1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CỎ DẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ CỎ DẠI CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

93 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CỎ DẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ CỎ DẠI CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG Tác giả HOÀNG THỊ QUỲNH Khóa luậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CỎ DẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ CỎ DẠI CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH

Trang 2

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CỎ DẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ CỎ DẠI CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả

HOÀNG THỊ QUỲNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:

Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC

KS TRẦN VĂN CHÂU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, xin chân thành biết ơn:

- Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập

- Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Nông học, Ban quản lý thư viện và các thầy, cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn truyền đạt những kiền thức quí báu trong suốt thời gian tham gia học tập, đồng thời đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia thực tập, thực hiện

đề tài tốt nghiệp này đạt được kết quả tốt

Xin chân thành cảm ơn:

-Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam, nơi tôi thực tập

- Kỹ sư Trần Văn Châu là người hướng dẫn tôi tại trung tâm BVTV

- Gia đình chú Mười Trà đã cho tôi thuê đất thực hiện thí nghiệm và các cộng

sự, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này

Trong quá trình thực hiện thực tập này không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp những ý kiến chân tình của các cơ quan chức năng, các thầy cô giáo, các cộng sự và bạn bè để tôi rút ra những bài học quí báu để có thêm kinh nghiệm trong học tập và công tác của mình trong thời gian tiếp theo

Xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM ngày 01 tháng 08 năm 2009 Hoàng Thị Quỳnh

Trang 4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài “ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CỎ DẠI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ CỎ DẠI CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG”

Giáo viên hướng dẫn: - Thầy Nguyễn Hữu Trúc

- KS Trần Văn Châu

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 19/03/2009 đến ngày 22/6/2009 nhằm điều tra thành phần cỏ dại và các biện pháp phòng trừ cỏ dại của nông dân tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang, đồng thời khảo sát hiệu lực trừ cỏ dại trên ruộng lúa của một

số thuốc hóa học trên vùng đất này

Kết quả điều tra thành phần cỏ dại ở 30 ruộng lúa cho thấy hai nhóm cỏ phổ biến là nhóm cỏ hòa bản và nhóm cói lác Qua phỏng vấn các chủ ruộng trên về cách phòng trừ các nhóm cỏ chính trên ruộng lúa của họ cho thấy 100% nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ cỏ giai đoạn đầu và một số nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ lần hai, một số thì làm cỏ xót lại bằng tay

Thí nghiệm xác định thành phần và mật số cỏ dại, đồng thời khảo sát hiệu lực phòng trừ cỏ dại của một số thuốc hóa học Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy

đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 6 nghiệm thức:

Topgold 60OD (NT1), Clincher 10EC (NT2), Nominee 10SC (NT3), Sunrice 15WG (NT4), Facet 25SC (NT5), đối chứng (NT6) Thời gian phun thuốc là 10 ngày sau khi sạ Kết quả thí nghiệm cho thấy:

- Thành phần cỏ trên ruộng bao gồm những loài: Chác, Lác rận, Đuôi phụng, Lồng vực, rau mương

- Hiệu lực trừ cỏ của các nghiệm thức đã làm giảm đáng kể cỏ so với đối chứng, đặc biệt là NT1 (Topgold 60OD) và NT3 (Nominee 10SC)

- Về năng suất các nghiệm thức phun thuốc tham gia thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn đối chứng (1,96 tấn) NT3 (Nominee 10SC) cho năng suất cao nhất (3,8 tấn)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

Chương 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu và giới hạn đề tài 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.2.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về cỏ dại 3

2.1.1 Định nghĩa cỏ dại 3

2.1.2 Đặc điểm chung của cỏ dại 3

2.1.3 Cỏ dại trong ruộng lúa 4

2.1.3.1 Phân loại cỏ dại trong ruộng lúa 4

2.1.3.3 Tác hại của cỏ dại đối với ruộng lúa 5

2.1.3.4 Những đặc điểm quan trọng của cỏ dại trên ruộng lúa 5

2.1.3.5 Các biện pháp quản lý cỏ dại trong ruộng lúa 6

2.2 Sơ lược về thuốc trừ cỏ 8

2.2.1 Định nghĩa thuốc trừ cỏ 8

2.2.2 Lịch sử 8

2.2.3 Các nhóm thuốc 9

Trang 6

2.2.4 Phổ tác dụng của thuốc trừ cỏ 9

2.2.5 Những dạng thuốc trừ cỏ thường gặp 10

2.2.6 Cơ chế tác động của thuốc trừ cỏ 10

2.2.7 Con đường xâm nhập của thuốc trừ cỏ vào cỏ dại 11

2.2.8 Ưu nhược điểm của biện pháp diệt cỏ bằng hóa chất 11

2.2.8.1 Ưu điểm 11

2.2.8.2 Nhược điểm 11

2.2.9 Thuốc thí nghiệm 12

Chương 3 15

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 15

3.1 Điều kiện thí nghiệm 15

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm 15

3.1.2.Thời gian 15

3.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu 15

3.2 Vật liệu thí nghiệm 16

3.3 Phương pháp khảo nghiệm 16

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 16

3.3.2 Kỹ thuật canh tác 18

3.3.3 Xác định thành phần và mật độ cỏ dại và cách phòng trừ cỏ trên ruộng nông dân 18

3.3.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc diệt cỏ đến mật số và trọng lượng của từng loài và từng nhóm cỏ 18

3.3.4.1 Xác định thành phần cỏ dại và mật số trên ruộng thí nghiệm trước khi phun thuốc 18

3.3.4.2 Xác định thành phần và mật số cỏ dại ruộng thí nghiệm sau khi phun thuốc 19

3.3.4.3 Xác định hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc trừ cỏ trên ruộng thí nghiệm 19

3.3.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa 20

3.3.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 21

Trang 7

Chương 4 22

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Điều tra thành phần cỏ dại tên ruộng lúa sạ vụ Hè Thu năm 2009 22

4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng thí nghiệm lúa sạ tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang 23

4.3 Đặc tính của các loại cỏ hiện diện trên ruộng thí nghiệm 24

4.3.1 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) 24

4.3.2 Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) 24

4.3.3 Cỏ chác (Fimbristylis miliacea) 24

4.3.4 Cỏ Lác rận (Cyperus iria) 24

4.3.5 Rau mương (Ludwigia octovalvis) 25

4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ trên ruộng thí nghiệm 27

4.4 Hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc tham gia thí nghiệm 33

4.3.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa 37

4.3.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa: 37

Chương 5 45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 49

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng Trang

Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu 15

Bảng 3.2 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm 16

Bảng 3.3 Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc đối với cây lúa (Cục Bảo Vệ Thực Vật) 20

Bảng 4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng nông dân điều tra 22

Bảng 4.2 Các loại thuốc nông dân sử dụng chủ yếu 23

Bảng 4.3 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dạitrên ruộng nông dân điều tra 23

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ lồng vực 27

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ đuôi phụng 28

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ Cháo 29

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ lác rận 30

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm cỏ Hòa bản 30

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm cỏ Cói lác 31

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm cỏ lá rộng 32

Bảng 4.11 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với cỏ lồng vực 33

Bảng 4.12 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với cỏ Đuôi phụng 34

