1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng triết học chính trị của jean jacques rousseau

108 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 734,77 KB

Nội dung

Với tư cách là nhà triết học, nhà chính trị học, J.J.Rousseau có những tư tưởng, những quan niệm độc đáo , sâu sắc về dân chủ, về tự do, bình đẳng; về nguồn gốc, bản chất của nhà nước,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐAM

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRI ̣ CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐAM

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRI ̣ CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 80

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THẢO NGUYÊN

Hà Nội – 2011

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1

10

NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA J.J.ROUSSEAU

10

1.1 Điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau 10

1.1.1 Tình hình nước Pháp thế kỷ XVIII 10

1.1.2 Tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học chính trị J.J.Rousseau 14

1.2 Qúa trình hình thành và phát triển triết học chính trị J.J.Rousseau 28

1.2.1 Như ̃ng nhận thức ban đầu về xã hội 28

1.2.2 Thời kỳ khẳng định của triết học chính trị J.J.Rousseau 32

Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J.ROUSSEAU……….43

2.1 Quan niệm về Tự do , bình đẳng – quyền con người trong triết học chính trị cu ̉ a J.J.Rousseau 45

2.1.1 Về luật tự nhiên và quyền tự nhiên 45

2.1.2 Tự do, bình đẳng trong xã hội dân sự 49

2.1.3 Nguồn gốc của bất bình đẳng và gia ̉i pháp khắc phục 53

2.2 Quan niệm về thể chế chính trị 63

2.2.1 Quan niệm về thống nhất quyền lực nhà nước và những ý tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân 63

2.2.2 Triết lý kiến tạo mẫu người công dân tự do cho xã hội dân chủ lý tưởng trong “Émily hay là về giáo dục” 79

2.3 Giá trị của tư tưởng triết học chính trị J J.Rousseau va ̀ khả năng vâ ̣n du ̣ng ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay 88

KẾT LUẬN………98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 103

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Jean Jacques Rousseau là đại biểu cấp tiến thuô ̣c thế hê ̣ thứ hai của Phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Ông được biết đến không chỉ là nhà triết ho ̣c mà còn là nhà văn , nhà chính trị học , nhà giáo dục học lỗi lạc Sự phân tích triết ho ̣c những vấn đề chính tri ̣ chiếm phần lớn trong di sản tinh thần mà ông để la ̣i cho hâ ̣u thế

Với tư cách là nhà triết học, nhà chính trị học, J.J.Rousseau có những

tư tưởng, những quan niệm độc đáo , sâu sắc về dân chủ, về tự do, bình đẳng;

về nguồn gốc, bản chất của nhà nước, pháp luật; về quyền lực tối thượng thuộc về nhân dân; những ý tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân, cũng như tư tưởng về xây dựng mẫu người công dân lý tưởng … những tư tưởng đó không chỉ góp phần làm nên thắng lợi của Đại Cách mạng Pháp 1789, mà còn ảnh hưởng tới nhiều cuộc cách mạng và nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới, trong đó có C.Marx, F.Engels, V.I.Lenin Tư tưởng của ông về tự do , bình

đẳng đã trở thành mô ̣t nô ̣i dung cơ bản của Tuyên ngôn nhân quyền và dân

quyền Pháp năm 1791 Ngày nay những tư tưởng chính trị của ông vẫn còn

nguyên giá tri ̣

Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX, tư tưởng củ a J.J.Rousseau, mà đặc biệt là tư tưởng triết học chính trị của ông trong các Tân văn, Tân thư cũng như các tư liê ̣u sách báo du nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam đã được các nhà yêu nước Việt Nam tiếp nhận và kế thừa Sau thắng lợ i của Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam và Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh, nhân dân Viê ̣t Nam bắt đầu xây dựng nước Viê ̣t Nam dân chủ

cô ̣ng hòa, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Dù không trực tiếp khẳng đi ̣nh khái niê ̣m , song tư tưởng tự do, bình đẳng, dân

Trang 5

chủ và tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ ng hĩa của dân, do

dân và vì dân đã được khẳng đi ̣nh trong “ Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 và

trong bản Hiến Pháp năm1946

Bước vào thời kỳ đổi mới , tại Đại hô ̣i VII Đảng ta khẳng đi ̣nh: “tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo ph ương hướng: nhà nước thực sự của dân ,

do dân và vì dân Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật , dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng” Đến Đa ̣i hô ̣i VIII , khái niệm “nhà nước pháp quyền” chính thức được đưa ra trong văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đảng Sau Đa ̣i hô ̣i IX , quan điểm nhà nước pháp quyền chính thức được thể chế hóa ta ̣i điều 2 của Hiến pháp 1992 (sử a đổi, bổ sung năm 2001): “nhà nước cô ̣ng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Nam

là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ a của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuô ̣c về nhân dân… quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong viê ̣c thực hiê ̣n quyền lâ ̣p pháp , hành pháp và tư pháp” Đa ̣i hô ̣i X mô ̣t lần nữa khẳng đi ̣nh: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Cần xây dựng cơ chế vâ ̣n hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuô ̣c về nhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất , có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong viê ̣c thực hiê ̣n quyền lâ ̣p pháp , hành pháp và tư pháp”[16, 45] Trên tinh thần đó, Đa ̣i hô ̣i XI vừa qua tiếp tu ̣c khẳng

đi ̣nh đẩy ma ̣nh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Nam

Tư tưởng về “Nhà nước pháp quyền” là sự tiếp nối tinh hoa t ư tưởng của các thời đại Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta cần nghiên cứu triết ho ̣c Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những tư tưởng cận hiê ̣n đa ̣i và đương đa ̣i khác, trong đó tư tưởng triết ho ̣c chính tri ̣ của J.J.Rousseau chiếm một vi ̣ trí quan tro ̣ng Chính vì lý do đó mà chúng tôi

chọn đề tài “Tư tưởng Triết học chính trị của Jean Jacques Rousseau” làm đề

tài luận văn tha ̣c sĩ của mình

Trang 6

thế kỷ XVIII” của tác giả Phùng văn Tửu và Đỗ Ngoạn ra mắt độc giả năm

1983 Đã khái quát cuộc đời sự nghiệp của J.J.Rousseau cũng như những tư tưởng cơ bản của ông

Từ góc độ lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng chính trị , nghiên cứu về tư

tưởng của J.J.Rousseau có cuốn “Lịch sử triết học” do GS Nguyễn Hữu Vui

chủ biên, công trình này đã giới thiệu một cách khái quát về thân thế, sự nghiệp của J.J.Rousseau, phân tích thế giới quan của ông trong các vấn đề xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho tái bản năm 1998; công trình

“106 Nhà thông thái” do P.S.Taranốp biên sọan (Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu

đính), đã trình bày một cách vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp và học thuyết

chính trị của J.J.Rousseau; cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế

giới”, là công trình do nhiều học giả nổi tiếng của Liên Bang Nga biên soạn

đã được đông đảo độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao được dịch giả Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch sang tiếng Việt đây là cuốn sách đã giới thiệu khái quát lịch sử và nội dung cơ bản nhất các học thuyết chính trị của nhân loại từ cổ đại đến hiện đại, trong đó tư tưởng chính trị của J.J.Rousseau cũng đã được nêu lên một cách khái quát

Cùng với hướng nghiên cứu trên, những tác phẩm tiêu biểu của J.J.Rousseau đã được dịch ra tiếng Việt được đông đảo độc giả Việt Nam đón

nhận như tiểu thuyết “Juyli” của J.J.Rousseau do Hướng Minh dịch ra tiếng

Trang 7

việt đã ra mắt độc giả năm 1982 Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, được

coi là tác phẩm quan tro ̣ng nhất của nhà tư tưởng kh ai sáng J J.Rousseau, có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình cách mạng dân chủ tư sản Pháp thế kỷ XVIII, những tư tưởng của tác phẩm còn có ý nghĩa to lớn và sức ảnh hưởng cho đến tâ ̣n ngày nay Tác phẩm do Hoàng Thanh Đạm dịch và giới thiệu tóm tắt nội dung cơ bản cũng như những nhâ ̣n xét đánh giá của ông về tác phẩm, được nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản lần đầu năm 1992 Gần

đây nhất là tác phẩm “Emile hay là về giáo dục” do Lê Hồng Sâm, Trần Quốc

Dương dịch và nhà xuất bản Tri thức phát hành (tháng 6/2008), nhà văn Bùi Nam Sơn cũng đã viết bài giới thiệu về tác phẩm này Cùng với những tác

phẩm của J.J.Rousseau được dịch ra tiếng Việt thì trong tác phẩm “Triết học

chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”

(năm 2006), Tiến sĩ Lê Tuấn Huy cũng đã đưa ra những nhận xét, so sánh triết học chính trị của J.J.Rousseau với triết học chính trị của Montesquieu và những nhận định về vị trí, vai trò triết học chính trị của hai ông trong dòng chảy của triết học chính trị nhân loại nói riêng và cách mạng thế giới nói chung Tác giả Phạm Thế Lực đã phân tích nội dung cơ bản của tác phẩm

“Khế ước xã hội” trong bài viết “Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác

phẩm Khế ước xã hội của J.J.Rousseau” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội

lý tưởng phù hợp với bản chất đó vẫn còn ít được đề cập

Trang 8

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, ở những phương diện khác nhau, đều có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu trào lưu tư tưởng Khai sáng nói chung và triết học chính trị nói riêng Dựa trên những nguồn tài liệu của lịch sử triết học, kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, chúng tôi cố gắng nghiên cứu để trình bày có hệ thống tư tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau trong luâ ̣n văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích của đề tài nghiên cứu:

Luận văn làm rõ một số nội dung cơ bản của triết học chính trị của J.J.Rousseau từ đó phân tích những mặt tích cực và hạn chế cũng như vai trò

và ảnh hưởng của nó

* Các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục đích trên là:

1 Phân tích những điều kiện kinh tế- xã hội và các tư tưởng có ảnh hưởng đến triết học chính trị của J.J.Rousseau

2 Phân tích những tư tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau như quan niê ̣m về tự do, bình đẳng, về nhà nước pháp quyền…

3 Đưa ra một số nhận định, đánh giá về những giá trị tư tưởng của J.J.Rousseau cùng những khả năng vận dụng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiê ̣n nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứ u triết ho ̣c chính tri ̣ của J.J.Rousseau trong các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như tác phẩm “Juyli”, “Bàn về khế ước xã

hội”, “Émile hay là về giáo dục” cùng những tư tưởng của ông đã được đề

cập đến trong một số công trình nghiên cứu khác có liên quan, gắn với thực tiễn Việt Nam

Trang 9

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận

Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, bằng việc xem xét

sự vật trong tính lịch sử-cụ thể, trong tính hệ thống với cấu trúc nhiều thành

tố, cùng những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin trong nghiên cứu lịch sử

tư tưởng

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, đặc biệt là phương pháp logic- lịch sử

6 Cái mới của luận văn

Luận văn góp phần khái quát những nội dung cơ bản của triết học chính trị J.J.Rousseau

Từ đó luận văn đánh giá và nêu ra những giá trị của triết học chính trị của J.J.Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân,

vì dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Những kết quả đạt được trong luận văn là bổ sung cho quá trình nghiên cứu triết học chính trị và các ngành khoa học khác trong phạm vi có liên quan

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục Luận văn chia làm 2 chương và 5 tiết

