời điểm lập kế hoạch (biểu dự kiến kế hoạchtiêu thụ năm, tháng, đơn đặt hàng sản phẩm)
Căn cứ vào hiện trạng thiết bị, nhà xưởng, con người (biểu kế hoạchsửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tháng)
Căn cứ vào tồn kho vật tư, và kế hoạch tiếp cận vật tư (biểu báo cáonhập xuất tồn kho vật tư, hợp đồng vật tư và đơn đặt hàng vật tư)
Căn cứ vào các quy định, tiêu chuẩn được áp dụng (định mức vật tưBM/HD 09.10, định mức lao động BM/HD 09.11)
Khi có nhu cầu, Phòng kế hoạch sản xuất với 3 mức sau:
Kế hoạch sản xuất năm: Là kế hoạch sản xuất mang tính chất dài hạn,được lập dựa trên tình hình tiêu thụ thực tế của năm trước, định hướng pháttriển sản xuất kinh doanh trong năm nay
Kế hoạch sản xuất năm được lập vào trước ngày 15 tháng 1 bởi giám đốcsản xuất hoặc người được ủy nhiệm thực hiện theo mẫu BM/HD 04.01
Kế hoạch sản xuất tháng: được lập từ ngày 20 đến 26 tháng trước bởiphòng kế hoạch sản xuất thực hiện theo mẫu BM/HD 04.02
Nhằm thuận lợi cho việc lập kế hoạch cho tháng tiếp theo, trước ngày
25, phòng bán hàng cấp cho phòng KHSX dự kiến tiêu thụ tháng sau
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 25 Phòng kế hoạch sản xuất ước tính sản lượng từ ngày 26 đến hết tháng,cân đối với kế hoạch tiêu thụ tháng sau và lượng hàng dự trữ tối thiểu để xâydựng kế hoạch sản xuất.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất được lập hàng ngày căn cứvào tiêu thụ của phòng bán hàng, báo cáo hoạt động của xí nghiệp Thực hiệntheo kiểu mẫu BM/HD 04.03
Kế hoạch sản xuất tuần: được lập từ thứ sáu tuần trước bởi phòng kếhoạch sản xuất Thực hiện theo kiểu mẫu BM/HD 04.04
Sau khi kế hoạch sản xuất sản phẩm tháng, năm, quý, được phê duyệt,Phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch vật tư tương ứng theo biểu mẫuBM/HD 04.06
2 Duyệt
Kế hoạch sản xuất được người có thẩm quyền phê duyệt, nếu đạt thìchuyển kế hoạch sản xuất đến đơn vị liên quan thực hiện, nếu không đạt thìthực hiện lại
Kế hoạch sản xuất năm BM/HD 04.01 được tổng giám đốc hoặc phótổng giám đốc phê duyệt
Kế hoạch sản xuất tháng BM/HD 04.02 được tổng giám đốc hoặc phótổng dám đốc duyệt
Kế hoạch sản xuất tuần BM/HD 04.04 được giám đốc sản xuất duyệt
Kế hoạch sản xuất vật tư tháng BM/HD 04.06 được lập và phê duyệtbởi giám đốc sản xuất và tổng giám đốc
Duyệt xong kế hoạch sản xuất sản phẩm và vật tư, ban quản lý sẽ đưa kếhoạch sản xuất vào thực hiện tại các bộ phận sản xuất
3 Triển khai, kiểm soát tiến độ sản xuất
Trang 26 Kế hoạch sản xuất tháng theo BM/HD 04/02, kế hoạch sản xuất tuần theoBM/HD 04/04 và kế hoạch cấp vật tư tháng theo biểu mẫu BM/HD 04/06 saukhi đã được phê duyệt, chuyển đến các đơn vị liên quan để thực hiện.
