Bảng 4.4 Khả năng phát triển thị trường có liên quan đến sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 51 - 56)

II. Các điểm yếu (W) 1

Bảng 4.4 Khả năng phát triển thị trường có liên quan đến sản phẩm

Tên công ty Chất lượng

TĂCN Mầu sắc, mùi vị Mầu sắc, mùi vị TĂCN Số lượng thương hiệu TĂCN Số lượng mã số và chủng loại TĂCN Dạng TĂCN Chất lượng bao, mẫu mã bao bì

Nam Việt Khá Hấp dẫn 2 63 Viên, Bột Tốt

Higro Tốt Hấp dẫn 5 205 Viên, Bột Bình thường

Proconco Tốt Hấp dẫn 2 94 Viên, Bột Bình thường

Dabaco Khá Hấp dẫn 5 186 Viên, Bột Bình thường

NewHope Tốt Hấp dẫn 2 96 Viên, Bột Bình thường

EH (EastHope) Tốt Hấp dẫn 2 68 Viên, Bột Bình thường

AF (American Feeds) Khá Hấp dẫn 3 64 Viên, Bột Khá

Cargill Tốt Hấp dẫn 2 78 Viên, Bột Khá

VIC (Con heo vàng) Tốt Hấp dẫn 2 59 Viên, Bột Tốt

 Mã số và chủng loại thức ăn: Số lượng mã số và chủng loại thức ăn cũng gần đồng nghĩa với việc gia tăng về thương hiệu sản phẩm. Theo số liệu điều tra ở bảng 4.4 thì hiện nay trên thị trường tỉnh Thái Nguyên số lượng mã số và chủng loại thức ăn chăn nuôi của công ty Higro là nhiều nhất, với 205 mã số thức ăn cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của tất cả các loại vật nuôi, sau đó là đến công ty Dabaco là 186 mã số và chủng loại thức ăn. Đối với công ty cổ phần Nam Việt thì hiện nay mới có 63 mã số và chủng loại thức ăn, cho hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các loại vật nuôi, nhưng đối với một công ty mới như công ty Nam Việt thì đây là sự cố gắng rất lớn và là điều kiện tốt để công ty khai thác và phát triển thị trường.

Vậy, số lượng mã số và chủng loại sản phẩm cũng là yếu tố rất quan trọng, vì nó tạo nên tính đa dạng về sản phẩm hàng hoá và giúp cho việc phát triển thị trường, khai thác thị trường triệt để hơn.

 Dạng thức ăn: hiện nay trên thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang có hai loại thức ăn, đó là thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc.

Qua phỏng vấn điều tra thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tôi thấy tất cả các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty lớn trong nước đều lắp đặt hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại. Do vậy, sản phẩm thức ăn của các công ty này đều có đầy đủ các chủng loại, kích cỡ thức ăn và dạng thức ăn. Vì mỗi loại vật nuôi, mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi cần có loại, kích cỡ và dạng thức ăn phù hợp.

Chính vì ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo quy mô lớn, tập trung, chăn nuôi những giống vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng thịt tốt... nên để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành chăn nuôi, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty lớn trong

nước đều đưa ra thị trường 3 dạng thức ăn. Chỉ có các công ty TNHH nhỏ, có vốn đầu tư ít, dây chuyền lạc hậu, không đồng bộ... thì chỉ sản xuất được 1 loại thức ăn đậm đặc. Chính sự hạn chế về chủng loại và dạng thức ăn nên ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển thị trường của các công ty này, đặc biệt là khi ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp.

Đối với công ty cổ phần Nam Việt, là một công ty mới, nhưng sản phẩm của công ty khá đầy đủ và đa dạng cả chủng loại, dạng thức ăn cho hầu hết các loại vật nuôi, nên khi sản phẩm hàng hoá của công ty được tung vào thị trường thì đã nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng đến và sử dụng sản phẩm của công ty.

 Mẫu mã và chất lượng bao bì

Qua tiến hành phỏng vấn điều tra thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tôi thấy, tất cả các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đều có hình thức và chất lượng bao bì ở mức bình thường và khá. Còn các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty nhỏ đều có chất lượng và hình thức bao bì tốt. Kể từ năm 2002 trở về trước thì các công ty nước ngoài cũng đều có hình thức và chất lượng bao bì từ khá trở nên, vì những năm trước đây do trình độ chăn nuôi của người chăn nuôi còn thấp, ngành chăn nuôi chưa phát triển, nên người chăn nuôi coi bao bì sản phẩm như là một tiêu chuẩn của chất lượng sản phẩm và đây là căn cứ đầu tiên để lựa chọn sản phẩm.

Từ năm 2003 trở lại đây, do trình độ chăn nuôi của người dân được nâng lên rõ rệt, cùng với ngành chăn nuôi phát triển theo mô hình chăn nuôi trang trại, do vậy mà hình thức và chất lượng bao bì ngày càng ít được người chăn nuôi quan tâm (đặc biệt đối với các trang trại chăn nuôi lớn). Người chăn nuôi ngày càng thực dụng hơn, họ coi trọng và quan tâm tới chất lượng thực của sản phẩm, như thức ăn đó có làm cho vật nuôi lớn nhanh, tỷ lệ lạc cao,

lạc đỏ..., hay không. Chính vì nắm bắt được nhu cầu của thị trường và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi nên các công ty lớn (chủ yếu là các công ty nước ngoài) đã thiết kế bao bì ngày càng đơn giản hơn, để tiết kiệm được các chi phí không cần thiết (chi phí không làm tăng chất lượng sản phẩm), từ đó, họ tập trung chủ yếu vào chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, chất lượng thức ăn chăn nuôi ngày càng tốt hơn.

Đối với những vùng trình độ chăn nuôi của người dân còn thấp, lạc hậu và chăn nuôi mang tính tận dụng (đặc biệt là các khu vực miền núi) thì hình thức và chất lượng bao bì hiện nay vẫn còn khá quan trọng cho khả năng phát triển thị trường của các công ty.

Đối với công ty cổ phần Nam Việt thì chất lượng bao bì và hình thức bao bì vẫn đang được công ty xem như là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển thị trường, nên hình thức và chất lượng bao bì của công ty vẫn được đánh giá là tốt so với các công ty lớn, đặc biệt là các công ty nước ngoài và công ty liên doanh.

4.1.4.2 Giá cả hàng hoá và chính sách bán hàng của công ty cổ phần Nam Việt

 Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh mà các công ty có thể kiểm soát được. Giá là yếu tố nhạy cảm trong hoạt động thương mại, bởi nó liên quan đến lợi ích cá nhân, có tính mâu thuẫn giữa giá và chất lượng sản phẩm, giữa người mua và người bán...

Việc hình thành giá bán sản phẩm được các công ty thức ăn chăn nuôi căn cứ vào giá cả các nguyên liệu đầu vào, các chi phí cho sản xuất, chi phí bán hàng... và dựa trên cở sở phân tích giá của các đối thủ cạnh tranh, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩm thay thế. Từ đó, các công ty đưa ra phương pháp tính giá phù hợp cho công ty mình.

các công ty bán cho người chăn nuôi qua bảng giá bán lẻ được niêm yết tại các đại lý kinh doanh TĂCN của các công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến giá của các loại thức ăn đang có mặt và bán với số lượng lớn trên thị trường tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 51 - 56)