1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học chính trị của machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương tây cận đại

27 773 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Nghiên cứu “Triết học chính trị của Machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cận đại” không chỉ cho chúng ta hiểu rõ tư tưởng triết học chính trị của người mở đường cho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Mã số: 62.22.80.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS ĐINH NGỌC THẠCH

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (10–12 Đinh Tiên Hoàng, Quận1, TP.HCM);

Thư viện Khoa học Tổng hợp (1 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM)

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN -

1 Võ Châu Thịnh (2016), “Nghệ thuật giành quyền lực trong tác phẩm

Quân Vương của Niccolò Machiavelli”, Tạp chí Khoa học Chính trị,

số 1 + 2 (2016), tr.64-68

2 Võ Châu Thịnh (2015), “Đặc điểm, giá trị và hạn chế của triết học

chính trị Machiavelli”, Tạp chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 12 (208) 2015, tr.1-10

3 Võ Châu Thịnh (2015), “Quan niệm về bản chất con người và tư

tưởng triết học pháp quyền của Machiavelli và Hobbes”, Tạp chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 7 (203) 2015, tr.1-8

4 Đỗ Hương Giang, Võ Châu Thịnh (2014), “Phát huy dân chủ và phát

triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Triết học, số 1 (272) 2014, tr.3-8

5 Thành viên (2013), Một số vấn đề về dân chủ cơ sở ở nông thôn Nam

Bộ trong sự phát triển bền vững 2011 – 2020, Đề tài nghiên cứu cấp

Bộ (CT11.22.02), Chủ nhiệm: TS Đỗ Hương Giang, Viện KHXH Vùng Nam Bộ, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam

6 Võ Châu Thịnh (2002), “Mấy suy nghĩ về vấn đề bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động của thanh niên hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 2 (54) 2002, tr.78-81

*****

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử triết học chính trị thế giới, Niccolò Machiavelli là người

đã mở ra một chặng đường mới cho lịch sử triết học chính trị Kể từ Machiavelli, lịch sử triết học chính trị phương Tây bắt đầu bước vào thời kỳ

hiện đại Nghiên cứu “Triết học chính trị của Machiavelli trong lịch sử tư

tưởng chính trị phương Tây cận đại” không chỉ cho chúng ta hiểu rõ tư tưởng

triết học chính trị của người mở đường cho nền triết học chính trị phương Tây hiện đại mà còn giúp soi sáng những luận điểm triết học chính trị quan trọng trong các học thuyết triết học chính trị nổi tiếng khác ở phương Tây từ Machiavelli trở về sau

Machiavelli đã thoát khỏi bóng đêm tư tưởng của thời Trung cổ, trở về khôi phục tinh hoa tư tưởng của các triết gia Hy Lạp, La Mã cổ đại, làm nền móng cho sự hình thành một lý thuyết mới về triết học chính trị mà từ đó hàng loạt nhà tư tưởng lớn cận đại và hiện đại đã kế thừa và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau Những lý luận của Machiavelli về ý chí chung, về quyền lực và về nhà nước pháp quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị – xã hội và sự hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trước yêu cầu tăng cường quyền lực nhà nước nhằm quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật, kỷ cương, trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn

về nghệ thuật quyền lực Bên cạnh đó, vấn đề phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng và ổn định chính trị-xã hội để phát triển bền vững mọi mặt của đất nước trên nền tảng một bản hiến pháp và một hệ thống pháp luật phản ánh sâu sắc ý chí, nguyện vọng chung của nhân dân đang được đặt ra một cách gay gắt

Trang 5

Tương tự, vấn đề xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đang được các giai tầng khác nhau ở Việt Nam hết sức quan tâm Mặt khác, tình hình chính trị trong nước, khu vực, và quốc tế hiện nay đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi kịp thời có những giải pháp hiệu quả mang tính ổn định, lâu dài trong khi tư tưởng triết học chính trị của Machiavelli về chính sách đối nội và đối ngoại tỏ ra khá sắc sảo và thuyết phục Chính vì tầm quan trọng và sự ảnh hưởng sâu rộng của triết học chính trị Machiavelli đối với lịch sử triết học chính trị và thực tiễn chính trị thế giới

và Việt Nam hiện nay mà việc nghiên cứu triết học chính trị Machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cận đại trở nên vô cùng cấp thiết

