Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ TĂCN của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 40 - 45)

II. Các điểm yếu (W) 1

Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ TĂCN của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003

Đơn vị tính: tấn

Sản lượng hàng hoá của công ty Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh (%) 2004/2003 2005/2003 TĐPTBQ (%)

1. Tổng SLHH của công ty Nam Việt 27.518 29.865 41.815 108,529 151,955 123,270

Thức ăn hỗn hợp 21.326 22.651 31.230 106,213 146,441 121,013

Thức ăn đậm đặc 6.192 7.214 10.585 116,505 170,946 130,746

Thức ăn cho gia súc 19.590 26.850 32.829 137,06 167,580 129,453

Thức ăn cho gia cầm 7.928 3.015 8.986 38,03 113,345 106,464

2. SLHH của công ty Nam Việt trên TT - TN 2.046 2.583 3.526 126,246 172,336 131,277

Thức ăn hỗn hợp 1.510 1.896 2.584 125,563 171,126 130,815

Thức ăn đậm đặc 536 687 942 128,172 175,746 132,569

Thức ăn cho gia súc 1.423 2295 2.748 161,279 193,113 138,965

Đối với thị trường Thái Nguyên, sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm của công ty cổ phần Nam Việt cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là năm 2005 tiêu thụ được 3.526 tấn, tăng hơn so với năm 2003 là 1.480 tấn, tương đương 72,336%. Vậy, ta thấy rằng tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm có tốc độ tăng bình quân cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của toàn công ty là 8,01%/ năm (131,277% so với 123,270%). Nguyên nhân làm cho sản lượng hàng hoá của công ty tiêu thụ trên thị trường Thái Nguyên liên tục tăng là do:

- Do nhà máy đặt ngay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nên công ty dễ dàng áp dụng nhiều hình thức kinh doanh, như mở đại lý cấp I ở tất cả các huyện và bán hàng trực tiếp cho một số nhà chăn nuôi có quy mô từ 200 con lợn trở lên. Do vậy, giá thức ăn chăn nuôi của công ty đến tay người chăn nuôi hợp lý hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, nên thu hút được nhiều khách hàng (trang trại lớn) dùng sản phẩm của công ty.

- Năm 2004 công ty ra thêm một thương hiệu mới (thương hiệu Bách Việt) và nhanh chóng tung sản phẩm của tương hiệu mới vào thị trường, chính vì vậy đã góp phần làm cho tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty tăng lên đáng kể.

- Vơi chính sách mở các địa lý cấp II lớn (sản lượng hàng hoá tiêu thụ lớn) ở các huyện của các công ty khác (đối thủ cạnh tranh) làm cấp I cho công ty, nên đã thu hút được nhiều đại lý làm đại lý cấp I cho công ty. Hầu hết các huyện có ngành chăn nuôi phát triển như Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ..., công ty đều có 2 đến 3 đại lý cấp I. Vậy chính sách này đã phát huy tốt khả năng bán hàng của các đại lý và hàng hoá của công ty bao phủ thị trường nhanh và rộng hơn.

- Chất lượng hàng hoá của công ty được người chăn nuôi đánh giá tốt và có tính ổn định khá cao, nên ngày càng thu hút được nhiều nhà chăn nuôi lớn

(trang trại lớn) sử dụng thức ăn của công ty.

