KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 102 - 106)

II. Các điểm yếu (W) 1

5.KẾT LUẬN 1 Kết luận

5.1 Kết luận

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tôi rút ra một số kết luận sau:

 Về phía thị trường

1) Trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và khá phong phú về số lượng, loại hình và hình thức kinh doanh của các công ty, các đại lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, còn có sự đa dạng về chủng loại, giá cả thức ăn chăn nuôi và hình thức chăn nuôi. Nhiều công ty có chiến lược kinh doanh khá phù hợp nên đã chiếm được thị phần khá lớn trên thị trường tỉnh Thái Nguyên.

2) Nhu cầu về thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất lớn và trong những năm tới, xu hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng. Ngành chăn nuôi đang chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn, tập trung. Đây sẽ là cơ hội tốt cho tất cả các công ty, hiện đang và sẽ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên thị trường tỉnh Thái Nguyên.

3) Trình độ nhận thức của người chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi ngày càng tốt hơn.

4) Về phía đại lý thì do trình độ nhận thức của người chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi ngày càng cao, nhu cầu sử dụng thức ăn chất lượng tốt và có tính ổn định cao ngày càng tăng, nên các đại lý đang chuyển từ hình thức kinh doanh thức ăn chăn nuôi giá rẻ, chất lượng thấp sang kinh doanh thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, ổn định. Bên cạnh đó, các đại lý cũng có xu hướng chọn các công ty lớn, có uy tín về chất lượng sản phẩm để hợp tác.

5) Về phía công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thì do nắm bắt được yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm, nên một số chi phí

không làm tăng chất lượng như chi phí bao bì, chất tạo màu, chất tạo mùi thức ăn..., đều được các công ty tiết kiệm tối đa để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.

 Đối với công ty cổ phần Nam Việt

1) Công ty cổ phần Nam Việt là một công ty mới tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi nhưng đã có nhiều hình thức và chiến lược kinh doanh khá phù hợp như đối với thị trường Thái Nguyên. Cụ thể là công ty đã áp dụng hình thức mở hệ thống đại lý cấp I ở tất cả các huyện và cung cấp hàng hoá trực tiếp cho các trang trại lợn có quy mô từ 200 con trở lên có nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ công ty. Chính sự đa dạng trong hình thức kinh doanh, nên trong 3 năm qua công ty liên tục phát triển, tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh.

2) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất ra là khá đa dạng nhưng về cơ cấu hàng hoá tiêu thụ lại có sự chênh lệch rất lớn giữa thức ăn cho gia súc và gia cầm. Cụ thể sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường hiện nay là sản phẩm thức ăn cho gia súc (lợn) còn sản phẩm thức ăn cho gia cầm chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là hình thức phát triển khập khiễng. Bên cạnh đó, sản lượng thức ăn đậm đặc được tiêu thụ vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lượng thức ăn hỗn hợp.

3) Hệ thống đại lý phân phối của công ty Nam Việt khá đông, song sản lượng tiêu thụ của các đại lý còn thấp.

4) Giá cả một số sản phẩm thức ăn cho gia cầm của công ty Nam Việt còn cao hơn so với sản phẩm cùng loại của một số công ty có uy tín trên thị trường như Proconco, Dabaco...

5) Đội ngũ nhân viên marketing của công ty Nam Việt còn ít nên mỗi nhân viên phải quản lý một địa bàn quá rộng (1 nhân viên quản lý 2 - 3 tỉnh), do vậy hiệu quả công việc chưa cao.

trợ hoạt động kinh doanh TĂCN như việc tư vấn thiết kế chuồng trại, tư vấn chăn nuôi, chữa bệnh, cung cấp con giống, thuốc thú y và trang thiết bị chuồng trại...

5.2 Đề xuất

 Về phía Nhà nước

1) Cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp và các chính sách đồng bộ để quản lý về chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của các công ty trên thị trường.

2) Cần phải có các trang thiết bị máy móc hiện đại để kiểm tra các thành phần dinh dưỡng trong TĂCN xem có đúng tiêu chuẩn đăng ký in trên bao bì không. Nếu không đúng thì cần phải nghiêm khắc xử lý theo những quy định của pháp luật. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của người chăn nuôi và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty với nhau, đặc biệt là các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

3) Cần đưa ra các mức thuế phù hợp để khuyến khích ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi phát triển, như giảm mức thuế nhập khẩu bằng 0% đối với các loại nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi mà hiện nay Việt Nam còn chưa sản xuất được, hoặc còn thiếu như ngô, đậu tương, mạch, các Axidamin, khoáng, vitamin, chất chống ô xihoá, hương liệu...

4) Cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường, để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin và xu hướng phát triển thị trường trong nước và thế giới, từ đó, có các quyết định kịp thời và đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

5) Cần hình thành các hình thức bảo hiểm toàn bộ cho các doanh nghiệp, người chăn nuôi khi gặp rủi ro để họ có thể hạn chế được tổn thất và yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

 Về phía công ty cổ phần Nam Việt

phẩm thức ăn cho gia cầm. Cần phải có các chính sách và chiến lược để tăng khả năng tiêu thụ thức ăn cho gia cầm trên tất cả các thị trường nói chung và thị trường Thái Nguyên nói riêng, để đảm bảo sự cân đối về cơ cấu hàng hoá tiêu thụ giữa thức ăn cho gia súc và gia cầm của công ty.

2) Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì công ty cần phải có các chính sách để khuyến khích các đại lý và người chăn nuôi tiêu dùng sản phẩm thức ăn của công ty, đặc biệt là sản phẩm thức ăn cho gia cầm của công ty. Như vậy, không những công ty tăng được sản lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường mà còn hạn chế được rủi ro khi dịch bệnh xảy ra.

3) Công ty cũng cần có một số mặt hàng mang tính chiến lược, để tăng khả năng xâm nhập và phát triển thị trường. Những sản phẩm này có giá thành khá hợp lý (không cao) nhưng chất lượng rất tốt, vì thế, các sản phẩm của công ty khác sẽ rất khó có thể cạnh tranh được. Còn đối với người chăn nuôi khi đã dùng sản phẩm này, họ cũng ít khi muốn thay đổi sang sản phẩm của công ty khác, vì những sản phẩm này đem lại cho họ hiệu quả rất cao trong chăn nuôi.

4) Công ty cần thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo cho người chăn nuôi và đại lý để họ hiểu rõ hơn về thức ăn, cách sử dụng thức ăn chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi. Trong các chương trình hội thảo, công ty cần lồng ghép, giới thiệu về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty và chỉ ra được lợi thế mà thức ăn của công ty sẽ mang lại cho người chăn nuôi.

5) Công ty cần xây dựng một số chương trình đào tạo, tập huấn cho các nhân viên marketing của công ty về kỹ thuật chăn nuôi, về kiến thức thị trường để giúp họ nâng cao được khả năng làm việc.

6) Công ty cần phải tăng thêm nhãn hiệu sản phẩm mới và đa dạng hoá sản phẩm để tăng khả năng khai thác các khoảng trống trên thị trường.

trưởng vùng quản lý từ 6 - 7 tỉnh và tăng thêm nhân viên marketing, tốt nhất mỗi tỉnh có một nhân viên quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8) Công ty cổ phần Nam Việt cần tăng cường các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi như việc tư vấn thiết kế chuồng trại, chăn nuôi và chữa bệnh, cung cấp con giống, thuốc thú y và trang thiết bị chuồng trại...

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 102 - 106)