THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 26)

3.2.1 Tình hình chung cả nước

Thời gian gần đây trái cây Việt Nam đã có mặtởnhiều nước trên thế giới.

Đáng mừng là nhiều loại trái ngon như Bưởi Năm roi, thanh long, VSLR… được các nhà nhập khẩu đặt hàng ngày càng nhiều; trong đó có những thị trường khó tính. Theo Bộ NN-PTNT, nhà vườn bây giờ đã thích ứng rất tốt, biết sản xuất những gì mà thị trường cần. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu trái cây hiện còn thấp,

chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Theo dự báo của Tổ chức Lương nông

quốc tế (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng khoảng 2,5% /năm. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất lớn, đây là cơ hội tốt đểViệt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trái cây. Hiện nay, cả nước có khoảng 776.000 ha cây ăn trái, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 300 - 350 triệu USD. Các nhà chuyên môn nhìn nhận,

trái cây nước ta đa dạng phong phú về chủng loại, mùa nào cũng có sản phẩm.

Trong đó có nhiều loại ngon, có lợi thế cạnh tranh như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi

năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng Ri-6, Chín Hóa (ở ĐBSCL); bưởi Phúc Trạch,

bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều (ởmiền Bắc); bơ, chôm chôm, măng cụt, thanh long (ởkhu vực Đông Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên)…

Tuy nhiên, thực trạng yếu kém hiện nay là sản xuất manh mún, nhỏlẻ, chất lượng

chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ… không đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh thấp. Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… Ngoài ra, việc liên kết giữa nông dân với

nông dân trong sản xuất và nông dân với doanh nghiệp trong tiêu thụdiễn ra lỏng lẻo dẫn đến những bất lợi cho trái cây. Kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp mỗi năm đạt mức 15,3 tỷ USD, nhưng mặt hàng trái cây chỉ chiếm vỏn vẹn 300 triệu USD, một con số hết sức khiêm tốn. Nhìn vào thực trạng sản xuất hiện nay, trái cây chỉ mới hình thành được một vài vùng chuyên canh hàng hóa

như: thanh long Bình Thuận, thanh long ChợGạo (Tiền Giang), thanh long Châu

Thành (Long An); khóm Tân Phước, VSLR Vĩnh Kim (Tiền Giang)… Trong khi bưởi năm roi, bưởi da xanh, nhãn, chôm chôm… vẫn còn rời rạc - số lượng ít nên rất khó thu gom để xuất khẩu. Tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang… có nhiều

trái ngon nhưng diện tích trồng tập trung không quá 1.000 ha nên rất khó đầu tư

nâng cao chất lượng, cũng như làm thương hiệu.

Trong xu thếhội nhập, trái cây nước ta không chỉ cạnh tranh trên thương trường quốc tế mà còn cạnh tranh ngay thị trường nội địa bởi trái cây ngoại nhập tràn vào ngày càng nhiều. Để tránh tình trạng “thua trên sân nhà”, rất cần sự hỗ

trợ của các ngành chức năng và tạo mối liên kết chặt chẽ “ bốn nhà” từ nghiên cứu, tạo giống, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu trái cây. Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) cho rằng, vấn đề đầu tiên là Nhà nước cần có quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn trái trên cơ sởphát huy thếmạnh của từng địa phương, đảm bảo các tiêu chuẩn sạch đáp ứng cho nhiều thị trường dù khó tính nhất.

Sản xuất trái cây sạch chất lượng cao là hướng đi đúng đắn, tuy vậy nhiều

người vẫn lo ngại sự nhân rộng còn hạn chế. Thời gian qua, việc tập huấn nhà

vườn sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP chủ yếu do công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam tài trợ và tổ chức. Ngành nông nghiệp các tỉnh, hiệp hội… tham gia dưới góc độ tư vấn. Sau những đợt tập huấn, chất lượng trái cây

có tăng lên, nhà vườn có thay đổi nhận thức. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hộ tỏ ra thờ ơ với việc sản xuất sạch. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu thì lo ngại diện tích sản xuất GlobalGAP còn quá ít và chậm nhân rộng. Vì vậy sản lượng trái cây sạch không nhiều và không thường xuyên nênảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu dài hạn. Nếu so với thủy sản, lúa gạo… thì sự đầu tư của Nhà

nước cho cây ăn trái còn quá kém. Vấn đề bảo quản sau thu hoạch, kho lạnh dự

vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước cũng chưa có một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nào xứng tầm. Nguyên nhân là do kinh doanh trái cây dễbị hư

thối, rủi ro cao, lợi nhuận thấp… Vì vậy Nhà nước phải đầu tư, trợlực tích cực cho doanh nghiệp và nhà vườn. Có như vậy mới mong tạo ra bước chuyển đồng bộ thúc đẩy trái cây phát triển nhanhđược.

