Phân tích tác nhân người thu mua VSLR

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 38)

4.1.2.1 Tác nhân chủvựa a. Thông tin chung

Đối với đề tài này, tác giả khảo sát 05 chủ vựa hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối Vĩnh Kim (xã Vĩnh Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang). Một số thông tin chung của đáp viên được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 được trình bày trong bảng bên dưới.

Bảng 8: THÔNG TIN CHUNG VỀCHỦVỰA

Chỉtiêu Đvt Nhỏnhất Lớn nhất Trung bình Độlệch

Trìnhđộhọc vấn Lớp 6 12 9 2,236

Thâm niên trong nghề Năm 16 25 20 3,674

Tổng nhân khẩu Người 4 5 4,2 0.447

Tham gia thu mua Người 2 3 2,4 0,548

Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

Trình độ học vấn của chủ vựa nhìn chung từ cấp hai trởlên, trung bình là lớp 9. Xét vềthâm niên trong nghề, đáp viên có thâm niên ít nhất là 16 năm, cao

nhất là 25 năm, tính ra số năm kinh nghiệm trong nghề trung bình của các đáp viên là 20 năm.

Trong 05 mẫu khảo sát đối tượng chủ vựa thì 100% đáp viên đều cho biết VSLR không phải là loại trái cây thu mua duy nhất của họ. Ngoài VSLR họ còn thu mua những loại trái cây khác tại địa phương như: sapo, bưởi, thanh long, cam

sành,… phục vụ thị trường nội địa (chủ yếu là thị trường Hà Nội và thành phố

HồChí Minh).

Số lao động gia đình tham gia thu mua VSLR của tác nhân chủ vựa khá thấp. Trung bình gia đình mỗi chủ vựa được khảo sát có 4,2 nhân khẩu nhưng trong đó trung bình chỉ có 2,4 người tham gia thu mua trái cây (thấp nhất là 2

người, cao nhất là 3 người). Hình thức hoạt động kinh doanh của các chủ vựa là hộkinh doanh cá thể, sửdụng lao động thuê là chủyếu.

Các chủ vựa được khảo sát thu mua VSLR từ nông dân là chủ yếu (trên 95%) và một phần nhỏ từ các thương lái địa phương (5%). Hình thức thanh toán chủyếu của đối tượng này là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, đôi lúc không đủ

vốn lưu động tại thời điểm thu mua các chủ vựa sẽ thanh toán chậm cho người bán, chậm nhất là 02 ngày.

b. Chi phí phát sinh trong hoạt động thu mua và tiêu thụVSLR của chủvựa

Theo khảo sát của tác giả, đối với VSLR tại địa bàn nghiên cứu thì hoạt

động của thương lái trong kênh tiêu thụnội địa và xuất khẩu đều rất mờnhạt, tác

nhân đóng vai trò trung gian quan trọng nối kết giữa nông dân và người tiêu dùng chủyếu là chủvựa, chủvựa thu mua từnông dân trên 80% sản lượng VSLR trên

địa bàn khảo sát. Sau khi thu mua, VSLR sẽ được đóng thùng tại vựa và vận chuyển đến các chợ đầu mối khác đểphân phối lẻ.

Bảng 9: CHI PHÍ THU MUA VÀ TIÊU THỤVSLR CỦA CHỦVỰA

STT Chỉtiêu Sốtiền(đồng/tấn) Tỷtrọng (%)

1 CP thu mua từnông dân 14.449.000 87,00

2 CP lao động thuê 500.191 3,00 3 CP lao động gia đình 53.657 0,32 4 CP thuê mặt bằng 107.009 0,64 5 CP vận chuyển tiêu thụ 240.000 1,45 6 CP lãi vay 110.476 0,67 7 CP bốc vác 280.000 1,69 8 CP phụliệu 760.000 4,58 9 CP khác 108.000 0,65 Tổng chi phí 16.608.333 100,00 Giá thành (đồng/kg) 16.608 Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

Trong tổng chi phí/tấn VSLR hay giá thành/kg VSLR của tác nhân chủ vựa thì chi phí thu mua chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều lần so với chi phí phát sinh trong hoạt động tiêu thụ(chiếm gần 90%). Sau đây tác giảxin phân tích từng loại chi phí hình thành nên giá thành/kg VSLR của chủvựa.

Trước tiên đó là chi phí thu mua VSLR từ nông dân: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷtrọng cao nhất tạo nên giá thành. Đây là đơn giá thu mua bình quân cho cảvụ, không phân biệt thời điểm thu mua, kích cỡ, màu sắc, độsáng của trái.

