1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang

75 730 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 765,97 KB

Nội dung

1.2.2 Mục tiêu cụ thể- Phân tích cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các tác nhân trongchuỗi kết hợp với so sánh lợi ích giữa các tác nhân cũng như phân phối thu nhậpcủa từng tác nhâ

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÚ SỮA LÒ RÈN

VĨNH KIM HUYỆN CHÂU THÀNH

TỈNH TIỀN GIANG

ThS NGUYỄN QUỐC NGHI MAI HÒA AN

MSSV: 4085298Lớp: TCDN - K34

Cần Thơ - 2012

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô

trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã

trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức

con người trong suốt 4 năm học qua

Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Quốc Nghi

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình để tôi có thể hoàn thành

cuốn luận văn tốt nghiệp này

Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngườithân, bạn bè - những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình họctập cũng như nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày … tháng … năm 2012 Sinh viên thực hiện

Mai Hòa An

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàinghiên cứu khoa học nào

Ngày … tháng … năm 2012 Sinh viên thực hiện

Mai Hòa An

Trang 4

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI

Học vị: Thạc sĩ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Cơ quan công tác chuyên môn: Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ

Họ và tên sinh viên: MAI HÒA AN

Mã số sinh viên: 4085298

Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp - K34

Tên đề tài: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

-

-Về hình thức:

-

-Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

-

-Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

- Nội dung và các kết quả đạt được:

- Các nhận xét khác:

- Kết luận:

-

-Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012

Người nhận xét

ThS Nguyễn Quốc Nghi

Trang 5

MỤC LỤC

-0o0 -CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU -1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU -1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -2

1.2.1 Mục tiêu chung -2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể -3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU -3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU -3

1.4.1 Không gian nghiên cứu -3

1.4.2 Thời gian nghiên cứu -3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu -4

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU -4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN -9

2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị -9

2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị - 10

2.1.3 Người vận hành chuỗi giá trị - 10

2.1.4 Thúc đẩy chuỗi giá trị - 10

2.1.5 Chủ thể trong chuỗi giá trị - 11

2.1.6 Người hỗ trợ chuỗi giá trị/nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ - 11

2.1.7 Kênh phân phối - 11

2.1.8 Phân tích chuỗi giá trị - 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 12

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - 12

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - 13

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở TỈNH TIỀN GIANG - 15

3.1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - 15

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên - 15

3.1.2 Kinh tế xã hội - 15

Trang 6

3.1.3 HTX VSLR Vĩnh Kim - 16

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY VIỆT NAM 17

3.2.1 Tình hình chung cả nước - 17

3.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây tại Tiền Giang - 19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM - 20

4.1 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM - 20

4.1.1 Tác nhân nông dân trồng VSLR - 20

4.1.2 Phân tích tác nhân người thu mua VSLR - 29

4.2 MÔ TẢ CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM - 39

4.2.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị - 39

4.2.2 Mô tả hoạt động của chuỗi - 40

4.3 PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM - 42

4.3.1 Đối với trường hợp tiêu thụ nội địa - 42

4.3.2 Đối với trường hợp xuất khẩu - 44

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM – TIỀN GIANG - 47

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VSLR VĨNH KIM TIỀN GIANG - 47

5.1.1 Thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ VSLR tại Tiền Giang - 47

5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ VSLR tại Tiền Giang 47

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM - 48

5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - 48

5.2.2 Giải pháp nâng cao hoạt động phân phối - 49

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 51

6.1 KẾT LUẬN - 51

6.2 KIẾN NGHỊ - 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 53

Trang 7

DANH MỤC BIỂU BẢNG

BẢNG 1: PHÂN PHỐI MẪU VÀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT - 13

BẢNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ - 20

BẢNG 3: THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC - 21

BẢNG 4: LÝ DO TRỒNG VSLR CỦA NÔNG HỘ - 23

BẢNG 5: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VSLR - 24

BẢNG 6: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN VSLR - 28

BẢNG 7: LỢI NHUẬN TỪ VSLR CỦA NÔNG HỘ - 29

BẢNG 8: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ VỰA - 30

BẢNG 9: CHI PHÍ THU MUA VÀ TIÊU THỤ VSLR CỦA CHỦ VỰA - 31

BẢNG 10: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CHỦ VỰA - 33

BẢNG 11: CHI PHÍ THU MUA VÀ TIÊU THỤ VSLR CỦA HTX - 35

BẢNG 12: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN TỪ VSLR CỦA HTX - 37

BẢNG 13: GTGT THUẦN TỪNG TÁC NHÂN KÊNH TIÊU THỤ NỘI ĐỊA 43

BẢNG 14: GTGT THUẦN TRONG KÊNH XUẤT KHẨU - 44

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 01: Chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim - 39

Sơ đồ 02: Kênh tiêu thụ nội địa - 42

Sơ đồ 03: Kênh xuất khẩu - 44

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật

DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

GTGT Giá trị gia tăng

Trang 10

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về cây ăn quả, trong đó có nhiều loại

trái cây đặc sản nổi tiếng được thế giới biết đến như thanh long, bưởi da xanh, vú

sữa Lò rèn (VSLR), bưởi năm roi, Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi,Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả lớn Trong đó, khu vựcNam Bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước Theo CụcTrồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nam Bộ hiện có trên

400.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm (chiếm 52,6% diện

tích và 57,41% về sản lượng so với cả nước) [6] Theo quy hoạch, đến năm 2020,diện tích cây ăn trái khu vực Nam Bộ sẽ đạt từ 418.000-438.000ha, cho sản

lượng hơn 5 triệu tấn/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu quả tươi và các sản phẩm

qua chế biến đạt 500 triệu USD/năm [6] Để đạt được mục tiêu này, các địa

phương đang đẩy mạnh công tác quảng bá và phát triển các vùng chuyên canh

lớn theo lối sản xuất hàng hóa bằng những mô hình phát triển bền vững theo tiêuchuẩn VietGAP và GlobalGAP Theo đó, mỗi địa phương sẽ chú trọng vấn đềsản xuất theo hướng an toàn sinh học và tập trung phát triển những giống cây chủlực nhằm nâng cao sức cạnh tranh Tiền Giang – tỉnh có diện tích cây ăn trái lớnnhất cả nước đã và đang sản xuất trái cây theo hướng bền vững đó

Hiện nay, Tiền Giang có khoảng 68 nghìn hecta cây ăn quả, chiếm 10%diện tích cây ăn quả của cả nước Ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh đềutrồng được cây ăn quả, mỗi vùng đất có một loại cây đặc trưng riêng, như: thanhlong (huyện Chợ Gạo), khóm (huyện Tân Phước), sơ ri Gò Công, xoài cát HòaLộc (Cái Bè), VSLR Vĩnh Kim (Châu Thành), [2] Cùng với việc hình thànhvùng chuyên canh cho từng loại trái cây, tỉnh đang hướng sản xuất theo mô hìnhHTX, tổ hợp tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để nâng cao giátrị gia tăng, tạo điều kiện cho những mặt hàng trái cây chủ lực của tỉnh xuất khẩuvào những thị trường khó tính Kết quả thật đáng mừng khi mà có nhiều loại tráicây của tỉnh đã có thể xuất ngoại: sơri, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, xuất khẩu

Trang 11

sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, thị trường chính ngạch chủ yếu xuấtkhẩu trái cây đóng hộp sang EU, thị trường châu Á, Australia; xoài cát chu, thanhlong, xoài cát Hòa Lộc đã xuất sang Mỹ, Nga, Nhật Bản, [9] Tuy số lượng chưanhiều nhưng bước đầu đã quảng bá thương hiệu trái cây Tiền Giang ra thị trườngthế giới Kết quả thuyết phục nhất phải kể đến cây VSLR Vĩnh Kim (huyện ChâuThành) đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể vàhiện được trồng ở qui mô công nghiệp, đã được chứng nhận sản xuất nôngnghiệp bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, đã xuất khẩu sang các thị

trường khó tính như Anh, Canada,

Như vậy, để có thể tiếp tục nâng cao vị thế của loại trái cây đặc sản này,

cần có những nghiên cứu dành riêng cho nó mà đặc biệt là nghiên cứu về chuỗigiá trị Đã có khá nhiều nghiên cứu phân tích về chuỗi giá trị các mặt hàng nôngsản, chẳng hạn như: nghiên cứu của Trần Hoài Phong, Thái Anh Hòa (2009)

Phân tích chuỗi giá trị gạo của tỉnh An Giang, nghiên cứu của Đoàn Văn Hổ,

Nguyễn Tri Khiêm (2009) Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang, nghiên cứu của Trương Thị Kim Chi, Nguyễn Ngọc Đệ (2010) Phân tích chuỗi giá trị

đậu nành tỉnh Vĩnh Long,, Tuy nhiên, chưa có bất cứ đề tài nào đề cập đến

chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim Với mục tiêu tìm hiểu sự gia tăng giá trị của tráiVSLR Vĩnh Kim từ nông hộ tới khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng (nội địahoặc xuất khẩu) thì phần mà nhà vườn hưởng lợi là bao nhiêu? Sự chênh lệchgiữa cái mà nông dân thụ hưởng so với giá trị thực sự của sản phẩm mà họ tạo ra

có khoảng cách quá lớn hay không? Sự phân phối thu nhập giữa những tác nhân

trong chuỗi giá trị VSLR có hợp lý chưa? Tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích

chuỗi giá trị vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 12

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các tác nhân trongchuỗi kết hợp với so sánh lợi ích giữa các tác nhân cũng như phân phối thu nhậpcủa từng tác nhân trong chuỗi giá trị;

- Phân tích kinh tế chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim thông qua đánh giá toàn

bộ giá trị gia tăng được tạo ra bởi chuỗi và tỷ trọng giá trị gia tăng của các giai

đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của chuỗi giá trị và nâng caothu nhập cho nông hộ

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(1) Chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim hiện tại có bao nhiêu tác nhân tham gia?Vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi như thế nào?

