Jean Jacqes Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712, trong một gia đình thợ thủ công ở Geneve (Thụy Sĩ). Ông nội của J.J.Rousseau là người Pháp nhưng theo đạo Tin lành nên phải rời bỏ quê hương sang Geneve cư trú từ giữa thế kỷ XVI để tránh những cuộc đàn áp đẫm máu của giáo hội Cơ đốc giáo. Bố đẻ của J.J.Rousseau là Issac Rousseau, ông là thợ sữa đồng hồ có
tiếng khéo tay, tiếp nối nghề sữa đồng hồ truyền thống của gia đình. J.J.Rousseau chào đời được 9 ngày thì mẹ mất, mười năm tuổi thơ của cậu bé mồ côi J.J.Rousseau sống trong sự đùm bọc, nuôi dạy của cha. Ông Issac Rousseau cho cậu con trai đọc rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử. Trong số đó, J.J.Rousseau thích nhất là những cuốn sách của Plutarque (50 - 125) viết về các nhân vật lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau này, khi nhớ lại thời thơ ấu của mình, J.J.Rousseau đã nói rõ, sở dĩ ông thích các tác phẩm của nhà văn Hy Lạp cổ đại là bởi chúng đã đem đến cho ông một tinh thần tự do và cộng hòa, một tính cách bất khuất và kiêu căng, một lối sống không cam chịu, không chấp nhận số phận nô lệ [xem 45, 11].
Năm 1722, ông Issac Rousseau đã phải rời bỏ Geneve đi sau khi xẩy ra vụ xô xát giữa ông với một người tên là Pie Gochie và bị người này vu vạ là sử dụng vũ khí trong thành phố. Ông gửi J.J.Rousseau cho em trai mình ở lại Geneve là Bernard, năm năm sau J.J.Rousseau được gửi vào học tại nhà mục sư Lambercier ở làng Bossey. Cuộc sống êm ả tại vùng quê giản dị này đã để lại dấu ấn không mờ trong suốt cuộc đời ông. Tuy nhiên, trong hai năm ấy, J.J.Rousseau cũng không học được gì nhiều, chút ít tiếng La-tinh và một vài kiến thức lặt vặt, nhưng đây cũng là thời gian duy nhất trong đời J.J.Rousseau được đi học dưới sự hướng dẫn của người khác. Theo lời ông kể trong tập hồi ký – Tự bạch, “chúng tôi học… tất cả cái rác rưởi vớ vẩn từng được coi là sự giáo dục”[48, 235].
Sau khi thôi học ở nhà mục sư Lambercier , J.J.Rousseau trở về nhà cậu Bernard và ít lâu sau, đầu năm 1725 cậu Bernard lại xin cho J.J.Rousseau tới nhà lục sự Masseron để tập nghề “biện lý”. Những ngày sống với lục sự Masseron là những ngày cực nhục đối với ông, công việc thì chán ngắt, suốt ngày phải thưa thưa, bẩm bẩm. Cứ bước chân vào phòng lục sự J.J.Rousseau đã thấy ghê tởm. Ông Masseron cũng chẳng hài lòng với cậu thiếu niên tập sự
tí nào, cuối cùng ông ta cũng trả J.J.Rousseau về gia đình và J.J.Rousseau cũng chỉ mong có thế ! Sau đó, J.J.Rousseau lại được gửi đến nhà ông Abel Ducommun - một ông chủ thô lỗ, tàn bạo, để theo học nghề thợ khắc. Trong những năm tháng này, mặc dù có cuộc sống không đến nỗi vất vả, lại được sống ở Geneve - nơi mà trong lòng chế độ phong kiến đã có sự xuất hiện của bầu không khí dân chủ tư sản. Vốn là con người có khát vọng tự do từ nhỏ, J.J.Rousseau luôn cảm thấy cuộc sống của mình là bị tù túng, bản thân mình bị bạc đãi, coi khinh. Do vậy, ngày 14 tháng 3 năm 1728, khi gần tròn 16 tuổi, J.J.Rousseau đã rời khỏi nhà Ducommun và cũng là lúc ông rời khỏi Geneve bắt đầu quãng đời lưu la ̣c.