Bảng 4.13 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với cỏ Cháo 34

Bảng 4.14 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với cỏ Lác rận 35

Bảng 4.15 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với nhóm cỏ Hòa bản 36

Bảng 4.16 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với nhóm cỏ Cói lác 36

Bảng 4.17 Hiệu lực của thuốc diệt cỏ đối với nhóm cỏ lá rộng 37

Bảng 4.18 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa 38

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Cỏ lồng vực 25

Hình 4.2 Cỏ đuôi phụng 25

Hình 4.3 Cỏ chác 26

Hình 4.4 Cỏ lác rận 26

Hình 4.5 Cỏ rau mương trên ruộng 26

Hình 4.6 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn đắp bờ 39

Hình 4.7 Bình phun thuốc 39

Hình 4.8 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn cắm cọc 40

Hình 4.9 Phương pháp điều tra cỏ 40

Hình 4.10 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn lúa 30 ngày 41

Hình 4.11 Cân trọng lượng cỏ 41

Hình 4.12 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn lúa chín 42

Hình 4.13 REP I giai đoạn lúa chín 42

Hình 4.14 REP II giai đoạn lúa chín 43

Hình 4.15 REP III giai đoạn lúa chín 43

Trang 11

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, cây lúa (Ozyra sativa L.) là cây lương thực chủ yếu của nhiều quốc

gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Theo Trần Văn Đạt (2005) cây lúa được trồng ở khoảng 112 nước và lúa gạo là thức ăn căn bản của gần 3 tỉ người Cây lúa có thể trồng được ở mọi nơi từ vùng đất ẩm thấp nhiều nước đến vùng đất cao, đồi núi Lúa gạo là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng nhiều hơn hết, nhất là ở những nước nhập khẩu và những nước lấy lúa gạo làm thức ăn chính

Việt Nam cũng là một nước xem lúa gạo là nguồn lương thực chính Vì vậy, việc phát triển ngành trồng lúa ở nước ta có vai trò rất quan trọng Một trong những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng lúa ở nước ta là vị trí địa lí nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm quanh năm rất thích hợp với cây lúa Với điều kiện thuận lợi đó, ngành trồng lúa ở nước ta không những đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong nước mà còn vươn ra xuất khẩu và hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan về sản lượng xuất khẩu gạo

Tuy nhiên, ngành trồng lúa ở nước ta cần phải được nghiên cứu và phát triển hơn nữa để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dân số gia tăng rất nhanh, mặt khác đem lại nguồn lợi kinh tế, ổn định đời sống cho nông dân Những vấn đề đáng được quan tâm nhất hiện nay là công tác giống, kỹ thuật canh tác, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại, phòng trừ cỏ dại Trong đó, vấn đề quản lý cỏ dại rất đáng chú trọng Theo nghiên cứu của Viện lúa gạo quốc tế (IRRI), cỏ dại có thể làm giảm năng suất từ

44 – 96 % tùy theo biện pháp canh tác, và làm giảm chất lượng của lúa gạo Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước và dưỡng liệu làm giảm năng suất lúa Nhiều loài cỏ dại là

ký chủ trung gian của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn của chuột Theo thống kê của các nước trồng lúa ở Châu Á thì cỏ dại có thể làm giảm đến 50 % thiệt hại năng suất nếu không có biện pháp phòng trừ

Trang 12

Trong các nhóm cỏ hiện diện trên ruộng lúa thì nhóm cỏ hoà bản và nhóm cỏ Cói lác làm giảm năng suất lúa rõ nét nhất

Như vậy, những ảnh hưởng của cỏ dại đối với ngành trồng lúa là rất nghiêm trọng Việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý cỏ dại là vô cùng quan trọng và

có ý nghĩa to lớn trong mục tiêu sản xuất của ngành trồng lúa nước ta

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ của một số loại thuốc hóa học tại xã Long Định huyện Châu Thành - Tiền Giang” nhằm đánh giá, xác định loại thuốc có hiệu lực trừ cỏ cao trên ruộng lúa sạ ở huyện Châu Thành và đánh giá độc tính của một số thuốc đối với lúa với mong muốn cung cấp và bổ sung những kiến thức về quản lí cỏ dại

1.2 Mục đích và yêu cầu và giới hạn đề tài

1.2.1 Mục đích

Điều tra nông dân về thành phần, mật độ, mức độ phổ biến và biện pháp diệt cỏ dại trên ruộng lúa sạ

Điều tra thành phần, mật độ, mức độ phổ biến của cỏ dại trên ruộng lúa sạ vụ

Hè Thu 2009 tại Huyện Châu Thành - Tiền Giang

Đánh giá hiệu lực diệt cỏ của 5 loại thuốc: Topgold 60OD, Clincher 10EC, Nominee 10SC, Sunrice 15WG, Facet 25SC

Kiểm tra độc tính đối với cây lúa

1.2.2 Yêu cầu

Xác định được thành phần, mức độ phổ biến và biện pháp diệt cỏ trên ruộng trên ruộng nông dân tại ba xã Long Định, Nhị Bình, Điềm Hy của huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Xác định được thành phần, mật số cỏ dại và mức độ phổ biến trên ruộng trên ruộng lúa sạ vụ Hè Thu 2009 nông dân tại huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang

Xác định hiệu lực trừ cỏ dại (%) trên ruộng lúa sạ của một số thuốc diệt cỏ

1.2.3 Giới hạn đề tài

Đề tài thực hiện ở diện hẹp của một vụ lúa

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cỏ dại

2.1.1 Định nghĩa cỏ dại

Có nhiều định nghĩa khác nhau về cỏ dại Theo Bùi Cách Tuyến (1993), cỏ dại

là các loài thực vật mọc không đúng chỗ mong muốn, không do gieo trồng mà có Đặc biệt là gây hại nhiều hơn sinh lợi Nó ảnh hưởng đến lợi ích của con người nhưng cũng

có giá trị chưa được khám phá Còn theo RAO (1998), cỏ dại là những cây mọc không đúng chỗ và ngoài ý muốn của con người, cạnh tranh với cây trồng chính về dinh dưỡng, nước, ánh sáng

2.1.2 Đặc điểm chung của cỏ dại

Các loại cỏ dại có một số đặc điểm chung như sau:

- Cỏ dại có khả năng chống chịu cao và tính chất biến động rất lớn so với cây trồng Đặc tính này giúp cỏ tồn tại lâu dài và dai dẳng

- Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản và khả năng nhân giống mạnh Chúng có thể sinh sản bằng hạt, thân bò, thân ngầm tùy theo loại Ví dụ: cỏ gà có 3 hình thức sinh sản: bằng hạt, thân bò, thân ngầm nên khả năng lan tràn rất cao

- Số lượng hạt và mầm ngủ của cỏ dại rất nhiều, đảm bảo cho nó có hệ số nhân giống cao

- Tính chất dễ rụng và có nhiều hình thức phát tán Sau khi chín, hạt cỏ dễ rời khỏi cây Hiện tượng này kèm theo hiện tượng chín không đều làm cho cỏ dại có đủ thời gian phóng thích hạt ra ngoài Hạt cỏ có kích thước nhỏ, trọng lượng thấp, quả và hạt có nhiều bộ phận như: lông, râu, móc giúp chúng có thể lan truyền trên diện tích lớn bằng nhiều con đường: theo nước, gió, động vật, con người