(2) Sự chênh lệch lợi ích-chi phí giữa các tác nhân ra sao? Ai là đối tượng

hưởng lợi và thiệt thòi nhiều nhất trong chuỗi?

(3) Các giải pháp nào để điều chỉnh khoản chênh lệch một cách có hiệu quảnhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao thunhập cho nhà vườn?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 04 xã của huyện Châu Thành tỉnh TiềnGiang bao gồm: xã Vĩnh Kim, xã Bàn Long, xã Phú Phong và xã Kim Sơn (04

địa phương trên là nơi trồng tập trung VSLR của tỉnh, nằm lân cận chợ đầu mối

Vĩnh Kim)

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Luận văn sử dụng thông tin và số liệu thống kê (2008-2011) từ trang webtỉnh Tiền Giang để viết về địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên và tình hìnhkinh tế xã hội tỉnh Đề tài được thực hiện từ 02/01-23/04/2012, bao gồm thời gianhoàn chỉnh đề cương, soạn bảng câu hỏi, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp đếnkhi hoàn chỉnh luận văn Số liệu mà đáp viên cung cấp (chi phí đầu vào, giá bán,sản lượng,…) là số liệu của vụ thu hoạch năm 2011

Trang 13

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi giá trị VSLR thông qua các tác nhân chính hoạt độngtrong chuỗi: nhà vườn, thương lái, chủ vựa, người bán lẻ, Hợp tác xã,…

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

[1] Fresh Studio Innovations Asia Ltd, Chương trình phát triển MPI-GTZ

Phân tích chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk Nghiên cứu này nhằm tạo ra hiểu biết chung

giữa các liên đới bơ chủ chốt, xây dưng chương trình can thiệp để ngành bơ hoạt

động hiệu quả hơn, trong đó các tác nhân tham gia trong chuỗi đều được hưởng

lợi Để đạt mục tiêu này Fresh Studio đã chia công việc thành 4 gói: phân tích

ngành bơ, đào tạo và chuẩn bị cho nhóm phân tích chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk, thực

hiện phân tích chuỗi giá trị, phát triển kế hoạch hành động can thiệp Fresh

Studio đã phỏng vấn 224 người trong chuỗi, tác giả sử dụng phương pháp tiếp

cận phân tích chuỗi thị trường để miêu tả mối liên kết giữa các tác nhân và

phương pháp đánh giá nhanh có chẩn đoán (RDA) để phân tích tình huống, phântích khó khăn và đưa giải pháp Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tạiảnh hưởng đến chuỗi giá trị bơ ở hầu hết các tác nhân Thứ nhất: những phươngpháp thu hái không đúng cách làm giảm thời gian giữ quả, hao hụt trong thu

hoạch, thiếu kiến thức về công nghệ sau thu hoạch và đóng gói làm thiệt hại vềmặt tài chính trong chuỗi giá trị Thứ hai: Nguồn cung không đồng nhất do trồngnhiều giống khác nhau nên chưa thể xuất khẩu với quy mô lớn, điều này đã ảnh

hưởng không nhỏ đến giá trị gia tăng của trái bơ Thứ ba, thương hiệu bơ chấtlượng chưa được xây dựng Thứ tư: do nhu cầu bơ đang tăng mạnh nên thu nhập

của hầu hết những tác nhân tham gia chuỗi đều tăng, ngoại trừ người nôngdân, Và thông qua nghiên cứu này, tác giả cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằmnâng cao hoạt động của chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk

[2] Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm, Đinh Hoàng Tú (2009), Phát triển

chuỗi giá trị-công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp (đại diện là trái

bơ và cá basa) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề cập đến trường hợp điển

hình về phát triển chuỗi giá trị thực hiện tại Việt Nam: chuỗi giá trị trái bơ và cábasa Nhóm tác giả tiếp cận bằng phương pháp phỏng vấn rộng bao gồm 15 cơ sở

buôn bán trái bơ ở Việt Nam và hộ nông dân trồng bơ chủ yếu ở thành phố Buôn

Trang 14

Mê Thuột-là nơi thu nhận và phân phối trái bơ đi các thị trường trong nước Mục

đích chính của việc phân tích chuỗi giá trị trái bơ là để tạo ra tầm nhìn chung cho

tất cả các đơn vị có liên quan trong chuỗi và xây dựng một kế hoạch can thiệpdựa trên nhu cầu thị trường để phát triển thành công chuỗi giá trị trái bơ mangtính cạnh tranh và có lợi cho tất cả các bên tham gia chuỗi Phân tích cũng đượctiến hành ở các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Để xác địnhcác nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng trái bơ, nhóm nghiên cứu đã đi theocác mẫu bơ trái từ thời điểm thu hái đến khi tới tay người tiêu dùng ở thành phố

Hồ Chí Minh Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiếp cận hầu hết các tác nhântham gia vào chuỗi: từ người cung cấp giống đến nông dân trồng bơ, người thugom, bán sỉ ở tỉnh và bán sỉ tại các chợ đầu mối, các siêu thị, cửa hàng và điểmbán lẻ cho người tiêu dùng Nhóm nghiên cứu đã chia ra thành 12 gói công việc

để tiến hành can thiệp nâng cấp chuỗi Cuối cùng, kết quả mà nhóm nghiên cứuđạt được khá lạc quan: mối quan hệ hợp tác dài hạn giữa những tác nhân trong

chuỗi và các tập đoàn siêu thị lớn đã được thiết lập, giá bán bơ cao hơn giá thông

thường khoảng 30%, giá bán bơ tại vườn cho nông dân cũng cao hơn

25%-30%, 480 nông dân và 90 người thu gom đã được đào tạo,

[3] Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải(2004), Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng

ĐBSCL, Tạp chí khoa học- Đại học Cần Thơ Nhóm tác giả sử dụng phươngpháp phân tích SCP để thực hiện đề tài Kết quả nghiên cứu cho thấy: nông dân

có hiệu quả về mặt tài chính, người bán lẻ có hiệu quả lợi nhuận biên cao nhấttrong nhóm các trung gian phân phối Dựa vào phương pháp phân tích và kết quảnghiên cứu của đề tài trên có thể giúp cho chúng ta có được phương pháp phântích tốt về hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân trong kênh phânphối cam ở ĐBSCL

[4] Trần Hoài Phong, Thái Anh Hòa (2009), Phân tích chuỗi giá trị gạo

của tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ kinh tế trường Đại học Cần Thơ Đề tài

được tiến hành dựa trên phương pháp tiếp cận của GTZ và M4P (2007) về phân

tích chuỗi giá trị, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter, lý thuyết lợi thế sosanh, lợi thế cạnh tranh Đề tài tập trung phân tích quá trình vận hành của chuỗi

Trang 15

giá trị gạo tỉnh An Giang thông qua hầu hết các tác nhân tham gia chuỗi (tác giả

đề cập đến 4 tác nhân: nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu, người bán

lẻ), xác định mối liên hệ giữa các tác nhân hình thành nên chuỗi, tính công bằngtrong phân chia lợi ích giữa các tác nhân Thông qua đề tài tác giả cho thấy đượccòn có quá nhiều chi phí trung gian xuất hiện dọc theo chuỗi mà đặc biệt là chiphí về marketing khi tiêu thụ tại thị trường nội địa đã làm giảm giá trị gia tăngcủa gạo Tác giả đưa ra một nghịch lý đối với sản xuất lúa hiện nay: nông dân là

người hưởng lợi nhiều nhất dù là gạo làm ra tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu nhưng

lại là đối tượng có cuộc sống khó khăn nhất do nhiều nguyên nhân: chi phí đầuvào quá cao, giá bán không ổn định, bị giới hạn về diện tích, Đối với tác nhân

thương lái là đối tượng có lợi nhuận tuy thấp hơn nhiều so với với tác nhân nôngdân nhưng được cho là ổn định nhất, mức lợi nhuận này không phân biệt giữa

gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, điều này được cho là hợp lý Còn đối vớidoanh nghiệp chế biến xuất khẩu thì là tác nhân có sự phân biệt lợi ích rõ nhấtgiữa gạo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Qua đề tài, tác giả cũng đã đề cập một sốgiải pháp nâng cao hoạt động của chuỗi

