Đề tài:Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên
Trang 11 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta, đã được quantâm, đầu tư rất lớn và đây là một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triểnngành nông nghiệp Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện củaĐảng và của Chính phủ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ:
“Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệpchế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi mởrộng mạng lưới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi” [8] Chính phủ cũng
đã có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi Vìvậy, nên ngành chăn nuôi đã được phát triển và chiếm 22% giá trị sản xuấtcủa ngành nông nghiệp Đây cũng là hướng quan trọng để phát triển nôngnghiệp nước ta trong thời gian tới
Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ramột thị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệpcho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Để đáp ứng yêu cầu của thịtrường, thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, bảo đảm về chấtlượng và số lượng cho ngành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết
Từ thực tế đó, nhiều công ty đã lựa chọn đầu tư vào ngành sản xuất và kinhdoanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nước ngoài nhưcông ty New Hope, Cargill, CP Group, AF (American Feed) , các công tyliên doanh như Proconco, Guymax , các công ty trong nước như Dabaco,VIC (Con heo vàng), Thanh Bình, Lái Thiêu, Nam Dũng, Hà Việt
Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá đa dạng, phongphú như chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt, chim cút , nhưng đang phát triểnmạnh theo hướng chăn nuôi trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia
Trang 2súc (lợn ngoại) Ngoài ra, ở đây còn có nguồn nguyên liệu dùng để sản xuấtthức ăn chăn nuôi rất phong phú như ngô, khoai, sắn Hơn nữa, TháiNguyên còn là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc Điều này sẽ giúp choviệc giao lưu hàng hoá giữa các vùng được nhanh chóng, thuận tiện Những
ưu thế trên là những điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty đầu tư vào sảnxuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệuquả kinh tế cao Nhận thấy những thuận lợi trên, công ty cổ phần Nam Việt
đã đầu tư xây dựng nhà máy với hệ thống dây chuyền máy móc, trang thiết bịhiện đại, có công suất lớn và cho chất lượng sản phẩm tốt Để sản xuất vàtiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Trong 3 năm qua,hàng hoá của công ty sản xuất ra đã khá đa dạng, có chỗ đứng trên thị trường
và được người chăn nuôi đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn chogia súc (lợn) với tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh.Tuy nhiên, do mới thành lập nên sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụrộng rãi và chưa đứng vững trên thị trường Sản phẩm thức ăn cho gia cầm(thức ăn hỗn hợp cho gà) chưa thực sự có chất lượng tốt và tính ổn định cònchưa cao, nên chưa có uy tín trên thị trường Hệ thống đại lý cấp I, cấp II củacông ty còn mỏng, yếu và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giánguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao, không ổn định, dịchcúm gia cầm bùng phát, giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cũng tăng,giảm thất thường Đó là những bất lợi rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng pháttriển thị trường của công ty cổ phần Nam Việt Để tận dụng và phát huy đượcnhững ưu thế của mình, đồng thời khắc phục những điểm còn yếu và trởthành một công ty có uy tín lớn trên thị trường, công ty cổ phần Nam Việtcần phải có các chiến lược và giải pháp trong hoạt động sản xuất và kinhdoanh cho phù hợp với điều kiện của thị trường và của mình
Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
Trang 3những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên”, nhằm phân tích
thị trường và đưa ra những gợi ý có tính khả thi để công ty Nam Việt thamkhảo, từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệpcủa công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ranhững giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôicủa công ty
- Đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôicông nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế trong phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi côngnghiệp với các chủ thể là công ty, đại lý của công ty và người chăn nuôi
Trang 4chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
+ Những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt
Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất, phát triển thị trường và
tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 đến nay Sốliệu khảo sát năm 2005 và dự kiến đến năm 2010
Không gian: Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập.
Việc nghiên cứu tổng thể thị trường là cần thiết, nên với đề tài này tôi chỉ tậptrung nghiên cứu ở thị trường Thái Nguyên vì đây là địa bàn tổ chức sản xuấtcủa công ty, đồng thời Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi đang pháttriển mạnh với quy mô trang trại và số lượng trang trại đang tăng khá nhanhhàng năm Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi côngnghiệp ngày càng ngắn lại và phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây
Trang 52 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thức ăn chăn nuôi là đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở ban đầu đểthúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của vật nuôi Chỉ có dinh dưỡngtốt, đầy đủ trong thức ăn chăn nuôi mới phát huy tối đa ưu thế di truyềngiống, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường và mang lạihiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định nên giá thành sản phẩm củangành chăn nuôi, vì chỉ riêng thức ăn chăn nuôi đã chiếm 65 - 70% giá thànhsản phẩm thịt, sữa, trứng của ngành chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng cho sựphát triển của ngành chăn nuôi, từ đó, tạo ra năng suất cao cho ngành chănnuôi Nếu như trước đây theo phương thức truyền thống, nguồn thức ănkhông đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi, thì ngàynay, thức ăn chăn nuôi công nghiệp không những đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
về dinh dưỡng cho vật nuôi, mà còn tạo ra sự đột phá về khả năng phát triểnmạnh, nhanh cho ngành chăn nuôi Với nguồn thức ăn được chế biến theonhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nên
đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh cho vật nuôi Từ đó, ngành chăn nuôi cungcấp ngày càng nhiều sản phẩm phục vụ đời sống con người
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã góp phần làm thay đổi tập quán chănnuôi Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm,nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt làm thức ăn sanghướng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung
Trang 6Ngoài việc rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ tăng trưởng nhanhcủa vật nuôi, thì nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà số lượng lao động
sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể Nếu như theophương thức truyền thống, thức ăn phải nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốnnhiều hơn nên mất rất nhiều thời gian và công sức Thì ngày nay, khi sử dụngthức ăn chăn nuôi công nghiệp, lượng lao động và thời gian dùng cho việcchăn nuôi ít hơn nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhưng lại cho hiệu quảchăn nuôi cao hơn Như vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khốilượng sản phẩm tạo ra mà còn tăng lên nhờ vịêc sử dụng ít công lao động hơnKhông chỉ vậy, thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà lượng laođộng sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn nhân lực