Trang 10

Chương 1

NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA J.J.ROUSSEAU

1.1 Điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau

1.1.1 Tình hình nước Pháp thế ky ̉ XVIII

Tư tưởng triết ho ̣c của Jean Jacques Rousseau ra đời ở Châu Âu thế kỷ XVIII, là sự phản ánh hiện thực xã hội Châu Âu trong thờ i đa ̣i của các cuô ̣c cách mạng tư sản nhằm xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Những mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành ngay trong lòng xã hội Phong kiến Vớ i sự phát triển ma ̣nh mẽ của lực lượng sản xuất mà biểu hi ện trước hết là ở việc sử dụng kỹ thuật in và máy in, tiếp sau đó là nghề dệt, luyện kim bùng nổ, công nghệ cũng theo đó mà phát triển Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự xác lập quan hê ̣ sản xuất mới – quan hê ̣ sản xuất tư bản chủ nghĩa Bên ca ̣nh đó , sự giao lưu kinh tế giữa các nước đã hình thành các trung tâm kinh tế thương ma ̣i , sự mở rô ̣ng giao lưu trao đổi hàng hóa, góp phần phá vỡ các quan hệ phong kiến chật hẹp, biểu hiê ̣n của nền kinh tế tự cung tự cấp Từ sự giao lưu về kinh tế kéo theo sự giao lưu về văn hóa tư tưởng giữa các nước cũng ngày càng ma ̣nh mẽ Hơn nữa, những phát hiện địa lý đã đem lại một không gian thương mại mới cho các nước Châu Âu trên phạm vi toàn thế giới, khiến cho sự thông thương được tăng cường, tạo điều kiện phát triển hơn nữa nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa

Từ thế kỷ XV , XVI và XVII , khi chủ nghĩa tư bản đã đi từ những giai đoa ̣n tích lũy nguyên thủy đầu tiên đến sự dần dần hình thành và bước hẳn lên vũ đài lịch sử với Hà Lan (1579) và nước Anh (1642- 1688), thì đến thế kỷ

Trang 11

XVIII, trung tâm những cuô ̣c đấu tranh của giai cấp tư sản chống la ̣i những giai cấp và tầng lớp đă ̣c quyền đă ̣c lợi đã chuyển sang nước Pháp Đây chính

là thời kỳ mà Engels đã nhắc tới, thời kỳ “nước Pháp đã đâ ̣p tan chế đô ̣ phong kiến và thiết lâ ̣p nền thống tri ̣ thuần túy của giai cấp tư sản dưới mô ̣t da ̣ng cổ điển mà không mô ̣t nước nào ở châu Âu đa ̣t được” [32, 384]

Về kinh tế, bước vào thế kỷ XVIII , nước Pháp là nước phát triển thứ hai ở

châu Âu, chỉ sau nước Anh, nhưng vẫn là nước nông nghiê ̣p với hơn 90% dân số là nông dân Hơn nữa, Pháp lại là nước có nền nông nghiệp lạc hậu hơn nhiều so với nước Anh Trong khi, Hà Lan và Anh đang vững bước trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa với tư tưởng của giai cấp tư sản đã trở thành tư tưởng thống trị thì nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu dưới sự cai tri ̣ của các triều đa ̣i quân chủ chuyên chế

Về mặt chính trị , kể từ khi vua Louis XI á p du ̣ng những biê ̣n pháp để tâ ̣p

trung quyền lực, thống nhất quốc gia, nước Pháp phải chi ̣u tất cả những quyền hành độc đoán , chuyên chế Nếu như trong thế kỷ XIV , XV và XVI , ở Pháp tồn ta ̣i mô ̣t loa ̣i nghi ̣ viê ̣n go ̣i là Estates General, bao gồm các đa ̣i biểu của giới tăng lữ, quý tộc và thường dân, thì dưới triều Louis XV (1710- 1774), nhà vua đã nắm tro ̣n cả quyền ban hành luâ ̣t pháp và quyền hành xử tối cao , hoàn toàn đứng trên pháp luật Khi đó người Pháp cai tri ̣ quốc gia mình bằng mô ̣t

bô ̣ máy quan liêu càng ngày càng phình to do sự mua quan bán chức vốn được thừa nhâ ̣n từ thời vua Louis XI Dù đã thống nhất từ lâu , nước Pháp trước

1789 vẫn tồn tại những pha ̣m vi t ài phán riêng biệt của 13 pháp viện tối cao ở mỗi vùng tương ứng Lại còn tồn tại thêm một hệ thống đốc quan , được nhà vua sử du ̣ng như mô ̣t công cu ̣ kìm chế sức ma ̣nh của giới qu ý tộc và áp bức người dân [ xem 26]

Về phương diê ̣n xã hội , nước Pháp thế kỷ XVIII chia thành ba đẳng cấp

phi lý và bảo thủ : Đẳng cấp thứ nhất , bao gồm tăng lữ và giáo hô ̣i Cơ đốc có

Trang 12

thế lực rất lớn về chính tri ̣, nắm trong tay 20% ruô ̣ng đất và là chỗ dựa của chế

đô ̣ phong kiến Đẳng cấp thứ hai, quý tộc chỉ gồm chừng hai mươi vạn người , nhưng la ̣i chiếm khoảng 30% đất đai canh tác của cả nước Hai đẳng cấp này nắm phần lớn tư liê ̣u sản xuất chủ yếu trong xã hội, họ càng ngày càng trở nên thối nát, lười biếng, ăn chơi, sống nhờ bổng lô ̣c triều đình và bóc lô ̣t tô tức Đẳng cấp thứ ba , bao gồm các tầng lớp xã hô ̣i còn la ̣i như tư sản , thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thi ̣, trí thức…là đẳng cấp chiếm đa số trong

xã hội, nhưng la ̣i không có bất kỳ mô ̣t đi ̣a vi ̣ chính tri ̣ - xã hội nào , họ bị hai đẳng cấp trên bóc lô ̣t về kinh tế và áp bức về chính tri ̣ , trong số đó, tình cảnh của người nông dân là bi đát nhất Chính sự phi lý và bảo thủ đó, dẫn đến mâu thuẫn xã hội ngày càng diễn ra gay gắt giữa mô ̣t bên là đẳng cấp thứ nhất cấu kết với đẳng cấp thứ hai và mô ̣t bên là đẳng cấp thứ ba - là đẳng cấp chiếm đa số trong xã hội nhưng có rất ít tư liê ̣u sản xuất Vì thế trong giai đoạn lịch sử này đẳng cấp bị áp bức không ngừng đấu tranh để tự giải phóng

Suốt trong thế kỷ XVIII , nước Pháp bi ̣ suy yếu vì những cuô ̣c chiến tranh xảy ra liên miên như chiến tr anh với Anh vì tranh chấp thuô ̣c đi ̣a và ưu quyền trên mă ̣t biển, chiến tranh giành quyền thừa kế ở Tây Ban Nha (1701-1714), ở

Ba Lan (1733-1735), ở Áo (1740-1748) Do đó , tài chính kiệt quệ Hơn nữa vua và triều đình la ̣i ăn chơi ph ung phí, để có tiền ăn chơi , triều đình đã tổ chức mua quan bán tước và đánh thuế rất nă ̣ng Bao nhiêu nỗi khổ cực đều trút lên đầu nhân dân lao động Như vâ ̣y, ngoài hai tầng áp bức trên , đẳng cấp thứ ba còn trực tiếp là na ̣ n nhân của chính thể quân chủ mu ̣c nát Vì lẽ đó , mâu thuẫn nổ ra gay gắt giữa mô ̣t bên là đẳng cấp quý tô ̣c câu kết với đẳng cấp tăng lữ cố duy trì trâ ̣t tự hiê ̣n hành và mô ̣t bên là đẳng cấp thứ ba hướng tới cách ma ̣ng Giai cấp tư sản Pháp thế kỷ XVIII, lực lượng dẫn đầu đẳng cấp thứ ba, hùng mạnh hơn giai cấp tư sản Đức , lại chưa bộc lộ nhiều khía cạnh xấu xa thuô ̣c bản chất của giai cấp tư sản như tư sản Anh trong cùng thời đa ̣i

Trang 13

Do đó, tính chiến đấu của giai cấp tư sản Pháp thời kỳ này mang tính chất trọn vẹn hơn cả Đây là giai đoa ̣n li ̣ch sử trong đó quyền lợi của giai cấp tư sản còn thống nhất với quyền lợi của toàn đẳng cấp thứ ba Chính trong hoàn cảnh ấy, tiếng nói của những người đa ̣i diê ̣n chân chính giai cấp tư sản không chỉ phát ngôn cho riêng giai cấp mình mà còn nói lên tâm tư, nguyê ̣n vo ̣ng của toàn thể nhân dân bi ̣ áp bức [ xem 63, 115-116]

Về khoa học và Tôn giá o, thời kỳ này khoa học tự nhiên đã có bước phát

triển mạnh mẽ, đặc biệt là vật lý học Những nguyên tắc vật lý của Newton, những định luật toán học của D‟Alembert, những công trình nghiên cứu vật lý học của Buffon, cũng như việc người ta đem áp dụng những thành tựu đó vào sản xuất và đời sống thu được những thành tựu khả quan đã làm thay đổi những quan niệm đương thời Người ta đã bắt đầu nhận thấy rằng, sự sáng tạo bắt nguồn từ kinh nghiệm và lý trí chứ không phải xuất phát từ chúa trời Những vấn đề khoa học ngày càng được công chúng yêu thích nghiên cứu Sự phát triển của khoa học thời kỳ này có tác dụng tích cực trong tiến trình vận động của xã hội

Còn Tôn giáo , từng được xem là sức mạnh tinh thần của x ã hội Pháp truyền thống Thì đến thời vua Louis XIV , nhà vua muốn trong nước chỉ có một tôn giáo duy nhất, Thiên chúa giáo cổ truyền, nên ông đã truất quyền tồn tại của đạo Tin lành Vì thế, những người không chịu từ bỏ tôn giáo của mình đành phải xuất ngoại, còn những người buộc phải ở lại thì trở thành những kẻ bất mãn, căm thù nhà vua Sự phát triển của khoa học tự nhiên là một trong những nguyên nhân dẫn đến thái độ hoài nghi đối với tôn giáo của người dân Các lực lượng tiến bộ xã hội cũng đã bày tỏ thái độ phán kháng đối với Nhà thờ - thành lũy tinh thần của chế độ Phong kiến Nếu nhà vua độc tài nhìn thấy

ở nhà thờ một sức mạnh to lớn để cũng cố quyền lực , thì ngược lại, các nhà tư tưởng Khai sáng xem nhà thờ như một nền chuyên chế tinh thần Chẳng ha ̣n,

Trang 14

Holbach (1723-1789), trong quyển “Cơ đốc gia ́ o bi ̣ kết án” đã viết: Tôn giáo

đó là nghê ̣ thuâ ̣t làm đần đô ̣n con người với mu ̣c đích đánh la ̣c hướng suy nghĩ của họ khỏi tội ác mà những kẻ cầm quyền gây ra cho họ … Vì thế, xung đô ̣t giữa hai đẳng cấp trên và “đẳng cấp thứ ba” ngày càng gay gắt Do điều kiện đặc thù lịch sử của đất nước, giai cấp tư sản Pháp đã liên minh với nông dân, công nhân, thợ thủ công cũng như các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại nền quân chủ, quý tộc và giáo hội phong kiến