- Hạt cỏ có tính miên trạng và nảy mầm không đều Tính miên trạng gây khó khăn cho việc xác định thời điểm trừ cỏ có hiệu quả và chính xác

Trang 14

2.1.3 Cỏ dại trong ruộng lúa

2.1.3.1 Phân loại cỏ dại trong ruộng lúa

™ Theo IRRI (1978), các loại cỏ thường phân thành 3 nhóm chính

Nhóm cỏ hòa bản (Poaceae): là nhóm cỏ phổ biến, có hầu hết trên ruộng lúa

các nước Chúng có lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân, rễ chùm, có hoa và hạt rất nhiều, hạt nảy mầm rất tốt Nhóm này có các loại cỏ: cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ bắc, cỏ mồm

Nhóm cói lác (Cyperaceae): các loại cỏ này có lá dài và hẹp, mọc thành 3

hàng dọc theo thân, thân thường cứng hình tam giác và đặc ruột Sinh sản hữu tính, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ẩm ướt, có khả năng đẻ nhánh rất nhiều Mỗi thân cỏ mang một chùm bông lớn, hạt cỏ dễ tách khỏi bông Nhóm này có các loại cỏ: cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến, cỏ năng

Nhóm cỏ lá rộng: lá thường lớn và rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều

cách khác nhau nhưng không song song Nhóm này có nhiều kiểu sinh sản khác nhau, thường sinh sản bằng hạt, đôi lúc cũng sinh sản vô tính Trong nhóm này có các loại cỏ: cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền

™ Dựa vào phương thức sinh sống có 2 nhóm:

Cỏ dại ký sinh: cỏ dại sống nhờ hoàn toàn vào dưỡng chất do cây chủ cung cấp

như dây tơ hồng, gọi là cỏ ký sinh hoàn toàn Cỏ dại có thể tự túc một phần chất hữu

cơ, đó là những loại cỏ có lá xanh như tầm gởi

Cỏ dại không ký sinh: phần lớn nhóm này có đủ các cơ quan dinh dưỡng như

rễ, thân, lá và được phân ra cỏ một lá mầm và cỏ hai lá mầm

• Cỏ một lá mầm: chúng có những đặc tính như lá thường hẹp, dày, mọc xiên, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, điểm sinh trưởng được bọc trong bẹ lá như cỏ lồng vực, cỏ chác, cỏ lác rận

• Cỏ hai lá mầm: loại này có những đặc tính là lá thường rộng, nằm ngang, mỏng, mềm và ít lông; rễ thường là rễ cọc ăn sâu; điểm sinh trưởng thường lộ ra ngoài như: rau mác bao, cỏ xà bông

™ Phân loại theo chu kỳ sinh sống, cỏ dại được chia ra làm hai nhóm chính:

Cỏ hằng niên: Chu kỳ sinh sống dưới một năm, các loài cỏ này có chu kỳ sinh

Trang 15

sống ngắn hơn cây lúa như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ mồm, cỏ cháo, cỏ chác, rau mương, cỏ mực, rau trai, rau muống, rau dừa

Cỏ đa niên: Chu kỳ sống thường trên một năm, có nhiều cách tồn tại vốn tự

nhiên do sinh sản bằng hạt, bằng một đoạn thân, hoặc một đoạn rễ trong đất Ruộng ít được cày xới, ruộng một năm, canh tác một vụ, hoặc đất hoang thì cỏ đa niên sẽ chiếm

ưu thế hơn cỏ hằng niên Những loài cỏ đa niên thường thấy trên ruộng lúa là cỏ chỉ,

cỏ ống, cỏ bắc, cỏ cú, u du, rau bợ, bèo tấm, lục bình, rao mác bao

Ngoài ra người ta còn chia ra cỏ nhị niên, cỏ hoàn tất chu kỳ sống là 2 năm

2.1.3.2 Những loại cỏ phổ biến trên ruộng lúa

Theo Pagade ctv (1978), Parrett và Seaman (1980), có khoảng 530 loại cỏ quan trọng hơn 180 giống thuyộc 60 họ là cỏ dại hại lúa Trong đó, cỏ hoà bản là quan trọng nhất với hơn 80 loài Kế đó là nhóm cói lác với hơn 50 loài Các loại cỏ phổ biến trên ruộng cỏ phổ biến trên ruộng lúa sạ ướt tại đồng bằng Sông Cửu Long là: Cỏ lồng vực

(Echinochloa crus-galli; E glabrescens; E.colona), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), cỏ chỉ nước (Pastalum distichum), cỏ cháo (Cyperus diffoms), cỏ lác rận (C.iria), cỏ lác (Fimbristylis miliacea), rau mác bao (Monochoria vaginalis), rau mương (Ludwigia octovalvis), cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanica)

2.1.3.3 Tác hại của cỏ dại đối với ruộng lúa

Hằng năm, thất thu do các loài dịch hại chiếm khoảng 35% sản lượng mùa màng của thế giới Trong đó, thất thu do cỏ dại chiếm 9,5%, khoảng 20,4 tỉ đô la (Cramer, 1967) Theo thống kê của các nước trồng lúa ở châu Á thì cỏ dại có thể làm giảm đến 50% thiệt hại năng suất nếu không có biện pháp phòng trừ Trong các nhóm

cỏ hiện diện trên ruộng lúa thì nhóm cỏ thuộc họ hoà bản và nhóm cỏ thuộc họ chác lác làm giảm năng suất lúa rõ nét nhất

Cỏ dại cạnh tranh với cây lúa về ánh sáng, nước và phân bón Ngoài ra, cỏ dại còn là nơi lưu tồn và lây lan nhiều loại sâu, bệnh, chuột, và các sinh vật có hại khác

Cỏ dại còn làm giảm chất lượng hạt gạo khi đem xay chà, dẫn đến giảm giá trị xuất khẩu và cũng làm giảm độ thuần khiết của hạt giống cho mùa vụ sau

2.1.3.4 Những đặc điểm quan trọng của cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ có khả năng thích ứng và tồn tại cao: cỏ dại chịu rét tốt hơn cây lúa Cỏ chịu được phèn hoặc mặn cũng tốt hơn cây lúa

Trang 16

Cỏ sinh sản nhanh và nhiều hơn cây lúa: Một bông cỏ lồng vực có từ vài trăm đến vài ngàn hạt Một cây rau dền qua một vụ có thể cho ra vài triệu hạt

Hạt cỏ dễ phát tán hơn hạt lúa Hạt cỏ thường nhỏ, nhẹ, có lông tơ nên dễ được nước, gió, côn trùng, gia súc, con người và nông cụ mang đi xa

Một số hạt cỏ có miên trạng và cấu trúc vỏ đặc biệt nên chúng tồn tại lâu trong đất trong hệ thống tiêu hoá của súc vật và ngay cả trong phân ủ

Cỏ dại có nhiều cách sinh sản hơn lúa: Cỏ thường sinh sản bằng hạt Tuy nhiên, một số loại có thể sinh sản bằng thân hoặc một đoạn rễ (cỏ gà, rau má)