Đối với chi phí lao động thuê: Ở đây tác giả không phân biệt là thuê thu mua hay thuê tiêu thụ do chi phí thuê lao động tiêu thụ rất ít, chủ yếu là do lao

động gia đình thực hiện. Đối với chi phí nhân công thu mua chỉbao gồm hai loại: chi phí nhân công phân loại và đóng thùng. Chi phí lao động thuê chiếm tỷtrọng cao thứba trong tổng chi phí, chiếm 3,00%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí lao động gia đình:Như đãđề cậpởtrên, trung bình có 2,4 laođộng

gia đình tham gia thu mua, với đơn giá lao động gia đình tương đương lao động

thuê là 120.000 đồng/người/ngày. Chi phí này chiếm 0,32% tổng chi phí tạo nên giá thành.

Chi phí thuê mặt bằng: Qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% chủ vựa đều không sởhữu mặt bằng tại chợmà toàn bộlà sửdụng mặt bằng thuê. Chi phí này chiếm 0,64% tổng chi phí tạo nên giá thành.

Chi phí vận chuyển tiêu thụ: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi phí, (chiếm 1,45%). Kết quảkhảo sát cho thấy, 100% chủvựa

được khảo sát đều không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng đểvận chuyển tiêu thụ VSLR mà chủ yếu là thuê vận chuyển. Đơn giá chi phí thuê vận chuyển

được tính theo thùng, 6.000 đồng/thùng 25 kg (tiêu thụ tại thị trường thành phố

Hồ Chí Minh), 50.000 đồng/thùng 50 kg (tiêu thụ tại thị trường Hà Nội) (quãng

đường vận chuyển được tính từ chợ đầu mối Vĩnh Kim đến thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).Ở đây tác giả không đềcập đến chi phí vận chuyển thu mua do nông dân chởthẳng đến vựa khi thu hoạch và chi phí này do nông dân chịu.

Chi phí lãi vay: Hoạt động thu mua và tiêu thụ VSLR của chủ vựa đều có sửdụng vốn vay, với số lượng vốn vay tăng giảm tùy từng thời điểm (đầu vụhay lúc thu hoạch rộ, có nhiều hay ít đơn đặt hàng,…). Chi phí lãi vay chiếm 0,67% tổng chi phí. Theo khảo sát, 100% chủ vựa được khảo sát đều có sử dụng vốn vay. Các chủ vựa vay chủ yếu đểbổ sung vốn lưu động: thanh toán tiền thu mua VSLR, trả công lao động,…nên chỉ vay tại thị trường tín dụng phi chính thức là chủ yếu (vay nóng ởbên ngoài). Vay theo hình thức này các chủ vựa có thể vay với số tiền lớn, thủ tục nhanh chóng, giải quyết các vấn đề phát sinh kịp lúc,

tránh được những thủ tục rườm rà khi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất vay tại thị trường này lại tính theo ngày với mức lãi suất gấp đôi lãi suất ngân hàng.

Chi phí bốc vác: Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ tư trong

tổng chi phí, chiếm 1,69% tổng chi phí. Chi phí bốc vác tại chợ đầu mối Vĩnh Kim là 2.000 đồng/thùng 25 kg và 5.000 đồng/thùng 50 kg; chi phí này tại thành phốHồ Chí Minh là 5.000 đồng/thùng 25 kg và 8.000 đồng/thùng 50 kg.

Chi phí phụ liệu: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí, bao gồm những phụ liệu dùng đểlàm mát, bảo vệtrái khi vận chuyển,…như

lá chuối khô, lá lục bình, giấy báo, thùng giấy và một số phụ liệu khác. Đơn giá

sau: 2.000-3.000 đồng/kg lá chuối khô, 3.500-5.000 đồng/kg lá lục bình, 5.000-

6.000 đồng/kg giấy báo, 1.500-3.000/thùng giấy.

Chi phí khác: Có nhiều loại chi phí khác phát sinh trong hoạt động thu mua và tiêu thụ của chủ vựa như: chi phí tiền điện thoại, nước uống, nước sinh hoạt,…Chi phí này chiếm 0,65% tổng chi phí.

c. Khảo sát hoạt động tiêu thụcủa chủvựa

Đối tượng bán: Các chủvựa được khảo sát bán VSLR cho các tiểu thương

bán lẻ tại các chợ đầu mối khác là chủ yếu, chiếm khoảng 90% khối lượng thu mua; khoảng 10% còn lại phân phối cho các siêu thịvà một số đối tượng khác.

Hình thức thanh toán: Đa phần là thanh toán bằng tiền mặt do các chủvựa sử dụng vốn vay khá nhiều nên khi tiêu thụ nhận ngay tiền mặt là chủ yếu để

thanh toán tiền thu mua cho nông dân, trả tiền vay,…Đôi khi cũng có bán trả

chậm nhưng chủyếu là mối quen.