Như vậy, hệ thống chính tri ̣ bảo thủ và phản động đã làm gay gắt thêm những mâu thuẫn trong xã hội Pháp lúc bấy giờ Không chỉ Giai cấp tư sản- tập hợp trong “đẳng cấp thứ ba”- không thể chờ sự ban phát của chính quyền trung ương mà hầu như tất cả các giai cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ đều bày tỏ sự phản kháng bằng cách này hay cách khác đối với trật tự hiện tồn Ngay cả giai cấp thống trị, tầng lớp quý tộc cũng bày tỏ sự bất bình trước những chính sách của nhà nước chuyên chế Tất cả những mâu thuẫn đó đã báo hiệu cho một cuộc cách mạng đang đến gần - cuộc cách mạng tư sản Tóm lại, cơ sở thực tiễn của triết học J.J.Rousseau nói riêng và phong trào khai sáng Pháp nói chung là bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội tại nước Pháp đầu thế kỷ XVIII Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến cùng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Pháp lúc bấy giờ

là tác nhân trực tiếp gây nên sự bùng nổ các phong trào đấu tranh do giai cấp

tư sản lãnh đa ̣o trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Nước Pháp đã trở thành vũ đài của các cuộc luận chiến giữa tư tưởng tự do với chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa thần quyền Phong trào Khai sáng Pháp đã ra đời trong xu thế ấy, trong đó J.J.Rousseau là đại biểu tiêu biểu

1.1.2 Tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học chính trị J.J.Rousseau

Trang 15

Tư tưởng xã hô ̣i của mô ̣t thời đa ̣i bao giờ cũng phản ánh tồn ta ̣i xã hội của thời đại ấy , đồng thời nó còn là sự kế thừa , tiếp nối có phê phán thời đa ̣i trước Vì thế, để tìm hiểu tư tưởng triết học của J.J.Rousseau nói chung và triết học chính trị của ông nói riêng, ngoài cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở trên, chúng ta không thể không đi tìm nguồn gốc hình thành và phát triển của

nó Hay nói cách khác là cơ sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng triết học của J.J.Rousseau

Trong Chống Đuyrinh Engels viết: “Không có chế độ nô lệ thì không có

quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy La ̣ p, không có chế độ

nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở của nền văn minh

Hy Lạp và đế quốc La Mã, thì không có Châu Âu hiện đại được” Như vậy có thể nói xuất phát điểm của triết học Khai sáng Pháp nói chung và triết học J.J.Rousseau nói riêng trước tiên phải kể đến triết học Hy- La cổ đại

Các nhà tư tưở ng cổ đa ̣i Hy La ̣p đã xác lâ ̣p và sử du ̣ng trong các cuô ̣c tranh luâ ̣n ho ̣c thuâ ̣t nhiều tư tưởng và ho ̣c thuyết chính tri ̣ , cùng hàng loạt khái niệm mà căn cứ vào đó người ở thời đại sau xác định , đánh giá và tìm hiểu các hiê ̣n tượng chính tri ̣ Nếu trong các vấn đề triết ho ̣c nói chung, từ bản thể luâ ̣n đến nhâ ̣n thức luâ ̣n , người Hy La ̣p đã ta ̣o nên sự phân tuyến rõ ràng về thế giới quan và phương pháp luâ ̣n , thì ở các vấn đề triết học chính trị cũng vậy Các phạm trù triết học chính trị cơ bản như : tự do, bình đẳng , dân chủ hay đô ̣c tài , công bằng hay bất công , quyền lực… được đề câ ̣p đến như phần không thể thiếu trong tranh luâ ̣n triết ho ̣c , từ thời kỳ sơ khai đến thời kỳ Hy La ̣p hóa

liê ̣u là: các tác phẩm của Platon, các tác phẩm của Kxenophonto, những thông tin được Aristote le thu thâ ̣p và ghi la ̣i Quan điểm về chính tri ̣ xã hô ̣i c ủa Socrates gắn với quan niê ̣m về đa ̣o đức của ông Phản đối nền dân chủ Athens,

Trang 16

phản đối cơ cấu Hội nghị công dân bao gồm tất cả các thành phần mà ô ng cho

là thấp kém (nông dân , tiểu thương… ) Điều này phản ánh mô ̣t chủ trương nhằm duy lý hóa nhà nước , trao quyền điều hành quốc gia vào tay những người xứng đáng, có tri thức và năng lực Có thể nói: “Đa ̣o đức ho ̣c chính trị của Socrates là kết quả phát triển độc đáo tư tưởng chính trị Hy lạp cổ đại trước đó và đồng thời đã trở thành xuất phát điểm cho sự phát triển tiếp theo của nó đến các đỉnh cao như triết học chính trị Plato n và khoa ho ̣c chính tri ̣ Aristoteles” [24, 116]

Platon (427- 347 TCN) và Aristotele (384-322 TCN) là những tên tuổi lớn

của thế giới cổ đa ̣i Các ông đã có những tư tưởng về trình độ cao của sự phát triển xã hô ̣i, về hê ̣ thống phân loa ̣i các hình thức tổ chức đời sống cô ̣ng đồng , quản lý xã hội Trong đó, Platon đưa ra và luận giải tư tưởng về sự phát triển

và phân loại các kiểu tổ chức đời sống cộng đồng, quản lý xã hội như sau:

a Chế độ quân chủ - sự cầm quyền của mô ̣t người

b Chế độ quý tô ̣c - sự cầm quyền của mô ̣t số ít người

c Chế độ dân chủ - sự cầm quyền của đa số, hay của nhân dân Theo Platon, các hình thức nhà nước trên là ngu ngốc , hạn chế, bẩn thỉu Từ đó ông đưa ra mô hình nhà nước “tốt nhất” - “Nhà nước lý tưởng” Trong nhà nước lý tư ởng cũng có một số người đ iều hành nhà nước , giống như nhà nước quân chủ , mô ̣t số ít hơn Ông đưa ra tiêu chuẩn của những ngư ời điều hành nhà nước là: phải có năng khiếu tự nhiên ; phải được đào tạo lâu dài Nguyên lý cơ bản của nhà nước lý tưởng là sự chính nghĩa Ông đưa ra sơ đồ của nhà nước lý tưởng như sau:

Tầng lớp thứ nhất , những người điều hành - là những người có khả năng nắm bắt được nghê ̣ thuâ ̣t chính tri ̣, là những người hiểu được cái chính nghĩa

và cái thiện, có khả năng thực hiê ̣n chúng, theo Platon, đó là những nhà thông thái- những nhà triết ho ̣c Những người này phải là nh ững người ưu tú , được

Trang 17

huấn luyê ̣n từ nhỏ Ông chủ trương mô ̣t thế giới cô ̣ng sản dành riêng ch o những người được cho ̣n lựa để trở thành lãnh đa ̣ o hoàn hảo Họ không có tài sản riêng, sống và được huấn luyê ̣n chung theo kiểu t rại lính vì theo Platon đó

là cách duy nhất để những người này trở thành hiền đức , không tự hào cá nhân, không ghen tuông , không bi ̣ quyến rũ bởi vâ ̣t chất… tầng lớp này theo ông là những nhà cai trị hoặc triết gia

Tầng lớp thứ hai, là những người bảo vệ xã hội khỏi sự tấn công từ bên ngoài và kể cả từ bên trong nữa , ông go ̣i tầng lớp này là tầng lớp vê ̣ sĩ , gọi là

vê ̣ quân

Tầng lớp thứ ba , là tầng lớp thấp nhất trong xã hội bao gồm nhữ ng công dân làm nông dân , thợ thủ công buôn bán , trao đổi… Là những người nặng về đời sống nhu ̣c cảm , có trách nhiệm lao đô ̣ng để cung cấp đồ ăn , vâ ̣t du ̣ng cho thành bang

Theo Platon, muốn duy trì mô ̣t xã hô ̣i ổn đi ̣nh , các tầ ng lớp phải sống đúng vi ̣ trí của mình , đă ̣c biê ̣t phải cho ̣n lựa , đào ta ̣o đô ̣i ngũ cầm quyền mô ̣t cách chặt chẽ và có ý thức [xem 58, 117]

Trong triết ho ̣c chính tri ̣ J J.Rousseau thời kỳ đầu , chịu ảnh hưởng của Platon, ông cho rằng vớ i trâ ̣t tự tự nhiên và ha ̣n chế nhu cầu đến mức tối đa để ngăn chă ̣n tình tra ̣ng tha hóa nảy sinh do bất câ ̣p giữa phát triển kinh tế v à hoàn thiện nhân cách Tuy nhiên, ở giai đoa ̣n phát triển tiếp theo, J.J.Rousseau không dừng la ̣i ở chủ nghĩa bình quân mà nhấn ma ̣nh mu ̣c tiêu chính tri ̣ của phát triển kinh tế , đề cao giá trị nhân văn và dân chủ Nếu Platon chủ trương xóa bỏ sở hữu tư nhân, thiết lâ ̣p sở hữu cô ̣ng đồng thì J.J.Rousseau không chủ trương thủ tiêu hoàn toàn sở hữu tư nhân , và nếu Platon nhìn nhận tình trạng bất bình đẳng , bất công từ sự sa đo ̣a của nền dân chủ , thì J.J.Rousseau nhâ ̣n thấy nguyên nhân sâu xa của sự bất bình đẳng là từ kinh tế Đây chính là điểm khác biệt giữa hai nhà tư tưởng ở hai thời đại khác nhau

Trang 18

Tư tưởng chính tri ̣ - xã hội của Aristotele cũng giống với Platon là xây

dựng ho ̣c thuyết nhà nước lý tưởng trên n ền tảng quan niệm về bản chất con người Aristotele cho rằng, nhà nước chính là chỗ dựa cần thiết cho mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiê ̣n bản thân và thành tựu ha ̣nh phúc trong đời Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điề u kiê ̣n cho mỗi công dân được hưởng

mô ̣t cuô ̣c sống thư nhàn , có cơ hội nhận thức được giá trị tối thượng của con người Tuy nhiên, trong xã hô ̣i của Aristotele , quyền công dân chỉ được dành cho các tầng lớp thượng đẳng , tầng lớp nô lệ và nông dân , do đời sống nghèo khổ, bị buộc phải lao đô ̣ng Chỉ có các tầng lớp thượng đẳng hưởng được cuô ̣c sống thư nhàn và đắm mình trong các hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu chính tri ̣ , nghê ̣ thuâ ̣t, khoa ho ̣c, triết ho ̣c… chỉ riêng ho ̣ mới có thể đa ̣t được ha ̣nh phúc , điều tốt đe ̣p nhất của cuô ̣c sống và là sản phẩm có giá tri ̣ nhất được ta ̣o ra từ trí tuê ̣

ưu viê ̣t của con người [xem 69, 101]

Nhà nước - mô ̣t thực thể phức ta ̣p , tâ ̣p hợp những cá thể khác nhau về chức phâ ̣n, về tình tra ̣ng tài sản , về đi ̣a vi ̣, trình độ học vấn Khả năng tham gia của công dân vào công viê ̣c nhà nước quy đi ̣nh thể chế chính tri ̣ của nó Thể chế chính tri ̣ là mô ̣t trâ ̣t tự làm cơ sở ch o sự phân chia quyền lực nhà nước và đảm bảo sức ma ̣nh của luâ ̣t pháp Luâ ̣t pháp không từ trên trời rơi xuống, mà được xây dựng trên những giá trị truyền thống, phong tu ̣c, tâ ̣p quán lâu đời, vì thế có tính chất bền vững và thiêng liêng Aristotele là người đầu tiên chỉ ra sự phân quyền trong bô ̣ máy nhà nước , gồm ba bô ̣ phâ ̣n : bô ̣ phâ ̣n thứ nhất là cơ quan tư vấn pháp lý về hoa ̣t đô ̣ng của nhà nước - cơ quan lâ ̣p pháp, bô ̣ phâ ̣n thứ hai là các tòa thị chính - cơ quan hành pháp và bô ̣ phâ ̣n thứ

ba là các cơ quan tư pháp Hơn hai mươi thế kỷ sau , tư tưởng này mới được hồi phu ̣c và phát triển trong triết học Khai sáng Pháp trong đó có J.J.Rousseau theo tinh thần mới trong điều kiê ̣ n li ̣ch sử mới [xem 26, 31] Aristotele là người có tư tưởng bảo vê ̣ quyền tư hữu Theo ông, sự thiếu thốn về vâ ̣t chất ,