Hầu hết các loài cỏ trên ruộng lúa đều mọc rất mạnh khi thiếu nước Do đó, giữ mực nước ruộng hợp lý theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa sẽ hạn chế được sự phát triển của cỏ dại

2.1.3.5 Các biện pháp quản lý cỏ dại trong ruộng lúa

™ Loại bỏ hạt cỏ trong nguồn giống gieo sạ

Dùng giống xác nhận để gieo sạ Hạt giống xác nhận phải đạt tiêu chuẩn không quá 10 hạt cỏ dại trong 1 kg hạt giống

Sử dụng 1/20 diện tích ruộng để làm lúa giống vụ sau: khử lẫn triệt để từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, loại bỏ những bụi cỏ, bụi lúa cao hoặc thấp hơn bình thường và lúa

™ Sửa soạn đất kỹ diệt cỏ, quản lý nước ém cỏ

Sau khi thu hoạch, trong thời gian đất trống, các hạt cỏ dại và lúa cỏ trong đất mọc lên hoặc là chủ động bơm nước vào ruộng khô để nhử cỏ mọc lên cao 5 - 10 cm, tiến hành cày vùi lấp toàn bộ cỏ, sau đó bừa trục kỹ mới gieo sạ lúa

Mặt ruộng được san bằng phẳng, sau khi sạ cấy cho nước vào ruộng và duy trì mực nước ruộng theo các giai đoạn sinh trưởng của lúa có tác dụng ém cỏ rất tốt

Trang 17

cỏ phổ rộng

- Dùng thuốc cỏ lúa đúng thời điểm: thuốc tiền nẩy mầm tác động diệt cỏ khi hạt cỏ chưa hoặc đang nẩy mầm, loại này cần phun sớm sau khi làm đất hoặc hoặc sau khi gieo sạ 1 - 4 ngày Thuốc hậu nẩy mầm tác động khi hạt cỏ đã mọc thành cây, thường dùng sau khi gieo cấy lúa từ 10 - 20 ngày Có loại thuốc tác động khi cây cỏ còn nhỏ dưới 2 lá gọi là thuốc hậu nẩy mầm sớm, thường dùng sau khi gieo cấy từ 6 -

10 ngày Cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho từng loại thuốc để phun rải cho đúng giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại và cây lúa

- Dùng thuốc cỏ lúa đúng liều lượng: tính toán pha đúng lượng thuốc cần pha cho mỗi bình phun và phun đủ số bình cần phun cho một đơn vị diện tích theo khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc Khi sử dụng ở liều lượng quá cao hoặc phun chồng lối, một số thuốc trừ cỏ có thể gây ngộ độc cho lúa làm lúa bị cháy lá, lùn, còi cọc hoặc chết Nhưng nếu dùng ở liều lượng thấp cỏ có thể không chết, hiệu quả trừ cỏ thấp Thuốc

cỏ dùng để rải nên trộn với cát, phân bón để rải cho đều khắp ruộng

- Dùng thuốc cỏ lúa đúng cách: tùy theo đặc tính của thuốc cỏ là lưu dẫn qua lá hoặc hấp thụ qua rễ mà tuân thủ theo những hướng dẫn theo yêu cầu riêng của từng loại thuốc Cần chú ý phải chuẩn bị mặt ruộng bằng phẳng, quản lý nước trước và sau

Trang 18

khi phun rải thuốc cỏ là hết sức quan trọng để phát huy tối đa tác dụng diệt cỏ của thuốc Không nên phun thuốc cỏ khi trời nắng nóng, đang có gió to hay sắp mưa

Tiêu chí chọn lựa thuốc trừ cỏ lúa

¾ Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng lúa

¾ Có tính chọn lọc cao, an toàn cho cây lúa, con người, động vật thủy sinh, côn trùng có ích

¾ Điều kiện sử dụng dễ dàng, thích hợp với đặc điểm và kỹ thuật canh tác

Từ năm 1986 đến năm 1908, nhiều muối vô cơ và acid sufuric được dùng để diệt cỏ Đến năm 1930, các hóa chất được dùng để diệt cỏ là sodium chlorate, carbon bisulphide, sodium arsenic, calsium cyanamide Khoảng giữa những năm 1930 - 1940 các chất được sử dụng để diệt cỏ là hợp chất boron, thiocyanates, dinitrophenols, ammonium sulphate

Thuốc diệt cỏ hữu cơ đầu tiên có tên Dinitro-Ortho-Cresol (DNOC) được giới thiệu vào năm 1932 Năm 1941, W G Templeman khi nghiên cứu NAA như một chất điều hòa sinh trưởng cho cây lúa mì ở thí nghiệm trong chậu, tình cờ ông phát hiện

NAA giết được cây cải dầu hoang (Brassica kaber)

Trang 19

Mốc quan trọng là sự phát minh ra chất 2,4-dichlorophenoxyacetic (2,4 D) Nó được thương mại hóa đầu tiên bởi công ty Sherwin-Williams Paint và được sử dụng sau năm 1940 Chúng có thể ảnh hưởng đến cây trồng thân cỏ như cây ngô hoặc những cây ngũ cốc nhưng gía rẻ và dễ sản xuất là lý do đến hiện nay nó vẫn được sử dụng

Năm 1950 nhóm thuốc trừ cỏ Triazine được giới thiệu, nó bao gồm atrazine – chất mà hiện nay là mối quan tâm lớn của con người khi chúng được cho rằng làm ô nhiễm nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Glyphosate, thường được bán ra với tên là Roundup, được giới thiệu vào năm

1974 Bây giờ chúng là một trong những thuốc trừ cỏ được sử dụng rộng rãi nhất Việc

sử dụng thuốc trừ cỏ hiện nay rất phổ biến ở các nước phát triển và nông dân nước này xem đây là biện pháp diệt cỏ hữu hiệu duy nhất mà ít để ý đến các biện pháp khác

Hiện nay, có khoảng 300 hóa chất diệt cỏ trên thế giới nhưng chỉ có rất ít hóa chất được sử dụng rộng dãi Các hóa chất trừ cỏ hiện nay đã thỏa mãn phần nào đòi hỏi của người sử dụng: diệt được nhiều loại cỏ, an toàn với cây trồng, ít ảnh hưởng xấu đến độ màu mỡ của dất, dễ sử dụng, dễ bảo quản

- Thuốc hậu nẩy mầm: Thuốc này có tác động diệt cỏ sau khi cây cỏ đã mọc từ 1,5 đến 5 lá, tương đương với 10 - 21 ngày sau khi gieo sạ của cây lúa (Sindax 10 WP, Whip’S 7,5 EW)

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc cỏ hậu nẩy mầm sớm thường được áp dụng

từ 4 - 10 ngày sau khi gieo sạ lúa (Saviour 10 WP)

Trang 20

cỏ Thí dụ 2,4 D trừ được cỏ lá rộng và cỏ họ chác lác, Sofit 300ND trừ được nhóm cỏ

họ hòa bản và cỏ họ chác lác

- Thuốc trừ cỏ phổ rộng: Thuốc gây hại cả ba nhóm cỏ chính trên ruộng lúa như: Butanil 55EC, trừ được cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, cỏ mồm, rau mác bao, cỏ xà bông, rau mương