dự trữ cho các ngành khác như ngành công nghiệp và dịch vụ
Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra sự cân bằng giữa cầu và cung về cácsản phẩm từ chăn nuôi Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngànhcông nghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng hơn
2.1.2 Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Ngoài những đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp còn có những đặc điểm rất riêng vì nguyên liệu đầuvào của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn là các sảnphẩm của ngành nông nghiệp, do vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi côngnghiệp phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp:
+ Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn
là các nông sản, giá cả các nông sản thường không ổn định và có tính thời vụcao Do vậy, làm cho giá cả của thức ăn chăn nuôi công nghiệp không ổnđịnh, từ đó, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty kinh doanh thức ăn chănnuôi công nghiệp và người chăn nuôi
Trang 7+ Chăn nuôi là một ngành của sản xuất nông nghiệp, nó mang nhiều rủi
ro nên trong chừng mực nhất định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi côngnghiệp cũng cùng gánh chịu rủi ro với ngành chăn nuôi
+ Ngành chăn nuôi là ngành có rủi ro cao và cũng không phải ngànhđem lại lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi Chính vì vậy, kênh phân phối củangành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp thường ngắn (ít tác nhân trunggian) Ngành chăn nuôi càng phát triển mạnh (quy mô trang trại, tập trung)thì xu hướng phát triển kênh phân phối của thị trường thức ăn chăn nuôi côngnghiệp ngày càng ngắn (càng gần người chăn nuôi), có thể không còn các tácnhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II)
Chính vì vậy, trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi của nước ta pháttriển rất mạnh theo hướng trang trại Nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn,
có tiềm lực kinh tế đã mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp trực tiếp của cácnhà máy, còn những trang trại có tiềm lực kinh tế yếu, những trang trại vừa
và nhỏ thì mua qua các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II)
+ Giữa người bán (công ty, đại lý) và người tiêu dùng (người chăn nuôi)ràng buộc với nhau bằng quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ tài chính
Ở Việt Nam, người chăn nuôi phần lớn là những người làm nôngnghiệp, khả năng tài chính là không mạnh nên người chăn nuôi thường muachịu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của các đại lý Chính vì vậy, để kinhdoanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp thì đòi hỏi vốn kinh doanh của các đại
lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải lớn mới đáp ứng được chongười chăn nuôi Do đó, người chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào một số bộphận thương gia (đại lý cấp I, cấp II) trong vùng
+ Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vàotính thời vụ của ngành nông nghiệp, tính chu kỳ của ngành chăn nuôi Đây lànhững vấn đề mà các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp luôn phải
Trang 8đối mặt Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng các sản phẩm của ngànhnông nghiệp dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lạichủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài (như ngô, mì, mạch), (mỗi năm nước
ta phải nhập khẩu vài chục vạn tấn riêng khô đậu tương phải nhập khẩukhoảng 1 triệu tấn/ năm từ Ấn Độ, Achentina, Hoa Kỳ, Brazil [1])
+ Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá cảsản phẩm đầu ra hay lợi nhuận của ngành chăn nuôi Nếu giá sản phẩm đầu racủa ngành chăn nuôi cao, người chăn nuôi có lãi thì thị trường thức ăn chănnuôi công nghiệp phát triển rất nhanh
+ Nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng đa dạng cả
về chất lượng, chủng loại và giá cả Do vậy, tạo ra tính cạnh tranh ngàycàng gay gắt giữa các đại lý, các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chănnuôi công nghiệp
2.1.3 Các loại thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta hiện nay có nhiềukênh phân phối khác nhau như kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phốigián tiếp:
- Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối không có sự tham gia của
các tác nhân trung gian (như đại lý cấp I và đại lý cấp II.)
(Đại lý cấp I là đại lý mua hàng hoá trực tiếp của công ty, có hợp đồngmua bán hàng hoá với công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty Đại lýcấp II là đại lý mua hàng của công ty qua đại lý cấp I, sau đó đem bán chongười chăn nuôi, đại lý cấp II không có hợp đồng mua bán hàng hoá với công
ty và không chịu sự quản lý trực tiếp của công ty)
Người sản xuất
(nh máy)à máy) Người chăn nuôi (trang trại lớn)
Trang 9Kênh phân phối này bảo đảm mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất
và người chăn nuôi Nó làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi và giúp chongười sản xuất nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng,thông tin phản hồi về sản phẩm từ nhà chăn nuôi cho nhà sản xuất nhanh vàchính xác hơn Tuy nhiên, kênh phân phối này làm tăng thêm khối lượngcông việc cho nhà sản xuất vì nhà sản xuất phải quản lý số lượng khách hànglớn gấp nhiều lần so với việc thông qua nhà phân phối Ngoài ra, còn nhiềuyếu tố khác liên quan đến việc bán hàng của nhà sản xuất, như không thể khaithác hết số lượng khách hàng trên thị trường, những khách hàng chăn nuôinhỏ, phân tán, tài chính kém
- Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của
các tác nhân trung gian Tuỳ thuộc vào số lượng các tác nhân trung gian trongkênh phân phối mà ta có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau
Với kênh phân phối gián tiếp (có tác nhân trung gian), hàng hoá sẽ đượcphân phối rộng rãi hơn trên thị trường vì hệ thống đại lý cấp I, cấp II có thểbán hàng cho nhiều đối tượng khách hàng (người chăn nuôi) khác nhau, kể cảnhững người chăn nuôi nhỏ lẻ, khả năng tài chính kém cũng dễ dàng muađược sản phẩm của công ty Đồng thời, công ty cũng giảm được nhiều chi phínhư chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng
Do chuyên môn hoá trong sản xuất và hoạt động thương mại nên hoạtđộng của loại kênh phân phối này cho phép người sản xuất tập trung được
Người sản
xuất
Đại lý cấp I Người chăn
nuôi
Trang 10mọi nguồn lực của mình vào sản xuất, đồng thời phát huy được lợi thế củacác tác nhân trung gian như khả năng tài chính, uy tín bán hàng, quan hệ xãhội Tuy nhiên kênh phân phối gián tiếp cũng có những hạn chế, đó là làmgiảm lợi nhuận của nhà chăn nuôi (đây là yếu tố cực kỳ quan trọng), cácthông tin về sản phẩm (như chất lượng, bao bì ) của nhà chăn nuôi đến nhàsản xuất cũng chậm hơn và nhiều lúc thiếu chính xác, người chăn nuôi cũng
dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường
Đối với ngành chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp ởnước ta hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, vì ngànhchăn nuôi của nước ta mới bắt đầu đi vào chăn nuôi mang tính công nghiệp,các trang trại quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nhiều vùng chăn nuôi vẫn mangtính tận dụng, tự cung tự cấp là chính và khả năng tài chính của hầu hết cáctrang trại vẫn còn kém Đối với một số quốc gia trên thế giới có ngành chănnuôi trang trại phát triển mạnh, tập trung, quy mô trang trại hàng chục nghìncon (như Mỹ, Hà Lan, Thái Lan và ngay cả Trung Quốc), thì họ chủ yếu sửdụng kênh phân phối trực tiếp