Trang 19

nghèo đói, tự chúng chưa thể sinh ra ba ̣o loa ̣n và phân tranh Aristotele tin vào khả năng màu nhiệm của sở hữu cá nhân sẽ hòa giải và đoàn kết chặt chẽ được mọi thành viên trong xã hội Tư tưởng này về sau được thể hiê ̣n rõ nét trong tư

tưởng chính tri ̣ của J Locke trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính

quyền”, ba quyền cơ b ản mà J Locke đề câ ̣p đến đó là quyền sống , quyền tự

do và quyền tư hữu Ông viết: “Dù trái đất và tất cả sinh vâ ̣t cấp thấp là của chung đối với mo ̣i người , thế nhưng mỗi người vẫn có mô ̣t sở hữu riêng đối với cá nhân con người mình , và không một ai có bất kỳ quyền gì đối với sở hữu này ngoài anh ta Lao đô ̣ng của cơ thể anh ta, sản phẩm của đôi tay anh ta

- hoàn toàn có thể nói - đích thi ̣ là của anh ta Vâ ̣y thì, cái gì anh ta lấy ra từ trạng thái mà tự nhiên đã cung cấp và đã để mặc ở đó , anh ta trô ̣n lẫn lao đô ̣ng của mình và đã gắn kết vào nó bằng cái gì đó vốn là của riêng anh ta, và bằng cách này mà khiến cho nó trở thành sở hữu của mình” [29, 63] Nghĩa là quyền sở hữu là quyền của thượng đế ban tă ̣ng , do đó nó là “bất khả xâm phạm” Tư tưởng này được các nhà Khai sá ng về sau tiếp tu ̣c khẳng đi ̣nh tư hữu là quyền thiêng liêng của con người trong đó có J.J.Rousseau

Thái độ của Platon và Aristotele đối với nền dân chủ Athens là như nhau , tuy nhiên trong khi Platon từ đó xây dựng mô ̣t nhà nước lý tưởng tuyê ̣t đối thống nhất trong mô ̣t khuôn mẫu từ trên xuống dưới, thì ở Aristotele la ̣i là vấn

đề bỏ ngỏ , mă ̣c dù đôi khi Aristotele ca ngợi nền dân chủ như hình thức nhà nước xưa nhất và thánh thiê ̣n nhất , nhưng la ̣i dành nhiều thiê ̣n cảm cho hình thức cô ̣ng hòa, tâ ̣p hợp từ số đông “không giàu không nghèo” [6, 60-61] Ông cho rằng , mô ̣t nhà nước không nên q uá lớn và cũng không nên qúa nhỏ, khoảng mười ngàn công dân là vừa Sau này, J.J.Rousseau cũng đã phân tích

lại điều này trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”

Tiếp theo thời kỳ Cổ đa ̣i, thời Trung cổ Tây Âu đã kéo dài hàng trăm năm dưới sự thống tri ̣ của chế đô ̣ chuyên chế vương quyền và thần quyền , của bạo

Trang 20

lực nhà nước và cuồng tín tôn giáo Trong đó chế đô ̣ thần quyền luôn luôn chiếm ưu thế, tòa án giáo hội là cơ quan xét xử có thế lực nhất và giáo lý tôn giáo ngự trị trong tâm thức mọi thần dân trung cổ Trong thời kỳ này, triết ho ̣c chỉ lo làm việc chứng minh về mặt bản thể cho sự tồn tại của chúa , đem lại diê ̣n ma ̣o mới cho khoa ho ̣c thần ho ̣ c, để đi đến xây dựng và cũ ng cố lý luâ ̣n cho sự hợp nhất thần quyền và thế quyền Chính vì thế, trong thời kỳ này, vấn

đề tự do, bình đẳng, dân chủ… ít được đề cập đến

Thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVII ) đem la ̣i mô ̣t diê ̣n ma ̣o mới x ua đi “đêm trường T rung cổ” cho xã hội Phương Tây Thời đại mà Engels đánh giá là đã sản sinh ra những con người khổng lồ, “khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng…” [35, 459-460] Thời kỳ này , triết ho ̣c cùng với văn học nghệ thuật và khoa học làm nhiệm vụ khôi phục những giá trị nhân văn, khoa ho ̣c của thời Hi- La cổ đa ̣i, đề cao tình yêu con người và sự thế tu ̣c hóa nhà nước… Trên tinh thần đó , trong phương diê ̣n đời sống chính trị- xã hội đã xuất hiê ̣n nhiều nhà tư tưởng bắt đầu xem xét nhà nước từ lâ ̣p trường khoa ho ̣c, khách quan, thế tu ̣c

N.Machiavelli (1469- 1527), là trường hợp điển hình cho cách tiếp cận

thế tu ̣c này và là sự báo hiệu cho những chuyển biến tích cực đang đến gần N.Machiavelli đã tóm lược tất cả kiến thức và ý kiến của ông về nghệ

thuật làm vua trong tác phẩm “Quân vương”, được đánh giá là tác phẩm kinh

điển về triết học chính trị và về văn hóa thời Phục hưng Trong tác phẩm này N.Machiavelli nêu ra một số tư tưở ng chính , có tác dụng đáng kể đến việc hình thành khoa học chính trị hiện đại, đồng thời gợi mở khả năng phân tích triết học đối với “công nghệ quyền lực” Chính trị, theo N.Machiavelli là một lĩnh vực tự mình xác định những mục tiêu cho mình, xác định phương pháp và phương tiện thực hiện những mục tiêu ấy, mà không cần dựa vào chuẩn mực

Trang 21

bên ngoài nào, trong đó có các chuẩn mực của niềm tin và lý trí Như vậy, N.Machiavelli đã cố gắng giải phóng chính trị ra khỏi đạo đức và thuyết định mệnh N.Machiavelli cho rằng con người chúng ta chịu sự chi phối của số mệnh một nửa, nửa còn lại dành cho sự sáng tạo tự do và tự chủ của con người Ông viết: “Số mệnh giống như người thiếu phụ, nếu muốn bắt họ phục tùng, ta phải thường cương quyết chống chọi với họ Ta thấy số mệnh cũng như các thiếu phụ, thường quấn quýt luyến ái với bọn tráng niên, vì bọn này bao giờ cũng dám mạnh dạn chỉ huy một cách hiên ngang và tàn ác” [36, 183]

N.Machiavelli là người đầu tiên nhấn mạnh tính hợp lý của các phương tiện mà mỗi quốc gia có thể có, kể cả bạo lực và sự lừa dối, tráo trở, để bảo vệ chủ quyền và hòa bình, “mục đích biện minh cho phương tiện” Nhà nước là mục đích tự thân, quyền lợi quốc gia là trên hết Nhà chính trị phải “vừa là Cáo (khôn ngoan) vừa là Sư tử (dũng mãnh)”, khôn khéo và quyết đoán, biết dựa vào dân, nhưng cũng biết cách trừng phạt một cách minh bạch, thuyết phục, sao cho dân vừa sợ vừa kính trọng [xem 36, 135] Nhà chính trị tốt phải biết nắm lấy thời cơ, nhạy bén tiên đoán những diễn biến trong tương lai, và đưa ra những giải pháp trong những trường hợp cần thiết, biết lạnh lùng bỏ qua những lời chỉ trích Đó là mẫu người lãnh đạo có tài và có đức [xem 36, 33] N.Machiavelli tỏ thái độ khinh bỉ đối với hạng người đạt đến quyền lực không có tài năng, mà bằng sự quỷ quyệt, “kẻ làm điếm chính trị”

N.Machiavelli nêu lên quan điểm ưu thế của nhà nước trước nhà thờ, khẳng định tính chất thế tục hóa nhà nước và lĩnh vực chính trị nói chung Chính nhà nước thực hiện công việc của đời, quan tâm đến lợi ích con người, trong đó nổi lên hàng đầu là lợi ích vật chất

N.Machiavelli đã giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, từ đó nêu lên những định chế pháp luật trong việc trị nước Ông vạch ra quan hệ độc lập tương đối giữa đạo đức và chính trị trước thực trạng Cơ đốc hóa nhà nước,

Trang 22

cái đã khiến cho những vấn đề chính trị lẫn lộn thành vấn đề đạo đức Ông cho rằng, cần phải bỏ thói quen này để có cái nhìn thật sự lành mạnh cho nền chính trị và người cai trị Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cai trị một cách phi đạo đức và tàn bạo, mà một quân vương phải xác lập hình thức cai trị thích hợp, được lòng dân Bạo lực không thể được sử dụng bừa bãi, thường xuyên, mà phải phù hợp với quyền lợi quốc gia và chỉ khi nào cần thiết, là cái

để cải cách chứ không phải để tàn phá Ông rất coi trọng dân chúng, xem đó là lực lượng sẽ đưa một công dân ưu tú trở thành một quân vương bằng thiện cảm và sự ủng hộ của họ, mà cũng có thể là lực lượng này hạ bệ ông ta, nên trên tất cả mọi thứ, quân vương phải biết sống hòa trong dân chúng của mình [xem 36, chương 8,9]

Mă ̣c dù tư tưởng của Machiavelli còn những ha ̣n chế mang tính thời đa ̣i , nhưng tư tưởng của ông về thế tu ̣c hóa nhà nước và lĩnh vực chính tri ̣ nói chung trong một chừng mực nhất đi ̣nh đã đánh đổ quan điểm của thần ho ̣c về nhà nước , khiến cho quân quyền thoát khỏi thần quyền và bắt đầu từ

Machiavelli, phong trào cải cách tôn giáo và tư tưởng chính tri ̣ thế tu ̣c, phi tôn giáo được khôi phục và phát triển

Thời Phục hưng còn được biết đến bởi T.Campanenlla và T.More, những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng tiêu biểu Cả hai ông đều vạch ra và phê phán sự bất công của xã hội, sự bóc lột của các ông chủ tư sản đối với người lao động, xác định nguyên nhân của bất công xã hội là chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, nêu lên ý tưởng về một xã hội tốt đẹp nhất, mà hiện tại chưa thể có được, như tác phẩm “Thành phố mặt trời” của Campanella, “Utopia” của T.More

Đến thời Cận đại, các nhà triết học tiếp tục triển khai và làm sâu sắc thêm quan niệm về khế ước xã hội và quyền tự nhiên trong việc lý giải nguồn gốc nhà nước Quyền tự nhiên, theo nhiều nhà tư tưởng, là quyền con người, trong

Trang 23

đó có quyền sống và quyền tự vệ, mỗi người đều nhận được cái cần thiết cho mình Có thể nói , những tư tưởng của thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra đời tư tưởng triết ho ̣c chính trị của J.J.Rousseau mà trong đó H.Grotius, Hobbes và Locke là những đa ̣i diê ̣n tiêu biểu