Từ 1728 đến 1741 là thời gian khó k hăn của J.J.Rousseau, trong hoàn cảnh đó ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha xứ Cơ đốc giáo De Pontverre - người đã giới thiệu cho ông đến gặp bà De Warens, một người chuyên làm công việc hướng dẫn những tâm hồn ngoại đạo trở về với đạo Cơ đốc. Phần vì ngây ngất trước nhan sắc và vẻ dịu hiền của bà De Warens, phần vì ở vào tình thế không có công ăn việc làm, J.J.Rousseau đã nghe lời khuyên của bà chuyển sang đạo Cơ đốc, hi vọng nhận được sự giúp đỡ nào đấy. Bà De Warens gửi J.J.Rousseau đến viện cứu tế Turin để các giáo sĩ Jesuite cải đạo cho ông. Và ngày 23/8/1728 J.J.Rousseau đã được đưa đến nhà thờ Saint- Jean để tiến hành thủ tục từ bỏ đạo Tin lành và làm lễ rửa tội. Tại đây, J.J.Rousseau kể lại: “người ta không bỏ sót một nghi thức xa hoa nào của Cơ đốc giáo để làm cho buổi lễ tăng thêm phần long trọng cái đó có tác động mạnh mẽ hơn đến công chúng nhưng làm nhục nhã thêm cho tôi…” [trích theo 62, 65]. Sau lễ rửa tội, cuộc sống của J.J.Rousseau cũng chẳng dễ chịu hơn. Ông lang thang nay đây mai đó, sống nghèo khổ, vất vả. Từ việc chép thuê cho nhà bá tước De Vercellis đến việc làm thuê cho nhà bá tước Comte De Gouvon, ở đâu J.J.Rousseau cũng vẫn cảm thấy mình chỉ là “kiếp đầy tớ”
[xem 62, 72]. Sau khi rời khỏi nhà bá tước De Gouvon J.J.Rousseau quay trở lại tìm bà De Warens lần nữa, nghe lời bà De Warens J.J.Rousseau vào chủng viện học để trở thành giáo sĩ nông thôn. Những ngày ở đại chủng viện là một cực hình đối với J.J.Rousseau, và để đối phó với những cảm giác chán ngắt đó, J.J.Rousseau bí mật học nhạc. Được ít lâu, ông tu viện trưởng gửi trả ông về cho bà De Warens kèm theo lời nhận xét: “không đủ khả năng để trở thành giáo sĩ” [trích theo 62, 83]. Dịp may đã đến với J.J.Rousseau khi ông được ông La Maitre, bạn của bà De Warens, một thầy giáo trẻ dạy nhạc trong nhà thờ cho theo học trong vòng nửa năm, đây cũng chính là thời gian ông được trang bị kiến thức về âm nhạc cơ bản nhất để sau này trong cuộc sống lang bạt của mình J.J.Rousseau có thể tự kiếm sống bằng nghề dạy nhạc và chép nhạc thuê.
Năm 1732, J.J.Rousseau gặp lại bà De Warens và được về sống tại lâu đài của bà cho đến năm 1740. Đây là khoảng thời kỳ dễ chịu nhất trong cuộc đời J.J.Rousseau. Ông được sống trong tình cảm chăm sóc của bà De Warens, không còn lo bữa no bữa đói. Hàng ngày J.J.Rousseau đọc đủ các loại sách từ lịch sử, triết học, địa lý, thiên văn học, đến vật lý, hóa học… để bổ sung những lổ hổng kiến thức của mình trong thời niên thiếu không được học hành. Sau đó, tình cảm của bà bá tước đối với ông nhạt nhẻo dần, năm 1740, ông quyết định ra đi. Đến Lyon J.J.Rousseau làm gia sư ít lâu rồi lại chán nản quay trở về Charmettes. Biết tình cảm của bà De Warens đối với mình không còn như xưa nữa, năm 1742, J.J.Rousseau đi Paris - thủ đô nước Pháp và một giai đoạn mới đã mở ra trong cuộc đời ông [xem 63, 318].
Như vậy, từ khi rời khỏi Geneve cho đến năm 1742, J.J.Rousseau đã trải qua nhiều công việc, từ thư ký sở địa chính, chép nhạc thuê đến gia sư. Ở đâu, làm nghề gì, ông cũng luôn gặp khó khăn trong cuộc sống, không hài lòng với công việc và phải chứng kiến những cảnh bất công, phi lý. Ngay cả ở Paris – thủ đô hoa lệ của nước Pháp, ông cũng luôn cảm thấy xã hội thượng lưu xa lạ
với chính mình, xa lạ với cuộc sống của những người lao động mà ông yêu mến. Để ổn định cuộc sống, đã có lúc ông buộc phải từ bỏ đạo Tin lành mà ông vốn là một tín đồ ngay từ nhỏ để trở thành một tín đồ Giatô giáo theo ý muốn của người khác. Chính trong khoảng thời gian lưu lạc này, J.J.Rousseau đã trực tiếp cảm nhận được rằng, những người chủ thường lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người làm thuê để trả lương rất thấp. Hiện thực cuộc sống hiện ra trước mắt ông, đi đến đâu ông cũng thấy trong xã hội: một nửa thì giàu có quá mức, còn nửa kia thì nghèo khổ bần cùng. Từ đây, trong tâm hồn ông đã dấy lên niềm phẫn uất đối với trật tự hiện hành, nảy sinh trong ông sự hâ ̣n thù đối với thể chế nhà nước lúc bấy giờ. Mặc dù phải lo kiếm sống hàng ngày như vậy, nhưng J.J.Rousseau vẫn không từ bỏ thói quen đọc sách. Ở tuổi 20, ông đã đọc rất nhiều tác phẩm của Plato, Virgil, Horace, Montaigne, Pascal, Voltaire,… với ông, đọc sách bao giờ cũng là công việc hứng thú và là cách tốt nhất để tự trang bị kiến thức. Tư duy triết học, chính trị học, văn học và cả âm nhạc, nghệ thuật của ông đã được hình thành và phát triển trong chính những năm tháng lưu lạc để kiếm sống này và ông đã bắt đầu ghi chép những suy nghĩ tản mạn của mình về những lĩnh vực mà ông quan tâm.
