Mô tả hoạt động của chuỗi

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 49)

Dựa vào sơ đồ chuỗi, ta thấy chuỗi giá trịVSLR Vĩnh Kim vận hành theo 03 kênh chủ yếu, bao gồm 02 kênh phục vụ thị trường nội địa và 01 kênh phục vụthị trường xuất khẩu.

Kênh 01: Nông dân→ Chủvựa→ Người bán lẻ → Người tiêu dùng nội địa

Kênh 02: Nông dân→ HTX → Người bán lẻ → Người tiêu dùng nội địa

Kênh 03: Nông dân→ HTX → DNXK → Người tiêu dùng nước ngoài

Bên cạnh những tác nhân chính (Nông dân, chủ vựa, HTX, người bán lẻ) tham gia tích cực vào việc hình thành, vận hành và duy trì hoạt động của chuỗi, còn phải kể đến những tác nhân đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi góp phần hoàn thiện vàổn định hoạt động chuỗi. Đó là:

Người cung cấp các yếu tố đầu vào: Đó là các cá nhân/tổ chức cung cấp cây giống cho nông dân; các cơ sở, công ty, đại lý phân phối thuốc BVTV, phân bón, phụ liệu bảo quản trái sau thu hoạch và các công cụ, dụng cụ hỗ trợ chăm

sóc, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụVSLR.

Trung tâm khuyến nông, chi cục BVTV: Tổchức hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, xây dựng mô hình trình diễn thiết thực, phổ biến kỹ

thuật canh tác, hướng dẫn và hỗtrợphòng trừdịch bệnh, thúc đẩy tăng năng suất và chất lượng VSLR theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Sở KH và CN Tiền Giang: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến ứng dụng tiến bộkhoa học kỹthuật, thông tin mới vềkỹthuật canh tác cho nông dân, cách thức bảo quản trái sau thu hoạch cho nông dân và các đối tượng thu mua

VSLR trên địa bàn.

Phòng NN và PTNN huyện Châu Thành, SởNN và PTNN Tiền Giang: Phổ

biến cơ chế, chính sách của Nhà nước về quy hoạch vùng chuyên canh, định

hướng sản xuất; hỗtrợcông tác thủy lợi đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Các tổ chức tín dụng: Cung cấp vốn vay cho các cá nhân, tổchức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi.

Viện cây ăn quảMiền Nam: Nghiên cứu giống mới, đưa ra quy trình nhân giống cây sạch bệnh; theo dõi và điều trị bệnh trên cây trồng; nghiên cứu về kỹ

thuật cây trồng và BVTV gắn với vệsinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu và phổ

cập trong nhà vườn kỹ thuật trồng thâm canh vườn cây ăn quả, các kỹ thuật và công nghệsau thu hoạch; nghiên cứu chuyển giao qui trình kỹthuật sản xuất theo tiêu chuẩn thếgiới GlobalGAP.

Chính quyền các cấp (Trung ương và địa phương):Đóng vai trò nghiên cứu, ban hành và triển khai các công cụchính sách nhằm thúc đẩy chuỗi phát triển.

Các chức năng cơ bản trong chuỗi giá trịVSLR Vĩnh Kim:

Qua khảo sát, chuỗi giá trịVSLR Vĩnh Kim bao gồm 05 chức năng cơ bản sau:

Chức năng đầu vào: Gồm việc cung cấp cây giống, phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu, công cụ lao động cho nông dân. Chức năng cung ứng này gồm có các chủ thể tham gia như: cá nhân/tổ chức cung cấp cây giống tại địa

phương; các nhà cung cấp phân bón, thuốc BVTV; các cửa hàng xăng dầu; cơ sở

cung cấp các loại công cụ lao động, dịch vụnông nghiệp....

Chức năng sản xuất: Chủ yếu do nông dân (trong và ngoài HTX) đảm nhận. Bao gồm các hoạt động từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ.

