Bảng 3.3 Phân bố số lượng phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 30 - 33)

Huyện

Đại lý cấp I hiện có

của 10 C.ty Số lượng chọn điều tra

Công ty Nam Việt

Đối thủ cạnh tranh

Công ty Nam Việt Đối thủ cạnh tranh Người chăn nuôi Cấp I Cấp II Cấp I Cấp II Gia cầm Gia súc

Phổ Yên 2 12 2 4 5 12 6 15

Phú Bình 2 10 1 3 4 10 4 10

Đại Từ 1 10 1 2 4 8 3 10

Phú Lương 1 8 1 2 2 6 2 7

Khu vực TP. Thái Nguyên 1 16 1 4 6 14 5 8

3.2.3 Xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá cho phù hợp rồi dùng phần mềm Excel để tính toán và phân tích số liệu.

3.2.4 Phân tích thông tin

3.2.4.1 Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kể dùng phân tích cầu - cung của thị trường thức ăn chăn nuôi, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cầu - cung trên thị trường. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để nêu lên:

- Mức độ của hiện tượng

- Tình hình biến động của các hiện tượng - Mối quan hệ của các hiện tượng

Thông qua sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó để đi đến kết luận có căn cứ khoa học.

3.2.4.2 Phương pháp phân tích khách hàng

Phương pháp phân tích khách hàng giúp các nhà sản xuất lắm bắt được nhu cầu, sở thích, xu hướng và lý do tiêu dùng của khách hàng về loại sản phẩm nào đó trên thị trường. Để từ đó các nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm đáp ứng tốt những nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở từng thị trường khác nhau.

3.2.4.3 Phương pháp dùng các chỉ số: qua các chỉ số để thấy được những thành công bước đầu, xác định được vị trí của công ty trên thị trường và dự báo được khả năng phát triển.

3.2.4.4 Phương pháp so sánh: Để thấy được tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

3.2.4.5 Phương pháp ma trận SWOT

làm cơ sở cho việc phân tích và hoạch định chiến lược phát triển thị trường chính xác và tốt hơn. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp ma trận SWOT [26] để phân tích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty cổ phần Nam Việt khi tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Từ kết quả phân tích, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, chúng tôi tiến hành thiết lập ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Từ đó, hình thành những phương án, chiến lược kinh doanh để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt.

Ma trận SWOT được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố môi trường theo hai hướng: các cơ hội (O) và các nguy cơ là (T) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên ngoài tác động tới sự phát triển của công ty và phát triển theo cột nhằm liệt kê các yếu tố nội bộ trong công ty theo hai hướng: điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của yếu tố bên trong nội bộ công ty. Ma trận SWOT được thiết lập trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận. Căn cứ vào mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh, động cơ thúc đẩy có thể thiết lập các loại thiết lập. Về nguyên tắc có 4 loại kết hợp được thiết lập:

Cơ hội được thiết lập với điểm mạnh (OS), cơ hội thiết lập với điểm yếu (OW), nguy cơ thiết lập với điểm mạnh (TS) và nguy cơ tác động với điểm yếu (TW).

Phối hợp các kết hợp trên theo các mục tiêu cho từng thời kỳ chiến lược theo hướng tận dụng, khai thác triệt để các cơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của công ty cho phép hình thành các phương án chiến lược. Về nguyên tắc, các phương án chiến lược được hình thành. Từ đó, thiết lập các luận chứng về mục tiêu tổng quát của chiến

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 30 - 33)