Khi nhận được kế hoạch sản xuất các đơn vị liên quan xem xét, nếu pháthiện ra những điểm không phù hợp, phản hồi thông tin tới phòng kế hoạch sảnxuất để điều chỉnh kịp thời
Phòng kế hoạch sản xuất thực hiện:
Đối chiếu vật tư theo kế hoạch với vật tư tồn kho, tồn xưởng, vật tưđang trên đường tới, vật tư đặt mua, để từ đó có kế hoạch cung ứng và dự trữcho sản xuất
Vận chuyển vật tư theo kế hoạch với vật tư tồn kho, tồn xưởng, vật tưđang trên đường tới, vật tư đặt mua, để từ đó có kế hoạch cung ứng và dự trữvật tư cho sản xuất
Vận chuyển vật tư theo yêu cầu cung ứng vật tư của xí nghiệp Thựchiện theo biểu mẫu BM/HD 21.01
Sắp xếp chỗ để vật tư nhận về và dán phiếu chỉ danh lên lô vật tư nhận
về, đảm bảo các tổ sản xuất nhận biết được mã lô vật tư khi sản xuất và ghi lại
mã lô sử dụng
4 Báo cáo, cập nhật, quyết toán vật tư, thành phẩm
Cuối tuần, tháng, năm thực hiện kế hoạch, công ty lại kiểm kê, đánh giálại vật tư hàng hóa đã sử dụng và tồn kho trong kỳ
Đối với vật tư sản xuất:
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 27 Kiểm soát được số sử dụng, tồn đầu và cuối trong tuần, ghi sổ kiểmsoát vật tư theo BM/HD 04.08.
Giám đốc xí nghiệp triển khai, giám sát việc thực hiện kiểm kê vật tưvào cuối tháng nhằm tổng hợp về số lượng, chủng loại vật tư (nhập về, sửdụng, tồn cuối) trong một tháng Thực hiện theo biểu mẫu BM/HD 04.10
Đối với các vật tư không có KHSX của tháng tiếp theo xí nghiệp trả lạikho, phải có lý do rõ ràng, được phòng quy chế kiểm tra chất lượng và có đủchữ ký của các bên liên quan trước khi thực hiện nhập kho trở lại
Đối với sản phẩm làm ra:
Báo cáo hoạt động của xí nghiệp vào ngày hôm sau được thực hiệntheo BM/HD 04.05
Vào sổ kiểm soát sản phẩm xí nghiệp về sản lượng của mỗi ca sản xuất,theo biểu mẫu BM/HD 04.09 (thực hiện bởi Thống kê)
Thực hiện kiểm kê thành phẩm vào cuối mỗi tháng và việc lập báo cáoquyết toán sản lượng sản xuất trong tháng Thực hiện theo biểu mẫu BM/HD04.11
Thành phẩm nhập kho hàng ngày, tháng thực hiện theo biểu mẫuBM/HD 04.13 BM/HD 21.01
Hàng tháng Thống kê có trách nhiệm báo cáo số liệu tiêu hao vật tư chogiám đốc xí nghiệp, phòng kế hoạch sản xuất
Trang 28II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY
1 Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty
Nghiên cứu tình hình sản xuất sản phẩm của công ty trong những năm quacho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tốc độ tăng trưởng trong sản xuất cácmặt hàng Đo lường được tốc độ tăng trưởng của sản phẩm chúng ta sẽ biếtđược quy mô sản xuất của doanh nghiệp như thế nào
Bảng 2.1: Sản lượng mặt hàng sản xuất của công ty năm 2003 - 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004Sản lượng sản xuất2005 2006 2007
(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)
Các số liệu trong bảng 2.2 cho thấy trong suốt 5 năm qua tổng sản lượngsản xuất của công ty Cổ phần Tràng An không ngừng tăng lên Từ 2.096 tấnnăm 2003 hiện nay công suất sản xuất của công ty đã tăng lên 4.694 tấn, tốc
độ tăng trung bình 122%/năm Hai năm gần đây tốc độ tăng nhanh, năm 2006tăng 21%, 2007 tăng 32%
Kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của công ty, bao gồm: kẹo caramenbéo, hoa quả, kẹo sữa… Mỗi loại sản phẩm kẹo cứng có hương vị khác nhau
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 29phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng Kẹo cứng có nhân lần đầu tiên sảnxuất ở Việt Nam tại Công ty cổ phần Tràng An với dây chuyền sản xuất nhập
từ Ba Lan Nó có đặc trưng về mùi thơm, giòn, dễ ăn, hương vị hài hòa Tuynhiên vì đây là dây chuyền sản xuất lâu đời nên thị trường kẹo cứng hiện tạiđang bị các dây chuyền sản xuất kẹo cứng của các doanh nghiệp trong vàngoài nước cạnh tranh quyết liệt Nhìn vào bảng số liệu về kẹo cứng trên tathấy sản lượng kẹo cứng sản xuất giảm trong suốt mấy năm gần đây, từ 575tấn năm 2004 đến 2007 mức sản xuất chỉ còn 478 tấn
Hiện nay trong công ty, kẹo mềm chiếm ưu thế hơn về số lượng và chấtlượng về sản phẩm kẹo Các chủng loại kẹo mềm bao gồm: kẹo mơ, sữa,chewy, dừa, cốm… Kẹo mềm rất thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng Cũngnhư kẹo cứng, hầu hết các dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng đã được công
ty đầu tư cách đây nhiều năm, nên lượng sản phẩm bán ra cũng không tăngnhiều, có năm còn sụt giảm như năm 2005 sản lượng là 777 tấn, đến năm
2006 chỉ còn sản xuất 740 tấn, chỉ tiêu đạt 95,2% so với năm 2005 Tuy nhiên
do vài năm gần đây công ty đã cải tiến máy móc và thay thế một số hươngliệu sản xuất nên sản phẩm kẹo sản lượng kẹo mềm bán ra đã tăng trở lại.Năm 2007 mức sản lượng cần sản xuất đã lên tới 1040 tấn
Các dây chuyền sản xuất bánh thì có nhiều biểu hiện tích cực hơn Khácvới các loại kẹo, bánh ít ngọt nên khách hàng dễ chấp nhận Vả lại bánh cónhiều hương vị nổi bật gây cảm giác rất hấp dẫn Các loại bánh trong công ty
đó là: bánh quy, bánh quế kem, bánh Pháp và Snack Các số liệu trong bảngcho thấy sản lượng sản xuất các loại bánh này tăng lên qua các năm Bánhquy thì tăng đều qua các năm, sản lượng tăng từ 137 tấn năm 2003 lên đến
590 vào năm 2007 Riêng với bánh quế kem và Snack tốc độ sản lượng sảnxuất tăng nhanh Bánh quế kem năm 2003 sản lượng là 229 tấn thì đến năm
2007 là 506 tấn Snack mức sản lượng sản xuất hiện nay là rất lớn Con số đó
Trang 30vài năm gần đây là hơn 900 tấn/năm, chỉ tiêu từ năm 2004 đến năm 2007 lầnlượt đạt 108%; 141%; 121%; 110%, các con số đều dương và có sản lượngsản xuất đang chiếm tỉ lệ rất lớn Đặc biệt hiện nay thị trường bánh Pháp đangtăng lên rất nhanh Qua 3 năm sử dụng dây chuyền vào sản xuất con số sảnlượng sản xuất giờ đây đã lên tới 460 tấn (năm 2007) Theo kết quả dự báocho thị trường này thì doanh số bán ra của sản phẩm trong năm tới có thể còncao hơn nhiều nên dự định năm tới công ty vẫn tích cực sản xuất cho loại sảnphẩm này Ngoài ra từ năm 2007 này vừa áp dụng thêm một dây chuyền sảnxuất bánh mỳ Loại sản phẩm này vừa tung ra thị trường nhưng sản lượng sảnphẩm bán được là không nhỏ Trong mấy tháng 2007 sản lượng sản xuất chothị trường là 570 tấn Sản phẩm đã bắt đầu được công ty liệt vào danh sáchsản phẩm cạnh tranh của công ty.