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởngrất lớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp.Trình độ chăn nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn vàchăn nuôi tập trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cànglớn, do vậy, khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chănnuôi ngày càng tốt hơn
- Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nắmbắt và dự báo tình hình thị trường Ở nước ta, hệ thống thông tin còm kémphát triển, nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 11của nhiều ngành trong đó có cả ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôicông nghiệp và ngành chăn nuôi
- Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản còn rất kém.Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và khả năng phát triển của ngànhchăn nuôi Ở nước ta, giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp vẫnchiếm tỷ lệ cao, do vậy, làm cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi vẫn còn rấtthấp [9], từ đó, ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sảnxuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Uy tín của các công ty được thể hiện thông qua chất lượng hàng hoá(thương hiệu sản phẩm), giá cả, bao bì, chính sách bán hàng Đây là yếu tốảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ănchăn nuôi công nghiệp ngay cả ở hịên tại và trong tương lai
- Giá cả sản phẩm đầu ra và lợi nhuận của ngành chăn nuôi là yếu tốcực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và đây cũng là yếu
tố quyết định cho sự phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Nếugiá cả sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi ổn định và đem lại lợi nhuận chongành chăn nuôi, thì sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.Nếu giá cả đầu ra của ngành chăn nuôi không ổn định, chăn nuôi không cóhiệu quả (không có lãi) thì khả năng đầu tư cho ngành chăn nuôi sẽ bị hạnchế và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển thị trường thức ănchăn nuôi công nghiệp
- Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như dịch bệnh, thời tiết cũng tácđộng trực tiếp đến ngành chăn nuôi và làm ảnh hưởng tới khả năng phát thịtrường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Nếu như thời tiếtmát mẻ, dịch bệnh không xảy ra thì đó là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôiphát triển và đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường thức ănchăn nuôi công nghiệp Còn nếu điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh không
Trang 12kiểm soát được thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi và khả năngphát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2.1.5 Xu hướng phát triển của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Xu hướng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộcrất lớn vào khả năng phát triển của ngành chăn nuôi Như chúng ta thấy,trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh, chuyển
từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính, sangchăn nuôi quy mô lớn (trang trại) tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi côngnghiệp là chính Do vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước tangày càng lớn Từ năm 2002 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ănchăn nuôi của nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiềucông ty trong nước cũng chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
để đầu tư Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng được đầu tưxây dựng và lắp đặt hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại để đáp ứng tốtnhu cầu của ngành chăn nuôi, đặc biệt các giống vật nuôi có tốc độ lớn cao,chất lượng thịt tốt
Hệ thống kênh phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệpcũng phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường
Từ năm 2000 trở về trước, ngành chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là chăn nuôinhỏ lẻ, phân tán và tận dụng nguồn thức ăn thừa, nên hệ thống kênh phânphối (đại lý) cũng chưa phát triển (rất ít đại lý), đặc biệt là đại lý cấp I, II cósản lượng tiêu thụ lớn Lúc này hệ thống kênh phân phối chia làm 3 cấp là đại
lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi Từ cuối năm 2001 trởlại đây, do ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhu cầu thức ăn chăn nuôicông nghiệp ngày càng tăng nhanh, hệ thống đại lý phát triển rộng khắp vàsản lượng hàng hoá tiêu thụ của các đại lý đều tăng nên khá cao Nên các nhàmáy đã mở hệ thống đại lý cấp I ở hầu hết các huyện, thậm chí một số nơi
Trang 13còn có ở xã như Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên Hệ thống đại lý lúc nàyphân làm 2 cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II và người chăn nuôi) Đặc biệt từnăm 2004 trở lại đây do có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn (hàng trămcon lợn, hàng chục nghìn con gà ) mở ra, nên một số công ty đã bán hàngtrực tiếp (không qua hệ thống phân phối) xuống các trang trại chăn nuôi lớn.Tuy nhiên, hiện nay phổ biến vẫn là phân phối qua hệ thống đại lý cấp I vàcấp II là chính.
Trước đây, người chăn nuôi thường sử dụng thức ăn đậm đặc và khi lựachọn thức ăn chăn nuôi, thường căn cứ vào các yếu tố bên ngoài của sảnphẩm như bao bì đẹp, màu, mùi thức ăn hấp dẫn Ngày nay, phần lớn ngườichăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp là chính và lựa chọn thức ăn căn cứ vàochất lượng bên trong của sản phẩm như thức ăn đó có đạt tốc độ tăng trưởngcho vật nuôi không, tỷ lệ nạc có cao không
Vậy, xu hướng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp là sửdụng các loại thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là thức ăn hỗn hợp) có chất lượngcao và hệ thống kênh phân phối ngày càng ngắn lại
Trang 14Đối với ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi côngnghiệp trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, như chúng ta biết hiện nayngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới mới đáp ứngđược 45 - 48% nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho ngànhchăn nuôi trên thế giới [10] Trong những năm gần đây thị trường thức ănchăn nuôi công nhiệp có rất nhiều biến động lớn, do dịch nở mồm long móng
ở gia súc (trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trênthế giới, đặc biệt ở một số nước châu Á như Inđônêxia, Thái Lan, TrungQuốc , nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trườngthứ ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới [16] Hiện nay các quốc gia cóngành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan thì nhiều các trang trạichăn nuôi lớn (vài chục nghìn con), họ tự cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôicông nghiệp cho trang trại của họ, bằng cách mua dây chuyền máy móc vàcác nguyên liệu về họ tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi côngnghiệp cho trang trại của họ [17] Vậy ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thếgiới phát triển rất mạnh, do đó đã làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi pháttriển theo một hướng khác (các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi côngnghiệp chuyển sẽ kinh doanh cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ănchăn nuôi, để bán cho các trang trại chăn nuôi lớn)