[5] Đoàn Văn Hổ, Nguyễn Tri Khiêm (2009), Phân tích chuỗi giá trị cá

tra tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ PTNT trường Đại học Cần Thơ Đề tài

nghiên cứu nhằm: phân tích, xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và

đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi Đề tài nghiên cứu tại huyện

Châu Phú và Châu Thành tỉnh An Giang với số mẫu phỏng vấn trực tiếp là 130

đáp viên, trong đó: trại cá giống (10 mẫu), nông dân nuôi cá (30 mẫu), thương lái

(19 mẫu), công ty chế biến (2 mẫu), người tiêu dùng (71 mẫu), nguồi hỗ trợ và

thúc đẩy chuỗi (8 mẫu) Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất: hiện tại trong

toàn chuỗi thì người sản xuất cá giống và người nuôi cá còn đối mặt với nhiều rủi

ro Thứ hai: lợi nhuận chuỗi phân phối chưa hợp lý giữa các tác nhân trongchuỗi, chủ yếu cho các công ty chế biến Thứ ba: Sự cạnh tranh về thương hiệu,thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuỗi

[6] Võ Ngọc Niên, Bùi Văn Trịnh (2010), Phân tích chuỗi giá trị sản

phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung ở thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế

trường Đại học Cần Thơ Đề tài thực hiện nhằm phân tích hiệu quả hoạt động của

Trang 16

các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và đề ra biện pháp nâng cao hoạt động củachuỗi bằng cách phỏng vấn đáp viên bằng bảng câu hỏi phù hợp với từng tácnhân, bao gồm: chủ các cơ sở cung cấp nguyên liệu (10 mẫu), chủ sơ sở cung cấpthức ăn chăn nuôi bổ sung (10 mẫu), cửa hàng bán sỉ (15 mẫu), cửa hàng bán lẻ(25 mẫu), hộ nuôi heo (60 mẫu) Kết quả cho thấy: lợi nhuận bình quân/tháng củanhà cung cấp nguyên liệu là cao nhất, chiếm đến 64% trong tổng lợi nhuận vàthấp nhất là hộ nuôi heo thịt (0,4% trong tổng lợi nhuận).

[7] Công ty nghiên cứu thị trường Axis Research (2005), Chuỗi giá trị rau

quả của thành phố Cần Thơ Tài liệu đã sử dụng các phương pháp: phân tích

chuỗi giá trị thị trường, mô hình logit, phân tích giá trị gia tăng trong chuỗi giátrị Tài liệu đã phân tích thực trạng nền nông nghiệp thành phố Cần Thơ trongviệc trồng trọt rau quả, phân tích chuỗi giá trị rau quả Từ đó tác giả đề xuất cácgiải pháp hỗ trợ cho chuỗi giá trị ngày càng phát triển

[8] Lưu Thanh Đức Hải (2005), Cấu trúc thị trường và chuỗi ngành hàng

cá tra, cá basa tại ĐBSCL, Đại học Cần Thơ Tác giả sử dụng phương pháp phân

tích SCP, phân tích thực trạng sản xuất và chế biến cá tra, cá basa, xác định chiphí marketing và lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Dựa vào

phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu của đề tài trên có thể giúp chochúng ta có được phương pháp phân tích tốt về chi phí marketing và lợi nhuận

của các tác nhân tham gia kênh phân phối cá tra, cá basa tại ĐBSCL

[9] Nguyễn Hữu Phúc, Mai Văn Nam (2011), Phân tích kênh phân phối

sản phẩm bưởi năm roi ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ

kinh tế trường Đại học Cần Thơ Đề tài tập trung phân tích kênh phân phối sảnphẩm bưởi năm roi từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ bưởi.Với số lượng mẫu được thu thập là 144: trong đó nông hộ là 86 mẫu, thương lái

là 20 mẫu, vựa bưởi 7 mẫu, người bán lẻ 30 mẫu và doanh nghiệp chế biến xuấtkhẩu 1 mẫu Số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên, phântầng (phân tầng theo đối tượng và vùng nghiên cứu) Nghiên cứu sử dụng

phương pháp phân tích thống kê mô tả, chi phí, CBA để tính hiệu quả sản xuất

của nông hộ, phương pháp phân tích thị trường, phân tích phân biệt để xác định

sự khác biệt lợi nhuận của nông hộ, phân tích hồi quy tương quan để xác định các

Trang 17

nhân tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác nhân tham gia đều có lãi

trong đó doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất Kết quả phân tích hàm phân biệt

cho thấy sự khác biệt về lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc và chi phí, số năm

canh tác, năng suất và giá bán trung bình Các tác nhân tham gia vào kênh tiêu

thụ như là thương lái, người bán lẻ, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về thị

trường tiêu thụ Và cuối cùng tác giả dùng ma trận SWOT để đề ra giải pháp

Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi giá trị trái VSLR Vĩnh

Kim ở Tiền Giang Qua các tài liệu trên, bản thân kế thừa và phát triển vào luận

văn những vấn đề như sau: (1) Vận dụng các phương pháp phân tích chuỗi giá

trị, phân tích lợi ích-chi phí, phương pháp tổng hợp và quy nạp để phân tíchchuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim (2) Tìm hiểu về thực trạng tình hình sản xuất vàtiêu thụ trái VSLR, mô tả chuỗi giá trị sản phẩm này, phân tích hiệu quả kinh tếcủa các tác nhân tham gia vào chuỗi Từ đó đề xuất giải pháp cho từng thành viênnhằm mục tiêu hoàn thiện và phát triển cho toàn chuỗi giá trị sản phẩm này

Trang 18

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị

Theo GTZ, một chuỗi giá trị là:

- Một loạt các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau từ việc cung cấp

các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing,đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng;

- Là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này,

có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một sảnphẩm cụ thể nào đó Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giaodịch kinh doanh trong đó, sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến

tay người tiêu dùng cuối cùng

Tuy nhiên cũng có những định nghĩa khác về chuỗi giá trị, như sau:

- Theo Kaplinsky (1999), Kaplinsky và Morris (2000): Chuỗi giá trị của mộtsản phẩm là hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặcmột dịch vụ bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, thông qua những giai đoạn sảnxuất khác nhau, cho đến khâu phân phối sản phảm đến tay người tiêu dùng cuốicùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng Định nghĩa này có thể được giải thích theonghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng

+ Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thựchiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này

có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư

đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,… Tất cả

những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêudùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng

+ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động donhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chếbiến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,…) để biến một nguyên liệu thô thànhthành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản

Trang 19

xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệpkhác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…

Chúng ta hiểu một cách đơn giản chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế, cóthể được mô tả như:

- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau từ khi

mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hoàn

chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho tác nhân sau cùng;

- Các nhà vận hành thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà cungcấp đầu vào, nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sảnphẩm cụ thể Các nhà vận hành này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt

động kinh doanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu

tới đối tượng sau cùng với sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ để tạo rasản phẩm cụ thể

2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị

Theo GTZ thì: Sơ đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình

ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô và cấp trung của chuỗi giá trị Theo định

nghĩa về chuỗi giá trị thì sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm một sơ đồ chức năng và một

sơ đồ về các chủ thể của chuỗi Lập sơ đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết

phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị

2.1.3 Người vận hành chuỗi giá trị

Người vận hành chuỗi là các tác nhân thực hiện những chức năng cơ bản

của chuỗi giá trị Những người vận hành điển hình là nông dân, các doanh nghiệpnhỏ và vừa, các công ty doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn vàcác nhà bán lẻ Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị,

họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩmhay thành phẩm) Do đó nhà vận hành chuỗi và nhà cung cấp dịch vụ vận hành làhai khái niệm khác nhau Nhà cung cấp dịch vụ vận hành là nhà thầu phụ đượccác nhà vận hành thuê lại

2.1.4 Thúc đẩy chuỗi giá trị

Thúc đẩy chuỗi giá trị có nghĩa là thúc đẩy sự phát triển của chuỗi bẵng

cách tạo điều kiện từ bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị

Trang 20

2.1.5 Chủ thể trong chuỗi giá trị

Thuật ngữ này bao gồm tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan

Nhà nước có quan hệ với một chuỗi giá trị, cụ thể là những nhà vận hành chuỗi,

các nhà cung cấp dịch vụ vận hành và những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ

2.1.6 Người hỗ trợ chuỗi giá trị/nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Những người hỗ trợ chuỗi giá trị là những người tạo điều kiện giúp chuỗi

phát triển như chính quyền địa phương các cấp, viện/trường và những dịch vụ hỗ

trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi

2.1.7 Kênh phân phối

Kênh phân phối được coi như là con đường đi của sản phẩm từ người sảnxuất đến người tiêu dùng hoặc đến người tiêu thụ cuối cùng Kênh phân phối làmột dãy quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhautrên thị trường