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Triết học chính trị của Niccolò Machiavelli từ khi ra đời cho đến nay chưa bao giờ mất đi tính thời sự cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Vì thế những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận án là rất phong phú Tuy nhiên, không có công trình nghiên cứu nào hoàn toàn trùng lắp với đề tài nghiên cứu của luận án Nhìn chung, có thể khái quát những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án thành 3 nhóm như sau: thứ nhất là những công trình nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được những điều kiện và tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli; thứ hai là những công trình nghiên cứu về nội dung triết học chính trị Machiavelli;

và thứ ba là những công trình nghiên cứu cho thấy sự kế thừa và phát triển triết học chính trị Machiavelli của các triết gia sau ông Thật ra, đây là một sự phân chia có tính tương đối bởi có những công trình nghiên cứu vừa đề cập đến nội dung vừa bàn đến sự kế thừa và phát triển triết học chính trị Machiavelli, thậm chí có công trình nghiên cứu bao trùm cả ba nhóm chủ đề trên với mức độ nông sâu khác nhau

Trang 6

Những công trình nghiên cứu mà qua đó chúng ta có thể tìm ra những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội hình thành triết học chính trị Machiavelli phải kể đến trước tiên là những công trình nghiên cứu lịch sử

Đáng chú ý nhất là bộ Encyclopedia of World History gồm 7 tập, do tập thể

tác giả Marsha E Ackermann, Michael J Schroeder, Janice J Terry, Jiu-Hwa

Lo Upshur, và Mark F Whitters đồng chủ biên, được Facts On File Inc xuất bản năm 2008 tại New York Kế tiếp, những công trình nghiên cứu lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng chính trị sẽ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết

về những tiền đề tư tưởng hình thành triết học chính trị Machiavelli Trong đó,

đáng chú ý là: A history of philosophy của Frederick Copleston, gồm 9 tập, được Doubleday xuất bản trong 2 năm 1993 và 1994 tại New York; A New

History of Western Philosophy gồm 4 tập của giáo sư triết học Đại học Oxford

– Anthony Kenny – do Nxb Đại học Oxford phát hành từ năm 2004 đến năm

2007; History of Political Philosophy do giáo sư triết học Leo Strauss và

Joseph Cropsey chủ biên được Nxb Đại học Chicago tái bản lần thứ 3 tại Chicago và London năm 1987; … Tiền đề lý luận hình thành triết học chính

trị Niccolò Machiavelli còn có thể được khai thác trong Encyclopedia of

Philosophy gồm 10 tập, do giáo sư triết học Donald M Borchert ở Đại học

Ohio làm chủ biên, được Thomson Gale tái bản lần thứ hai tại Mỹ năm 2006

Những công trình nghiên cứu giúp chúng ta hiểu nội dung triết học chính trị Machiavelli rất phong phú vì hầu hết những công trình nghiên cứu cho ta biết tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli kể trên cũng đồng thời cho ta biết nội dung triết học chính trị Machiavelli Ngoài ra, nội dung triết học chính trị Machiavelli còn được các chuyên gia phân tích qua

các tác phẩm: History of Italian Philosophy gồm 2 tập của giáo sư người Italia

– Eugenio Garin – được xuất bản tại Amsterdam và New York năm 2008 bởi

Rodopi; Machiavelli and Republicanism do các giáo sư Gisela Bock, Quentin

Trang 7

Skinner và Maurizio Viroli đồng chủ biên, Nxb Đại học Cambridge phát hành

năm 1990; The Foundation of Modern Political Thought, Volume 1: The

Renaissance của giáo sư Quentin Skinner, được nhà xuất bản Đại học

Cambridge xuất bản năm 2002; The Cambridge Companion to Machiavelli do

giáo sư John M.Najemy chủ biên, được Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành năm 2010 tại Cambridge, New York, Melbourne và nhiều nước khác;

The Cambridge History of Renaissance Philosophy do các học giả ở các

trường đại học hàng đầu thế giới biên soạn, được Nxb Đại học Cambridge in lần thứ 7 năm 2007, cho phát hành dưới dạng sách điện tử từ năm 2008