H.Grotius (1583- 1645), ông là nhà lý luận xuất sắc đầu tiên của trường

phái pháp luật tự nhiên Grotius cho rằng, Thượng đế tạo ra luật phù hợp với quyền tự nhiên bất khả xâm phạm, nhà nước là kết quả tất yếu của sự thực hiện quyền đó Cơ sở của quyền tự nhiên chính là bản tính con người, là ước muốn giao tiếp, trao đổi và chấp nhận lẫn nhau để cùng tồn tại Pháp luật được xác lập theo ý chí của nhà nước cần phải hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật tự nhiên Ông cho rằng, nhà nước được thiết lập theo thỏ a thuận giữa mọi người với nhau Mục đích của nhà nước là bảo vệ sở hữu tư nhân, bởi lẽ xã hội (được Grotius đồng nhất với nhà nước) “cũng nhằm mục đích để mỗi người đều sử dụng tài sản của mình bằng nỗ lực chung và sự thỏa thuận chung” Theo Grotius, mọi hình thức nhà nước hiện thời đều có nguồn gốc là Khế ước xã hội, là liên minh hoàn thiện của những con người tự do, kết hợp với nhau để tuân thủ luật và lợi ích chung Nó cũng là thỏ a thuận của đa

số chống thiểu số, là liên minh của những người yếu đuối và áp bức chống lại những kẻ mạnh và tàn bạo Quan niệm này là cơ sở cho quá trình hình thành chủ nghĩa tự do công dân và quan điểm nhà nước pháp quyền trong đó có quan điểm của J.J.Rousseau [xem 28, 185-187]

Kế thừa sáng tạo những quan điểm triết học chính trị trong quá khứ,

Th.Hobbes (1588- 1679) đã tạo nên bước đột phá trong tư tưởng triết học

chính trị cận đại Những biến cố chính trị đầy ắp của nước Anh trong những năm 40 của thế kỷ XVII là nguyên nhân giải thích vì sao quan điểm chính trị -

xã hội lại chiếm vị trí hàng đầu trong tư tưởng triết học của Hobbes

Trang 24

Quan niê ̣m về c on người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học Hobbes Theo Hobbes, con người là một thực thể thống nhất giữa tự nhiên

và xã hội Về mặt tự nhiên thì mọi người khi sinh ra đều như nhau: “Giới tự nhiên tạo ra con người là như nhau về năng lực, thể chất và trí tuệ” Từ quan niệm duy vật này, Hobbes đã đẩy sang một hướng khác Ông cho rằng bản tính con người là độc ác và ích kỷ Mỗi người đều ích kỷ vì quyền lợi riêng của mình mà có thể chà đạp lên tất cả Ông cho rằng: Nếu có hai người bất kỳ nào ước ao cùng một thứ mà cả hai không thể cùng hưởng chung, họ sẽ trở thành kẻ thù của nhau; và trong khi đang tiến đến mục đích của mình, chủ yếu

là bảo toàn chính mình, và đôi khi chỉ là sự thú vị, họ nỗ lực đánh bại hoặc triệt hạ lẫn nhau [xem 50, 71-72] Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy loài người tới cuộc chiến tranh liên miên đau khổ Hobbes là một trong những người đầu tiên đưa ra quan niệm về trạng thái tự nhiên của con người, chính quan niệm này về sau được các nhà Khai sáng tiếp thu có phê phán trong đó

có J.J.Rousseau Hobbes cho rằng, chính trong trạng thái tự nhiên này, con người hành động chống lại lẫn nhau, Hobbes gọi là: “cuộc chiến của mọi người chống lại mọi người” [48, 188]

Xuất phát từ quan niệm về trạng thái tự nhiên của con người, Hobbes cho rằng, xét theo luật cơ bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của mình bằng mọi cách và với mọi giá, rằng không có gì quý hơn mạng sống mà đáng phải hy sinh nó cả “Tự bảo toàn sinh mạng” là quy luật tự nhiên đầu tiên thúc giục con người tìm kiếm và theo đuổi hòa bình Từ đó, thúc đẩy mọi người đi đến ký kết khế ước xã hội - bởi lẽ sinh mạng chỉ được bảo toàn tốt nhất trong một xã hội, nơi mà sự an bình lâu dài được xác lập trên nền tảng của một khế ước cộng đồng [xem 69, 114] Khế ước mà theo đó con người từ

bỏ trạng thái tự nhiên để đi vào xã hội dân sự khi mà các cá nhân có được quyền công dân bằng cách chấp nhận một thỏ a ước cộng đồng được xây dựng

Trang 25

trên nguyên tắc: “Tôi cho phép và từ bỏ quyền tự chủ của tôi cho người này, hay cho tập thể những người này, với điều kiện là bạn từ bỏ quyền của bạn cho họ, và cho phép mọi hành động của họ cũng giống như thế” [48, 189] Theo Hobbes, nguồn gốc ra đời của nhà nước là thông qua sự ký kết khế ước

xã hội, nó là một thực thể thống nhất, đại diện cho quyền lực tối cao của các công dân và các công dân, chịu trách nhiệm về sự hoạt động của nó, thừa nhận rằng thực thể này có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh và phương tiện của tất cả các thành viên vì mục đích hòa bình và an ninh chung Đại diện cho thực thể này là “Đấng chúa tể vạn năng” có quyền lực tuyệt đối, bởi giờ đây người cầm quyền hành động không chỉ vì lợi ích của người dân mà như thể hiện thân cho

ý chí của toàn dân, nghĩa là khẳng định sự đồng nhất giữa ý chí của chúa tể với ý chí của dân Ông phản bác tư tưởng phân chia quyền lực, bởi lẽ các quyền đã được phân chia sẽ tiêu hủy lẫn nhau

Kế thừa tư tưởng của các bậc tiền bối Jonh Locke (1632- 1704) xây dựng

tư tưởng về quyền tối cao của nhân dân, nguồn gốc khế ước của nhà nước và quyền lực , thế tục hóa sinh hoạt đạo đức của con người, đề cao quyền lựa

chọn của cá nhân Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền -

chính quyền dân sự” Locke nêu ra quan điểm về nguồn gốc nhà nước, chủ

quyền nhân dân, đường lối cai trị, quan hệ giữa nhà nước và các thành tố chính trị, nhà nước và tôn giáo, nhà nước và các quyền công dân

Đầu tiên, Locke phân biệt trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân của con người và của loài người, bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân Ông chứng minh cho sự bình đẳng tự nhiên của con người không bị hạn chế bởi bất kỳ cái gì: “Không có gì hiển nhiên hơn là những sinh vật của cùng một loài và một hạng, được sinh ra một cách ngẫu nhiên với cùng những thuận lợi tự nhiên, sử dụng những năng lực, cũng phải là những sinh vật bình đẳng với nhau mà không có sự lệ thuộc hay khuất phục nào” [29,

Trang 26

33] Và đây cũng là phẩm chất thứ nhất của con người với tư cách là một bộ phận tự nhiên, của bản chất tự nhiên của con người Tự do vô hạn được coi là

phẩm chất thứ hai của con người, trong “Khảo luận thứ hai về chính quyền”

ông viết: “Tự do tự nhiên của con người là sự tự do trước bất kỳ quyền lực cao hơn nào nơi trần thế và không chịu sự chi phối của ý chí hay thẩm quyền lập pháp, mà chỉ có luật tự nhiên làm quy tắc cho họ” [29, 57] Và phẩm chất thứ ba cũng do tự nhiên quy định theo Locke đó là sở hữu và chiếm hữu ông viết: “Mặc dù những vật thể tự nhiên được đem lại cho mọi người cùng nhau

sử dụng, nhưng vốn là chủ nhân đối với bản thân và là chủ sở hữu đối với cá nhân mình, đối với những hành vi và lao động của mình, với tư cách như vậy, con người có một cơ sở vĩ đại cho sở hữu ở trong chính mình” [24, 397] Phẩm chất tự nhiên thứ tư của con người là quyền lực tuyệt đối trong việc bảo

vệ sự bình đẳng, tự do, sở hữu tự nhiên của mình chống lại bất cứ xâm phạm nào Qúa trình chuyển tiếp từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân, theo Locke không nhất thiết phải trả giá bằng sự cắt giảm tự do cá nhân và nhu cầu vật chất mà ngược lại, các quyền tự nhiên khi chuyển sang trạng thái công dân phải được hợp pháp hóa, thể chế hóa, tức được pháp luật thừa nhận

và bảo vệ Và theo ông, đó là những quyền bền vững và vĩnh viễn Như vậy, xuất phát điểm trong tư tưởng chính trị - xã hội của Locke là coi trạng thái công dân hay nhà nước là sự kế thừa và phát triển các quyền con người đã có trong trạng thái tự nhiên Điểm xuất phát này đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa ông và Hobbes trong quan niệm về bản chất và chủ thể quyền lực nhà nước Nếu Hobbes thiên về quyền lực chuyên chế hùng mạnh như sự bảo đảm hòa bình và ổn định, thì Locke đò i hỏi một quyền lực chính trị phải đảm bảo các quyền công dân Nói cách khác, với Locke, quyền con người và quyền công dân phải thống nhất với nhau [xem 54, 41]

Trang 27

Về nguồn gốc nhà nước, Locke cho rằng để tránh tranh cãi và bảo đảm các quyền tự nhiên, mọi người đã có một sự giao ước chung về việc thành lập nhà nước Nhà nước được thành lập để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người , thiết lập luật pháp để tạo lập và bảo vệ sở hữu, cũng như sử dụng các lực lượng xã hội để thực hiện các đạo luật này và bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài Như vậy, nhà nước ra đời từ sự thỏ a thuận của nhân dân, từ khế ước xã hội Trong nhà nước đó, nhân dân là đại diện chân chính của lịch sử, là đấng chúa

tể, còn người đứng đầu nhà nước chỉ thể hiện ý chí của nhân dân Nhân dân sẵn sàng phế truất nhà cai trị nếu lợi ích của mình không được đảm bảo, danh

dự bị xâm hại, nguyện vọng bị xem thường [xem 38, 132-133]

Nét đặc trưng trong tư tưởng chính trị của Locke là tư tưởng về phân chia quyền lực nhà nước đã có từ Aristotele và Polipi được Locke kế thừa và phát triển cho phù hợp với đặc điểm phát triển của xã hội phương Tây thế kỷ XVII Ông phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền liên hợp Trong đó quyền lập pháp thuộc về nghị viện, hai quyền còn lại thuộc về nhà vua, nhưng vua không được lạm quyền và quyền tư pháp là một bộ phận trong quyền hành pháp với sự xét xử có sự tham gia của đại biểu nhân dân [xem 55, 49] Nói về tầm ảnh hưởng của Locke đối với phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, K.Marx đã khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật

Pháp có hai phái: một phái bắt nguồn từ Đê-các-tơ, một phái bắt nguồn

từ Lốc-cơ Phái thứ hai thì chủ yếu là một yếu tố của văn hoá Pháp và trực tiếp dẫn tới chủ nghĩa xã hội; còn phái kia là chủ nghĩa duy vật

có thể tìm thấy dấu ấn của Locke trong những người mở đường, thế hệ thứ nhất của phong trào khai sáng Pháp như F.M.Voltaire (1694- 1778), Ch.L.Montesquieu (1689- 1775) và J.J.Rousseau – thuộc thế hệ thứ hai của phong trào khai sáng Pháp, đồng thời là đại biểu cấp tiến của phong trào này Tóm lại, tư tưởng về tự do, bình đẳng đã được khẳng định ngay từ thời cổ đại Trong thời kỳ này, các nhà tư tưởng đã khẳng đi ̣nh rằng , quyền tự do ,