Tuy nhiên tuỳ từng doanh nghiệp với quy mô phù hợp sẽ có kênh phânphối khác nhau Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian cần dùng

để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Vì vậy kênh phân phối là các hình thức

di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau Người tiêu dùng quan niệmkênh phân phối có nhiều trung gian khác nhau, đứng giữa họ và người sản xuấtsản phẩm mà họ đang cần sử dụng

2.1.8 Phân tích chuỗi giá trị

Là phân tích mối quan hệ tương tác của các tác nhân đang kinh doanhcùng một loại sản phẩm trên một thị trường cụ thể Phân tích chuỗi giá trị mô tả

hệ thống kinh tế được tổ chức xoay quanh các thị trường sản phẩm cụ thể Phântích chuỗi cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bí quyết sản xuất sâu sắc về cácthực tiễn kinh tế cụ thể Kết quả của các phân tích này được sử dụng để chuẩn bịcho các quyết định về mục tiêu và chiến lược Dựa trên một phân tích chuỗi đượcchia sẻ, các doanh nghiệp có thể xây dựng một tầm nhìn chung và xác định cácchiến lược nâng cấp phối hợp Các cơ quan chính phủ sử dụng phân tích chuỗigiá trị để định dạng và lập kế hoạch về các hoạt động hỗ trợ cũng như để giám sát

các tác động có thể xảy ra Ngoài ra, phân tích chuỗi giá trị không chỉ được sử

Trang 21

dụng trong bối cảnh phát triển mà còn giúp các doanh nghiệp tư nhân đưa ra cácquyết định kinh doanh Các công việc chủ yếu trong phân tích chuỗi giá trị là:

2.1.8.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệthống chuỗi giá trị Các sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinhdoanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng

như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này Các sơ đồ chuỗi là cốt lõi

của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu

2.1.8.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị

Bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủthể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi Tuỳ thuộcvào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khíacạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các

điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc

khuyến khích phát triển chuỗi

2.1.8.3 Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị

Là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi Trong phân tích kinh tế có

hai nội dung quan trọng là xác định giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần củachuỗi

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài gồm có:

a Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TiềnGiang, niên giám thống kê tỉnh, thông tin từ báo chí, internet, tài liệu, các ấnphẩm được công bố

b Số liệu sơ cấp

Được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn

trực tiếp bằng bảng câu hỏi phù hợp với từng đối tượng hoạt động trong chuỗi giátrị trên địa bàn nghiên cứu với cỡ mẫu phỏng vấn từng đối tượng được phân phối

như sau:

Trang 22

Bảng 1: PHÂN PHỐI MẪU VÀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT

1 Nông dân 86 Xã: Bàn Long, Vĩnh Kim, Phú Phong,

Kim Sơn-Châu Thành-Tiền Giang

2 Chủ vựa 5 Chợ Vĩnh Kim – Tiền Giang

3 Hợp tác xã 1 Chợ Vĩnh Kim –Tiền Giang

4 Người bán lẻ 10 Tại Tiền Giang & thành phố HCM

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

- Nông hộ được chọn nghiên cứu: 86 mẫu, bao gồm 58 hộ trồng VSLRtheo tiêu chuẩn GlobalGAP, 28 hộ trồng VSLR theo phương thức truyền thốngtại 04 xã (Vĩnh Kim, Bàn Long, Phú Phong và Kim Sơn) thuộc huyện ChâuThành tỉnh Tiền Giang

- Chủ vựa được chọn nghiên cứu là 05 chủ vựa hoạt động kinh doanh tạichợ Vĩnh Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang – chợ đầu mối VSLR lớn nhất

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí để phân

tích cơ cấu chi phí và lợi ích giữa các tác nhân cũng như phân phối thu nhập của

từng tác nhân trong chuỗi;

- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếpcận GTZ:

Phân tích chuỗi giá trị theo các tiếp cận GTZ (Deutsche GesellschafturTechnische Zusammenarbeit - Đức) gồm ba bước chính Trong đó bước quantrọng và cốt lõi nhất là lập bản đồ giá trị Xây dựng trên một bản đồ giá trị, cácphân tích bổ sung có thể trở nên cần thiết tùy thuộc vào nhu cầu thông tin

Trang 23

Các bước chính trong phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ:

(1) Lập bản đồ chuỗi giá trị: Nhằm định dạng các hoạt động kinh doanh của

các tác nhân tham gia chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗtrợ nằm trong chuỗi giá trị

(2) Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: Dựa vào bản đồ chuỗi giá trị

để lượng hoá các thông số của các bên tham gia chuỗi liên quan đến chủ thể,lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn thị trường cụ thể trong chuỗi

(3) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị: Toàn bộ giá trị gia tăng được sinh ra bởi

chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau trong chuỗi Chi phí tiếp thị(marketing) và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phícủa các giai đoạn trong chuỗi Năng lực vận hành của các tác nhân tham giachuỗi (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận)

- Mục tiêu 3: Từ những kết quả thu được thông qua việc phân tích mục

tiêu 1 và 2, đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động của chuỗi, nâng cao thu nhập

cho nông dân

Trang 24

Chương 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở TỈNH TIỀN GIANG

3.1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Châu Thành nằm phía Tây của tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáphuyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho, phía Tây giáp huyện Cai Lậy, phía Namgiáp sông Tiền, phía Bắc giáp huyện Tân Phước-Tiền Giang và tỉnh Long An

Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành là được chia thành 2 vùng rõ

rệt: vùng nam Quốc lộ 1A giáp với sông Tiền, nước ngọt quanh năm, đất phù samàu mỡ, sông ngòi chằng chịt, thích hợp cho việc tưới tiêu, nuôi trồng Vườn cây

ăn trái xen kẽ với ruộng đồng tạo thành miệt vườn trù phú Vùng này cũng là nơi

tập trung dân cư đông đúc Vùng bắc Quốc lộ 1A là vùng lúa, về phía cực bắc đất

hoang hoá, chua phèn, đường giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt hơn

Những năm gần đây do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn xâm nhậpxâu các xã trong huyện, gây ảnh hưởng đến cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.Hiện nay, huyện có 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã và 1 thị trấn Các di tíchquan trọng trong huyện gồm: di tích gò Tân Hiệp (thị trấn Tân Hiệp), di tích gòGạch, di tích gò Sao, Rạch Gầm Xoài Mút, Chợ Giữa - Vĩnh Kim, đình Tân Lý

Tây, Địa điểm du lịch: cù lao Thới Sơn, khu tượng đài và di tích Rạch GầmXoài Mút, vườn cây ăn trái Vĩnh Kim, trại rắn Đồng Tâm,

3.1.2 Kinh tế xã hội

Về nông nghiệp: Chủ yếu là kinh tế vườn với diện tích 11.359 ha với các

loại cây chủ yếu như sapô, nhãn, vú sữa và các loại cây có múi với sản lượng

hàng năm khoảng 135.000 tấn Cây lúa có diện tích canh tác 4.990 ha, sản lượnghàng năm khoảng 8.000 tấn Cây rau màu thực phẩm diện tích xuống giống hàngnăm khoảng 7.200 ha

Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Huyện có 709 cơ sở sản xuất kinh

doanh tiểu thủ công nghiệp, qui mô vốn 950,34 tỷ đồng, giải quyết việc làm

18.642 lao động

Trang 25

Về thương mại - dịch vụ:

- Huyện có 18 chợ, trong đó có 01 chợ đầu mối là Vĩnh Kim, có sức mua

bán trao đổi khá lớn, huyện đang kêu gọi đầu tư mở rộng

- Các loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất vàtiêu dùng Ngoài ra còn có các di tích lịch sử như Đình Long Hưng, Rạch GầmXoài Mút, có khả năng phát triển du lịch gắn với giáo dục truyền thống

Về văn hóa xã hội:

- Giáo dục: huyện có 17 trường THCS, 29 trường TH và 1 trường mầm

non, 11 trường mẫu giáo; đội ngũ giáo viên có 1.896 người, cơ bản đạt chuẩn; sốlượng học sinh năm học 2009-2010 có 35.276 em, trong đó THCS 12.397 em,

TH 18.176 em, mẫu giáo 4.703 cháu Huyện đạt chuẩn PCTHCS năm 2005

- Y tế: có 01 bệnh viện đa khoa Trung tâm, 01 Trung tâm y tế dự phòng và

phòng khám khu vực ở Vĩnh Kim và Dưỡng Điềm; có 64 bác sĩ, 145 y sĩ, 100 %

xã có bác sĩ phục vụ

- Trung tâm văn hóa, thể thao:105/134 ấp đạt chuẩn văn hóa Phong trào

đàn ca tài tử nam bộ có 11 xã được duy trì thường xuyên hàng tháng Đã đầu tư

xây dựng Trung tâm văn hóa huyện; có 01 sân vận động huyện và 09 xã có sânvận động