Triết học chính trị của Niccolò Machiavelli nhìn chung chưa được

nghiên cứu sâu rộng ở Việt Nam Cho đến nay, chỉ có duy nhất tác phẩm Il

Principe của Machiavelli được dịch sang tiếng Việt Một số tác phẩm tiếng

Việt có đề cập đến triết học chính trị Machiavelli gồm: Triết học Trung cổ Tây

Âu do PGS, TS Trịnh Doãn Chính và PGS, TS Đinh Ngọc Thạch chủ biên,

được Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2008; Triết học Tây phương từ

khởi thủy đến đương đại được Phan Quang Định biên dịch, Nxb Văn hóa

thông tin phát hành năm 2010 tại Hà Nội; Những luận thuyết nổi tiếng thế giới

do Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa biên soạn được Nxb Văn hóa Thông tin

phát hành năm 2003; bài viết “Triết học chính trị của N.Makiaveli” đăng trên Tạp chí Triết học số 10, tháng 10 – 2004 của tác giả Vũ Mạnh Toàn; Lịch sử

các học thuyết chính trị thế giới do các học giả Liên bang Nga viết, Lưu Kiếm

Thanh và Phạm Hồng Thái dịch, Nxb Văn hóa Thông tin phát hành năm

2001; Lịch sử triết học phương Tây, Tập 1: Triết học cổ đại, triết học trung

cổ, triết học phục hưng của PGS TS Đỗ Minh Hợp do Nxb Chính trị Quốc

gia phát hành năm 2014 tại Hà Nội

Những công trình nghiên cứu cho thấy sự kế thừa và phát triển triết học chính trị Machiavelli của các triết gia cận đại phương Tây tiêu biểu phải kể

Trang 8

đến trước tiên là những tác phẩm triết học chính trị của chính các triết gia cận

đại này Chẳng hạn, Leviathan, or the Matter, Form and Power of a

Commonwealth Ecclesiastical and Civil của Thomas Hobbes; Second Treatise

of Government của John Locke; De l’esprit des lois của Montesquieu; Du Contrat social của Jean Jacque Rousseau Bên cạnh đó, có thể tham khảo

thêm: Machiavelli, Hobbes, and the Formation of a Liberal Republicanism in

England của giáo sư Vickie B Sullivan được Nxb Đại học Cambridge phát

hành năm 2004 tại New York; “Một số tư tưởng triết học chính trị của J Locke: thực chất và ý nghĩa lịch sử” của PGS TS Đinh Ngọc Thạch công bố trên Tạp chí Triết học số 1/2007; “John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng” của tác giả Phạm Văn Đức công bố trên Tạp chí Triết học số

2/2008

Nhìn chung, tư tưởng triết học chính trị của Machiavelli đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều nhưng chưa thấy một công trình nghiên cứu nào mô tả một cách tương đối đầy đủ xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của triết học chính trị Machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cận đại Bên cạnh những công trình nghiên cứu triết học chính trị Machiavelli có độ tin cậy khoa học cao vẫn còn không ít công trình nghiên cứu chưa tiếp cận trực tiếp và đầy đủ các tác phẩm của Machiavelli dẫn đến thiếu sót, sai lầm trong nhận định, đánh giá

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là làm sáng tỏ nội dung, đặc điểm, giá trị và hạn chế của triết học chính trị Machiavelli, đồng thời chỉ ra sự phát triển của nó trong lịch sử tư tưởng triết học chính trị phương Tây cận đại

Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp và những điều kiện, tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli Thứ hai, làm sáng

tỏ nội dung cơ bản, những đặc điểm, giá trị và hạn chế của triết học chính trị

Trang 9

Machiavelli Thứ ba, chỉ ra sự kế thừa và phát triển triết học chính trị

Machiavelli của một số triết gia cận đại phương Tây tiêu biểu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là triết học chính trị Machiavelli và

sự phát triển của nó trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cận đại Phạm

vi nghiên cứu của luận án là khu vực Tây Âu từ thời cổ đại đến cận đại Luận

án cũng sẽ chỉ chọn lọc nghiên cứu một số tác phẩm quan trọng nhất của các nhà triết học chính trị phương Tây cận đại tiêu biểu và chịu ảnh hưởng rõ nét

tư tưởng triết học chính trị của Machiavelli Xét về mặt chuyên ngành, đề tài của luận án được nghiên cứu dưới góc nhìn lịch sử triết học

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Thế giới quan duy vật biện chứng được xác định là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài; phương pháp luận biện chứng duy vật sẽ là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tiến hành mô tả, giải thích, phân tích, nhận định, đánh giá các tư tưởng hay các sự kiện, hiện tượng có liên quan Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp quy nạp – diễn dịch, phương pháp phân tích khái niệm, phương pháp phân tích nội dung, và phương pháp lịch sử-logic cũng được sử dụng

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học, luận án giúp hạn chế những đánh giá, nhận định võ