1.2.2. Thời kỳ khẳng định của triết học chính trị J.J.Rousseau
Sự nghiệp sáng tạo lý luận của J.J.Rousseau thực sự bắt đầu trong những năm 1742 - 1756 khi ông chuyển tới sống ở Paris.
Năm 1742, J.J.Rousseau viết tác phẩm đầu tay – “Kiến nghị lập bản ký âm
mới cho âm nhạc”. Ông gửi bản kiến nghị này lên Viện Hàn lâm khoa học
Paris, nhưng tác phẩm này không được Hội đồng giám định thông qua, vì phương pháp ghi âm mới của ông còn rắc rối, phức tạp hơn cách ghi nốt nhạc đương thời. Cũng trong thời gian này, ông gặp và kết bạn với Diderot. Sự tâm đầu ý hợp trong nhiều vấn đề, từ những việc nhỏ trong cuộc sống đến văn chương nghệ thuật đã làm cho họ dần trở thành đôi bạn thân thiết.
Năm 1743, J.J.Rousseau làm thư ký riêng cho De Montaigu - Đại sứ Pháp tại Vinise. Với công việc này, ông đã có thêm những hiểu biết về chính trị. Song, với bản tính của một con người phóng khoáng, yêu tự do, ông không chịu nổi cách đối xử keo kiệt, bủn xỉn và thái độ trịch thượng của viên đại sứ này và do vậy, ông đã xin thôi việc (năm 1744).
Năm 1745, J.J.Rousseau quen, rồi sau đó kết hôn (1768) và sống trọn đời với cô gái nghèo, thất học Therese Levasseur - người đã chia sẻ với ông mọi nỗi đau buồn của cuộc sống, cùng ông nếm trải mọi khó khăn, gian khổ cũng như niềm hạnh phúc giản dị. Trong tập hồi ký - Tự bạch, khi nói về Therese Levasseur, ông viết: “Therese là niềm an ủi duy nhất có thực mà Trời đã ban cho tôi trong cảnh cùng khổ, và chỉ riêng niềm an ủi ấy đủ giúp tôi chịu đựng được cuộc đời” [62, 155].
Từ năm 1745 – 1762 được xem là giai đoạn bùng nổ các sáng tác về văn chương nghệ thuật, triết học của J.J.Rousseau. Năm 1746, ông là thư ký riêng cho bà Dupin (là người giàu có nhất nhì Paris), giúp bà chép bản thảo cuốn sách viết về vấn đề phụ nữ và chép nhạc thuê để kiếm sống. Thời gian này ông có liên hệ với Diderot và một số bạn trong nhóm chủ trương biên soạn
“Từ điển bách khoa” (1713-1784). Trong bộ Từ điển (gồm 35 tập) này, ông
viết các mục về kinh tế - chính trị và âm nhạc. Cũng trong thời gian này, ông còn viết một số bài báo nhằm truyền bá kiến thức khoa học, nghệ thuật, tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, chống giáo hội và chế độ quân chủ chuyên chế đương thời [xem 45, 14].