3.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụtrái cây tại Tiền Giang

Tại Tiền Giang, nơi được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” đã chủ động tìm hướng đi mới. Theo đó, Tiền Giang không chủ trương phát triển đại trà mà tập trung đầu tư nâng chất lượng những loại trái cây đặc sản, và bước đầu đã

thành công. Điển hình nhất là việc trồng VSLR theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Mô hình này đã giúp nhà vườn thay đổi toàn bộ từ nhận thức đến cách làm. Những hộ tham gia được ngành chuyên môn hỗ trợgiống, phân bón, kỹthuật trồng cây an toàn, tạo trái đẹp, kiểm soát chặt dư lượng thuốc trừ sâu, tuân thủ quy trình bón phân, áp dụng bao trái, ghi nhật ký… Chương trình trồng VSLR GlobalGAP

đang được thực hiện toàn diện với nhiều vấn đề trọng tâm như: Điều tra, khảo sát, nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh thối rễ- chết cành,ứng dụng việc bảo quản trái tươi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng suất và chất lượng cho

vườn vú sữa, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nhà vườn… Hiện VSLR được trồng tập trung chủ yếuởhuyện Châu Thành với diện tích khoảng 2.600 ha, sản lượng mỗi năm khoảng 22.000 tấn. Đơn hàng xuất khẩu sang Anh Quốc, Canada… ngày càng tăng, giá bán cao hơn nhiều so loại thường. Trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP tuy cực nhưng bù lại được nhiều cái lợi, đặc biệt là đầu ra rất đảm bảo bởi VSLR đã trở thành hàng “cao cấp”, không còn sợ cảnh “được mùa- dội chợ- rớt giá” như những năm trước.

Trong những tháng đầu năm 2012 vừa qua, tình hình tiêu thụVSLR Vĩnh

Kim khá thuận lợi, có nhiều triển vọng mới: đơn đặt hàng đầu tiên xuất khẩu

sang Singapore đãđược ký kết, một tấn trái cây (vú sữa, thanh long, xoài cát, sầu riêng) xuất đi Trung Quốc cũng đang được chuẩn bị, giá bán trung bình cao gấp

Chương 4

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM

4.1 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖIGIÁ TRỊVSLR VĨNH KIM GIÁ TRỊVSLR VĨNH KIM

4.1.1 Tác nhân nông dân trồng VSLR

4.1.1.1 Thông tin chung

Trước khi phân tích quá trình sản xuất của nông dân ta cần xem xét một số

thông tin chung vềnông hộ đểcó cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn.

Bảng 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ

Chỉtiêu Đvt Nhỏnhất Lớn nhất Trung bình Độlệch

Tuổi đáp viên Tuổi 32 69 44,13 6,822

Tổng nhân khẩu Người 3 8 4,47 1,026

Sốlần tập huấn Lần/năm 0 3 0,63 0,946

Diện tích VSLR 1000m2 1 7,5 2,03 0,923

Tuổi vườn VSLR Năm 8 38 20,40 7,858

Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

- Nhìn chung, độtuổi của các nông hộ trên địa bàn khảo sát khá cao. Qua khảo sát cho thấy độtuổi trung bình của đáp viên là 44,13 tuổi (thấp nhất là 32 tuổi, cao nhất là 69 tuổi).Đây là là lứa tuổi tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm từ

thực tiễn góp phần trong việc nâng cao hiệu quảsản xuất.