2.2.2 Tình hình phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta trong những nămgần đây phát triển nhanh và đa dạng Ngành chăn nuôi đã có những bước độtphá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụngsang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại) tập trung [23] Chỉ tínhriêng mấy năm gần đây, số lượng nhà máy sản xuất kinh doanh TĂCN côngnghiệp và sản lượng hàng hoá tiêu thụ của các nhà máy đã tăng lên rất nhanh.Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: tính đến nay đã có 197
Trang 15nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/ h trở lên, trong đó50% nhà máy có công suất từ 10 tấn/ h đến 40 tấn/ h Ngoài ra, còn có trên
200 cơ sở sản xuất thức ăn gia súc quy mô nhỏ 0,5 tấn/ h đến 1 tấn/ h Mỗinăm các nhà máy và những cơ sở này sản xuất được khoảng 3,8 triệu tấn thứcăn/ năm, ước đạt trên 10.000 tấn/ ngày [11] Thức ăn công nghiệp mới chiếmkhoảng 30 - 35% tổng số thức ăn đã sử dụng trong chăn nuôi (bình quân thếgiới là 45 - 48%, các nước có ngành chăn nuôi phát triển là 80 - 90%) [11].Theo tính toán của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì nhu cầu thức ănchăn nuôi đến năm 2010 cả nước đạt khoảng 13 triệu tấn/ năm, trong đó có
50 - 60% là thức ăn chế biến công nghiệp (tức khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/ năm)[10] Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước tađang còn rất nhiều tiềm năng Vậy, đây mới chỉ là giai đoạn đầu cho sự pháttriển ngành chăn nuôi công nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh thức ănchăn nuôi công nghiệp của nước ta
Hệ thống phân phối (đại lý cấp I): những năm trước đây (từ năm 2000trở về trước) hệ thống đại lý cấp I của các công ty chủ yếu tập trung ở cáckhu vực thành phố, thị xã và số lượng đại lý cấp I cũng ít, mỗi tỉnh chỉ có 2 -
3 đại lý cấp I, còn các khu vực khác như thị trấn, huyện, xã gần như không
có, nhưng từ năm 2001 trở lại đây, hệ thống đại lý cấp I của các công ty đãđược đặt xuống tận các xã và số lượng đại lý cũng tăng lên rất nhanh, sảnlượng tiêu thụ của mỗi đại lý cũng tăng lên rất nhiều Điều đó cho thấy ngànhchăn nuôi của nước ta phát triển mạnh, nên làm cho nhu cầu sử dụng thức ăncông nghiệp cho chăn nuôi ngày càng tăng lên
Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn lại Điều
đó cho thấy xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi trong nước ngày càngphát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Cách đây khoảng 5 - 6 năm, kênhphân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta phổ biến là 3 cấp (đại
Trang 16lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi), nhưng những năm gầnđây do quy mô chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh, nên hệ thống kênh phânphối ở nước ta phổ biến là hai cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II, người chănnuôi) Những vùng có ngành chăn nuôi phát triển mạnh (quy mô trang trại)thì phần lớn chỉ có 1 cấp (đại lý cấp I, người chăn nuôi) Đối với các trangtrại quy mô hàng nghìn con (thậm chí chỉ vài trăm con) thì hiện nay cũng đãbắt đầu mua thức ăn trực tiếp từ nhà máy chứ không qua các nhà phân phối(đại lý cấp I, cấp II) Vậy, trong tương lai không xa với sự phát triển mạnhcủa ngành chăn nuôi (phát triển trang trại lớn, tập trung) thì thị trường thức
ăn chăn nuôi phổ biến không còn các tác nhân trung gian (đại lý) Các nhàmáy sẽ bán hàng trực tiếp xuống các trang trại chăn nuôi là chính, còn mộtphần nhỏ thì cung cấp qua các đại lý cấp I
Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượngcao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ chăn nuôi của ngườichăn nuôi ngày càng được nâng lên
Quản lý của Nhà nước đối với các công ty sản xuất kinh doanh thức ănchăn nuôi công nghiệp và chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thịtrường cả nước nói chung và thị trường Thái Nguyên nói riêng hiện nay cònrất lỏng lẻo, đặc biệt là đối với sản phẩm của các công ty nội địa (công tynhỏ) [2] Chính vì vậy, chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp bán trên thịtrường hiện nay, phần lớn không đủ tiêu chuẩn chất lượng theo đăng ký trênbao bì (như độ đạm đăng ký 48% nhưng thực tế chỉ đạt 40 - 41%, thậm chícòn thấp hơn, bên cạnh đó một số chất có hàm lượng độc tố cao nhưng vẫn
sử dụng như chất làm hồng da, hóc môn tăng trưởng ) Từ đó, làm ảnhhưởng tới tâm lý của người tiêu dùng, người chăn nuôi và cũng ảnh hưởnglớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của các công ty lớnlàm ăn uy tín, đặc biệt là các công ty liên doanh, công ty nước ngoài đầu tư
Trang 17sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thị trường, nhưngnhững công trình đó đề cập tới những sản phẩm khác nhau (như phát triển thịtrường mây tre đan, nước giải khát, cà phê ) Đối với thị trường thức ănchăn nuôi công nghiệp của nước ta còn khá mới mẻ, do vậy, cũng chỉ có ít tácgiả quan tâm, nghiên cứu và các công trình đó cũng chỉ mới giải quyết một sốkhía cạnh về phát triển thị trường như công trình nghiên cứu của tác giả VũThành Hiếu (Cao học kinh tế K11) đề cập tới một số giải pháp xâm nhập và
mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty East Hope Việt Nam tạiBắc Ninh Công trình nghiên cứu của tác giả Kiều Đình Thép (Cao học kinh
tế K11) đề cập tới thực trạng và những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnhtranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Charoen Pokhand ViệtNam tại thị trường Thái Nguyên Ngoài ra, chưa có đề tài, sách báo nàonghiên cứu về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh TháiNguyên
3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm chung
3.1.1 Một vài nét về công ty cổ phần Nam Việt
Công ty cổ phần Nam Việt được thành lập tháng 10 năm 2002 với sốvốn đầu tư xây dựng nhà máy là 12 tỉ đồng, nằm tại khối phố 2, phường Phố
Cò, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phầnNam Việt được đầu tư trang bị hệ thống dây chuyền máy móc ép viên hiệnđại của Hà Lan, với công suất 8.000 tấn/ tháng Toàn bộ quy trình hoạt động
Trang 18thức phối trộn thức ăn chăn nuôi có độ chính xác cao, luôn ổn định, cộng vớiđội ngũ chuyên gia, nhân viên có trình độ cao, năng động và sáng tạo, cónhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nên đã giúp công
ty sản xuất và chế biến ra được nhiều loại thức ăn chăn nuôi có chất lượngcao và ổn định
Công ty cổ phần Nam Việt đi vào hoạt động sản xuất và tung sản phẩm
ra thị trường năm 2003, cho đến nay, công ty đã hoạt động sản xuất được hơn
3 năm và đang có tốc độ phát triển khá tốt Trên thị trường, sản phẩm củacông ty đang dần có uy tín trên thị trường và được nhiều người chăn nuôiđánh giá cao
Hiện nay, công ty có hai thương hiệu đó là Trư Đại và Bách Việt Haithương hiệu của công ty đang được bán ở các tỉnh như Thái Nguyên, TuyênQuang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương Hiện nay sản lượng tiêu thụ bình quân của công ty khoảng 3.500 tấn/ tháng,trong đó sản lượng đậm đặc chiếm khoảng 25% (chủ yếu là đậm đặc cho lợn)còn lại là thức ăn hỗn hợp Trong tổng số sản lượng hàng hoá của công ty bán
ra thị trường hàng tháng thì hơn 2/3 là sản phẩm thức ăn dùng cho gia súc,còn lại chưa đến 1/3 là sản phẩm thức ăn của gia cầm
Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty và là người trực tiếp chỉ đạo giám đốc các bộphận như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc sản xuất Dưới quyền Giám đốc
là các Trưởng phòng của các phòng ban như phòng Hành chính, phòng Kếtoán, phòng Kinh doanh
Phòng Hành chính nhân sự có 4 nhân viên: Đây là bộ phận tham mưucho ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc hành chính
và các vấn đề nội vụ khác của công ty Bộ phận này có chức năng tuyển dụng
Trang 19nguồn nhân lực cho công ty, ký kết hợp đồng lao động, thanh toán tiền lương,thực hiện các chế độ như bảo hiểm, nghỉ ngơi, y tế, sức khoẻ với người laođộng.