- Chính sách xã hội: có 13 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng

LLVT, 3.554 liệt sĩ, 1.926 thương binh và 5.518 gia đình có công cách mạng

3.1.3 Hợp tác xã VSLR Vĩnh Kim

VSLR Vĩnh Kim được trồng từ những năm 1970 nhưng việc chăm sóc rấttùy tiện nên trái VSLR không được giá Khoảng năm 2004-2005, giá VSLR rẻthê thảm nên nhiều nông dân quay lưng với loại trái cây này nhưng kể từ khiHTX VSLR Vĩnh Kim thành lập năm 2006 thì cả vùng VSLR như bừng sống lại

sao bao năm thất bát Khi mới thành lập, HTX chỉ có khoảng trên 50 xã viên với

vốn góp ban đầu nhỏ nhoi (01triệu đồng/xã viên) nhưng đến nay HTX đã có 131

hộ tham gia phân bố ở 13 xã thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang với diệntích 55,3 ha sản xuất theo mô hình GlobalGAP Kể từ năm 2008, khi VSLR của

HTX được chứng nhận GlobalGAP thì loại trái cây đặc sản này đang rộng đường

xuất khẩu Thời gian qua, VSLR của HTX đã có đơn đặt hàng xuất sang Anh,

Trang 26

Canada,…Hiện tại thì HTX đã có thêm một giấy thông hành mới để xuất khẩu

VSLR vào thị trường Mỹ, đó là giấy chứng nhận nhà đóng gói của HTX đạt tiêuchuẩn xuất khẩu sang Mỹ do ông Thomas P Sutton đại diện Bộ Nông nghiệp Mỹ

ký duyệt, được Sở Khoa học – Công nghệ Tiền Giang trao vào 07/04/2009

Trước đó, 06/01/2009 nhà đóng gói của HTX đã đạt tiêu chuẩn HACCP, đây lànhà đóng gói nông sản đầu tiên của ĐBSCL đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ

VSLR là một đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên chỉ có VSLR của HTX VSLR Vĩnh

Kim là được đăng ký thương hiệu, có nhãn mác đẹp mắt cùng dòng chữ “Nguồn

sữa quê hương” đầy tự hào

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY VIỆT NAM 3.2.1 Tình hình chung cả nước

Thời gian gần đây trái cây Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới

Đáng mừng là nhiều loại trái ngon như Bưởi Năm roi, thanh long, VSLR… được

các nhà nhập khẩu đặt hàng ngày càng nhiều; trong đó có những thị trường khótính Theo Bộ NN-PTNT, nhà vườn bây giờ đã thích ứng rất tốt, biết sản xuấtnhững gì mà thị trường cần Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu trái cây hiện còn thấp,

chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Theo dự báo của Tổ chức Lương nông

quốc tế (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm,

nhưng mức cung chỉ tăng khoảng 2,5% /năm Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái

cây nhiệt đới rất lớn, đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuấtkhẩu trái cây Hiện nay, cả nước có khoảng 776.000 ha cây ăn trái, kim ngạchxuất khẩu mỗi năm khoảng 300 - 350 triệu USD Các nhà chuyên môn nhìn nhận,

trái cây nước ta đa dạng phong phú về chủng loại, mùa nào cũng có sản phẩm.Trong đó có nhiều loại ngon, có lợi thế cạnh tranh như: xoài cát Hòa Lộc, bưởinăm roi, bưởi da xanh, sầu riêng Ri-6, Chín Hóa (ở ĐBSCL); bưởi Phúc Trạch,bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều (ở miền Bắc); bơ, chôm chôm,măng cụt, thanh long (ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên)…

Tuy nhiên, thực trạng yếu kém hiện nay là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng

chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ… không đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh thấp

Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu so với các nước trongkhu vực như Thái Lan, Malaysia… Ngoài ra, việc liên kết giữa nông dân với

Trang 27

nông dân trong sản xuất và nông dân với doanh nghiệp trong tiêu thụ diễn ra lỏnglẻo dẫn đến những bất lợi cho trái cây Kim ngạch xuất khẩu của ngành nôngnghiệp mỗi năm đạt mức 15,3 tỷ USD, nhưng mặt hàng trái cây chỉ chiếm vỏnvẹn 300 triệu USD, một con số hết sức khiêm tốn Nhìn vào thực trạng sản xuấthiện nay, trái cây chỉ mới hình thành được một vài vùng chuyên canh hàng hóa

như: thanh long Bình Thuận, thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), thanh long ChâuThành (Long An); khóm Tân Phước, VSLR Vĩnh Kim (Tiền Giang)… Trong khibưởi năm roi, bưởi da xanh, nhãn, chôm chôm… vẫn còn rời rạc - số lượng ít nên

rất khó thu gom để xuất khẩu Tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang… có nhiều

trái ngon nhưng diện tích trồng tập trung không quá 1.000 ha nên rất khó đầu tư

nâng cao chất lượng, cũng như làm thương hiệu

Trong xu thế hội nhập, trái cây nước ta không chỉ cạnh tranh trên thương

trường quốc tế mà còn cạnh tranh ngay thị trường nội địa bởi trái cây ngoại nhập

tràn vào ngày càng nhiều Để tránh tình trạng “thua trên sân nhà”, rất cần sự hỗtrợ của các ngành chức năng và tạo mối liên kết chặt chẽ “ bốn nhà” từ nghiêncứu, tạo giống, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu trái cây Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, vấn đề đầu tiên là Nhà nước cần có quy hoạch lại các vùngtrồng cây ăn trái trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng địa phương, đảm bảo cáctiêu chuẩn sạch đáp ứng cho nhiều thị trường dù khó tính nhất

Sản xuất trái cây sạch chất lượng cao là hướng đi đúng đắn, tuy vậy nhiều

người vẫn lo ngại sự nhân rộng còn hạn chế Thời gian qua, việc tập huấn nhàvườn sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP chủ yếu do công ty TNHH Metro

Cash & Carry Việt Nam tài trợ và tổ chức Ngành nông nghiệp các tỉnh, hiệphội… tham gia dưới góc độ tư vấn Sau những đợt tập huấn, chất lượng trái cây

có tăng lên, nhà vườn có thay đổi nhận thức Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều

hộ tỏ ra thờ ơ với việc sản xuất sạch Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩuthì lo ngại diện tích sản xuất GlobalGAP còn quá ít và chậm nhân rộng Vì vậysản lượng trái cây sạch không nhiều và không thường xuyên nên ảnh hưởng đếntiến độ xuất khẩu dài hạn Nếu so với thủy sản, lúa gạo… thì sự đầu tư của Nhà

nước cho cây ăn trái còn quá kém Vấn đề bảo quản sau thu hoạch, kho lạnh dự

trữ, chế biến, xuất khẩu… của mặt hàng trái cây còn nhiều hạn chế Tại ĐBSCL,

Trang 28

vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước cũng chưa có một doanh nghiệp

xuất khẩu trái cây nào xứng tầm Nguyên nhân là do kinh doanh trái cây dễ bị hưthối, rủi ro cao, lợi nhuận thấp… Vì vậy Nhà nước phải đầu tư, trợ lực tích cựccho doanh nghiệp và nhà vườn Có như vậy mới mong tạo ra bước chuyển đồng

bộ thúc đẩy trái cây phát triển nhanh được

3.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây tại Tiền Giang

Tại Tiền Giang, nơi được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” đã chủ

động tìm hướng đi mới Theo đó, Tiền Giang không chủ trương phát triển đại trà

mà tập trung đầu tư nâng chất lượng những loại trái cây đặc sản, và bước đầu đã

thành công Điển hình nhất là việc trồng VSLR theo tiêu chuẩn GlobalGAP Mô

hình này đã giúp nhà vườn thay đổi toàn bộ từ nhận thức đến cách làm Những

hộ tham gia được ngành chuyên môn hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật trồng cây

an toàn, tạo trái đẹp, kiểm soát chặt dư lượng thuốc trừ sâu, tuân thủ quy trìnhbón phân, áp dụng bao trái, ghi nhật ký… Chương trình trồng VSLR GlobalGAP

đang được thực hiện toàn diện với nhiều vấn đề trọng tâm như: Điều tra, khảo

sát, nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh thối rễ - chết cành, ứng dụng việc bảoquản trái tươi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng suất và chất lượng cho

vườn vú sữa, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nhà vườn… Hiện VSLR được trồng

tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành với diện tích khoảng 2.600 ha, sản lượngmỗi năm khoảng 22.000 tấn Đơn hàng xuất khẩu sang Anh Quốc, Canada…

ngày càng tăng, giá bán cao hơn nhiều so loại thường Trồng theo tiêu chuẩn

GlobalGAP tuy cực nhưng bù lại được nhiều cái lợi, đặc biệt là đầu ra rất đảmbảo bởi VSLR đã trở thành hàng “cao cấp”, không còn sợ cảnh “được mùa- dộichợ- rớt giá” như những năm trước