Nhìn chung, qua bảng biểu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp chúng
ta có thể thấy tốc độ sản xuất các loại bánh và Snack tăng trong khi đó thì cácloại kẹo, đặc biệt là một số loại kẹo cứng sản xuất hàng năm có vẻ giảm đi.Phân tích tình hình sản xuất của công ty cho chúng ta nhận biết được khảnăng sản xuất của công ty về các mặt hàng Có như vậy sản xuất mới có kếhoạch phân bổ chương trình sản xuất hợp lý mà không vượt quá so với khảnăng thực tế của công ty Với tình hình sản xuất như hiện nay thì công ty vẫn
có một số dây chuyền vẫn còn có thể khai thác thêm Tuy nhiên công ty cũngcần xem xét nguyên nhân của giảm sút của thực trạng hiện tại
2 Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty
Quá trình lập kế hoạch sản xuất phải tính toán cân đối nhiều lần giữa sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm; cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất và khả năng bảođảm các yếu tố sản xuất như: vốn, sức lao động, nguyên vật liệu, khả năngmáy móc thiết bị và diện tích sản xuất,…; cân đối giữa nhu cầu sản phẩm mà
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 31thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng với khả năng đáp ứng củadoanh nghiệp
Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chính những năm gần đây:
(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)
Như vậy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường chính là một trongcác căn cứ để hoạch định sản xuất sản phẩm và đó là một trong các yếu tố cơbản để cân đối theo mô hình “cân bằng động” Sự biến động của thị trường vềnhu cầu cơ bản quyết định quy mô, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượngtiêu thụ của doanh nghiệp
Thống kê các chỉ tiêu từ bảng 2.2 ta thấy tình hình tiêu thụ các loại bánh
và Snack tăng lên qua các năm nhưng tổng sản lượng kẹo thì vẫn còn bấpbênh, vẫn tăng nhưng mức tăng không đáng kể, năm 2005 còn giảm đi so vớinăm trước đó Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty Cổ phần Tràng
An thì mặc dù cũng tăng qua các năm (từ 2.040 tấn năm 2003 lên 4.527 tấnnăm 2007), nhưng so với thị trường sau đây thì mức độ này vẫn còn rất nhỏ
So sánh nhu cầu thực tế so với thực trạng sản xuất của các công ty về cácmặt hàng sản phẩm, sản xuất luôn có khả năng đáp ứng được nhu cầu thịtrường về các mặt hàng có trong danh mục Vì vậy việc cần thực hiện củacông ty lúc này là thúc đẩy khả năng tiêu thụ bằng để sản lượng sản xuấttrong tương lai của công ty tiếp tục tăng lên Đồng thời công ty có thể tạo ranhững sản phẩm đặc biệt để sản lượng tiêu thụ còn lên cao hơn nữa
Trang 32Bảng 2.3: cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các thành phần doanh
nghiệp ngành sản xuất bánh kẹo.
(Nguồn: Phòng Mar và BH – Công ty Cổ phần Tràng An)
Căn cứ vào sản lượng tiêu thụ của các của các kỳ trước chúng ta thấy vẫn
có sự biến động về sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng Tuy nhiên chúng tacần thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này, là do sự cạnh tranh của thịtrường bánh kẹo hiện nay là rất lớn Bảng 1.1 ta thấy sản lượng trên thị trườngbánh kẹo toàn quốc là rất lớn
Kết quả bảng 2.3 chúng ta có thể thấy tổng sản lượng tiêu thụ của công tytuy tăng lên qua từng năm nhưng vẫn còn nhỏ so với thị trường, chỉ chiếm 3%(năm 2007) trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn có khảnăng chiếm lĩnh thị trường rất lớn (37,5%) Do vậy, định hướng của công ty
sẽ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ trong mấy năm tới
III TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2007
Dùng thước đo hiện vật để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sảnxuất mặt hàng trong kỳ của doanh nghiệp năm 2007, chúng ta thu được kếtquả sau đây:
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 33Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2007
Tên sản phẩm Sản lượng sản xuất (tấn) Chênh lệch
(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)
Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch bằng thước đo hiện vật, việc tuânthủ các mặt hàng đòi hỏi rất nghiêm ngặt Chủng loại hàng sản xuất và sốlượng từng loại phải được thực hiện như những chỉ tiêu pháp lệnh