Phòng Kế toán tài chính có 6 nhân viên: Phòng này có chức năng lập
kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty; thực hiện công tác hạch toán kế toán, xác định giáthành sản phẩm và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước
Phòng Kinh doanh có 18 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm vềtiêu thụ hàng hoá, nghiên cứu thị trường, làm các chế độ, chính sách bánhàng cho các đai lý và lập các kế hoạch như khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị
để phục vụ cho bán hàng và phát triển thị trường tốt hơn
Phòng Kỹ thuật dịch vụ bán hàng có 8 nhân viên: Phòng này cónhiệm vụ làm các chương trình hội thảo, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho nhữngkhách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty, trong trường hợp vật nuôi bịmắc bệnh hoặc sử dụng sản phẩm của công ty gặp những vấn đề về kỹ thuậtcủa sản phẩm
Phòng Thu mua có 5 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm thu mua,nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như khô đỗ, ngô, sắn, mạch, vitamin chonhà máy
Phòng Sản xuất có 35 nhân viên: Phòng này có trách nhiệm về toàn
bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm, kiểm tra chất lượng và quy cách sảnphẩm
Phòng Cơ khí có 3 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm lắp đặt,bảo dưỡng, sửa chữa máy móc của công ty
Phòng Bảo vệ có 4 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm trông, giữ
và bảo vệ các tài sản của công ty
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nam Việt
Trang 20Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nam Việt
Chủ tịch Hội đồng quản trị
liệu
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Sản xuất
Phòng
Cơ khí
v à máy)Điện
Phòng
Kế toán
Phòng
H nh à máy)chính nhân sự
Phòng Bảo vệ
Trang 213.1.2 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô HàNội 85 km và là cửa ngõ của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, CaoBằng, Lạng Sơn Ngoài ra, Thái Nguyên còn giáp với tỉnh Bắc Giang, BắcNinh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và huyện Sóc Sơn của Hà Nội Với vị trí nhưvậy, Thái Nguyên rất thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá giữa các tỉnhvới nhau
Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 3.541,14 km2 trong
đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 810 km2 Năng suất lúa, ngô, sắn củaThái Nguyên thấp (lúa chỉ đạt 38,7 tạ/ ha) Sản phẩm từ ngành trồng trọt chủyếu phục vụ trong tỉnh Ngoài ra, một số nguyên liệu phục vụ cho ngành chănnuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, đỗ tương, mạch, gạo vẫn phảinhập từ các vùng khác
Khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độtrung bình cả năm 23,70C Đây là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát
triển ngành trồng trọt và chăn nuôi trong tỉnh
Điều kiện kinh tế xã hôi
Thái Nguyên là một tỉnh có mật độ dân số khá đông so với các tỉnh miềnnúi phía Bắc, song dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở cáchuyện có địa hình thấp như Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ và khu vựcThành phố Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có số trường đại học, cao đẳng,đứng thứ 3 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội Ngoài ra,Thái Nguyên còn là tỉnh có nhiều cơ quan nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt cóngành công nghiệp nặng phát triển khá mạnh, do vậy, mức sống bình quâncủa người dân cũng tương đối cao so với các tỉnh ở vùng núi phía Bắc
Trang 22Năm 2005, GDP của tỉnh Thái Nguyên đạt 6.460 tỷ đồng, trong đó,ngành nông nghiệp đạt 2.168 tỷ đồng Như vậy, ta thấy giá trị kinh tế củangành nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh Chính vì vậy, việc đầu tư chongành nông nghiệp đang được chú trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi Từnăm 2000 đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định như Quyết định 3500năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự ántổng thể phát triển chăn nuôi, chế biến xuất khẩu gà lông mầu chất lượng cao
từ năm 2000 - 2010, Quyết định số 382, năm 2001 và Quyết định 720, năm
2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phát triển chăn nuôi lợn nái ngoạitheo mô hình trang trại trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, còn nhiều quyết định khácvới mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 30% cơ cấu ngành nôngnghiệp
3.1.3 Tình hình chăn nuôi và lượng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Để biết được tình hình chăn nuôi trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3năm và lượng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm
2005, ta căn cứ vào bảng 3.1
Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi và lượng cầu TĂCN
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
n v tính: conĐơn vị tính: con ị tính: con
Loại vật nuôi Năm
2003
Năm 2004
Năm 2005
TĐPTBQ (%)
SLTĂCNTT cần sử dụng năm
Trang 23Số đầu bò sữa 23 112 186 225,544
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên
Trang 24Qua bảng 3.1 ta thấy tổng đàn lợn của tỉnh Thái Nguyên trong 3 nămqua đều tăng khá nhanh, đặc biệt là cuối năm 2004 và năm 2005 Do dịchcúm gia cầm xảy ra nên làm cho lượng cầu thịt lợn tăng vọt, đem lại lợinhuận cao cho ngành chăn nuôi lợn, từ đó, đã thu hút được nhiều người đầu
tư vào chăn nuôi lợn và mở rộng quy mô chăn nuôi Bên cạnh đó, trong mấynăm qua, phong trào nuôi lợn siêu nạc (lợn ngoại) xuất khẩu phát triển khámạnh, vì sản phẩm đầu ra bán với giá rất cao Chính vì vậy, đã thu hút đượcnhiều người dân đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn nái siêu nạc, đểphát triển chăn nuôi lợn choai 30 - 40 kg xuất khẩu sang một số nước nhưHồng Kông, Trung Quốc Từ những thuận lợi trên, 3 năm qua ngành chănnuôi lợn của tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển bình quân là 110,973%.Với tổng số đầu lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2005 và dựa vào cáctài liệu hướng dẫn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt thì lượng thức ăntinh cần cho tổng số đầu lợn là 210.514,68 tấn / năm
Đối với ngành chăn nuôi gia cầm thì từ cuối năm 2003 và năm 2004 đãchịu thiệt hại nặng nề, nhiều trang trại chăn nuôi đã phá sản, một số trang trạichuyển sang chăn nuôi lợn hoặc chuyển nghề Từ năm 2005 trở lại đây,ngành chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang từng bước phụchồi và phát triển trở lại Tổng đàn gia cầm (ngan, gà, vịt) trên địa bàn tỉnhnăm 2005 là 2.406.394 con, tăng hơn năm 2004 là 1.487.446 con Nguyênnhân khiến cho ngành chăn nuôi gia cầm phục hồi và phát triển khá nhanhnhư vậy là do sau khi dịch cúm gia cầm được khống chế, thực phẩm gia cầm(như thịt, trứng ) được phép bán rộng rãi trở lại Lúc này nhu cầu về thịt,trứng của gia cầm trên thị trường là rất lớn, nhưng lượng cung còn rất hạnchế, do vậy, làm cho giá các loại thực phẩm này tăng rất cao, chính vì vậy, đãthu hút được nhiều người đầu tư chăn nuôi trở lại Với số lượng đầu gia cầmcủa tỉnh Thái Nguyên năm 2005, dựa theo hệ số chuyển đổi thức ăn cho giacầm của công ty cổ phần Nam Việt thì lượng thức ăn tinh cần cho tổng số
Trang 25đầu gia cầm là 26.073,08 tấn/ năm.
