II. Các điểm yếu (W) 1
Bảng: 4.8 Giá một số sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Bảng: 4.8 Giá một số sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Loại ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Lợn thịt (hơi) đồng/ kg 11.500 13.500 15.500
Lợn con (giống) đồng/ kg 13.000 15.500 19.500
Gà thịt CN (gà trắng) đồng/ kg 14.000 16.500
Gà con (gà trắng) đồng/ con 5.500 6.200
Trứng gà công nghiệp đồng/ quả 700 950
Nguồn: Phòng Kinh doanh, công ty cổ phần Nam Việt
Qua bảng 4.8, ta thấy giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi trong năm 2005 là rất thuận lợi đặc biệt đối với ngành chăn nuôi gia súc (lợn). Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi gia cầm vẫn chưa hoàn toàn dập hết dịch, nên hầu hết người chăn nuôi chưa dám đầu tư chăn nuôi lớn trở lại, nếu có cũng chỉ với số lượng ít. Từ đó, dẫn tới nguồn thực phẩm từ ngành chăn nuôi gia cầm thiếu rất nhiều, lúc này người tiêu dùng phải chuyển sang tiêu dùng thịt lợn thay thế thịt gia cầm nên giá thịt lợn tăng khá cao. Năm 2005, giá thịt lợn hơi bình quân đạt 15.500đ/ kg tăng hơn năm 2003 là 4.000đ/ kg. Giá thịt gà công nghiệp năm 2005 cũng rất cao đạt 16.500đ/kg, nguyên nhân là do vẫn còn ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên số lượng đầu tư chăn nuôi trở lại còn ít, dẫn tới lượng cung ít mà lượng cầu lại cao gấp nhiều lần
nên làm giá tăng cao. Vậy, năm 2005 cả ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đều có lãi suất rất cao. Như ta biết, giá bán thức ăn chăn nuôi của các công ty năm 2005 gần như không giảm so với năm 2004 nhưng giá nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi lại giảm khá mạnh (gần bằng giá năm 2003). Còn giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi năm 2005 tiếp tục tăng hơn so với năm 2004. Đây là điều kiện tốt để phục hồi ngành chăn nuôi của nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
4.1.4.5 Hệ thống kênh phân phối
Để thấy được hình thức bán hàng (phân phối) của các công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ta căn cứ vào bảng 4.9.