đoán, phiến diện về triết học chính trị Machiavelli; làm rõ một số nội dung triết học chính trị Machiavelli mà lâu nay chưa được biết đến một cách rộng

rãi Về ý nghĩa thực tiễn, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những

người nghiên cứu và giảng dạy triết học phương Tây giai đoạn Phục hưng và cận đại Ngoài ra, những người đang hoạt động trong các lĩnh vực chính trị và

Trang 10

quản lý hành chính nhà nước cũng có thể tìm thấy ở luận án này những điều

bổ ích khi tiếp cận vấn đề quyền lực chính trị và nhà nước pháp quyền

7 Cái mới của luận án

Thứ nhất, làm rõ nội dung triết học chính trị Machiavelli, khám phá

những thông điệp tư tưởng được ông khéo léo che đậy cũng như những toan tính chiến lược cho việc xây dựng một nền cộng hòa bền vững trên cơ sở phân tích nhiều tác phẩm khác nhau, kể cả những bức thư riêng, đồng thời liên hệ chặt chẽ với những diễn biến cụ thể trong cuộc đời và sự nghiệp của ông

Thứ nhì, luận án xem xét triết học chính trị Machiavelli trong dòng chảy

tư tưởng triết học chính trị phương Tây từ cổ đại đến cận đại để cho thấy sự kế thừa, phủ định biện chứng và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học chính trị Qua đó cho thấy, triết học chính trị Machiavelli vừa liên hệ mật thiết với những tư tưởng triết học chính trị truyền thống vừa thực hiện sự bức phá ra khỏi những tư tưởng triết học chính trị truyền thống ấy để tìm kiếm những điều mới mẻ, thiết thực và hiệu quả hơn

8 Kết cấu của luận án

Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương, mỗi chương

có 2 tiết, và mỗi tiết có 2 tiểu tiết Ngoài ra, luận án còn có phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, và danh mục các công trình khoa học của tác giả luận án

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI

1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI

1.1.1 Khái quát cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Machiavelli

Niccolò di Bernardo Machiavelli (1469 - 1527) xuất thân từ một gia đình trung lưu ở vùng Tuscany, Florence, Italia Cuộc đời và sự nghiệp của

Trang 11

Machiavelli có thể được chia thành ba giai đoạn: một là giai đoạn học hành, hai là giai đoạn làm chính trị gia, và ba là giai đoạn bị mất hết chức quyền, về miền quê nghiên cứu và sáng tác Giáo sư Queentin Skinner cho rằng dường như Machiavelli đã hoàn thành việc học của mình ở Đại học Florence 1

Machiavelli bắt đầu tham gia bộ máy chính quyền cộng hòa của thành phố Florence từ năm 1498 với chức vụ tương đương với Bộ trưởng ngoại giao và

Bộ trưởng Quốc phòng của Hoa Kỳ hiện nay Trong 14 năm hoạt động chính trị, Machiavelli đã xây dựng thành công lực lượng dân quân Florence dẫn đến thắng lợi trong cuộc chiến chiếm thành phố Pisa Ông cũng đàm phán với những nhân vật quyền lực nhất ở châu Âu và tích lũy nhiều hiểu biết chính trị quý báu Đến năm 5012, chính quyền cộng hòa Florence rơi vào tay gia đình Medici Machiavelli bị tước hết quyền lực chính trị, phải về ngoại ô nghiên cứu và sáng tác đến hết cuộc đời

1.1.2 Sự nghiệp nghiên cứu, sáng tác của Machiavelli

Machiavelli đã để lại những tác phẩm triết học chính trị, lịch sử, tiểu sử,

kịch, và những bức thư có giá trị như: La Mandragola, Dell'arte della Guerra,

Il Principe, Discorsi sopra la prima Deca di Tito Livio, Storia di Firenze, La vita di Castruccio Castracani da Lucca, Belfagor arcidiavol, Clizia, Trong

đó, đáng kể nhất là tuyệt tác Il Principe bàn về chính quyền quân chủ chuyên chế và tác phẩm Discorsi thể hiện rõ tư tưởng cộng hòa