Trang 28

bình đẳng luôn gắn với con người và xã hội loài người Tuy nhiên, thời kỳ này quan niệm về tự do, bình đẳng mới chỉ dừng lại ở ý tưởng, ở sự mơ ước mà chưa đưa ra được cơ sở thiết thực để thực hiện nó Đến thời Câ ̣n đa ̣i, với sự ra đời của học thuyết “pháp quyền tự nhiên” , mơ ước đó đã có cơ sở hiê ̣n thực hơn Các nhà tư tưởng thời câ ̣n đa ̣i đã gắn vấn đề quyền tự do , bình đẳng với viê ̣c thiết lâ ̣p mô ̣t nhà nước pháp quyền Chính những tư tưởng này là nền tảng quan trọng cho các nhà Khai sáng nói chung và J.J.Rousseau nói riêng kế thừa và phát triển Nhìn chung , các nhà tư tưởng trước Khai sáng đã quan niệm tự do, bình đẳng là quyền tự nhiên, vốn có của con người (như Hobbes, Locke…) Nhà nước và xã hội phải công khai thừa nhận, đồng thời phải có trách nhiệm đảm bảo quyền con người Theo họ, để có thể đảm bảo quyền con người thì nhà nước phải thiết lập cơ chế hoạt động sao cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải có sự phân công phối hợp và chế ước lẫn nhau Tuy nhiên, các nhà tư tưởng trước Khai sáng chưa lý giải được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, chưa vạch ra được con đường đúng đắn

để hiện thực hóa tự do, bình đẳng Đồng thời, vấn đề dân chủ - yếu tố cốt lõi trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền còn rất mờ nhạt những hạn chế này đã được các nhà Khai sáng tiếp tục hoàn thiện, trong đó có J.J.Rousseau

Để tìm hiểu tư tưởng triết ho ̣c chính tri ̣ của J J.Rousseau, ngoài những cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn đã đư ợc trình bày trên đây , chúng ta cũng nên biết qua về con người J.J.Rousseau, cuô ̣c đời, tính cách và sự nghiệp của ông

1.2 Qúa trình hình thành và phát triển triết học chính trị J.J.Rousseau

Jean Jacqes Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712, trong một gia đình thợ thủ công ở Geneve (Thụy Sĩ) Ông nội của J.J.Rousseau là người Pháp nhưng theo đạo Tin lành nên phải rời bỏ quê hương sang Geneve cư trú từ giữa thế kỷ XVI để tránh những cuộc đàn áp đẫm máu của giáo hội Cơ đốc giáo Bố đẻ của J.J.Rousseau là Issac Rousseau, ông là thợ sữa đồng hồ có

Trang 29

tiếng khéo tay, tiếp nối nghề sữa đồng hồ truyền thống của gia đình J.J.Rousseau chào đời được 9 ngày thì mẹ mất, mười năm tuổi thơ của cậu bé

mồ côi J.J.Rousseau sống trong sự đùm bọc, nuôi dạy của cha Ông Issac Rousseau cho cậu con trai đọc rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử Trong số đó, J.J.Rousseau thích nhất là những cuốn sách của Plutarque (50 - 125) viết về các nhân vật lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại Sau này, khi nhớ lại thời thơ ấu của mình, J.J.Rousseau đã nói rõ, sở dĩ ông thích các tác phẩm của nhà văn Hy Lạp cổ đại là bởi chúng đã đem đến cho ông một tinh thần tự do và cộng hòa, một tính cách bất khuất và kiêu căng, một lối sống không cam chịu, không chấp nhận số phận nô lệ [xem 45, 11]

Năm 1722, ông Issac Rousseau đã phải rời bỏ Geneve đi sau khi xẩy ra vụ

xô xát giữa ông với một người tên là Pie Gochie và bị người này vu vạ là sử dụng vũ khí trong thành phố Ông gửi J.J.Rousseau cho em trai mình ở lại Geneve là Bernard, năm năm sau J.J.Rousseau được gửi vào học tại nhà mục

sư Lambercier ở làng Bossey Cuộc sống êm ả tại vùng quê giản dị này đã để lại dấu ấn không mờ trong suốt cuộc đời ông Tuy nhiên, trong hai năm ấy, J.J.Rousseau cũng không học được gì nhiều, chút ít tiếng La-tinh và một vài kiến thức lặt vặt, nhưng đây cũng là thời gian duy nhất trong đời J.J.Rousseau được đi học dưới sự hướng dẫn của người khác Theo lời ông kể trong tập hồi

ký – Tự bạch, “chúng tôi học… tất cả cái rác rưởi vớ vẩn từng được coi là sự giáo dục”[48, 235]

Sau khi thôi học ở nhà mục sư Lambercier , J.J.Rousseau trở về nhà cậu Bernard và ít lâu sau, đầu năm 1725 cậu Bernard lại xin cho J.J.Rousseau tới nhà lục sự Masseron để tập nghề “biện lý” Những ngày sống với lục sự Masseron là những ngày cực nhục đối với ông, công việc thì chán ngắt, suốt ngày phải thưa thưa, bẩm bẩm Cứ bước chân vào phòng lục sự J.J.Rousseau

đã thấy ghê tởm Ông Masseron cũng chẳng hài lòng với cậu thiếu niên tập sự

Trang 30

tí nào, cuối cùng ông ta cũng trả J.J.Rousseau về gia đình và J.J.Rousseau cũng chỉ mong có thế ! Sau đó, J.J.Rousseau lại được gửi đến nhà ông Abel Ducommun - một ông chủ thô lỗ, tàn bạo, để theo học nghề thợ khắc Trong những năm tháng này, mặc dù có cuộc sống không đến nỗi vất vả, lại được sống ở Geneve - nơi mà trong lòng chế độ phong kiến đã có sự xuất hiện của bầu không khí dân chủ tư sản Vốn là con người có khát vọng tự do từ nhỏ, J.J.Rousseau luôn cảm thấy cuộc sống của mình là bị tù túng, bản thân mình

bị bạc đãi, coi khinh Do vậy, ngày 14 tháng 3 năm 1728, khi gần tròn 16 tuổi, J.J.Rousseau đã rời khỏi nhà Ducommun và cũng là lúc ông rời khỏi Geneve bắt đầu quãng đời lưu la ̣c

Từ 1728 đến 1741 là thời gian khó k hăn của J.J.Rousseau, trong hoàn cảnh đó ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha xứ Cơ đốc giáo De Pontverre - người đã giới thiệu cho ông đến gặp bà De Warens, một người chuyên làm công việc hướng dẫn những tâm hồn ngoại đạo trở về với đạo Cơ đốc Phần vì ngây ngất trước nhan sắc và vẻ dịu hiền của bà De Warens, phần vì ở vào tình thế không có công ăn việc làm, J.J.Rousseau đã nghe lời khuyên của bà chuyển sang đạo Cơ đốc, hi vọng nhận được sự giúp đỡ nào đấy Bà De Warens gửi J.J.Rousseau đến viện cứu tế Turin để các giáo sĩ Jesuite cải đạo cho ông Và ngày 23/8/1728 J.J.Rousseau đã được đưa đến nhà thờ Saint- Jean để tiến hành thủ tục từ bỏ đạo Tin lành và làm lễ rửa tội Tại đây, J.J.Rousseau kể lại: “người ta không bỏ sót một nghi thức xa hoa nào của Cơ đốc giáo để làm cho buổi lễ tăng thêm phần long trọng cái đó có tác động mạnh mẽ hơn đến công chúng nhưng làm nhục nhã thêm cho tôi…” [trích theo 62, 65] Sau lễ rửa tội, cuộc sống của J.J.Rousseau cũng chẳng dễ chịu hơn Ông lang thang nay đây mai đó, sống nghèo khổ, vất vả Từ việc chép thuê cho nhà bá tước De Vercellis đến việc làm thuê cho nhà bá tước Comte

De Gouvon, ở đâu J.J.Rousseau cũng vẫn cảm thấy mình chỉ là “kiếp đầy tớ”

Trang 31

[xem 62, 72] Sau khi rời khỏi nhà bá tước De Gouvon J.J.Rousseau quay trở lại tìm bà De Warens lần nữa, nghe lời bà De Warens J.J.Rousseau vào chủng viện học để trở thành giáo sĩ nông thôn Những ngày ở đại chủng viện là một cực hình đối với J.J.Rousseau, và để đối phó với những cảm giác chán ngắt

đó, J.J.Rousseau bí mật học nhạc Được ít lâu, ông tu viện trưởng gửi trả ông

về cho bà De Warens kèm theo lời nhận xét: “không đủ khả năng để trở thành giáo sĩ” [trích theo 62, 83] Dịp may đã đến với J.J.Rousseau khi ông được ông La Maitre, bạn của bà De Warens, một thầy giáo trẻ dạy nhạc trong nhà thờ cho theo học trong vòng nửa năm, đây cũng chính là thời gian ông được trang

bị kiến thức về âm nhạc cơ bản nhất để sau này trong cuộc sống lang bạt của mình J.J.Rousseau có thể tự kiếm sống bằng nghề dạy nhạc và chép nhạc thuê Năm 1732, J.J.Rousseau gặp lại bà De Warens và được về sống tại lâu đài của bà cho đến năm 1740 Đây là khoảng thời kỳ dễ chịu nhất trong cuộc đời J.J.Rousseau Ông được sống trong tình cảm chăm sóc của bà De Warens, không còn lo bữa no bữa đói Hàng ngày J.J.Rousseau đọc đủ các loại sách từ lịch sử, triết học, địa lý, thiên văn học, đến vật lý, hóa học… để bổ sung những lổ hổng kiến thức của mình trong thời niên thiếu không được học hành Sau đó, tình cảm của bà bá tước đối với ông nhạt nhẻo dần, năm 1740, ông quyết định ra đi Đến Lyon J.J.Rousseau làm gia sư ít lâu rồi lại chán nản quay trở về Charmettes Biết tình cảm của bà De Warens đối với mình không còn như xưa nữa, năm 1742, J.J.Rousseau đi Paris - thủ đô nước Pháp và một giai đoạn mới đã mở ra trong cuộc đời ông [xem 63, 318]

Như vậy, từ khi rời khỏi Geneve cho đến năm 1742, J.J.Rousseau đã trải qua nhiều công việc, từ thư ký sở địa chính, chép nhạc thuê đến gia sư Ở đâu, làm nghề gì, ông cũng luôn gặp khó khăn trong cuộc sống, không hài lòng với công việc và phải chứng kiến những cảnh bất công, phi lý Ngay cả ở Paris – thủ đô hoa lệ của nước Pháp, ông cũng luôn cảm thấy xã hội thượng lưu xa lạ

Trang 32

với chính mình, xa lạ với cuộc sống của những người lao động mà ông yêu mến Để ổn định cuộc sống, đã có lúc ông buộc phải từ bỏ đạo Tin lành mà ông vốn là một tín đồ ngay từ nhỏ để trở thành một tín đồ Giatô giáo theo ý muốn của người khác Chính trong khoảng thời gian lưu lạc này, J.J.Rousseau

đã trực tiếp cảm nhận được rằng, những người chủ thường lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người làm thuê để trả lương rất thấp Hiện thực cuộc sống hiện

ra trước mắt ông, đi đến đâu ông cũng thấy trong xã hội: một nửa thì giàu có quá mức, còn nửa kia thì nghèo khổ bần cùng Từ đây, trong tâm hồn ông đã dấy lên niềm phẫn uất đối với trật tự hiện hành, nảy sinh trong ông sự hâ ̣n thù đối với thể chế nhà nước lúc bấy giờ Mặc dù phải lo kiếm sống hàng ngày như vậy, nhưng J.J.Rousseau vẫn không từ bỏ thói quen đọc sách Ở tuổi 20, ông đã đọc rất nhiều tác phẩm của Plato, Virgil, Horace, Montaigne, Pascal, Voltaire,… với ông, đọc sách bao giờ cũng là công việc hứng thú và là cách tốt nhất để tự trang bị kiến thức Tư duy triết học, chính trị học, văn học và cả