Chức năng thu mua: Chủ yếu tập trung vào đối tượng chủ vựa. Đây là

chức năng trung gian nhằm mục đích tiêu thụVSLR do nông dân làm ra và phân phối lại cho các đối tượng bán lẻ. Ngoài ra, chức năng này còn được đảm nhận bởi HTX VSLR Vĩnh Kim.

Chức năng thương mại: Là các hoạt động phân loại, đóng thùng và phân

phối (nội địa và xuất khẩu). Chức năng này do các chủ vựa, HTX và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu đảm nhận.

Chứcnăng tiêu dùng: Bao gồm các hoạt động bán lẻ, đưa VSLR đến tay

người tiêu dùng cuối cùng (do hệ thống bán lẻ đảm nhận) hoặc nhà nhập khẩu

(khi VSLR được xuất bán ra nước ngoài).

Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia vào chuỗi, các tác nhân này nối kết với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từsản xuất đến tiêu dùng.

4.3 PHÂN TÍCH KINH TẾCHUỖI GIÁ TRỊVÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM

Phân tích kinh tếbao gồm: (1) đánh giá toàn bộgiá trị gia tăng được tạo ra bởi chuỗi giá trịvà tỷtrọng của các giai đoạn khác nhau, (2) đánh giá chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc chi phí trong các giai đoạn của chuỗi

và (3) đánh giá năng lực của các nhà vận hành (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận).

Như đã trình bày, hoạt động của chuỗi diễn ra qua 03 kênh chính (02 kênh nội địa và 01 kênh xuất khẩu). Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, trong đề tài này tác giả chỉ phân tích kinh tế đối với 02 kênh chính: kênh 01 và kênh 03 (chiếm trên 90% sản lượng tiêu thụ). Tác giả xin bỏqua kênh phân phối thứ 02 do HTX làm tác nhân trung chuyển (đây cũng là một trong hai kênh tiêu thụnội

địa nhưng chiếm tỷtrọng thấp).

Ở đây, sau khi tính toán toàn bộ các khoản mục chi phí tạo nên giá thành/kg, tác giả lấy giá bán/kg trừ đi chi phí giá thành/kg để tính GTGT thuần/kg VSLR tiêu thụ cho từng tác nhân. Đối với nông dân, giá thành được hiểu là toàn bộ chi phí đầu vào; còn đối với các tác nhân khác thì giá thành còn bao gồm các chi phí tăng thêm trong quá trình thu mua, vận chuyển tiêu thụ như

tiền công lao động, tiền thuê mặt bằng, trả lãi vay,…

4.3.1 Đối với trường hợp tiêu thụnội địa (Kênh 01)

Kênh tiêu thụ này gồm 03 tác nhân chính: Nông dân, chủ vựa và người bán lẻ.

Sơ đồ02: Kênh tiêu thụnội địa

Trong kênh tiêu thụnày, nông dân giữvai trò là người sản xuất (tiếp nhận các yếu tố đầu vào); chủvựa giữchức năng thu mua và thương mại; người bán lẻ

làm nhiệm vụphân phối cho người tiêu dùng cuối cùng.

Đầu vào Sản xuất Thu mua&thương mại Tiêu dùng

Phân bón, thuốc BVTV,… Nông dân Chủvựa Người bán lẻ Thị trường nội địa

Theo kết quả tính toán, GTGT thuần qua từng tác nhân hoạt động trong

kênh tiêu thụ nội địa được trình bày trong bảng sau:

Bảng 13: GTGT THUẦN TỪNG TÁC NHÂN KÊNH TIÊU THỤNỘI ĐỊA

Đvt: Đồng/kg

STT Chỉtiêu Nông dân Chủvựa Bán lẻ

1 Giá mua vào 6.109 14.449 17.650

2 Giá bán ra 14.449 17.650 24.700 3 GTGT (3=2-1) 8.340 3.201 7.050 4 TỷlệGTGT (%) 44,86 17,22 37,92 5 CP tăng thêm 0 2.159 1.770 6 GTGT thuần (5=3-4) 8.340 1.042 5.280 7 TỷlệGTGT thuần (%) 56,88 7,11 36,01