Trong những tháng đầu năm 2012 vừa qua, tình hình tiêu thụ VSLR VĩnhKim khá thuận lợi, có nhiều triển vọng mới: đơn đặt hàng đầu tiên xuất khẩu

sang Singapore đã được ký kết, một tấn trái cây (vú sữa, thanh long, xoài cát, sầu

riêng) xuất đi Trung Quốc cũng đang được chuẩn bị, giá bán trung bình cao gấp

đôi thị trường nội địa

Trang 29

Chương 4 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM

4.1 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM

4.1.1 Tác nhân nông dân trồng VSLR

4.1.1.1 Thông tin chung

Trước khi phân tích quá trình sản xuất của nông dân ta cần xem xét một số

thông tin chung về nông hộ để có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn

Bảng 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ Chỉ tiêu Đvt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

Tuổi đáp viên Tuổi 32 69 44,13 6,822Tổng nhân khẩu Người 3 8 4,47 1,026

Số lần tập huấn Lần/năm 0 3 0,63 0,946Diện tích VSLR 1000m2 1 7,5 2,03 0,923Tuổi vườn VSLR Năm 8 38 20,40 7,858

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

- Nhìn chung, độ tuổi của các nông hộ trên địa bàn khảo sát khá cao Quakhảo sát cho thấy độ tuổi trung bình của đáp viên là 44,13 tuổi (thấp nhất là 32tuổi, cao nhất là 69 tuổi) Đây là là lứa tuổi tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm từthực tiễn góp phần trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất

- Lao động gia đình được xem là nguồn lao động chính trong sản xuấtnông nghiệp ở nước ta nói chung và địa bàn tác giả khảo sát nói riêng Trungbình mỗi hộ được khảo sát có 05 thành viên mỗi hộ, ít nhất là 03 người, nhiềunhất là 08 người; trong đó số người tham gia vào trồng, chăm sóc, thu hoạch,…VSLR trung bình là 03 người (ít nhất là 02 người, nhiều nhất là 06 người) Sốnhân khẩu còn lại chủ yếu là người già, trẻ em, công nhân viên chức,…

- Các hộ trồng VSLR tập trung chủ yếu ở nhóm sản xuất với quy mô nhỏ.Theo khảo sát của tác giả thì diện tích trồng VSLR của nông hộ trên địa bànnghiên cứu trung bình là 2.030 m2, thấp nhất là 1.000 m2và cao nhất là 7.500 m2

Trong đó, số hộ từ 1.000-<3.000 m2chiếm trên 79%; 19,77% số hộ có diện tích

Trang 30

giao động từ 3.000-<5.000 m2chiếm 17/86 hộ được khảo sát; phần còn lại chỉ 01

hộ là có diện tích trồng VSLR >5.000 m2

- Các vườn VSLR trên địa bàn khảo sát nhìn chung được trồng khá lâu.Thời gian trồng VSLR trung bình của nông hộ là 20,4 năm Trong đó, thấp nhất

là 08 năm, cao nhất là 38 năm Tuy địa phương mới có chủ trương thành lập

vùng chuyên canh VSLR trong một vài năm trở lại đây nhưng những nhà vườn ở

đây đã trồng VSLR từ rất lâu, có những cây trên 30 năm vẫn còn cho trái

Bảng 3: THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VÀ HÌNH THỨC CANH TÁC

Trình độ văn hóa

Trung học cơ sở 44 51,2Trung học phổ thông 16 18,6

Không tham gia 30 34,9

Hình thức canh tác Chuyên canh 77 89,5

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

- Trình độ học vấn của các hộ trên địa bàn khảo sát nhìn chung còn thấp,

điều này có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân do hạn chế

về khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật Khảo sát cho thấy: 26,7% số đáp viên cótrình độ cấp 1; 51,2% đáp viên đạt trình độ cấp 2; 18,6% đáp viên có trình độ cấp

3, còn lại 3,5% có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học Tuy nhiên, các hộ đượcphỏng vấn lại có kinh nghiệm trồng VSLR trung bình là 28,4 năm Đây làkhoảng thời gian khá dài giúp nông hộ tích lũy nhiều kinh nghiệm hữu ích trong

canh tác, điều này được xem là lợi thế của nông dân trên địa bàn nghiên cứu bởi

kinh nghiệm sản xuất là một tài sản vô giá đối với người làm nghề nông

- Các hộ trên địa bàn khảo sát gần như không quan tâm đến vấn đề tậphuấn kỹ thuật canh tác VSLR được hướng dẫn bởi các cá nhân, tổ chức tại địa

phương Khảo sát cho thấy: có 34,9% đáp viên không tham gia bất kỳ lớp tập

Trang 31

huấn nào; 65,1% đáp viên còn lại có tham gia nhưng có đến 44,19% tham gia

không thường xuyên (tức chỉ tham gia 1-2 lần trong năm) Thông thường Sở

KHCN Tiền Giang phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam cùng HTX VSLRVĩnh Kim tổ chức tập huấn cho bà con nông dân trung bình 03 lần/năm để giúpchuyển giao những kiến thức mới trong canh tác, thu hoạch, bảo quản VSLR đểnhằm nâng cao giá trị thương phẩm cho loại trái cây đặc sản địa phương này

- Thu nhập chính của những hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu

từ VSLR, còn một phần là thu nhập từ những loại cây trồng khác, thu nhập từlàm thuê hay công nhân viên chức Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của

VSLR đối với kinh tế hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu Sự biến động giá cảđầu vào, đầu ra, thời tiết,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người nông dân

do kinh tế hộ phụ thuộc quá nhiều vào VSLR

- Hình thức canh tác chuyên canh được xem là chủ yếu của nông hộ trên

địa bàn khảo sát, chiếm tỷ lệ rất cao 89,5%, tương ứng với 77 hộ được khảo sát;

10,5% còn lại có xen canh với cây trồng khác chủ yếu là xen canh với sapo

- Các hộ trên địa bàn khảo sát sử dụng cây giống tại nhà để trồng khithành lập vườn là chủ yếu Nông hộ sử dụng cây giống ở nhà (tự chiết từ cây mẹ)

và mua từ người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ rất cao: 71% Nguyên nhân là dotiết kiệm được chi phí mua giống, đồng thời cây giống tự chiết ở nhà được lựachọn từ những cành sạch bệnh, chất lượng được đảm bảo hơn Cây giống tại nhàchiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là cây giống được mua từ những người quen tại

địa phương chiếm 24,42% Tỷ lệ nhỏ còn lại thuộc về giống bán tại các vườnươm tư nhân, tại các chợ (04 hộ ứng với 4,58%) Khi được hỏi về đối tượng kiểm

tra chất lượng cây giống thì toàn bộ số hộ được khảo sát trả lời là tự kiểm tra theokinh nghiệm bản thân Khâu chọn cây giống rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rấtlớn đến sản lượng trái của cây sau này, tuy nhiên việc chọn cây giống của các hộ

trên địa bàn khảo sát lại phụ thuộc toàn bộ vào kinh nghiệm của bản thân, quađây có thể thấy kinh nghiệm vẫn giữ một vai rò hết sức quan trọng trong sản xuất

nông nghiệp ở nước ta nói chung và trồng VSLR ở Tiền Giang nói riêng

Trang 32

Bảng 4: LÝ DO TRỒNG VSLR CỦA NÔNG HỘ

Kinh nghiệm nhiều năm 57 66,28 4Khuyến khích của địa phương 37 43,00 5

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

Việc trồng VSLR trên địa bàn khảo sát xuất phát từ nhiều lý do khác nhau

Lý do mà các hộ chọn VSLR để trồng được sắp xếp theo mức độ giảm dần, lý do

có tỷ lệ cao nhất sẽ được xếp hạng 1 và tăng dần thứ hạng ứng với những lý do ít

được ưu tiên hơn Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy: đa số hộ được khảo

sát cho biết việc trồng VSLR tạo ra nhiều lợi nhuận hơn những cây trồng khác,

điều này có nghĩa là theo tính toán của các chủ vườn thì VSLR là cây trồng có

giá trị kinh tế cao hơn cả Năng suất cao là yếu tố quan trọng thứ hai để họ chọn

VSLR để trồng Theo khảo sát của tác giả thì năng suất trung bình/1000m2/vụkhoảng 1,188 tấn trái Như vậy, năng suất cao là lý do ưu tiên thứ hai không phải

là vô lý Lý do xếp vị trí thứ ba và thứ tư thuộc về điều kiện tự nhiên phù hợp vàkinh nghiệm trồng lâu năm Đây là hai yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệuquả canh tác của nông hộ Ngoài ra thì một số lý do khác như trồng theo khuyếnkhích của địa phương, trồng theo quy hoạch của tỉnh, được hỗ trợ từ nhiều nguồncũng có ảnh hưởng đến quyết định trồng VSLR của nông hộ Trong tổng số 86mẫu khảo sát thì không có hộ nào được HTX, thương lái hay doanh nghiệp baotiêu sản phẩm cả Việc tiêu thụ VSLR của nông hộ chủ yếu dựa vào cung cầu thị

trường lúc thu hoạch Đây là yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến giá VSLR khiđến lúc thu hoạch rộ, nhà nào cũng trúng mùa