Qua tính toán ta thấy, tổng lượng cầu thức ăn tinh cần thiết cho toànngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2005 là 236.587,76 tấn.Đây là cơ hội tốt cho tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đang
và sẽ hoạt động sản xuất và kinh doạnh TĂCN trên địa bàn tỉnh TháiNguyên
3.1.4 Đặc điểm thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc, có mật độ dân số đông nhưngdân số phân bố không đồng đều Các hình thức chăn nuôi cũng đa dạng,nhưng một số huyện chăn nuôi vẫn mang tính tự cung tự cấp là chính, đặcbiệt là các huyện có địa hình cao nhiều núi đá như Định Hoá, Võ Nhai Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên phát triểnkhá mạnh, đặc biệt tập trung ở một số huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, PhúBình, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và khu vực Thành phố Thái Nguyên.Ngành chăn nuôi không chỉ phát triển về quy mô, số lượng mà còn phát triển
về chủng loại vật nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ănthừa sang chăn nuôi quy mô lớn (quy mô trang trại), sử dụng thức ăn côngnghiệp là chính
Mạng lưới kinh doanh thức ăn chăn nuôi của các công ty trên địa bàntỉnh Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá,
vì nhiều vùng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tận dụng làchính Hệ thống đại lý tiêu thụ hàng hoá này đang được phát triển dầy đặc, cóhàng chục đại lý cấp I lớn Mỗi đại lý cấp I có sản lượng hàng hoá bán rahàng trăm tấn/ tháng, nhưng hệ thống đại lý cấp I này lại chủ yếu tập trung ởkhu vực thành phố và một số huyện chăn nuôi phát triển như huyện Phổ Yên,Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương là chính, còn hệ thống đại lý cấp II có ở khắp
Trang 26nơi, xuống tận các thôn, xã
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã có tới 3 nhà máy sảnxuất thức ăn chăn nuôi [19] Điều đó cho thấy sản phẩm thức ăn chăn nuôi ởđịa bàn tỉnh Thái Nguyên rất phong phú, đa dạng và có sự cạnh tranh rất gaygắt, không những giữa các công ty sản xuất ngay trên địa bàn tỉnh mà còn vớicác công ty hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thức ăn chăn nuôi (đặc biệt là thức ăn cho lợn) tiêu thụ trên địa bàn tỉnhThái Nguyên là khá lớn, trong đó thức ăn đậm đặc chiếm tỷ lệ cao hơn so vớithức ăn hỗn hợp Vì Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng ngô, sắn khálớn, do vậy, người chăn nuôi sử dụng thức ăn đậm đặc kết hợp với nguồnnguyên liệu sẵn có ở địa phương (như ngô, sắn, khoai ) làm TĂ cho chăn nuôi
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập nên việc nghiên cứutổng thể thị trường là rất cần thiết Tuy nhiên, tôi quyết định chọn thị trườngThái Nguyên để nghiên cứu, vì Thái Nguyên là địa bàn tổ chức hoạt động sảnxuất của công ty cổ phần Nam Việt
Thị trường Thái Nguyên là thị trường rất tiềm năng Trong vài năm trởlại đây ngành chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên phát triển khá mạnh, cả về quy
mô và số lượng trại hàng năm, đặc biệt xu hướng chăn nuôi bằng thức ăncông nghiệp ở Thái Nguyên ngày càng phát triển mạnh, không chỉ với cáctrang trại mà ngay cả các hộ chăn nuôi nhỏ cũng bắt đầu sử dụng thức ăncông nghiệp cho chăn nuôi
Thị trường Thái Nguyên là thị trường mà hiện nay có rất nhiều các công
ty thức ăn chăn nuôi cùng với hệ thống đại lý cấp I, cấp II dầy đặc đang hoạtđộng kinh doanh thức ăn chăn nuôi có hiệu quả Do vậy, đây là điều kiệnthuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển thị trường đối với công ty cổ phần
Trang 27Nam Việt.
Thị trường Thái Nguyên là thị trường mà hiện nay công ty cổ phần NamViệt đang có hệ thống đại lý cấp I, cấp II và cùng với nhiều mô hình chănnuôi của công ty phát triển mạnh
3.2.2 Thu thập thông tin
- Tài liệu thứ cấp: bao gồm các sách báo, tạp chí, báo cáo, công trình
nghiên cứu, tư liệu liên quan trong và ngoài nước
- Tài liệu sơ cấp: điều tra thị trường Thái Nguyên qua các bảng điều tra
về quy mô, cơ cấu, xu hướng vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởngtới thị trường, điều tra về thói quen, tập quán tiêu dùng của khách hàng (đại
lý cấp I, đại lý cấp II và người chăn nuôi), nghiên cứu lượng cầu, lượng cung
và cơ cấu cầu cung trên thị trường, giá cả của các đối thủ cạnh tranh, sốlượng khách hàng (đại lý cấp I, đại lý cấp II và người chăn nuôi) thực tế vàtiềm năng, cơ cấu khách hàng và tình hình cạnh tranh
Chọn mẫu điều tra
Đối với hệ thống phân phối: theo báo cáo tổng kết của sở NN và PTNNtỉnh Thái Nguyên, năm 2005 có 32 công ty thức ăn chăn nuôi đang hoạt độngkinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và có khoảng 85 đại lý cấp I củacác công ty thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Chúng tôi tiến hành chọn ra 10 công ty thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ31,25%, các công ty này hiện đang có thị phần hàng hoá tiêu thụ lớn nhất ởtỉnh Thái Nguyên và cũng là đối thủ của công ty cổ phần Nam Việt
- Đại lý cấp I: chúng tôi chọn 26 đại lý cấp I lớn, chiếm tỷ lệ 30,59%.
Các đại lý này chủ yếu ở các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương
và khu vực Thành Phố Thái Nguyên 26 đại lý cấp I được chọn ra làm mẫuđiều tra thuộc 10 công ty (trong đó có 5 đại lý cấp I của công ty Nam Việt) cóthị phần hàng hoá tiêu thụ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Đại lý cấp II: chúng tôi chọn 65 đại lý cấp II của 26 đại lý cấp I đã
được chọn ra ở trên 65 đại lý cấp II này tập trung ở các huyện: Phú Bình,
Trang 28Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương và khu vực thành Phố Thái Nguyên Trong 65đại lý cấp II được chọn ra thì có 15 đại lý cấp II của công ty Nam Việt.