2.2.5 Những dạng thuốc trừ cỏ thường gặp

Dạng bột thấm nước (BTN, WP): Londax 10WP

Dạng nhũ dầu (ND, EC): Meco 60 ND, Clincher 10EC

Dạng dung dịch tan trong nước (DD, SL): Anco 720DD

Dạng Huyền phù trong dầu (OD): Clipper 25OD, Topshot 60OD

Dạng huyền phù (SC, HP): Facet 25SC, Nominee 10SC

Dạng hạt phân tán trong nước (WDG, WG): Sunrice 15WG

Dung dịch tan trong nước đậm đặc (WSC): Spark 16WSC

Thể sữa trong nước (EW): Whip’S 7,5EW

2.2.6 Cơ chế tác động của thuốc trừ cỏ

Thuốc trừ cỏ thường tác động đến các khả năng chủ yếu của cây cỏ như quá trình hô hấp, quang hợp, quá trình biến dưỡng tạo các chất cơ bản như glucid, lipid và protid hoặc làm biến đổi các phản ứng sinh lý sinh hóa trong cây cỏ Sau đây là một vài cơ chế thường gặp:

- Thuốc trừ cỏ có tác động như là một chất kích thích tố sinh trưởng, chúng làm cho tế bào phát triển quá mức bình thường Đồng thời gây rối loạn sinh trưởng Đại diện cho nhóm Phenoxy-acetic acid là 2,4 D

- Ức chế quá trình quang hợp, phá hủy cấu trúc của tế bào diệp lục Đại diện cho nhóm Oxadiazon là Ronstar 25EC

- Ngăn trở sự hình thành các acid amin: Một số loại thuốc trừ cỏ ngăn cản đến

sự hình thành các acid amin không thay thế được, thiếu những chất này cây cỏ sẽ chết dần Đại diện cho hoạt chất Pyrazosulfuron là Sirius 10WP, Star 10WP

- Ngăn trở sự hình thành chất béo: Một số loại thuốc trừ cỏ có khả năng ức chế

sự hình thành của các lipid, thiếu những chất nầy cây cỏ cũng sẽ chết dần Đại diện cho hoạt chất Butachlor là Butoxim 60EC, Meco 60EC, Echo 60EC, Butan 60EC và

Trang 21

2.2.7 Con đường xâm nhập của thuốc trừ cỏ vào cỏ dại

Có hai cách phổ biến để thuốc trừ cỏ có thể xâm nhập vào bên trong cây cỏ:

- Qua lá và chồi non: Hầu hết các loại thuốc trừ cỏ đều có thể tiếp xúc và thấm qua các bộ phận non bên trên cây cỏ như là lá non, chồi non, bao lá mầm, lóng thân

- Qua rễ: Các loại thuốc cỏ lưu dẫn đều có thể xâm nhập qua hệ thống rễ của cây cỏ như rễ chính, rễ phụ và đặc biệt là nơi vùng lông hút Thuốc sẽ di chuyển đến các nơi khác để gây độc

2.2.8 Ưu nhược điểm của biện pháp diệt cỏ bằng hóa chất

2.2.8.1 Ưu điểm

Áp dụng được vào nhiều thời điểm khác nhau

Diệt sớm không để cỏ tấn công ngay từ giai đoạn đầu

Diệt được cả cỏ có hình dạng giống cây trồng, rất khó phân biệt bằng biện pháp nhổ bằng tay

Không nhất thiết là ruộng gieo theo hàng

Thời gian diệt cỏ đa niên kéo dài, do thuốc lưu dẫn đến tận rễ và diệt tận gốc Diệt tốt các loài cỏ không nhổ bằng tay được

Hạn chế xói mòn do không phải làm đất, làm đất thái quá còn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu đất, giảm chất hữu cơ, làm cạn kiệt nước dự trữ trong đất

Thuốc diệt cỏ ngay tại ruộng không cho phép chúng lan truyền

Không cực nhọc vất vả như các biện pháp khác

Có tính chuyên biệt nên ít ảnh hưởng đến cây trồng nếu dùng đúng

Ít tốn công lao động, sử dụng nhanh chóng trên diện rộng đạt kết quả nhanh

2.2.8.2 Nhược điểm

Không có dấu hiệu nhắc nhở ngay nông dân khi áp dụng sai, chỉ phát hiện thiệt hại sau đó một thời gian

Có thể gây thiệt hại cho các cây trồng lân cận

Đòi hỏi phải thành thạo trong việc sử dụng thuốc

Cần phải có dụng cụ chuyên dùng

Có thể tạo ra tính kháng thuốc ở cỏ dại

Ảnh hưởng đến sức khỏe người và vật nuôi

Trang 22

2.2.9 Thuốc thí nghiệm

™ Topgold 60OD (đang trong thời gian khảo nghiệm chưa có mặt trên thị trường)

Hoạt chất: Cyhalofop 50g/l + Penoxsalam 10g/l

™ Clincher 10EC

Hoạt chất: Cyhalofop-butyl

Tên hóa học: Butyl (R)-2-(4-(4-Cyano-2-flophenoxy) phenoxy)-propionate Thành phần hoạt chất: chế phẩm Clincher 10EC dạng nhũ dầu, màu nâu vàng trong, chứa 10% w/w Cyhalofop – butyl trong 1 lít thành phẩm

Tính chất: thuốc kỹ thuật (97,4%) Không mùi, tan ít trong nước (0,7 ppm), tan trong các dung môi hữu cơ

Đặc tính: nhóm độc IV LD50 qua miệng > 5000 mg/kg, qua da > 2000 mg/kg

Ít độc với cá và động vật thủy sinh

Công dụng: Clincher 10EC là thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nảy mầm, có khoảng thời gian phun xịt rộng: 7 - 20 ngày sau sạ Thuốc được cỏ hấp thụ rất nhanh, sau khi phun 1 giờ gặp mưa vẫn không giảm hiệu lực Thuốc không ảnh hưởng đến cây trồng

vụ kế tiếp và cây trồng xung quanh Clincher 10EC trừ hầu hết các loại cỏ hòa bản trong ruộng lúa sạ như: lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ nước mặn Đặc biệt Clincher 10EC là thuốc đặc trị cỏ đuôi phụng hay còn gọi là cỏ lông công, cỏ bông cám Thuốc không có hiệu quả với cỏ năn lác và cỏ lá rộng

Trang 23

Công dụng: Dùng trừ cỏ cho ruộng lúa sạ và cấy Thuốc tác động chủ yếu với

cỏ cói lác và lá rộng, không tác dụng với cỏ hòa bản Có tác dụng hậu nảy mầm, phun thuốc sau khi sạ hoặc cấy từ 5 - 12 ngày

™ Facet 25SC

Hoạt chất: Quinclorac

Tên hóa học: 3,7 –dichloro-8-quinolinecarboxylic acid

Nhóm thuốc: Quinoclinecarboxylic acid

Thành phần hoạt chất: Chế phẩm Facet 25SC dạng huyền phủ chứa 250 g hoạt chất quinclorac trong 1 lít thành phẩm

Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng rắn, tan ít trong nước (62 mg/l ở 20oC), tan trong Cyclohexanol và Xylene (10 g/l)

Độc tính: Nhóm độc IV, LD50 qua miệng 4120 mg/kg qua da > 2000 mg/kg, ít độc với cá (LD50 >100 mg/l trong 96 giờ), không độc với ong

+ Facet 25SC trừ được các loại cỏ như: cỏ lồng vực, cỏ điên điển, cỏ loa kèn, rau muống dại, bìm bìm đặc biệt Facet 25SC là thuốc đặc trị cỏ lồng vực hay còn gọi

là cỏ gạo hay cỏ kê Ít hiệu quả với cỏ năn lác và lá rộng

Trang 24

Sử dụng: Dùng liều lượng 0,4 - 0,6 l/ha, pha nước với nồng độ 0,1 - 0,15%, phun 300 - 400 l/ha Thời gian sử dụng: sau khi sạ hoặc cấy 8 - 15 ngày (lúa sạ 3 - 5

lá, cỏ 2 - 3 lá)

Trang 25

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên chân ruộng sản xuất 3 vụ/năm Đất thuộc dạng

đất sét, nhiễm phèn (pH khoảng 5,5)

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm

Khảo nghiệm được bố trí tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Ruộng thí nghiệm tương đối bằng phẳng Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân bón, mật độ sạ, chiều cao mực nước) phải đồng đều trên mọi ô thí nghiệm và phù

hợp với điều kiện canh tác của địa phương

3.1.2.Thời gian

Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 19/03/2009 đến ngày 22/6/2009 trong vụ

Hè thu năm 2009

3.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu

Thí nghiệm được bố trí vào vụ Hè thu năm 2009, số liệu thời tiết khí hậu thu thập được từ đài khí tượng khu vực tỉnh Tiền Giang và được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng thí nghiệm

Nhiệt độ không khí Lượng mưa

(mm/tháng)

Số giờ nắng/tháng

Lượng bốc hơi (mm)

Ẩm độ không khí (%) Tháng

Trung

bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trang 26

3.2 Vật liệu thí nghiệm

Giống lúa : OM 2514

OM2514 được phát triển từ tổ hợp lai OM1314 / Nếp MT Giống mẹ OM1314

là vật liệu chống chịu mặn rất tốt trong điều kiện đất khảo nghiệm ở Gò Công Đông (1995) Giống bố: Nếp MT là giống nếp dẻo Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày cho lúa sạ và 101 ngày cho lúa cấy Chiều cao cây: 90 – 100 cm Giống thích nghi cả hai

vụ đông xuân và hè thu

Khung điều tra có kích thước (0,5 m x 0,5 m)

Cân

Phân bón N P K (16 – 16 – 8), DAP (18 - 16 - 0), Ure

Dây nylon, cọc tre

Thuốc BVTV:

Topgold 60OD, Clincher 10EC, Nominee 10SC, Sunrice 15WG, Facet 25SC

3.3 Phương pháp khảo nghiệm

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiêm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) diện hẹp, 3 lần lặp lại, kích thước ô: 30m2 (5 m x 6 m), gồm 6 nghiệm thức Giữa các ô thí nghiệm có đắp bờ cao 20 cm

Bảng 3.2 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm

STT Nghiệm thức Liều lượng (kg, l/ha) Thời điểm phun

-

Phun thuốc 1 lần vào thời điểm 10 ngày sau

sạ

Trang 27

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trong đó: Topgold 60OD (NT1), Clincher10EC(NT2), Nominee 10SC(NT3),

Sunrice 15WG (NT4), Facet 25SC (NT5), đối chứng (NT6)

Đông

NT2

NT4 NT6 NT1 NT3

NT4

NT1 NT2 NT6 NT5

NT2 NT1 NT4 NT3 NT5 NT6

Trang 28

3.3.2 Kỹ thuật canh tác

Đất đai: Đất thuộc dạng đất sét, nhiễm phèn (pH khoảng 5,5)

Giống: OM 2514

Mật độ sạ: 120kg/ha

Phân bón(kg/ha): Chia ra làm 3 lần bón:

• Lần 1 (5 ngày sau khi sạ) 5 kg Urê + 10 kg DAP (18 - 16 - 0) + 15 kg NPK (16 - 16 - 8)

• Lần 2 (15 ngày sau khi sạ) 15 kg DAP (18 – 16 - 0) + 35 kg NPK (16 – 16 - 8)

• Lần 3 (45 ngày sau khi sạ) 10 kg Urê + 10 kg DAP (18 – 16 - 0) + 55 kg NPK (16 – 16 -8)

Công thức bón phân: 56,4 kg N + 56,6 kg P2O5 + 16,8 kg K2O

Chế độ bơm nước thực hiện theo quy trình khảo nghiệm đề ra, ruộng khi xử lý thuốc mực nước trong ruộng đủ ẩm không ô nào bị đọng trũng, sau khi phun xịt 24 giờ cho nước vào ruộng giữ mực nước liên tục và theo sự phát triển của cây lúa

Các chế độ chăm sóc như bón phân, phun xịt thuốc trừ sâu áp dụng theo nông dân

3.3.3 Xác định thành phần và mật độ cỏ dại và cách phòng trừ cỏ trên ruộng nông dân

Điều tra ngẫu nhiên 30 hộ nông dân tại ba xã Nhị Bình, Điềm Hy, Long Định

Mỗi xã điều tra 10 hộ

Nông dân sẽ trả lời câu hỏi mà người điều tra viên đưa ra, từ đó điều tra viên sẽ tổng hợp lại và xác định thành phần, mật độ cỏ dại và cách phòng trừ cỏ dại trên ruộng nông dân

3.3.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc diệt cỏ đến mật số và trọng lượng của từng loài và từng nhóm cỏ

3.3.4.1 Xác định thành phần cỏ dại và mật số trên ruộng thí nghiệm trước khi phun thuốc

Trên mỗi ô khảo nghiệm lấy 4 điểm cố định, mỗi điểm điều tra là khung vuông

có kích thước (0,5 m x 0,5 m) Đếm mật độ cỏ của từng nhóm chính (hoà bản, lá rộng, cói lác) trên ruộng thí nghiệm trước khi xử lý thuốc 1 ngày (9 ngày sau sạ)

Trang 29

3.3.4.2 Xác định thành phần và mật số cỏ dại ruộng thí nghiệm sau khi phun thuốc

Ghi nhận thành phần cỏ của mỗi nhóm 10, 20 và 30 ngày sau phun thuốc và các loài cỏ chính của từng nhóm vào 20 và 30 ngày sau phun thuốc Quan sát trên toàn ô đối chứng, đánh giá mức độ phổ biến của từng loại cỏ phổ biến trên ruộng theo thang đánh giá sau (Cục BVTV):

+ Ít phổ biến: (Tỷ lệ*<10%)

+ Trung bình: (Tỷ lệ 10-70%)

+ Phổ biến: (Tỷ lệ >70%)