- Lao động gia đình được xem là nguồn lao động chính trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và địa bàn tác giả khảo sát nói riêng. Trung bình mỗi hộ được khảo sát có 05 thành viên mỗi hộ, ít nhất là 03 người, nhiều nhất là 08 người; trong đó số người tham gia vào trồng, chăm sóc, thu hoạch,…

VSLR trung bình là 03 người (ít nhất là 02 người, nhiều nhất là 06 người). Số

nhân khẩu còn lại chủyếu là người già, trẻem, công nhân viên chức,…

- Các hộ trồng VSLR tập trung chủyếu ởnhóm sản xuất với quy mô nhỏ. Theo khảo sát của tác giả thì diện tích trồng VSLR của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trung bình là 2.030 m2, thấp nhất là 1.000 m2và cao nhất là 7.500 m2.

giao động từ3.000-<5.000 m2chiếm 17/86 hộ được khảo sát; phần còn lại chỉ01 hộlà có diện tích trồng VSLR >5.000 m2.

- Các vườn VSLR trên địa bàn khảo sát nhìn chung được trồng khá lâu. Thời gian trồng VSLR trung bình của nông hộ là 20,4 năm. Trong đó, thấp nhất

là 08 năm, cao nhất là 38 năm. Tuy địa phương mới có chủ trương thành lập vùng chuyên canh VSLR trong một vài năm trởlại đây nhưng những nhà vườnở đây đã trồng VSLR từrất lâu, có những cây trên 30 năm vẫn còn cho trái.

Bảng 3: THÔNG TIN VỀTRÌNHĐỘ VĂN HÓAVÀ HÌNH THỨC CANH TÁC

Chỉtiêu Tần số Tỷlệ(%) Trìnhđộ văn hóa Tiểu học 23 26,7 Trung học cơ sở 44 51,2 Trung học phổthông 16 18,6 TC, CĐ, ĐH 3 3,5 Tổng 86 100,0 Tập huấn Có tham gia 56 65,1

Không tham gia 30 34,9

Tổng 86 100,0

Hình thức canh tác Chuyên canh 77 89,5

Xen canh 9 10,5

Tổng 86 100,0

Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

- Trình độ học vấn của các hộ trên địa bàn khảo sát nhìn chung còn thấp,

điều này có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quảsản xuất của người dân do hạn chế

vềkhả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. Khảo sát cho thấy: 26,7% số đáp viên có

trìnhđộcấp 1; 51,2% đáp viên đạt trìnhđộcấp 2; 18,6% đáp viên có trìnhđộcấp 3, còn lại 3,5% có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, các hộ được phỏng vấn lại có kinh nghiệm trồng VSLR trung bình là 28,4 năm. Đây là

khoảng thời gian khá dài giúp nông hộtích lũy nhiều kinh nghiệm hữu ích trong

canh tác, điều này được xem là lợi thế của nông dân trên địa bàn nghiên cứu bởi kinh nghiệm sản xuất là một tài sản vô giá đối với người làm nghềnông.

- Các hộ trên địa bàn khảo sát gần như không quan tâm đến vấn đề tập huấn kỹ thuật canh tác VSLR được hướng dẫn bởi các cá nhân, tổ chức tại địa

huấn nào; 65,1% đáp viên còn lại có tham gia nhưng có đến 44,19% tham gia

không thường xuyên (tức chỉ tham gia 1-2 lần trong năm). Thông thường Sở

KHCN Tiền Giang phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam cùng HTX VSLR Vĩnh Kim tổ chức tập huấn cho bà con nông dân trung bình 03 lần/năm để giúp chuyển giao những kiến thức mới trong canh tác, thu hoạch, bảo quản VSLR để

nhằm nâng cao giá trị thương phẩm cho loại trái cây đặc sản địa phương này.

- Thu nhập chính của những hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ VSLR, còn một phần là thu nhập từ những loại cây trồng khác, thu nhập từ

làm thuê hay công nhân viên chức. Qua đây có thểthấy được tầm quan trọng của

VSLR đối với kinh tế hộ gia đình trênđịa bàn nghiên cứu. Sựbiến động giá cả đầu vào, đầu ra, thời tiết,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh kếcủa người nông dân do kinh tếhộphụthuộc quá nhiều vào VSLR.

- Hình thức canh tác chuyên canh được xem là chủ yếu của nông hộ trên

địa bàn khảo sát, chiếm tỷ lệ rất cao 89,5%, tương ứng với 77 hộ được khảo sát; 10,5% còn lại có xen canh với cây trồng khác chủyếu là xen canh với sapo.