- Người chăn nuôi:
+ Chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 50 con trở lên, điều tra tập trung ở 4huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương và khu vực thành phố TN
Số hộ điều tra là 50 hộ
+ Chăn nuôi gà thịt quy mô 500 con trở lên, điều tra tập trung ở 4 huyệnPhổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương và khu vực thành phố Thái Nguyên,
số hộ điều tra là 20 hộ
Bảng: 3.2 Chọn mẫu điều tra các đại lý cấp I
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng hiện có
trên địa bàn tỉnh TN
Số lượng điều tra
Tỷ lệ (%) Tổng số công ty ở tỉnh TN C ty 32 10 31,25 Tổng số đại lý cấp I ở tỉnh TN Đại lý 85 26 30,59
Số đại lý cấp I của Nam Việt Đại lý 8 5 62,5
Số đại lý cấp I của Higro Đại lý 10 5 50,00
Số đại lý cấp I của Cargill Đại lý 5 2 40,00
Số đại lý cấp I của New Hope Đại lý 7 3 42,85
Số đại lý cấp I của Proconco Đại lý 8 4 50,00
Số đại lý cấp I của Dabaco Đại lý 5 2 40,00
Số đại lý cấp I của Con heo vàng Đại lý 3 1 33,33
Số đại lý cấp I của AF Đại lý 3 1 33,33
Số đại lý cấp I của Hà Việt Đại lý 3 1 33,33
Số đại lý cấp I của EH Đại lý 2 1 50,00
Số đại lý cấp I của các C.ty khác Đại lý 31 0 0
Phân bố lượng phiếu điều tra:
Thái Nguyên gồm 7 huyện và khu vực thành phố, nhưng các đại lý cấp I
Trang 29lớn, cấp II của các công ty thức ăn chăn nuôi lại tập trung chủ yếu ở cáchuyện như Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương và khu vực thành PhốThái Nguyên Các huyện này là các huyện có ngành chăn nuôi phát triển mạnhnhất
Vậy ở đề tài này, tôi chọn 4 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, PhúLương và khu vực thành Phố Thái Nguyên để điều tra
Trang 30Bảng 3.3 Phân bố số lượng phiếu điều tra
Huyện
Đại lý cấp I hiện có
Công tyNam Việt
Đối thủcạnh tranh
Công ty Nam Việt Đối thủ cạnh tranh Người chăn nuôiCấp I Cấp II Cấp I Cấp II Gia cầm Gia súc
Trang 313.2.3 Xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá chophù hợp rồi dùng phần mềm Excel để tính toán và phân tích số liệu
3.2.4 Phân tích thông tin
3.2.4.1 Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp phân tích thống kể dùng phân tích cầu - cung của thị trường thức ăn chăn nuôi, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cầu - cung trên thị trường Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để nêu lên:
- Mức độ của hiện tượng
- Tình hình biến động của các hiện tượng
- Mối quan hệ của các hiện tượng
Thông qua sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc
độ phát triển từ đó để đi đến kết luận có căn cứ khoa học
3.2.4.2 Phương pháp phân tích khách hàng
Phương pháp phân tích khách hàng giúp các nhà sản xuất lắm bắt đượcnhu cầu, sở thích, xu hướng và lý do tiêu dùng của khách hàng về loại sảnphẩm nào đó trên thị trường Để từ đó các nhà sản xuất đưa ra những sảnphẩm đáp ứng tốt những nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở từng thị trườngkhác nhau
3.2.4.3 Phương pháp dùng các chỉ số: qua các chỉ số để thấy được những
thành công bước đầu, xác định được vị trí của công ty trên thị trường và dựbáo được khả năng phát triển
3.2.4.4 Phương pháp so sánh: Để thấy được tốc độ phát triển của các hiện
tượng kinh tế
3.2.4.5 Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp ma trận SWOT (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ)
Trang 32làm cơ sở cho việc phân tích và hoạch định chiến lược phát triển thị trườngchính xác và tốt hơn Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp matrận SWOT [26] để phân tích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vànguy cơ của công ty cổ phần Nam Việt khi tham gia vào thị trường thức ănchăn nuôi công nghiệp Từ kết quả phân tích, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và nguy cơ, chúng tôi tiến hành thiết lập ma trận điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và nguy cơ Từ đó, hình thành những phương án, chiến lược kinhdoanh để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần NamViệt
Ma trận SWOT được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt
kê các yếu tố môi trường theo hai hướng: các cơ hội (O) và các nguy cơ là(T) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bênngoài tác động tới sự phát triển của công ty và phát triển theo cột nhằm liệt
kê các yếu tố nội bộ trong công ty theo hai hướng: điểm mạnh (S) và điểmyếu (W) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của yếu tố bên trong nội
bộ công ty Ma trận SWOT được thiết lập trên cơ sở phân tích các yếu tố matrận Căn cứ vào mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh, động cơthúc đẩy có thể thiết lập các loại thiết lập Về nguyên tắc có 4 loại kết hợpđược thiết lập:
Cơ hội được thiết lập với điểm mạnh (OS), cơ hội thiết lập với điểm yếu(OW), nguy cơ thiết lập với điểm mạnh (TS) và nguy cơ tác động với điểmyếu (TW)
Phối hợp các kết hợp trên theo các mục tiêu cho từng thời kỳ chiến lượctheo hướng tận dụng, khai thác triệt để các cơ hội, tránh các rủi ro, phát huycác điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của công ty cho phép hình thànhcác phương án chiến lược Về nguyên tắc, các phương án chiến lược đượchình thành Từ đó, thiết lập các luận chứng về mục tiêu tổng quát của chiến
Trang 33lược và luận chứng về mục tiêu hiệu quả của phương án đó [21].