Trang 33

4.1.1.2 Cơ cấu chi phí/vụ/1000m 2 của nông hộ

Để tính toán lợi nhuận ròng mà nông hộ nhận được từ VSLR, trước tiên ta

cần xác định các khoản chi phí mà nông hộ đã đầu tư trong một vụ

Bảng 5: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VSLR

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

Trên đây là bảng tổng hợp các khoản mục chi phí trung bình mà nông hộ

đã đầu tư cho 1000 m2VSLR trong một vụ Dựa vào bảng số liệu trên ta có thểthấy, tổng chi phí đầu tư trung bình/1000m2/vụ của nông hộ trồng VSLR trên địabàn khảo sát là 7.257.394 đồng Tổng chi phí này bao gồm chi phí phát sinhtrong hoạt động sản xuất và phát sinh trong hoạt động tiêu thụ Trong đó:

Chi phí phân bón: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất,

chiếm trên 33,57% tổng chi phí của cả vụ Như đã đề cập ở trên, thời gian chotrái trung bình của vườn VSLR của 86 hộ trên địa bàn khảo sát là 20,4 năm (tức

là vườn VSLR của nông hộ đã trồng được trung bình là 25 năm), đây là khoảng

thời gian khá dài khiến cho sản lượng trái của cây bắt đầu suy giảm Vì vậy, cácnông hộ trên địa bàn khảo sát xem phân bón là yếu tố hàng đầu hỗ trợ cho việc

tăng năng suất Hơn nữa, theo nhiều nông hộ thì việc đầu tư cho phân bón (chủ

yếu là phân hữu cơ) sẽ giúp hạn chế thoái hóa đất, tăng sức cho trái cũng như

tăng thời gian cho trái của cây VSLR Đây là lý do khiến chi phí phân bón chiếm

tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí đầu tư của cả vụ Thông thườngnông hộ bón phân thành nhiều đợt trong một vụ để hạn chể rửa trôi, tiết kiệm chiphí và giúp cây hấp thụ tốt hơn Khi được hỏi về đối tượng chịu chi phí vậnchuyển phân bón khi mua thì 100% số hộ được khảo sát cho rằng người mua chịu

Trang 34

chi phí này Chi phí vận chuyển sẽ được cộng vào chi phí phân bón trung bình từ3.000-5.000 đồng/bao nếu cơ sở vật tư nông nghiệp vận chuyển đến nhà hộ nôngdân.

Chi phí thuốc BVTV: Đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong

các loại chi phí được đề cập, bao gồm các loại thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng lá,

dưỡng trái,…Trong 86 hộ khảo sát thì chì chi phí này thấp nhất là 680.000đồng/1000m2/vụ và cao nhất là 3.667.000 đồng/1000m2/vụ

Chi phí lãi vay: Theo khảo sát thì chỉ có khoảng 20% số hộ được khảo sát

có vay vốn đầu tư cho vườn VSLR, các hộ vay toàn bộ từ ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn và phải có thế chấp (giấy chứng nhận quyền sửdụng đất)

Chi phí tưới tiêu: Ở khoản mục chi phí tưới tiêu tác giả chỉ đề cập đến tiền

điện mà nông hộ sử dụng cho vườn VSLR/vụ, còn công chăm sóc tưới tiêu tác

giả đã ước lượng và cộng vào chi phí lao động gia đình Chi phí này chiếm tỷtrọng thấp nhất trong các khoản mục chi phí phát sinh của cả vụ, thấp nhất là

36.000 đồng và cao nhất là 200.000 đồng/1000m2/vụ tùy thuộc vào sự chăm sóc

và đơn giá điện tại địa phương (đơn giá điện tại địa bàn khảo sát giao động từ

1.000-2.600 đồng/kg)

Chi phí lao động gia đình: Là chi phí cho số ngày công mà lao động trực

tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho vườn VSLR của mình, đây là khoản mụcchiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí, chiếm 14,10% Chi phí lao động

gia đình ở đây chủ yếu là công chăm sóc như tưới tiêu, công bón phân, phun

thuốc, vận chuyển tiêu thụ,…

Chi phí lao động thuê: Đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ tư trong

tổng chi phí phát sinh/vụ/1000m2 (chiếm 11,57%) Theo khảo sát, chi phí lao

động thuê xuất hiện ở các khoản mục chi phí: (1) thuê tỉa cành, tạo tán: Ở đây có

thể là thuê lao động có sẵn máy móc hoặc thuê máy rồi lao động nhà tự làm.Theo tính toán, chi phí này khoảng 85.000 đồng/1000m2/vụ; (2) thuê lao độngthu hoạch: chi phí này khoảng 131.700 đồng/1000m2/vụ Theo khảo sát của tácgiả thì các nông hộ chỉ thuê lao động thu hoạch từ 1-3 ngày/vụ với lý do là rất

khó thuê được lao động lúc thu hoạch rộ Chi phí thuê lao động tại địa bàn khảo

Trang 35

sát giao động: lao động nam từ 100.000 - 120.000 đồng/người/ngày, lao động nữ:

80.000 - 90.000 đồng/người/ngày); (3) thuê vận chuyển tiêu thụ: chi phí nàychiếm khá thấp do đa số các hộ được khảo sát sử dụng lao động nhà vận chuyển

là chủ yếu, nếu thuê thì đơn giá thuê vận chuyển giao động từ 5.000 - 7.000

đồng/bội 20kg tùy vào khoảng cách so với chợ đầu mối Vĩnh Kim; (4) thuê làmđất: trung bình chi phí này khoảng 218.605 đồng/1000m2/vụ Đơn giá lao độngthuê này cũng tương tự như đơn giá thuê lao động thu hoạch được đề cập ở trên

và chi phí này chỉ xuất hiện vào đầu mỗi vụ với thời gian thuê trung bình từ 1-2ngày/1000m2/vụ); (5) thuê bao trái: chỉ 43% số nông hộ được khảo sát có sửdụng kỹ thuật bao trái, tuy nhiên thì không phải toàn bộ sản lượng của 43% nông

hộ này đều sử dụng kỹ thuật bao trái mà theo phản hồi từ các đáp viên chỉ một

lượng nhỏ trái đầu vụ và ở những cành thấp mới được áp dụng kỹ thuật này, do

đó chi phí thuê lao động bao trái bình quân của 86 hộ khảo sát là khá thấp, chỉ

khoảng 74.000 đồng/1000m2/vụ

Chi phí khấu hao: Ở khoản mục chi phí này tác giả chỉ đề cập đến chi phí

khấu hao máy móc thiết bị phục vụ chăm sóc, vận chuyển tiêu thụ VSLR Ở đâytác giả không đề cập đến chi phí khấu hao vườn cây là do rất khó tiếp cận và ướclượng khoản mục chi phí này do chỉ một số lượng nhỏ số hộ được khảo sát là tựthành lập vườn, đa số các hộ còn lại là mua từ người khác và thừa kế từ cha mẹ,ông bà Chi phí khấu hao máy móc bao gồm: khấu hao máy bơm nước (trungbình 01 máy/hộ), máy phun thuốc (trung bình 01 máy/hộ), xe máy (trung bình1,18 xe/hộ), và một số dụng cụ khác

Qua đây có thể thấy, chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất và hoạtđộng tiêu thụ của nông dân trên địa bàn khảo sát trung bình/1000m2/vụ là khácao Do không thể tiếp cận được với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào trước đây vềchuỗi giá trị cũng như hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất VSLR nên tác giảkhông thể đánh giá mức độ gia tăng của các loại chi phí/vụ/1000m2 của nông hộ

được, nhưng theo đa số các nhà vườn được khảo sát thì thời gian qua giá vật tư

nông nghiệp là biến động nhiều nhất, đặc biệt là giá phân; tiếp theo là giá lao

động có xu hướng tăng: đơn giá lao động/ngày đối với lao động nam đầu vụ vừaqua là 100.000 đồng/người/ngày nhưng đến giữa vụ này đã tăng 20% (120.000

Trang 36

đồng/người/ngày), giá lao động nữ hiện tại là 80.000 - 90.000 đồng/người/ngàynhưng theo nhiều hộ nông dân thì với giá hiện tại này rất khó thuê được lao động

do lao động nữ đòi tăng giá lên 100.000 đồng/người/ngày Việc tăng giá lao động

cùng với sự dịch chuyển lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp đang tạo ra sựthiếu hụt lao động mỗi khi đến đợt thu hoạch rộ