âm nhạc, nghệ thuật của ông đã được hình thành và phát triển trong chính những năm tháng lưu lạc để kiếm sống này và ông đã bắt đầu ghi chép những suy nghĩ tản mạn của mình về những lĩnh vực mà ông quan tâm

1.2.2 Thời kỳ khẳng định của triết học chính trị J.J.Rousseau

Sự nghiệp sáng tạo lý luận của J.J.Rousseau thực sự bắt đầu trong những năm 1742 - 1756 khi ông chuyển tới sống ở Paris

Năm 1742, J.J.Rousseau viết tác phẩm đầu tay – “Kiến nghị lập bản ký âm

mới cho âm nhạc” Ông gửi bản kiến nghị này lên Viện Hàn lâm khoa học

Paris, nhưng tác phẩm này không được Hội đồng giám định thông qua, vì phương pháp ghi âm mới của ông còn rắc rối, phức tạp hơn cách ghi nốt nhạc đương thời Cũng trong thời gian này, ông gặp và kết bạn với Diderot Sự tâm đầu ý hợp trong nhiều vấn đề, từ những việc nhỏ trong cuộc sống đến văn chương nghệ thuật đã làm cho họ dần trở thành đôi bạn thân thiết

Trang 33

Năm 1743, J.J.Rousseau làm thư ký riêng cho De Montaigu - Đại sứ Pháp tại Vinise Với công việc này, ông đã có thêm những hiểu biết về chính trị Song, với bản tính của một con người phóng khoáng, yêu tự do, ông không chịu nổi cách đối xử keo kiệt, bủn xỉn và thái độ trịch thượng của viên đại sứ này và do vậy, ông đã xin thôi việc (năm 1744)

Năm 1745, J.J.Rousseau quen, rồi sau đó kết hôn (1768) và sống trọn đời với cô gái nghèo, thất học Therese Levasseur - người đã chia sẻ với ông mọi nỗi đau buồn của cuộc sống, cùng ông nếm trải mọi khó khăn, gian khổ cũng như niềm hạnh phúc giản dị Trong tập hồi ký - Tự bạch, khi nói về Therese Levasseur, ông viết: “Therese là niềm an ủi duy nhất có thực mà Trời đã ban cho tôi trong cảnh cùng khổ, và chỉ riêng niềm an ủi ấy đủ giúp tôi chịu đựng được cuộc đời” [62, 155]

Từ năm 1745 – 1762 được xem là giai đoạn bùng nổ các sáng tác về văn chương nghệ thuật, triết học của J.J.Rousseau Năm 1746, ông là thư ký riêng cho bà Dupin (là người giàu có nhất nhì Paris), giúp bà chép bản thảo cuốn sách viết về vấn đề phụ nữ và chép nhạc thuê để kiếm sống Thời gian này ông có liên hệ với Diderot và một số bạn trong nhóm chủ trương biên soạn

“Từ điển bách khoa” (1713-1784) Trong bộ Từ điển (gồm 35 tập) này, ông

viết các mục về kinh tế - chính trị và âm nhạc Cũng trong thời gian này, ông còn viết một số bài báo nhằm truyền bá kiến thức khoa học, nghệ thuật, tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, chống giáo hội và chế độ quân chủ chuyên chế đương thời [xem 45, 14]

Năm 1749, Diderot bị bắt vì đã cho xuất bản tác phẩm “Bức thư về những

người mù để cho kẻ sáng đọc” Biết tin Diderot bị bắt giam trong vọng lâu

Vicennes, J.J.Rousseau đã cố viết thư đến những người quen biết trong giới quý tộc để nhờ họ giúp Diderot ra khỏi vo ̣ng lâu Vicennes Tuy nhiên, sự lãnh

đạm của họ lại nảy sinh trong ông quan niệm: Những kẻ quyền cao chức trọng

Trang 34

chẳng ai rỗi thời giờ quan tâm đến tai vạ của kẻ khác J.J.Rousseau đến thăm

bạn mỗi ngày trao đổi tâm tình Một hôm, trên đường tới thăm bạn ở vọng lâu Vicennes, J.J.Rousseau vô tình đọc được ở trang báo một câu hỏi do Viện Hàn

Lâm Dijon đề xuất cho giải văn học năm sau: “Sự tiến bộ của khoa học và

nghệ thuật góp phần làm cho phong tục thuần khiết hay đồi bại?” đăng trên

báo Mercure de France Những hàng chữ bình thường như tất cả các hàng chữ chung quanh, nhưng hình như chúng có ma lực huyền bí, làm cho đầu óc J.J.Rousseau sôi lên, toàn thân rạo rực, sau này trong hồi ký J.J.Rousseau viết:

“Khi đọc xong mấy hàng chữ ấy, tôi nhìn thấy một vũ trụ khác và tôi trở thành một con người khác…” [62, 167] Ông quyết định viết bài dự thi với tựa đề

“Luận về khoa học và nghệ thuật” Trong luận văn này, ông đã khẳng định sự

tiến bộ của khoa học và nghệ thuật là cái mà nhân loại luôn cần đến, song tội lỗi là ở chỗ, do khoa học thế chỗ tôn giáo, tính nhục cảm chiếm ưu thế trong nghệ thuật và sự phóng đãng tràn ngập văn chương đã để cho con người lợi dụng khoa học, văn học và nghệ thuật thực hiện những mục đích bất chính Với quan điểm này, ông còn cho rằng, do tầng lớp thượng lưu quý tộc chỉ biết sống xa hoa trên đầu những người dân lao động, nên khoa học, văn học và nghệ thuật càng phát triển thì xã hội quý tộc càng lún sâu vào con đường trụy lạc và những người lao động ngày càng nghèo khổ Và, để phân biệt những nhà khoa học, nghệ thuật chân chính với những kẻ áp bức, bóc lột nhân dân, ông đã dành những trang cuối của luận văn này để ca ngợi công lao của các nhà khoa học, nhà triết học, như Bacon, Descartes, Newton Luận văn này đã được Viện Hàn lâm khoa học Dijon trao giải thưởng Nó đã làm cho J.J.Rousseau trở nên nổi tiếng và khiến cho D.Diderot phải thốt lên rằng, chưa bao giờ ông thấy có trường hợp nào lại thành công đến thế Song khi được công bố vào năm 1750, nó đã gây nên nhiều phản ứng trái ngược nhau trong

xã hội Pháp đương thời: giới quý tộc Pháp thì lên tiếng chê bai, thậm chí công

Trang 35

kích, còn đông đảo quần chúng nhân dân thì hoan nghênh cả nội dung lẫn tác giả của nó Mặc dù tác phẩm đạt giải, nhưng sau này trong hồi ký J.J.Rousseau kể lại: “Trong tất cả những tác phẩm mà ngòi bút của tôi viết ra – đây là tác phẩm lập luận yếu nhất” [62, 172]

Đầu năm 1753, vở kịch “Thầy bói nông thôn” của J.J.Rousseau được

mang ra công diễn Nó đã làm thêm tiếng vang cho tên tuổi của J.J.Rousseau, làm cho khán giả Paris thêm khâm phục, trong đó có cả vua Louis XV Cũng

trong năm đó, J.J.Rousseau viết luận văn “Luận về nguồn gốc và những cơ sở

của sự bất bình đẳng giữa người với người” để tham dự cuộc thi do Viện Hàn

lâm khoa học Dijon tổ chức với chủ đề “Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa người và người là gì? Nó có phù hợp với luật tự nhiên hay không?” Trong luận văn này, ông đã vạch rõ nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản Với khẳng định này, ông kịch liệt phản đối chế độ tư hữu tài sản và lên án mạnh mẽ những kẻ quyền thế đã ra sức bênh vực và biện minh cho sự bất bình đẳng đó Ông viết: “Những kẻ quyền thế luôn tìm mọi cách bênh vực cho sự bất bình đẳng Chúng giải thích rằng, bất bình đẳng là một quy luật tự nhiên, cũng giống như bàn tay bao giờ cũng có ngón ngắn, ngón dài Nhân dân rên rỉ dưới sự áp bức của họ thì họ lại dẫn Kinh thánh ra

để bịt miệng thiên hạ” [62, 206] Theo ông, bất bình đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội loài người; nó tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản; rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì con người cũng có thể xóa bỏ nó Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất bình đẳng giữa người với người Một là, do cấu tạo tự nhiên bẩm sinh của mỗi người như người cao, kẻ thấp; người thông minh, kẻ đần độn và hai

là, bất bình đẳng xã hội – bất bình đẳng do cơ chế xã hội tạo nên, như kẻ giàu, người nghèo

Trang 36

Với luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, trong những năm 1754 -

1755, J.J.Rousseau đã thực sự dấn thân vào một cuộc đấu tranh chính trị Khi luận văn này bị loại ra khỏi cuộc thi, ông đã gửi bản thảo sang Hà Lan nhờ Nhà xuất bản Michel Ray ấn hành Tháng 6 năm 1755, luận văn này đã ra mắt công chúng Hà Lan và ngay sau đó , nó cũng đã xuất hiện ở các hiệu sách của thủ đô Paris Ngay lập tức, luận văn này đã nhận được sự công kích ki ̣ch liệt từ giới thượng lưu quý tộc Paris và tác giả của nó - J.J.Rousseau - cũng chịu chung số phận Vua Louis XV, khi gọi J.J.Rousseau là “gã dân đen khốn nạn”,

“tên ngoại kiều Geneve”- đã chất vấn ông với tư cách đó mà “dám trổ tài múa chữ, tự cho mình cái quyền công khai nói về tự do ngay giữa Paris, dưới chế

độ quân chủ chuyên chế ư?” Hầu tước D‟Argenson - một chính khách Pháp, bạn của các nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, người từng được J.J.Rousseau

ca ngợi là nhà thông thái đáng kính – cũng lên án ông về tội đã lăng mạ, phỉ báng xã hội Pháp, bác bỏ chế độ tư hữu tài sản, phê phán lối sống của giới quý tộc thượng lưu và coi những quan niệm mà ông đưa ra là “hết sức quá đáng” Ngay cả F.M.Voltaire (1694 - 1778) – mô ̣t nhà Khai sáng Pháp hàng đầu, người được coi là thần tượng của tầng lớp thị dân Pháp đương thời và là bạn cao niên của J.J.Rousseau, khi nhận được sách tặng của J.J.Rousseau đã viết thư phê phán ông và gọi triết lý của ông là thứ “triết lý của bọn khố rách áo ôm”, là lời lẽ của kẻ chuyên “xui bọn nhà nghèo cướp lại tài sản của nhà giàu”

mà khi đọc nó, “người ta thấy ngứa ngáy muốn bò đi bằng bốn chân” Không thể chấp nhận được sự công kích ấy, J.J.Rousseau đã viết thư đáp trả và công khai phản kích lại với những lời lẽ còn cay độc, sâu sắc hơn nữa Chẳng hạn, J.J.Rousseau viết trả lời Voltaire: “…Thưa ông…xin ông đừng tính chuyện lại

bò bằng bốn chân làm gì Ở trên thế gian này, ông là người ít có khả năng thành công nhất nếu phải tập bò Ông đã dựng chúng tôi dậy trên hai chân chắc chắn nên không lẽ nào ông lại thôi không đi bằng hai chân của ông…Ký tên: J.J.Rousseau” [62, 218-223] Sự phẫn nô ̣ của tần g lớp trên đối với tác

Trang 37

phẩm “ Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng” đã nói lên rằng : J.J.Rousseau

không chỉ va ̣ch ra nguyên nhân sự bất bình đẳng vốn đem la ̣i nhiều quyền lợi cho tầng lớp đó mà còn khơi dâ ̣y ý thức đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng Trước sự công kích dữ dội của giới quý tộc thượng lưu Paris, J.J.Rousseau

