II. Các điểm yếu (W) 1
Bảng 4.11 Quy mô chăn nuôi của các trang trại và sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.1.5 Phân tích điểm mạnh điểm yếu trong ma trận SWOT
Từ đầu năm 2005 trở lại đây, thị trường thức ăn chăn nuôi ở nước ta bắt đầu phục hồi và sôi động trở lại. Ngành chăn nuôi trong nước ngày càng phát triển theo quy mô trang trại. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi từ những tháng cuối năm 2004 giảm đáng kể và khá ổn định, cộng với giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi tăng cao và ổn đã đem lại lợi nhuận cao cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng mạnh ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt ở những vùng chăn nuôi quy mô lớn và tập trung. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi phát triển.
Công ty cổ phần Nam Việt là một công ty mới, nhưng trong những năm qua liên tục phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề từ phía thị trường, như dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng, giá xăng dầu trong nước cùng với giá nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao và những vấn đề tồn tại bên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty còn chịu sức ép từ nhiều phía. Vậy, để có những giải pháp và quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty thì công ty cần đi
vào phân tích mô hình ma trận SWOT.
Phân tích mô hình ma trận SWOT phối hợp các điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ, được xem là một công cụ trợ giúp hữu hiệu nhất cho việc đưa ra các quyết định của công ty cổ phần Nam Việt trong thời gian này, nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty ngày càng tốt hơn.
Điểm mạnh
- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, có tới 3 công ty trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi (công ty TNHH Đại Minh, công ty TNHH Thái Việt và công ty cổ phần Nam Việt), nhưng công ty cổ phần Nam Việt là công ty lớn nhất. Với hệ thống dây chuyền máy móc đồng bộ và hiện đại, nên công ty sản xuất ra đầy đủ các chủng loại, dạng thức ăn cho gia súc và gia cầm. Các công ty như công ty Đại Minh, công ty Thái Việt là những công ty nhỏ, hệ thống dây chuyền máy móc không đồng bộ, chỉ có dây chuyền sản xuất thức ăn đậm đặc nên rất khó cạnh tranh được với công ty cổ phần Nam Việt.
- Giá thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là thức ăn của lợn) và chính sách chiết khấu bán hàng của công ty cổ phần Nam Việt là khá hấp dẫn đối với đại lý và người chăn nuôi, nên trong 3 năm qua công ty đã thu hút đựơc nhiều đại lý bán hàng cho công ty. Chính vì vậy, sản lượng TĂCN của công ty cổ phần Nam Việt liên tục tăng và đây tiếp tục là cơ hội để công ty xâm nhập và phát triển thị trường khi ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo quy mô trang trại.
- Cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt khá phong phú và đa dạng với hai nhãn hiệu sản phẩm và có 63 chủng loại thức ăn chăn nuôi cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
- Chất lượng thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt đang từng bước gây dựng được uy tín với người chăn nuôi, chính vì vậy, số lượng khách hàng sử dụng thức ăn chăn nuôi của công ty Nam Việt hàng năm tăng nhanh.
thống đại lý được bao phủ khá rộng, ở hầu hết thị trường miền Bắc. Hiện nay công ty có 72 đại lý cấp I và 30 đại lý cấp II bán hàng trực tiếp cho công ty. Đây là điều kiện tốt để công ty cổ phần Nam Việt tiếp tục phát triển thị trường và tăng sản lượng trong thời gian tới.
Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu ở trên, trong quá trình xâm nhập và phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi, công ty cổ phần Nam Việt cũng đã bộc lộ những điểm yếu trong hoạt động sản xuất và phát triển thị trường. Cụ thể:
- Hiện nay công ty cổ phần Nam Việt mới có 2 thương hiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nên khả năng khai thác và phát triển thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.
- Cơ cấu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trường hiện nay của công ty Nam Việt là không cân đối giữa sản phẩm thức ăn cho gia súc và gia cầm. Hiện nay sản phẩm thức ăn cho gia súc (lợn) là sản phẩm tiêu thụ chính của công ty Nam Việt trên thị trường, còn các sản phẩm khác như thức ăn cho gà, vịt, ngan... tiêu thụ còn rất kém (bảng 4.2). Do vậy, nó làm ảnh hưởng tới tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ và tình hình phát triển thị trường của công ty.
- Giá một số sản phẩm thức ăn cho gia cầm của công ty cổ phần Nam Việt còn cao hơn so với một số sản phẩm cùng loại của một số công ty đang có uy tín trên thị trường, như công ty EH, NewHope, AF, Dabaco.
- Hệ thống đại lý của công ty khá nhiều, nhưng sản lượng bán của mỗi đại lý lại không cao, tiềm lực tài chính của các đại lý nhìn chung còn yếu.. Với 72 đại lý cấp I và 30 đại lý cấp II bán hàng trực tiếp cho công ty, nhưng sản lượng tiêu thụ bình quân của công ty năm 2005 chỉ đạt 3.500 tấn/ tháng.