Tỷ lệ * được hiểu là đánh giá theo từng loại cỏ phổ biến trên ruộng khảo nghiệm

Cân trọng lượng cỏ tươi từng nhóm cỏ chính (hoà bản, lá rộng, cói lác) và loài

cỏ chính vào thời điểm 30 ngày sau phun

Một số quy cách đếm cỏ (Cục BVTV)

Cỏ lồng vực (Echinochloa-sp) đếm chồi, mỗi nhánh là một cây

Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) đếm chồi, mỗi nhánh là một cây

Rau mương (Ludwigia octovalvis) đếm chồi, mỗi nhánh là một cây

Cỏ chác (Fimbristylis miliacea) đếm gốc, mỗi gốc là một cây

Cỏ lác (Cyperus-sp) đếm gốc, mỗi gốc là một cây

Cách lấy mẫu cân trọng lượng:

Mỗi nghiệm thức cân trọng lượng tươi 4 khung (tại điểm điều tra mật số cỏ) ở giai đoạn 30 NSP Cắt thân cỏ sát mặt đất, rửa sạch, cắt rễ đếm và phân loại từng loại

cỏ sau đó đem cân trọng lượng

3.3.4.3 Xác định hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc trừ cỏ trên ruộng thí nghiệm

Sau khi cân trọng lượng cỏ tươi từng nhóm cỏ chính (hoà bản, lá rộng, cói lác)

và loài cỏ chính vào thời điểm 30 ngày sau phun thì tính hiệu quả theo công thức Abott:

Hiệu lực (% ) = (1- A/B) x 100

A: Trọng lượng cỏ ở ô xử lý

B: Trọng lượng cỏ ở ô đối chứng

Trang 30

3.3.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa

*Phương pháp đánh giá

Phân nhóm, miêu tả đặc tính hình thái cỏ xuất hiện tại các điểm điều tra

Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây lúa: Độc tính của thuốc với cây lúa được quan sát vào các thời điểm 1, 3, 7 ngày sau khi phun thuốc Nếu có hiện tượng ngộ độc xảy ra thì cần quan sát nhiều lần cho đến khi cây phục hồi hoặc chết Các triệu chứng ngộ độc (nếu có) cần được mô tả rõ ràng Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như chiều cao cây, tỷ lệ cây bị ngộ độc cần được biểu thị bằng số liệu cụ thể Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này dựa theo phương pháp điều tra sinh trưởng của cây trồng Những triệu chứng ngộ độc có thể đánh giá bằng mắt như lá biến vàng, cháy, biến dạng…thì ước lượng độ độc cho toàn ô dựa theo thang đánh giá

Bảng 3.3 Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc đối với cây lúa (Cục Bảo Vệ Thực

Vật)

Cấp Triệu chứng

1 Cây khoẻ mạnh không có triệu chứng ngộ độc

2 Triệu chứng ngộ độc rất nhẹ, cây hơi cằn

3 Triệu chứng ngộ độc nhẹ, nhưng dễ dàng nhận biết

4 Triệu chứng ngộ độc nặng hơn (ví dụ mất diệp lục) nhưng có thể chưa ảnh

hưởng đến năng suất

5 Cây biến màu, cháy lá nặng hoặc còi cọc Có thể ành hưởng đến năng suất

6, 7, 8, 9 Thiệt hại năng suất, cây chết hoàn toàn

Trang 31

3.3.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Được tính theo công thức sau:

™ Năng suất lý thuyết (NSLT)

NSLT = (Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt)/1000 x 100

- Số bông/m2:

Quan sát vào giai đoạn lúa thu hoạch

Cách quan sát: Mỗi ô thí nghiệm quan sát 4 đểm cố định, mỗi điểm 0,25 m2 và quy ra số bông/m2

Trang 32

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều tra thành phần cỏ dại tên ruộng lúa sạ vụ Hè Thu năm 2009

Qua điều tra 30 hộ nông dân tại 3 xã (xã Long Định, xã Nhị Bình, xã Điềm Hy) Châu Thành tỉnh Tiền Giang cho thấy các loại cỏ chính xuất hiện trên ruộng lúa sạ chủ yếu là:

Bảng 4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng lúa sạ tại

huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Tỷ lệ * được hiểu là đánh giá theo từng loại cỏ phổ biến trên ruộng khảo nghiệm

Kết quả điều tra nông dân 3 xã (xã Long Định, xã Nhị Bình, xã Điềm Hy) cho thấy các loại cỏ như cỏ Đuôi phụng, cỏ Chác, xuất hiện với tỷ lệ cao, còn các loại cỏ khác như cỏ lác rận, cỏ Lồng vực xuất hiện với tỷ lệ trung bình, cỏ rau mương xuất hiện với tỷ lệ thấp Do đó, việc phòng trừ cỏ là một vấn đề hết sức khó khăn và tốn nhiều công lao động Vì vậy, hầu hết 100% nông dân đều tròng trừ cỏ dại bằng thuốc hóa học nhóm tiền, hậu nảy mầm và thuốc có phổ tác dụng rộng

Trang 33

Bảng 4.2 Các loại thuốc nông dân sử dụng chủ yếu:

4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng thí nghiệm lúa

sạ tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Bảng 4.3 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng lúa sạ tại

huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Tương tự như điều tra nông dân ta thấy trên ruộng thí nghiệm cũng có các loại

cỏ như cỏ Đuôi phụng, cỏ Chác, cỏ lác rận, cỏ Lồng vực, cỏ rau mương Trong đó Đuôi phụng, cỏ Chác, cỏ lác rận xuất hiện với tỷ lệ cao, còn các loại cỏ khác như cỏ lác rận, cỏ Lồng vực xuất hiện với tỷ lệ trung bình, cỏ rau mương xuất hiện với tỷ lệ

thấp

Trang 34

4.3 Đặc tính của các loại cỏ hiện diện trên ruộng thí nghiệm

4.3.1 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)

Đây là loài cỏ thuộc họ Hòa bản, là cỏ nhất niên thân bụi, mọc khỏe, cao đến 1

m Thân thon, thẳng đứng hoặc nhô lên từ cành gốc Lá thẳng và láng, dài từ 10 – 20

cm, dẹt, nhọn, mỏng, mặt trên nhám, lá thìa dài 1 - 2 mm Phát hoa có lông hình trứng hẹp, trục chính dài 10 – 40 cm cành đơn, phân nhiều cành, dài 5 – 15 cm Gié không

có cuống phụ, mỗi gié phụ mang 3 - 7 hoa màu xanh nhạt hay hơi đỏ Tái sinh sản bằng hạt Thích hợp ở đất thoát nước kém, thường tìm gặp ở ruộng lúa sạ thẳng, đôi khi trên đất trồng cạn

4.3.2 Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

Đây là loại cỏ thuộc nhóm Hòa bản, là cỏ nhất niên, cạnh tranh rất mạnh, chiều cao cây từ 1 – 2 m, thân cứng, chắc, mọc thành từng bụi, đứng thẳng, với nhiều dạng hình Lá hẹp hình ngọn giáo dài khoảng 40cm, rộng 5 – 15 mm, không có thìa lá, bông màu xanh đến đỏ tía ở ngọn, từ 5 - 40 gié, hạt hình elip, có râu 3 – 4 mm hoặc không râu, trổ hoa quanh năm, sinh sản bằng hạt Thích hợp nơi đất ẩm và nhiều ánh sáng, giàu đạm và thường mọc trong ruộng lúa, mương nước và đầm lầy Được coi là một trong những loại cỏ nguy hiểm nhất cho lúa và một số cây trồng cạn khác trên toàn cầu