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ số phát triển bình quân về khối lượng hàng hoá đã tiêu thụ sẽ chobiết tốc độ phát triển, tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty cổphần Nam Việt, dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụthức ăn chăn nuôi và khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi củacông ty cổ phần Nam Việt trong thời gian tới
Chỉ số phát triển liên hoàn dùng để so sánh khối lượng hàng hoá củacông ty cổ phần Nam Việt đã tiêu thụ qua các tháng, quý, năm, từ đó cho biếttình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty qua các giai đoạn
Thị phần (%) hàng hoá của công ty B tiêu thụ ở thị trường A cho biết
vị trí của công ty B trên thị trường A
Trang 34Tỷ lệ sản phẩm loại i của công ty B tiêu thụ trên thị trường A trong
kỳ, cho biết mức tiêu thụ của loại hàng hoá i so với tổng sản lượng hàng hoácủa công ty B tiêu thụ trên thị trường A trong kỳ
x 100
Trang 354 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1 Thực trạng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt
4.1.1 Thương hiệu và chủng loại sản phẩm
Đến nay công ty cổ phần Nam Việt đã hoạt động sản xuất kinh doanhthức ăn chăn nuôi được hơn 3 năm Trong những năm qua công ty đã khôngngừng lớn mạnh, từng bước khẳng định được uy tín của mình trên nhiều thịtrường Hiện nay, công ty cổ phần Nam Việt đang đứng thứ 5 trong 10 công
ty có sản lượng hàng hoá tiêu thụ lớn nhất trên thị trường tỉnh Thái Nguyên[bảng 4.3]
Trong suốt 3 năm qua, công ty cổ phần Nam Việt không ngừng học hỏi
và liên tục cải tiến phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng và đa dạnghoá sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường Hiện nay, công
ty Nam Việt có hai thương hiệu hàng hoá, đó là Trư Đại và Bách Việt Cả haithương hiệu hàng hoá của công ty đang được tiêu thụ ở nhiều thị trường khácnhau và cũng đang được nhiều người chăn nuôi đánh giá cao về chất lượng
Để biết rõ số lượng chủng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi của từngthương hiệu hàng hoá của công ty cổ phần Nam Việt ta xem bảng 4.1
Trang 36Qua bảng 4.1 ta thấy, hiện nay thương hiệu thức ăn chăn nuôi Trư Đại
có số lượng mã số sản phẩm nhiều hơn so với thương hiệu Bách Việt.Thương hiệu Trư Đại có 36 mã số sản phẩm, chiếm 57,143% trong tổng số
mã số sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty, trong đó loại thức ăn đậm đặc
có 13 mã số, chủ yếu của gia súc (lợn) và loại thức ăn hỗn hợp có 23 mã sốsản phẩm
Đối với thương hiệu thức ăn chăn nuôi Bách Việt thì là thương hiệu rasau, nên hiện nay mới có 27 mã số sản phẩm, chiếm 42,857% trong tổng số
mã số sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty, trong đó loại thức ăn đậm đặc
có 9 mã số chủ yếu là của gia súc (lợn) và loại thức ăn hỗn hợp có 18 mã sốsản phẩm (chủ yếu của lợn, gà, vịt, ngan) Từ đó cho thấy rằng sản phẩm thức
ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt là khá đa dạng cả về số lượng vàchủng loại thức ăn cho hầu hết các loại vật nuôi Hai thương hiệu hàng hoáTrư Đại và Bách Việt có chất lượng và giá cả khá tương đương nhau,nhưng hiện nay thương hiệu Trư Đại có sản lượng hàng hoá tiêu thụ của lớnhơn so với thương hiệu Bách Việt Nguyên nhân chính là do thương hiệu TrưĐại là thương hiêu đầu tiên của công ty (ra trước thương hiệu Bách Việt 1năm) và có số lượng sản phẩm nhiều hơn, có hệ thống đại lý nhiều hơn và cónhiều đại lý có sản lượng hàng hoá tiêu thụ cao hơn so với thương hiệu BáchViệt
Việc đưa ra nhiều thương hiệu hàng hoá nhằm tăng khả năng khai thácnhu cầu của thị trường, bằng cách mở thêm các đại lý mới ngay trên nhữngkhu vực thị trường đã có đại lý của công ty, mà vẫn tránh được sự chồngchéo, cạnh tranh giữa các đại lý cùng công ty với nhau Từ đó, thu hút đượcnhiều người chăn nuôi và tăng nhanh được sản lượng hàng hoá tiêu thụ củacông ty ngay trên thị trường đó Tuy nhiên, để có thành công khi đưa mộtthương hiệu hàng hoá mới vào thị trường là rất khó Để làm được điều đó,
Trang 37công ty cần phải nghiên cứu rất kỹ nhu cầu thị trường, những thương hiệuhàng hoá mới phải khắc phục được những điểm chưa phù hợp của thươnghiệu hàng hoá trước và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường Hiện nay hầu hết các công ty áp dụng hình thức kinh doanh này và đã cónhiều công ty phát triển rất tốt Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những công
ty áp dụng không thành công
Công ty đầu tiên áp dụng hình thức kinh doanh này trên thị trường ViệtNam là công ty CP Groups, sau đó đến công ty Dabaco (công ty nông sảnBắc Ninh) Hai công ty này hiện nay đang có số lượng thương hiệu thức ănchăn nuôi nhiều nhất trên thị trường miền Bắc và hiện nay cũng là nhữngcông ty có sản lượng tiêu thụ rất lớn ở thị trường miền Bắc
Bảng 4.1 Số lượng các loại thương hiệu và chủng loại TĂCN cho các loại vật nuôi của Công ty Nam Việt
n v tính: mã s Đơn vị tính: con ị tính: con ố
Loại thức ăn chăn nuôi Thương hiệu TĂCN Tổng
Trư Đại Bách Việt
Thức ăn cho lợn
Đậm đặcHỗn hợp
97
65
1512
Thức ăn cho gà thịt
Đậm đặcHỗn hợp
26
25
411
Thức ăn cho gà đẻ
Đậm đặcHỗn hợp
24
12
36
Trang 38Nguồn: Phòng Kinh Doanh, Công ty cổ phần Nam Việt
4.1.2 Tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt
Trong những năm qua công ty đã phải vượt qua rất nhiều những khókhăn từ phía thị trường như dịch cúm gia cầm bùng phát, dịch nở mồm longmóng ở gia súc (trâu, bò, lợn), giá nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất thức
ăn chăn nuôi liên tục tăng cao (đặc biệt những tháng đầu năm 2004), do đó,
đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trường và tình hìnhtiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty
Để thấy rõ tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần NamViệt trên thị trường nói chung và ở thị trường Thái Nguyên nói riêng ta xembảng 4.2
Bảng 4.2 cho thấy sản lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty cổ phần NamViệt trong năm 2004 đạt 29.865 tấn, tăng hơn năm 2003 là 2.347 tấn, tươngđương 8,529% Đó là sự cố gắng rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viêntrong công ty Vì năm 2004, ngành chăn nuôi (chăn nuôi gia cầm) chịu thiệthại nặng nề do dịch cúm gia cầm, nên làm ảnh hưởng lớn tới ngành sản xuất
Trang 39kinh doanh thức ăn chăn nuôi, bên cạnh đó, giá nguyên liệu dùng sản xuấtthức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, nguyên nhân chính là do sự mất mùa ởcác nước có diện tích ngô, đậu tương, mạch lớn như Mỹ, Achentina, ẤnĐộ Từ những lý do trên đã làm cho nhiều công ty phải giảm sản lượngđáng kể Sang năm 2005, thị trường thức ăn chăn nuôi có nhiều thuận lợihơn, dịch cúm gia cầm đã được khống chế, bên cạnh đó giá nguyên liệu dùngsản xuất thức ăn chăn nuôi cũng giảm đáng kể so với năm 2004 Do vậy, năm
2005 sản lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty cổ phần Nam Việt đạt 41.815tấn, tăng hơn so với năm 2003 là 14.297 tấn, tương đương 51,955% Nhưvậy, trong 3 năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tốc độ phát triểnbình quân của công ty cổ phần Nam Việt vẫn đạt 123,270% hay tốc độ tăngbình quân là 23,270%/ năm
Trang 40Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ TĂCN của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 - 2005
n v tính: t nĐơn vị tính: con ị tính: con ấnSản lượng hàng hoá của công ty
Nam Việt đã tiêu thụ qua các năm
Năm2003
Năm2004
Năm2005
So sánh (%)2004/2003 2005/2003 TĐPTBQ(%)
1 Tổng SLHH của công ty Nam Việt 27.518 29.865 41.815 108,529 151,955 123,270
2 SLHH của công ty Nam Việt trên TT - TN 2.046 2.583 3.526 126,246 172,336 131,277