- Thái Nguyên là tỉnh chủ yếu phát triển ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là chăn nuôi lợn) nên khi dịch cúm gia cầm bùng phát, ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại không lớn như các tỉnh có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh (như các tỉnh Bắc Ninh, Đông Anh, Hải Dương...), mà đây có thể coi là cơ hội cho ngành chăn nuôi gia súc ở Thái Nguyên phát triển. Vì các sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm hầu hết đều bị tiêu huỷ và cấm tiêu thụ trên thị trường, nên nguồn thực phẩm từ ngành chăn nuôi gia cầm bị thiếu hụt rất lớn, lúc này người tiêu dùng phải chuyên sang tiêu dùng thịt lợn, làm cho cầu về thịt lợn tăng vọt (cầu lớn gấp nhiều so với cung), từ đó, đẩy giá thực phẩm của ngành chăn nuôi gia súc (giá thịt lợn) tăng rất cao, tạo cho ngành chăn nuôi gia súc đạt lợi nhuận rất lớn. Chính thuận lợi đó đã thu hút được nhiều nhà chăn nuôi gia cầm chuyển sang đầu tư chăn nuôi gia súc (lợn) và khuyến khích các nhà chăn nuôi gia súc (lợn) mở rộng quy mô chăn nuôi của mình, làm cho lượng cầu về thức ăn gia súc trên thị trường tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các thị trường khác nói chung tăng đáng kể. Công ty Nam Việt cũng đã tận dụng rất tốt thuận lợi thuận lợi trên để phát triển thị trường, tăng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc (lợn) tiêu thụ trên thị trường.

- Năm 2005 dịch cúm gia cầm nhìn chung được khống chế, các sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm được phép bán trở lại và bán với giá rất cao (cầu lớn hơn nhiều so với cung), nên cũng thu hút được người chăn nuôi đầu tư nuôi trở lại, do đó đã làm lượng cầu về thức ăn chăn nuôi cho gia cầm tăng lên khá nhanh. Bên cạnh thuận lợi về thị trường, công ty Nam Việt tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm (đặc biệt thức ăn cho gia cầm) và có nhiều chính sách nhằm khuyến khích đại lý, người chăn nuôi và nhân viên trong công ty để phát triển thị trường, tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ đặc biệt là

thức ăn gia cầm của công ty. Chính vì vậy sản lượng thức ăn cho gia cầm của công ty tăng lên đáng kể, năm 2005 tiêu thụ được 778 tấn, tăng lên 490 tấn, tương đương 170,14% so với năm 2004.

4.1.3 Thị phần hàng hoá của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm qua tôi thấy, hiện nay có khoảng 30 công ty thức ăn chăn nuôi đang hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có 3 công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi (đó là công ty TNHH Đại Minh, công ty cổ phần Nam Việt, Công ty TNHH Thái Việt). Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi và thị phần hàng hoá của các công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ta căn cứ vào bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 ta thấy tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2003 là 43.508 tấn, năm 2004 là 39.828 tấn, năm 2005 là 48.116 tấn. Như vậy, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2004 đã giảm 3.680 tấn, tương đương 8,458% so với năm 2003. Nguyên nhân chính là do năm 2004 dịch cúm gia cầm bùng phát, hầu hết các đàn gia cầm đều bị tiêu huỷ, nên thị trường thức ăn cho gia cầm bị đóng băng (thức ăn cho gia cầm không thể tiêu thụ được) trong một thời gian khá dài. Tuy vậy, thị trường thức ăn cho gia súc (lợn) lại tiêu thụ khá mạnh, nên làm cho tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giảm không nhiều.

Năm 2005 sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tiêu thụ trên thị trường Thái Nguyên tăng rất nhanh, đạt 48.116 tấn, tăng hơn so với năm 2004 là 8.288 tấn, tương đương 20,81% và tăng hơn cả sản lượng năm 2003 là 4.608 tấn. Nguyên nhân là do năm 2005 dịch cúm gia cầm cơ bản được khống chế, các sản phẩm từ ngành chăn nuôi gia cầm được phép bán rộng rãi

trên thị trường và bán với giá rất cao (do lượng cầu vượt quá lớn so với lượng cung) nên đã thu hút được nhiều nhà chăn nuôi gia cầm đầu tư chăn nuôi trở lại, bên cạnh đó, số lượng đầu tư chăn nuôi gia súc (lợn) vẫn tiếp tục tăng lên so với năm 2004, vì giá thịt lợn trên thị trường vẫn giữ ở mức cao và ổn định. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng cao

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên (Trang 40 - 45)