4.1.1.3 Khảo sát đối tượng thu mua VSLR của nông dân

Qua khảo sát thực tế cho thấy, nông dân bán VSLR cho nhiều đối tượngthu mua khác nhau nhưng đa phần các hộ nông dân bán cho chủ vựa tại chợ đầumối Vĩnh Kim (xã Vĩnh Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang) Theo tính

toán, nông dân bán VSLR cho đối tượng chủ vựa 81,46% sản lượng thu hoạch,

do chủ vựa là mối quen mà nông dân cho rằng mình không bị ép giá khi bán, hơnnữa, do chợ đầu mối Vĩnh Kim là trung tâm địa bàn mà tác giả khảo sát (86 mẫuphân bố tại 04 xã lân cận với chợ đầu mối Vĩnh Kim), chủ vựa thu mua với số

lượng lớn, không phân biệt cỡ trái, màu sắc, độ sáng của trái,… nên nông dânbán cho đối tượng này là chủ yếu

Bán cho thương lái địa phương chiếm 6,67% sản lượng thu hoạch của

nông dân Các hộ bán cho đối tượng này do nguyên nhân chủ yếu: thiếu điều kiện

chăm sóc vườn VSLR (thiếu vốn đầu tư, vườn ở cách xa nhà, thiếu lao động,…)

Theo khảo sát, có 09 hộ bán toàn bộ sản lượng cho đối tượng thương lái địa

phương ngay từ đầu vụ (lúc cây đã cho trái non) hoặc lúc chuẩn bị cho thu hoạch

lứa trái đầu tiên Đối với hình thức bán này thì thương lái sẽ chịu chi phí chămsóc (phân, thuốc, tưới tiêu,…), chi phí thu hoạch (thuê thu hoạch, vậnchuyển,…) Với hình thức bán này nông dân sẽ nhận toàn bộ thu nhập một lầnhoặc chia ra một vài lần tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên Hình thức bán

này có ưu điểm là nông dân không phải tốn chi phí chăm sóc (hoặc chỉ tốn một

phần), không phải tốn chi phí thu hoạch và cũng không phải lo sự biến động củagiá cả thị trường ảnh hưởng đến thu nhập của mình Tuy nhiên, hình thức bánnày lại làm cho cây VSLR mau xuống sức, khả năng cho trái vụ sau giảm rõ rệt,

đất đai bạc màu,…do thương lái chủ yếu sử dụng phân hóa học bón thúc cho trái

để hưởng lợi ngay mùa vụ đó mà không quan tâm đến ảnh hưởng tới vụ sau Tuy

vậy, hơn 10% nông dân được khảo sát vẫn chọn bán theo hình thức này do những

Trang 37

khó khăn đề cập ở trên Ngoài ra, một số nông dân khác cũng bán cho thương láiđịa phương nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là loại trái có trọng lượng 1,5-

2kg/1chục (1 chục = 14 trái)

Ngoài ra, nông dân còn bán cho đối tượng thu mua khác là HTX VSLRVĩnh Kim - đây là HTX VSLR duy nhất trên địa bàn khảo sát, chiếm 11,87%.Sau khi thu hoạch, nông dân vận chuyển đến nhà đóng gói của HTX tại chợ đầumối Vĩnh Kim HTX hoạt động tương tự như một chủ vựa, tuy nhiên chỉ có HTXmới có ký hợp đồng xuất khẩu, còn các chủ vựa chỉ phục vụ thị trường nội địa.Khảo sát cho thấy, hình thức mua bán giữa nông dân và các đối tượng thumua chủ yếu là giao - nhận trực tiếp Gần 90% số hộ được khảo sát chở VSLR

đến vựa/nhà đóng gói của HTX để bán và được thanh toán ngay bằng tiền mặt là

chủ yếu (97,67%); 2,33% còn lại sẽ được thanh toán theo hình thức: trả ngaybằng tiền mặt một phần và phần còn lại sau một vài ngày Hình thức liên lạc chủyếu giữa người mua - người bán là qua điện thoại

4.1.1.4 Sản lượng/1000m 2 và giá bán trung bình/kg VSLR tiêu thụ

Các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, độ lệch của các chỉ tiêu sản

lượng, giá bán trung bình được ước lượng bằng phần mềm SPSS 16.0 như sau:

Bảng 6: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN VSLR

Sản lượng (kg/1000m2) 1.000 1.500 1.188 144,91

Giá bán (đồng/kg) 13.000 17.000 14.448,84 828,52

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

Kết quả khảo sát cho thấy, sản lượng/1000m2 giao động từ 1.000-1.500

kg Cách thức bán VSLR khá đa dạng: những trái đầu vụ có thể được bán theo

đơn giá hàng chục ngàn đồng/trái (tuy nhiên sản lượng bán theo đơn giá này

không nhiều và không phải nông hộ nào cũng có sản lượng đầu vụ bán theo đơngiá này), lúc thu hoạch rộ có hộ bán theo kilogram, có hộ bán theo chục (01 chục

= 14 trái), đồng thời do các tác nhân thu gom VSLR (hợp tác xã, chủ vựa,…) đềubán VSLR theo đơn giá/kg, người tiêu dùng cuối cùng cũng mua VSLR theo đơn

giá/kg là chủ yếu nên ở đây khi ước lượng giá bán trung bình tác giả quy về đơn

giá/kg để tính toán cho những phần sau Giá bán trung bình/kg giao động từ

13.000-17.000 đồng, trung bình là 14.449 đồng/kg, đây là giá bán bình quân của

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Altenburg, T. (2006), Các cách tiếp cận của các nhà tài trợ dối với việc hỗ trợ cho các chuỗi giá trị vì người nghèo, Báo cáo được thực hiện để phục vụ cho ủy ban các nhà tài trợ để phát triển doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các cách tiếp cận của các nhà tài trợdối với việc hỗtrợcho các chuỗi giá trị vì người nghèo
Tác giả: Altenburg, T
Năm: 2006
2. Chu Trinh (2010), Ngọt ngào cây trái Tiền Gianghttp://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=9662&amp;cap=3&amp;id=12337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngọt ngào cây trái Tiền Giang
Tác giả: Chu Trinh
Năm: 2010
3. Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm, Đinh Hoàng Tú (GTZ) (2009), Phát triển chuỗi giá trị-công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triểnchuỗi giá trị-công cụ gia tăng giá trịcho sản xuất nông nghiệp
Tác giả: Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm, Đinh Hoàng Tú (GTZ)
Năm: 2009
4. Đào Thị Kim Loan, Nguyễn Tri Khiêm (2009), Phân tích yếu tố rủi ro của người nuôi trong chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ QTKD - Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích yếu tố rủi ro củangười nuôi trong chuỗi giá trịcá traởtỉnh An Giang
Tác giả: Đào Thị Kim Loan, Nguyễn Tri Khiêm
Năm: 2009
7. M. Morris and Kaplinsky (2000), A handbook for Value Chain Research, The Institute of Development Studies,Http://www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/VchNov01.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: A handbook for Value Chain Research, TheInstitute of Development Studies
Tác giả: M. Morris and Kaplinsky
Năm: 2000
10. Thanh Thảo (2012), Tiền Giang với chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của trái cây đặc sảnhttp://vccinews.vn/?page=detail&amp;folder=165&amp;Id=5689 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền Giang với chiến lược nâng cao sức cạnh tranh củatrái cây đặc sản
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2012
11. Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010), Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: iếpcận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam
Tác giả: Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm
Năm: 2010
12. Võ Thị Thanh Lộc và cộng tác viên (2010), Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa đối với việc làm và tăng thu nhập của người nghèo ở ĐBSCL, Viên nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngànhhàng tơ xơ dừa đối với việc làm và tăng thu nhập của người nghèo ở ĐBSCL
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc và cộng tác viên
Năm: 2010
13. Waltring, F. và J. Mayer Stamer (2007), Kết nối và phân tích chuỗi và khái niệm (làm cho thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo”, GTZ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết nối và phân tích chuỗi và kháiniệm (làm cho thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo”
Tác giả: Waltring, F. và J. Mayer Stamer
Năm: 2007
16. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2007), Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo: Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị – Making value chains work better for the poor: A toolbook for practitioners of value chain analysis, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn chongười nghèo: Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị – Making value chainswork better for the poor: A toolbook for practitioners of value chain analysis
Tác giả: Ngân hàng Phát triển Châu Á
Năm: 2007
17. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ (2007), Cẩm nang Valuelinks: Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, xuất bản lần thứ nhất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Valuelinks: Phươngpháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị
Tác giả: Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ
Năm: 2007
5. Huỳnh Lợi (2010, Sản xuất và xuất khẩu trái cây: Chủ động phát triển theo hướng chất lượng Khác
14. Công ty nghiên cứu thị trường Axis Reseach (2005), Chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận Khác
15. Công ty nghiên cứu thị trường Axis Reseach (2005), Chuỗi giá trị rau quả thành phố Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w