- Các dịch vụ sau bán hàng của công ty cổ phần Nam Việt còn yếu, các chương trình khuyến mại, hội thảo cho đại lý cấp II và người chăn nuôi còn
rất ít (đặc biệt các chương trình hội thảo cho người chăn nuôi lớn).
- Các dịch vụ bổ trợ bán hàng còn chưa có, như dịch vụ về thú y, dịch vụ cung cấp con giống, dịch vụ đầu ra cho người chăn nuôi...
- Màu sắc, mùi vị thức ăn chăn nuôi của công ty Nam Việt khá hấp dẫn nhưng tính ổn định chưa cao.
- Đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên marketing của công ty còn ít và làm việc chưa thưc sự đạt hiệu quả cao.
ệt Nam và nhiều công ty trong nước chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi để đầu tư, vì thế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Mạng lưới tiêu thụ ở một số khu vực đặc biệt là khu vực miền núi còn yếu và chưa hoàn chỉnh.
- Trình độ chăn nu Cơ hội
- Việt Nam là một thị trường tiềm năng về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Đây là cơ hội cực kỳ thuận lợi cho tất cả các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi khai thác nhu cầu rộng lớn về thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước, mới cung cấp được 3,8 - 4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp/ năm cho ngành chăn nuôi. Như vậy mới đáp ứng được khoảng 30% tổng nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của ngành chăn nuôi trên cả nước [17].
- Giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay còn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới từ 20 - 25% [1][3], đây là cơ hội cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi kiếm lời.
- Cuối năm 2003 và đầu năm 2004 do dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng, cùng với giá của các loại nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao nhiều công ty đã phải giảm sản lượng tiêu thụ đáng kể để hạn chế thua lỗ, do vậy, đã tạo ra một khoảng trống trên thị trường. Đây là cơ hội
tốt để các công ty mới như công ty cổ phần Nam Việt xâm nhập và phát triển thị trường.
- Ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm gần đây phát triển khá nhanh theo hướng chăn nuôi trang trại, quy mô lớn [9]. Do vậy, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng mạnh hơn ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
- Các giống vật nuôi của nước ta ngày càng tốt hơn (tốc độ lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít...), nên đã đem lại hiệu quả cao cho ngành chăn nuôi.
Nguy cơ
- Do thị trường thức ăn chăn nuôi của nước ta rất tiềm năng nên ngày càng nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ngoài đầu tư vào Vi ôi của người dân nhìn trung vẫn còn thấp và tập quán chăn nuôi phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Do vậy làm ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Khách hàng hiện nay chia làm 2 loại. Khách hàng chăn nuôi chuyên nghiệp với quy mô trang trại và khách hàng chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng một phần nguồn nguyên liệu sãn có ở địa phương. Loại khách hàng chăn nuôi nhỏ lẻ thường thay đổi nhu cầu tiêu dùng của mình, họ mua hàng thường căn cứ vào hình thức bao bì, giá cả, màu mùi thức ăn. Còn đối với khách hàng chăn nuôi chuyên nghiệp với quy mô trang trại thì họ chỉ thay đổi nhu cầu thức ăn khi thức ăn đó chất lượng kém hoặc đắt hơn so với sản phẩm cùng loại của công ty khác có chất lượng tương đương. Nhưng nhóm khách hàng này luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, ổn định và kèm thêm các dịch vụ sau bán hàng tốt, dịch vụ bổ trợ bán hàng. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà công ty nào cũng cần phải quan tâm.
- Hiện nay hầu hết các nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi đều phải nhập từ nước ngoài, giá cả thường bấp bênh, nên làm giá cả thức ăn
chăn nuôi trong nước cũng tăng giảm thất thường. Một lý do quan trọng khác là giá thức ăn chăn nuôi (đầu vào của ngành chăn nuôi), độc lập với giá đầu ra của ngành chăn nuôi, do vậy, luôn làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý người chăn nuôi, họ sợ thua lỗ không dám đầu tư mạnh.
Trong những năm gần đây, nước ta đang thực hiện sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chọn ngành chăn nuôi là mục tiêu để phát triển vì thế đã đem lại nhiều cơ hội cho ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Mặc dù trong thời gian qua, ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn đã gặp nhiều khó khăn, song với nhu cầu về nguồn thực phẩm từ ngành chăn nuôi ngày càng tăng thì đây là nguồn động lực lớn để ngành chăn nuôi tiếp tực phát triển với quy mô và phương thức chăn nuôi chuyên nghiệp hơn, hạn chế các rủi ro trong chăn nuôi. Để làm tốt điều đó, công ty Nam Việt cần tiến hành nghiên cứu mô hình ma trận SWOT nhằm thực hiện tốt chiến lược, tận dụng được thời cơ, hạn chế được những nguy cơ và những điểm yếu của mình, để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, kịp thời trong việc phát triển thị trường của công ty.