1.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC

CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI

1.2.1 Những điều kiện hình thành triết học chính trị Machiavelli

Với tư cách là một bộ phận của hình thái ý thức – xã hội, triết học chính trị Machiavelli bị chi phối và phản ánh sâu sắc điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội Italia từ cuối thời kỳ Trung cổ cho đến giai đoạn đỉnh cao của thời

kỳ Phục hưng Thời đại Phục hưng ở Tây Âu là thời kỳ chuyển tiếp từ phương

1 Quentin Skinner (2000), Machiavelli – a very short introduction, Oxford University Press, Oxford, p.7

Trang 12

thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa tư bản đã ra đời sớm nhất ở Italia, nơi có các hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động nhất và có trình độ đô thị hóa cao nhất châu Âu thời trung kỳ trung đại Giai cấp tư sản ra đời và ngày càng lớn mạnh bên cạnh sự xuất hiện của lớp người ngoại giáo có học vấn cao trong các thành phố Italia đã tạo ra một cơ cấu xã hội mới Florence, quê hương của Machiavelli, cũng như các thành quốc khác ở Italia thế kỷ thứ XV – XVI đang rơi vào khủng hoảng chính trị sâu sắc Bên trong Italia, các thành quốc bấy giờ xem nhau như kẻ thù, khiến Italia trở thành mục tiêu lý tưởng cho những kẻ xâm lược từ bên ngoài Sự căng thẳng giữa phe Guelfs và phe Ghibellines diễn ra khắp nơi ở Italia dẫn đến nội chiến “Tình trạng nước Italia hồi đầu thế kỷ XVI bi thảm đến nỗi có thể làm cho mọi người yêu nước phải rơi nước mắt”2

Sự thống trị

về chính trị, kinh tế của gia đình Medici ở Florence trong phần lớn thời gian của thế kỷ thứ XV – XVI cũng tác động rất lớn đến sự hình thành triết học chính trị Machiavelli

1.2.2 Những tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli

Dù Machiavelli là người mở đường cho một thời đại mới của lịch sử triết học chính trị nhưng tư tưởng của ông là sự chắc lọc, kế thừa và phê phán những di sản tinh thần của các bậc tiền nhân cổ, trung đại trong bầu không khí Phục hưng ở Italia Giáo sư Leo Strauss cho rằng “Machiavelli là người khôi phục lại điều gì đó xưa và đã bị lãng quên” 3.Còn giáo sư Havey C Mansfield viết: “Machiavelli đã sống trong thời Phục hưng và thời Phục hưng đã sống trong Machiavelli; sự gắn kết giữa ông và thời đại của ông gần như là trọn vẹn”4 Ra đời trong thời đại Phục hưng, triết học chính trị Machiavelli chịu

4 Niccolò Machiavelli (1996), Discourses on Livy, translated by Harvey C Mansfield and Nathan Tarcov, The

University of Chicago Press, Chicago and London, p.xvii

Trang 13

ảnh hưởng của những tiền đề tư tưởng, văn hóa chung của thời đại Đó là những di sản cổ đại Hy Lạp, La Mã, là chủ nghĩa nhân văn chống tôn giáo và thần quyền Cụ thể, Machiavelli đã kế thừa tư tưởng về nhà nước và pháp luật của Plato, Aristotle, Cicero, Tito Livio, …; kế thừa tư tưởng nhân văn, thế tục, phi tôn giáo của Protagoras, Dante, Petrarca, Boccaccio, Salutati, Bruni, Valla, Donatello, Michelangelo,

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nảy sinh trong thời kỳ Phục hưng ở thành quốc Florence, Italia, triết học chính trị Machiavelli hình thành trên cơ sở thừa hưởng những điều kiện đặc biệt, có một không hai ở Tây Âu Đó là kết quả của sự cộng hưởng nhiều làn sóng sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa nghệ thuật và tư tưởng, cùng trỗi dậy để tạo nên những kỳ tích vĩ đại Machiavelli có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận tư tưởng triết học chính trị cổ đại và đương thời, vận dụng, kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn hoạt động chính trị của mình Tuy nhiên, thời cuộc chính trị nghiệt ngã ở Italia và Florence lúc bấy giờ cũng đẩy Machiavelli vào hoàn cảnh trớ trêu và dư thừa khó khăn, thách thức ông tìm ra

tư tưởng triết học chính trị mới có khả năng giải quyết được thực tiễn chính trị nhiều gai gốc với đầy rẫy cạm bẫy, sự lừa dối và những thủ đoạn chính trị tinh

vi, bẩn thỉu nhất

Chương 2 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, VÀ HẠN CHẾ CỦA

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI

2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI

2.1.1 Tư tưởng quân chủ chuyên chế trong triết học chính trị Machiavelli

Il Principe – tác phẩm duy nhất được Machiavelli dành riêng để bàn sâu

về chế độ quân chủ chuyên chế Nội dung bao trùm tác phẩm này chính là

nghệ thuật quyền lực: nghệ thuật đạt được quyền lực và nghệ thuật cai trị

Ngày đăng: 21/04/2016, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w