Bảng 10: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CHỦVỰA

STT Khoản mục Sốtiền(đồng)

1 Chi phí thu mua/tấn 14.449.000

2 Chi phí tăng thêm/tấn 2.159.333

3 Tổng chi phí/tấn (3=2+1) 16.608.333 4 Giá thành TB/kg 16.608 5 Giá bán TB/kg 17.650 6 Doanh thu TB/tấn 17.650.000 7 Lợi nhuận TB/tấn (7=6-3) 1.041.667 8 Lợi nhuận TB/kg 1.042 Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

Kết quả phân tích cho thấy, tổng chi phí/tấn VSLR trước khi tiêu thụ của chủvựa là 16.608.333 đồng. Với giá bán bình quân 17.650 đồng/kg thì lợi nhuận chủ vựa nhận được bình quân/tấn là trên 1 triệu đồng. Ta thấy, một kilogram VSLR tiêu thụchủvựa lời được hơn 1.000 đồng. Mức lợi nhuận này được xem là khá cao do chủ vựa chỉ là tác nhân trung gian trong thị trường, khối lượng giao dịch lại rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.2 Tác nhân Hợp tác xã

Trên địa bàn khảo sát chỉcó duy nhất một HTX VSLR hoạt động thu mua. HTX thành lập từ năm 2006, hoạt động thu mua VSLR tương tự một chủ vựa.

Hiện tại HTX có 131 xã viên phân bốtại 13 xã thuộc huyện Châu Thành và 02 xã thuộc huyện ChợGạo với diện tích 55,3 ha sản xuất theo mô hình GlobalGAP.

Theo kết quả khảo sát thì tổng tài sản cố định của HTX hiện tại là 950 triệu đồng, bao gồm 01 kho lạnh đểbảo quản VSLR sau thu hoạchvà 01 nơi thu

mua tại chợ đầu mối Vĩnh Kim – Tiền Giang, (thực tế HTX có 02 nơi thu mua nhưng trong đó 01 nơi là xây dựng trên đất thuê của xã viên, với giá thuê hiện tại

là 2.400.000 đồng/tháng); tổng vốn lưu động của HTX tại thời điểm khảo sát là 131 triệu đồng. Đây là một sốvốn khá khiêm tốn đối với một HTX, thực chất đây

chính là vốn góp ban đầu của xã viên khi tham gia vào HTX (1 triệu đồng/xã viên). Với sốvốn khiêm tốn này, HTX không đủ điều kiện đểthu mua VSLR cho toàn bộ

các xã viên mà chỉthu mua cho một tỷlệrất nhỏxã viên tham gia HTX. Theo tác giảtìm hiểu, chỉ có hơn 29% nông dân được khảo sát (25 mẫu) có bán VSLR cho

HTX, giao động từ20% - 80% sản lượng thu hoạch của các nông dân đó.

Để đảm bảo hoạt động, HTX đa phần sửdụng vốn vay đểthu mua VSLR cho nông dân. Theo thông tin từ chủ nhiệm HTX thì rất khó tiếp cận được với vốn vay từngân hàng do HTX không có tài sản đểthếchấp, HTX vay chủyếu từ

những người cho vay bên ngoài (vay nóng), ngoài ra HTX còn vay từ Quỹ phát triển của Sở KHCN Tiền Giang với lãi suất rất thấp (0,7%/năm) nhưng rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay này thường xuyên.

a. Khảo sát hoạt động thu mua VSLR của HTX

Vụ VSLR vừa qua HTX thu mua tổng cộng khoảng 300 tấn VSLR, trong

đó, thu mua từ nông dân trên 90%, khoảng 10% còn lại thu mua từ các chủ vựa tại chợ đầu mối Vĩnh Kim. HTX chỉ thu mua qua tay từ chủ vựa khi cung từ nông dân không đủ đáp ứng các hợp đồng mà HTX đã ký kết.

Cách phân loại trái theo trọng lượng giữa các tác nhân thu mua tương đối giống nhau: trái loại 1: 280-300 gram/trái, trái loại 2: 250-270 gram/trái, trái loại 3: 200-240 gram/trái, và loại nhỏnhất dưới 200 gram/trái. Sau khi thu mua, nhân công HTX sẽ phân loại, đóng thùng và VSLR sẽ được lưu giữ tại kho lạnh của HTX trung bình là 01 ngày trước khi vận chuyển tiêu thụ. Cách thức thu mua của HTX cũng giống như chủ vựa, chủ yếu là nông dân mang đến tận nơi thu mua,

HTX chỉ phân loại, đóng thùng sản phẩm và vận chuyển tiêu thụ. Giá thu mua VSLR do HTX quyết định.