Trang 35

4.3.5 Rau mương (Ludwigia octovalvis)

Là loại cỏ thuộc nhóm lá rộng, họ rau mương, là loại cỏ đứng, phân cành, có khi cao đến 3m và có hóa gỗ ở gốc thân Khi ngập nước, rễ vươn dài, chứa không khí giúp chịu ngập Thân có nhiều nhánh, thường cao 0,25 - 0,6 m; phiến lá không có lông, dẹp (1 - 1,5 x 4 – 8 cm), mang 8 - 9 cặp gân phụ Hoa cô độc, nhỏ (dài 2,5 cm), 4 cánh vàng Trái là nang (dài 2 – 3 cm) (Phạm Hoàng Hộ,1999,q.II/68) Hột nhỏ, thuôn dài ở các trái bên dưới (0,7 - 0,85 mm) hoặc bầu dục ở các trái trên (0,35-0,5 mm) Rau mương là cây chỉ thị (indicator plant), trên đất nghèo dinh dưỡng, thiếu lân thì lá

có màu xanh tím, pH thấp (4 - 4,5) thì thân thấp, lá nhỏ, hẹp, màu đỏ tím đến đỏ

Hình 4.1 Cỏ đuôi phụng

Hình 4.2 Cỏ lồng vực

Trang 36

Hinh 4.3 Cỏ chác

Hình 4.4 Cỏ lác rận

Trang 37

4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ trên ruộng thí nghiệm

Ở giai đoạn trước xử lý và 10 NSXL chưa phân biệt được các loài cỏ mà chỉ

phân biệt được các nhóm cỏ với nhau

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ lồng vực

4,30 c 6,30 c 16,0 c 48,0 b 5,00 c 63,3 a Mức ý nghĩa

Các giá trị cùng kí tự trong cùng một cột không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

Vào 20NSXL: Nghiệm thức có mật độ cỏ lồng vực cao là NT6 (nghiệm thức

đối chứng) có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại;

nghiệm thức có mật độ thấp là NT1 (Topgold 60OD) không có sự khác biêt mang ý

nghĩa thống kê với NT2 (Clincher 10EC), NT5 (Facet 25SC) nhưng lại có sự khác biêt

mang ý nghĩa thống kê với NT3 (Nominee 10SC), NT4 (Sunrice 15WG), NT6 NT2

và NT5 cho mật độ tương đương nhau và không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống

kê và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với NT4, NT6

Vào 30NSXL: Nghiệm thức có mật độ cỏ lồng vực cao là NT6 (nghiệm thức

đối chứng) không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại

NT1, NT2, NT3, NT5 không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê và có sự khác biêt

mang ý nghĩa thống kê với NT4, NT6 Trong đó ghiệm thức có mật độ thấp là NT1

Trang 38

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ đuôi phụng

Mật số cỏ (cây/m2)

123 a

7,70 d 20,7 d 37,7 c 77,0 b 51,3 c

132 a Mức ý nghĩa

Các giá trị cùng kí tự trong cùng một cột không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

Vào 20NSXL: Nghiệm thức có mật độ cỏ đuôi phụng cao là NT6 (nghiệm thức

đối chứng) không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT4(Sunrice 15WG)

nhưng lại có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT1 (Topgold 60OD), NT2

(Clincher 10EC), NT3 (Nominee 10SC), NT5 (Facet 25SC) Mật độ thấp nhất thuộc về

NT1(9,7) có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT3, NT4, NT6 và không có sự

khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT2, NT5 NT2 không có sự khác biêt mang ý

nghĩa thống kê với NT1, NT3, NT5 và có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với

NT4, NT6 NT3 không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT2, NT4, NT5 và

có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT1, NT6

Vào 30NSXL: Nghiệm thức có mật độ cỏ đuôi phụng cao nhất vẫn là NT6

(nghiệm thức đối chứng) (132) không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với các

nghiệm thức còn lại NT1 có mật dộ cỏ thấp (7,7) không có sự khác biêt mang ý nghĩa

thống kê với NT2 và có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với các NT 3, NT4, NT5,

NT6 NT3 và NT5 không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê nhưng lại có sự khác

biêt mang ý nghĩa thống kê với NT1, NT2, NT4, NT6 NT4 có sự khác biêt mang ý

nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại

Trang 39

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ lác rận

4,30 c 45,7 ab 6,70 c 20,0 bc 34,7 b 61,3 a Mức ý nghĩa

Các giá trị cùng kí tự trong cùng một cột không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

Ở giai đoạn 20NSXL, 30NSXL: Nghiệm thức có mật độ cỏ lác rận cao nhất là

NT6 (đối chứng) không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT4 (Sunrice

15WG) nhưng lại có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT1 (Topgold 60OD),

NT2 (Clincher 10EC), NT3 (Nominee 10SC), NT5 (Facet 25SC) NT1(có mật số cỏ

thấp nhất) không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT3, NT4 và có sự khác

biệt mang ý nghĩa thống kê với NT2, NT5, NT6 NT2 không có sự khác biệt mang ý

nghĩa thống kê với NT4, NT5, NT6 và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với

NT1, NT3 NT3 không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với NT1, NT4 và có sự

khác biệt mang ý nghĩa thống kê với NT2, NT5, NT6 NT4 không có sự khác biệt

mang ý nghĩa thống kê với NT5

Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ Chác được trình bày trong

bảng 4.6

Ở giai đoạn 20NSXL, 30NSXL: Giữa NT6 (đối chứng), NT5 (Facet 25SC),

NT2 (Clincher 10EC) không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê và có sự khác biêt

mang ý nghĩa thống kê với NT1(Topgold 60OD), NT3 (Nominee 10SC), NT4

(Sunrice 15WG) Trong đó nghiệm thức có mật độ cỏ chác cao nhất là NT6 (nghiệm

thức đối chứng) Giưa NT3, NT1 không có sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê và có

Trang 40

sự khác biêt mang ý nghĩa thống kê với NT2, NT4, NT5, NT6 NT4 có sự khác biêt

mang ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ Chác

190 a

172 a

7,30 c

191 a 3,00 c 32,7 b 186,3 a 208,3 a Mức ý nghĩa ** **

CV(%) 10,28 9,30

Các giá trị cùng kí tự trong cùng một cột không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm cỏ Hòa bản

28,00 e 40,30 d 80,70 c 132.3 b 82,70 c 153,7 a

16,00 d 28,00 d 76,3 c 130,7 b 62,0 cd 183,7 a

12,00 e 27,00 d 46,70 c 125,0 b 56,30 c 195,3 a Mức ý nghĩa

CV(%)

ns 8,25

Các giá trị cùng kí tự trong cùng một cột không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

Trước khi phun thuốc trừ cỏ thì sự sai biệt giữa các nghiệm thức không có ý

nghĩa thống kê

Ngày đăng: 18/09/2018, 06:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w