- Các hộ trên địa bàn khảo sát sử dụng cây giống tại nhà để trồng khi thành lập vườn là chủyếu. Nông hộsửdụng cây giốngởnhà (tựchiết từcây mẹ) và mua từ người thân trong gia đình chiếm tỷlệrất cao: 71%. Nguyên nhân là do tiết kiệm được chi phí mua giống, đồng thời cây giống tự chiết ở nhà được lựa chọn từnhững cành sạch bệnh, chất lượng được đảm bảo hơn. Cây giống tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là cây giống được mua từ những người quen tại

địa phương chiếm 24,42%. Tỷ lệ nhỏ còn lại thuộc về giống bán tại các vườn

ươm tư nhân, tại các chợ(04 hộ ứng với 4,58%). Khi được hỏi về đối tượng kiểm tra chất lượng cây giống thì toàn bộsốhộ được khảo sát trảlời là tựkiểm tra theo kinh nghiệm bản thân. Khâu chọn cây giống rất quan trọng vì nóảnh hưởng rất lớnđến sản lượng trái của cây sau này, tuy nhiên việc chọn cây giống của các hộ trên địa bàn khảo sát lại phụ thuộc toàn bộ vào kinh nghiệm của bản thân, qua

đây có thểthấy kinh nghiệm vẫn giữmột vai rò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệpở nước ta nói chung và trồng VSLRởTiền Giang nói riêng.

Bảng 4: LÝ DO TRỒNG VSLR CỦA NÔNG HỘ

Lý do trồng VSLR Tần số Tỷlệ(%) Xếp hạng

Nhiều lợi nhuận 77 89,53 1

Năng suất cao 66 76,74 2

Điều kiện tư nhiên phù hợp 64 74,42 3

Kinh nghiệm nhiều năm 57 66,28 4

Khuyến khích của địa phương 37 43,00 5

Huy hoạch của tỉnh 12 14,00 6

Được hỗtrợtừnhiều nguồn 3 3,49 7

Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

Việc trồng VSLR trên địa bàn khảo sát xuất phát từnhiều lý do khác nhau. Lý do mà các hộchọn VSLR đểtrồng được sắp xếp theo mức độgiảm dần, lý do có tỷlệcao nhất sẽ được xếp hạng 1 và tăng dần thứhạng ứng với những lý do ít

được ưu tiên hơn. Dựa vào bảng sốliệu trên ta có thể thấy: đa sốhộ được khảo sát cho biết việc trồng VSLR tạo ra nhiều lợi nhuận hơn những cây trồng khác,

điều này có nghĩa là theo tính toán của các chủ vườn thì VSLR là cây trồng có giá trịkinh tế cao hơn cả. Năng suất cao là yếu tố quan trọng thứ hai để họchọn

VSLR để trồng. Theo khảo sát của tác giả thì năng suất trung bình/1000m2/vụ

khoảng 1,188 tấn trái. Như vậy, năng suất cao là lý doưu tiên thứhai không phải là vô lý. Lý do xếp vịtrí thứba và thứ tư thuộc về điều kiện tựnhiên phù hợp và kinh nghiệm trồng lâu năm. Đây là hai yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả canh tác của nông hộ. Ngoài ra thì một sốlý do khác như trồng theo khuyến khích của địa phương, trồng theo quy hoạch của tỉnh, được hỗtrợtừnhiều nguồn cũng có ảnh hưởng đến quyết định trồng VSLR của nông hộ. Trong tổng số 86 mẫu khảo sát thì không có hộ nào được HTX, thương lái hay doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cả. Việc tiêu thụVSLR của nông hộchủ yếu dựa vào cung cầu thị trường lúc thu hoạch. Đây là yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến giá VSLR khi

4.1.1.2 Cơ cấu chi phí/vụ/1000m2của nông hộ

Đểtính toán lợi nhuận ròng mà nông hộnhận được từ VSLR, trước tiên ta cần xác định các khoản chi phí mà nông hộ đãđầu tư trong một vụ.

Bảng 5: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤVSLR

Nguồn: Khảo sát thực tếcủa tác giả, năm 2012

Trên đây là bảng tổng hợp các khoản mục chi phí trung bình mà nông hộ đã đầu tư cho 1000 m2VSLR trong một vụ. Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể

thấy, tổng chi phí đầu tư trung bình/1000m2/vụ của nông hộtrồng VSLR trên địa

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)