đã buộc phải trở về quê hương ông - Geneve Tại đây, ông cho tái bản luận

văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng với lời tựa mới và đề tặng nền cộng

hòa Geneve Cũng tại đây, ông đã lấy lại tư cách công dân Geneve và khôi phục tín ngưỡng gốc của mình là đạo Tin lành

Tuy nhiên, thái độ khó chịu của ngài công sứ nước cộng hòa Geneve, ông Crommelin cùng ăn trưa tại biệt thự Cli-si, khi được J.J.Rousseau tặng tác phẩm của mình, lại làm cho J.J.Rousseau từ bỏ ý định ở lại Geneve Cuối tháng 3/1756, J.J.Rousseau đã rời bỏ Geneve để đến sống ẩn dật ở Montmorency - một vùng quê hẻo lánh ở phía Bắc Paris, trong một ngôi nhà nhỏ bỏ hoang của một ẩn sĩ đã quá cố từ lâu Những ngày sống ở đây, ông hầu như không tiếp xúc với bạn bè,

kể cả Diderot, cũng xa lánh ông, vì họ không đồng tình với việc ông rời bỏ Paris

để sống trơ trọi, cô độc với thái độ của một con người ghét đời và kiêu kỳ Cũng

do vậy mà tình bạn giữa ông với các nhà triết học trong nhóm Bách khoa toàn thư ngày càng phai nhạt, tan vỡ Song chính sự cô đô ̣c ấy la ̣i là hoàn cảnh cần cho nhà tư tưởng đưa ra những tác phẩm mới

Tháng 1 năm 1761, J.J.Rousseau cho ra mắt công chúng Pháp cuốn tiểu

thuyết “July hay nàng Heloise mới” Trong tiểu thuyết này, thông qua câu

chuyện tình éo le, trắc trở giữa nàng July - con gái một nam tước với chàng gia

sư Xanh - Prơ, ông đã đưa ra một quan niệm mới về tình yêu và hết lòng ca ngợi tình yêu chân thật, ngợi ca những con người dám đấu tranh cho tự do hôn nhân,

tự do luyến ái, đồng thời lên án gay gắt kiểu cưỡng ép hôn nhân của chế độ phong kiến đương thời Chính vì thế mà tiểu thuyết này đã được đông đảo công chúng Paris, nhất là các bậc mệnh phụ và lớp trẻ nồng nhiệt tiếp nhận

Trang 38

Tháng 5 năm 1762, J.J.Rousseau tiếp tục cho ra mắt công chúng Pháp

cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông – “Emile, hay là về giáo dục” Trong tiểu

thuyết này, thông qua câu chuyện hư cấu về cách dạy dỗ của anh gia sư Jean Jacques đối với cậu học trò Emile, J.J.Rousseau đã đưa ra một quan niệm mới

về giáo dục: Hãy để cho trẻ được phát triển theo quy luật tự nhiên, bố mẹ không nên cưỡng chế con cái theo ý mình Quan điểm giáo dục này của ông tuy còn những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung, hoàn toàn trái ngược với nền giáo dục gò bó của chế độ phong kiến và Giáo hội đương thời Cái bao trùm toàn bộ quan điểm giáo dục này là nêu cao tinh thần dân chủ và tự do, hướng sự nghiệp giáo dục vào việc đào tạo ra những công dân kiểu mới trong một xã hội mới và là tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ của J.J.Rousseau Chính

vì lý do này mà ngay sau khi ra mắt công chúng Pháp, tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục đã bị thu hồi và tác giả của nó bị truy nã

Một tháng trước khi tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục ra đời, tháng 4 năm 1762, tác phẩm quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất của

J.J.Rousseau – “Bàn về Khế ước xã hội” đã được Nhà xuất bản Michel Ray ở

Amsterdam (Hà Lan) cho ra mắt độc giả

Bàn về Khế ước xã hội, như tác giả của nó - J.J.Rousseau đã viết: “Luận

văn nhỏ này trích từ một công trình nghiên cứu rộng hơn mà trước kia tôi đã tiến hành nhưng chưa lượng sức mình, nên phải bỏ đi từ lâu Đoạn rút ra ở đây

là đoạn khá nhất mà tôi có thể yên tâm trình bày với công chúng Những phần khác không còn nữa” [45, 49] Mục đích của tác phẩm này, như J.J.Rousseau

đã chỉ rõ, là để “tìm xem trong trật tự dân sự có chăng một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người; và có chăng những luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó”; đồng thời “gắn liền cái

mà luật pháp cho phép với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý

và lợi ích không tách rời nhau” [45, 51]

Trang 39

Toàn bộ nội dung tác phẩm này được J.J.Rousseau chia làm bốn quyển Quyển thứ nhất gồm 9 chương, trình bày những ý niệm chung về quá trình hình thành xã hội từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và những ý niệm chung về việc thành lập “Công ước xã hội” Quyển thứ hai gồm

12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp, trong đó hai chương đầu bàn về ý chí chung của toàn dân, về chủ quyền tối cao và cơ quan quyền lực tối cao của một nước Quyển thứ ba gồm 18 chương, chủ yếu bàn về vấn đề hành pháp và

cơ quan hành pháp Quyển thứ tư gồm 9 chương, chủ yếu bàn về vấn đề tư pháp và cơ quan tư pháp

Tư tưởng chủ đạo của J.J.Rousseau trong Bàn về Khế ước xã hội cũng như trong các tác phẩm khác (“Những áng văn chương”) của ông, như nhà nghiên cứu, dịch giả Hoàng Thanh Đạm - người dịch, chú thích và bình giải Bàn về

Khế ước xã hội đã khẳng định, là “lý tưởng tự do, bình đẳng”, là đề cao và hết

lòng “bênh vực tự do, bình đẳng”, “bảo vệ tự do, dân chủ”[45, 25] Thật vậy, trong Bàn về Khế ước xã hội, J.J.Rousseau đã khẳng định: “Người ta sinh ra

tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [45, 52] Vậy phải xây dựng xã hội trên những nguyên tắc gì để đảm bảo tự do và bình đẳng cho mọi người? Theo J.J.Rousseau, xã hội lý tưởng là xã hội xây dựng trên cơ

sở một khế ước được tất cả mọi thành viên tự nguyện tuân theo - đó là xã hội

mà mọi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình Mô ̣t quan điểm về tự do mở

rô ̣ng và bình đẳng cho tất cả các cá nhân như thế khiến cho tác phẩm “Bàn về

Khế ước xã hội” ngay sau khi ra mắt công chúng đã bị cấm lưu hành và bản

thân J.J.Rousseau cũng bị truy nã Vì nó trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của các nhà cầm quyền đương thời

Có thể nói, “Émile hay là về giáo dục” và “Bàn về khế ước xã hội” là hai

tác phẩm hỗ trợ nhau Một tác phẩm là lý luận đấu tranh cho tự do của loài

Trang 40

người, cho con người xã hội nói chung, còn là một lý luận đấu tranh cho con người cá nhân từ tuổi thiếu niên Đây cũng là hai tác phẩm nổi bật nhất làm nên tên tuổi của J.J.Rousseau với tư cách là một nhà dân chủ cấp tiến

Trong bối cảnh đó, giữa tháng 6 năm 1762, ông đã rời Pais để trở về Geneve Nhưng tại Geneve - quê hương ông, chính quyền và Giáo hội Geneve cũng đã ra lệnh đốt sách của ông và truy nã ông, khiến ông phải lẩn tránh khắp nơi Năm 1765, khi ông đang ẩn náu ở Motier - một địa phương nhỏ thuộc vùng Neuchatel (Thụy Sĩ), ngôi nhà nhỏ, nơi mà ông sống thường xuyên bị những người quá khích trong vùng ném gạch đá theo sự xúi giục của các giáo sĩ Thế mà trong thời gian ấy (1764- 1765), J.J.Rousseau tập trung viết cuốn

hồi ký “Những điều tự bạch” mà ông đã tâm niệm và bắt đầu ghi chép từ năm

1764 Một lần nữa ta la ̣i nhâ ̣n ra , tư tưởng triết ho ̣c chính tri ̣ của J J.Rousseau không chỉ kêu go ̣i sự phản kháng đối với th ể chế chính trị thối nát đương thời

mà còn là vũ khí tinh thần chống lại Tôn giáo

Năm 1766, J.J.Rousseau nhận lời mời của nhà triết học Anh - D.Hume cùng đi sang Anh, tại Anh, ông vẫn cảm thấy bất ổn, nhất là khi ông cảm nhận thấy cách đối xử có ý đồ không tốt của D.Hume đối với ông trên bước đường

lưu vong Trong tập hồi ký Tự bạch, ông viết: “Những kẻ khốn khổ thì ở đâu

cũng bị khốn khổ Ở Pháp người ta hạ lệnh bắt giam, ở Thụy Sĩ người ta ném

đá vào nhà, ở Anh người ta làm nhục Người ta đã bán cho mình mảnh đất dung thân bằng giá quá đắt” [62, 365] Không thể sống mãi trong tình cảnh

đó, đầu năm 1768, ông trở lại Pháp ẩn náu tại một vùng gần biên giới Pháp - Italia cho đến giữa năm 1769 thì trở lại Paris, khi việc truy lùng ông không còn gắt gao như trước nữa

Trong những năm 1772 - 1773, vào tuổi 60 J.J.Rousseau tập trung viết tập

“Đối thoại” với tiêu đề “Rousseau - người phán xét Jean Jacques” , “Những chuyến ngao du của một kẻ hay mộng mơ” (1772) nhằm mục đích thanh minh

Ngày đăng: 03/12/2015, 16:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vĩnh An (2008), Hỏi đáp siêu hình học, Nxb Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp siêu hình học
Tác giả: Vĩnh An
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2008
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Triết học. tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
3. Hoàng Công (6/1996), Quyền con người nhìn từ góc độ triết học, Tạp chí Triết học, số 3 (91), tr 40-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quyền con người nhìn từ góc độ triết học
4. Doãn Chính- Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Trung cổ Tây Âu
Tác giả: Doãn Chính- Đinh Ngọc Thạch
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
5. Doãn Chính- Đinh Ngọc Thạch (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác,Ph.Ăngghen,V.I.Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác,Ph.Ăngghen,V.I.Lênin
Tác giả: Doãn Chính- Đinh Ngọc Thạch
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
6. Trịnh Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Triết học chính trị, Đại học quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Triết học chính trị
Tác giả: Trịnh Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch
Năm: 2003
7. Nguyễn Trọng Chuẩn- Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của Hegel, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học pháp quyền của Hegel
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn- Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Dave Robinson, Judy Groves (2009), Nhập môn triết học chính trị, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn triết học chính trị
Tác giả: Dave Robinson, Judy Groves
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2009
9. Domunique Folscheid (2003), Các triết thuyết lớn, dich giả Huyền Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triết thuyết lớn
Tác giả: Domunique Folscheid
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2003
10. Bùi Đăng Duy- Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết học Mỹ, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Mỹ
Tác giả: Bùi Đăng Duy- Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
11. Nguyễn Tiến Dũng (2006) Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Phương Tây
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1987
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. Đảng cộng sảnViệt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sảnViệt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. Trần Ngọc Đường (1999), Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
18. Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
19. Hoàng Thị Hạnh (2008), Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Marx, tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11, trang 23-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Marx
Tác giả: Hoàng Thị Hạnh
Năm: 2008
20. Nguyễn Hùng Hậu ( chủ biên- 2006), Triết học phần I Lịch sử triết học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phần I Lịch sử triết học
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w