Tổng GTGT thuần toàn kênh 14.662

Nguồn: Tính toán của tác giảtừsốliệu điều tra thực tế, năm 2012

Khoản chênh lệch (GTGT) được tạo ra/1 kg VSLR từ khi người nông dân tiếp nhận các chi phí đầu vào (6.109 đồng) cho tới khi người bán lẻ bán 1 kg

VSLR cho người tiêu dùng cuối cùng (24.700 đồng) là: 24.700 đồng – 6.109

đồng= 18.591 đồng. Trong đó,

Nông dân tạo ra: 14.449 đồng – 6.109 đồng= 8.340 đồng, tương ứng với 44,86% GTGT của kênh;

Chủ vựa tạo ra: 17.650 đồng– 14.449 đồng = 3.201 đồng, tương ứng với 17,22% GTGT của kênh;

Người bán lẻtạo ra:24.700 đồng – 17.650 đồng= 7.050 đồng, tương ứng với 37,92% GTGT của kênh.

Trên thực tế, để có được khoản chênh lệch nói trên, mỗi tác nhân (ngoại trừnông dân) còn phải bỏra một số khoản chi phí khác như: chi phí vận chuyển, bốc vác, bảo quản, đóng gói, bán hàng,…Tổng chi phí tăng thêm/kg trong kênh tiêu thụnội địa là 3.929 đồng. Trong đó:

Chi phí tăng thêm của chủvựa: 2.159 đồng (chiếm54,95%);

Chi phí tăng thêm của người bán lẻ: 1.770 đồng (chiếm45,05%)

=> Lợi nhuận hay GTGT thuần được tạo ra/kgVSLR tiêu thụ nội địa:

18.591đồng –2.159đồng –1.770đồng = 14.662 đồng.

Trong đó, lợi ích từng tác nhân được hưởng như sau:

Chủvựa: 1.042 đồng (chiếm 7,11% GTGT thuần toàn kênh);

Người bán lẻ: 5.280 đồng (chiếm 36,01% GTGT thuần toàn kênh).

Qua kết quả phân tích trên ta có thể thấy, nông dân là người hưởng lợi nhiều nhất so với các tác nhân khác hoạt động trong kênh (chiếm 56,88% GTGT thuần của kênh), đứng thứ hai về giá trị thụ hưởng là người bán lẻ với 36,01% GTGT thuần toàn kênh tiêu thụ, và cuối cùng là chủ vựa với 7,11% GTGT thuần toàn kênh.

4.3.2 Đối với trường hợp xuất khẩu (Kênh 03)

Do không thể tiếp cận được tác nhân DNXK nên đối với đềtài này tác giả

chỉdừng lạiở giai đoạn HTX cung cấp VSLR cho DNXK đểtìm hiểu GTGTđối với tác nhân trung chuyển trong kênh tiêu thụ nội địa (chủ vựa) và kênh xuất khẩu (HTX) có sự chênh lệch hay không? Khoảng cách của sự chênh lệch (nếu

có) như thếnào?,..Hoạt động của các tác nhân trong kênh xuất khẩu được miêu tả trong sơ đồsau:

Sơ đồ03: Kênh xuất khẩu

Qua sơ đồ trên ta thấy, số lượng tác nhân trong kênh xuất khẩu và nội địa

là như nhau. Từ những thông tin khảo sát thực tế, qua tính toán GTGT thuần trong kênh xuất khẩu, tác giảtổng hợp thành bảng sốliệu sau:

Bảng 14: GTGT THUẦN TRONG KÊNH XUẤT KHẨU

Đvt: đồng/kg

STT Chỉtiêu Nông dân HTX DNXK

1 Giá mua vào 6.109 14.449 24.000

2 Giá bán ra 14.449 24.000 -

3 GTGT (3=2-1) 8.340 9.551 -

4 Chi phí tăng thêm 0 3.477 -

5 GTGT thuần (5=3-4) 8.340 6.074 -

6 Tổng GTGT thuần1 14.414

Ghi chú1: Chưa tính đến DNXK và người tiêu dùng nước ngoài Nguồn: Tính toán của tác giảtừsốliệu điều tra thực tế, năm 2012