Năm 1749, Diderot bị bắt vì đã cho xuất bản tác phẩm “Bức thư về những
người mù để cho kẻ sáng đọc”. Biết tin Diderot bị bắt giam trong vọng lâu
Vicennes, J.J.Rousseau đã cố viết thư đến những người quen biết trong giới quý tộc để nhờ họ giúp Diderot ra khỏi vo ̣ng lâu Vicennes . Tuy nhiên, sự lãnh đạm của họ lại nảy sinh trong ông quan niệm: Những kẻ quyền cao chức trọng
chẳng ai rỗi thời giờ quan tâm đến tai vạ của kẻ khác. J.J.Rousseau đến thăm bạn mỗi ngày trao đổi tâm tình. Một hôm, trên đường tới thăm bạn ở vọng lâu Vicennes, J.J.Rousseau vô tình đọc được ở trang báo một câu hỏi do Viện Hàn Lâm Dijon đề xuất cho giải văn học năm sau: “Sự tiến bộ của khoa học và
nghệ thuật góp phần làm cho phong tục thuần khiết hay đồi bại?” đăng trên
báo Mercure de France. Những hàng chữ bình thường như tất cả các hàng chữ chung quanh, nhưng hình như chúng có ma lực huyền bí, làm cho đầu óc J.J.Rousseau sôi lên, toàn thân rạo rực, sau này trong hồi ký J.J.Rousseau viết: “Khi đọc xong mấy hàng chữ ấy, tôi nhìn thấy một vũ trụ khác và tôi trở thành một con người khác…” [62, 167]. Ông quyết định viết bài dự thi với tựa đề
“Luận về khoa học và nghệ thuật”. Trong luận văn này, ông đã khẳng định sự
tiến bộ của khoa học và nghệ thuật là cái mà nhân loại luôn cần đến, song tội lỗi là ở chỗ, do khoa học thế chỗ tôn giáo, tính nhục cảm chiếm ưu thế trong nghệ thuật và sự phóng đãng tràn ngập văn chương đã để cho con người lợi dụng khoa học, văn học và nghệ thuật thực hiện những mục đích bất chính. Với quan điểm này, ông còn cho rằng, do tầng lớp thượng lưu quý tộc chỉ biết sống xa hoa trên đầu những người dân lao động, nên khoa học, văn học và nghệ thuật càng phát triển thì xã hội quý tộc càng lún sâu vào con đường trụy lạc và những người lao động ngày càng nghèo khổ. Và, để phân biệt những nhà khoa học, nghệ thuật chân chính với những kẻ áp bức, bóc lột nhân dân, ông đã dành những trang cuối của luận văn này để ca ngợi công lao của các nhà khoa học, nhà triết học, như Bacon, Descartes, Newton. Luận văn này đã được Viện Hàn lâm khoa học Dijon trao giải thưởng. Nó đã làm cho J.J.Rousseau trở nên nổi tiếng và khiến cho D.Diderot phải thốt lên rằng, chưa bao giờ ông thấy có trường hợp nào lại thành công đến thế. Song khi được công bố vào năm 1750, nó đã gây nên nhiều phản ứng trái ngược nhau trong xã hội Pháp đương thời: giới quý tộc Pháp thì lên tiếng chê bai, thậm chí công
kích, còn đông đảo quần chúng nhân dân thì hoan nghênh cả nội dung lẫn tác giả của nó. Mặc dù tác phẩm đạt giải, nhưng sau này trong hồi ký J.J.Rousseau kể lại: “Trong tất cả những tác phẩm mà ngòi bút của tôi viết ra – đây là tác phẩm lập luận yếu nhất” [62, 172].
Đầu năm 1753, vở kịch “Thầy bói nông thôn” của J.J.Rousseau được mang ra công diễn. Nó đã làm thêm tiếng vang cho tên tuổi của J.J.Rousseau, làm cho khán giả Paris thêm khâm phục, trong đó có cả vua Louis XV. Cũng trong năm đó, J.J.Rousseau viết luận văn “Luận về nguồn gốc và những cơ sở
của sự bất bình đẳng giữa người với người” để tham dự cuộc thi do Viện Hàn
lâm khoa học Dijon tổ chức với chủ đề “Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa người và người là gì? Nó có phù hợp với luật tự nhiên hay không?”. Trong luận văn này, ông đã vạch rõ nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản. Với khẳng định này, ông kịch liệt phản đối chế độ tư hữu tài sản và lên án mạnh mẽ những kẻ quyền thế đã ra sức bênh vực và biện minh cho sự bất bình đẳng đó. Ông viết: “Những kẻ quyền thế luôn tìm mọi cách bênh vực cho sự bất bình đẳng. Chúng giải thích rằng, bất bình đẳng là một quy luật tự nhiên, cũng giống như bàn tay bao giờ cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhân dân rên rỉ dưới sự áp bức của họ thì họ lại dẫn Kinh thánh ra để bịt miệng thiên hạ” [62, 206]. Theo ông, bất bình đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội loài người; nó tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản; rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì con người cũng có thể xóa bỏ nó. Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất bình đẳng giữa người với người. Một là, do cấu tạo tự nhiên bẩm sinh của mỗi người như người cao, kẻ thấp; người thông minh, kẻ đần độn và hai là, bất bình đẳng xã hội – bất bình đẳng do cơ chế xã hội tạo nên, như kẻ giàu, người nghèo.
Với luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, trong những năm 1754 -