Bảng 11: CHI PHÍ THU MUA VÀ TIÊU THỤVSLR CỦA HTX

STT Chỉtiêu Sốtiền(đồng/tấn) Tỷtrọng (%) 1 CP thu mua VSLR 14.449.000 80,60 2 CP lao động thuê 450.000 2,51 3 CP thuê mặt bằng 40.000 0.22 4 CP vận chuyển tiêu thụ 240.000 1,34 5 CP lãi vay 200.000 1,12 6 CP bốc vác 280.000 1,56 7 CP phụliệu 1.200.000 6,70 8 CP khấu hao 666.700 3,72 9 CP khác 400.000 2,23 Tổng chi phí 17.925.700 100,00 Giá thành (đồng/kg) 17.926 Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

Kết quảkhảo sát cho thấy, tổng chi phí/tấn VSLR của tác nhân HTX trong chuỗi giá trị VSLR là 17.925.700 đồng. Với tổng chi phí này, ta tính được giá thành/kg VSLR thu mua của HTX là 17.926 đồng. Trong đó, các khoản mục chi

phí được phân bổ như sau:

Chi phí thu mua VSLR từ nông dân: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ

trọng nhiều nhất, giống như đối với tác nhân chủvựa, chiếm 80,6% tổng chi phí.

Chi phí lao động thuê: HTX hiện có 09 lao động thuê, làm việc tại 02 khu vực phân loại và đóng thùng của HTX. Chi phí lao động thuê giao động trung bình: lao động nam: 100.000 - 120.000 đồng/người/ngày, lao động nữ: 90.000 -

100.000 đồng/người/ngày.

Chi phí thuê mặt bằng: Như đã đề cập ởphần trên, HTX có thuê đất của xã viên xây dựng 01 nơi thu mua với giá thuê hàng tháng là 2.400.000 đồng. Thời gian thu mua VSLR trung bình một vụlà 05 tháng, với khối lượng thu mua trung bình là 300 tấn/năm. Sau khi tính toán, chi phí thuê mặt bằng/tấn VSLR thu

mua là 40.000 đồng.

Chi phí lãi vay: Do HTX sửdụng vốn vay đểhoạt động là chủyếu nên số

tiền lãi vay/tấn VSLR cũng khá lớn: 200.000 đồng/tấn. Chi phí này bao gồm tiền lãi trả cho những người cho vay bên ngoài (người cho vay nóng), hình thức cho

vay này chủ yếu dựa vào uy tín; ngoài ra còn bao gồm chi phí trả lãi cho Quỹ

phát triển của Sở Khoa học công nghệ Tiền Giang (vay vốn để xây dựng kho lạnh bảo quản VSLR sau thu hoạch với lãi suất thấp: 0,7%/năm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí bốc vác: Hình thức đóng thùng tiêu thụ của HTX cũng tương tự

chủ vựa: 25 kg và 50 kg VSLR/thùng. Do đó, chi phí bốc vác /thùng cũng tương

tự: Chi phí bốc vác tại chợ đầu mối Vĩnh Kim là 2.000 đồng/thùng 25 kg và

5.000 đồng/thùng 50 kg; chi phí này tại thành phố Hồ Chí Minh là 5.000

đồng/thùng 25 kg và 8.000 đồng/thùng 50 kg.

Chi phí phụ liệu: Phụ liệu bảo quản trái của HTX cũng tương tự như chủ

vựa, tuy nhiên có thêm chi phí nhãn mác nên chi phí này/tấn cao hơn tác nhân

chủvựa.

Chi phí khấu hao:Ở đây gồm khấu hao nhà nhà đóng gói và khấu hao kho lạnh bảo quản VSLR sau thu hoạch, với chi phí khấu hao nhà đóng gói là 500.000 đồng/tấn và khấu hao kho lạnh là 166.700 đồng/tấn.

Chi phí khác: Có nhiều loại chi phí khác phát sinh tại HTX trong quá trình thu mua và tiêu thụ như chi phí điện, nước, tiếp khách, marketing,…Chi phí này chiếm 2,23% tổng chi phí.

b. Khảo sát hoạt động tiêu thụcủa HTX

Đối tượng bán VSLR của HTX: Đối với kênh tiêu thụ nội địa thì HTX cũng

hoạt động tương tựmột chủvựa, tức là cũng thu mua từnông dân và phân phối lẻ

cho các chợ đầu mối khác, ký hợp đồng phân phối cho hệ thống siêu thị Metro,…; đối với kênh xuất khẩu thì chỉcó HTX mới ký hợp đồng xuất khẩu với các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo khảo sát, hiện tại chỉ còn có duy nhất công ty TNHH TMDV Rồng Đỏtại quận Gò Vấp–thành phốHồChí Minh là còn ký hợp đồng với HTX, do những khó khăn vềviệc tìm đầu ra cho VSLR tại thị trường nước ngoài nên đã có 02 công ty tại thành phố Hồ Chí Minh tạm

ngưng ký hợp đồng với HTX từ năm 2008. Việc khó tìmđầu ra cho VSLR tại thị

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 38)