Đầu vào Sản xuất Thu mua Thương mại

Phân bón, thuốc BVTV,… Nông dân HTX DNXK Thị trường nước ngoài

Trong kênh tiêu thụ này,tác giả không đề cập đến tỷ lệ GTGT cũng như tỷ lệ GTGT thuần được tạo ra qua từng tác nhân do chưa thể xác định được tổng GTGT cũng như tổng GTGT thuần của toàn kênh tiêu thụ. Kết quảtính toán cho thấy, trong kênh tiêu thụ này nông dân tạo ra GTGT thuần/kg là 8.340 đồng; GTGT thuần mà HTX tạo ra là 6.074 đồng/kg. Dựa vào thông tin bảng 13 và bảng 14 bên trên có thể so sánh được GTGT thuần được tạo ra từ 02 tác nhân trung chuyển trong chuỗi giá trị VSLR (chủ vựa và HTX) là rất khác nhau, sự

chênh lệch gần 06 lần. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc tìmđầu ra xuất khẩu nên sản lượng xuất khẩu so với sản lượng tạo ra còn quá thấp, tác nhân trung chuyển trong kênh nội địa– chủvựa tiêu thụnhiều hơn, do đó tổng GTGT thuần mà HTX tạo ra trong kênh này là không đáng kể (hay nói khác hơn là tổng GTGT thuần mà HTX nhận được trong kênh phân phối này là tương đối thấp), giá trị thương hiệu VSLR Vĩnh Kim vẫn chỉ lẫn quẫn tại thị trường nội địa mà thôi.

Đánh giá lợi ích của từng tác nhân qua 02 kênh tiêu thụ:

Đối với nông dân: Đối với VSLR tiêu thụ nội địa thì nông dân là người

hưởng lợi nhiều nhất so với các tác nhân còn lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,

nông dân chưa thể vươn lên khá giàu từ VSLR do chi phí sản xuất cao (trên 7 triệu đồng/1000m2), giá bán biến động thất thường giữa những thời điểm trong cùng một vụ, giữa các vụkhác nhau cũng có sự biến động đáng kể; bên cạnh đó,

yếu tố thời tiết, dịch bệnh cũng tác động nhiều đến lợi nhuận từVSLR của nông dân (khảo sát cho thấy thời gian qua VSLR chết hàng loạt không rõ nguyên nhân). Hơn nữa, do bị giới hạn về diện tích đất canh tác, trung bình mỗi hộ là 2.030m2 thìước tính thu nhập từVSLR của mỗi hộ/năm cũng chỉvào khoảng 20 triệu đồng. Với mức thu nhập này và với chi phí sinh hoạt đang leo thang như

hiện nay thì nông dân khó có thể tiết kiệm được nhiều đểmởrộng sản xuất. Còn

đối với kênh xuất khẩu, tác giả không đủ cơ sở đểkết luận là đối tượng nào được

hưởng lợi nhiều nhất do thiếu thông tin tác nhân DNXK. Tuy nhiên, qua kênh phân phối này ta thấy được một điều: GTGT thuần của VSLR trong kênh xuất khẩu chắc chắn lớn hơn GTGT thuần của nó trong kênh nội địa, bởi lẽ chỉ mới qua 02 tác nhân (Nông dân→HTX) mà GTGT thuần của kênh đã xấp xỉ GTGT

thuần toàn kênh tiêu thụ nội địa: GTGT thuần toàn kênh nội địa 03 tác nhân:

14.662 đồng/kg, GTGT thuần kênh xuất khẩu (chỉ mới thông qua 02 tác nhân) là

14.414 đồng/kg (98,31% so với toàn kênh nội địa).