Nhìn vào con số tổng sản lượng sản xuất của công ty ta thấy số lượng thựchiện đã cao hơn so với kế hoạch là 694 tấn tương đương với 17% Con sốchênh lệch lớn như vậy là do trong năm 2007 vừa qua công ty vừa đưa thêmmột dây chuyền sản xuất bánh mỳ và sản lượng sản xuất của loại sản phẩmnày là 570 tấn So sánh lượng thực tế với lượng kế hoạch của từng loại sảnphẩm chủ yếu của công ty, ta thấy hầu hết các mặt hàng đều có số chênh lệchdương, tức những loại sản phẩm này đều thực hiện vượt kế hoạch Một số mặthàng chỉ tiêu thực hiện còn vượt xa so với kế hoạch như bánh quế kem sảnxuất vượt kế hoạch đề ra là 10 %, bánh Pháp là 31% Tuy nhiên với chỉ tiêu
mà kẹo cứng đạt được đã làm cho chênh lệch âm, sản xuất thấp hơn kế hoạch
72 tấn, tương đương 13% Snack kế hoạch đặt ra cũng quá lớn nên chỉ tiêuthực hiện kế hoạch cũng kém kế hoạch 50 tấn, tương đương với 5% Như vậydoanh nghiệp đã thực hiện kế hoạch tổng sản lượng sản xuất nhưng khônghoàn thành kế hoạch sản xuất từng mặt hàng
Trang 34Những con số thực hiện kế hoạch trong năm 2007 đã cho thấy những thayđổi trong cơ cấu các mặt hàng sản xuất thực tế so với dự tính kế hoạch Đây là
cơ sở cho công tác triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch trong năm 2008.Những sản phẩm thực hiện đang tăng lên là những sản phẩm có nhu cầu tăngtrong năm và cũng có thể tăng trong năm tiếp theo nếu những biến động về thịtrường và cạnh tranh không tác động nhiều vào kinh doanh sản phẩm củacông ty, và ngược lại những sản phẩm có lượng tiêu thụ ít đi thì với biến độngkhông thay đổi này doanh nghiệp cũng nên có sách lược giảm một số chỉ tiêumặt hàng không tiêu thụ được Cũng nên chú ý rằng sức cạnh tranh của bánhkẹo hiện nay là rất lớn nên cân công ty phải đánh giá chính xác được mặtmạnh, mặt yếu của mình để đưa ra kế hoạch sản xuất sát với thực tế sẽ tiêuthụ
Như vậy, với những kết quả đạt được trong tiêu thụ sản phẩm, thực hiệnvượt kế hoạch hay không đạt kế hoạch của từng mặt hàng của công ty là donhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động và ảnh hưởng về mặt tích cựchay tiêu cực tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Những mặt tích cựchay tiêu cực nằm trong đó chúng ta phải nêu rõ và đánh giá một cách cụ thể
IV NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG KẾ HOẠCH HÓA CỦA CÔNG TY
1 Ưu điểm
Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2005, công ty lắp đặt thêmnhiều máy móc thiết bị hiện đại Sự đổi mới này phù hợp với các nguồn nănglực công ty hiện có và nó đã mang lại hiệu quả thiết thực như đưa năng suấtlên gần 4000 tấn/năm Đến năm 2007 công ty có thêm dây chuyền sản xuấtbánh mỳ nên tổng sản lượng đã vượt 4000 tấn/năm
Phùng Thị Thanh Xuân Lớp QTKD Tổng hợp 46A
Trang 35Nhờ áp dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng chất lượngcông ty đã đưa vào sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, những sản phẩm nàybước đầu cũng đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
ở mức cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm
Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, sinh lời lao động bình quân cònthấp, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty trong những năm qua
Hiệu suất sử dụng máy móc ngày càng kém hiệu quả, độ chính xácthấp, chất lượng sản phẩm sản xuất hầu như còn kém
Những tồn tại trên tuy công ty đã có nhiều điều chỉnh qua các nămnhưng hiện nay vẫn chưa được khắc phục và mang lại hiệu quả Trong thờigian tới công ty cần tập trung hơn nữa trong việc bố trí và sử dụng tốt nhữngnăng lực này
3 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Công ty còn thiếu vốn trầm trọng dẫn tới chậm đổi mới máy móc thiết
bị Các hình thức huy động vốn còn kém Công ty chưa chủ động trong việcsản xuất kinh doanh
Đầu tư máy móc thiết bị hàng năm chưa đồng bộ Số thiết bị hiện đại
có nhưng không đáng kể Những máy móc cũ kĩ từ những năm 70 vẫn cònđược sử dụng Mặt khác nguồn gốc trang thiết bị của công ty chủ yếu nhập từnhững nước khác nhau như: Ba Lan, Trung Quốc, Pháp,…