Đối với chủ vựa: Đây là tác nhân nhận được GTGT thuần/kg thấp nhất trong các tác nhân hoạt động trong chuỗi nhưng lại có mức thu nhập bình quân/vụkhá cao, trên 280 triệu đồng. Mức thu nhập này được xem làổn định và lớn hơn nhiều so với nông dân vì sản lượng giao dịch lớn (bình quân lợi nhuận/kg là 1.042 đồng, sản lượng thu mua bình quân/vụlà 270 tấn).

Tác nhân HTX (kênh xuất khẩu): GTGT thuần/kg mà HTX nhận được thấp hơn nông dân (6.074 đồng). Mặt khác, do khó khăn trong việc tìm đối tác xuất khẩu, giá cả đầu ra có sựbiến động nên lợi nhuận mà HTX nhận được trong kênh phân phối này được xem là khôngổn định. Một điều đáng nói ở đây nữa là, nếu VSLR được thông qua HTX để bán cho DNXK thì chi phí tăng thêm/kg cũng như GTGT thuần/kg của tác nhân HTX đều cao hơn chi phí tăng thêm/kg cũng như GTGT thuần/kg của tác nhân trung chuyển trong kênh tiêu thụ nội địa

–chủvựa.

Người bán lẻ: Là tác nhân hưởng lợi thứ hai trong kênh tiêu thụ nội địa

(5.280 đồng, 36,01%). Tuy nhiên thực tếcho thấy, tùy thuộc vào đối tượng mua VSLR từ người bán lẻ (khách nội địa hay khách quốc tế, khách quen hay lạ,…)

mà sẽcó giá bán khác nhau tuy cùng thời điểm, cùng phẩm chất trái. Do đó, đây là tác nhân khó ước lượng chính xác lợi nhuận nhất trong kênh phân phối.

Chương 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ

VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM - TIỀN GIANG

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤVSLR VĨNH KIM TẠI TIỀN GIANG VSLR VĨNH KIM TẠI TIỀN GIANG

5.1.1 Thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụVSLR tại Tiền Giang

Tình hình sản xuất và tiêu thụ VSLR Vĩnh Kim tại Tiền Giang có được một sốthuận lợi nhất định:

Thứnhất, tỉnh Tiền Giang nói chung và vùng chuyên canh VSLR nói riêng có hệthống giao thông khá thuận lợi giúp vận chuyển tiêu thụVSLR dễdàng.

Thứ hai, tại tỉnh Tiền Giang có chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, là trung tâm của vùng sản xuất VSLR, là chợ đầu mối VSLR lớn nhất cả nước giúp cho việc vận chuyển tiêu thụcủa nông dân được thuận tiện, nhanh chóng.

Thứ ba, dựa trên những điều kiện tiềm năng của vùng, chính quyền địa

phương đã vàđang xây dựng phát triển thành vùng chuyên canh VSLR và xác định VSLR là một trong những loại trái cây chủlực của tỉnh nên có những thuận lợi nhất

định trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó,tỉnh cũng đã và đang xây dựng thương

hiệu VSLR Vĩnh Kim, tạo điều kiện tốt cho việc quảng bá và tìm kiếm thị trường, góp phần nâng cao sản lượng VSLR xuất khẩu hiện tại và tương lai.

5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụVSLR tại Tiền Giang

5.1.2.1 Đối với sản xuất

Mặc dù có những thuận lợi nhất định trong sản xuất và tiêu thụ VSLR

nhưng người sản xuất cũng gặp phải không ít khó khăn trởngại:

Thứ nhất, mặc dù được tổ chức tập huấn nhưng đa phần nông dân lại canh tác dựa vào kinh nghiệm của bản thân, rất ít tham gia tập huấn kỹ thuật hoặc có tham gia nhưng không thường xuyên. Điều này dẫn đến nông dân không thể hoặc chậm tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới,cách phòng trị những đối tượng gây hại mới,…

Thứ hai, giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định và có xu hướng tăng

Thứ ba, tại xã Vĩnh Kim huyện Châu Thành đã hình thành HTX VSLR Vĩnh Kim, tuy nhiên do thời gian hoạt động chưa lâu cộng với những hạn chế

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 49)